Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường khu vực ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.36 KB, 16 trang )

Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường khu
vực Ba Vì, thành phố Hà Nội
Dương Thị Giang
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 60 85 15
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Thu thập và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến khu vực Ba Vì, thành
phố Hà Nội. Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh quan
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái các đơn vị
cảnh quan cho việc phát triển kinh tế (nông – lâm nghiệp và du lịch) nhằm sử dụng
nguồn tài nguyên sẵn có trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Keywords. Tài nguyên môi trường; Bảo vệ môi trường; Đánh giá cảnh quan

Content
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ mơi trường khu vực Ba Vì, thành phố Hà Nội gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận trong đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế -xã hội
huyện Ba Vì.
Chƣơng 2: Đặc điểm các nhân tố thành tạo và cấu trúc cảnh quan huyện Ba Vì.
Chƣơng 3: Đánh giá thích nghi sinh thái và định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan
huyện Ba Vì.
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BA VÌ.
1.1. Khái niệm chung về cảnh quan
1.1.1 Khái niệm cảnh quan
Đề tài đưa ra một số khái niệm về cảnh quan của một số tác giả nước ngoài như:
L.C.Berg; N.A. Xolsev; A.G. Ixatsenko. Đề tài cũng đưa ra khái niệm cảnh quan của Vũ Tự
Lập khi ông nghiên cứu cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam.
Hiện nay trong khoa học địa lý tồn tại 3 quan niệm về cảnh quan tùy theo ý và nội


dung người ta muốn diễn đạt bao gồm: quan niệm chung; khái niệm loại hình; và khái niệm
cá thể. Chúng được áp dụng để chỉ các hình thức cảnh quan khác nhau:
a. Quan niệm chung:


b. Quan niệm kiểu loại:
c. Quan niệm cá thể:
Ở Việt Nam, các nhà khoa học tiếp tục đi sâu vào những hướng tiếp cận khoa học
tổng hợp nghiên cứu cảnh quan vùng, đồng thời ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó cho các
mục đích phát triển, bảo vệ mơi trường trên quan điểm phát triển bền vững.
1.1.2. Hệ thống phân loại cảnh quan.
Hệ thống phân loại Cảnh quan được đưa ra phải đảm bảo theo những nguyên tắc nhất
định:
- Hệ thống phân loại phải phản ánh đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa các quy
luật phân hố khơng gian phổ biến của địa lý quyển, đây là nguyên nhân chính của sự hình
thành nên các cấp cảnh quan.
- Hệ thống phân loại phải đầy đủ các cấp để có thể áp dụng cho việc thành lập bản đồ
Cảnh quan ở mọi tỉ lệ, cho mọi lãnh thổ lớn nhỏ, cho cả miền núi lẫn đồng bằng. Hệ thống
phân loại phải bao quát đầy đủ các cá thể, cũng như một cá thể có thể xếp vào nhiều bậc.
- Hệ thống phân loại phải được thể hiện rõ ràng bằng một mơ hình phản ánh những
mối quan hệ giữa các cấp. Tuỳ thuộc vào mức độ phân hoá của lãnh thổ mà lựa chọn hệ
thống phân loại cũng như tập hợp chỉ tiêu phân loại thống nhất. Nhưng không nên quá cồng
kềnh và không bỏ qua những bậc và những chỉ tiêu cần thiết.
*) Một số hệ thống phân loại Cảnh quan của tác giả nước ngoài.
Đề tài đưa ra .. hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả nước ngoài:
- Hệ thống phân loại Cảnh quan của A.G. Ixatsenco năm 1961 gồm 8 bậc cảnh quan:
Nhóm kiểu, Kiểu, Phụ kiểu, Lớp, Phụ lớp, Loại, Phụ loại, Thể loại.
- Hệ thống phân loại cảnh quan của N.A Gvozdexki bao gồm 5 bậc cảnh quan: lớp
cảnh quan, kiểu cảnh quan, phụ kiểu cảnh quan, nhóm cảnh quan, loại cảnh quan:
- Hệ thống phân loại Cảnh quan của Nhikolaiev (1966) ra đời gần sát với đối tượng

cần phải phân chia hơn. Hệ thống này gồm 12 bậc và được xây dựng cho nghiên cứu các
cảnh quan đồng bằng nên khi áp dụng cho cảnh quan miền núi có bị hạn chế.
*) Hệ thống phân loại của các tác giả Việt Nam
Khoa học Cảnh quan tuy xuất hiện ở Việt Nam tương đối muộn song cũng thu được
những thành quả tương đối đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng; và có một hệ thống phân loại
ln theo các ngun tắc và phương pháp chung.
- Hệ thống phân loại nhiều cấp của Vũ Tự Lập (1974) áp dụng cho nghiên cứu Cảnh
quan địa lý miền Bắc Việt Nam (gọi tắt là hệ thống phân vị).
1.1.3. Bản đồ cảnh quan
Bản đồ cảnh quan: Đây là bản đồ mang tính tổng hợp cao phản ánh một cách đầy đủ,
khách quan các đặc điểm của tự nhiên, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các thành
phần riêng lẻ của tự nhiên.
Trong thực tiễn nghiên cứu tự nhiên, công tác đánh giá các ĐKTN và TNTN để phục vụ
mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT đòi hỏi trước hết phải có những nghiên cứu tổng
hợp chung, đặc biệt là xây dựng một bản đồ tổng hợp - bản đồ cảnh quan của lãnh thổ. Để qua
các đơn vị cảnh quan cụ thể, cấu trúc hệ thống phân loại sẽ cho ta thấy một cách khách quan các
đặc điểm về thành phần, yếu tố tự nhiên và nhưng thông tin quan trọng khác, đặc biệt là mối quan
hệ giữa chúng, những quy luật hình thành và phát triển, sự phân bố tự nhiên theo lãnh thổ.
* Nguyên tắc thành lập bản đồ cảnh quan
Đề tài sử dụng 3 nguyên tắc thành lập bản đồ cảnh quan:
- Nguyên tắc phát sinh hình thái.
- Nguyên tắc tổng hợp.
- Nguyên tắc đồng nhất tương đối.
* Phương pháp thành lập bản đồ cảnh quan
Các phương pháp chính sử dụng thành lập bản đồ cảnh quan trong đề tài:


+ Các phương pháp truyền thống như: phương pháp yếu tố trội, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích tổng hợp.
+ Phương pháp bản đồ, viễn thám.

