Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

NGHIÊN CỨU LUẬT CHÍNH TẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.12 KB, 101 trang )

MỤC LỤC
Phần 1: Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc đề tài
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Chữ quốc ngữ, nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất hợp
lý trong chữ quốc ngữ.
1.1.2 Vấn đề chính tả và luật chính tả.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Khảo sát việc dạy học luật chính tả ở Tiểu học trong chương trình
SGK sau năm 2000.
1.2.2. Khảo sát chương trình dạy học luật chính tả ở Tiếng Việt 1 theo công
nghệ giáo dục.
1.2.3. Một số lỗi chính tả thường gặp của học sinh.
1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh dùng sai chính tả
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DẠY HỌC LUẬT CHÍNH TẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
2.1. Luyện phát âm.
2.2. Phân tích, so sánh.
2.3. Giải nghĩa từ.
2.4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả.
2.5. Thực hành chính tả.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm.
3.2. Đối tượng thực nghiệm.
3.3. Khái quát quá trình thực nghiệm.
3.4. Nội dung thực nghiệm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận.
2 Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: “Vì sự nghiệp
10 năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. Câu nói đầy triết lý
đó của Người như một lời dặn dò, một lời chỉ bảo, một sự vạch lối chỉ
đường cho tương lai, cho sự suy tồn của đất nước, của quốc gia dân tộc. Ở
đâu và trong bất kỳ thời đại nào cũng đều cần những vị anh minh, những con
người tài đức vẹn toàn để họ cống hiến cho xã tắc.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã thấm nhuần, đã tiếp thu tư tưởng
đó của Người, đã nâng sự nghiệp trồng người - sự nghiệp giáo dục lên thành
quốc sách hàng đầu, là nền móng, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của
đất nước! Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khoá, là
động lực thúc đấy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết
các quốc gia trên thế giới đều coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”.
Hệ thống giáo dục ở nước ta được chia thành các cấp học, bắt đầu từ
nhà trẻ, rồi đến Mầm non, tiếp đó là Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học
phổ thông, Trung cấp - Cao đẳng - Đại học và sau đại học. Trong mỗi cấp
học lại chia thành các khối, trong mỗi khối lại chia thành các lớp khác nhau

tuỳ theo số lượng học sinh. Trong hệ thống giáo dục thì cấp 1 - cấp Tiểu học
là cấp quan trọng nhất, là nền tảng cho các cấp học khác đồng thời cũng là
nền tảng cho sự phát triển tư duy và nhân cách mỗi người sau này.
Theo luật Phổ cập giáo dục Tiểu học nước CHXHCN Việt Nam năm
1991 thì giáo dục Tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở
ban đầu để đào tạo trẻ em trở thành những công dân tốt của đất nước.
Điều 2 bộ luật này quy định: “Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho
học sinh nắm vững các kỹ năng: Nói; đọc; viết; tính toán; có những hiểu
biết về tự nhiên xã hội và con người; có lòng nhân ái; hiếu thảo với ông bà
cha mẹ; yêu quý anh chị em, kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với
người lớn tuổi, giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ, yêu lao động, có kỷ luật, có nếp
sống văn hoá, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh, yêu quê hương
đất nước, yêu hoà bình”. Như vậy, điều luật trên cho chúng ta thấy rõ nhiệm
vụ của giáo dục bậc Tiểu học. Giáo dục Tiểu học vừa phải dạy các em tiếp
thu kiến thức, vừa phải dạy các em cách làm người. Cái gốc, cái nền tảng
của sự phát triển tư duy và nhân cách bắt nguồn từ bậc giáo dục Tiểu học.
Cái gì cũng phải có nguồn gốc, có khởi sự của nó, gốc có tốt thì cây mới tốt,
hoa trái của nó mới xum xuê được. Giáo dục có tốt, tri thức các em tiếp thu
được có vững vàng, các chuẩn mực đạo đức các em có lĩnh hội được một
cách sâu sắc và đầy đủ thì sau này, khi các em lớn lên, các em mới có thể trở
thành những người vừa có tài vừa có đức, các em mới trở thành những con
người có ích cho xã hội, mới có nhiều cống hiến cho quê hương đất nước.
Ngay từ khi trẻ sinh ra cho đến khi bập bẹ tập nói, ngôn ngữ đầu tiên
các em tiếp xúc chính là tiếng mẹ đẻ của mình. Cho dù các em chưa đến
trường, chưa được học chữ, nhưng qua lời nói của mọi người, đứa trẻ hiểu
những gì người ta nói với nó. Khi trẻ bập bẹ tập nói, người ta dạy cho các
em biết gọi mẹ, gọi bà, rồi dần dần dạy các câu nói khác. Khi đã đến tuổi
đến trường, thứ ngôn ngữ đầu tiên mà người ta dạy cho mọi đứa trẻ là Tiếng
Việt, tiếng mẹ đẻ của mình. Ban đầu, giáo viên dạy cho học trò của mình
biết đọc biết viết Tiếng Việt, khi học sinh đã biết đọc biết viết thì người ta

