Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực duyên hải miền trung việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.33 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
Phần I: MỞ ĐẦU:……………………………………………………………….3
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:…………………………………………………… 3
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:…………………………………………… 3
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:…………………………………………… 4
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:……………………………… 4
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:……………………………………… 5
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:…………………………………… 5
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:………………………….6
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:……………… 6
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:………………………………………………………… 6
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:…………………………………………………… 7
Chương II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:…………………… 8
I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HOANG MẠC HÓA Ở
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG:………………………………………………… 8
1. Điều kiện tự nhiên:………………………………………………………… 8
2. Các nhân tố kinh tế - xã hội:…………………………………………… 15
II. THỰC TRẠNG HOANG MẠC HÓA MỘT SỐ KHU VỰC Ở DUYÊN HẢI
MIỀN TRUNG:……………………………………………………………… 17
A. CHỈ TIÊU PHÂN LOẠI CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TRÊN TRÁI ĐẤT:
1. Chỉ số khô hạn của A.A Grigoriev và M.I.Buđưco:………………… 17
2. Hệ số ẩm ướt của G.N.Vưxotxki và N.N.Ivannov:…………………… 18
B. HOANG MẠC HÓA Ở QUẢNG BÌNH- QUẢNG TRỊ VÀ HOANG MẠC
HÓA Ở NINH THUẬN- BÌNH THUẬN:…………………………………… 20
1
I. HOANG MẠC HÓA Ở QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ:……………….20
1. Khái quát chung:…………………………………………………… 20
2. Thực trạng hoang mạc hóa ở Quảng Bình, Quảng Trị:………… 21
II. HOANG MẠC HÓA Ở NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN:…………….24
1. Khái quát chung:………………………………………………………… 24
2. Thực trạng hoang mạc hóa ở Ninh Thuận, Bình Thuận:………………… 25


III. CÁC GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN QUÁ TRÌNH HOANG MẠC HÓA Ở
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM:……………………………………29
1. Các giải pháp chung:…………………………………………………… 29
2. Các giải pháp cụ thể đối với khu vực Duyên Hải Miền Trung:…………….30
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:………………………………… 35
I. KẾT LUẬN:……………………………………………………………… 35
II. KIẾN NGHỊ:……………………………………………………………… 36
Phụ lục:……………………………………………………………………… 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
Phần I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoang mạc hóa là một vấn đề đang rất được quan tâm và mang tính thời sự
sâu sắc, nhất là trong điều kiện hiện nay quá trình này đang có xu hướng mở
rộng ở một số nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam nếu xét các chỉ số của điều kiện tự nhiên chung thì hoàn toàn
không tồn tại những không gian hoang mạc, tuy nhiên nguy cơ của sự phát triển
hoang mạc thì không hẳn là không có, thậm chí quá trình này còn đang trở thành
vấn đề nhức nhối ở một số nơi. Hoang mạc hóa đang đe dọa trực tiếp đời sống xã
hội, môi trường tự nhiên ở một số vùng, điển hình nhất là khu vực Duyên hải
miền Trung (DHMT) nước ta. Điều này đã và đang góp phần làm trầm trọng
thêm tính chất khó khăn ở một khu vực vốn đã kém thuận lợi. Để giúp bản thân
hiểu rõ hơn về vấn đề này đồng thời góp phần giáo dục học sinh và giúp mọi
người nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, cũng như mức
độ nguy hại của quá trình hoang mạc hóa đối với đời sống kinh tế - xã hội ở khu
vực Duyên hải miền Trung nói riêng và trên cả nước nói chung nên tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và
quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam.”

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Đề tài là sự tiếp tục của qúa trình nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế - xã hôi của loài người với quá trình hoang mạc hóa nhưng đi sâu
3
nghiên cứu cụ thể ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam nên các mục đích
cần đạt được là:
- Tìm hiểu mối quan hệ tác động qua lại giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá
trình hoang mạc hóa.
- Phân tích nguyên nhân và hiện trạng hoang mạc hóa ở Duyên hải miền Trung
Việt Nam.
- Nêu các giải pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ hoang mạc hóa ở
Duyên hải miền Trung Việt Nam.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
- Là các mục tiêu cụ thể mà đề tài cần thực hiện bao gồm:
+ Tìm hiểu đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu
vực Duyên hải miền Trung ảnh hưởng đến qúa trình hoang mạc hóa.
+ Phân tích hiện trạng và hậu quả của quá trình hoang mạc hóa ở một số nơi
điển hình trong khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam.
+ Nêu một số giải pháp nhằm hạn chế sự phát triển và tác hại của quá trình
hoang mạc hóa.

IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2014 tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và
quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam”. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài là một vấn đề rất cụ thể được thực hiện trên cơ sở
tiếp tục của quá trình nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới mà tôi đã thực hiện.
Tuy nhiên do thời gian và vốn tri thức còn hạn hẹp nên trong đề tài này tôi mới
4
chỉ dừng lại ở việc thu thập, xử lí các thông tin và rút ra các kết luận chứ chưa có

điều kiện để đi thực tế và khảo sát tận nơi các khu vực mà mình nghiên cứu.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra, trong đề tài này tôi thực
hiện chủ yếu các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập các thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các tài
liệu và văn bản đã có.
- Phương pháp phân tích và xử lí các thông tin khoa học để rút ra các kết luận
cần thiết cho đề tài.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa kiến thức: sắp xếp các tài liệu thành
một hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị tin tức, đồng thời sắp xếp
các chi tiết thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lí thuyết.
- Phương pháp quan sát thực tế trên thực địa.

VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.
Tìm hiểu về quá trình hoang mạc hóa ở nước ta nói chung và khu vực Duyên
hải miền Trung nói riêng sẽ giúp cho cá nhân tôi cũng như mọi người hiểu rõ,
hiểu đầy đủ hơn về loại thiên tai đặc biệt này. Trên cơ sở phân tích các nguyên
nhân, đánh giá thực trạng và những hậu quả khôn lường của nó sẽ phần nào giúp
chúng ta có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và có
hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước. Đồng thời giúp chúng ta hiểu, cảm
thông và chia sẻ những khó khăn mà người dân khu vực miền Trung đang hàng
ngày phải đối mặt.
5
Mặt khác qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi có thêm những hiểu biết,
những kinh nghiệm thực tiễn để giảng dạy tốt hơn chương trình địa lí ở trường
phổ thông, đặc biệt là chương trình địa lí lớp 12.
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Hoang mạc và quá trình hoang mạc hóa từ lâu đã trở thành đề tài nghiên cứu
của rất nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau như: các nhà sinh thái
học, địa lí học, thổ nhưỡng học, kinh tế - xã hội học… Tuy nhiên mỗi tác giả
thuộc các lĩnh vực khác nhau lại nghiên cứu chúng ở những mức độ, khía cạnh
khác nhau và nhằm phục vụ những mục đích khác nhau. Chẳng hạn như với nhà
địa lí nổi tiếng Xô Viết L.P.Subaev trong cuốn “Địa lí tự nhiên đại cương” thì
nghiên cứu hoang mạc với các đặc điểm về khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, sinh
vật. Trong đó ông chỉ rõ các đặc điểm về thổ nhưỡng, các dạng địa hình cũng
như nguyên nhân hình thành các dạng địa hình ở vùng hoang mạc. Còn các nhà
kinh tế - xã hội và môi trường thì lại đi sâu nghiên cứu về ảnh hưởng của hoang
mạc, của quá trình hoang mạc hóa đến việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như
đời sống của con người và các tác động của việc phát triển kinh tế - xã hội đến
quá trình hoang mạc hóa.
Ở Việt Nam vấn đề này cũng đang được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Đã
có nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu và nhiều cuộc hội thảo
bàn về vấn đề này. Tiêu biểu như các tác giả: Vũ Tự Lập, Lê Bá Thảo, Nguyễn
6
Hữu Danh, Đỗ Hưng Thành… Trong điều kiện hiện nay của nước ta việc nghiên
cứu, tìm hiểu quá trình hoang mạc hóa, việc đánh giá tác động và tìm giải pháp
ngăn chặn, đẩy lùi quá trình này là điều rất cần thiết.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Xuất phát từ thực tế điều kiện tự nhiên Việt Nam: một nước nằm hoàn toàn
trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, với kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa-
nắng lắm, mưa nhiều. Điều kiện khí hậu như vậy đã tạo cho hệ thực vật nước ta
phát triển phong phú, đa dạng. Nhìn chung xét về mặt lí thuyết nước ta hoàn toàn
không phát triển cảnh quan hoang mạc như một số nước cùng vĩ độ khác. Song
trên thực tế nước ta lại đang phải đối mặt với quá trình hoang mạc hóa diễn ra ở

nhiều nơi, đặc biệt là ở khu vực Duyên hải miên Trung. Quá trình này đã gây ảnh
hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của một bộ phận dân cư không nhỏ và
ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nguồn tài nguyên cũng như môi trường sinh
thái.
Xuất phát từ thực tế quá trình dạy học địa lí ở trường THPT đặc biệt là việc
dạy địa lí Việt Nam ở chương trình lớp 12, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ
các đặc điểm của tự nhiên, hiểu rõ hơn các loại thiên tai thường xảy ra ở nước ta
và mối quan hệ tác động qua lại giữa phát triển kinh tế với sử dụng và bảo vệ
môi trường, tài nguyên. Qua đó giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường,
bảo vệ các nguồi tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Chính vì vậy tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và
quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam”.
7

Chương II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HOANG MẠC HÓA
Ở DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG.
1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí
8
Duyên hải miền Trung được tính từ Thanh Hóa đến Bình Thuận gồm 2 vùng
lớn là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là dải đất kéo dài và hẹp
ngang nhất cả nước, với chiều dài khoảng 1500 km, chiều rộng có nơi chỉ đạt
48- 50 km. Vùng gồm 14 tỉnh thành với tổng diện tích 96351km
2
chiếm 29,16%
diện tích cả nước, nhưng khu vực đồng bằng chỉ có 14560km
2
.
- Phía Bắc giáp với đồng bằng sông Hồng

9
- Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.
- Phía Tây là dãy Trường Sơn.
- Phía Đông giáp biển Đông.
Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ của vùng đã tạo nên sự khác biệt
cơ bản về mặt tự nhiên của vùng so với cả nước. Trên thực tế DHMT được coi
là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: nghèo tài nguyên, lắm thiên tai.
b. Địa hình.
Địa hình được coi là một trong các nhân tố cơ bản dẫn đến quá trình hoang
mạc hóa ở vùng này. Duyên hải miền Trung có địa hình tương đối phức tạp, mức
độ chia cắt lớn và có sự phân hóa sâu sắc trong cấu trúc. Tuy là đồng bằng
nhưng dải đồng ven biển phía Đông này lại hết sức hẹp ngang, không liên tục mà
bị chia cắt thành một chuỗi các đồng bằng nhỏ do các dãy núi đâm ngang ra
biển. Các dãy núi đâm ngang ra biển này không chỉ tạo nên sự phân cách các
đồng bằng mà còn có vai trò như một bức chắn địa hình tạo nên sự khác biệt về
khí hậu. Nhiều nơi địa hình núi cao bao bọc đã khiến cho nền khí hậu nhiệt đới
gió mùa ẩm bị biến thành kiểu khí hậu nhiệt đới khô - đây là một trong các
nguyên nhân gây hiện tượng hoang mạc hóa. Mặt khác do dãy Trường Sơn chắn
sát biển, lại có cấu tạo bất đối xứng ở hai sườn: dốc đứng ở phía đông, mở rộng
về phía Tây, bởi vậy mà sông ngòi ở khu vực này cũng ngắn, dốc và ít có vai trò
trong việc thành tạo nên các đồng bằng. Mặt khác ngay bản thân trong các đồng
bằng cũng có cấu tạo không đồng nhất mà bị phân chia thành từng vệt, đi từ
Đông sang Tây ta sẽ lần lượt gặp các đơn vị địa hình:
+ Các dải cồn cát ven biển, các dải cồn cát này thường cao hơn hẳn vùng đồng
bằng phía trong.
+ Vùng trũng thấp ở giữa.
10
+ Trong cùng là dải đất hẹp được bồi tụ thành đồng bằng, chuyển tiếp sang
vùng đồi núi ở phía Tây.
Sự sắp xếp địa hình như vậy cũng tạo điều kiện cho quá trình xâm thực do gió

