Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

hướng dẫn đọc, thảo luận văn bản trong sách giáo khoa địa lí 8, giúp phát huy tính tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.24 KB, 25 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN ĐỌC, THẢO LUẬN VĂN BẢN TRONG SÁCH
GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 8, GIÚP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Họ và tên tác giả: Trần Thị Tuyết Hồng – Võ Thị Hạnh.
Đơn vị công tác: Trường THCS Bàu Năng
1. Lý do chọn đề tài:
Do sự chuyển biến về dạy và học tích cực của giáo viên và học sinh còn chậm chuyển
biến, cách tổ chức tiết dạy trên lớp không gây hứng thú cho HS rất nhiều giáo viên khai
thác SGK còn đơn điệu, hướng dẫn học sinh đọc và thảo luận văn bản trong SGK Địa lí
quá sơ sài đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với chất lượng dạy học, đồng thời hạn chế
việc phát triển trí tuệ của học sinh khi học môn Địa lí; từ đó việc dạy và học Địa lí không
chỉ trở thành gánh nặng của thầy và trò mà để lại sự nhàm chán, học sinh không thích học
bộ môn.
Dạy và học như trên sẽ không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không phát huy tính tích cực trong học tập, hạn
chế chất lượng học tập bộ môn.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Thời gian thực hiện từ đầu năm học 2010- 2011
- Đối tượng:
+ Đối với giáo viên tập trung vào hai vấn đề: hướng dẫn đọc, hướng dẫn đọc và thảo
luận các loại văn bản trong SGK Địa lí 8 giúp phát huy tính tích cực nhằm nâng cao chất
lượng học tập của học sinh.
+ Đối với học sinh phải khai thác các loại văn bản trong SGK Địa lí 8 .như thế nào
để phát huy tính tích cực học tập và nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
+ Phạm vi nghiên cứu được giáo viên tập trung vào kiến thức phần Địa lí Việt Nam
lớp 8 và tác động trên lớp 8A1 của trường THCS Bàu Năng.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu lí thuyết: các văn bản, quan điểm giáo dục của Đảng; sách tham khảo .
+ Điều tra, khảo sát: qua tiết dự giờ, chuyên đề và thăm dò lấy ý kiến từ các giáo
viên dạy Địa lí ở đơn vị bạn và thực nghiệm trên hai lớp 8A1 ( trước và sau tác động )


3. Đề tài đưa ra các giải pháp:
- Sử dụng văn bản trong SGK để dạy học là một việc làm thường xuyên, có tính chất “
truyền thống” trong dạy học địa lí; song sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao
trong học tập và phát huy được tính tích cực của học sinh?
- Tổ chức các hoạt động đọc và thảo luận văn bản như thế nào để mang lại hiệu quả
cao trong học tập và phát huy được tính tích cực của học sinh?
4. Hiệu quả áp dụng:
- Học sinh biết cách sử dụng các văn bản trong SGK Địa lí phát huy tính tích cực học
tập
- Chất lượng bộ môn nâng cao sau tác động
5. Phạm vi áp dụng:
Tiếp tục thực hiện trong năm học này và rộng rãi cho các khối lớp trong nhà trường
và cả các đơn vị khác trong huyện.
Bàu Năng, ngày tháng năm 2011
Người thực hiện
Trần Thị Tuyết Hồng
Võ Thị Hạnh
1
TÊN ĐỀ TÀI
HƯỚNG DẪN ĐỌC, THẢO LUẬN VĂN BẢNTRONG SÁCH GIÁO KHOA
ĐỊA LÍ 8 GIÚP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, cùng với việc đổi mới về mục tiêu, chương trình,
sách giáo khoa (SGK) Địa lí THCS theo những định hướng của cải cách giáo dục thì việc
đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) Địa lí cũng được chú trọng. Tuy nhiên cho đến nay
việc đổi mới PPDH bộ môn diễn ra vẫn còn rất chậm, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo
dục. Có thể nêu một số nét về bức tranh chung trong việc dạy học Địa lí hiện nay như sau:
đa số giáo viên truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, nặng về thông

báo giảng giải, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tư duy học sinh (HS), HS thụ
động tiếp thu kiến thức; hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, dạy theo lớp là chủ yếu,
nếu có hoạt động nhóm thì hầu như không hiệu quả; khai thác các phương tiện dạy học
( PTDH ) đặc biệt là sách giáo khoa ( SGK ) rất hạn chế; hay việc tạo động cơ học tập
đúng đắn cho HS và thực hiện các hình thức khen thưởng động viên đối với người học
không được quan tâm một cách thích đáng Nhìn chung, giờ Địa lí chưa mang lại nhiều
hứng thú cho HS tuy rằng trong nhà trường đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của
các giáo viên ( GV ) giỏi, theo hướng tổ chức cho HS hoạt động, tự chiếm lĩnh tri thức.
Có thể nói, rất nhiều GV khai thác SGK còn đơn điệu, hướng dẫn HS sử dụng SGK
quá sơ sài đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với chất lượng dạy học, đồng thời hạn chế
việc phát triển trí tuệ của HS khi học môn Địa lí; từ đó việc dạy và học Địa lí trở thành
gánh nặng của cả thầy và trò. Cách dạy và học như trên không thể đáp ứng được yêu cầu
của sự phát triển xã hội, đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước. Vì vậy, GV phải có giải
pháp hướng dẫn HS khai thác SGK như thế nào có hiệu quả đặc biệt là khai thác các loại
văn bản, đó là một trong những vấn đề quan trọng mà GV phải thực hiện để phát huy tính
tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS trong bộ môn Địa lí.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cần chú trọng rèn luyện phương pháp học tập
phát huy năng lực tự học của học sinh để thực hiện được vấn đề trên, giáo viên không chỉ
đơn thuần truyền đạt tri thức mà còn phải tìm ra các giải pháp hướng dẫn HS biết đọc và
thảo luận văn bản trong SGK Địa lí 8, giúp phát huy tính tích cực học tập nhằm nâng cao
kết quả bộ môn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối với giáo viên tập trung vào hai vấn đề:
- Thứ nhất, hướng dẫn đọc các loại văn bản trong SGK Địa lí 8 để phát huy tính tích
cực nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS.
- Thứ hai, hướng dẫn đọc và thảo luận các loại văn bản trong SGK Địa lí 8 giúp phát
huy tính tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS.
Đối với học sinh phải biết khai thác các loại văn bản trong SGK Địa lí 8. Như thế nào
để phát huy tính chủ động nâng cao hiệu quả trong học tập.

Phạm vi nghiên cứu tập trung vào hướng dẫn HS đọc, thảo luận các văn bản trong sách
giáo khoa phần Địa lí Việt Nam lớp 8 và tác động trên lớp 8A1, 8A4 của trường THCS
Bàu Năng.
2
4. Phương pháp nghiên cứu:
Ý tưởng về nghiên cứu đề tài này đã xuất hiện trong chúng tôi từ rất lâu.Trong một
thời gian chuẩn bị ngay vào đầu năm học 2010-201 chúng tôi đã thực nghiệm đề tài vào
dạy và học Địa lí 8 đi sâu vào phần Địa lí Việt Nam, với một số phương pháp như sau:
a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sưu tầm tài liệu có liên quan, đó là các văn bản về
quan điểm giáo dục, đường lối phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, các tài liệu
chuyên môn như hướng dẫn chuẩn kiến thức- kĩ năng, sách tham khảo, sách giáo khoa…
là cơ sở lí luận trong quá trình nghiên cứu. ( GV +PHT )
b) Phương pháp điều tra, khảo sát:
- Thông qua các tiết dự giờ các giáo viên trong đơn vị và trường bạn để tìm hiểu các
giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và thảo luận văn bản như thế nào? các phương pháp, hệ
thống câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác văn bản có minh chứng cho chuẩn kiên thức –
kĩ năng, có phát huy tính tích cực trong giờ học địa lí không? Có nâng cao chất lượng bộ
môn không? ( GV + PHT )
- Ngoài ra còn điều tra, khảo sát bằng các phiếu câu hỏi, lấy ý kiến trên diện rộng ở
các đơn vị bạn cụ thể các phiếu sau:
+ Phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên Địa lí ( bài T- test ) cách sử dụng các văn bản
có hiệu quả trong dạy và học Địa lí. ( Mẫu số 1) ( PHT )
+ Phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên Địa lí cần hướng dẫn HS đọc và thảo luận các
văn bản trong sách giáo khoa Địa lí 8 như thế nào giúp phát huy tính tích cực nhằm nâng
cao chất lượng học tập của HS.( Mẫu số 2) ( PHT )
c) Trên cơ sở những quan sát, điều tra, giáo viên tiến hành phương pháp thực nghiệm
trên lớp 8A1 kiểm tra đánh giá việc thực hiện, so sánh đối chiếu kết quả chưa áp dụng
giải pháp và khi đã áp dụng giải pháp.( trước tác động và sau tác động ) ( GV + PHT )
5. Giả thuyết khoa học:
Vấn đề hướng dẫn HS đọc và thảo luận văn bản trong SGK Địa lí 8 có không nhiều