dạy cho các em cách viết đúng, viết đẹp. Môn Tiếng Việt trong chương trình
Tiểu học được chia thành các phân môn với nhiệm vụ và chức năng riêng.
Đó là các phân môn Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm
văn, Kể chuyện. Trong các phân môn đó thì phân môn Chính tả dạy cho học
sinh cách dùng từ đúng, cách viết đúng, hay nói cách khác, môn Chính tả
dạy cho học sinh ngữ pháp căn bản của Tiếng Việt. Bất kỳ người Việt Nam
nào cũng có khả năng nói Tiếng Việt, nhưng không phải ai cũng có khả năng
dùng Tiếng Việt đúng. Chúng ta nhìn thấy điều này một cách rõ ràng trong
cuộc sống hàng ngày và trong các phương tiện thông tin đại chúng. Người
lớn nói sai chính tả, viết sai chính tả, thậm chí chúng ta có thể thấy nhà báo
cũng viết sai chính tả nữa. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Phải
chăng nó bắt nguồn từ việc dạy chính tả trong nhà trường, nhất là trường
Tiểu học. Vì những nguyên nhân đó, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Nâng cao chất lượng dạy học luật chính tả trong trường Tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu sẽ tìm hiểu được thực tế của việc dạy học luật
chính tả cho học sinh Tiểu học, rút ra những thuận lợi và khó khăn, những gì
đã đạt được và chưa đạt được, từ đó đề ra những biện pháp nhằm góp phần
nâng cao chất lượng việc dạy học luật chính tả trong trường Tiểu học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường tiểu học…
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề dạy học luật chính tả trong trường
Tiểu học
4. Giả thuyết khoa học
Nếu làm rõ thực trạng việc dạy luật chính tả cho học sinh trong trường
Tiểu học thì ta sẽ biết những ưu điểm, những tích cực cần phát huy và những
hạn chế cùng các biện pháp khắc phục. Đồng thời đề ra một số biện pháp
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Chính tả trong trường Tiểu
học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích, khách thể và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi
xác định đề tài này gồm các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Tìm hiểu được thực trạng việc dạy học luật chính tả trong trường
Tiểu học
- Tìm hiểu, thống kê, phân loại các lỗi chính tả thường gặp ở học sinh
trong nhà trường.
- Tìm hiểu, xác định và làm rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
- Đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng việc dạy học
luật chính tả trong nhà trường.
- Tiến hành thực nghiệm các biện pháp đã đề ra ở một số lớp để đánh
giá tính khả thi của đề tài.
6. Phạm vi nghiên cứu.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 890 học sinh Trường Tiểu học
Hùng Vương Thị xã Phú Thọ
7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1. Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin.
- Tiếp cận là sự lựa chọn chỗ đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu,
là cách xử sự, xem xét đối tượng nghiên cứu.
- Tiếp cận hệ thống.
Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ tương tác để thực hiện mục
tiêu xác định. Như vậy, khi nói đến hệ thống là phải nói đến phần tử, tương tác
và mục tiêu.
- Tiếp cận định tính, định lượng.
+ Thông tin thu thập luôn phải tồn tại dưới dạng định tính và định
lượng.
+ Có khả năng không tìm được thông tin tồn tại dưới dạng định lượng
thì phải chấp nhận thông tin tồn tại dưới dạng định tính là duy nhất.
+ Tiếp nhận thông tin định tính và định lượng phải đi đến kết luận cuối
cùng là nhận thức bản chất định tính của sự vật.
- Tiếp nhận lịch sử logic.

+ Xem xét sự vật qua nhiều sự kiện xuất hiện trong quá khứ. Với mỗi
phương pháp khách quan thu thập thông tin về chuỗi các sự kiện trong quá
khứ người nghiên cứu sẽ nhận biết logic tất yếu của quá trình phát triển.
+ Tiếp cận lịch sử đòi hỏi thu thập thông tin về các sự kiện. Sắp xếp các sự
kiện theo một trật tự nhất định nhờ đó làm bộc lộ logic tất yếu của quá trình phát
triển.
- Tiếp cận thực tiễn.
Mọi vấn đề nghiên cứu phải xuất phát từ thực tiễn và quan trọng hơn
chúng phải phục vụ cho thực tiễn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Mục đích.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, kế
thừa thành tựu người đi trước đã làm. Do vậy không mất thời gian lặp lại
những việc đồng nghiệp đi trước đã thực hiện.
- Nội dung cần thu thập trong quá trình nghiên cứu tài liệu.
+ Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
+ Thành tựu đã đạt được của chủ đề nghiên cứu.
+ Kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã được công bố trên ấn phẩm.
+ Chủ trương chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu.
+ Số liệu thống kê.
- Nguồn tài liệu.
+ Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành.
+ Tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành.
+ Sách giáo khoa.
+ Tác phẩm khoa học trong ngành.
+ Tài liệu lưu trữ số liệu thông kê.
+ Thông tin đại chúng.
- Phân tích tài liệu.
+ Phân tích nguồn tài liệu.
+ Phân tích nội dung tài liệu.

- Tổng hợp tài liệu.
+ Bổ túc tài liệu sau khi phân tích phát hiện thiếu sót, sai lệch.
+ Lựa chọn tài liệu, chỉ chọn những cái cần đủ để xây dựng luận cứ.
+ Sắp xếp tài liệu.
+ Làm tái hiện quy luật.
7.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
- Khái niệm.
+ Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về quá trình
giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm cho những tài
liệu sống về thực tiễn giáo dục để khái quát nên những quy luật nhằm tổ
chức quá trình giáo dục được tốt hơn.
+ Phương tiện để quan sát chủ yếu là tri giác trực tiếp. Nếu có khả
năng có thể dùng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ để tài liệu quan sát được
xem xét kĩ lưỡng hơn.
- Chức năng của quan sát.
+ Thu thập thông tin, phát hiện vấn đề từ trong thực tiễn quá trình giáo
dục.
+ Kiểm chứng các lý thuyết về giáo dục, kết quả của phương pháp thực
nghiệm giáo dục.
+ Mở đầu cho một phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục khác.
- Đặc điểm.
+ Các hoạt động sư phạm rất phức tạp nên người quan sát phải hết sức
tập trung và trung thành với phiếu quan sát.
+ Kết quả quan sát có thể bị chi phối bởi chủ thể như tình trạng sức
khoẻ, tình cảm, tính chủ quan hoặc ảo giác về tâm lý khi làm việc căng
thẳng.
- Phân loại quan sát.
+ Quan sát kiểu chụp hình: Ghi nhận có trọng tâm các hoạt động của
đối tượng theo thứ tự thời gian.
+ Quan sát kiểu tổng hợp: Ghi nhận có trọng tâm các hoạt động của đối

