Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng tranh môn ngữ văn lớp 6, lớp 9 nhằm nâng cao kết quả học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 19 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG TRANH
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6, LỚP 9
NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP
Họ và tên tác giả: Võ Thị Kim Khoa, Phạm Thị Liên
Chức vụ: Giáo viên dạy lớp
Đơn vị công tác: Trường trung học cơ sở Bàu Năng - Dương Minh Châu.
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn Ngữ văn giúp học sinh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan phù hợp với
sự phát triển của xã hội.
Việc sử dụng tranh giúp học sinh cảm nhận được sâu sắc nội dung văn bản thông
qua tranh minh họa. Vì thế, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: “Hướng dẫn học sinh” của
học sinh.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu là “sử dụng tranh môn Ngữ văn lớp 6, lớp 9” nhằm nâng cao
hứng thú học tập của lớp 6A
4
, lớp 9A
4
trường trung học cơ sở Bàu Năng.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ nhu cầu thực tế việc cảm nhận nội dung văn bản sâu sắc, thực trạng
của trường về việc giảng dạy môn Ngữ văn cho học sinh trong các năm qua và do thời
gian không cho phép, khả năng nghiên cứu của Chúng tôi có hạn nên phạm vi đề tài này
chúng tôi chỉ nghiên cứu“Hướng dẫn học sinh sử dụng tranh môn Ngữ văn lớp 6, lớp 9
nhằm nâng cao kết quả học tập” môn Ngữ văn cho học sinh lớp 6A
4
, 9A
4
trường trung
học cơ sở Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.


Thời gian nghiên cứu: Năm học 2010- 2011.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu; điều tra; khảo sát thực tế.
V. ĐỀ TÀI ĐƯA RA VẦN ĐỀ MỚI:
Các giải pháp hướng dẫn học sinh sử dụng tranh để nâng cao hứng thú học tập,
cảm nhận sâu sắc nội dung văn bản môn Ngữ văn.
VI. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
Học sinh có ý thức và hứng thú hơn trong việc học văn bản môn Ngữ văn.
VII. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Đề tài có thể áp dụng trong môn Ngữ văn trường trung học cơ sở Bàu Năng và các
trường Trung học cơ sở trong huyện Dương Minh Châu.
Bàu Năng, ngày 15 tháng 3 năm 2011
Người thực hiện
Võ Thị Kim Khoa Phạm Thị Liên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục luôn là một lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của mỗi xã hội bởi vì đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của giáo dục là con người.
Cùng với các môn khoa học khác môn Ngữ văn giúp học sinh hình thành thế giới quan và
nhân sinh quan phù hợp với sự phát triển của xã hội. Nghiên cứu văn học giúp học sinh
phát triển năng lực nhận thức và tư duy. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học
ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều chưa quan tâm nhiều đến
việc rèn cho học sinh phong cách tự học để có thể học suốt đời sang dạy học theo phương
pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng
tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Học để đáp ứng những yêu
cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai phát triển của xã hội.
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở đã nêu rõ: Môn Ngữ văn
có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung học cơ sở góp
phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho học

hoặc ra đời, hoặc tiếp tục học lên các bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự
tu dưỡng, biết yêu thương, biết quý trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh
thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng sáng tạo, bước đầu có năng lực thực hành và
năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những
con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Sử dụng phương tiện trực quan không chỉ là phương tiện của việc dạy mà còn là
phương tiện của việc học. Sử dụng tranh ảnh không chỉ minh họa mà tạo điều kiện đẩy
mạnh hoạt động nhận thức của học sinh trên cơ sở tự khám phá và khắc sâu kiến thức
trong quá trình học tập.
Việc sử dụng tranh của chúng tôi trong tiết học chỉ mới dừng lại ở việc quan sát
tạo tâm thế hứng thú học tập ở học sinh. Qua các năm học, chúng tôi nhận thấy học sinh
chưa cảm nhận được sâu sắc nội dung văn bản thông qua tranh minh họa mà chỉ cảm nhận
chủ yếu qua ngôn từ. Hay nói cách khác, kênh hình chưa được khai thác triệt để. Xuất
phát từ những vấn đề trên chúng tôi đã nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng
tranh môn Ngữ văn lớp 6, lớp 9 nhằm nâng cao kết quả học tập.”
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu việc sử dụng tranh ảnh giúp học sinh hứng thú học tập văn bản môn
Ngữ văn, học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn và nhớ lâu kiến thức đã học. Từ đó, học
sinh rèn luyện được nhân cách thông qua việc cảm thụ văn học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Sử dụng tranh Ngữ văn lớp 6, lớp 9 nhằm nâng cao hứng thú học tập của học
sinh.
Lớp nghiên cứu: Lớp 9A
4
, lớp 6A
4
* Phạm vi nghiên cứu:
. Khối 6: Phần văn học dân gian.

. Khối 9: Phần văn học trung đại.
4. Phương pháp nghiên cứu:
3. 1. Đọc và nghiên cứu các tài liệu:
Tìm đọc những tài liệu có liên quan đến chương trình Ngữ văn lớp 6,
9; sách giáo khoa; sách giáo viên; sách thiết kế bài giảng; sách nâng cao môn Ngữ văn,
…. để có thể hướng dẫn học sinh sử dụng tranh trong mỗi văn bản.
3.2. Phương pháp điều tra:
Thường xuyên dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp trong tổ để có thể
vận dụng phương pháp, cách hướng dẫn chuẩn bị bài phù hợp với mỗi văn bản.
Điều tra, đối thoại, tìm hiểu thực trạng chuẩn bị bài, mức độ cảm
nhận ý nghĩa văn bản học sinh để có hướng thiết kế bài giảng phù hợp
Kiểm tra đối chiếu, so sánh, điều chỉnh bổ sung.
3.3. Khảo sát thực tế:
Qua giảng dạy thực tế trên lớp để nắm bắt những tồn tại trong việc
chuẩn bị bài của học sinh nhằm có hướng vận dụng phương pháp hướng dẫn phù hợp.
5. Giả thuyết khoa học:
Trong việc giảng dạy môn Ngữ văn, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ văn. Quá trình dạy học văn bản trong môn Ngữ văn
sẽ trở nên tẻ nhạt, nhàm chán, khi giáo viên chỉ sử dụng phương pháp dùng lời, đàm thoại,
vấn đáp. Nhưng nếu đề tài nghiên cứu thành công, những giải pháp đưa ra giúp giáo viên
sử dụng tranh ảnh hướng dẫn học sinh khai thác tìm tòi phát hiện thế giới quan, nhân sinh
quan mà tác giả gởi gấm trong văn bản thì tiết học sẽ trở nên sinh động, tạo được niềm
say mê hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện nhân
cách một cách nhanh chóng, hiệu quả. Học sinh sẵn sàng tiếp nhận kiến thức một cách
chủ động và nhẹ nhàng, sâu sắc.