+ Phương pháp khảo sát thực địa.
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ mơi trƣờng
1.2.1. Phân tích cảnh quan
Phân tích cảnh quan bao gồm việc phản ánh thực trạng cấu trúc cảnh quan, chức năng
của chúng cũng như các vấn đề khác liên quan. Trong quá trình phát triển của học thuyết
cảnh quan thì vấn đề phân tích cảnh quan được đề cập đến rất nhiều. Đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay, vấn đề này được đề cập đến với nhiều cơ sở và phương pháp mới, đáng chú ý nhất
là phương pháp liên ngành và sử dụng các tiếp cận hệ thống, tiếp cận sinh thái, xử lý bằng
máy tính,… để xác định cấu trúc, chức năng của các cảnh quan nói chung trong việc giải
quyết các nhiệm vụ thực tiễn.
Phân tích cảnh quan khơng tách rời với phân loại cảnh quan, vì mỗi cảnh quan là một
cá thể, một hệ thống độc lập, song cũng đồng thời là một phần nào đó của tập hợp kiểu loại cảnh
quan bậc cao hơn. Mặt khác, trong tự nhiên chúng ta có thể gặp rất nhiều hiện tượng cụ thể riêng
biệt, song giữa chúng vẫn có những cái chung, cái thống nhất và đặc trưng nhất để có thể xếp
chúng vào một hệ thống thống nhất logic có trật tự.
1.2.2. Những vấn đề về đánh giá cảnh quan
Trong đánh giá cảnh quan, những kết quả đạt được của đánh giá thành phần là tiền đề
cho sự ra đời hướng tổng hợp trong địa lý nên có thể nói, đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng
hợp các tổng thể tự nhiên phục vụ cho mục đích cụ thể nào đó.
Đánh giá cảnh quan nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT là một
nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu địa lý ứng dụng. Nó có vị trí và đúng vai trò quan
trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch có được
những quyết định phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể.
Đánh giá cảnh quan thực chất là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích
phát triển cụ thể nào đó. Đánh giá tổng hợp tài nguyên lãnh thổ hết sức phức tạp, là một bộ
môn khoa học liên ngành: tự nhiên, kinh tế - xã hội, vì vậy đối tượng, phương pháp luận,
phương pháp nghiên cứu phải là tập hợp các phương pháp nghiên cứu của các hợp phần riêng
biệt. Đối tượng của đánh giá tổng hợp không chỉ là các địa tổng thể mà còn là mối quan hệ,
tác động qua lại giữa các hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ của đánh giá phụ

thuộc vào từng mục đích đánh giá được xác định trước mỗi một đơn vị tổng hợp thể tự nhiên
lãnh thổ, dựa trên đặc điểm về điều kiện tự nhiên và mối quan hệ giữa hai hệ thống nêu trên
để tìm ra hướng khai thác và sử dụng tài nguyên đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời bảo vệ và
phát huy được tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội của lãnh thổ nghiên cứu.
Đánh giá cảnh quan là một nhiệm vụ trong nghiên cứu địa lý ứng dụng, có vị trí và
vai trị rất quan trọng đối với các hoạt động kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra
quyết định phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể. Do đó, đánh giá cảnh quan là bước trung
gian giữa nghiên cứu cơ bản (NCCB) và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường (SDHLTN&BVMT).
NCCB  ĐGCQ  SDHLTN&BVMT
1.2.3. Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Cơ sở khoa học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trước hết
phải được lựa chọn từ các đặc điểm đặc trưng của tự nhiên, các điều kiện môi trường sinh
thái – lãnh thổ. Sử dụng các kết quả nghiên cứu cảnh quan và nhất là qua bản đồ cảnh quan ở
các tỷ lệ khác nhau sẽ cho một phương thức tiếp cận tổng hợp nhất, tương đối gần gũi, xác
thực với hiện trạng tự nhiên mỗi vùng.


Qua việc phân tích các quy luật hình thành, các đặc trưng về động lực phát triển của
cảnh quan, mối tương quan và tác động tương hỗ giữa các yếu tố và thành phần của tự nhiên
cũng như giữa các tổng hợp thể tự nhiên với nhau,… đặc biệt là việc đánh giá tổng hợp các
đơn vị cảnh quan sẽ cho phép xác định mức độ “thích hợp nhất”, “tương đối thích hợp” hay
“khơng thích hợp” của mỗi một đơn vị lãnh thổ cho từng ngành sản xuất, từng dạng sử dụng
tài nguyên,…
Ngoài việc xem xét, đánh giá đúng tiềm năng các nguồn lực tự nhiên thì yếu tố con
người ln có ý nghĩa hết sức quan trọng, đây là nguồn động lực quan trọng thúc đẩy quá
trình phát triển xã hội, khống chế và tác động lên các quá trình tự nhiên, đặc biệt là vai trị
của con người trong điều tiết, sử dụng các ĐKTN, TNTN từng lãnh thổ. Do đó, trong q
trình đánh giá tổng hợp cần chú trọng đến những yếu tố con người cùng các đặc điểm chung
của các điều kiện KT - XH và yếu tố nhân văn.

1.3. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Các quan điểm nghiên cứu
a, Quan điểm hệ thống và tổng hợp
b, Quan điểm lịch sử
c, Quan điểm phát triển bền vững
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu
a, Phương pháp khảo sát điều tra thực địa
b, Phương pháp phân tích và xử lý tài liệu
c, Phương pháp phân tích tổng hợp.
d, Phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái.
1.3.3. Các bước nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã thực hiện 4 bước nghiên cứu sau:
Bƣớc 1: Công tác chuẩn bị:
Bước này cần xây dựng mục tiêu, đối tượng, nội dung, quan điểm, phương pháp
nghiên cứu cụ thể. Đồng thời phải xây dựng kế hoạch cho quá trình nghiên cứu đề tài.
Bƣớc 2: Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa những đặc điểm thành tạo cảnh quan và
những đặc điểm về kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu từ đó đưa ra khánh thể đánh giá
A.
Bƣớc 3: Nghiên cứu nhu cầu sinh thái, kỹ thuật của các chủ thể cần đánh giá. ở đây
tác giả đã lựa chọn đối tượng là các loại cây chè, đậu tương, cây keo tai tượng.
Bƣớc 4: Từ những kết quả nghiên cứu ở bước 2, bước 3 đi đến những đánh giá cho
từng chủ thể X đối với khách thể A. Bước đầu tiên cho đánh giá cần phải xây dựng bảng đánh
giá chuẩn, sau đó thực hiện các bước đánh giá từng thành phần, đánh giá chung sau đó đánh
giá tổng hợp.
Từ đó tạo ra kết quả đánh giá, thấy được mức độ phù hợp, thận lợi của chủ thể X đối
với khác thể A. Trên cơ sở đó xây dựng được sơ đồ định hướng cảnh quan cho phát triển kinh
tế trên lãnh thổ nghiên cứu.
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO
VÀ CẤU TRÚC CẢNH QUAN HUYỆN BA VÌ
2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan

Đề tài nêu rõ các nhân tố thành tạo cảnh quan: Vị trí địa lý, đặc điểm địa chất, địa
hình, khí hậu, thủy văn, điều kiện kinh tế - xã hội:
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Ba Vì là vùng bán sơn địa nằm ở phía tây của thủ đô Hà Nội, được nối với thủ
đô bằng con đường cao tốc Láng – Hoà Lạc và cách thủ đơ khoảng 50km. Đây là khu vực có


nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để quy hoạch thành khu đô thị đối trọng với Hà Nội.
Khu vực được giới hạn bởi toạ độ địa lý: từ 210 đến 21019’40” vĩ độ Bắc, 105017’35” đến
105028’22” kinh độ Đơng. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 428,57 km2.
2.1.2. Đặc điểm địa chất
Ba Vì nằm trong vùng kiến tạo Tây Bắc - Bắc Bộ thuộc các đới tướng cấu trúc sơng
Hồng, Ninh Bình và Hà Nội. ở đới sơng Hồng là các thành tạo của móng kết tinh Proterozoi,
trong đới Ninh Bình phát triển các đá lục nguyên và phun trào Palezoi thượng và Mezozôi.
Các đới trên bị trũng Hà Nội phủ chồng mà phần móng của nó là các thành tạo Proterozoi bị
cắt xẻ bởi các địa hào lấp đầy các trầm tích Neogen.
Khu vực Ba Vì khá đa dạng các thành tạo địa chất với các đá có tuổi từ Proterozoi đến
Đệ tứ.
2.1.3 Đặc điểm địa hình.
Ba Vì có địa hình khá đa dạng với các dạng núi, đồi gị và đồng bằng, thung lũng. Ở
phía Tây khu vực khối núi Ba Vì có dạng đẳng thước nổi lên với ba đỉnh cao trên 1.000m đó
là các đỉnh Vua cao 1.296m, đỉnh Tản Viên cao 1.227m và đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m. Nhìn
một cách tổng thể, khối núi Ba vì có dạng đẳng thước, song xét chi tiết trên bình đồ thì dễ
dàng nhận thấy sự định hướng của khối núi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam hướng chung
của cấu trúc địa chất vùng Tây Bắc. Sườn của khối núi có dạng bất đối xứng với sườn Tây
dốc, sườn Đông thoải. Xung quanh khối núi Ba Vì là hệ thống các đồi có hình thái và kích
thước khác nhau.
Địa hình sườn núi Ba vì bị chia cắt mãnh liệt, độ dốc của sườn tăng nhanh từ chân
0
(20 - 300) đến đỉnh (400- 450), nhiều nơi lộ ra các vách đá dựng đứng rất hiểm trở và khó qua

lại.
Vùng đồi gị: Vùng này địa hình thấp dần từ độ cao 100m xuống khoảng 20m theo
hướng Tây Bắc chủ yếu là đồi gò xen lẫn ruộng cao.
Vùng đồng bằng: có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm 12 xã.
2.1.4. Đặc điểm khí hậu
Ba Vì nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió
mùa Đơng Bắc nên có mùa đơng tương đối lạnh. Khí hậu phân hố thành 2 mùa rõ rệt là mùa
đông lạnh bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng 3 năm sau và mùa hè thì từ tháng 4 đến
tháng 10. Ở nửa đầu mùa đơng khí hậu khơ hanh và lạnh trong khi đó vào cuối mùa thì có
mưa phùn, ẩm ướt. Mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều là thời kỳ hoạt động của gió mùa tây
nam. Tính phi địa đới của khí hậu thể hiện khá rõ theo đai cao, được biểu hiện ở sự thay đổi
về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm. Trên đỉnh núi Ba Vì, ở độ cao địa hình trên 1000m, khí hậu
khá mát mẻ vào mùa hè, thuận lợi cho việc xây dựng các trung tâm nghỉ dưỡng, mùa đơng
thường xun có mây mù phủ.
2.1.5 Đặc điểm thủy văn
Mạng lưới thủy văn khu vực hết sức độc đáo. Tại khu vực khối núi Ba vì, bản chất
nâng vịm kiến tạo của nó đã tạo ra ở đây mạng lưới thuỷ văn dạng toả tia rất điển hình với
các dịng chảy sườn Tây và Tây Nam ngắn hơn so với dịng chảy sườn Bắc và Đơng Bắc.
Sơng Hồng là con sông lớn nhất miền Bắc chảy qua khu vực nghiên cứu. Đây là con
sơng có lượng nước lớn, lưu lượng hàng năm tại Sơn Tây là 36,30m3/s.
Sông Đà là một phụ lưu lớn của sông Hồng cũng chảy qua khu vực nghiên cứu với
chiều dài 20 km.
Ở phía Bắc và phía Đơng của khu vực có các con suối lớn chảy theo hướng Bắc Đông Bắc và đổ vào hồ suối Hai hoặc sơng Hồng.
Phía Tây núi Ba Vì các con suối thường ngắn và dốc bắt nguồn từ núi Ba Vì và đổ
vào sơng Đà như các suối Mít, suối Ninh, suối Ngịi Lạt...Và cũng tạo nên các thung lũng nửa
kín. Mạng lưới sơng suối ở đây đã chia cắt mạnh mẽ địa hình với mật độ chia cắt ngang từ
1,2 – 2 km/km2.


2.1.6. Đặc điểm thổ nhưỡng

Khu vực Ba vì là một vùng đồi núi trung du, các q trình phong hóa đá xảy ra mạnh
tạo nên một lớp vỏ phong hóa khá dày.
Trong khu vực nghiên cứu gồm 12 loại đất:
- Đất mùn vàng đỏ trên riolit (HFa).
- Đất vàng đỏ trên riolit (Fa)
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp).
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl).
- Đất phù sa không được bồi hàng năm (Pk).
- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb).
- Đất đỏ, vàng trên phiến đá sét (Fs).
- Đất vàng nhạt trên cát kết (Fq).
- Đất đỏ vàng trên đá magma bazơ và trung tính (Fd).
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj).
- Đất do sản phẩm dốc tụ (D).
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B0.
2.1.7. Đặc điểm sinh vật.
Khu vực Ba Vì là một vùng đồi, núi trung du rất điển hình của vùng Bắc Bộ nhưng
cũng lại mang những nét độc đáo riêng của khu vực. Trên một nền địa hình tương đối bằng
phẳng với độ cao khơng lớn lắm khối núi Ba Vì có dạng đẳng thước nổi lên với 3 đỉnh có độ
cao trên 1.000m. Độ cao của khối núi giảm dần ra xung quang tạo nên một số bậc địa hình đặc
trưng. Chính sự phân hóa địa hình như vậy đã tạo cho vùng có một nguồn sinh vật khá đa dạng
và dồi dào. Vườn Quốc Gia Ba Vì được thành lập để lưu giữ nguồn gen động thực vật quý
hiếm tiêu biểu củaViệt Nam và của khu vực.
2.1.8. Mức độ nhân tác
Dựa trên hiện trạng, diễn thế của thảm thực vật và đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng trên
lãnh thổ nghiên cứu, có thể chia mức độ nhân tác thành các mức như sau:
1. Tác động yếu (gần như nguyên trạng) (T1).
2. Tác động mạnh có khả năng phục hồi (T2).
3. Tác động tích cực:
a, Tác động tích cực khơng thường xun (T3).