tượng. Ở kiểu này, người quan sát cũng ghi các hoạt động theo thời gian
nhưng có thể tổng kết một số hoạt động cùng loại để tính bằng số sau khi kết
thúc mỗi buổi quan sát.
- Quy trình quan sát.
+ Xác định rõ mục đích quan sát, trả lời câu hỏi “quan sát để làm gì ?”
+ Xác định nội dung quan sát và phương pháp quan sát: Cần trả lời tiếp
câu hỏi: “Quan sát cái gì ? Quan sát như thế nào và bằng cái gì ?”
+ Chuẩn bị cho người đi quan sát: Lập phiếu quan sát, kiểm tra phương
tiện quan sát, tập huấn cộng tác viên về nội dung và phương pháp.
+ Tiến hành quan sát.
+ Xử lý, tập hợp các phiếu quan sát, sắp xếp số liệu, phân tích để đi
đến một nhận định khoa học.
- Những điều cần chú ý khi quan sát.
+ Khi quan sát, đối tượng quan sát có thể được báo trước hay không
tuỳ người chủ đề tài và nội dung quan sát.
+ Tránh thời điểm không thuận lợi cho tâm lý, sức khoẻ người quan
sát.
+ Tuyệt đối không ghi nhận giá trị cá nhân vào phiếu quan sát.
7.4. Phương pháp điều tra giáo dục.
- Khái niệm:
Phương pháp điều tra giáo dục là phương pháp được dùng thường
xuyên trong giáo dục thể hiện qua việc tác động trực tiếp của người nghiên
cứu vào đối tượng nghiên cứu thông qua câu hỏi để có những thông tin cần
thiết cho công việc của mình.
- Mục đích.
Nhằm mục đích thu nhận số liệu, sự suy nghĩ, quan điểm trên một số
lượng lớn đối tượng nào đó để từ đó có thể phán đoán tìm ra nguyên nhân,
tính phổ biến hoặc biện pháp giải quyết một vấn đề trong giáo dục.
- Đặc điểm.
+ Được thực hiện trên một số lượng lớn đối tượng.

+ Tuy số lượng lớn đối tượng và số liệu mang tính thống kê nhưng kết
quả phải là chân lý.
- Phân loại điều tra
+ Điều tra cơ bản trong giáo dục: thường điều tra bằng câu hỏi
+ Trưng cầu ý kiến về một quan điểm, cách làm trong giáo dục:
Thường điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp.
- Hình thức điều tra trong giáo dục
+ Phỏng vấn có chuẩn bị trước
+ Phỏng vấn không chuẩn bị trước
+ Nhóm trọng điểm.
- Quy trình điều tra
+ Chọn mẫu điều tra: Sử dụng mẫu anket với hệ thống câu hỏi (câu hỏi
đóng và câu hỏi mở) để thu thập thông tin.
7.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Khái niệm
Phương pháp thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về
sự thay đổi số lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do
nhà khoa học tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được
kiểm tra.
- Đặc điểm.
+ Xuất phát điểm của phương pháp là các giả thuyết (từ thực tế), các
phán đoán (bắng tư duy) để khẳng định hoặc bác bỏ chúng, điều này bắt
buộc phải có.
+ Kết quả của phương pháp thực nghiệm sư phạm là có thể khẳng định
hoặc phủ định cái mới, tìm ra lý thuyết mới, quy luật mới hoặc sự phát triển
mới trong giáo dục.
+ Vì đối tượng là con người, là số đông nên các số liệu đo hoặc các mã
hóa kết quả đo không hoàn toàn chính xác, cần được xử lý bằng thống kê.
+ Vai trò của phương pháp quan sát và phương pháp điều tra vẫn còn
tiếp tục được sử dụng ở đây nếu nhà nghiên cứu cần một số dữ liệu bổ sung

hoặc kiểm tra lần cuối cùng sau khi phương pháp thực nghiệm sư phạm có
kết quả.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
+ Nội dung cần thực nghiệm
Nội dung nghiên cứu rút ra từ các kết luận của quan sát sư phạm, của điều
tra.
Các ý đồ vận dụng phương pháp mới, phương tiện dạy học mới, các
hình thức tổ chức học tập mới.
- Quy trình thực nghiệm sư phạm
Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm.
+ Chọn nội dung, nơi thực nghiệm.
+ Soạn giáo án, chuẩn bị phương tiện.
+ Dự kiến phương án và phương pháp đánh giá cụ thể.
Bước 2: Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng.
Bước 3: Tiến hành thực nghiệm ở nhóm lớp thực nghiệm và đánh giá.
Bước 4: Xử lý số liệu bằng toán thống kê.
Bước 5: Viết bài
- Những yếu tố tác động đến kết quả của phương pháp thực nghiệm sư
phạm.
+ Nguồn nghiên cứu
+ Việc chọn nhóm nghiên cứu
+ Chủ quan nhà nghiên cứu
7.6. Phương pháp xử lý dữ liệu.
Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu.
8. Cấu trúc của đề tài.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Chữ quốc ngữ, nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất
hợp lý trong chữ quốc ngữ.
a. Chữ quốc ngữ.