II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Các văn bản chỉ đạo:
Nghị quyết số 40/2000/QH X ngày 9/12/2000 của Quốc Hội khóa X về đổi mới

chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông là: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục toàn
diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đại hóa đại nước, phù hợp thực tiễn và truyền thống Việt nam, tiếp cận
trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.”
Luật giáo dục 2005 chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học
nang lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Với mục
tiêu giáo dục là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ
và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
2. Các quan niệm khác về giáo dục:
Theo từ điển thì hứng thú là là hình thức biểu hiện tình cảm và nhu cầu nhận
thức của con người, hứng thú có tính ổn định phản ánh thái độ quan tâm đặc biệt của chủ
thể với đối tượng. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú, dù phải vượt qua khó
khăn, con người vẫn cảm thấy thoải mái và đạt hiệu quả cao. Cần giáo dục hứng
thú cho thế hệ trẻ theo hướng lành mạnh, văn minh, đạo đức. Minh hoạ là làm rõ
thêm, sinh động thêm nội dung của tác phẩm văn học hoặc văn bản trình bày, bằng hình
vẽ hoặc bằng những hình thức dễ thấy, dễ hiểu và dễ cảm nhận.
Để học sinh lĩnh hội được tri thức một cách tốt nhất cần hướng học sinh vào
hoạt động tích cực. Tức là học sinh phải được trực tiếp tìm hiểu, khám phá vấn đề. Dạy
học theo phương pháp đổi mới phải thực sự lấy học sinh làm trung tâm, coi hoạt động của
học sinh là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhất trong việc dạy và học. Học sinh được
hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bên cạnh đó, học sinh được mở rộng, khắc
sâu kiến thức bằng các phương tiện dạy học như máy chiếu, phiếu học tập, tranh ảnh, ….
Giữa văn bản, phương tiện dạy học và học sinh có tác động qua lại lẫn nhau tạo
mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất. Trong đó, học sinh là người khám phá, tìm hiểu; văn bản
là cánh cửa tri thức; phương tiện dạy học là chìa khóa để mở cánh cửa tri thức.

Nâng cao hứng thú học tập là điều đầu tiên mà giáo viên cần đem đến cho học
sinh trước khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu những kiến thức bổ ích. Có như thế học sinh mới
tích cực chủ động tìm hiểu khám phá những kiến thức mới, đúng như tinh thần của đổi
mới phương pháp hiện nay.
Trong giảng dạy Ngữ văn nhất là trong phân môn Văn, học sinh nhận thức được
các thông điệp mà tác giả gởi gấm vào qua ngôn ngữ và giáo viên có thể kích thích hứng
thú học tập của học sinh qua việc cụ thể hóa các thông điệp trong văn bản bằng tranh ảnh.
Tất cả những gì có thể được lĩnh hội (tri giác) nhờ sự hỗ trợ của hệ thống tín hiệu được
gọi là phương tiện trực quan.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
Qua việc giảng dạy môn Ngữ văn nhiều năm, chúng tôi nhận thấy thái độ học
tập của học sinh đối với môn Ngữ văn còn mang cảm giác giáo điều, nặng nề. Giờ học
văn bản chưa thực sự hấp dẫn được học sinh, đa số học sinh cho rằng đây là môn học nhạt
nhẽo, chỉ có lí thuyết mà không thể áp dụng vào thực tế một cách cụ thể, rõ ràng. Học
sinh nổ lực học tập không vì yêu thích văn chương mà vì để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Giáo viên dù có tích cực đến đâu mà học sinh không nổ lực thì việc dạy học cũng không
có kết quả tốt. Việc chuẩn bị qua loa sẽ dẫn đến tình trạng vào lớp học sinh không đủ thời
gian để tìm hiểu kiến thức theo gợi ý của giáo viên. Từ đó, học sinh chỉ thụ động ghi chép
theo lời giảng của giáo viên
Bên cạnh đó, thực trạng của việc dạy học sử dụng tranh ảnh trong văn bản trong
môn Ngữ văn của trường THCS Bàu Năng qua trực tiếp giảng dạy và dự giờ các đồng
nghiệp, chúng tôi nhận thấy những vấn đề sau:
. Học sinh chưa hiểu hết những nội dung hàm chứa trong tranh ảnh. Chưa xem
kiến thức bài học và phương tiện trực quan có mối quan hệ mật thiết nhau. Một số em
không chú ý quan sát tranh ảnh để rút ra nội dung bài học mà chỉ nhận xét về hình thức
là xấu hoặc đẹp của những tranh ảnh đó. Kết quả là học sinh thuộc được ghi nhớ nhưng
chưa hiểu về những bài học sâu sắc mà các tranh ảnh hàm chứa. Một số em không thích
học văn bản do không hứng thú học tập.
. Giáo viên có sử dụng tranh ảnh nhưng hiệu quả chưa cao. Giáo viên còn làm