bài viết về đề tài này, được trình bày trong các tài liệu bồi dưỡng GV như: Tài kiệu bồi
dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III ( 2004-2007 ) môn Địa lí của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Các tài liệu trên chủ yếu bàn về hướng dẫn HS đọc, thảo luận văn bản trong SGK Địa
lí như thế nào nói chung mà chưa đi sâu vào tính hiệu quả. Như vậy, hướng dẫn đọc và
thảo luận văn bản trong SGK Địa lí 8 có phát huy được tính tích cực, nâng cao chất lượng
học tập của HS không?
Chúng tôi muốn có một đề tài cụ thể hơn, một kết quả thiết thực hơn thông qua các
giải pháp và khẳng định rằng: hướng dẫn đọc và thảo luận văn bản trong SGK Địa lí 8 sẽ
phát huy được tính tích cực, nâng cao chất lượng học tập của HS.
3
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
a) Các văn bản chỉ đạo của cấp trên:
Việc đổi mới toàn diện quá trình giáo dục, trong đó có đổi mới PPDH đã được khẳng
định ở những văn bản của Đảng và Nhà nước, cụ thể:
- Nghị quyết TW 2 ( khóa VII ) nêu rõ: “ Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng
bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy
học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS…”
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 ( Ban hành kèm theo Quyết định số
201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ ), ở mục 5.2 ghi
rõ: “ Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy học. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức
thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình
tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách
có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng
cường tính chủ động, tính tự chủ của HS trong quá trình học tập…”
b) Các quan niệm khác về giáo dục:
Các loại văn bản trong sách giáo khoa Địa lí gồm có: bài đọc chính, bài đọc thêm, các
hướng dẫn hoạt động hay thực hành kĩ năng. Mỗi loại văn bản có vai trò và chức năng

khác nhau.
Bài đọc chính, đây là loại văn bản chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong hệ thống kênh chữ
trong SGK. Bài đọc chính hợp với các phần phụ trợ thuộc kênh chữ ( bài đọc thêm, bảng
thống kê, hệ thống câu hỏi, bài tập và thực hành ), cũng như phần hình ( hình vẽ, tranh
ảnh, bản đồ, biểu đồ ) tạo thành bài học hoàn chỉnh. Bài đọc chính có chức năng là một
trong những nguồn cung cấp thông tin chính của bài học, là một trong những cơ sở đáng
tin cậy để GV xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp. Thông qua việc đọc, thảo luận
bài đọc chính, HS không chỉ có được những kiến thức cần thiết của bài học mà còn phát
triển khả năng đọc hiểu, phân tích, tổng hợp, trao đổi thông tin từ kênh chữ, học cách
diễn đạt thông tin bằng kênh chữ.
Bài đọc thêm thường được sắp xếp ở sau bài học chính, có nhiệm vụ hổ trợ cho bài
học chính, làm tăng tính hấp dẫn của các bài học địa lí. Trong SGK Địa lí, bài đọc thêm
có các chức năng sau: Thứ nhất, cung cấp biểu tượng, giúp HS hình thành khái niệm địa lí
tương ứng trong bài học chính, Ví dụ bài đọc thêm trang 91 SGK Địa lí 8: Vùng biển chủ
quyền của nước Việt Nam, giúp cho việc hình thành khái niệm về các bộ phận của biển
Việt Nam, Thứ hai, bổ sung, mở rộng kiến thức cho bài học chính như bài đọc thêm: Gió
Tây khô nóng ở nước ta trang 113 SGK Địa lí 8, có tác dụng giúp HS hiểu thêm về hiện
tượng phơn ở nước ta. Thứ ba, thông qua việc đọc các bài đọc thêm, HS không chỉ có
thêm một số kiến thức cụ thể, sinh động về một số sự vật, hiện tượng địa lí mà còn phát
triển trí tưởng tượng, lòng ham hiểu biết khoa học
Các hướng dẫn hoạt động hay thực hành kĩ năng, loại văn bản này có chức năng
hướng dẫn HS tiến hành các hoạt động học tập cụ thể như quan sát hình nào, làm những
gì… trong quá trình học tập. Vì vậy, loại văn bản này có vai trò lớn trong việc định hướng
cho GV về phương pháp dạy học, hướng dẫn HS cách học, trên cơ sở đó mà hình thành,
rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập bộ môn.
4
2. Cơ sở thực tiễn:
a) Thực trạng của việc dạy và học Địa lí ở đơn vị và các trường khác trong huyện
hiện nay:
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, thăm dò khảo sát các đơn vị

bạn, chúng tôi nhận thấy những vấn đề sau:
- Hoạt động dạy và học chưa thật sự đổi mới vì trong giảng dạy vẫn còn một số giáo
viên thực hiện một số tiết hoặc một số đoạn trong bài dạy còn lấy hoạt động dạy làm trung
tâm, đôi lúc giáo viên giảng học sinh nghe, giáo viên ghi bảng – học sinh chép vào vở,
học sinh thụ động tiếp thu kiến thức.
- Các phương tiện dạy học chưa thật sự được xem là nội dung để khai thác kiến thức
cơ bản của bài học, mà đôi lúc giáo viên còn dùng phương tiện dạy học để minh họa cho
tiết dạy, bởi vì giáo viên thường sợ cho học sinh khai thác sẽ làm mất thời gian không
hoàn thành được bài dạy trong tiết theo thời gian. Đây chính là hạn chế mà giáo viên còn
mắc phải khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực. Từ
hạn chế trên dẫn tới một số học sinh chưa biết đọc và thảo luận văn bản trong SGK như
thế nào để tìm ra kiến thức kĩ năng bài học.
- Thường các câu hỏi GV đưa ra còn đơn giản chưa kích thích sự tư duy sáng tạo của
HS hay chưa tạo ra tình huống có vấn đề cho HS động não.
- Bộ môn địa lí chưa có chuyên đề riêng về “hướng dẫn học sinh đọc, thảo luận văn
bản trong sách giáo khoa” có chăng thì cũng tổ chức chuyên đề chung với nhóm tổ bộ
môn Sử - Địa –Anh.
b) Sự cần thiết của giải pháp:
Việc hướng dẫn đọc và thảo luận văn bản trong SGK Địa lí 8 có nhiều ưu điểm:
Về HS: biết rõ yêu cầu, mục đích của bài học về chuẩn KT-KN và các thao tác tư duy.
Biết dành thời gian thích đáng để tự làm việc với SGK và nhạy bén hơn trong các hoạt
động. Biết cách đọc và thảo luận các văn bản, làm việc hợp tác, ví dụ:tìm hiểu đặc điểm
khí hậu và hải văn của biển ( Bài 24, mục 1b, Địa lí 8 ), HS chuẩn bị ở nhà đọc nội dung
SGK mục 1b kết hợp với các phần phụ trợ là hình 24.2 và hình 24.3, đấy là cách đọc
truyền thống. Ngoài ra, HS còn phải biết phát hiện ra những kiến thức chưa rõ cần phải
giải quyết như: Tại sao mưa trên biển lại ít hơn trên đất liền? Thế nào là vùng nước trồi,
vùng nước chìm? Các câu hỏi này HS có thể tự giải thích hoặc trao đổi với các bạn.
Như thế việc đọc văn bản mới có hiệu quả.
Về giáo viên: hạn chế giải thích, thuyết trình, minh họa, hạn chế các câu hỏi vụn vặt
mà sẽ tập hợp các câu hỏi thành những gơi ý hướng dẫn HS giải quyết vấn đề trọn vẹn, Ví