Chữ quốc ngữ là hệ thống chữ viết chính thức hiện nay của Tiếng
Việt. Hệ thống này được xây dựng dựa trên chữ cái La tinh thêm các chữ
ghép và chín dấu phụ - bốn dấu tạo ra các âm mới và năm dấu còn lại dành
cho thể hiện thanh điệu của từ. Hai loại dấu phụ có thể được viết cùng trên
một chữ cái nguyên âm.
Chữ quốc ngữ có 29 chữ cái là: A (a), Ă (ă), Â (â), B (b), C (c), D (d),
Đ (đ), E (e), Ê (ê), G (g), H (h), I (i), K (k), L (l), M (m), N (n), O (o), Ô (ô),
Ơ (ơ), P (p), Q (q), R (r), S (s), T (t), U (u), Ư (ư), V (v), X (x), Y (y).
Mỗi chữ cái đều có hai hình thức viết lớn và viết nhỏ. Kiểu viết lớn
gọi là “chữ hoa”, khi dùng ở dạng viết tay còn được gọi là “chữ viết hoa”,
khi dùng ở dạng chữ in còn gọi là “chữ in hoa”. Kiểu viết nhỏ gọi là “chữ
thường”, khi dùng ở dạng viết tay còn được gọi là “chữ viết thường”, khi
dùng ở dạng chữ in còn được gọi là “chữ in thường”. Cả hai hình thức “chữ
hoa” và “chữ thường” của mỗi chữ cái đều có cùng tên gọi, âm vị mà chúng
biểu thị cũng giống nhau.
Hình thức chữ hoa của mỗi chữ cái sẽ được gọi bằng công thức: “chữ”
+ tên gọi của chữ cái đó + “hoa”. Còn hình thức chữ thường sẽ được gọi
bằng công thức: “chữ” + tên gọi của chữ cái đó + “thường”. Ví dụ: “B” và
“b” đều được gọi là “bê” hoặc “bờ”, khi cần phân biệt thì “B” được gọi là
“chữ bê hoa”, “b” được gọi là “chữ bê thường”. Chữ hoa được dùng để biểu
thị danh từ riêng (tên người, tên địa danh, tên gọi của các đoàn thể, các tổ
chức…), điểm bắt đầu của một đoạn văn, nhấn mạnh một đoạn văn người
đọc cần chú ý.
Trừ ba chữ cái “đ”, “k”, và “q” ra thì tất cả các chữ cái quốc ngữ biểu
thị phụ âm khác đều có hai kiểu tên gọi. Kiểu thứ nhất là bắt nguồn từ tên
gọi của nó trong tiếng Pháp. Kiểu thứ hai là ghép phụ âm mà nó biểu thị với
nguyên âm “ơ” và thanh huyền. Ví dụ như chữ “c” có hai tên gọi là “xê” và
“cờ”, trong đó “xê” bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái “c” trong tiếng Pháp là
“cé” (se). Khi đánh vần từ Tiếng Việt người ta sẽ dùng kiểu tên gọi thứ hai,
không dùng kiểu thứ nhất, ví dụ như từ “cá” được đánh vần là “cờ a ca sắc

cá”, không được đánh vần là “xê a ca sắc cá”. Hiện nay trừ trường hợp đánh
vần Tiếng Việt đã nêu ở trên ra và ba chữ cái “d”, “k”, “q” thì người ta
thường gọi tên các chữ cái biểu thị phụ âm bằng kiểu thứ nhất. Ví dụ như
“VAT” (tên gọi tắt theo Tiếng Anh của thuế giá trị gia tăng) được đọc là “vê
a tê”, không gọi là “vờ a tờ”.
Trong chữ quốc ngữ không phải chữ cái nào cũng biểu thị một “âm
vị” duy nhất và cũng không phải âm vị nào cũng được biểu thị bằng một
cách duy nhất. Có một số âm vị của Tiếng Việt được ghi lại bằng nhiều cách
khác nhau. Lại cũng có những chữ cái biểu thị nhiều âm vị khác nhau của
Tiếng Việt.
Chữ quốc ngữ có 11 chữ cái do hai hoặc ba chữ cái tạo thành dùng để
ghi lại các phụ âm của Tiếng Việt: 11 chữ cái ghép của chữ quốc ngữ bao
gồm:
+ 10 chữ cái ghép đôi do hai chữ cái tạo thành: Ch, gh, gi, kh, ng, nh,
th, ph, tr, qu.
+ 1 chữ cái ghép ba do ba chữ cái tạo thành: Ngh.
Bốn chữ cái “f”, “j”, “w” và “z” không được dùng để ghi lại âm vị nào
của Tiếng Việt, nhưng chúng có thể xuất hiện khi biểu thị mẫu danh từ riêng
chỉ tên người và danh từ chung chỉ địa danh của dân tộc khác không phải
dân tộc Kinh (kể cả tiếng nước ngoài) và tên viết tắt từ nước ngoài.
Nguyên âm
Có sáu nguyên âm đơn chính: A, E, I, O, U, Y nhưng chỉ tính là năm
(I và Y phát âm gần giống nhau và có thể thay thế nhau trong một số trường
hợp) và sáu nguyên âm biến thể do được thêm dấu là Â, Ă, Ê, Ô, Ơ và Ư.
Như vậy, có 11 nguyên âm đơn.
Ngoài các nguyên âm đơn, trong Tiếng Việt còn có: 32 nguyên âm
đôi, còn gọi là trùng nhị âm (AI, AO, AU, ÂU, AY, ÂY, EO, ÊU, IA,
IÊ/YÊ, IU, OA, OĂ, OE, OI, ÔI, ƠI, OO, ƠU, UA, UĂ, UÂ, ƯA, UÊ, UI,
ƯI, UÔ, UƠ, ƯƠ, ƯU, UY) và 19 nguyên âm ba hay trùng tam âm
(IÊU/YÊU, OAI, OAO, OAY, OEO, UAI, UAO, UAU, UÂU, OAY, UÂY,

