Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Nghiên cứu tài chính vi mô với giảm nghèo ở Việt nam. Kiểm định và so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 164 trang )

1
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Đồng tác giả
PGS.TS. NGUYỄN KIM ANH
PGS.TS. NGÔ VĂN THỨ
TS. LÊ THANH TÂM
ThS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
NGHIÊN CỨU
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO
TẠI VIỆT NAM - KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ
Bản quyền
Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam
(MFWG) với sự hợp tác của Nhóm tác giả nghiên cứu do PGS.TS. Nguyễn Kim Anh làm
trưởng nhóm tác giả nghiên cứu, và nguồn hỗ trợ tài chính của Qũy Citi – Ngân hàng Citi.
Sự đóng góp này là yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công của Báo cáo nghiên
cứu. Các ý kiến trong Nghiên cứu này mang tính chất độc lập và không nhất thiết phản ánh
quan điểm của Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (MFWG). Bản báo cáo nghiên
cứu này thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (MFWG).
Việc sao chép một phần hoặc tái bản Bản báo cáo nghiên cứu này chỉ được thực hiện khi có
sự đồng ý chính thức bằng văn bản của Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (MFWG)
trước khi thực hiện sao chép hoặc tái bản.
Ngân hàng Citi
Citi, công ty cung cấp các dịch vụ tài chính hành đầu thế giới, có khoảng 200 triệu tài khoản
khách hàng và kinh doanh tại hơn 140 quốc gia. ông qua các bộ phận kinh doanh, gồm
Citicorp and Citi Holdings, Citi cung cấp cho người tiêu dùng, doanh nghiệp, các chính phủ
và tổ chức rất nhiều các dịch vụ và sản phẩm tài chính, trong đó có dịch vụ ngân hàng và
tín dụng cá nhân, dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp và đầu tư, chứng khoán và môi giới,
và quản lý tài sản. ông tin đầy đủ về Citi có tại trang web www.citigroup.com hoặc www.
citi.com.
Quỹ Citi


Quỹ Citi tập trung những khoản tài trợ của mình để hỗ trợ 3 lĩnh vực chính: giáo dục tài
chính, giáo dục cho thế hệ trẻ, hỗ trợ cộng đồng và doanh nhân. Citi là một trong những
nhà tài trợ lớn nhất thế giới cho ngành tài chính vi mô thông qua việc tài trợ 40 triệu đô la
Mỹ nhằm hỗ trợ các chương trình tài chính vi mô và các tổ chức ở trên 50 quốc gia. Riêng ở
khu vực châu Á, từ năm 1997, Quỹ Citi cam kết tài trợ trên 13 triệu đô la Mỹ cho các chương
trình có liên quan đến tài chính vi mô. Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web www.
citigroupfoundation.org
Nhóm Công tác Tài Chính Vi Mô Việt Nam
Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (MFWG) được thành lập như một diễn đàn dành
cho các nhà thực hành tài chính vi mô để chia sẻ kinh nghiệm và giải quyết các vấn đề khó
khăn của ngành, góp phần đưa tiếng nói của ngành đến với các nhà làm chính sách. Ra đời
năm 2004, với tư cách là một tổ chức trực thuộc Trung tâm Nguồn các Tổ chức Phi chính
phủ - VUFO, MFWG đã đưa ra một chính sách “mở” đối với tất cả các cá nhân và tổ chức
quan tâm tới ngành tài chính vi mô tại Việt Nam. áng 09 năm 2011, MFWG đã chính thức
trở thành Trung tâm trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME)
theo Quyết định số 238/QĐ-CTHH của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ngày
5/9/2011 về việc thành lập Trung tâm tư vấn nguồn lực tài chính vi mô doanh nghiệp nhỏ và
vừa (tiền thân là Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam). Để biết thêm thông tin xin truy
cập trang web: www.micronance.vn
Đồng tác giả
PGS.TS. Nguyễn Kim Anh
PGS.TS. Ngô Văn Thứ
TS. Lê Thanh Tâm
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai
NGHIÊN CỨU
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO
TẠI VIỆT NAM - KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ
Hà Nội, năm 2011
LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua hơn 25 năm đổi mới, toàn diện đất nước, với đường
lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã
đạt được nhiều thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế và
xóa đói giảm nghèo. Trong những thành tựu quan trọng đó,
có phần đóng góp đáng khích lệ của hoạt động tài chính vi
mô, với sự tham gia tích cực của các tổ chức, chương trình tài
chính vi mô trên khắp mọi miền đất nước. ông qua việc trợ
giúp người nghèo và những nhóm người bị thiệt thòi, các hoạt
động tài chính vi mô đã giúp họ vượt qua khó khăn, thách
thức để không ngừng vươn lên phát triển kinh tế gia đình và
đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương. ực tế đã
chứng minh rằng, tài chính vi mô là hoạt động có ý nghĩa xã
hội sâu sắc và ngày càng lớn mạnh ở nhiều quốc gia trên khắp
các châu lục, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam.
Việt Nam đã xác định ba vấn đề cốt lõi để đảm bảo con đường
phát triển bền vững của đất nước là: Tăng trưởng cao về kinh
tế gắn với công bằng xã hội; Xóa đói giảm nghèo và Bảo vệ môi
trường. Với mục tiêu này, hoạt động tài chính vi mô của Việt
Nam đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong việc tăng
cường hỗ trợ tài chính thông qua việc từng bước đáp ứng nhu
cầu về nguồn vốn vay và các dịch vụ tài chính để phát triển
kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và các hộ gia đình thu
nhập thấp. Hoạt động tài chính vi mô ngày càng thể hiện được
vai trò của mình trong xã hội. Ở một nền kinh tế mà phần lớn
dân số có nhiều khó khăn về kinh tế với mức thu nhập thấp,
thực sự cần hỗ trợ, đặc biệt từ các chương trình, tổ chức tài
chính quy mô nhỏ để tạo thu nhập và cải thiện cuộc sống. Có
thể khẳng định, hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam trong
hai thập kỷ qua đã và đang có những đóng góp nhất định vào