b, Tác động tích cực thường xuyên (T4).
c, Tác động tích cực theo mùa vụ (T5).
2.1.9. Đặc đểm kinh tế - xã hội
Ba Vì là huyện nằm phía Tây Bắc tỉnh Hà Tây với 31 xã và một thị trấn. Tổng diện
tích đất tự nhiên của huyện là 42.804,37 ha dân số gần 25 triệu người. Trong những năm qua
kinh tế của huyện đã có những bước phát triển khá, đời sống của nhân dân đã được nâng lên,
cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh xá...đã được huyện quan tâm đầu tư
xây dựng và phát triển.
Đề tài nêu lên đặc điểm về dân số, lao động, việc làm, cơ sở hạ tầng khu vực nghiên
cứu.
2.2. Đặc điểm cảnh quan huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
2.2.1 Bản đờ cảnh quan huyện Ba Vì, TP. Hà Nội
Trên cơ sở kế thừa hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả trong và ngoài nước.
Đề tài đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan huyện Ba Vì như sau:
Cấp phân vị
Kiểu cảnh
quan

Bảng 2.8: Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Ba Vì
Các chỉ tiêu
Vì dụ
Sự đồng nhất về điều kiện nhiệt - ẩm
Kiểu cảnh quan nhiệt đới gió mùa
có mùa đơng rét, hơi khơ chịu ảnh


hưởng trực tiếp của gió mùa Đơng
Bắc.
Các đặc trưng hình thái phát sinh của địa - Lớp cảnh quan núi.
hình lãnh thổ, quyết định các quá trình - Lớp cảnh quan đồi.

Lớp cảnh quan lớn xảy ra trong chu trình vật chất và - Lớp cảnh quan đồng bằng.
năng lượng.

Phụ lớp cảnh
quan

Các đặc trưng hình thái địa hình trong - Phụ lớp cảnh quan núi thấp.
phạm vi của lớp.
- Phụ lớp cảnh quan đồi.
- Phụ lớp cảnh quan đồng bằng
Dạng điạ hình phát sinh
trưng đô ̣ng lực bề mă ̣t.

với cá c đă ̣c

- Bề mặt san bằng tổng hợp;
- Sườn bóc mịn trọng lực
- Sườn xâm thực bóc mịn
- Bề mặt Pediment – pliocen muộn
bị chia cắt bởi các sườn rửa trơi bề
mặt
Hạng cảnh
- Bề mặt tích tụ hỗn hợp sông, lũ
quan
- Sườn rửa trôi bề mặt
- Thềm sông bậc I, II tuổi
pleistocen
- Bãi bồi trong đề
- Bãi bồi ngoài đê
Đặc trưng mối quan hệ tương hỗ giữa các Gờ m 60 loại cảnh quan trên 12 loại

nhóm quần xã thực vật với loại đất, quyết đấ t (Pb, Pk, B, Fl, Fs, Fp, Fa, Fq,
định mối cân bằng vật chất của cảnh quan HFa, Fj, D, Fd)
Loại cảnh quan
qua các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,
cộng với các tác động của các hoạt động
con người.
2.2.2. Đặc điểm phân hóa cảnh quan huyện Ba Vì, TP. Hà Nội
Sự tương tác giữa hồn lưu khí quyển và địa hình đã tạo nên những nét đặc thù riêng cho
lãnh thổ huyện Ba Vì, sự phân hóa đó được thể hiện qua hệ thống phân loại cùng với những đặc
điểm cảnh quan khu vực nghiên cứu.
2.2.3 Chức năng cảnh quan huyện Ba Vì
- Chức năng bảo vệ mơi trường, phục hồi và bảo tồn: Nhóm cảnh quan phân bố trên các
vùng núi trung bình với kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh cây lá rộng (đơi chỗ xen lá
kim) ít bị tác động phân bố tập trung ở khu vực VQG Ba Vì (loại cảnh quan số 1, 2, 3, 4, 5, 7,
8, 11, 12, 14, 15, 17, 19).
- Chức năng khai thác sử dụng bền vững tài nguyên: Các cảnh quan cần duy trì chức
năng này là các cảnh quan được đặc trưng bởi các địa hình tương đối thấp, độ dốc từ 8o-15o.
Các cảnh quan này được chia thành hai nhóm chức năng liên quan đến đặc trưng sinh thái.
- Chức năng phát triển kinh tế sinh thái nông nghiệp bền vững: Các cảnh quan cần duy
trì chức năng sản xuất, phát triển kinh tế sinh thái bền vững hình thành trên địa hình tương đối
bằng phẳng, độ dốc trung bình < 8o, mức độ chia cắt địa hình không lớn, chia cắt sâu nhỏ hơn
hoặc lớn hơn 40m, chia cắt ngang trung bình 1,25-2km/km2, hoặc nhỏ hơn 1,25km/km2.
2.2.4. Đặc điểm cảnh quan huyện Ba Vì, TP Hà Nội
Trên lãnh thổ huyện Ba Vì có 60 loại cảnh quan, trong đó


- Loại cảnh quan trên thảm thực vật rừng kín thường xanh ít bị tác động là 5 loại cảnh
quan (1, 3, 4, 7, 14), trên nền thổ nhưỡng chủ yếu là đất Fa, với độ dốc >80, thành phần cơ giới
là đất thịt TB, tầng dày của đất từ 50-70cm.
- Loại cảnh quan trên thảm thực vật rừng trồng là 14 loại cảnh quan (2, 5, 8, 11, 12, 15,