UEO, UÊU, UƠI, ƯƠU, UYA, UYÊ, UYU).
Có 12 nguyên âm: Ă, Â, IÊ, OĂ, OO, UA, UÂ, UĂ, UÔ, ƯƠ, UYÊ,
YÊ bắt buộc phải thêm các phần âm cuối được chia theo quy tắc đối lập bổ
sung như sau:
Có thể thêm nguyên âm cuối hoặc phụ âm cuối: Â, IÊ, UÂ, UƠ, ƯƠ,
YÊ.
Chỉ có thể thêm phụ âm cuối: Ă, OĂ, ƯA, OO, UYÊ.
Có bốn nguyên âm có thể đứng tự do một mình hoặc thêm âm đầu,
cuối hoặc cả đầu lẫn cuối: OA, OE, UÊ, UY.
Như vậy ta chỉ có 36 nguyên âm ghép không thêm được phần âm cuối
là: AI, AO, AU, ÂU, AY, ÂY, EO, ÊU, IA, IÊU, IU, OI, ÔI, ƠI, ƠU, OAI,
OAY, OEO, ƯA, UI, ƯI, ƯU, UƠ,UAI, UAO, UAU, UÂU, UAY, UÂY,
UEO, UÊU, UÔI, ƯƠI, ƯƠU, UYA, và UYU. Trong phát âm và viết thành
chữ quốc ngữ thì việc lên xuống, kéo dài âm từ để biểu thị từ tượng thanh,
tượng hình và lớn, nhỏ… luôn là việc cần thiết.
Giữa nguyên âm và cách phát âm của chúng có mối liên hệ phức tạp.
Một nguyên âm có thể biểu thị cho vài cách phát âm khác nhau tuỳ theo nó
nằm trong nguyên âm đơn, đôi hay ba và nhiều khi các cách viết nguyên âm
khác nhau tượng trưng cho cùng một cách phát âm. Ví dụ:
Y và I có thể dùng thay cho nhau trong nhiều trường hợp đã có quyết
định của Bộ Gíáo dục Việt Nam vào năm 1984 quy định dùng I thay Y. Quy
chuẩn này không áp dụng cho các nguyên âm đôi và nguyên âm ba cũng như
ngoại trừ tên riêng nhưng vẫn có hạn chế trong việc thực thi trong cuộc
sống. Trường hợp các từ có phụ âm đầu là qu, sử dụng vần Y thì sẽ đúng
hơn.
Phụ âm
Có 17 chữ cái là phụ âm đơn và 11 chữ ghép do hai hoặc ba chữ cái
ghép thành là phụ âm ghép:
- 17 chữ cái: B, C, D, Đ, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, X.
- 11 chữ ghép: CH, GH, GI, KH, NH, NG, NGH, NH, TH, PH, TR,

QU.
Khi chữ quốc ngữ ra đời thứ Tiếng Việt mà nó ghi lại là Tiếng Việt
trung đại không giống với Tiếng Việt hiện đại đang được sử dụng ở Việt
Nam hiện nay, do đó một từ được viết giống nhau với ngày nay chưa chắc
đã được phát âm giống nhau. Tiếng Việt trung đại khi đó có ba phụ âm kép
là “tl”, “bl”, “ml”. Phụ âm kép “ml” về sau biến đổi thành phụ âm kép
“mnh”. Tiếng Việt hiện đại không có phụ âm kép nào ngoài phụ âm kép “ts”
được một số người miền nam sử dụng (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ kép
“tr”)
Thanh điệu
Tiếng Việt là ngôn ngữ thanh điệu, mọi âm tiết của Tiếng Việt đều
luôn mang một thanh điệu nào đó. Phương ngôn Tiếng Việt miền Bắc có sáu
thanh điệu, phương ngôn Tiếng Việt miền Trung và miền Nam có năm thanh
điệu.
Trừ thanh ngang không có phù hiệu riêng để biểu thị (vì vậy mà một
số người gọi là “thanh không dấu”), chữ quốc ngữ dùng sáu phù hiệu gọi là
“dấu thanh” hoặc “dấu” để biểu thị thanh điệu của Tiếng Việt.
Trong các nguyên âm đôi và ba có ít nhất hai cách đặt dấu phụ lên
chúng, trong đó một cách (“cách mới”) dựa trên lý thuyết ngôn ngữ học.
Trong xếp thứ tự chữ cái, các chữ cái được ưu tiên, tiếp sau là dấu âm,
dấu thanh điệu và sau cùng là chữ hoa/chữ thường. Qúa trình ưu tiên này
được thực hiện lần lượt trên các âm tiết. Ví dụ một từ điển sẽ xếp “tuân thủ”
trước “tuần chay”.
Dấu câu
Dưới đây là các dấu câu được dùng trong chữ quốc ngữ.
- Dấu chấm còn gọi là dấu chấm câu.
- Dấu phẩy còn gọi là dấu phết.
- Dấu hỏi còn gọi là dấu chấm hỏi, dấu hỏi chấm.
- Dấu chấm than còn gọi là dấu cảm thán.
- Dấu chấm lửng còn gọi là dấu ba chấm, dấu tỉnh lược.

- Dấu dẫn có hai loại là:
+ Dấu dẫn đơn: Có hai dạng là dấu dẫn đơn kiểu Anh Mĩ (‘ ‘) còn gọi
là dấu nháy đơn, và dấu dẫn đơn kiểu Pháp Nga (< >) còn gọi là dấu ngoặc
nhọn. Dấu dẫn đơn chủ yếu xuất hiện trong một số văn bản được đánh bằng
máy vi tính và trên sách báo, ít dùng trong kiểu viết tay. Dấu dẫn đơn kiểu
Anh Mĩ hay được dùng hơn dấu dẫn đơn kiểu Pháp Nga. Ngoài chỉ dấu dẫn
đơn kiểu Pháp Nga, tên gọi “dấu ngoặc nhọn” còn được dùng để chỉ phù
hiệu “ “ và “< >”.
+ Dấu dẫn kép còn gọi là dấu ngoặc kép: Có hai dạng là dấu dẫn kép
kiểu Anh Mĩ (“ “) còn gọi là dấu nháy kép, và dấu dẫn kép kiểu Pháp Nga
(<< >>). Dấu dẫn kép kiểu Pháp Nga này nay ít dùng. Chữ viết tay thường
dùng dấu dẫn kiểu Anh Mĩ.
- Dấu chấm phẩy còn gọi là dấu chấm phết “;”.
- Dấu hai chấm “:”.
- Dấu ngoặc còn gọi là dấu ngoặc ôm. Có ba loại là:
+ Dấu ngoặc tròn còn gọi là dấu ngoặc đơn: “( )”.
+ Dấu ngoặc vuông: “[ ]”.
+ Dấu ngoặc xoắn: “{}”
- Dấu gạch ngang: “-”.
b. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ.
So với chữ viết của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, chữ quốc ngữ có
phần hợp lý hơn, do đó, chính tả của nó cũng giản tiện hơn rất nhiều.
Nguyên nhân sâu xa nhất của điều này là ở chỗ chữ quốc ngữ được xây dựng
theo nguyên tắc âm vị học (hay như vẫn quen gọi là nguyên tắc ngữ âm
học). Nguyên tắc âm vị học trong chữ viết yêu cầu giữa âm và chữ phải có
quan hệ tương ứng “1-1”. Để đảm bảo nguyên tắc này, chữ quốc ngữ phải
thoả mãn ít nhất 2 điều kiện:
- Mỗi âm chỉ do một kí hiệu biểu thị.
- Mỗi kí hiệu luôn luôn chỉ có một giá trị, tức biểu thị một âm duy
nhất ở mọi vị trí trong từ.