và sóng biển diễn ra thuận tiện hơn. Vì vậy mà địa hình được coi là một trong
các nhân tố quan trọng gây ra hiện tượng hoang mạc hóa ở khu vực này.
c. Khí hậu
Khí hậu Duyên hải miền Trung tuy mang đặc điểm chung của khí hậu Việt
Nam, song do ảnh hưởng của địa hình nên có sự phân hóa phức tạp, nhiều nơi
hình thành nên những kiểu khí hậu độc đáo nhất so với các khu vực trong cả
nước. Nếu đi từ Bắc vào Nam khí hậu nước ta trải qua ba bước nhảy vọt ở 18
0
B,
16
o
B

và 14
o
B, thì cả bà khu vực này đều nằm trong vùng do vậy mà khí hậu của
vùng càng trở nên phức tạp hơn. Sự khác biệt của khí hậu được thể hiện cả trong
chế độ nhiệt, chế độ ẩm và khả năng bốc hơi…
* Về chế độ nhiệt: Nhìn chung trong toàn miền chế độ nhiệt tương đối điều
hòa, nền nhiệt độ tương đối lớn tăng dần từ Bắc đến Nam
- Nhiệt độ trung bình năm toàn vùng đạt trên 20
o
C, ở Bắc Trung Bộ (Huế)
25,1
o
C, Nam Trung Bộ (Phan Thiết) 26,6
o
C.
- Tổng nhiệt độ trung bình năm toàn vùng đạt trên 8000
o

C, từ 16
o
B trở vào đạt
trên 9000
o
C, khu vực này không còn mùa đông lạnh.
- Lượng bức xạ mặt trời nhận được trong năm rất lớn, trung bình đạt trên 100
kcal/cm
2
/năm, khu vực cực Nam Trung Bộ đạt 140-160 kcal/cm
2
/năm.
- Cân bằng bức xạ quanh năm cao đạt trung bình khoảng trên 90 kcal/cm
2
/năm,
riêng Phan Thiết đạt trên 100 kcal/cm
2
/năm.( Nguồn: Địa lí tự nhiên Việt Nam-
Vũ Tự Lập).
Nền nhiệt cao tạo điều kiện cho sự sinh trưởng, phát triển của các loài sinh vật
nhiệt đới, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình phong hóa đá mẹ hình thành thổ
11
nhưỡng diễn ra nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên nhiệt độ cao chỉ có thể thuận
lợi khi đi cùng với một chế độ ẩm lớn.
* Chế độ mưa- ẩm:
Khác với chế độ nhiệt, chế độ mưa- ẩm trong vùng lại có sự phân hóa sâu sắc
theo không gian và thời gian.
- Theo không gian: Có những khu vực mưa rất nhiều đạt trị số trung bình trên
2500mm/năm. Ví dụ: Hà Tĩnh 2642mm/năm; Huế 2868 mm/năm… song cũng
có khu vực lượng mưa rất thấp đạt trung bình dưới 1000mm/năm, điển hình như

Phan Rang 653mm/năm; Mũi Dinh 757 mm/năm. Như vậy sự phân bố mưa
không đều nhất là ở những nơi mưa ít sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
sinh vật và các quá trình tự nhiên khác và là một trong những nguyên nhân gây
ra hoang mạc hóa ở khu vực này.
- Theo thời gian: Sự phân bố mưa cũng hết sức không đều trong một năm.
DHMT có mùa mưa và mùa khô lệch hẳn so với cả nước.
Mùa mưa thường đến chậm hơn, bắt đầu từ cuối hè và kết thúc vào đầu đông
(khoảng từ tháng 8 đến tháng 11) còn mùa khô lại bắt đầu từ cuối đông đến đầu
mùa hè ( khoảng từ tháng 2 đến tháng 7), có nơi kéo dài sang cả tháng 1 và tháng
8. Mặt khác mùa mưa lại chiếm tới 80- 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa
nhiều nhất có thể đạt 300- 600mm/tháng, mưa lớn tập trung vào tháng 10, 11.
Mùa mưa lại thường kèm theo bão gây ra hiện tượng úng lụt thường xuyên ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống.
Ngược lại mùa khô lại rất thiếu ẩm do lượng mưa thấp, tính chất khô hạn
được tăng cường đến mức tối đa ở những khu vực vốn dĩ lượng mưa ít lại có
mùa khô kéo dài như ở cực Nam Trung Bộ, hoặc những khu vực chịu ảnh hưởng
mạnh của gió Lào, điển hình nhất là ở hai đồng bằng Ninh Thuận và Bình
Thuận, và khu vực từ Vinh đến Quảng Trị. Tình trạng thiếu nước trong mùa khô
12
không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật mà còn
làm tăng nguy cơ cháy rừng, làm thu hẹp diện tích rừng, mở rộng diện tích đá
ong hóa trong vùng.
* Chế độ bốc hơi: Chịu ảnh hưởng lớn của nền nhiệt và phụ thuộc vào lượng
mưa. Thông thường những nơi mưa ít, nền nhiệt cao thì lượng bốc hơi càng lớn
và ngược lại. Xét trong phạm vi toàn vùng ta thấy mặc dù lượng bốc hơi lớn
nhưng do có lượng mưa lớn nên cân bằng ẩm vẫn dương (
1≥
E
r
). Tuy nhiên ở