việc nhiều, còn trả lời thay học sinh do sợ mất thời gian thay vì học sinh phải nhìn vào
tranh ảnh để tìm tòi phát hiện nội dung sâu sắc hàm chứa bên trong.
Chính vì vậy, chúng tôi đã cố gắng tìm ra giải pháp giúp học sinh hứng thú hơn
trong học văn. Tùy điều kiện của mỗi văn bản, chúng tôi cố gắng tìm tranh ảnh minh họa
để học sinh có hứng thú học tập đạt kết quả cao hơn.
2. Sự cần thiết của đề tài:
Việc sử dụng đồ dùng dạy học có vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả
nhận thức của học sinh trong việc học văn bản. Nếu không sử dụng đồ dùng dạy học là đã
bỏ qua rất nhiều điều thuận lợi cho người giáo viên và lao động sư phạm. Trong thực tế,
có nhiều giáo viên ngại sử dụng tranh ảnh mất thời gian lại nặng tính hình thức, đối phó
nên hiệu quả giảng dạy không cao.
Sử dụng tranh ảnh góp phần bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao
nhận thức của học sinh vào văn chương, phát triển tư duy và năng lực nhận thức, giúp
giáo viên không phải thuyết trình hoặc diễn giải một sự vật, hiện tượng nào đó mà học
sinh phải lắng nghe, tưởng tượng, giáo viên không phải mất thời gian nhắc đi nhắc lại
nhiều lần.
Sử dụng phương tiện tranh ảnh giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, nhớ lâu nội
dung bài học. Sự tiếp thu kiến thức ở học sinh cùng một lúc huy động nhiều giác quan
tham gia, do đó các thông tin tiếp thu sẽ trở nên vững chắc hơn, chẳng những dễ nhớ mà
còn nhớ lâu hơn và học sinh cũng dễ rèn luyện tình cảm, nhân cách hơn.
Để tiết học thật sự có hiệu quả thì phần quan trọng không thể thiếu, quyết định
sự thành công của tiết học hay không chính là khâu chuẩn bị. Giáo viên phải chuẩn bị chu
đáo về kiến thức, tranh ảnh và phương pháp sư phạm; bên cạnh đó học sinh cũng phải
chuẩn bị bài tốt để có thể nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm. Những kiến thức
này phải được đầu tư, tìm hiểu kỹ từ ở nhà để vào lớp học sinh sẳn sàng tham gia xây
dựng bài mới, chiếm lĩnh kiến thức một cách cơ bản nhất, sâu sắc nhất.
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
1. Nâng cao hứng thú học tập văn bản môn Ngữ văn cho học sinh thông qua
việc sử dụng phương tiện tranh ảnh.
Trong môn Ngữ văn, nhất là văn bản, học sinh cảm nhận nội dung văn bản chủ

yếu bằng ngôn từ. Tranh minh họa chỉ là một trong những phương tiện hỗ trợ cho qua
trình tiếp nhận văn bản của học sinh. Tuy nhiên, tranh minh họa cũng cần thiết đối với
việc giảng dạy. Nó góp phần nâng cao hứng thú học tập văn bản ở học sinh và giúp cho
học sinh tiếp thu tri thức một cách nhẹ nhàng hơn. Bởi một không khí học tập đầy hứng
khởi sẽ kích thích sự say mê, giúp học sinh tập trung tốt hơn vào bài học và có niềm tin
vào những gì mà các em tiếp thu được, như thế hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao.
Có yêu thích bộ môn và tìm được hứng thú trong học tập thì học sinh sẽ tự giác
tích cực và tự chủ động trong các hoạt động học tập. Như vậy, tìm biện pháp để có thể gây
hứng thú cho các hoạt động học tập là nhiệm vụ của người thầy.
Muốn hướng dẫn học sinh sử dụng tranh đạt được hiệu quả cao, giáo viên cần:
. Chủ động trong mọi hoạt động trên lớp.
. Tạo không khí lớp học thân thiện.
. Tạo tình huống có vấn đề, có hệ thống qua tranh ảnh minh họa.
. Tranh ảnh minh họa phải phong phú, phù hợp nội dung, rõ, đẹp.
. Nêu mục đích và phương pháp quan sát tranh ảnh.
. Nêu yêu cầu giải thích, nhận xét nội dung tranh ảnh.
Bên cạnh đó, không khí lớp học cũng góp phần rất lớn cho hoạt động học tập
được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, thoải mái. Tập thể học sinh có những hoạt
động đồng bộ, thống nhất theo sự điều khiển của giáo viên, tránh các tình huống căng
thẳng không cần thiết. Vui tươi mà nghiêm túc.
Hoạt động tương ứng của học sinh gồm:
. Nắm được mục đích yêu cầu giải thích, nhận xét nội dung tranh ảnh.
. Quan sát tranh ảnh, tìm ra những kiến thức cần tiếp thu.
. Rút ra nhận xét, kết luận về những kiến thức cần lĩnh hội qua tranh ảnh.
2. Giải pháp:
2.1. Đối với giáo viên:
Khi thiết kế bài giảng, giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung, tìm hiểu
xem việc sử dụng tranh ảnh có thực sự cần thiết minh họa cho nội dung bài học hay
không. Tranh ảnh minh họa phải gắn liền với nội dung, phương pháp và ý đồ sư phạm của
giáo viên chứ không phải chỉ để phô trương.

Ngoài việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo các câu hỏi đọc-
hiểu văn bản trong sách giáo khoa, giáo viên cần gợi ý cho học sinh quan sát tranh trong
sách giáo khoa, sưu tầm tranh theo nội dung văn bản để khi vào lớp việc tìm hiểu văn bản
sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn. Học sinh sẽ hiểu được mình sẽ làm gì, chuẩn bị như thế nào
cho bài mới. Giáo viên không nên dặn dò học sinh một cách chung chung. Giáo viên phải
phân loại được các đối tượng học sinh để có thể yêu cầu mức chuẩn bị bài cũ, bài mới cho
phù hợp với khả năng từng em. Cơ bản là phải khuyến khích, phải kiểm tra việc chuẩn bị
ở nhà một cách khoa học và cụ thể.
a. Sử dụng tranh ảnh đúng lúc, đúng chỗ không phân tán sự chú ý của học
sinh.
Đối với việc sử dụng tranh minh họa cho nội dung văn bản, giáo viên phải cân
nhắc xem bức tranh có thể đưa ra giới thiệu cho học sinh ở nội dung nào, chi tiết nào.
Trong trường hợp có những bức tranh có thể minh họa cho nhiều đoạn, nhiều chi tiết
trong văn bản thì giáo viên phải lựa chọn, cân nhắc làm sao cho việc minh họa đạt hiệu
quả cao nhất. Tránh tình trạng học sinh sau khi xem và bình tranh ở chi tiết này rồi lại
xem và bình tranh ở chi tiết khác trong cùng một văn bản. Ngoài ra, nếu sử dụng tranh
cho mục đích thứ nhất xong mà giáo viên không gỡ tranh xuống để đến một chi tiết nào
đó sử dụng minh họa luôn sẽ khiến cho học sinh cứ nhìn tranh không thể tập trung vào bài
học được. Như thế, việc sử dụng tranh của giáo viên sẽ không có hiệu quả.
Ví dụ khi dạy bài Con Rồng, cháu
Tiên ở lớp 6, giáo viên treo tranh Lạc Long
Quân và Âu Cơ cùng với các con làm nền để
gợi ý cho học sinh nhận xét các nhân vật
trong tranh để giới thiệu bài học mới. Giáo
viên hướng cho học sinh quan sát về cách ăn
mặc, bối cảnh chung của bức tranh xác định
về giai đoạn sống của người Việt trong tranh.
Từ đó, giáo viên cho học sinh dựa vào tranh
tự giới thiệu bài học mới. Như vậy sẽ kích
thích được hứng thú tìm hiểu về nguồn gốc