Về căn bản, chữ quốc ngữ chữ được tạo ra có tính đến khá đầy đủ các
điều kiện đó.
c. Những bất hợp lý trong chữ quốc ngữ.
Do nhiều nguyên nhân lịch sử, văn hoá, xã hội, ngôn ngữ khác nhau,
những người tạo ra chữ quốc ngữ đã không tuân thủ được một cách nghiêm
ngặt những yêu cầu của nguyên tắc âm vị học trong chữ viết. Do đó, đã để
lại trong lòng cơ cấu chữ quốc ngữ nhiều hiện tượng chính tả trái với nguyên
tắc ngữ âm học của chữ viết và đã làm nhức nhối nhiều thế hệ học giả trong
và ngoài nước gần thế kỷ nay. Những bất hợp lý của chữ quốc ngữ có thể
quy vào hai trường hợp chính:
* Vi phạm nguyên tắc tương ứng “1-1” giữa kí hiệu và âm thanh.
Đìều này thể hiện ở chỗ: dùng nhiều ký hiệu để biểu thị một âm
thanh. Ví dụ:
- âm /k/ được biểu thị bằng 3 ký hiệu: C, K, Q.
- âm /i/ được biểu thị bằng 2 ký hiệu: I, Y.
- âm /gờ/ được biểu thị bằng: G, GH.
- âm /ngờ/ được biểu thị bằng : NG, NGH.
- âm /iê/ được biểu thị bằng: IÊ, YÊ, IA, YA.
- âm /ươ/ được biểu thị bằng: ƯƠ, ƯA
- âm /uô/ được biểu thị bằng: UÔ, UA
* Vi phạm đơn vị của ký hiệu.
Điều này thể hiện cụ thể ở chỗ: Một ký hiệu biểu thị nhiều âm khác
nhau tuỳ thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ với những âm trước và sau
nó.
Trên dây là hai trường hợp chính thể hiện các bất hợp lý trong chữ
quốc ngữ. Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn phàn nàn về tình trạng dùng
nhiều dấu phụ như a, ă, â, ô, ư,… hay ghép nhiều con chữ để biểu thị một
âm như các trường hợp ch, gh, nh, ngh, ph…
1.1.2. Vấn đề chính tả và luật chính tả.
a. Khái niệm về chính tả và luật chính tả.

Khái niệm về chính tả: Chính tả là sự chuẩn hoá hình thức chữ viết
của ngôn ngữ.
Khái niệm luật chính tả: Luật chính tả là hệ thống các quy tắc về cách
viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lối viết hoa…
b. Đặc điểm của chính tả
Đặc điểm đầu tiên của chuẩn chính tả là tính chất bắt buộc hầu như
tuyệt đối của nó. Đặc điểm này đòi hỏi người viết phải viết đúng chính tả.
Chữ viết có thể chưa hợp lý nhưng khi đã được thừa nhận là chuẩn chính tả
thì người cầm bút không được tự ý viết khác đi. Ai cũng biết rằng “ghê”,
“ghen” không hợp lý và bất tiện hơn “gê”, “gen” nhưng chỉ cách viết thứ
nhất mới được coi là đúng chính tả. Vì vậy, nói đến chuẩn chính tả là nói
đến tính chất pháp lệnh. Trong chính tả không có sự phân biệt hợp lý, không
hợp lý, hay, dở mà chỉ có sự phân biệt đúng sai. Có lỗi hay không có lỗi. Đối
với chính tả, yêu cầu cao nhất là cách viết thống nhất. Thống nhất trong mọi
văn bản, mọi người, mọi địa phương.
Thứ hai, do chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối với
mọi người nên nó ít bị thay đổi hơn các chuẩn mực khác của ngôn ngữ (như
chuẩn ngữ âm, chuẩn từ vựng, chuẩn ngữ pháp…). Nói cách khác, chuẩn
chính tả có tính chất ổn định, tính chất cố hữu khá rõ. Sự tồn tại nhất nhất
hàng thế kỷ của nó đã tạo nên ấn tượng vì một cái gì đó bất di bất dịch, một
tâm lý rất bảo thủ, chính vì thế, mặc dù biết rằng cách viết “iên nghỉ” hợp lý
hơn nhưng đối với chúng ta nó rất gai mắt, khó chịu vì sai với cách viết từ
bao đời nay. Mặt khác, do tính chất trường tồn này mà chính tả thường lạc
hậu so với sự phát triển của ngữ âm. Sự mâu thuẫn giữa chính tả “cổ hủ” với
ngữ âm “hiện đại” là một trong những nguyên nhân chính làm cho chính tả
trở nên rắc rối.
Thứ ba, ngữ âm phát triển, chính tả không giữ được mãi tính chất cố
hữu của mình mà dần dần cũng có sự biến động nhất định. Do đó, bên cạnh
chuẩn mực chính tả hiện có lại có thể xuất hiện một cách viết mới tồn tại
song song với nó. Ví dụ: “phẩm zá”, “anh zũng”,… bên cạnh “phẩm giá”,