17, 19, 22, 36, 37, 39, 42, 44)
- Loại cảnh quan trên thảm thực vật của hệ sinh thái nông nghiệp gồm 41 loại cảnh
quan còn lại. Các loại cảnh quan này chủ yếu phân bố ở khu vực phía Bắc của huyện Ba Vì.
Chương 3: ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ
DỤNG HỢP LÝ CẢNH QUAN HUYỆN BA VÌ
3.1. Đánh giá cảnh quan cho phát triển cây trồng nông, lâm nghiệp
3.1.1. Lựa chọn cây trồng đánh giá
Qua tham khảo các báo cáo về tình kinh phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của
huyện, báo cáo hàng năm về ngành nông nghiệp của huyện tác giả đã lựa chọn ra 02 loại cây
đại diện gồm cây chè (cây lâu năm), cây đậu tương (cây hàng năm), cây keo tai tượng (trồng
rừng sản xuất).
3.1.2. Đặc trưng sinh thái của các loại cây trồng
Đề tài đưa ra đặc trưng sinh thái của ba loại cây trồng:
a. Yêu cầu sinh thái của cây chè
b. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương
c. Yêu cầu sinh thái của cây keo tai tượng
3.1.3 Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu
Đối với tất cả các ngành sản xuất các yếu tố như đất, nước, khí hậu, địa hình có vai trị
rất quan trọng và khơng thể thiếu cho sự phát triển của ngành này. Tuy nhiên trên lãnh thổ
huyện Ba Vì những đặc trưng về khí hậu tương đối đồng đều, hệ thống sông suối dày đặc,
đặc biệt huyện được bao phủ bởi 2 con sông lớn (Sông Hồng và sơng Đà). Vì vậy các yếu tố
khí hậu và nước là những yếu tố chung, tác giả đã bỏ qua các yếu tố này khi đánh giá cho sự
phát triển nơng nghiệp huyện Ba Vì. Do đó tác giả đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá đối với
ngành nông, lâm nghiệp như sau:
- Loại đất.
- Độ dốc.
- Tầng dày.
- Thành phần cơ giới.
- Khả năng thoát nước.
- Kiểu thảm thực vật hiện tại.

Bảng 3.1: Đánh giá riêng các chỉ tiêu của loại cảnh quan phục vụ phát triển các loại cây
trờng huyện Ba Vì
1. Đối với cây chè
Rất thích nghi
Thích nghi
Kém thích nghi
Chỉ tiêu đánh giá
(3 điểm)
(2 điểm)
(1 điểm)
o
- Nhiệt độ TB năm ( C)
15-20
20-25
10-15
- Lượng mưa năm (mm)
1500-2000
1000-1500
100-500,
- Độ cao (m)
500-800
<100; >1000
800-1000
Các loại đất đỏ
Đất phù sa được
- Loại đất
Đất mùn, D, Pk
vàng
bồi, đất cát, B
- Độ dốc (o)

0-8; 8-15
15-25


- Tầng dày (cm)
- TPCG
2. Đối với cây đậu tƣơng

>100
Thịt TB

50-100
Thịt nhẹ

< 50
Cát pha

- Nhiệt độ TB năm (oC)

20-25

10-20; 25-30

<10; >30

- Lượng mưa năm (mm)

350-800

800-100


-

<300
Đất đỏ vàng,
đất phù sa, Dốc
tụ
0-15

300-500

>500

Đât xám, đất bạc
màu

Đất mặn, đất phèn

15-25

>25

>70

30-70

<30

Cát, cát pha


Thịt nhẹ

Thịt Tb

- Nhiệt độ TB năm (oC)

25-30

23-25

20-23

- Lượng mưa năm (mm)

>1.800

1.500-1.800

1.000-1.500

- Độ cao (m)

3-300

300-500
Fa, Fq, Fv, Fl,
Pk, Fj
10-20

500-800, <3

E, đất cát, mặn,
phèn, Pb
20-35

50-100
Cát pha, Thịt
TB

<50

- Độ cao (m)
- Loại đất
- Độ dốc (o)
- Tầng dày (cm)
- TPCG
3. Đối với cây keo tai tƣợng

- Loại đất

Fp, Fs, D, Fd

- Độ dốc (o)

<10

- Tầng dày (cm)

>100

- TPCG


Thịt nhẹ

Thịt nặng

3.1.4. Quy trình đánh giá cảnh quan và cách phân hạng điểm mức độ thích nghi
của từng loại cảnh quan.
Trong luận văn sử dụng phương pháp đánh giá mức độ thích nghi sinh thái các cảnh
quan là dạng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thích hợp (hay thuận lợi) theo khía cạnh tự
nhiên của cảnh quan và và các hợp phần của chúng đối với các dạng hoạt động kinh tế nào
đó, thể hiện theo mức độ thuận lợi của chúng đối với một hay nhiều dạng sử dụng lãnh thổ.
Các dữ liệu đầu vào cho đánh giá bao gồm các đặc tính của từng loại cảnh quan, nhu cầu sinh
thái của các loại hình sử dụng tài nguyên, còn đầu ra là đánh giá mức độ thích nghi của các
địa tổng thể với từng loại hình sử dụng (cây chè, cây đậu tương và cây keo tai tượng) dưới
dạng cho điểm và phân hạng mức độ thích nghi sinh thái. Tuy nhiên, đối với mỗi loại cây
khác nhau thì đều có những yếu tố giới hạn khác nhau vì vậy trước khi đánh giá cho từng loại
cây tác giả đã loại bỏ những yếu tố giới hạn đưa vào bậc khơng thích nghi. Để đảm báo tính
chuẩn xác trong q trình cho điểm tác giả sử dụng phương pháp ma trận tam giác để đánh
giá, những yếu tố nào lặp lại nhiều lần thì có điểm tối đa là 3 điểm và tương tự như vậy đối
với những yếu tố nào có độ lặp lại ít nhất thì được cho 1 điểm. Như vậy, phương pháp trung
bình cộng ở đây được sử dụng như sau: M = (M1t1+Miti)/i; sau khi được điểm đánh giá chung
của tất cả các loại cảnh quan, tác giả tiếp tục phân hạng thích nghi với 4 bậc: S1 (rất thích
nghi), S2 (thích nghi), S3 (ít thích nghi), N (khơng thích nghi – mang tính chất tạm thời) bằng
cơng thức: M = (Mmax – Mmin)/4. Tùy thuộc vào điểm đánh giá chung của từng loại cây với
mỗi loại cảnh quan khác nhau sẽ cho khoảng cách điểm khác nhau cho chúng.


