ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG
-------o0o-------
BÀI TIỂU LUẬN:
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN
SÁNG TẠO KHOA HỌC
TRONG LẬP TRÌNH JAVA
Môn: Phương Pháp Luận Sáng Tạo Khoa Học
GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
SV thực hiện: Đinh Nam Kha
MSSV: 06520416
Lớp: MMT01
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................... 2
Applets .......................................................................................................... 7
Ứng dụng thực thi qua dòng lệnh .................................................................. 8
Ứng dụng đồ họa ........................................................................................... 8
Servlet ........................................................................................................... 8
Ứng dụng cơ sở dữ liệu ................................................................................ 8
2
I. GIỚI THIỆU:
Java là một ngôn ngữ lập trình được Sun Microsystems giới thiệu vào
tháng 6 năm 1995. Từ đó, nó đã trở thành một công cụ lập trình của các lập trình
viên chuyên nghiệp. Java được xây dựng trên nền tảng của C và C++, do vậy nó
sử dụng các cú pháp của C và các đặc trưng hướng đối tượng của C++.
Vào năm 1991, một nhóm các kỹ sư của Sun Microsystems có ý định
thiết kế một ngôn ngữ lập trình để điều khiển các thiết bị điện tử như Tivi, máy
giặt, lò nướng,… Mặc dù C và C++ có khả năng làm việc này nhưng trình biên
dịch lại phụ thuộc vào từng loại CPU.
Trình biên dịch thường phải tốn nhiều thời gian để xây dựng nên rất đắt.
Vì vậy để mỗi loại CPU có một trình biên dịch riêng là rất tốn kém. Do đó nhu
cầu thực tế đòi hỏi một ngôn ngữ chạy nhanh, gọn, hiệu quả và độc lập thiết bị
tức là có thể chạy trên nhiều loại CPU khác nhau, dưới các môi trường khác
nhau. “Oak” đã ra đời và vào năm 1995 được đổi tên thành Java. Mặc dù mục
tiêu ban đầu không phải cho Internet nhưng do đặc trưng không phụ thuộc thiết
bị nên Java đã trở thành ngôn ngữ lập trình cho Internet.
Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, do vậy không thể dùng Java
để viết một chương trình hướng chức năng. Java có thể giải quyết hầu hết các
công việc mà các ngôn ngữ khác có thể làm được.
Java là ngôn ngữ vừa biên dịch vừa thông dịch. Đầu tiên mã nguồn được
biên dịch bằng công cụ JAVAC để chuyển thành dạng ByteCode. Sau đó được
thực thi trên từng loại máy cụ thể nhờ chương trình thông dịch. Mục tiêu của các
nhà thiết kế Java là cho phép người lập trình viết chương trình một lần nhưng có
thể chạy trên bất cứ phần cứng cụ thể.
Ngày nay, Java được sử dụng rộng rãi để viết chương trình chạy trên
Internet. Nó là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng độc lập thiết bị, không phụ
3
thuộc vào hệ điều hành. Nó không chỉ dùng để viết các ứng dụng chạy đơn lẻ
hay trong mạng mà còn để xây dựng các trình điều khiển thiết bị cho điện thoại
di động, PDA, …
II. ỨNG DỤNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO VÀO ĐỀ TÀI:
1/ TỔNG QUAN:
Các thủ thuật có vai trò trong phương pháp luận sáng tạo như vai trò chữ
cái trong ngôn ngữ, trong các nguyên tố hóa học…, hiểu theo nghĩa, từ đó các
thủ thuật tổ hợp lại với nhau tạo nên những ý tưởng sáng tạo phức tạp hơn.
Thực tế cho thấy người ta thường dùng các tổ hợp của các thủ thuật nhiều hơn là
dùng các thủ thuật đơn lẻ một cách độc lập.
Dưới đây là các nguyên tắc sáng tạo được vận dụng từ “40 nguyên tắc
sáng tạo cơ bản” để giải quyết đề tài.
2/ NGUYÊN TẮC PHÂN NHỎ và NGUYÊN TẮC PHẨM CHẤT
CỤ BỘ:
- Nội dung nguyên tắc phân nhỏ:
o Chia đối tượng thành các thành phần độc lập.
o Làm cho đối tượng trở nên tháo lắp được.
o Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
- Nội dung nguyên tắc phẩm chất cục bộ:
o Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài)
có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất.
o Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác
nhau.
o Mỗi phần của đối tượng phải ở trong điều kiện thích hợp nhất của
công việc.
- Ứng dụng:
4
Máy ảo Java là trái tim của ngôn ngữ Java. Môi trường Java bao gồm
năm phần tử sau:
Ngôn ngữ
Ðịnh nghĩa Bytecode
Các thư viện lớp Java/Sun
Máy ảo Java (JVM)
Cấu trúc của file .class
Các phần tử tạo cho Java thành công là
Ðịnh nghĩa Bytecode
Cấu trúc của file .class
Máy ảo Java (JVM)
Khả năng cơ động của file .class cho phép các chương trình Java viết một
lần nhưng chạy ở bất kỳ đâu. Khả năng này có được nhờ sự giúp đỡ của máy ảo
Java.
Máy ảo là một phần mềm dựa trên cơ sở máy tính ảo. Nó có tập hợp các
lệnh logic để xác định các hoạt động của máy tính. Người ta có thể xem nó như
một hệ điều hành thu nhỏ. Nó thiết lập các lớp trừu tượng cho: Phần cứng bên
dưới, hệ điều hành, mã đã biên dịch.
Trình biên dịch chuyển mã nguồn thành tập các lệnh của máy ảo mà
không phụ thuộc vào phần cứng cụ thể. Trình thông dịch trên mỗi máy sẽ
chuyển tập lệnh này thành chương trình thực thi. Máy ảo tạo ra một môi trường
bên trong để thực thi các lệnh bằng cách:
Nạp các file .class
Quản lý bộ nhớ
Dọn “rác”
Việc không nhất quán của phần cứng làm cho máy ảo phải sử dụng ngăn
xếp để lưu trữ các thông tin sau:
Các “Frame” chứa các trạng thái của các phương thức.
Các toán hạng của mã bytecode.
Các tham số truyền cho phương thức.
Các biến cục bộ.
5