người Việt của học sinh. Tranh này cũng minh họa cho chi tiết cuối cùng của câu chuyện,
Lạc Long Quân và Âu Cơ chia 50 con lên núi và 50 con xuống biển để từ đó giáo viên gợi
cho học sinh cảm nhận về ý nghĩa của câu truyền thuyết về sự mở mang bờ cõi, về các
dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà phải đoàn kết với nhau trong dựng
nước và giữ nước. Nếu giới thiệu bài xong, giáo viên không gỡ tranh xuống mà để luôn
đến khi rút ra bài học từ nội dung câu chuyện thì sẽ phân tán ngay sự tập trung chú ý của
học sinh trong suốt quá trình tìm hiểu nội dung văn bản.
Hoặc khi dạy bài Truyện Kiều của Nguyễn Du ở lớp
9, đây là bài giảng mang tính giới thiệu tác phẩm Truyện
Kiều cho học sinh nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật
mà thôi, giáo viên có thể dùng tranh các bản Truyện Kiều
bằng chữ Nôm và được dịch ra tiếng nước ngoài để giới
thiệu bài. Như vậy sẽ tạo sự lôi cuốn mạnh mẽ, cho học
sinh cảm giác muốn tìm hiểu về giá trị một nhà thơ, một
tác phẩm thơ như thế nào mà được nhiều nước trên thế
giới biết đến và ngưỡng mộ. Nhưng nếu tranh giáo viên để
tranh treo suốt thời gian tìm hiểu Truyện Kiều thì học sinh
không thể tập trung vào việc nắm nội dung truyện được.
Tình huống xảy ra là học sinh có thể không chú ý bài học
mà chỉ lo nhìn và so sánh bản truyện bằng chữ Nôm và
bản truyện bằng tiếng nước ngoài đẹp xấu mà thôi. Điều
đó làm giảm đi hiệu quả của tiết học.
b. Sử dụng triệt để kênh hình trong sách giáo khoa.
Một số văn bản trong sách giáo khoa có kênh hình minh họa cho nội dung
văn bản như ở lớp 6 có bài Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng
hay ở lớp 9 có bài Chuyện người con gái Nam Xương; Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt
Nga. Một số giáo viên đã phóng to tranh trong sách giáo khoa và treo lên bảng cho cả lớp
nhìn và phân tích, bình tranh. Theo chúng tôi, điều đó là không cần thiết. Khi hướng dẫn
học sinh tự học ở nhà, chúng tôi đã có thao tác là hướng dẫn học sinh nghiên cứu tìm hiểu
các chi tiết trong tranh ở sách giáo khoa, xác định tranh đó phục vụ cho chi tiết nào trong

văn bản và ý nghĩa của tranh là gì, các chi tiết trong tranh có phù hợp với nội dung văn
bản, có thể rút ra được bài học gì, …. để học sinh có thể bước đầu cảm nhận được thông
điệp mà tác giả gởi gấm trong nội dung văn bản. Vào lớp, với sự gợi ý của giáo viên, học
sinh có thể nêu được nhận xét, cảm nhận của mình về bức tranh và nội dung văn bản. Như
vậy học sinh sẽ cảm thấy mình có đủ năng lực để hiểu và chiếm lĩnh kiến thức trong văn
bản và cảm thấy hứng thú hơn trong việc bình tranh.
Ví dụ, khi quan sát tranh minh họa cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
(sgk.32 tập I) bài Sơn Tinh, Thủy Tinh ở lớp 6, giáo viên gợi ý cho học sinh xác định nhân
vật Sơn Tinh và nhân vật Thủy Tinh, quan sát chi tiết thể hiện trận đánh khốc liệt giữa hai
vị thần, chi tiết nước dâng lên bao nhiêu thì núi dâng lên bấy nhiêu, hình ảnh Sơn Tinh
dũng mãnh trong trận chiến, …. Giáo viên nêu vấn đề để học sinh tự tái hiện lại cuộc
chiến của hai vị thần và tự so sánh được trận chiến này với hiện tượng lũ lụt thường xảy
ra ở lưu vực sông Hồng. Có như vậy học sinh mới cảm thấy thích thú hơn trong việc tìm
ra ý nghĩa văn bản và nghệ thuật tưởng tượng với nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn mà tác giả
dân gian đã xây dựng trong truyện. Cũng từ đó, gợi cho học sinh cảm nhận hình ảnh
người Việt cổ có những ước mơ gì, đồng thời học sinh nêu lên được cảm nghĩ, niềm tự
hào về hình ảnh ông cha xưa đã chiến thắng thiên tai như thế nào.
Hoặc tranh Lục Vân Tiên đánh cướp cứu dân làng và Kiều Nguyệt Nga
(sgk.110 tập I) bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu, giáo viên
gợi ý cho học sinh quan sát tranh, nhận xét về hình tượng Lục Vân Tiên khi đánh bọn
cướp Phong Lai, hình ảnh lửa cháy khắp nơi, nhân dân chạy loạn và hình ảnh Kiều
Nguyệt Nga cùng nàng tì tất Kim Liên đang run rẩy ngồi trên xe ngựa … từ các chi tiết
trong thơ đến hình ảnh trực quan trong sách giáo khoa học sinh thích thú hơn trong việc
tái hiện hình ảnh người anh hùng ngày xưa như thế nào theo quan niệm đạo đức mà nhà
thơ ca ngợi. Từ đó, học sinh rút ra được bài học giúp người với tinh thần làm ơn há dễ
trông người trả ơn và nêu lên sự rèn luyện đạo đức bản thân như thế nào.
c. Khi sử dụng tranh minh họa do Bộ Giáo dục cấp, giáo viên cần nghiên cứu và
định hướng cho học sinh quan sát để cảm nhận ý nghĩa văn bản một cách có hiệu quả
nhất.
Tuy bộ tranh do Bộ Giáo dục cấp không đầy đủ cho tất cả các văn bản trong