3.1.5. Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi đối với các loại cây
Đối với khu vực huyện Ba Vì những đơn vị cảnh quan trên đó phát triển kiểu thảm
thực vật rừng kín thường xanh ít bị tác động, tác giả không đưa vào đánh giá bởi những đơn

vị này đều nằm trong VQG Ba Vì và cũng là đối tượng ưu tiên công tác bảo tồn (các loại
cảnh quan số 1, 2, 3, 4, 7, 14). Đánh giá tổng hợp được tiến hành bằng phương pháp trung
bình cộng, trước đó các loại cảnh quan có một trong các yếu tố giới hạn về mặt sinh thái sẽ bị
loại và đưa vào cấp khơng thích nghi. Kết quả đánh giá được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá tổng hợp và phân hạng thích nghi sinh thái của các loại cảnh
quan đối với cây chè, cây đậu tương và cây keo tai tượng
Cây chè

Cây đậu tƣơng

Cây keo tai tƣợng

Loại
CQ

Điểm ĐG

Phân hạng

Điểm ĐG

Phân hạng

Điểm ĐG

Phân hạng

5

5.3


S2

3.9

N

3.9

N

6

5

S3

4.4

S3

4

N

8

5.8

S1


4.3

S3

4.3

S3

9

5

S3

4.4

S3

4.4

S2

10

5

S3

4.4


S3

4.4

S2

11

5.3

S2

4.4

S3

4.9

S1

12

5.1

S2

4

N


4.3

S3

13

4.3

N

4.9

S1

4.1

N

15

5

S3

4.6

S2

4.1


N

16

5.3

S2

4.6

S2

4.6

S2

17

5.8

S1

4.1

N

4.3

S3


18

5.3

S2

4.6

S2

5

S1

19

5.3

S2

4.6

S2

5

S1

20


5.3

S2

4.6

S2

5

S1

21

5.3

S2

4.6

S2

4.6

S2

22

5.4


S2

3.9

N

3.9

N

23

5.1

S2

4.4

S3

4.4

S2

24

5.7

S1


4.3

S3

4.6

S2

25

5.4

S2

4.4

S3

4.4

S2

26

5.4

S2

4.4


S3

4.9

S1

27

4.4

N

4.9

S1

4.1

N

28

5.1

S2

4.6

S2


4.6

S2


Cây chè

Cây đậu tƣơng

Cây keo tai tƣợng

Loại
CQ

Điểm ĐG

Phân hạng

Điểm ĐG

Phân hạng

Điểm ĐG

Phân hạng

29

5.1


S2

4.6

S2

4.6

S2

30

5.1

S2

4.6

S2

5

S1

31

5

S3


4.1

N

4.7

S2

32

4.9

S3

4.6

S2

4.1

N

33

5.4

S2

4.1


N

4.7

S2

34

5.4

S2

4.1

N

4.7

S2

35

5.1

S2

4.6

S2


4.6

S2

36

5.4

S2

4.4

S3

4.7

S2

37

5.1

S2

4.0

N

5


S1

38

5.1

S2

4.6

S2

5

S1

39

4.6

N

5

S1

3.9

N


40

4.6

N

5

S1

3.9

N

41

4.4

N

4.6

S2

4.6

S2

42


5.4

S2

4.1

N

4.4

S2

43

5.0

S3

4.4

S3

4.7

S2

44

5.1


S2

4.6

S2

5

S1

45

4.9

S3

4.6

S2

4.6

S2

46

4.6

N


5

S1

3.9

N

47

4.9

S3

4.6

S2

4.4

S3

48

5.1

S2

4.6


S2

4.3

S3

49

5.1

S2

4.1

N

4.3

S3

50

4.7

S3

4.1

N


3.9

N

51

4.3

N

3.9

N

3.9

N

52

4.4

N

4.1

N

4.0


N

53

5.1

S2

4.6

S2

4.3

S3

54

4.9

S3

4.6

S2

4.3

S3


55

5.1

S2

4.6

S2

5

S1

56

4.6

N

5

S1

3.9

N

57


5.4

S2

4.4

S3

4.7

S2

58

5

S3

4.1

N

4.3

S3


Cây chè


Cây đậu tƣơng

Cây keo tai tƣợng

Loại
CQ

Điểm ĐG

Phân hạng

Điểm ĐG

Phân hạng

Điểm ĐG

Phân hạng

59

4.6

N

4.1

N

3.9


N

60

4.9

S3

4.1

N

3.9

N

- Đối với cây chè: Loại cảnh quan xếp vào hạng rất thích nghi và thích nghi chiếm
phần lớn diện tích lãnh thổ (25.431 ha, chiếm 65,1%), cịn lại 24 loại cảnh quan xếp vào hạng
kém thích nghi và khơng thích nghi (chiếm 13.619 ha). Trong đó yếu tố được coi là giới hạn
đó là các đơn vị cảnh quan số 1, 2, 3, 4, 7, 14 bởi lớp phủ bề mặt là rừng nguyên sinh.
- Đối với cây đậu tương: Kết quả đánh giá tổng hợp và phân hạng thích nghi ở bảng
trên cho thấy tiềm năng thích nghi đối với cây đậu tương ở huyện Ba Vì ở mức tương đối
(chiếm 42% diện tích lãnh thổ) tập trung tại xóm lặt, xóm Bởi, xóm Mới, Bùi Thơng dọc
theo dịng sơng. Cịn các đơn vị cảnh quan khơng thích nghi chiếm diện tích lớn (58%) tập
trung ở khu vực VQG Ba Vì.
- Đối với cây keo tai tượng: tương tự như cây chè, keo tai tượng có tiềm năng tương
đối lớn, diện tích thích nghi chiếm tới 60% tập trung tại các xã vùng đệm của VQG Ba Vì.
Cịn lại 40% khơng thích nghi.
Bảng 3.3: Tổng hợp diện tích theo mức độ thích nghi sinh thái của các loại cảnh quan đối

với 3 loại cây trồng nông, lâm nghiệp huyện Ba Vì
Hạng thích nghi
Cây
Khơng thích
Rất thích nghi
trồng
nghi (N)
Thích nghi (S2)
Kém thích nghi (S3)
(S1)
Dạng CQ: 5, 11, 12,
16, 18, 19, 20, 21,
Dạng CQ: 1, 2, 3,
Dạng CQ: 8, 17,
22, 23, 25, 26, 28,
Dạng CQ: 6, 9, 10,
4, 7, 13, 14, 27,
Cây
24
29, 30, 33, 34, 35, 15, 31, 32, 45, 43, 47, 39, 40, 41, 46, 51,
chè
Diện tích: 19,21
36, 37, 38,42, 44,
50, 54, 58, 60.
52, 56, 59
2
2
km
48, 49, 53, 55, 57.
Diện tích: 33,69 km