công cuộc xóa đói giảm nghèo của quốc gia, tuy hoạt động
này chưa phát huy hết tiềm năng và tầm ảnh hưởng của nó đối
với xã hội nói chung và các tầng lớp dân cư nghèo nói riêng.
Hoạt động tài chính vi mô đã và đang có tác động tích cực tới
việc tạo thu nhập và gây dựng tài sản của những người nghèo
và nghèo nhất, những người không có đủ điều kiện tiếp cận
nguồn vốn vay chính thức. Được các tổ chức tài chính vi mô
hỗ trợ vốn vay và trang bị kiến thức về sản xuất, kinh doanh,
vị trí của họ trong xã hội từng bước được cải thiện. Trên thực
tế, khách hàng của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi
mô thuộc các phân đoạn khác nhau. Vì vậy, mức độ tác động
đến giảm nghèo cũng khác nhau và mức sống chung cũng đã
và đang được tăng lên bởi nhiều nhân tố tác động khác nhau.
Hiện nay ngành tài chính vi mô Việt Nam đang bắt đầu phát
triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, hướng tới sự phát triển
bền vững. Một số tổ chức và chương trình tài chính vi mô
bán chính thức đang trải qua quá trình đổi mới quan trọng
để có thể mở rộng hoạt động, nâng cao kỹ năng quản lý, giảm
chi phí, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách hàng để đạt được sự phát triển lành mạnh và
bền vững với mục tiêu tiếp tục đóng góp vào công cuộc giảm
nghèo và phát triển nền kinh tế.
Mặc dù hoạt động tài chính vi mô đã phần nào được ghi nhận
như là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần tích cực
cho công tác giảm nghèo nhưng cho đến nay Việt Nam chưa
có nghiên cứu nào đánh giá tác động của tài chính vi mô trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo, đổi mới đất nước. Xuất phát
từ đặc trưng của thị trường tài chính vi mô tại Việt Nam và
các tổ chức tham gia trên thị trường tài chính vi mô trong thời
gian qua, nhằm làm rõ hơn những đóng góp quan trọng của

hoạt động tài chính vi mô trong công cuộc đổi mới đất nước
và phát triển kinh tế, trên cơ sở thực tiễn hoạt động tài chính
vi mô ở Việt Nam, đề tài. “Tài chính vi mô với giảm nghèo tại
Việt Nam: Kiểm định và so sánh”, đã được lựa chọn để nghiên
cứu. Với sự tham gia của một số nhà nghiên cứu, chuyên gia
giàu kinh nghiệm và am hiểu về hoạt động tài chính vi mô
thuộc Học viện Ngân hàng và Trường đại học Kinh tế quốc
dân, cùng với sự phối hợp của Nhóm Công tác Tài chính vi
mô Việt Nam (MFWG) và nguồn tài trợ của Quỹ Citi, sau quá
trình nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực địa, tổ chức hội thảo
chuyên đề , bằng phương pháp phân tích, thu thập thông tin
thứ cấp và thông tin trực tiếp từ khách hàng của các tổ chức
cung cấp dịch vụ tài chính vi mô (bao gồm các tổ chức tài
chính vi mô; Quỹ Tín dụng nhân dân; Ngân hàng Chính sách
xã hội), nhóm nghiên cứu đã hoàn thành đề tài mà kết quả
được thể hiện trong cuốn sách này nhằm tập trung cung cấp
thông tin về hoạt động tài chính vi mô Việt Nam; Tác động của
tài chính vi mô đối với giảm nghèo ở Việt Nam thông qua kết
quả kiểm định và so sánh trên cơ sở đó đã đưa ra một số đánh
giá và khuyến nghị khi nhìn lại qua trình hình thành, phát
triển và những đóng góp của tài chính vi mô Việt Nam trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo; đồng thời đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính vi mô
Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.
Chúng tôi hy vọng, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần tăng
cường hiểu biết về hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam với
tư cách là một trong những công cụ hữu hiệu trong công cuộc
xóa đói giảm nghèo, phát triển đất nước. Có thể, những nội
dung được thể hiện trong cuốn sách này không thể tránh khỏi
hạn chế và thiếu sót nhất định do thời gian và quy mô của