dụ: để tìm hiểu về đặc điểm lãnh thổ ( Bài 23, mục 2 Địa lí 8), GV yêu cầu HS đọc mục 2
SGK. GV không nên đưa ra những câu hỏi như: Phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu
km? Đường bờ biển có hình gì dài bao nhiêu km? vì những kiến thức ấy chỉ nhìn vào
SGK là trả lời được. Như vậy, GV phải làm thế nào? Chỉ một câu hỏi: Lãnh thổ nước ta
có đặc điểm gì và hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt
động giao thông vận tải?, HS sẽ phải phát huy các thao tác tư duy, tổng hợp và sắp xếp
kiến thức một cách hoàn chỉnh. Bên cạnh đó còn giúp GV chọn PPDH phù hợp, phát huy
được các kĩ thuật dạy học tích cực: kĩ thuật XYZ, kĩ thuật trình bày 1 phút…đây là những
kĩ thuật day học nhất thiết phải rèn cho HS trong dạy và học Địa lí.
3. Nội dung vấn đề:
a) Hướng dẫn đọc và thảo luận văn bản trong SGK Địa lí 8 ( phần Địa lí Việt Nam )
như thế nào giúp phát huy tính tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS?
Nhiều tiết dạy mẫu, tiết minh họa chuyên đề, tiết hội giảng… đều được giáo viên quan
tâm trong việc chọn phương pháp và các phương tiện dạy học tích cực. Tuy nhiên các tiết
5
dạy ấy mặt tồn tại được rút kinh nghiệm nhiều nhất là học sinh chưa tích cực hoạt động:
chưa biết sử dụng SGK, đọc các văn bản nhưng không khai thác được kiến thức, kĩ năng
từ văn bản ấy nên hiệu quả dạy và học còn hạn chế. Có bao giờ giáo viên nghĩ rằng việc
HS không biết sử dung văn bản hay chỉ yêu cầu HS đọc được văn bản là đủ, hoặc các hoạt
động nhóm trên lớp không cần đọc các văn bản trong SGK, các tiết dạy như thế vẫn
phát huy tính độc lập, tích cực ở học sinh và không ảnh hưởng gì đến chất lượng học tập
của HS.Chưa hẳn là như thế.
Những năm gần đây, phương pháp giảng dạy Địa lí tuy đã có một số cải tiến nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách tăng cường các hoạt động của HS trên lớp,
kể cả ở nhà.Việc chuẩn bị bài ở nhà được GV dành thời gian thích đáng với rất nhiều câu
hỏi bài tập, kĩ năng: đọc đoạn nào, chú ý nội dung gì?. Trên lớp, GV chú ý phát triển tư
duy trong quá trình giảng bài mới, chẳng hạn trước khi thảo luận , HS phải đọc văn bản cá
nhân, tự trao đổi rồi mới tiến hành nhóm, nhưng những việc làm đó cũng vẫn chỉ hạn chế
trong phạm vi những kiến thức sẵn có trong văn bản Tuy nhiên, quá trình HS tiếp thu thụ
động đã giảm đi nhiều.

Thực hiện các giải pháp để hướng dẫn HS đọc và thảo luận văn bản trong SGK Địa lí
8 ( phần Địa lí Việt Nam ) sẽ mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. Nhiệm vụ
chủ yếu của giáo viên là trở thành người thiết kế các giải pháp thực hiện cho việc học tích
cực của học sinh trong bối cảnh cụ thể. Nhiệm vụ truyền thống của giáo viên trước đây là
chuyển giao thông tin, nay được điều chỉnh và mở rộng thành một nhiệm vụ tạo ra các
điều kiện học tập và hổ trợ quá trình học tập của học sinh, thông qua đó người học xây
dựng mối liên hệ giữa thông tin mới và những kiến thức kĩ năng sẵn có. Điều này có thể
đạt được thông qua các phương pháp dạy học và các hoạt động học tập khác nhau, trong
đó có nhiệm vụ hướng dẫn đọc và thảo luận văn bản trong SGK Địa lí 8.
Hiện nay, những hạn chế trong đọc vả thảo luận các văn bản trong SGK Địa lí là:
- Học sinh chưa được trang bị đầy đủ những kĩ năng cần thiết để tự mình biết khai thác
các nguồn tri thức từ các loại văn bản trong SGK Địa lí.
- Học sinh khai thác sách giáo khoa còn nặng về luợng kiến thức có sẵn.
- Phương tiện, các trang thiết bị phục vụ dạy, học còn hạn chế.
- Một số giáo viên còn quen cách dạy truyền thống, tự mình làm nốt công việc của HS
đó là chủ động truyền đạt kiến thức…
Vấn đề đặt ra:
Trong điều kiện hiện nay, với những hạn chế trên để hướng dẫn đọc và thảo luận văn
bản trong SGK Địa lí 8 (phần Địa lí kinh tế việt Nam) có hiệu quả, phát huy tính tích cực
và nâng cao chất lượng bộ môn cần tập trung vào:
- Sử dụng văn bản trong SGK để dạy học là một việc làm thường xuyên, có tính chất
“truyền thống” trong dạy học Địa lí; song sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao
trong học tập và phát huy được tính tích cực của HS?
- Tổ chức các hoạt động đọc và thảo luận văn bản như thế nào để mang lại hiệu quả
cao trong học tập giúp phát huy được tính tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập của
học sinh?
- Chuyên môn lên kế hoạch thực hiện chuyên đề ngay từ đầu năm học.chỉ đạo tổ
chuyên môn mở chuyên đề về “hướng dẫn học sinh đọc, thảo luận văn bản trong sách
giáo khoa môn địa lí”.
b) Giải quyết vấn đề đặt ra:

Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã có những kinh nghiệm trong việc hướng dẫn
cho HS đọc và thảo luận văn bản:
6
* Hướng dẫn sử dụng các loại văn bản trong SGK Địa lí 8 ( phần Địa lí Việt Nam)
- Hướng dẫn HS sử dụng bài học chính:
Yêu cầu đối với bài học chính là HS phải hiểu được nội dung bài viết, nắm được kiến
thức, kĩ năng chính của từng đọa hay cả bài.
Để giúp HS biết sử dụng bài đọc chính một cách độc lập, GV có thể hướng dẫn theo
trình tự sau:
- Đọc tên bài và lướt xem có những mục gì.
- Tìm hiểu cho rõ nghĩa những từ hoặc thuật ngữ khó, những câu chưa hiểu, nếu cần
thì tra cứu bằng thuật ngữ ở phần phụ lục ( nếu có ) hoặc nhờ sự giúp đỡ của GV. Ví dụ
bài 25: “Lich sử phát triển của tự nhiên Việt nam”, trước khi thảo luận nhóm ở mục 1, cá
nhân đọc mục 1 và phải hiểu được thuật ngữ “ Nền cổ” để củng cố thêm các nền móng sơ
khai hình thành lãnh thổ nước ta; bài 24 “ Vùng buển Việt Nam” nếu nói về đặc điểm hải
văn của biển, ngoài khái niệm về dòng biển, chế độ triều thì vùng nước trồi, nước chìm là
gì? HS phải hiểu được khái niệm của hai hiện tượng trên. Như thế mới nói lên được tính
đa dạng của hải văn biển Việt Nam, HS có thể nhờ đến sự giúp đỡ của GV.
- Xác định vị trí các đối tượng địa lí tương ứng trên bản đồ trong SGK, gắn chúng
với những đối tượng địa lí đã biết để nhớ vị trí của chúng trên bản đồ. Bài 26:”Đặc điểm
tài nguyên khoáng sản Việt Nam” đề biết Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản,
HS đọc mục 1. Câu hỏi cuối mục “ Em hãy tìm trên hình 26.1 một số mỏ khoáng sản lớn
nêu trên”, không chỉ đọc đoạn văn bản đó mà phải đưa đoạn đó vào bản đồ, tức là đọc đến
đâu xác định đến đấy rèn được kĩ năng đọc bản đồ, để dễ nhớ các em gắn liền với một địa
danh như than ( Quảng Ninh ), dầu khí ( thềm lục địa phía nam ).
- Khi gặp những số liệu trong bài thì cần hình dung ra và nắm được ý nghĩa bằng
cách đối chiếu, so sánh với những số liệu về cùng loại đối tượng mà chính mình biết. Khi
nói về diện tích của Biển Đông là 3.447.000km
2
HS phải phân biệt với diện tích của biển

Việt Nam khoảng 1 triệu km
2
, để biết rằng Biển Đông không phải là biển của riêng Việt
Nam.( bài 24:” Vùng biển Việt Nam”).
- Nếu bài có kênh hình ( lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ…) thì cần quan sát, phân tích
thêm kênh hình để hiểu rõ và lĩnh hội sâu sắc các ý được trình bày trong bài học.Để khai
thác khu vực đồng bằng ( bài 29, mục 2 ) nhiệm vụ HS phải đọc mục 2 mới nắm được đặc
điểm tiêu biểu của hai đồng bằng châu thổ. Tiếp sau HS phải so sánh địa hình hai đồng
bằng trên dựa vào hình 29.2 và 29.3 nhận thấy chúng giống và khác nhau như thế nào?.
Như thế thì hiểu đầy đủ các đặc điểm của hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
- Gặp câu hỏi xen giữa bài, cần dừng lại suy nghĩ, tìm câu trả lới hoặc làm theo gợi ý
để hiểu được thấu đáo và nắm được nội dung kiến thức mới.
- Ghi lại những ý chính, những khái niệm, kiến thức cơ bản của một đoạn hoặc cả bài.
- Trả lời các câu hỏi ôn tập, củng cố kiến thức và làm bài tập ở cuối bài. Hoặc chuẩn bị
bài tập mà GV đã hướng dẫn về nhà ở tiết học trước.
Ngoài việc hướng dẫn HS biết cách tự tìm kiến thức thông qua bài học chính, GV cần tổ
chức cho HS thảo luận để có được những hiểu biết chắc chắn về các nội dung của bài học
chính, từ đó nắm vững kiến thức, phát triển khả năng giao tiếp, diễn đạt, trình bày các
thông tin, phối hợp các hoạt động trong học tập.
- Hướng dẫn HS sử dụng bài đọc thêm:
Bài đọc thêm trong SGK Địa lí 8 ( phần Địa lí Việt Nam ) không phải bài nào cũng có.
Bài đọc thêm có tính chất hổ trợ cho bài đọc chính, nên không đòi hỏi HS phải mất nhiều
thời gian vào việc nghiên cứu bài đọc thêm, tuy nhiên cũng không vì thế mà bỏ hẳn bài
đọc thêm
7
- Nếu bài đọc thêm có vai trò cung cấp biểu tượng giúp cho việc hình thành khái niệm
địa lí tương ứng trong bài đọc chính thì nên tổ chức cho HS đọc và thảo luận cùng với bài
đọc chính ở trên lớp, bài đọc thêm “ Gió Tây khô nóng ở nước ta” của bài 31” Đặc điểm
khí hậu Việt Nam”, nói đến tính thất thường của khí hậu Việt Nam GV phải cho HS đọc
bài đọc thêm để hiểu sâu sắc hơn đặc điểm của khí hậu Việt Nam. Không sử dụng bài