những nơi mưa ít trong vùng thì lượng bốc hơi có thể cao hơn lượng mưa, xét trị
số khô hạn chỉ đạt trong khung của đới cảnh quan bán hoang mạc.
Một điểm đáng lưu ý trong chế độ mưa, nhiệt, bốc hơi của vùng đó là các
tháng có lượng mưa cao nhất lại không trùng với các tháng nóng nhất, do vậy
lượng bốc hơi lớn nhất không trùng với thời kì độ ẩm lớn nhất, điều này càng
làm sâu sắc hơn tính chất bất điều hòa trong chế độ mưa ẩm của vùng và làm
tăng thêm tính khô hạn trong mùa khô.
* Ngoài ra chế độ gió cũng có phần ảnh hưởng đến quá trình hoang mạc hóa
trong vùng bởi lẽ cường độ gió, hướng gió có ảnh hưởng đến lượng mưa, hướng
và tốc độ xâm thực. Trong vùng chịu tác động của một số loại gió chính:
+ Gió mùa Đông Bắc: hoạt động trong mùa đông chủ yếu tác động ở khu vực
Bắc Trung Bộ, gió này kết hợp với bức chắn địa hình thường mắc lại ở sườn
Đông Trường Sơn và gây mưa lớn vào thời kì thu đông cho khu vực này.
+ Gió mùa Tây Nam: đầu mùa hạ khi vượt dãy Trường Sơn vào bị biến tính trở
nên khô nóng còn gọi gió Lào hoạt động mạnh trong phạm vi từ Nghệ An đến
Quảng Trị làm biến đổi sâu sắc thời tiết. Cụ thể khi gió Lào hoạt động sẽ làm
cho nhiệt độ không khí tăng lên tới 37-39
o
C, độ ẩm giảm giảm xuống mức rất
thấp khoảng 35- 40% và độ bốc hơi tăng cao đột ngột. Gió này thường hoạt động
13
theo từng đợt kéo dài 5-7 ngày, có khi tới 15 ngày. Gió hoạt động vào mùa khô
càng làm tăng thêm tính chất khô hạn trong vùng và làm ảnh hưởng lớn đến sản
xuất cũng như đời sống của người dân.
Như vậy ta thấy khí hậu của vùng rất phức tạp với nhiều yếu tố dị thường,
nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, khắc nghiệt. Đây được coi là thành phần tự
nhiên có ảnh hưởng cơ bản đến quá trình hoang mạc hóa trong vùng.
d. Thổ nhưỡng và sinh vật.
* Thổ nhưỡng.
Phổ biến trong vùng là các loại đất: feralit đỏ vàng, phù sa, đất cát… nhưng

đều mang một đặc điểm chung là nghèo dinh dưỡng, cấu tượng xấu, kém ổn định
và rất dễ bị xói mòn, rửa trôi, thoái hóa.
* Sinh vật:
Lớp phủ thực vật trong vùng khá đa dạng và phân hóa khá mạnh theo địa
hình, khí hậu. Khu vực phía Bắc phát triển kiểu thảm thực vật nhiệt đới ẩm
thường xanh, phía Nam lại phát triển kiểu cảnh quan xa van và bán hoang mạc
nhiệt đới. Hầu hết thực bì nguyên sinh đều đã bị phá hủy, nhiều nơi hiện nay
phát triển thực bì cây bụi, cỏ cứng. Sự tăng trưởng và khả năng điều tiết nước
của thực bì này rất kém. Do vậy ở đây đang xảy ra hiện tượng xa van hóa.
Qua những phân tích ở trên ta thấy DHMT là khu vực có điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt hơn các vùng khác trong cả nước, đây là nơi thường xuyên phải đối
mặt với các thiên tai: hạn hán, lũ lụt và gần đây là hoang mạc hóa… Hoang mạc
hóa xảy ra ở khu vực này trước hết là do tự nhiên kém thuận lợi, nhưng sẽ là
thiếu sót lớn nếu như khi xem xét nguyên nhân hình thành hoang mạc hóa chúng
ta lại không đề cập đến các tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội trong
vùng.

14
2. Các nhân tố kinh tế - xã hội.
a. Dân số và sự gia tăng dân số.
Dân số cũng là một trong các nguyên nhân có ảnh hưởng gián tiếp đến quá
trình hoang mạc hóa. Nếu xét trong tương quan giữa diện tích và dân số thì
DHMT không phải là khu vực có dân số đông so với cả nước, mật độ dân số
trung bình 2006 ở Bắc Trung Bộ là 207 người/km
2
, Duyên hải Nam Trung Bộ là
200 người/km
2
, trung bình cả nước là 254 người/km
2