nghiên cứu có hạn, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được ý
kiến góp ý của quý vị độc giả.
ay mặt nhóm tác giả
PGS.TS. Nguyễn Kim Anh
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được hoàn thành với sự giúp đỡ của rất nhiều
cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Nhóm Công tác
Tài chính vi mô Việt Nam đã tạo điều kiện để báo cáo được
thực hiện, cũng như cung cấp các dữ liệu và sự trợ giúp quan
trọng. Đặc biệt chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ Citi đã
khuyến khích và tài trợ cho đề tài nghiên cứu này.
Nhóm tác giả bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan, tổ
chức gồm Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Tổ chức Tài chính
quy mô nhỏ Tình ương (TYM), Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát
triển kinh tế Tiền Giang (MOM), Ngân hàng Chính sách xã
hội (NHCSXH), Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương đã hỗ
trợ số liệu thứ cấp cũng như tạo điều kiện cần thiết cho nhóm
nghiên cứu thực tiễn khảo sát, điều tra sơ cấp. Đặc biệt, xin
chân thành cảm ơn chi nhánh NHNN và chi nhánh NHC-
SXH, các Quỹ Tín dụng Nhân dân cơ sở, khách hàng tài chính
vi mô tại hai tỉnh Hải Dương và Tiền Giang đã dành nhiều
thời gian cũng như công sức giúp chúng tôi hoàn thành công
việc điều tra đạt hiệu quả cao nhất.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các thành viên của Trung
tâm xử lý dữ liệu kinh tế xã hội và dự báo - Đại học Kinh tế
Quốc dân đã hỗ trợ công tác thu thập và xử lý dữ liệu điều tra
thứ cấp - sơ cấp
Lời cảm ơn chân thành cũng xin được gửi tới các nhà quản
lý, nghiên cứu, tư vấn, các nhà thực hành đã đóng góp cho

dự thảo báo cáo tại hội thảo về tài chính vi mô, và các phản
biện đọc nghiên cứu này. Các ý kiến hữu ích đã được đưa ra
để đóng góp cho nhóm tác giả nghiên cứu và hoàn thiện nội
dung.
Các ý kiến trong nghiên cứu này mang tính chất độc lập và
không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nhóm Công tác Tài
chính vi mô Việt Nam và Quỹ Citi
Nhóm tác giả
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HỘP
1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
2. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU 26
2.1. Lý do và mục đích thực hiện nghiên cứu 26
2.2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
2.3. Mẫu điều tra và phương pháp thực hiện 30
2.4. Khung phân tích và các giả thuyết để kiểm định 32
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Tổng quan về ngành tài chính vi mô Việt Nam cho khách
hàng thu nhập thấp/nghèo 34
3.1.1.Vấn đề nghèo đói tại Việt Nam và chính sách giảm nghèo 34
3.1.2.Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô chính trên phân
đoạn thị trường khách hàng thu nhập thấp 34
3.1.3.Môi trường hoạt động của tài chính vi mô Việt Nam 38
3.1.4.Phân đoạn thị trường tài chính vi mô Việt Nam 45
3.1.5.Một số kết quả hoạt động tài chính vi mô cho khách hàng
nghèo/thu nhập thấp 48