sách giáo khoa nhưng ở những bài có tranh minh họa thì nội dung bài học thể hiện qua
các bức tranh rõ nét và khá đầy đủ. Hình ảnh trong tranh rõ đẹp cũng góp phần tạo hứng
thú học tập cho học sinh.
Sử dụng tranh minh họa không nên tùy tiện mà cũng có những nguyên tắc
nhất định:
. Tranh được sử dụng không nên cho học sinh xem trước nhằm tạo bất
ngờ hứng thú khi tìm hiểu văn bản.
. Sử dụng tranh có hiệu quả và hợp lý giữa các khâu, các phần. Khi đưa
tranh vào sử dụng phải đặt câu hỏi để đưa học sinh vài tình huống có vấn đề nhằm phát
huy tác dụng của việc dùng tranh minh hoạ.
Đối với các tranh minh họa cho tác phẩm dân gian ở lớp 6, học sinh không
được quan sát trước ở nhà, giáo viên phải gợi ý vừa giúp học sinh quan sát tranh nhanh
vừa định hướng cho học sinh phát hiện tranh minh họa cho phần nào, chi tiết nào, nhân
vật nào của truyện; tranh có làm rõ tính cách nhân vật không?, …. Khi đã nắm rõ nội
dung tranh, học sinh sẽ thích thú hơn khi có cảm giác tự mình tìm ra được kiến thức trong
văn bản.
Ví dụ trong câu chuyện Ông lão đánh
cá và con cá vàng ở lớp 6 có bức tranh bà
lão ngồi bên túp lều cũ nát với cái máng
lợn sứt mẻ. Trong phần tìm hiểu nghệ
thuật xây dựng câu chuyện, giáo viên có
thể cho học sinh quan sát tranh và xác
định bối cảnh nhân vật bà lão bên túp lều
cũ nát, cái máng sứt mẻ, lưới đánh cá,
thuyền và biển lặng sóng để học sinh xác
định vị trí bức tranh. Có học sinh xác định
đây là bức tranh miêu tả hoàn cảnh sống
của ông bà lão ở đầu câu chuyện lúc ông
lão chưa gặp cá vàng. Họ sống trong cảnh nghèo nhưng vui vẻ. Nhưng cũng có học sinh
sẽ xác định đây là kết cục của bà lão do sự tham lam, mất cả tình người ở cuối câu

chuyện. Từ đây, giáo viên kích thích học sinh khám phá về nghệ thuật xây dựng truyện
hoàn cảnh sống của vợ chồng ông lão là đầu cuối giống nhau thông qua bức tranh của tác
giả, thích thú hơn về việc nhận xét và bình tranh khi tự rút ra kết luận về nghệ thuật xây
dựng kết cấu vòng của truyện, kết cấu này thường xuất hiện trong truyện cổ tích.
Ví dụ, trong văn bản Cây bút thần, khi
dạy đến nội dung Mã Lương vẽ cho người
nghèo, giáo viên cho học sinh quan sát
tranh thứ nhất, nhận xét chi tiết trong
tranh như nét mặc của người dân, những
vật dụng Mã Lương đã vẻ và đặt vấn đề:
Tại sao Mã Lương không vẽ những vật
quý như vàng, bạc, đá quý, … mà chỉ vẽ
cuốc, cày, … cho người nghèo? để học
sinh tự tìm ra được ý nghĩa Mã Lương
giúp nhân dân công cụ lao động tạo ra của
cải, vật chất là giúp họ có được cuộc sống
ấm no lâu dài. Từ chi tiết này, giáo viên nhấn mạnh thêm ý nghĩa của sự lao động đối với
cuộc sống con người để giáo dục học sinh.
Khi dạy đến nội dung Mã Lương vẽ
cho tên vua, giáo viên cho học sinh quan
sát tranh thứ hai, gợi ý cho học sinh xác
định vị trí và hành động của Mã Lương, vị
trí và hoàn cảnh của tên vua độc ác. Từ
đó, giáo viên đặt vấn đề thảo luận: Qua
bức tranh thứ nhất và bức tranh thứ hai,
em hãy so sánh và cho biết thái độ của
Mã Lương đối với người nghèo và bọn
thống trị như thế nào? Qua đó, ta biết gì
về phẩm chất của Mã Lương?
Học sinh quan sát hai tranh và có thể

rút ra nhận xét:
. Bức tranh thứ nhất: Mã Lương rất vui, hạnh phúc khi vẽ cho người
nghèo.
. Bức tranh thứ hai: Mã Lương căm giận, đang ra tay trừng trị bọn thống
trị.
Từ đó, học sinh xác định được phẩm chất của Mã Lương là thông minh, yêu
quý người nghèo; căm ghét bọn thống trị tham lam, độc ác. Cuối cùng, giáo viên gợi ý
cho học sinh bộc lộ tình cảm và rút ra bài học cho bản thân. Ở thao tác này, giáo viên đã
tạo điều kiện cho học sinh phát huy được khả năng quan sát và so sánh tranh để rút ra kết
luận.
Đối với tranh minh họa truyện trung đại lớp 9, Bộ giáo dục cung cấp quá ít.
Chỉ có một số tranh chân dung tác giả như Nguyễn Đình Chiểu, tranh giới thiệu tác phẩm
như tác phẩm Truyện Kiều, Lục Vân Tiên. Khi sử dụng loại tranh này, giáo viên định
hướng cho học sinh tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của tác giả qua các tranh chân dung
để từ đó gợi cho học sinh về sự nghiệp sáng tác gắn với cuộc đời tác giả. Ngoài ra, ở
chùm tranh minh họa các nhân vật trong truyện, giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét
tính cách nhân vật thể hiện qua đường nét, màu sắc của tranh so với sự diễn tả trong thơ
và từ đó học sinh có thể cảm nhận được số phận cũng như bản chất của nhân vật để từ đó
giúp học sinh xác định cách sống ở đời có nghĩa, có nhân, rèn luyện bản thân trở thành
người tốt, giúp ích cho xã hội.
Ví dụ, với tranh minh họa các nhân vật trong
Truyện Kiều, có thể sử dụng khi giới thiệu Truyện Kiều.
Sau phần tóm tắt truyện, giáo viên gợi cho học sinh quan
sát cách thể hiện hình dáng, nét mặt, cử chỉ của nhân vật
trong tranh. Giáo viên nêu vấn đề để học sinh xác định
được các nhân vật đúng với các đặc điểm mà học sinh vừa
biết được qua sự giới thiệu tác phẩm của giáo viên. Ở đây,
giáo viên có thể phát huy được kỹ năng nhận xét, phân tích
của học sinh. Đồng thời học sinh cũng bày tỏ được thái độ,
tình cảm đối với các số phận trong truyện.