. (SGK Địa lí lớp 12- Nhà
xuất bản giáo duc) Tuy nhiên tỉ lệ gia tăng dân số ở đây vẫn còn cao, đồng thời
xét trong tương quan với điều kiện tự nhiên của vùng thì việc chinh phục tự
nhiên để phục vụ cho đời sống của số dân trong vùng cũng chẳng mấy dễ dàng.
Để nuôi sống số dân này người dân ở đây đã phải không ngừng khai thác các
nguồn tài nguyên nhiên nhiên trên mặt đất, trong lòng đất, dưới biển… Kết quả
làm cho các nguồn tài nguyên trong vùng ngày càng suy giảm mà đời sống của
người dân vẫn còn nghèo. Trong những năm qua rất nhiều diện tích rừng tự
nhiên của vùng đã bị khai phá để lấy gỗ, củi, đất canh tác… và thay vào diện tích
rộng lớn mà lẽ ra là rừng tự nhiên bao phủ ấy thì nay lại là diện tích đất hoang
hóa, nếu gặp các điều kiện tự nhiên bất lợi sẽ xảy ra quá trình hoang mạc hóa.
b. Các hoạt động kinh tế.
Các hoạt động kinh tế cũng có tác động vô cùng mạnh mẽ đến môi trường tự
nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nó là một trong các nguyên nhân góp
phần trực tiếp hoặc gian tiếp dẫn đến sự phát triển hoang mạc hóa. Các hoạt
động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp …làm thu hẹp diện tích và chất lượng
rừng rất nhanh.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong thời kì tiền sử, trên toàn lãnh
thổ nước ta đều được bao phủ bởi rừng nhiệt đới. Con người sau đó mới “ra sức”
chặt cây cối, cắt cỏ rậm để mở mang đất đai thành các vùng đất bằng phẳng, thổ
15
địa phì nhiêu như ngày nay. Quá trình khai khẩn đất hoang để phát triển kinh tế
của con người đã làm cho các đồng bằng thì rừng bị khai phá để trở thành đồng
ruộng, vùng trung du thì biến thành nương chè, đồn điền cây công nghiệp,… ở
miền núi thì diện tích rừng cũng ngày càng thu hẹp do hoạt động “nương rẫy” và
khai thác gỗ củi…
Tất nhiên không thể nói rằng tất cả các hoạt động đó đều là xấu, trái lại chúng
là cần thiết cho sự phát triển của con người. Chúng chỉ xấu khi vượt quá ngưỡng
nhất định. Rất tiếc là trong tình hình hiện nay tất cả các hoạt động này đều bị
khai thác ở mức quá ngưỡng khiến cho diện tích, chất lượng rừng giảm nhanh.

Rừng tự nhiên trong vùng chỉ còn ở khu vực núi cao nhưng diện tích nhỏ, đa số
rừng còn lại là rừng thứ sinh hoặc rừng trồng.
Ngoài ra rừng trong vùng còn bị thu hẹp do chiến tranh và do cháy rừng vào
mùa khô. Mất rừng đồng nghĩa với việc tăng diện tích đất trống đồi núi trọc và
gia tăng các thiên tai. Ví du năm 1995 diện tích rừng ở Bắc Trung Bộ khoảng
1004853 ha thấp hơn nhiều so với diện tích đồi núi trọc: 161367 ha, riêng hai
tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi có diện tích đất trống đồi trọc cao gấp 4 lần diện
tích rừng… Mất lớp phủ rừng sẽ làm hạ thấp khả năng điều tiết nước, tăng tính
chất khô hạn, tăng nguy cơ lũ lụt, xói mòn thoái hóa đất, tăng quá trình cát lấn….
Bên cạnh việc làm mất lớp phủ rừng thì việc phát triển kinh tế thiếu hợp lí còn
gây nhiều hậu quả xấu đến môi trường đất. Điển hình như lối canh tác “nương
rẫy” của đồng bào đã làm hủy hoại tài nguyên đất rất nhanh. Những đo đạc chính
xác cho thấy khi đốt rẫy nhiệt độ đất trên mặt có thể lên tới trên 100
o
c, dưới thân
cây to cháy âm ỉ lâu ngày nhiệt độ có thể lên tới trên 300
o
c, xuống sâu 20cm
nhiệt độ vẫn đạt trên 180
o
c. (nguồn: Thiên nhiên Việt Nam – Lê Bá Thảo)
Với nhiệt độ như vậy đã thiêu hủy các sinh vật sống trong đất, đất bị rắn lại, cấu
tượng đất bị phá hủy, đất này có thể canh tác được chỉ là nhờ vào lớp tro phủ
16
trên mặt. Lối canh tác nguy hại này hiện tại vẫn còn khá phổ biến ở khu vực
đồng bào thiểu số sinh sống.
Các hoạt động phát triển công nghiệp trong vùng như: khai thác gỗ, sản xuất
giấy, khai thác khoáng sản…cũng góp phần không nhỏ làm suy thoái nguồn tài
nguyên, môi trường của vùng.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến quá trình hoang mạc hóa đang

xảy ra ở khu vực Duyên hải miền Trung nước ta.
II. THỰC TRẠNG HOANG MẠC HÓA MỘT SỐ KHU VỰC Ở DUYÊN
HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM.
A. CHỈ TIÊU PHÂN LOẠI CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TRÊN TRÁI ĐẤT.
(Cơ sở phân loại các đới cảnh quan trên Trái Đất)
1. Chỉ số khô hạn của A.A Grigoriev và M.I.Buđưco.
* Khái niệm: Chỉ số khô hạn là tỉ số giữa cán cân bức xạ hàng năm với lượng
nhiệt cần thiết để bốc hới hết tổng lượng mưa hàng năm.
* Công thức: K=
Lr
R
Trong đó: K: là chỉ số khô hạn
L: Là tiềm nhiệt bốc hơi có giá trị gần bằng 0,6 kcal/cm
2
/năm.
r: là tổng lượng mưa hàng năm
R: là cán cân bức xạ (kcal/cm
2
/năm)
Từ công thức trên suy ra: hệ số K càng lớn thì tính chất khô hạn càng cao và
ngược lại. Nói cách khác độ lớn của K quy định ranh giới các đới cảnh quan. Cụ
thể:
+ K > 3