3.2. Kết quả phân tích số liệu điều tra sơ cấp 52
3.2.1.ông tin chung về khách hàng 53
3.2.2.ông tin về các khoản vay 61
3.2.3.Đánh giá về hiệu quả/tác động của tài chính vi mô đến
kinh tế đời sống của khách hàng 74
3.2.4. Đánh giá về các hiệu quả/tác động khác của tổ chức 96
3.2.5. Mong muốn và nhận định của khách hàng về tổ chức 102
4. KHUYẾN NGHỊ 106
4.1. Đối với các tổ chức cung cấp tài chính vi mô 106
4.1.1.Đa dạng hóa sản phẩm tài chính 106
4.1.2.Kết hợp cung cấp sản phẩm tài chính và phi tài chính 110
4.1.3.Phát huy hơn nữa sức mạnh của mình, giảm thiểu các điểm
yếu 110
4.1.4.Chuyển đổi và chính thức hóa hoạt động là cơ hội tốt cho
tổ chức tài chính vi mô 113
4.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 116
4.2.1.Quan tâm hơn nữa đến việc quản lý vấn đề chồng nợ 116
4.2.2.Kết hợp tài chính vi mô với các chương trình đào tạo, nâng cao
năng lực lớn và các chương trình tạo việc làm đa dạng 116
5. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 117
6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
7. PHỤ LỤC 122
13
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á
AGRIBANK: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt nam
CTTKBD: Công ty tiết kiệm bưu điện
HSSV: Học sinh - Sinh viên

LHPN: Liên hiệp Phụ nữ
MFWG: Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam
MOM: Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế Tiền Giang
(Mekong Organization of Micronance)
NGO: Tổ chức phi chính phủ
NHCSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
NHNg: Ngân hàng người nghèo
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
PAR: Danh mục rủi do
QTDND: Quỹ Tín dụng nhân dân
QTDNDCS: Quỹ tín dụng nhân dân Cơ sở
QTDNDTW: Quỹ tính dụng nhân dân Trung ương
ROA: Lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
TBXH: ương binh xã hội
TCCU TCVM: Tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô
TCTC: Tổ chức tài chính
14
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
TCTCVM: Tổ chức tài chính vi mô
TCTD: Tổ chức tín dụng
TCVM: Tài chính vi mô
TYM: Tổ chức Tài chính quy mô nhỏ TYM một thành
viên Tình ương
UN Women: Tổ chức Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc
VHLSS: Điều tra tiêu cuhẩn mức sống của hộ gia đình Việt
Nam ( Vietnam Household Living Standard Survey)
WB: Ngân hàng ế giới
WWU: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

15
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, HỘP
I. BẢNG:
Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu mẫu điều tra theo tỉnh 30
Bảng 3.1: Tổng thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của các hộ trong năm
2010 47
Bảng 3.2: ông tin về việc cung ứng tín dụng vi mô ở Việt Nam 48
Bảng 3.3: Ước tính số hộ tiết kiệm nông thôn ở Việt Nam (2009-2010)
49
Bảng 3.4: Huy động tiết kiệm của một số TCTCVM tiêu biểu tại
31/12/2010 50
Bảng 3.5: Phân chia khách hàng vay vốn theo giới tính 53
Bảng 3.6: Trình độ học vấn của khách hàng vay vốn 54
Bảng 3.7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của khách hàng vay vốn 56
Bảng 3.8: Phân chia đối tượng khách hàng hộ nghèo/ không nghèo
theo tỉnh 58
Bảng 3.9: Tổng số nhân khẩu và số nhân khẩu trong tuổi lao động 59
Bảng 3.10: Phân loại khách hàng theo thời gian tham gia tổ chức 60
Bảng 3.11: Số lượng khách hàng tham gia các sản phẩm dịch vụ 61
Bảng 3.12: Độ tiếp cận của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng vi mô
63
Bảng 3.13: Tổng giá trị vay và lãi suất trung bình của các khoản vay.64
Bảng 3.14: Mục đích sử dụng vốn vay 66
Bảng 3.15: Hình thức trả gốc của các khoản vay 68
16
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Bảng 3.16: Hình thức trả lãi của các khoản vay 68
Bảng 3.17: Hình thức vay vốn 69
Bảng 3.18: Nguồn trả nợ của các khoản vay 71

Bảng 3.19: Có/ Không khó khăn khi trả nợ? 71
Bảng 3.20: Số lượng khách hàng vay ở nơi khác 73
Bảng 3.21: Lãi suất (%/ tháng) khi vay ở nơi khác 74
Bảng 3.22: Ý kiến của khách hàng NHCSXH xếp hạng hoạt động
mang lại thu nhập chính trước và sau khi tham gia tổ chức 75
Bảng 3.23: Ý kiến của khách hàng QTDND xếp hạng hoạt động mang
lại thu nhập chính trước và sau khi tham gia tổ chức 76
Bảng 3.24: Ý kiến của khách hàng TCVM xếp hạng hoạt động mang
lại thu nhập chính trước và sau khi tham gia tổ chức 77
Bảng 3.25: Sự thay đổi tỷ lệ đóng góp (%) vào tổng thu nhập của các
hoạt động trước và sau khi tham gia tổ chức 78
Bảng 3.26: Đánh giá về thu nhập trước và sau khi tham gia tổ chức .80
Bảng 3.27: Đánh giá về chi tiêu trước và sau khi tham gia tổ chức 81
Bảng 3.28: Đánh giá về tiết kiệm trước và sau khi tham gia tổ chức .82
Bảng 3.29: Đánh giá về đầu tư cho sản xuất kinh doanh trước và sau
khi tham gia tổ chức 83
Bảng 3.30: Đánh giá về mức sống của gia đình so với hàng xóm/ dân
làng trước khi tham gia tổ chức và hiện nay 85
Bảng 3.31: Mức sống chung của địa phương hiện nay so với trước khi
có các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM 87
Bảng 3.32: Sự thay đổi cuộc sống chung trong vòng 5 năm và 10 năm
qua 89
17
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Bảng 3.33: So sánh sự thay đổi về mức sống của gia đình với mức sống
chung trong địa phương 90
Bảng 3.34: Tác động của việc tham gia tổ chức đối với mức sống gia
đình 91
Bảng 3.35: Tổng tài sản của gia đình trước khi tham gia dự án và hiện
nay (triệu đồng) 93