Diện tích: 102,5
Diện tích: 235,1
km2
2
km
Dạng CQ: 1, 2, 3,
Dạng CQ: 15, 16,
Dạng CQ: 13,
4, 5, 7, 12, 14, 17,
18, 19, 20, 21, 28,
Dạng CQ: 6, 8, 9, 10,
Cây
27, 39, 40, 46,
22, 31, 33, 34, 37,
29, 30, 32, 35, 38, 11, 23, 24, 25, 26, 36,
đậu
56.
42, 49, 50, 51, 52,
41, 44, 45, 47, 48,
43, 57.
tương
Diện tích: 3,41
58, 59, 60.
53, 54, 55.
Diện tích: 90,27 km2
2
km
Diện tích: 155,6
Diện tích: 113 km2
km2

Dạng CQ: 9, 10, 16,
Dạng CQ: 11,
21, 23, 24, 25, 28,
Dạng CQ: 5, 6, 13,
Dạng CQ: 1, 2, 3,
18, 19, 20, 26,
Cây
29, 31, 33, 34, 35, 15, 22, 27, 32, 39, 40, 4, 7, 8, 12, 14, 17,
30, 37, 38, 44,
keo tai
36, 41, 42, 43, 45, 46, 47, 50, 51, 53, 54,
48, 49, 52, 59.
55.
tượng
57.
56, 59, 60
Diện tích: 145,7
Diện tích: 37,16
Diện tích: 172,6
Diện tích: 37,57 km2
km2
km2
2
km


3.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch
3.2.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá
Du lịch là một ngành kinh tế phát triển tổng hợp trên cơ sở tiềm năng của tài nguyên du
lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy nhiên trong khn khổ đánh giá cảnh quan,

các tiêu chí được lựa chọn và đánh giá chủ yếu xác định mức độ thuận lợi của CQ đối với hoạt
động du lịch nói chung, đánh giá mang tính chất bán định lượng. Căn cứ vào đặc điểm phát
triển của ngành du lịch nói chung, đánh giá tiềm năng du lịch chủ yếu theo điểm và các tuyến.
Trên cơ sở đặc trưng du lịch huyện Ba Vì và đặc điểm CQ lãnh thổ nghiên cứu, luận án lựa
chọn các tiêu chí đánh giá bao gồm:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Chủ yếu đánh giá các loại tài nguyên như đa dạng sinh
học, địa hình, suối nước nóng, thắng cảnh.
- Vị trí địa lý của các tài nguyên du lịch: Gần hoặc xa đường giao thơng, đơ thị, di tích
văn hóa, lịch sử, khả năng tiếp cận và tổ chức các tuyến, điểm du lịch.
- Điều kiện khí hậu, tài nguyên nước: Vừa là tiềm năng du lịch, đồng thời là điều kiện
ảnh hưởng đến thời gian và điều kiện tổ chức hoạt động du lịch.
Trong đó tiêu chí tài ngun du lịch là điều kiện tiên quyết có trọng số 3, vị trí địa lý
CQ có tài ngun có trọng số 2, các tiêu chí cịn lại có trọng số 1.
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, nhu cầu của các đơn vị CQ và yêu cầu sinh thái của
từng dạng sử dụng để phân bậc các chỉ tiêu và cho điểm từng bậc. Cụ thể luận văn đánh giá
theo thang điểm 3 bậc gồm: Rất thích hợp: 3 điểm; Thích hợp: 2 điểm; Kém thích hợp: 1
điểm, hệ thống chỉ tiêu đánh giá như bảng 3.5.
Bảng 3.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho phát triển ngành du lịch
Chỉ tiêu đánh giá
Rất thích hợp
Thích hợp
Kém thích hợp
Tài nguyên du lịch tự Vườn quốc gia, di Khu bảo tồn thiên Suối nước nóng,
nhiên
sản thiên nhiên, nhiên, hang động thắng cảnh
các HST đặc
trưng
Vị trí địa lý
Gần đường giao Gần các điểm du Xa đường giao
thông, khả năng lịch ở xung quanh thơng, tiếp cận khó

tiếp cận dễ dàng
0
Nhiệt độ TB năm ( C)
18-24
24-28
Lượng mưa TB năm <2000
(mm)
Số tháng mưa (tháng)
3-4

2000-2500

>2500

5-6

>7

3.2.2. Kết quả đánh giá
+ Mức rất thích hợp (S1) gồm 3 loại cảnh quan (1, 3, 4) thuộc VQG Ba Vì. Những
CQ này ở khu vực núi trung bình Ba Vì, đây là khối núi đá chứa đựng tiềm năng du lịch tự
nhiên rất lớn về cả giá trị địa chất địa mạo, địa hình, thủy văn, sinh vật; nguồn tài nguyên du
lịch phong phú, đa dạng và độc đáo, có sức hấp dẫn có thể sử dụng để phát triển nhiều loại
hình du lịch khác nhau. Tiềm năng du lịch tự nhiên có thể kể đến gồm: du lịch sinh thái, nghỉ
ngơi, ngắm cảnh, tận hưởng khơng khí trong lành của thiên nhiên hoang dã.
+ Mức thích hợp (S2) gồm 6 CQ (23, 25, 26, 34, 38, 43) có các điểm du lịch và thắng
cảnh khá hấp dẫn, có giao thông tương đối thuận tiện. Các đơn vị thuận lợi cho phát triển loại
hình du lịch thăm quan, ngắm cảnh.
+ Có 51 loại CQ xếp vào loại kém thích hợp (S3) đối với mục đích phát triển du lịch
nói chung. Đây là những CQ có sự phân bố chủ yếu của hệ sinh thái nông nghiệp, tuy nhiên

các loại cảnh quan này có tiềm năng rất lớn cho phát triển loại hình du lịch nơng thơn. Phát


triển du lịch nơng thơn sẽ góp phần bảo tồn di sản và bảo vệ mơi trường; giảm đói nghèo
thơng qua phát triển kinh tế nông thôn, phát triển ngành, nghề.
3.3. Định hƣớng sử dụng hợp lý cảnh quan
3.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn
Định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan huyện Ba Vì được dựa trên những cơ sở khoa
học và thực tiễn sau:
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển các ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp và du lịch - những ngành kinh tế chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu
kinh tế của khu vực hiện nay.
- Những thay đổi quan trọng đối với khu vực nghiên cứu về sử dụng đất, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, diễn biến cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ, đặc biệt rõ rệt từ
thời điểm mở rộng địa giới hành chính Hà Nội vào tháng 8/2008.
- Cấu trúc cảnh quan thể hiện rõ đặc điểm phân hóa về điều kiện tự nhiên cũng như
tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ cho phát triển các ngành kinh tế. Do đó, Kết
quả phân tích cấu trúc cảnh quan là một căn cứ khoa học quan trọng trong định hướng sử
dụng hợp lý lãnh thổ.
- Những tiềm năng của khu vực nghiên cứu cho phát triển kinh tế thể hiện chức năng
của cảnh quan. Do đó, bên cạnh phân tích cấu trúc cảnh quan, đánh giá cảnh quan cũng cung
cấp những căn cứ khoa học quan trọng trong lựa chọn những khu vực thích hợp nhất cho phát
triển những ngành kinh tế đặc thù, đặc biệt là những ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và du
lịch.
- Mục đích cuối cùng của định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan là phục vụ cho cuộc
sống và hoạt động phát triển của con người. Phân tích các kết quả điều tra, khảo sát cộng
đồng cư dân địa phương tại khu nghiên cứu cung cấp những căn cứ khoa học quan trọng
trong định hướng sử dụng cảnh quan theo hướng bền vững.
3.3.2. Định hướng phát triển một số loại cây trờng nơng, lâm nghiệp và du lịch
huyện Ba Vì