Ngoài ra, qua quan sát học sinh cảm nhận được tài
hoa miêu tả của Nguyễn Du qua ảnh minh họa về con
người và cảnh sắc thiên nhiên. Với cách giới thiệu này,
giáo viên tạo hứng thú tìm hiểu số phận cũng như tài miêu
tả của Nguyễn Du trong các đoạn trích sẽ học tiếp theo.
Ngoài việc sử dụng tranh minh họa do Bộ Giáo dục cấp, giáo viên có thể tự
tìm thêm nguồn tranh để phục vụ cho giảng dạy như sưu tầm, tự vẽ. Đối với nguồn tranh
này phải đáp ứng được yêu cầu về thẩm mĩ, nội dung phù hợp và có ý nghĩa giáo dục cao.
Tránh tình trạng tranh không đúng với chủ đề, nội dung sẽ gây sự khó hiểu cho học sinh
khi giáo viên minh họa. Như vậy, sự chuẩn bị tranh ảnh của giáo viên là rất cần thiết cho
giáo viên trước khi lên lớp.
Ví dụ, trong bài Cậu bé thông minh ở lớp 6, học sinh đã vẽ bốn bức tranh minh
họa cho bốn lần thể hiện trí thông minh của mình. Khi gợi ý cho học sinh vẽ tranh, giáo
viên đã phát huy được sự tưởng tượng, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, thông qua
việc vẽ tranh, học sinh cũng đã tự nắm bắt kiến thức cần thiết trong văn bản. Điều này
giúp học sinh hào hứng hơn khi phát huy tính tích cực của bản thân.

Hoặc trong bài Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du ở lớp 9, giáo viên đã sưu tầm
hai bức tranh miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều, Thúy Vân và tài năng của Thúy Kiều. Khi
dạy đoạn miêu tả sắc đẹp của chị em Kiều thì giáo viên treo tranh thứ nhất. Khi quan sát
tranh, với sự thể hiện về con người và cảnh sắc thiên nhiên trong tranh, học sinh dễ cảm
nhận và hứng thú trong việc miêu tả nét đẹp của Vân và Kiều. Trong bức tranh thứ hai,
hình ảnh Kiều đang đánh đàn, học sinh dễ liên tưởng đến tài năng của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến. Từ đó, học sinh cảm thấy muốn tìm hiểu về số phận của nhân vật Thúy
Kiều.

Hoặc khi dạy bài Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du ở lớp 9, giáo viên cũng có thể
cho học sinh tưởng tượng, vẽ chân dung Thúy Kiều, Thúy Vân và gợi ý cho học sinh so
sánh với các tranh chị em Thúy Kiều do giáo viên sưu tầm từ đó học sinh cảm nhận được
vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.

Khi học sinh xem tranh, giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh: Nếu cần minh họa
cho truyện, các em có thể có cách chọn cảnh và nhân vật khác để minh họa hay không?
Hãy dùng lời để mô tả bức tranh mà em định vẽ theo ý tưởng của em? …. Điều này giúp
học sinh khắc sâu kiến thức và phát huy được sự sáng tạo.
d. Việc sử dụng tranh cần kết hợp linh hoạt với hệ thống câu hỏi.
Trong quá trình phân tích văn bản, giáo viên cần đưa tranh minh họa để bổ sung,
khắc sâu kiến thức. Khi treo tranh xong, giáo viên có thể đưa câu hỏi ngay ra lúc ban đầu
để tạo tâm thế hứng thú ở học sinh. Điều giáo viên cần lưu ý là nếu đưa tranh liên tục làm
cho học sinh không còn chú ý đến nội dung bài học mà chỉ bình phẩm tranh đẹp xấu mà
thôi. Khi học sinh đã khai thác hết nội dung tranh, giáo viên cần phải cất tranh ngay.
Cũng có thể đưa tranh minh họa sau khi đã phân tích đầy đủ nội dung, ý nghĩa của văn
bản để học sinh mở rộng, củng cố kiến thức.
Ví dụ, khi đã phân tích văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, miệng ở lớp 6, giáo viên có
thể đưa ra bức tranh minh họa các chi tiết trong truyện gồm bốn tranh nhỏ. Học sinh quan
sát, dựa vào tranh để kể tóm tắt lại câu chuyện. Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý
cho học sinh tìm hiểu vấn đề như:
1. Em suy nghĩ gì về việc so bì của cô Mắt, bác Tai, cậu chân, cậu Tai?
2. Câu nói của bác Tai: “Chúng ta lầm rồi các cháu ạ.” Có ý nghĩa như thế
nào?
3. Trong câu chuyện, lão Miệng đã rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
4. Việc cô Mắt, bác Tai, cậu chân, cậu Tai đã đi tìm thức ăn cho lão Miệng có ý
nghĩa gì?
5. Qua câu chuyện, em hiểu gì về cuộc sống của các nhân vật trong truyện?
6. Từ câu chuyện, em rút ra cho bản thân bài học gì?
Sau khi quan sát tranh và trả lời những câu hỏi của giáo viên, học sinh đã tự rút ra
được bài học từ nội dung truyện như trong một tập thể thì mỗi thành viên không thể sống
tách rời nhau mà phải biết nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để tồn tại. Giáo viên cho
nhiều học sinh học sinh đưa ra cách thể hiện tinh thần tập thể của bản thân. Thông qua đó,
giáo viên đưa ra một số ví dụ chứng minh tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc để giáo dục kĩ năng sống đoàn kết từ trong gia đình, lớp học,

trường học và cả ngoài xã hội sẽ tạo nên sức mạnh thành công. Hướng học sinh tự rèn
luyện cho mình tính tốt này.