đọc thêm này vẫn không ảnh hưởng đến kiến thức, nhưng HS sẽ mơ hồ về gió Tây khô
nóng như thế nào mà gây nên tính thất thường của khí hậu nước ta.
- Trong trường hợp bài đọc thêm nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức trong bài đọc
chính, GV có thể cho HS đọc qua một lượt trên lớp hoặc cho HS về nhà đọc và quan trọng
là phải ghi những điểm quan trọng vào vở hay sổ tay địa lí. Khi tìm hiểu sự đa dạng về hệ
sinh thái ( mục 3, bài 37 “ Đặc điểm sinh vật Việt Nam” ), nói về các khu bảo tồn thiên
nhiên và vườn quốc gia GV cho HS đọc bài đọc thêm “ Cúc Phương, vườn quốc gia đầu
tiên của Việt Nam” ở trên lớp để thấy sự đa dang sinh học nơi đây về nhà ghi nội dung
quan trọng bổ sung bài học trên lớp. Sau bài 43 “ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ” bài
đọc thêm “ Kì thú vườn quốc gia Yok Đôn” sẽ giới thiệu rõ hơn vể đặc đểm hệ sinh thái
tự nhiên độc đáo ở đậy.
* Hướng dẫn HS sử dụng các văn bản hướng dẫn hoạt động và thực hành:
Các văn bản này có nhiệm vụ hướng dẫn HS tiến hành các hoạt động học tập, có ý
nghĩa trong phát huy tính tư duy độc lập ở HS. Việc hướng dẫn HS sử dụng văn bản trên
được tiến hành trước khi HS thực hiện các hoạt động học tập, thực hành với kênh chữ,
kênh hình. Khi hướng dẫn HS sử dung các văn bản hướng dẫn hoạt động và thực hành,
GV phải cần đặc biệt chú trọng tới việc yêu cầu HS đọc và hiểu đúng các yêu cầu, chỉ dẫn
của văn bàn; chẳng hạn, đọc đoạn nào, quan sát cái gì, tiến hành những hoạt động nào
vv…GV cũng nên yêu cầu HS thảo luận ( khi cần ) để nêu bật được những ý chính của
văn bản khi HS tỏ ra chưa hiểu rõ văn bản. Bởi chỉ trên cơ sở nắm vững các yêu cầu, các
chỉ dẫn thì HS mới có thực hiện đúng các công việc học tập, thực hành mà văn bản yêu
cầu. Như mục 1, bài 33 “ Đặc điểm sông ngòi Việt Nam” đoạn văn bản thực hành như sau
: Dựa vào bảng 33.1 và cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải
thích vì sao có sự khác biệt đó?, HS có thể tự làm việc cá nhân vừa xác định thời gian lũ
vừa giải thích tại sao lũ xuất hiện vào thời gian trên ở từng lưu vực. Như vậy sẽ mất nhiều
thời gian hoạt động, kiến thức HS thu thập nhiều hơn. GV nên tổ chức thảo luận ở đoạn
này để HS nêu suy nghĩ của mình trước tập thể, hình thành kĩ năng hợp tác trong hoạt
động học tập, đồng thời khắc phục được những khó khăn trên.
* Tổ chức các hoạt động đọc và thảo luận văn bản:
Trong dạy học địa lí, việc tổ chức cho HS đọc và thảo luận các văn bản thường được

tổ chức theo các hình thức sau đây:
a. Đọc cá nhân:
Hình thức này được sử dụng trong trường hợp HS chuẩn bị cho việc thảo luận
nhóm/lớp, hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở trên lớp hoặc giúp cho việc củng cố, mở
rộng kiến thức, làm báo cáo về một vấn đề trong quá trình tự học ở nhà.
Hình thức đọc cá nhân có vai trò quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện cho HS các
kĩ năng đọc, hiểu, tìm và ghi một cách khoa học các nội dung chính của văn bản, ý thức tự
giác, tính kiên trì trong học tập. Tuy nhiên, nếu không kết hợp với hình thức học tập khác
thì việc đọc văn bản cá nhân sẽ bị một số hạn chế sau: HS hiểu không rõ hoặc hiểu sai nội
dung văn bản, những HS không có ý thức tự giác có thể bỏ qua, không đọc văn bản, từ đó
hạn chế đến kết quả học tập.Để có thể giúp HS đạt kết quả cao và biết cách làm việc với
các văn bản theo hình thức đọc cá nhân, GV cần đặc biệt chú trọng tới việc hướng dẫn để
8
HS nắm được yêu cầu, trình tự các bước tiến hành đọc và sử dụng các loại văn bản
nói chung
Quy trình đọc, sử dụng một văn bản nói chung là:
- Nắm được mục đích việc làm: đọc bài, đoạn nào, để làm gì? Ví dụ: Đọc mục 1trang
110 ( Bài 31 “ Đặc điểm khi hậu Việt Nam” ) tìm các biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió
mùa ẩm của khí hậu nước ta.
- Đọc và gạch chân/ đánh dấu những từ hoặc ý chính phục vụ mục đích đã đề ra trong
việc đọc văn bản. Ví dụ, biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu Việt
Nam, trong đoạn văn bản của mục 1 nếu HS chỉ đọc lướt qua và ghi nhớ thì thay vào đó là
hoạt động ghi nhớ khác có hiệu quả hơn vừa đọc vừa đánh dấu hay gạch chân những ý
chính. Cụ thể gach chân các ý sau:
+ Quanh năm chan hòa ánh nắng, cung cấp một nguồn nhiệt năng to lớn, bình quân
1m
2
lãnh thổ nhận trên 1 triệu kilo calo, số giờ nắng từ 1400-3000 giờ trong một năm.
+ Nhiệt độ trung bình năm vượt đến 21
0

C và tăng dần từ bắc vào nam .
+ Khí hậu chia hai mùa, phù hợp với hai mùa gió: gió mùa đông bắc và gió mùa tây
nam.
+ Lượng mưa lớn ( 1500-2000mm/năm ), độ ẩm rất cao trên 80%.
- Đối chiếu với hình vẽ, bản đồ, số liệu để hiểu rõ hơn các nội dung của văn bản, Ví
dụ: Quan sát bảng 31.1 sẽ làm rõ hơn những tháng có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất, biên
độ chênh lệch; những tháng nào có nhiệt độ không khí giảm dần từ nam ra bắc và giải
thích tại sao?; lượng mưa phân bố ra sao và tập trung vào những tháng nào?
- Ghi các ý chính ( dàn ý ) của văn bản. Ví dụ: ghi các biểu hiện tính chất nhiệt đới gió
mùa ẩm của khí hậu nước ta, có ba biểu hiện:
+ Chế độ nhiệt: ( các biểu hiện của tính chất nhiệt đới )
+ Chế độ gió: ( các biểu hiện của tính chất gió mùa )
+ Chế độ mưa: ( các biểu hiện của tính chất mưa ẩm )
- Trình bày các hiểu biết của bản thân về nội dung văn bản. Đây là mục đích mà GV
muốn hình thành cho HS, các em có thể tự mình trình bày một vấn đề trước lớp thay cho
phần khởi động vào bài mới, GV có nhiệm vụ giúp HS kiểm chứng lại những ý kiến của
HS trên lớp.
b. Đọc và thảo luận văn bản theo nhóm/lớp:
Ngoài việc đọc cá nhân, việc tìm kiếm kiến thức từ văn bản còn được tồ chức theo
hình thưc đọc và thảo luận theo nhóm hoặc theo lớp. Thông qua hình thức đọc và thảo
luận này, HS hiểu và nắm vững hơn các nội dung học tập, các yêu cầu hoặc hướng dẫn
thực hành trong văn bản, đồng thời phát triển được kĩ năng trình bày thông tin, khả năng
phối hợp hay chia sẻ các hoạt động, tính tự tin trong học tập và cuốc sống, nói khác đi là
hình thành kĩ năng sống thông qua môn Địa lí. Tuy nhiên, nếu việc tổ chức đọc và thảo
luận văn bản không tốt sẽ không phát huy được tính tích cực của tất cả HS trong
nhóm/lớp hoặc HS chỉ đọc lại các nội dung của văn bản mà không có sự suy nghĩ, tìm
hiểu bản chất của nội dung học tập có trong văn bản. Đây là một vấn đề mà bản thân đã
rút ra được rất nhiều kinh nghiệm từ các tiết dạy của các đồng nghiệp, Phần lớn hoạt động
nhóm GV theo trình tự sau:
+ GV nêu vấn đề cần thảo luận ( một, hai, ba, cả bốn vấn đề ).