Bảng 3.36: Điều quan trọng nhất địa phương cô/chị đã đạt được trong
thời gian qua 95
Bảng 3.37: Tác động của việc vay vốn và tham gia tổ chức tín dụng. 97
Bảng 3.38: Các lợi ích cụ thể khi tham gia tổ chức 99
Bảng 3.39: Mức độ hài lòng về hoạt động của các tổ chức 104
II. HÌNH, HỘP
Hình 2.1: Khung kiểm định tác động của tài chính vi mô đến kinh tế - xã
hội khách hàng 33
Hình 3.1: Các đơn vị cung cấp tài chính vi mô ở Việt Nam 35
Hình 3.2: Các TCTCVM dẫn đầu trên thị trường Việt Nam đến 2010
36
Hình 3.3: Các tổ chức chính phục vụ khách hàng nghèo/thu nhập
thấp 37
Hình 3.4: Phân đoạn thị trường tài chính vi mô Việt Nam hiện nay 46
Hình 3.5: Phân chia khách hàng theo giới tính 53
Hình 3.6: Phân chia khách hàng theo trình độ học vấn 55
Hình 3.7: Phân chia khách hàng theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
56
18
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Hình 3.8: Tỷ lệ khách hàng là hộ nghèo trong danh sách nghèo tại địa
phương 57
Hình 3.9: Tỷ lệ hộ nghèo phân chia theo tỉnh 58
Hình 3.10: Tỷ lệ của từng mục đích vay trên tổng các khoản vay và
tổng giá trị vay 67
Hình 3.11: Phân chia khách hàng có khó khăn khi trả nợ theo từng tổ
chức 72
Hình 3.12: Đánh giá về thu nhập của khách hàng trước và sau khi
tham gia tổ chức 80
Hình 3.13: Đánh giá về chi tiêu của khách hàng trước và sau khi tham

gia tổ chức 82
Hình 3.14: Đánh giá về tiết kiệm của khách hàng trước và sau khi
tham gia tổ chức 83
Hình 3.15: Đánh giá về đầu tư cho sản xuất kinh doanh của khách
hàng trước và sau khi tham gia tổ chức 84
Hình 3.16: Sự thay đổi mức sống của khách hàng trước và sau khi
tham gia tổ chức 86
Hình 3.17: Tỷ lệ hộ tự đánh giá cuộc sống của gia đình năm 2008 so
với 2001 88
Hình 3.18: Tác động của việc tham gia tổ chức tín dụng đối với mức
sống gia đình 92
Hình 3.19: Tác động của việc vay vốn và tham gia tổ chức tín dụng 98
Hình 3.20: Mức độ hài lòng về hoạt động của các tổ chức 104
Hình 3.21: Khách hàng có muốn tiếp tục vay không? 105
19
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
HỘP:
Hộp 3.1: Một số nội dung trong Đề án xây dựng và phát triển hệ
thống tài chính vi mô Việt Nam đến năm 2020 44
Hộp 3.2: Khách hàng tài chính vi mô với câu chuyện thoát nghèo 94
Hộp 3.3: Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi (CMA) nhằm vinh
danh các khách hàng, cán bộ tín dụng và tổ chức tài chính vi mô tiêu
biểu giai đoạn 2007-2011 100
Hộp 4.1: TYM sau chính thức hóa hoạt động: Cơ hội và thách thức
115
20
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Tài chính vi mô đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội, đặc biệt trong công cuộc giảm nghèo đói và phát triển
xã hội tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Sự phát triển