quá thiếu ẩm (ở đới hoang mạc)
17
+ 2< K <3

thiếu ẩm (ở đới bán hoang mạc)
+ 1 < K <2


hơi thiếu ẩm (thuộc đới thảo nguyên)
+ K < 1

thừa ẩm (thuộc các đới còn lại)
Dựa vào chỉ số khô hạn, kết hợp với cân bằng bức xạ hai ông đã đưa ra bảng
phân loại các đới cảnh quan trên Trái Đất.
Sơ đồ phân loại các đới cảnh quan (theo A.A.Grigoriev)
Cơ sở năng
lượng nhiệt-
cân bằng bức
xạ (R)
Điều kiện ẩm- chỉ số khô hạn theo bức xạ (K)
Từ 1- 2
(Hơi thiếu ẩm)
Từ 2- 3
(Thiếu ẩm)
Từ trên 3
(Quá thiếu ẩm)
Từ 50-75
kcal/cm
2
/năm
(các vĩ độ cận
nhiệt)
- Thảo nguyên
cận nhiệt.
- Rừng và cây
bụi lá cứng cận
nhiệt

Nửa hoang mạc
cận nhiệt đới.
Hoang mạc cận
nhiệt đới.
Từ >75
kcal/cm/năm
(các vĩ độ
nhiệt đới)
Xavan khô hạn Bán hoang nhiệt
đới
Hoang mạc
nhiệt đới
(Nguồn: những quy luật địa lí chung của trái đất)
2. Hệ số ẩm ướt của G.N.Vưxotxki và N.N.Ivannov
* Khái niệm: Hệ số ẩm ướt là đại lượng thể hiện mối tương quan giữa tổng
lượng mưa hàng năm với trị số bốc hơi hàng năm.
* Công thức tính: K=
E
r
với: K: là hệ số ẩm ướt
r: Tổng lượng mưa trong năm (mm)
E: Khả năng bốc hơi (mm)
18
Căn cứ vào đây ta thấy hệ số ẩm ướt càng lớn thì tính ẩm ướt càng cao và
ngược lại. Cụ thể:
+ K > 1: Đới rừng và đới đài nguyên
+ K = 1- 0,6: Đới rừng thảo nguyên
+ K = 0,6- 0,3: Đới thảo nguyên
+ K = 0,3- 0,12: Đới bán hoang mạc.
+ K = 0,12- 0: Đới hoang mạc.

Kết hợp với tổng nhiệt lượng hàng năm ta sẽ có bảng nền nhiệt ẩm của khu
vực DHMT như sau:
Bảng nền nhiệt ẩm khu vực DHMT
Hệ số K
Tổng
nhiệt độ (
o
c)
< 1
( khô)
1- 1,5
( hơi khô)
1,5- 2
( hơi ẩm)
>2
( ẩm)
Á xích đạo: >9000 A B C D
Chí tuyến: > 7500 E G H I
(nguồn: Địa lí tự nhiên Việt Nam- Vũ Tự Lập)
A: Kiểu khí hậu á xích đạo gió mùa khô ( Nha Hố: 9892
o
c; K = 0,8)
B: Kiểu khí hậu á xích đạo gió mùa hơi khô.(Phan Thiết: 9709
o
c; K= 1,9)
C: Kiểu khí hậu á xích đạo hơi ẩm
D: Kiểu khí hậu á xích đạo gió mùa ẩm.
E: Kiểu khí hậu chí tuyến gió mùa khô. (Mường Xén- Nghệ An: 8614
o
c; K=

0,74)
G: Kiểu khí hậu chí tuyến gió mùa hơi khô.
H: Khí hậu chí tuyến gió mùa hơi ẩm. ( Quảng Trị: 8000
o
c; K= 1,5-1,8)
19
I: Kiểu khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm.
B. HOANG MẠC HÓA Ở QUẢNG BÌNH- QUẢNG TRỊ VÀ HOANG
MẠC HÓA Ở NINH THUẬN- BÌNH THUẬN.

I. HOANG MẠC HÓA Ở QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ:
1. Khái quát chung
Quảng Bình, Quảng Trị là hai đồng bằng được xếp vào loại nhỏ nhất cả nước.
Tổng diện tích là 640 km
2
và 610km
2
bề ngang chỉ đạt 10- 20 km, thực tế nhiều
nơi còn hẹp hơn do sự xâm lấn của các cồn cát.
- Cấu tạo bề mặt của đồng bằng: đồi núi và cồn cát ở hai bên, khu vực đồng
ruộng nhỏ hẹp ở giữa.
20
- Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa chịu ảnh hưởng yếu của gió
mùa Đông Bắc:
+ Nhiệt độ trung bình năm đạt từ 24- 25
o
c.
+ Lượng mưa trung bình năm lớn đạt trên 2000mm, có nơi trên 3000mm.
+ Khả năng bốc hơi khoảng 1300mm/năm.
+ Chỉ số khô hạn thấp đạt từ 0,6- 0,7.

+ Hệ số ẩm ướt caotrung bình đạt 1,5- 1,8.
Từ các trị số trên theo phân loại của Grigoriev và Ivannov thì hai đồng bằng
này nằm trong kiểu khí hậu chí tuyến gió mùa hơi ẩm hoàn toàn không phát triển
cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc. Nhưng trong thực tế đây lại là nơi đang
diễn ra quá trình sa mạc hóa, hoang mạc hóa điển hình trong cả nước.
Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động xâm thực của gió. Trong phần điều kiện
hình thành ta đã đề cập đến nguồn gốc hình thành và đặc điểm của các cồn cát ở
đây là di chuyển rất nhanh dưới tác động của gió và gặp địa hình thuận lợi, sự
cản trở của chướng ngại vật kém. Trong vùng đồng bằng này sự di chuyển của
các cồn cát chủ yếu chịu tác động của gió thổi theo hướng Đông Bắc.