+ Phân công nhóm: một nhóm thảo luận một nội dung hay hai nhóm một nội dung.
+ HS thảo luận công viếc của nhóm mình. Sau đó báo cáo kết quả, GV chuẩn kiến thức.
Từ hoạt động trên có những hạn chế như sau:
+ GV không chú ý đến số lượng của nhóm có hợp lí không ( tối đa 10 HS/nhóm).
9
+ Chưa có biện pháp để thu hút hoạt động của tất cả nhóm và không yêu cầu HS đọc
nhiệm vụ của nhóm mình, đó là cơ sở để nhóm lựa chọn đoạn văn bản nào.
+ HS trước khi thảo luận không phải đọc cá nhân.
+ kết quả các nhóm thường không bám sát nội dung yêu cầu, nên GV là người chủ
động trong việc chuẩn kiến thức.
Để khắc phục tình trạng này, GV cần đưa ra các câu hỏi, bài tập yêu cầu cả các HS
trong nhóm/lớp cùng chuẩn bị dựa trên cơ sở đọc văn bản sau đó mới tiến hành thảo luận.
Kết thúc quá trình thảo luận nhóm/ lớp cần có những kết luận cần thiết về nội dung học
tập thông qua đọc và thảo luận văn bản. Những kết luận này có thể là đề cương cùa bản
báo cáo, những ý chính của bài hoặc đoạn văn bản, các sơ đồ, biểu bảng, tranh vẽ… thể
hiện nội dung học tập có trong văn bản tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao khi đọc và
thảo luận văn bản.
Khi hướng dẫn HS đọc và thảo luận văn bản cần đi theo quy trình sau:
+ GV định hướng cho HS ý thúc được công việc sắp phải làm.
+ GV giao nhiệm vụ cho các cá nhân hoặc nhóm bằng các câu hỏi, bài tập.
+ GV hướng dẫn cách làm và sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với nội
dung vấn đề.
+ HS tự làm việc đọc, thảo luận văn bản theo nhóm/lớp.
+ HS trình bày kết quả chung cả lớp ( nếu trước đó có thảo luận nhóm )
+ GV hoặc HS chốt những ý chính cần nắm vững từ văn bản.
* Ví dụ 1: Bài 25 “ Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam”, GV tổ chức hoạt động
nhóm cho toàn bài.
Bước 1: GV khởi động bằng cách gọi một HS trình bày những hiểu biết của mình về
bài học hôm nay.
Bước 2: GV phân công nhóm có 6 nhóm, nhiệm vụ của từng nhóm:

- Nhóm 1,2: Tìm hiểu giai đoạn Tiền Cambri ( đọc mục 1 )
- Nhóm 3,4: Tìm hiểu giai đoạn Cổ kiến tạo ( đọc mục 2 )
- Nhóm 5,6: Tìm hiểu giao đoạn Tân kiến tạo ( đọc mục 3 )
Bước 3: GVgợi ý cho các nhóm
- Đọc cá nhân đoạn văn bản và thảo luận theo gợi ý: Thời gian từng giai đoạn,
đặc điểm chính từng giai đoạn, ảnh hưởng của từng giai đoạn tới địa hình, khoáng
sản, sinh vật.
- Các nhóm phải lập ra được sơ đồ về lịch sử phát triển của tự nhiên Việt nam ( Kĩ
thuật lược đồ tư duy )
Bước 4: HS tự đọc và thảo luận nhóm
- Nhóm 1,2 lập sơ đồ như sau:
10
Giai đoạn Tiền Cambri
Đặc điểm chính
- Tạo lập nền móng sơ
khai của lãnh thổ.
- Đại bộ phận nước ta còn
là biển.
Thời gian
Cách đây 542 triệu năm
Ảnh hưởng tới địa hình,
khoáng sản, sinh vật
- Các mảng nền cổ tạo
thành các điểm tựa cho sự
phát triển lãnh thổ sau này
như Việt Bắc, sông Mã,
Kon Tum.
- …………………………
- Tương tự với nhóm 3,4 và 5,6 cũng lập sơ đồ hai giai đoạn còn lại.
Bước 5: Từng nhóm báo cáo nhiệm vụ của mình.

GV hình thành sơ dồ trên bảng với một ô viết tên chủ đề ở trung tâm, từng nhóm lên
hoàn thành sơ đồ bằng bài làm của nhóm mình, Kết quả sơ dồ như sau:

Sơ đồ lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
* Ví dụ 2: Bài 24 “ Vùng biển Việt Nam”, GV tổ chức hoạt động nhóm ở mục 1b với kĩ
thuật lược đồ tư duy như sau:
GV có thể đặt câu hỏi: Tính chất nhiệt đới gió mùa của biển Việt Nam biểu hiện như
thế nào?, giáo viên giao việc cho nhóm hoạt động. Tuy nhiên trong quá trình dạy, giáo
viên có thể cho học sinh liên hệ với tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta
mà hình thành nội dung bằng sơ đồ qua hệ thống câu hỏi của giáo viên:
+ Tính chất nhiệt đới gió mùa của biển Việt Nam thể hiện qua các yếu tố nào?
+ Phân tích chế độ gió trên biển Đông. Dẫn chứng.
+ Chế độ nhiệt của biển biểu hiện ra sao? Dẫn chứng.
+ Chế độ mưa của biển như thế nào? Cụ thể số liệu.
+ So sánh khí hậu của biển và trên đất liền và rút ra kết luận.
Với từng câu hỏi giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ đến hết nội dung.


Sơ đồ thể hiện tính chất nhiệt đới gió mùa của biển Việt Nam
11
Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
Giai đoạn Cổ Kiến tạo Giai đoạn Tân Kiến tạoGiai đoạn Tiền Cambri
Thới
gian
Đặc
điểm
chính
Ảnh
hưởng
Thới

gian
Đặc
điểm
chính
Ảnh
hưởng
Thới
gian
Đặc
điểm
chính
Ảnh
hưởng
Tính chất nhiệt đới gió
mùa của biển
Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ TB:
- Mùa hạ:
- Mùa đông:
………………….
Chế độ gió:
-Loại gió:
- Thời gian:
- Hướng gió:
……………

Chế độ mưa:
- Đặc điểm:
- Lượng mưa
TB:

……………
……………
* Ví dụ 3: Cũng ví dụ 2 để khai thác đặc điểm khí hậu của biển ( mục 1b, bài 24), GV
có thể hoạt động cả lớp, kết hợp với các kĩ thuật dạy học: thuyết trình tích cực, viết tích
cực và trình bày 1 phút. Phương pháp này tổng hợp nhiều kĩ năng nghe, viết, nói; HS
phải tự giác, suy nghĩ, tự tin mới hoàn thành bài báo cáo trước lớp. Cụ thể:
Bước 1: Thuyết trình tích cực, GV nêu câu hỏi và lưu ý HS tìm câu trả lời trong khi
lắng nghe thuyết trình ( đọc mục 1b SGK ), câu hỏi khí hậu của Biển Đông nói chung và
biển Việt Nam nói riêng có những đặc điểm gì?
Bước 2: Viết tích cực, GV yêu cầu HS dựa vào đoạn văn bản trên và hoàn thành theo
mẫu sau:
ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CỦA BIỂN VIỆT NAM
Yếu tố Đặc điểm
- Chế độ gió:
- Chế độ nhiệt:
- Chế độ mưa:
………………………………………………………………….
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Bước 3: Trình bày 1 phút, GV chỉ định một vài HS trình bày 1 phút những nội dung
mình đã làm trước lớp.
c. Tổ chức các trò chơi dựa vào nội dung văn bản:
Dựa vào nội dung văn bản ( bài đọc chính, bài đọc thêm ) GV có thể tổ chức cho HS
chơi các trò chơi như sắm vai, thi kể chuyện, đố vui… Thông qua các trò chơi, HS hiểu
nội dung văn bản, nắm vững kiến thức, kĩ năng, phát triển trí thông minh, óc sáng tạo.
Các trò chơi còn giúp cho việc học tập bớt căng thẳng, tạo cho HS những cảm xúc tốt đẹp
và niềm vui trong học tập