mạnh mẽ của tài chính vi mô về phạm vi tiếp cận và các dịch vụ cung
ứng, đặc biệt là các dịch vụ về tín dụng và tiết kiệm trong những năm
qua đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế và
công cuộc giảm nghèo. Nhà nước và Chính phủ đã có những động thái
hết sức tích cực đối với sự phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi
mô và lĩnh vực xử lý dữ liệu thuộc Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh
tế Quốc dân, và Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam đã thực
hiện nghiên cứu. “Tài chính vi mô với giảm nghèo Việt Nam: Kiểm
định và so sánh’’. Nhằm kiểm định 5 giả thuyết (H) về tác động của tài
chính vi mô đến giảm nghèo và nâng cao mức sống như sau:
(H1) Tài chính vi mô có tác động tích cực tới thu nhập và tài sản của
khách hàng;
(H2) Tài chính vi mô giúp khách hàng tăng cường năng lực xã hội;
(H3) Khách hàng của các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM thuộc các
phân đoạn khác nhau, vì vậy mức độ tác động đến giảm nghèo khác
nhau;
(H4) Mức sống chung của người dân tăng lên theo thời gian, do
nhiều nhân tố tác động khác nhau;
(H5) Khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô có mức độ hài lòng
về dịch vụ cao hơn các tổ chức khác.
Kết luận thông qua nghiên cứu số liệu thực tế và điều tra sơ cấp 971
khách hàng tài chính vi mô tại 2 tỉnh Tiền Giang và Hải Dương là: tất
cả các giả thuyết trên đều đúng. Cụ thể như sau:
1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
21
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
• Mặcdùđãđạtđượcnhữngthànhtựuấntượngvềgiảmnghèovà
phát triển kinh tế, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nguy cơ giảm
nghèo chưa bền vững. Một trong những trở ngại lớn là thiếu các

dịch vụ tài chính phù hợp và sẵn sàng trong khu vực nông thôn.
• Batổchứcchínhcungcấptàichínhvimôchođốitượngkháchhàng
thu nhập thấp là: Các tổ chức tài chính vi mô, NHCSXH, hệ thống
Quỹ Tín dụng nhân dân. Trong đó, các TCTCVM và NHCSXH tập
trung nhiều hơn vào đối tượng khách hàng nghèo. Tính đến cuối
năm 2010, thị phần tín dụng của TCTCVM là 0,8% theo dư nợ và
4,4% theo số lượng khách hàng. NHCSXH là đơn vị có thị phần tín
dụng lớn nhất (46,5% dư nợ và 59,6% khách hàng). Hoạt động tài
chính vi mô hiện vẫn tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng.
Ngoại trừ QTDND với hoạt động huy động tiết kiệm tương đối tốt,
đáp ứng được yêu cầu về sử dụng vốn, hầu hết các tổ chức khác đều
chưa phát triển hoạt động huy động tiết kiệm và dịch vụ khác.
• MôitrườngpháplýchohoạtđộngtàichínhvimôViệtNamđãđược
cải thiện đáng kể. Chính phủ đã xây dựng và ban hành nhiều luật
và văn bản dưới luật khuyến khích quá trình tăng trưởng và phát
triển bền vững của ngành TCVM nhằm cung cấp dịch vụ tài chính
đáp ứng nhu cầu của khách hàng nghèo và thu nhập thấp, đặc biệt
là Luật các TCTD 2010. Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài
chính vi mô Việt Nam đến năm 2020 cũng đã được Chính phủ phê
duyệt vào tháng 12/2011. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển
tài chính vi mô Việt Nam trong thời gian tới.
• Hiệuquảcủatàichínhvimôđếnthunhậpvàtàisản:Có89,75%
khách hàng đánh giá thu nhập đã tăng lên sau khi vay vốn. Tuy vậy,
tài chính vi mô có tác động giúp thay đổi tổng mức thu nhập chứ
hầu như không làm thay đổi cơ cấu đóng góp của các hoạt động vào
tổng thu nhập. So sánh giữa quy mô vốn vay và mức độ tăng lên của
thu nhập, một đồng vốn cho vay trung bình của TCTCVM có tác
động đến tăng thu nhập cao hơn các tổ chức khác. Tài sản, chi tiêu
và tiết kiệm cũng có mức tăng khá đáng kể. Tổng tài sản trung bình
22