Hoặc khi dạy bài Truyện Kiều ở lớp 9, giáo viên đưa tranh chụp các bản Truyện
Kiều bằng chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ và được dịch ra tiếng nước ngoài để củng cố và nhấn
mạnh sức sống mãnh liệt của truyện thơ Nôm Việt Nam. Giáo viên có thể gợi ý cho học
sinh bằng các câu hỏi như sau:
1. Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác bằng thứ chữ nào?
2. Ngoài chữ Nôm, được dịch ra bằng những thứ chữ nào trên thế giới?
3. Theo em, Truyện Kiều của Việt Nam có sức sống như thế nào?
4. Khi sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dựa theo cốt truyện Kim Vân
Kiều truyện của Thanh tâm tài Nhân bên Trung Quốc, tồn tại từ cuối thế kỷ XVIII – đầu
thế kỷ XIX nhờ vào những yếu tố nào?
4. Em có suy nghĩ gì về sức sống mãnh liệt của Truyện Kiều cũng như thơ
Nôm Việt Nam?
Hoặc khi dạy bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt
Nga của Nguyễn Đình Chiểu, trong phần giới
thiệu tác giả và tác phẩm, giáo viên treo tranh có
chân dung và đền thờ Nguyễn Đình Chiểu cùng
một số ảnh chụp tác phẩm Lục Vân Tiên, giáo
viên có thể đặc câu hỏi tìm hiểu về thân thế và sự
nghiệp của tác giả. Đặc biệt là câu hỏi tìm hiểu về
tác phẩm như sau:
1. Truyện Lục Vân Tiên được sáng tác bằng thứ chữ nào?
2. Ngoài chữ Nôm, truyện có được dịch ra thứ tiếng nào nữa không?
3. Em có nhận xét gì về nội dung truyện Lục Vân Tiên và cuộc đời của
Nguyễn Đình Chiểu?
4. Như vậy,ngoài hình thức sinh hoạt văn háo dân gian, sức sống của
truyện Lục Vân Tiên còm thể hiện ở điểm nào?
đ. Quan sát tranh để phát huy tính tư duy của học sinh.

Trong quá trình quan sát tranh, giáo viên phát huy tính tư duy cho học sinh
bằng cách hướng dẫn học sinh nhận xét tranh như: Tranh có thể hiện được đúng cá chi
tiết không? Tranh có thể hiện được tính cách nhân vật không? Tranh có đúng như học
sinh đã hình dung nhân vật, cảnh vật, sự việc hay không?
Ngoài ra, để tiết học sinh động hơn, học sinh nắm vững kiến thức hơn và phát
huy được tính tư duy sáng tạo hơn, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ tranh minh họa cho nội
dung văn bản theo cách hiểu của học sinh. Sau khi học xong văn bản, học sinh trình bày
nội dung tranh tự vẽ và so sánh với nội dung bài học nhằm khắc sâu kiến thức.
Ở thao tác này, giáo viên cho học sinh nhận xét và bình tranh lẫn nhau. Có như
thế, học sinh sẽ phát hiện được những điểm yếu của mình để rèn luyện và phát huy những
điểm mạnh trong học tập.
Ví dụ, khi dạy bài Treo biển ở lớp 6, giáo viên có thể cho học sinh vẽ các tranh
minh họa về nội dung của cái biển trong mỗi lần thay đổi và gợi ý cho học sinh tìm ra bài
học mà tác giả dân gian muốn dạy chúng ta. Giáo viên cho mỗi nhóm học sinh treo tranh
lên và bình luận nội dung và hình thức của tranh để kích thích lòng ham muốn tìm tòi và
sáng tạo của học sinh.

Hoặc trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du, với
bức tranh này giáo viên cho học sinh quan sát, miêu tả, cảm nhận
tình cảnh và số phận của Thúy Kiều trong những chuỗi ngày ở lầu
Ngưng Bích. Giáo viên nêu vấn đề tạo tình huống cho học sinh dự
đoán về số phận của Thúy Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn
trích. Như vậy học sinh càng phát huy được tính tích cực học tập
hơn.

e. Tất cả các tranh, ảnh liên quan đến tác giả, đến nội dung tác phẩm được đưa ra
trong thời gian đầu giờ, giữa giờ hay cuối giờ do giáo viên cân nhắc để quyết định.
Điều quan trọng có tính nguyên tắc là việc sử dụng tranh, ảnh phải có tác dụng
củng cố, khắc sâu ấn tượng về tác giả, nội dung tác phẩm.
Ví dụ, tranh bà lão bên túp lều cũ nát cạnh bờ biển với cái máng lợn ăn sứt mẻ,

giáo viên có thể treo lúc giới thiệu hoàn cảnh sống của gia đình ông lão và sau khi cá
vàng lặn sâu xuống biển, bà lão trở lại cảnh nghèo khó như xưa. Giáo viên lựa chọn sử
dụng thời điểm cuối câu chuyện sẽ có tác dụng khắc sâu kiến thức và bài học xử thế trong
cuộc sống thông qua nhân vật ông lão và bà lão cho học sinh hơn.
Hoặc chùm tranh về Nguyễn Đình Chiểu, giáo viên treo lúc tìm hiểu về tác giả
là có tác dụng giúp học sinh hiểu về một thời kỳ gian khổ của dân tộc và sức sống của
một nhà nho yêu nước, bất hợp tác với thực dân Pháp. Nghị lực và tinh thần cứng cỏi của
ông đã được thể hiện khá đạt trong bức chân dung. Một số ảnh chụp tác phẩm của
Nguyễn Đình Chiểu chứng tỏ ông có một vị trí quan trong trong lịch sử văn học nước ta.
Từ đây, giáo viên giáo dục học sinh niềm tự hào về dân tộc.
2.2. Đối với học sinh:
. Học sinh đọc, nắm được các chi tiết, nội dung văn bản ở nhà thông qua các
câu hỏi đọc- hiểu văn bản trong sách giáo khoa và câu hỏi chuẩn bị bài mà giáo viên yêu
cầu.
. Quan sát tranh trong sách giáo khoa, tranh tự vẽ, tranh của giáo viên một
cách cẩn thận để nắm được mục đích yêu cầu giải thích, bình tranh theo gợi ý của giáo
viên.
. Tự phát hiện chi tiết lý thú để vẽ thành tranh nhằm khắc sâu tri thức. Kết hợp
với các bạn cùng bàn, cùng nhóm vẽ và bình tranh để tìm ra những kiến thức theo yêu cầu
bài học.
. Qua quan sát tranh, có thể đưa ra những nhận xét, ý kiến, bài học được gởi
gấm qua văn bản.
* Qua thời gian áp dụng các giải pháp sử dụng tranh minh họa cho các văn bản
trong môn Ngữ văn, chúng tôi nhận thấy muốn đạt hiệu quả tốt cần phải có sự linh hoạt
trong quá trình sử dụng. Tùy nội dung từng văn bản mà chúng tôi áp dụng cho đúng lúc,
đúng chỗ. Việc sử dụng tranh minh họa sẽ tạo tâm thế học tập tốt ở học sinh, tiết dạy sinh
động hơn, không còn nhàm chán. Đồng thời giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về các
văn bản đã học.
3. Kết quả đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện chúng tôi nhận thấy thái độ học tập của học