2. Thực trạng hoang mạc hóa ở Quảng Bình, Quảng Trị.
Theo một số tác giả thì khu vực này đang được coi là điển hình về quá trình sa
mạc hóa. Cụ thể theo tác giả Vũ Tự Lập, ở Đồng Hới - Quảng Bình có những
đụn cát cao trung bình khoảng 20- 30m, tối đa có thể cao 50- 60m, dải đụn cát có
thể dài từ 2- 3 km, tối đa là 5- 6km. Các đụn cát này hàng năm mở rộng diện tích
về phía đồng bằng với vận tốc trung bình khoảng 2m/năm (thời kì 1921- 1937),
cùng với việc di chuyển do tác động của gió, cát còn di chuyển theo các dòng
sông suối từ đụn cao chảy ngược vào đồng ruộng, bồi lấp diện tích đất trồng.
21
Nếu thời kì 1921- 1937 vận tốc di chuyển trung bình của các cồn cát là
2m/năm và bồi lấp sâu vào đồng bằng 35m đã là điều đáng lo ngại thì hiện nay
vận tốc này còn tăng lên gấp nhiều lần: các cồn cát hiện nay hàng năm tiến vào
đất liền với vận tốc trung bình là 15- 30m, gấp 7- 15 lần vận tốc trước đây, thậm
chí có khu vực còn đạt vận tốc đáng sợ là 100m/năm.
(Nguồn: Thiên nhiên Việt Nam – Lê Bá Thảo trang 212)
Nguyên nhân chủ yếu là do rừng bị tàn phá trong các hoạt động phát triển kinh
tế của con người, đặc biệt là rừng ngập măn, rừng chắn cát ở ven biển. Theo
thống kê Quảng Bình, Quảng Trị là hai tỉnh có diện tích đồi trọc cao nhất khu
vực Trung Trung Bộ, gấp khoảng 3- 4 lần diện tích có rừng. Điều này đã gây hậu

quả hết sức nghiêm trọng, bởi lẽ diện tích hai đồng bằng này đều nhỏ lại rất hẹp
ngang (10- 20km), trong khi đó các cồn cát lại chiếm tới 2- 3km, tối đa 5- 6km
bề rộng. Giả sử nếu các cồn cát này mở rộng với vận tốc đáng sợ là 100m/năm
thì chỉ cần 10 năm nó đã lấn thêm vào đồng ruộng tới 1km, đồng nghĩa với việc
thu hẹp bề ngang của đồng bằng này là 1km/10 năm. Nếu cứ vậy thì chẳng bao
lâu nữa toàn bộ khu vực này sẽ biến thành một sa mạc thực sự. Chúng ta cũng
không giám khẳng định rằng trong tương lai tốc độ sa mạc hóa ở đây sẽ không
diễn ra nhanh hơn. Điều này còn phụ thuộc vào việc phát triển kinh tế ở đây giai
đoạn tới có hợp lí hay không, chỉ biết rằng thực tại sa mạc hóa đang biến dần
diện tích đồng ruộng, làng mạc, nhà cửa của người dân nới đây thành những bãi
cát trắng đục, khô khan trên mọc lơ thơ những cây bụi, cỏ dại vàng úa khiến cho
cảnh quan thực sự trở thành một hoang mạc.
Như vậy hoang mạc hóa ở đây một phần chính là do tác động của con người
trong quá trình phát triển kinh tế gây lên và nó cũng đang tác động bất lợi ngược
trở lại chính cuộc sống của con người. Nếu không được ngăn chặn kịp thời bằng
các biện pháp tích cực thì sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước.
22
Một ví dụ điển hình về quá trình sa mạc hóa ở DHMT là tại xóm Đuồi- thôn
Tuần Lễ. “Xóm Đuồi thôn Tuần Lễ nằm cách thành phố Nha Trang khoảng
60km về phía Bắc. Thôn nằm sát ngay dưới chân đồi cát, phía trước mặt là biển.
Những ngôi nhà ở đây nằm chen trong cát, những người dân ở đây sống chung
với cát. Cát khắp mọi nơi, cát phủ trên bàn, cát dải trong giường ngủ, cát dính
vào thức ăn đang chuẩn bị nấu, cát lạo xao trong miếng cơm đang nhai… Và gió
nữa, gió ào ào gầm rít hung giữ, cuốn phăng đi những gì chúng gặp trên đường.
Những cơn gió từ bên kia đồi, thổi từ biển vào tha hồ tung hoành đùa giỡn khi
băng qua những đồi cát trơ trụi mênh mông. Chúng cuốn tung cát lên thành từng
cơn bão cát mịt mù, rồi phủ lên những ngôi nhà, vườn cây. Theo người dân cho
biết chỉ cách đây khoảng hơn 10 năm xóm Đuồi còn nằm ở khu vực đồi cát cách
xóm hiện nay hàng trăm mét. Thế rồi cát cứ lấp dần, lấp dần nên phải dỡ nhà đi
nơi khác, đó là cách người dân xóm Đuồi chạy trốn cát. Có gia đình đã phải