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
của các hộ gia đình sau khi vay vốn ít nhiều đã tăng lên so với trước
khi được tiếp cận nguồn vốn.
• Tàichínhvimôgópphầnhỗtrợchokháchhàngcóviệclàmtốt
hơn, hoặc công việc hiện tại tốt hơn,
• Tácđộngcủatàichínhvimôđếnmứcsống:Tỷlệkháchhàngkhá
giả tăng lên (7,37%), và tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống (31,64% hộ nghèo
và 6,95 % hộ rất nghèo trước khi vay vốn; 16,61% hộ nghèo và 1,25
% hộ rất nghèo sau khi vay vốn. Khách hàng tài chính vi mô thoát
nghèo tạo được dấu ấn, nhưng không có sự bứt phá nhiều về sự giàu
có. Hầu hết số người được phỏng vấn(chiếm 94,28%) đều nhận định
mức sống chung của địa phương hiện nay tốt hơn so với trước khi
có các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM; 5,61 % cho rằng mức sống
không thay đổi, và hầu như không ai nói mức sống của địa phương
kém hơn kể từ khi có sự xuất hiện các tổ chức này. Đa số khách hàng
(63,54%) cho rằng sự thay đổi mức sống của gia đình tương đương
với sự thay đổi mức sống chung trong địa phương. Gần 1/4 số khách
hàng được phỏng vấn đánh giá là có thay đổi nhanh hơn, trong khi
13,43% cho rằng mức sống của họ thay đổi chậm.
• Hầuhếtkháchhàngđượcphỏngvấnkhẳngđịnhviệcthamgiacác
tổ chức tín dụng có tác động tích cực đến mức sống của gia đình họ.
Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng tác động chỉ ở mức trung bình.
Hầu như không có ý kiến nào khẳng định việc tham gia vay vốn là
không có tác động hoặc tác động tiêu cực.
• Nhìnchung,mứcsốngcủangườidânViệtNamnóichung,khách
hàng tài chính vi mô nói riêng đã được nâng cao. Các thay đổi chính
trong cộng đồng được đánh giá cao chủ yếu tập trung vào vấn đề cơ
sở hạ tầng cứng như đường sá, điện nước… Điều này hoàn toàn phù
hợp với thực tế đầu tư công tăng cao cho cơ sở hạ tầng Việt Nam
trong 10 năm qua. Khi có cơ sở hạ tầng tốt, việc đầu tư, sản xuất kinh

doanh của từng cá nhân sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Do vậy, tài chính vi
mô góp phần tạo việc làm (4,2% khách hàng được phỏng vấn đánh
23
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
giá có sự thay đổi lớn trong 5 năm qua), hoặc phát triển việc làm
thuận lợi hơn.
• Vềcáctácđộngkhác:
- Tình trạng nhà ở, nhà vệ sinh, nước sinh hoạt đều có những thay đổi
tích cực sau khi các hộ gia đình được tiếp cận nguồn vốn vay. Hai
lý do chủ yếu dẫn đến thành quả này là: ứ nhất, có những khoản
vay với mục đích trực tiếp hướng đến cải tạo công trình phụ, nước
sạch… nên đã tạo điền kiện tốt cho sức khỏe và tiện nghi của khách
hàng. ứ hai, với các khoản vay nhằm sản xuất, kinh doanh, thu
nhập gia đình tăng lên và giúp họ có nguồn chi tiêu đầu tư xây dựng
lâu bền cho gia đình.
- So sánh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô, tỷ lệ
khách hàng có lợi ích về đào tạo, hướng dẫn và các lợi ích xã hội là
cao nhất đối với khách hàng TCTCVM (trên 37%). Mặc dù cùng
cung cấp tài chính vi mô theo hình thức tổ, nhóm và thông qua các
đoàn thể, NHCSXH không nhận được sự đánh giá cao như vậy.
- Hầu hết các khách hàng đều đánh giá cao về các lợi ích xã hội do tài
chính vi mô mang lại, như sự hiểu biết tốt hơn, tự tin hơn, tham gia
nhiều hơn vào sinh hoạt cộng đồng, cũng như bình đẳng giới và chất
lượng cuộc sống gia đình. Đây là những tác động khó có thể đong
đếm, nhưng thực sự tạo nên sự thay đổi rất lớn trong cuộc sống. Và
đây cũng là lý do tại sao tài chính vi mô có sức hấp dẫn lớn, được
đánh giá cao, được coi như một trong những công cụ chủ chốt trong
giảm nghèo và phát triển kinh tế.
• Kháchhàngmongmuốncácphươngthứctrảgốcvàlãilinhhoạt
hơn, đa dạng hơn.