a. Kiến nghị phân bố không gian phát triển một số loại cây trồng nơng, lâm nghiệp
huyện Ba Vì
Đề tài đưa ra kiến nghị phân bố không gian cho phát triển cho bảo tồn rừng, trồng
rừng sản xất, các loại cây trồng ưu tiên phát triển nông nghiệp đảm bảo lương thực cho Hà
Nội. Kiến nghị những đơn vị cảnh quan phát triển trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây công
nghiệp dài ngày.
Bảng 3.5: Đề xuất định hướng phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp theo hướng
sử dụng hợp lý lãnh thổ
Loại cảnh quan
Đặc điểm chung
Chức năng
Hƣớng sử dụng
Bảo vệ rừng tự nhiên
Khu vực có rừng
Phịng hộ và bảo vệ để phịng hộ mơi
1, 2, 3, 4, 7, 14
ngun sinh nằm
đa dạng sinh học
trường và lưu trữ các
trong VQG Ba Vì
nguồn gen
5, 8, 9, 10, 11, 12,
Khai thác kinh tế,
16, 18, 19, 20, 22,
Khu vực trồng rừng bảo vệ đa dạng sinh Ưu tiên phát triển
24, 26, 31, 33, 36,
sản xuất
học, bảo vệ môi loại cây keo tai tượng
37, 38, 42, 44, 55.
trường

Điểm phân hạng
17, 23, 25, 43, 49,
Ưu tiên phát triển
thích nghi cao cho Khai thác kinh tế
52, 57.
trồng chè
cây chè
6, 13, 15, 21, 27, 28, Điểm phân hạng
Ưu tiên phát triển
Khai thác kinh tế
29, 30, 32, 35, 39,
thích nghi cao cho
trồng đậu tương


40, 41, 45, 46, 47,
48, 53, 54, 56.
34, 50, 51, 58, 59,
60.

cây đậu tương

(xen canh, gối vụ)

Điểm phân hạng
Khai thác kinh tế, Phát triển lúa nước
thích nghi thấp cho
đảm bảo an ninh và các loại cây trồng
các loại cây trồng
lương thực

hàng năm khác
hàng năm

b. Định hướng phát triển ngành du lịch huyện Ba Vì
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng tự nhiên của các CQ đối với mục đích phát triển du
lịch, căn cứ vào hiện trạng và chức năng của CQ, luận văn đề xuất một số định hướng cho
phát triển du lịch như sau:
- Phát triển các loại hình du lịch đặc trưng như tham quan phong cảnh, du lịch sinh
thái (du ngoạn trên sông, dã ngoại...), khám phá, mạo hiểm, thể thao, leo núi... gắn với Di sản
văn hóa, du lịch văn hố - lịch sử và du lịch văn hoá tộc người. Phân bố ở các CQ số 1, 3, 4
mở rộng sang các CQ số 7, 14 .
- Các loại hình du lịch gắn với nông nghiệp nông thôn phát triển ở các đơn vị cảnh
quan số 6, 9, 10, 13, 16, 18, 20, 21, 23-32, 34, 35, 38, 40, 41, 43, 45-60 tập trung ở các xã
phía Bắc, Đơng Bắc và một số xã phía Tây Bắc của huyện.
Tuy nhiên các tiềm năng du lịch tự nhiên cần có sự kết hợp với tiềm năng du lịch
nhân văn để xây dựng các tuyến điểm có khoa học và hợp lý hơn.

References
1. Phạm Quang Anh, Phạm Thế Vĩnh và nnk. Bản đồ cảnh quan Việt Nam tỉ lệ
1:1.500.000, Hà Nội.
2. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh
quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt
Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Cao Huần (2002), Đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận kinh tế sinh
thái, Hà Nội
4. Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Cao Huần, Phạm Hoàng Hải, Nghiên cứu các đơn vị
cảnh quan Việt Nam, tỉ lệ 1:100.000 (Đất và biển), Hội thảo về sinh thái cảnh quan: Quan
điểm và phương pháp luận, Hà Nội.
5. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Thành Long, Nguyễn Văn Vinh, Phạm Thế Vĩnh (1992), Tiếp cận sinh thái
trong nghiên cứu cảnh quan, Hội thảo về sinh thái cảnh quan: Quan điểm và phương pháp
luận, Hà Nội.
7. Nguyễn Thành Long, Phạm Thế Vĩnh và nnk (1993), Nghiên cứu xây dựng bản
đồcảnh quan các tỉ lệ trên lãnh thổ Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung
tâm Địa lý tài nguyên, Hà Nội.
8. Mai Trọng Thông và nnk (2003), Phân loại khí hậu Việt Nam, Tuyển tập các cơng
trình nghiên cứu Địa lý, TT KHTN & CNQG, Viện Địa lý. NXB KHKT, Hà Nội
9. Trần Tý, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Viết Thịnh, Trần Văn Ý. Bản đồ cảnh quan
sinh thái và đánh giá mức độ thuận lợi cho các mục tiêu kinh tế đồng bằng sông Hồng và phụ
cận, Viện Địa lý, Trung tâm khoa học Tự nhiên và CNQG, Hà Nội.
10. Trần Võ Hùng Sơn. Nhập môn phân tích lợi ích chi phí, NXB Đại học quốc gia
thành phố HCM.


11. Tạp chí các khoa học số 1 năm 2007, Nghiên cứu tài nguyên sinh khí hậu thành
phố Đà Lạt và phụ cận phục vụ mục đích du lịch, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2007.
12. UBND thành phố Hà Nội, Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2009. Hà
Nội.
13. UBND thành phố Hà Nội, Quy hoạch mơi trường huyện Ba Vì giai đoạn 20102020.
14. Bản đồ địa mạo thành phố Hà Nội năm 2010.



×