* Ví dụ 1: Bài 26 “ Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam”, mục 3 của bài là kiến
thức nâng cao và đây cũng là địa chỉ tích hợp giáo dục môi trường, tiết kiệm năng lượng
hiệu quả. GV có thể tổ chức trò chơi cho nội dung này. Trò chơi “ Tôi ở đâu”
- Mục tiêu: Qua trò chơi này, học sinh hiểu rõ thêm loại hình của các loại tài nguyên
có trong môi trường tự nhiên.
- Hoạt động:
+ Mỗi học sinh có1 mảnh giấy trắng và tự ghi lên đó tên một loại tài nguyên ( ví dụ :
dầu mỏ, than, sắt, năng lượng thuỷ triều, sức gió…).
+ Chọn 3 học sinh đứng vào 3 góc lớp. Mỗi em mang một bảng giấy ghi rõ “ Tài
nguyên vô tận”, “ Tài nguyên tái sinh”, “ Tài nguyên cạn kiệt”.
+ Nhóm ( khoảng 10 HS) đứng thành vòng tròn khép kín, chuyển nhanh liên tục
mảnh giấy của mình cho người bên cạnh, theo chiều kim đồng hồ.
+ Giáo viên phát hiệu lệnh “ngừng chuyển”. Mỗi học sinh nhìn vào nội dung mảnh
giấy mình đang cầm trên tay và ngay lập tức chạy đến một trong ba vị trí thích hợp ở góc
lớp, chỗ có em mang mảnh giấy “ Tài nguyên vô tận”, “ Tài nguyên tái sinh”, “ Tài
nguyên cạn kiệt”. Ví dụ : em cầm mảnh giấy có ghi “ dầu mỏ” thì chạy về phía góc có
mang bảng hiệu “ Tài nguyên cạn kiệt”.
+ Em học sinh đứng ở góc kiểm tra nội dung các mảnh giấy bằng cách đọc to lên cho
mọi người cùng nghe và xác nhận, giáo viên làm trọng tài. Ai đứng không đúng vị trí thì
mời ra ngoài.
12
+ Học sinh về chỗ và cùng nhau thảo luận với câu hỏi:
1) Em hiểu như thế nào là “ Tài nguyên vô tận”, “ Tài nguyên tái sinh”, “ Tài nguyên
cạn kiệt”?
2) Tại sao tài nguyên lại bị cạn kiệt? Con người cần phải có cách sử dụng tài nguyên
như thế nào trong tình hình cạn kiệt tài nguyên nhanh chóng như hiện nay?.
3) Tại sao phải đặt vấn đề khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn
tài nguyên này?
* Ví dụ 2: Khai thác đoạn văn bản thực hành ở mục 1, bài 32 “ Các mùa khí hậu và thời
tiết ở nước ta”, HS làm theo hướng dẫn SGK Để HS tự giác hơn trong việc tìm kiến thức

và tự tin trước quyết định của mình, GV có thể tổ chức trò nhỏ không chiếm quá nhiều
thời gian tiết học trên lớp, trò chơi: Đóng vai
Bước 1: GV mời 3 HS lên bảng, mỗi HS đòng vai người dân ở 1 thành phố ( Hà Nội,
Huế và thành phố Hồ Chí Minh ) đại diện cho ba miền khí hậu khác nhau.
Bước 2: Mỗi HS sẽ tự trình bày một vài đặc điểm nổi bật về khí hậu của thành phố
mình. Ví dụ:
+ Hà Nội: một năm có 2 mùa, mùa đông lạnh và ít mưa, mùa hạ nóng và mưa nhiều
+ Huế: mứa nhiều về mùa đông, đặc biệt là các tháng 9, 10 và 11; mùa hạ thường có
gió Tây khô nóng.
+ Thành phố Hồ Chí Minh: nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô
Bước 3: GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
Như vậy, qua trò chơi đó HS đã nêu được nhận xét chung về khí hậu nước ta vào mùa đông.
*Ví dụ 3: Để giúp HS khắc sâu những quy định các bộ phận của vùng biển Việt nam,
GV cho HS đọc văn bản của bài đọc chính “ Vùng biển Việt Nam”, bài đọc thêm “ Vùng
biển chủ quyền của nước Việt Nam”, kết hợp hình 24.5, hình 24.6, GV có thể tổ chức trò
chơi “ Sắm vai”. Tiến trình nhứ sau:
Bước 1: GV chuẩn bị sẳn những mảnh giấy có ghi: Vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp
giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, 2 mảnh giấy 12 hải lí, 1 mảnh ghi 176 hải lí
và một số mảnh có ghi những khoảng cách hải lí khác giới thiệu trước lớp.
Bước 2: GV mời 5 HS đại diện cho 5 bộ phận vùng biển. Gọi 1 HS đọc bài đọc thêm
Bước 3: Bài đọc thêm xướng lên bộ phận nào thì HS đại diện cho bộ phận đó chạy lên
chọn mảnh giấy mà mình mang tên cùng với mảnh giấy bao nhiêu hải lí, sau đó đứng vào
vị trí theo thứ tự. Cứ như thế cho đến HS cuối cùng
Bước 4: yêu cầu vài HS nhận xét kết quả, GV chuẩn xác kiến thức.
Việc tổ chức các trò chơi học tập dựa vào nội dung của các văn bản trong SGK, chỉ thực
sự mang lại hiệu quả khi GV biệt cách đề xuất và có kĩ năng tổ chức trò chơi, nếu không
thì sẽ mất nhiều thời gian, tạo nên sự nhàm chán hoặc làm cho bài học bị mất trọng tâm.
Vì vậy, GV cần phải lựa chọn, cân nhắc kĩ khi quyết định cho HS chơi các trò chơi, đồng
thời phải biết cách tổ chức các trò chơi cho HS; mặt khác, GV cũng cần hình thành và
phát triển ở HS những hiểu biết và kĩ năng tham gia các trò chơi ( luật chơi, cách chơi…),

tính tự tin, hơn thế nữa tạo tự tin khi tham gia các hoạt động xã hội.
Trình tự tiến hành tổ chức các trò chơi dưa vào việc đọc văn bản có thể tiến hành như sau:
- GV định hướng cho HS biết việc sắp phải làm
- GV đề xuất trò chơi và luật chơi
- HS các nhóm phân công nhiệm vụ cho các cá nhân
- HS tự đọc văn bản để nắm được nội dung
- HS trong nhóm trao đổi với nhau về các nội dung và cách thể hiện ( khi cần )
- Cả lớp tham gia trò chơi dưới sự điều khiển của GV hoặc HS
- Đánh giá kết quả trò chơi.
13
* Tổ chức chuyên đề về “ Hướng dẫn học sinh đọc, thảo luận văn bản trong sách
giáo khoa môn Địa lí ”
- Tổ chuyên môn phân công giáo viên viết báo cáo tham luận
- Phân công giáo viên dạy minh hoạ chuyên đề
- Tổ chuyên môn tổ chức thao giảng dự giờ rút kinh nghiệm chuyên đề
- Chuyên môn dự giờ kiểm tra việc thực hiện chuyên đề
4. Kết quả:
Bảng thống kê chất lượng học tập của học sinh qua bốn thời điểm
Thời
điểm
KT
Lớp
Tổng
số
Giỏi Khá
Trung
bình
Trung
bình trở
lên

Yếu
SL % SL % SL % SL % SL %
KSCL
ĐẦU
NĂM
8A1 35 5
14.3
%
7 20% 13
37.1
%
25
71.4
%
10 28.6%
KSCL
GIỮA
HKI
8A1
35 10 28.6% 10 28.6% 8 22.8% 28 80% 7 20%
Tăng/
giảm
5(T)
14.3
%
3(T) 8.6% 5(G)
14.3
%
3(T) 8.6% 3(G) 8.6%
THI

HK I
8A1
35 13
37.1
%
9
25.7
%
8
22.9
%
30 85.7% 5(G) 14.3%
Tăng/
giảm
3(T) 8.6% 1(T) 2.9% 0 2(T) 5.7% 2(G) 5.7%
KSCL
GIỮA
HKII
8A1
35 22 62.8% 11
31.4
%
1 2.9% 34
97.1
%
1 2.9%
Tăng/
giảm
9(T)
25.7