• ôngtintừcuộcđiềutrasơcấpchothấy:Cókhoảng13%khách
hàng vay tại nhiều tổ chức khác nhau. Mặc dù nguy cơ chồng nợ
hiện tại chưa cao, sự tiềm ẩn rủi ro vỡ nợ do khách hàng vay cùng
lúc từ nhiều tổ chức khác nhau đang hiện hữu. Đây cũng là lý do
cơ bản tạo nên khủng hoảng tài chính vi mô ở một số quốc gia như
24
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Cam-pu-chia, Ấn Độ trong thời gian qua. Do vậy, các tổ chức cần
quan tâm hơn nữa đến việc quản lý vấn đề chồng nợ, có thể thực
hiện chia sẻ thông tin về khách hàng giữa các tổ chức cung cấp tài
chính vi mô trên cùng một địa bàn.
• Sựhàilòngcủakháchhàng:Phầnlớnkháchhàngđượchỏiđềucó
đánh giá tích cực về tất cả các khía cạnh hoạt động của các tổ chức,
hầu như không có sự khác biệt giữa ba tổ chức trong đánh giá này.
Như vậy, các TCTCVM thực sự đã đạt được kết quả tốt trong việc
gây dựng uy tín và hình ảnh trong lòng khách hàng. Mặc dù không
phải là đơn vị trực thuộc Nhà nước như NHCSXH, hoặc đã tham gia
bảo hiểm tiền gửi và là một phần trong hệ thống TCTD chính thức
như QTDND, các TCTCVM vẫn tạo được uy tín rất tốt. Nếu xét
riêng với từng tổ chức tín dụng, phần lớn khách hàng của NHCSXH
và TDND cảm thấy rất hài lòng, tỷ lệ khách hàng rất hài lòng của hai
tổ chức này lần lượt là 50,31% và 59,76%. Với TCTCVM, tỷ lệ khách
hàng hài lòng lại chiếm ưu thế hơn với 51,26%; trong khi số khách
hàng rất hài lòng thấp hơn một chút với 45,91%.
• Chỉmìnhtàichínhvimôkhôngđủchocôngcuộcgiảmnghèo.Tài
chính vi mô tạo điều kiện để khách hàng có thêm cơ hội việc làm hoặc
phát triển việc làm hiện tại, tăng thu nhập, tăng thêm các kỹ năng và
năng lực xã hội thông qua các hoạt động phi tài chính.
• Đểtăngcườnghiệuquảhoạtđộngtàichínhvimô,cáckhuyếnnghị
sau được đưa ra đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi

mô:
- Đa dạng hóa các dịch vụ tài chính truyền thống, phát triển các dịch
vụ tài chính mới, kết hợp cung cấp sản phẩm tài chính và phi tài
chính.
- Phát huy hơn nữa sức mạnh của mình, giảm thiểu các điểm yếu của
từng tổ chức. Cụ thể: Các TCTCVM phi chính phủ phát huy hơn
nữa sức mạnh gắn kết giữa các thành viên, cân bằng giữa mục tiêu
phát triển xã hội và bền vững; xem xét và nắm lấy cơ hội chuyển đổi
25
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
và chính thức hóa hoạt động; tăng cường tiềm lực tài chính và năng
lực quản trị hoạt động. NHCSXH tận dụng tối đa sức mạnh của hệ
thống toàn quốc và sự gắn kết với các cơ quan đoàn thể; nâng cao
hiệu quả hoạt động, hướng tới bền vững về hoạt động và tài chính,
giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn của Chính phủ cho hoạt động.
QTDND tiếp tục phát triển theo định hướng tự chủ trong hoạt
động và tài chính, áp dụng các thông lệ quốc tế của mô hình hợp tác
xã tài chính điển hình; QTDND Trung ương nhanh chóng tái cấu
trúc thành Ngân hàng Hợp tác xã theo Luật các TCTD (2010); các
QTDND cơ sở củng cố hoạt động, tăng cường khả năng quản trị rủi
ro và quản lý điều hành; tăng cường mối liên kết chặt chẽ trong hệ
thống.
• Cáccơquanquảnlýcầnquantâmhơnnữađếnviệcquảnlývấn
đề chồng nợ, kết hợp tài chính vi mô với các chương trình đào tạo,
nâng cao năng lực và các chương trình tạo việc làm đa dạng.
Tài chính vi mô tại Việt Nam đang có cơ hội phát triển tương đối
khả quan trên cả ba khía cạnh: ứ nhất, chính sách từ phía Chính
phủ và các cơ quan chức năng; ứ hai, năng lực và khả năng tiềm
tàng của các tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ tài chính vi mô (với
ba nhóm tổ chức chính: Các tổ chức tài chính vi mô, NHCSXH, Hệ

thống Quỹ Tín dụng nhân dân, cũng như các ngân hàng thương mại
đang có xu hướng phát triển hoạt động này); ứ ba, từ các khách
hàng tài chính vi mô. Tuy vậy, những khó khăn và thách thức cho
sự phát triển tài chính vi mô trong thời gian tới tại Việt Nam còn
rất lớn. Để tăng cường hiệu quả của tài chính vi mô, tác động tốt tới
vấn đề giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống, có rất nhiều
việc phải làm trong thời gian tới. Cả khách hàng, nhà quản lý và các
tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô đều cần nỗ lực nhằm tận
dụng cơ hội và vượt qua thách thức.

×