dựng nhà bốn, năm lần. Cứ chạy hoài như vậy nhường chỗ lại cho cát, giờ đây
cát đã lấp cả những cây dừa cao hàng chục mét, thỉnh thoảng lại nhìn thấy những
ngọn tre lấp ló trong cát. Nơi ngày xưa là xóm Đuồi giờ đây là những đồi cát dài
chang chang nắng, còn xóm Đuồi thì dịch dần ra sát biển. Những ngôi nhà trong
xóm tuy lợp ngói nhưng bốn bề lại dựng một cách tạm bợ bằng ván.
Những gia đình ở đây nhà nào cũng nghèo, trong nhà trốn trơn đồ đạc hầu như
không có gì đáng giá….” (Nguồn: Tạp chí bảo vệ môi trường 4/2002)
Sự xâm lấn cát đang đe dọa cuộc sống hàng ngày của những người dân xóm
Đuồi thôn Tuần Lễ nói riêng và khu vực miền Trung nói chung, một phần cũng
là do rừng bị tàn phá. Theo người dân xóm Đuồi cho biết chỉ mới cách đây thôi
rừng trên những đồi cát còn rất nhiều, ngày trước thôn còn có tên là xóm Tràm,
vì trên đồi bạt ngàn là tràm. Thế mà giờ đây nhìn lên đồi cát mênh mông nối tiếp
nhau chập chùng chỉ còn vài cây bụi lụp xụp. Người dân đã chặt sạch cây trên
23
đồi làm củi. Phía bên phải đường vào thôn Tuần Lễ là biển xanh bao la, ngày
trước nơi đây có những rừng cây ngập mặn bạt ngàn giờ đây chỉ thấy những
khoảng trống lầy lội ven bờ. Người ta đã chặt hết, phá hết rừng để nuôi tôm….
(Nguồn: Tạp chí bảo vệ môi trường 4/2002)

II. HOANG MẠC HÓA Ở NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN.
1. Khái quát chung.
Ninh Thuận, Bình Thuận là hai tỉnh có diện tích đồng bằng vào loại nhỏ nhất
so với các đồng bằng cả nước (310km
2
và 220km
2
). Bao bọc xung quanh hai
đồng bằng này là các dãy núi và đèo có độ cao tương đối lớn: Phía Bắc bị chắn
bởi khối núi Chúa cao 1040m, phía Tây - Đông là khối núi đèo Cả cao 629m,
Phía Nam là khối núi Đá Bạc cao 644m chắn. Cấu trúc địa hình như vây khiến

cho khu vực đồng bằng ở đây đã nhỏ lại nằm lọt xung quanh giữa bốn bề là núi,
do vậy tạo nên kiểu khí hậu hết sức đặc biệt mà chỉ duy nhất vùng này mới có,.
đó là kiểu khí hậu nhiệt đới khô. Trong khu vực đồng bằng tất cả các chỉ số đều
nói lên tính chất khô nóng. Cụ thể:
+ Tổng bức xạ nhiệtcủa vùng rất cao đạt từ 140- 160 kcal/cm
2
/năm.
+ Cân bức xạ dương đạt 98- 100 kcal/cm
2
/năm
+ Số giờ nắng trung bình năm đạt 2800h, cao nhất cả nước.
+ Lượng mưa trung bình rất thấp chỉ đạt 695mm/ năm, có năm chỉ đạt 413mm
thấp nhất cả nước.
+ Khả năng bốc hơi cao nhất cả nước, trung bình từ 1600- 1700mm/năm.
+ Hệ số ẩm ướt rất thấp trung bình từ 0,43- 0,4, có năm chỉ đạt 0,25- 0,24.
Với hệ số này theo phân loại của Ivanov thì Ninh Thuận, Bình Thuận thuộc đới
bán hoang mạc.
24
+ Chỉ số khô hạn K cao đạt từ 2,3- 4, chỉ số này theo phân loại của Buđưco,
thuộc kiểu cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc nhiệt đới.
Như vậy xét về tương quan nhiệt ẩm thì khu vực này có khả năng phát triển
cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc. Trên thực tế điều kiện tự nhiên của vùng
còn khô nóng hơn bởi sự phân bố nhiệt - ẩm và khả năng bốc hơi không đều
trong năm. Mưa nhiều tập trung các tháng 9,10,11 trong khi số giờ nắng cực đại
lại rơi vào tháng 3, còn lượng bốc hơi đạt giá trị lớn nhất vào các tháng mùa khô
(5, 6,7,8), điều này làm tăng tính chất bất điều hòa trong chế độ nhiệt ẩm. Thêm
vào đó trong vùng còn có các bãi và cồn cát với diện tích lớn (500km), sự phát
triển vào mùa gió Tây Nam của hiện tượng “nước trồi” và các hoạt động đốt rẫy
càng làm tăng thêm tình trạng khô hạn trong vùng.
Sự khắc nghiệt của điều kiện khí hậu khiến cho sinh vật và đất trong vùng

cũng trở nên nghèo nàn cả ở vùng núi cũng như trên các vùng đồng bằng. Các
đồng bằng trong vùng được cấu tạo chủ yếu bằng cát biển, điều này cũng tự nó
nói lên sự khô hạn của đất đai.
Như vây điều kiện tự nhiên của khu vực này rất khô hạn, khắc nghiệt và đây là
khu vực duy nhất ở nước ta phát triển cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc, các
cảnh quan này đang được mở rộng ở đây cùng với những tác động bất hợp lí của
con người trong các hoạt động sản xuất.
2. Thực trạng hoang mạc hóa ở Ninh Thuận, Bình Thuận.
Điều kiện tự nhiên kém thuận lợi nên khu vực này phát triển chủ yếu kiểu
thảm thực vật khô, chịu hạn, phổ biến là rừng thưa rụng lá hoặc nửa rụng lá, cây
bụi cỏ cứng. Khả năng điều tiết nước của thảm thực vật ở đây rất kém dẫn đến
hiện tượng xa van hóa, sa mạc hoa trong điều kiện phân bố nhiệt ẩm trong năm
không đều và mùa khô bốc hơi khốc liệt.
25

×