%
2(T) 5.7% 7(G) 20% 4(T)
11.4
%
4(G) 11.4%
So sánh:
Bài kiểm tra lần 1 là bài KSCL đầu năm tiến hành trước lúc tác động , đề do trường ra:
- Từ TB trở lên là: 71.4 %
- Dưới TB là: 28.6%
Bài kiểm tra lần 2 là bài kiểm tra giữa HK
I
tiến hành sau khi tác động đề kiểm tra do trường ra:
- Từ TB trở lên là: 80%
- Dưới TB là: 20%
- Lần 2 so với lần 1 thì từ TB trở lên tăng 5.7%
Bài kiểm tra lần 3 là bài kiểm tra HK
I
tiến hành sau khi tác động đề kiểm tra do SGD ra:
- Từ TB trở lên là: 87.5%
- Dưới TB là: 14.3%
- Lần 3 so với lần 2 thì từ TB trở lên tăng 5.7%
Bài kiểm tra lần bốn là bài kiểm tra giữa HK
II
tiến hành sau khi tác động đề kiểm tra do
trường ra:
- Từ TB trở lên là: 97.1%
- Dưới TB là: 2.9%
- Lần 4 so với lần 3 thì từ TB trở lên tăng: 11.4 %
Nhận định:
Sau khi hướng dẫn HS đọc, thảo luận văn bản trong SGK địa lí 8 đã giúp phát huy tính

tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS một cách rõ rệt
14
III. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động HS khai thác các văn bản chỉ dừng lại
ở hoạt động đọc lướt qua, chưa xem đó là hoạt động cần thiết. Trên lớp HS thụ động, GV
chủ động cung cấp kiến thức, chất lượng học tập chưa cao
Đề tài này sẽ hạn chế những tồn tại trên bằng các giải pháp được đưa ra, đồng thời rút ra
được cần hướng dẫn HS đọc và thảo luận các văn bản như thế nào để phát huy tính tích
cực của HS và nâng cao kết quả học tập bộ môn:
- GV không nên tập trung vào việc giảng giải các nội dung đã có trong văn bản mà nên
đưa ra những yêu cầu buộc HS phải đọc, nghiên cứu kĩ các văn bản để tìm kiến thức địa lí
ở trong đó.
- GV cần tổ chức cho HS thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau ( cặp, nhóm, lớp )
để HS trình bày, bổ sung kiến thức cho nhau thông qua đọc văn bản.
- Để giúp HS đọc và thảo luận văn bản một cách thuận lợi, GV cần hướng dẫn cho HS
cách đọc và thảo luận văn bản thông qua lời chỉ dẫn, hệ thống câu hỏi và bài tập
- Cần phải kết hợp giữa việc đọc và thảo luận văn bản với các nguồn thông tin và các
phương tiện dạy học khác,
- Biết sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực cho từng hoạt dộng, tạo điều kiện cho tất
cả HS tham gia.
2. Hướng phổ biến và áp dụng đề tài:
Học sinh dù là đối tượng nào, lớp nào giáo viên cũng phải hướng dẫn đọc và thảo luận
văn bản trong SGK Địa lí. Tuy mức độ áp dụng sẽ có khác nhau tuỳ theo khối lớp, nhưng
đây là phương pháp dạy học thu hút toàn bộ lớp tham gia, phát huy được tính tích cực độc
lập ở học sinh. Qua thời gian thực nghiệm thấy được tính tích cực học tập của học sinh
dần được nâng lên từ đọc lướt qua văn bản, đọc để tìm tòi kiến thức, đền đọc và thảo luận
văn bản mặc dù chuyển biến còn chậm. Nên đề tài này áp dụng được rộng rãi ở tất cả các
khối lớp tại đơn vị và các đơn vị khác trong toàn huyện.
3. Hướng nghiên cứu đề tài tiếp theo:

Hiện nay, hướng dẫn đọc, thảo luận các văn bản trong SGK Địa lí chưa được thực hiện
đồng bộ giữa các khối lớp. Nếu có sự thay đổi phương pháp dạy học đều tay thì hướng
dẫn đọc, thảo luận văn bản trong SGK Địa lísẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp
phần hình thành, phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh, hiệu quả bộ môn sẽ được khẳng định Với ý nghĩa đó thì “ Hướng dẫn đọc, thảo luận
văn bản trong SGK Địa lí 9” là hướng nghiên cứu cho năm học sau.
15
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN MINH HỌA:
ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
I- MỤC TIÊU:
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng; sự hình
thành các vùng mỏ chính ở nước ta qua các giai đoạn đòa chất.
- Việt Nam là một nước có nhiều loại khóang sản, nhưng phần lớn các mỏ có trữ
lượng nhỏ và vừa là nguồn tài nguyên quan trọng để công nghiệp hóa đất nước, nhưng
là tài nguyên không thể phục hồi, trong khi đó một số loại khoáng sản nước ta đang
có nguy cơ cạn kiệt. Vì vậy, cần phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu
quả nguồn tài nguyên này, nhất là khoáng sản năng lượng.
- Biết việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoang sản ở một số vùng đã gây ô
nhiễm môi trường. Vì vậy, việc khai thác khóang sản cần đi đôi với bảo vệ môi
trường.
2. Kó năng:
- Đọc bản đồ, lược đồ khoáng sản Việt Nam để:
+ Nhận xét sự phân bố khoáng sản nước ta.
+ Xác đònh được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ khoáng sản trên bản đồ.
+ Xác lập mối quan hệ giữa tài nguyên khoáng sản và các nghành sản xuất.
3. Thái độ:
- Không đồng tình với việc khai thác khoáng sản trái phép

II- CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bản đồ khoáng sản Việt Nam
- Học sinh: SGK, tập bản đồ.
III- PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận - Bản đồ
IV- TIẾN TRÌNH:
1- Ổn đònh: Kiểm tra sỉ số
2- Bài cũ:
 Nêu ý nghóa giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện
nay? Những trận động đất khá mạnh xảy ra gần đây ở nước ta Điện Biên, Lai Châu
chứng tỏ điều gì?
- Giai đoạn Tân kiến tạo có ý nghóa rất lớn đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta:
+ Nâng cao đòa hình, làm núi, sông trẻ lại
+ Xuất hiện các cao nguyên badan
+ Sụt lún ở các đồng bằng phù sa trẻ
+ Mở rộng Biển Đông
+ Hình thành các khoáng sản như dầu khí, bô xít, than bùn….
16
- Những trận động đất khá mạnh xảy ra ở nước ta gần đây Điện Biên, Lai Châu
chứng tỏ hoạt động Tân kiến tạo vẫn tiếp diễn, vẫn tiếp tục làm thay đổi bề mặt đòa
hình
3- Bài mới:
 Giới thiệu bài: Đất nước ta có lòch sử phát triển trải qua hàng trăm triệu năm, cấu
trúc đòa chất phức tạp. Nước ta lại nằm trong khu vực giao nhau của hai vành đai sinh
khoáng lớn của thế giới là Đòa Trung Hải và Thái Bình Dương . Điều đó có ảnh hưởng
đến tài nguyên khoáng sản nước ta như thế nào?

Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tại sao nói Việt Nam là
nước giàu tài nguyên khoáng sản? ( cá

nhân/ cặp đôi )
GV: giới thiệu bản đồ khoáng sản Việt
Nam
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên
khoáng sản phong phú, đa dạng.
+ Nhắc lại diện tích lãnh thổ nước ta? so
với thế giới ( loại trung bình)
+ Quan sát trên bản đồ cho nhận xét số
lưộng và mật độ các mỏ trên diện tích
lãnh thổ?
+ Qui mô, trữ lượng khoáng sản như thế
nào? ( trữ lượng vừa va nhỏ)
+ Tìm trên bản đồ kết hợp H 26.1 một
số mỏ khoáng sản lớn, quan trọng của
nước ta?
+ Phân loại: nhóm năng lượng. kim loại,
phi kim loại…
- Bước 2: HS đọc mục 1 và suy nghó thực
hiện nhiệm vụ này một mình ( suy nghó)
- Bước 3: Thảo luận cặp đôi.
- Bước 4: Một số cặp đôi trình bày ý kiến
với cả lớp ( chia sẻ)
* Trình bày 1 phút: GV nêu câu hỏi Tại
sao nước ta giàu có về khoáng sản? :
+ Lòch sử đòa chất kiến tạo lâu dài,
phức tạp
+ Nhiều chu kì kiến tạo, sản sinh một
hệ khoáng sản đặc trưng
+ Vò trí tiếp giáp hai đai sinh khoáng

I- VIỆT NAM LÀ NƯỚC GIÀU TÀI
NGUYÊN KHOÁNG SẢN
- Khoáng sản nước ta phong phú về loại
hình, đa dạng về chủng loại phần lớn có
trữ lượng vừa và nhỏ
- Khoáng sản có trữ lượng lớn như than,
dầu khí, đá vôi, bô xít, sắt…
17
lớn: Đòa Trung Hải, Thái Bình Dương
+ Sự phát hiện, thăm dò, tìm kiếm
khoáng sản có hiệu quả
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành
các vùng mỏ chính ở nước ta ( nhóm )
- Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm
vụ ( Kó thuật XYZ )
+ Nhóm 1.2: Giai đoạn Tiền Cambri
+ Nhóm 3.4: Giai đoạn Cổ Kiến tạo
+Nhóm 5,6: Giaiđoạn Tân kiến tạo
+ GV hướng dẫn gợi ý:
Các loại khoáng sản hình thành trong
từng giai đoạn
+ Phân bố
- Bước 2: Các nhóm đọc đoạn văn bản
của nhóm mình và thảo luận.
- Bước 3: Nhóm báo cáo.
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu cả lớp trình bày được:
+ Loại khoáng sản nào được hình thành ở
nhiều giai đoạn kiến tạo. phân bố ở nhiều
nơi? ( bô xit)