sinh lớp 9A
4
và lớp 6A
4
có sự chuyển biến tích cực, sự hứng thú học tập môn Ngữ văn
của các em tăng dần, thể hiện qua không khí học tập sôi nổi ở lớp, sự chuẩn bị bài và tiếp
thu kiến thức mới ở các em dần tốt.
Tính đến thời điểm hiện nay thì kết quả lớp 6A
4
như sau:
Thời điểm Giỏi Khá Trung bình Yếu
Đầu năm 7 – 18.4% 15 – 39.4% 16 – 42.1%
Giữa HKI 11 – 28.9% 17 – 44.7% 10 – 26.4%
HKI 1 – 2.6% 12 – 31.6% 16 – 42.1% 9 – 23.7%
Đầu HKII 1 – 2.6% 18 – 47.4% 13 – 34.2% 6 – 15.8%
Tính đến thời điểm hiện nay thì kết quả lớp 9A
4
như sau:
Thời điểm Giỏi Khá Trung bình Yếu
Đầu năm 1 – 2.7% 6 – 16.2% 20 – 54.1% 10 – 27%
Giữa HKI 1 – 2.7% 10 – 27% 18 – 48.6% 8 – 21.6%
HKI 2 – 5.4% 15 – 40.5% 14 – 37.8% 6 – 16.2%
Đầu HKII 3 – 8.1% 17 – 45.9% 13 – 35.1% 4 – 10.8%

III. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
Việc nâng cao hứng thú học tập cho học sinh qua sử dụng tranh ảnh minh họa là
công việc không thể thiếu của giáo viên trong quá trình giảng dạy văn bản. Bởi vì khi học
sinh cảm thấy hứng thú học tập thì các em mới cảm thấy yêu thích bộ môn, yêu thích văn
chương, nhận ra được những giá trị nhân văn của các văn bản đã học, góp phần nâng cao

thái độ học tập và chất lượng giảng dạy. Tùy vào nội dung của từng văn bản mà giáo viên
sử dụng tranh phù hợp, không sử dụng tràn lan, gây nặng nề dẫn đến thiếu hiệu quả.
Việc sử dụng tranh minh họa cho văn bản là cả một quá trình tìm tòi, sáng tạo,
chuẩn bị chu đáo của bản thân giáo viên. Là một giáo viên dạy văn, chúng tôi luôn học
hỏi ở đồng nghiệp để có được những tiết giảng văn sâu sắc và đầy hứng thú.
. Nghiên cứu nội dung văn bản, xác định chi tiết minh họa tranh ảnh.
. Có hệ thống câu hỏi gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh minh họa
. Tranh phải được sử dụng đúng thời điểm, đúng nội dung.
. Bổ sung nguồn tranh qua giáo viên và học sinh tự vẽ.
. Hướng dẫn học sinh bình tranh.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở học sinh thực
hiện tốt việc chuẩn bị ở nhà trong mỗi văn bản. Có như vậy, học sinh có thể nắm được
kiến thức bài mới nhanh và sâu hơn.
Muốn đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, giáo viên cần có hệ thống câu hỏi cụ thể
giúp học sinh chuẩn bị bài thật tốt ở nhà.
Bên cạnh đó, có được kết quả giảng dạy và học tập tốt của giáo viên và học sinh là
do có sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật
chất trang thiết bị dạy học.
2. Hướng phổ biến đề tài:
Với đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng tranh Ngữ văn lớp 6, lớp 9 nhằm nâng
cao kết quả học tập” được áp dụng ở lớp 6A
4
, lớp 9A
4
năm học 2010- 2011 sẽ được áp
dụng rộng rãi cho các khối lớp khác trong trường trung học cơ sở Bàu Năng. Đồng thời,
khi thực hiện có hiệu quả có thể áp dụng ở các trường trung học cơ sở trong huyện Dương
Minh Châu.
3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài:
Kết hợp với các giáo viên trong cùng bộ môn, chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng đề tài

mình nghiên cứu vào các năm học tới để các tiết dạy Ngữ văn đạt được hiệu quả hơn.
Chúng tôi rất mong muốn được sự hỗ trợ của Phòng Giáo dục Dương Minh Châu, Ban
giám hiệu trường trung học cơ sở Bàu Năng để chúng tôi có điều kiện nghiên cứu thành
công đề tài hơn, phục vụ việc giảng dạy cũng như nâng cao chất lượng học tập của học
sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ giáo dục và đào tạo- Dự án
Việt- Bỉ, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, năm 2010.
2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Ngữ văn của Bộ giáo dục
và đào tạo, vụ giáo dục trung học – NXB GD năm 2007
3. Dạy học Ngữ văn 6 – NXB GD
4. Ngữ văn 9 từ tiếp nhận đến thực hành tập I do Vũ Dương Quý chủ biên – NXB
GD năm 2006
5. Dạy học Ngữ văn 6 Tập I của Nguyễn Trọng Hoàn và Hà Thanh Huyền – NXB
GD năm 2005
6. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9, lớp 6 – NXB GD
7. Sách giáo viên Ngữ văn lớp 9, lớp 6 – NXB GD
8. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III ( 2004 – 2007)
môn Ngữ văn – NXB GD
MỤC LỤC
I Đặt vấn đề Trang 1
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu Trang 2
5. Giả thuyết khoa học
II Nội dung
1. Cơ sở lý luận của đề tài Trang 4
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Trang 5
3. Nội dung vấn đề Trang 6

4. Kết quả đề tài Trang 15
III Kết luận Trang 16
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Cấp trường (Đơn vị)
Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Xếp loại:
2. Cấp phòng (Huyện, Thị)
Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Xếp loại:

×