“anh dũng”,… Tình trạng có nhiều cách viết như vậy yêu cầu phải chuẩn
hoá chính tả.
c. Một số quy tắc về chính tả
* Quy tắc viết “i”, “y”.
Theo quy tắc chính tả của toàn dân, được thống nhất như sau:
- Y đứng một mình, không phải từ láy và bình dân.
- “I” đứng sát sau các phụ âm: “h”, “k”, “l”, “m”, “s”, “t”, “v” để tạo
thành một tiếng (chữ).
- Y đứng sau các nguyên âm ghép: “ay”, “ây”, “uy”, “yê”, “uay”,
“uây”, “uya”, “uyê”, “uy”
Phân biệt: ai/ay, ui/uy/, ia/iê/, uai/uay.
* Quy tắc sử dụng “i” và “y” trong sách giáo khoa.
Trong Tiếng Việt, khi đứng sau phụ âm đầu trong âm tiết mở âm
chính “i” được viết là “i”, trừ trường hợp đứng liền sau các phụ âm “h, k, l,
m, s, t” hoặc trong các tên riêng có thể viết là “i” hay “y” tuỳ theo ý muốn
chủ quan của ngườì viết hay người mang tên riêng đó. Năm 1980 để đảm
bảo sự thống nhất chính tả trong SGK, Bộ Giáo dục đã phối hợp với Ủy ban
Khoa học xã hội Việt Nam quy định tất cả các trường hợp âm chính “i”
đứng liền sau phụ âm đều viết là “i”. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng
với SGK phổ thông. Trong các văn bản khác: Văn bản quy phạm pháp luật,
giấy tờ giao dịch, bản án và sách báo… mỗi người thậm chí mỗi dòng viết
một khác, nhiều người viết tuỳ tiện thậm chí không có ý thức về việc này.
Nguyên âm đứng một mình (âm tiết độc lập) thì sẽ viết “i” nếu là từ
thuần việt: ỉ (eo), ì (à) ì (ạch), (béo) ị….và “y” nếu là từ hán việt: ý (kiến),
(lưu) ý, y (sỹ),…
Nguyên âm đứng đầu âm tiết có tổ hợp nguyên âm hoặc nguyên âm
đôi, viết “y”: yêu (quý), yểu (điệu), yến (tiệc), yên (bình)…
Trong các âm tiết nửa mở nếu là yếu tố nguyên âm [wi], như trong các
từ: quy (tắc), (thâm) thuý, (ma) tuý, (xương) tủy… thì viết “y”. Nếu là tổ
hợp nguyên âm [ui], như trong các từ cúi (đầu), túi (quần), túi (bụi), tủi (hổ),

xúi (bẩy), (tàn) lụi, (rút) lui, lùi (bước),… thì viết “i”.
* Quy tắc đặt, bỏ dấu thanh
Trong Tiếng Việt, các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã được đặt trên đầu chữ
cái ghi âm chính. Còn dấu nặng được đặt dưới chân chữ cái ghi âm chính.
Căn cứ khoa học của quy định này là sự gắn kết giữa thanh điệu với phần
vần, đặc biệt là với âm chính. Tuy nhiên, điều còn chưa thống nhất là vị trí
của dấu thanh trong trường hợp âm chính là nguyên âm đôi được ghi bằng
hai chữ cái.
Việc đặt dấu thanh cho Tiếng Việt tuân thủ một số quy tắc, dựa trên
cách phát âm theo chữ cái Tiếng Việt. Hiện nay có ít nhất hai quan điểm về
cách đặt dấu thanh, mỗi quan điểm đều có một số nhà ngôn ngữ học ủng hộ.
Quan điểm chính thống.
Kiểu cũ
Hiện nay có hai quan điểm về cách đặt dấu thanh thường được gọi là
“kiểu cũ” và “kiểu mới”, quy tắc kiểu cũ có phần căn cứ trên nhãn quan, giữ
vị trí dấu ở giữa hay gần giữa mỗi từ cho cân bằng.
- Nếu có một nguyên âm thì dấu đặt ở nguyên âm: á, tã, nhà, nhãn, gánh,
gắng…
- Nếu là hợp hai (2) nguyên âm (nhị trùng âm) thì đánh dấu ở nguyên âm
đầu. Tập hợp ba (3) nguyên âm (tam trùng âm) hoặc hai nguyên âm + phụ
âm cuối thì vị trí dấu chuyển đến nguyên âm thứ hai. Ví dụ như:
-“òa” hay “toà” thì dấu huyền đặt trên chữ “o”, nhưng nếu “toàn” thì
dấu huyền chuyển đến chữ “a”.
-“ủy” hay “thủy” thì dấu hỏi đặt trên “u” nhưng nếu khuỷu thì dấu hỏi
chuyển đến “y”.
- Ngoại lệ là chữ “ê” và chữ “ơ” chiếm ưu tiên, bất kể vị trí. Ví dụ như:
“thuở”, nếu căn cứ vào lệ kể trên thì dấu hỏi đặt trên “u” nhưng nếu có “ơ”
thì dấu hỏi chuyển sang “ơ”.
- “chuyện”, nếu căn cứ vào lệ kể trên thì dấu nặng để trên “y” nhưng
nếu có “ê” thì dấu nặng chuyển sang “ê”.