+ Dưa vào bản đồ khoáng sản Việt Nam
nêu một số vùng mỏ chính .
II- SỰ HÌNH THÀNH CÁC VÙNG
MỎ CHÍNH Ở NƯỚC TA
Giai
đoạn
Khoáng sản
hình thành
Phân bố
Tiền
Cambri
Than, chì,
đồng , sắt , đá
q
Việt Bắc ,
Hoàng Liên
Sơn, Kon Tum
Cổ kiến
tạo
Apatít, than,
sắt, thiếc,
mangan,
Titan, vàng,
đất hiếm, bô
xít, đá vôi
Khắp trên lãnh
thổ
Tân kiến
tạo
Dầu mỏ, khí

đốt, than nâu,
than bùn, bô
xít
Bồn trầm tích
thềm lục đòa và
dưới đồng bằng
sông Hồng,
sông Cửu Long ,
Tây Nguyên
- Một số vùng mỏ chính:
+ Vùng Đông Bắc với các mỏ sắt, titan (
Thái Nguyên ), than ( Quảng Ninh ).
+ Vùng Bắc Trung Bộ với các mỏ c rôm
( Thanh Hóa ), thiếc, đá quý ( Nghệ
An ), sắt ( Hà Tónh ).
Hoạt động 3: Vấn đề khai thác và bảo
vệ tài nguyên khoáng sản như thế nào?
( cả lớp, BVMT )
- GV: Yêu cầu đọc mục 3 và trả lời các
câu hỏi sau:
- CH1: Tại sao phải khai thác hợp lí, sử
dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài
nguyên khoáng sản?
+ Tài nguyên không phục hồi được
+ Có ý nghóa lớn trong sự nghiệp công
III- VẤN ĐỀ KHAI THÁC VÀ BẢO
VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
- Khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm có
hiệu quả
- Hậu quả:

+ Có nguy cơ cạn kiệt, sử dụng lãng phí
+ Ô nhiễm môi trường

18
nghiệp hóa
+ Ảnh hưởng môi trường
- CH2: Nước ta đã có biện pháp gì để bảo
vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường?
( Luật khoáng sản….)
- CH3: Nêu nguyên nhân làm cạn kiệt tài
nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường?
+ Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác
+ Kó thuật khai thác, chế biến lạc hậu
+ Phân bố rãi rác, đầu tư lãng phí….
- Thực hiện tốt Luật khoáng sản
4- Củng cố và luyện tập:
 Nguyên nhân nào dẫn tới sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản
nước ta ?
- Khai thác bừa bãi
- Khai thác thủ công, kó thuật khai thác lạc hậu
- Sự quản lí lỏng lẻo
- Phần lớn còn khai thác lộ thiên, lãng phí nhiều
 Tại sao phải đưa ra vấn đề khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
nguồn tài nguyên này?
- Vì khoáng sản là tài nguyên vô cùng q giá, là nguyên liệu của công nghiệp
- Phải khai thác tiết kiệm vì khóang sản không phải là tài nguyên vô tận, việc hình
thành khoáng sản phải trải qua thời gian hàng trăm triệu năm
- Vì nếu không khai thác hợp lí thì ngoài việc lãng phí tài nguyên cò dẫn tới ô
nhiễm môi trường sinh thái
5- Hướng dẫn tự học:

- Làm câu hỏi bài tập SGK - Tập bản đồ
- Ôn bài 23, 24 chuẩn bò bài thực hành
- Chuẩn bò bài 27 :Thực hành : Đọc bản đồ Việt Nam
+ Xác đònh các tỉnh, thành phố. Các điểm cực
+ Làm các bảng thống kê SGK.
V- RÚT KINH NGHIỆM:
19
MẪU SỐ 1: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ
( Về cách sử dụng các văn bản có hiệu quả trong dạy và học Địa lí )
1. Tên giáo viên: Lục Kiều Hương
2. Đơn vị: Trường THCS Thị Trấn.
3. Nội dung: Muốn sử dụng một cách có hiệu quả các văn bản trong SGK Địa lí 8,
bạn cần làm như thế nào? Hãy chọn những ý bạn cho là đúng và ghi bên dưới;
a.Cần phải chú ý phát huy được mọi chức năng của các loại văn bản
b. Chỉ chú trọng vào việc cho HS đọc và khai thác kiến thức từ bài đọc chính
c.HS chỉ cần học thuộc lòng bài học chính
d. Cần phải có phương pháp hướng dẫn HS đọc,thảo luận các loại văn bản khác
nhau
e. Phải kết hợp việc hướng dẫn HS sử dụng văn bản với sử dụng kênh hình và các
kênh chữ khác của bài học
f. Không cần yêu cầu HS sử dụng các văn bản trong SGK, chỉ cần học theo dàn bài
tóm do GV ghi trên bảng ( vì bài giảng của GV đã có đủ nội dung của bài học)
g. Coi các văn bản là nội dung chủ yêu của việc dạy học địa lí, không cần phải phối
hợp giữa các văn bản với kênh hình
h. Bài đọc thêm chỉ nên cho HS đọc ở nhà
l. Chỉ cần đọc các văn bản hướng dẫn các hoạt động mang tính thực hành
k. Đưa ra các câu hỏi, bài tập yêu cầu HS tìm kiến thức từ bài đọc chính, bài đọc
thêm.
Các ý đúng là a, d, e, k,
Thị Trấn, ngày tháng 3 năm 2011

Giáo viên
Lục Kiều Hương
20
MẪU SỐ 2: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ
( Cần hướng dẫn HS đọc và thảo luận các văn bản như thế nào để phát huy tính tích cực,
nâng chất lượng học tập của HS trong dạy và học Địa lí )
1. Tên giáo viên : Nguyễn Thị Kim Lan
2. Đơn vị: Trường THCS Suối Đá
3. Nội dung khảo sát: Theo bạn cần hướng dẫn HS đọc và thảo luận các văn bản
như thế nào để phát huy tính tích cực của HS và nâng cao chất lượng bộ môn?
Có các ý kiến sau:
- GV không nên tập trung vào việc giảng giải các nội dung đã có trong văn bản mà nên
đưa ra những yêu cầu buộc HS phải đọc, nghiên cứu kĩ các văn bản để tìm kiến thức địa lí
ở trong đó.
- GV cần tổ chức cho HS thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau ( cặp, nhóm, lớp )
để HS trình bày, bổ sung kiến thức cho nhau thông qua đọc văn bản.
- Để giúp HS đọc và thảo luận văn bản một cách tuận lợi, GV cần hướng dẫn cho HS
cách đọc và thảo luận văn bản thông qua lời chỉ dẫn, hệ thống câu hỏi và bài tập
- Cần phải kết hợp giữa việc đọc và thảo luận văn bản với các nguồn thông tin và các
phương tiện dạy học khác,
- Biết sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực cho từng hoạt dộng, tạo điều kiện cho tất
cả HS tham gia.
Suối Đá, ngày tháng 3 năm 2011
Giáo viên
Nguyễn Thị Kim Lan
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học, Chương trình phát triển Giáo dục
trung học: Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng trong chương trình giáo dục phổ hông môn Địa lí THCS – Hà Nội tháng 7 / 2010.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo dự án Việt – Bỉ: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng –
NXB Đại học sư phạm.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học: tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho
giáo viên THCS chu kì III ( 2004-2007) môn Địa lí.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sách giáo khoa Địa lí 8 , NXB Giáo dục
22
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3.Đối tượng nghiên cứu 1
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Giả thuyết khoa học 2
II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 4
3. Nội dung vấn đề 4
4. Kết quả đề tài 13
III. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm 14
2. Hướng phổ biến và áp dụng đề tài 14
3. Hướng nghiên cứu đề tài tiếp theo 14
PHỤ LỤC 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
M ỤC L ỤC 22
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI 23
23
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI
1. Nhận xét, đánh giá và xếp loại của HĐKH đơn vị:
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
2. Nhận xét, đánh giá và xếp loại của HĐKH Phòng GD & ĐT:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
3. Nhận xét, đánh giá và xếp loại của HĐKH Ngành :
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
24
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DƯƠNG MINH CHÂU
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BÀU NĂNG

TÊN ĐỀ TÀI
HƯỚNG DẪN ĐỌC,THẢO LUẬN VĂN BẢN
TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 8 GIÚP PHÁT
HUY TÍNH TÍCH CỰC,NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Người thực hiện: Trần Thị Tuyết Hồng
Võ Thị Hạnh
Tháng 2/2011

25

×