Kiểu cũ dựa trên những từ điển từ trước năm 1950 nên “gi” và “qu”
được coi là một mẫu tự riêng. Vì vậy “già” và “quạ” không phải là nhị trùng
âm “ia” hay “ua” mà là “gi” + “à”; và “qu” + “ạ”. Nếu viết nhị trùng âm “ia”
với phụ âm “gi” thì sẽ viết là “giặt giỵa” và đọc là “zịa”.
Kiểu mới
Quy tắc “kiểu mới” căn cứ trên ngữ âm học muốn đối chiếu chữ và
âm. Quy tắc đó như sau:
- Với các âm tiết [- tròn môi] (âm đệm/zero/) có âm chính là nguyên âm đơn:
Đặt dấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó. Ví dụ:
á, tã, nhà, nhãn, gánh,
- Với các âm tiết [- tròn môi] (âm đệm/w/, được biểu diễn bằng “o”, “u”) có
âm chính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái
biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: hoà, hoè, quỳ, quà, thuỷ, nguỵ, ….
- Với các âm tiết có ba âm chính là nguyên âm đôi.
- Nếu là âm tiết [- khép] (nguyên âm được viết là “iê, yê, uô, ươ”; âm
cuối được viết bằng: “p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i”) thì bỏ dấu lên chữ cái
thứ hai trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: yếu, uốn,
ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuộm, người, viếng, cường…
- Nếu là âm tiết [- khép] (nguyên âm viết là: “ia, ya, ua, ưa”) thì nhất
loạt bỏ dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất trong tổ hợp hai âm chữ cái biểu diễn
cho âm chính. Ví dụ: ủa, tủa, cứa, thùa, khứa,…
- Phân biệt vị trí đặt dấu thanh điệu ở tổ hợp “ua” và “ ia”.
- Với “ia” thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái
“g” ở đấu âm tiết. Có “g” thì đặt vào “a” (già, giá, giả …), không có “g” thì
đặt vào “i” (bịa, chìa, tía,…). Trường hợp đặc biệt: “giạ” (có trong từ “giặt
giạ”) và đọc là “zịa”.
- Với “ua” thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái
“q”. Có “q” thì đặt vào “a” (quán, quà, quạ,…), không có “q” thì đặt vào “u”
(túa, múa, chùa,…). Hoặc để giản tiện cho việc làm bộ gõ, có thể coi “qu”
như một tổ hợp phụ âm đầu tương tự như “gi, nh, ng, ph, th, tr,…” khi đó sẽ

coi “ quán, quà, quạ,…” như là những âm tiết có âm đệm “zero”
Trong đời sống
Trong đời sống, ví dụ như trong các chương trình máy tính giúp nhập
Tiếng Việt, hiện vẫn tồn tại hai cách đặt dấu thanh trong Tiếng Việt. Ví dụ
“hòa” là một cách đặt dấu thanh cho “hoà”, trong đó “hòa” còn gọi là cách
đặt dấu thanh “cũ”.
* Quy tắc viết hoa
Theo giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết, phó chủ nhiệm Uỷ ban
Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội “…
Trong khi Việt Nam chưa có văn bản pháp quy nào điều chỉnh việc viết,
SGK mới giải quyết vấn đề này theo hai loại: Viết hoa theo quy tắc ngữ
pháp và viết hoa tu từ…”
Theo quy tắc ngữ pháp, trước hết, các chữ cái đứng đầu câu, đầu tên
chương, bài, mục,…đều phải viết hoa. Nhưng vấn đề còn bàn cãi là những
chữ cái mở đầu cho dòng thơ và mở đầu cho dòng trong một phép liệt kê có
nên viết hoa. Theo thông lệ, chữ cái mở đầu các dòng thơ đều phải viết hoa.
Tuy vậy, nhiều nhà thơ hiện nay không viết hoa tất cả các chữ cái đầu dòng
thơ, nhất là khi một dòng thơ phải nối với những dòng trước mới thành một
câu trọn vẹn.
Cách trình bày trong một khổ thơ có thể xuất phát từ dụng ý tạo thành.
Những cách trình bày độc đáo như thế có thể được giữ nguyên trong SGK
Trung học. Nhưng trong SGK Tiểu học thì việc không viết hoa các chữ cái
mở đầu dòng thơ có thể gây thắc mắc cho học sinh tuổi nhỏ. SGK Tiểu học
đành phải chọn một trong hai giải pháp: Hoặc viết hoa tất cả các chữ cái đầu
dòng thơ theo thông lệ hoặc để dành những bài thơ có cách trình bày độc
đáo như thế cho bậc học trên.
Theo quy tắc ngữ pháp, mỗi khi xuống dòng, chữ cái đứng đầu dòng
cần được viết hoa. Chiếu theo quy tắc chung này, những chữ cái đầu dòng
cũng sẽ được SGK viết hoa.
Cũng theo quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt, các tên riêng (bao gồm danh

từ riêng) đều phải viết hoa. Sách giáo khoa mới viết tên riêng theo một quy
tắc rất đơn giản: Viết hoa tất cả các chữ cái đứng đầu bộ phận cấu thành tên
riêng ấy.
Trong tên người, tên địa lý Việt Nam thì mỗi bộ phận cấu thành được
quan niệm là một âm tiết (quan niệm như vậy cho đơn giản, dễ vận dụng).
Do đó, SGK viết hoa các chữ cái đứng đầu mỗi âm tiết tạo tên riêng, bất kể
đó là tên địa lí hay tên người, tên thật hay tên thuỵ, tên tự, tên hiệu, bút
danh, biệt danh như Việt Nam, Hà Nội, Triệu Thị Trinh, Lý Thái Tổ, Trần
Hưng Đạo, Tố Như, Đội Cấn.
Trong tên người, tên địa lý nước ngoài, mỗi bộ phận cấu thành có thể
gồm một hay nhiều âm tiết. Chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận này được viết
hoa. Nếu bộ phận cấu thành gồm nhiều âm tiết thì các âm tiết ấy sẽ được

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×