SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT SƠN TÂY
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC KỸ THUẬT
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
CẤP THÀNH PHỐ LẦN THỨ TƯ
Tên đề tài:
MỐI LIÊN HỆ GIỮA
TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG VÀ TƯ DUY ĐỘC LẬP,
ỨNG DỤNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Lĩnh vực dự thi: Khoa học xã hội và hành vi
Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Vân
Học hàm:
Cử nhân
Đơn vị công tác:
THPT Sơn Tây
Nhóm tác giả
Tác giả 1:
Trần Công Hoàn
11 chuyên Lý - THPT Sơn Tây
Tác giả 2:
Đỗ Thái Sơn
11 chuyên Toán - THPT Sơn Tây
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
MỤC LỤC
Mục nội dung Trang
MỤC LỤC 2
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
PHẦN II: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 4
PHẦN III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1. Tâm lý đám đông
1.2. Tư duy độc lập
1.3. Giáo dục đạo đức và kỹ năng sống
5
7
8
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
2.1. Xác định đề tài
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Nội dung nghiên cứu
9
2.3.1. Ảnh hưởng tốt/xấu của tâm lý đám đông với học sinh
trung học phổ thông
2.3.2. Mối quan hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập
9
11
2.3.3. Ứng dụng mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy
độc tập trong giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh
trung học phổ thông
A. Đặc thù tâm lý đối tượng học sinh phổ thông và tầm quan
trọng của việc giáo dục tâm lý đám đông, rèn luyện kỹ năng tư
duy độc lập
B. Tác động của tâm lý đám đông và tư duy độc lập tới đạo đức
và kỹ năng sống của học sinh trung học phổ thông
C. Thực trạng các hoạt động giáo dục đạo đức và kỹ năng sống
liên quan đến tâm lý đám đông và tư duy độc lập cho học sinh
tại các trường THPT hiện nay
D. Thực trạng về cách suy nghĩ trong tâm lý đám đông và kỹ
năng tư duy độc lập của giới trẻ hiện nay
E. Nghiên cứu các nhóm giải pháp hỗ trợ giáo dục kiến thức về
tâm lý đám đông và tư duy độc lập
F. Đề cương cuốn cẩm nang và các nhóm giải pháp
G. Triển khai thí điểm và nghiệm thu kết quả các nhóm giải
pháp tại trường THPT Sơn Tây
11
11
12
12
13
14
15
15
PHẦN IV: KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
PHỤ LỤC
Bài khảo sát tâm lý học
19
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
2
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tâm lý đám đông được xem là một một hiện tượng phổ biến mà ở đó
cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi của một cá nhân bị
tác động rất lớn bởi những người bên ngoài, sự tác động đó lớn tới mức cá
nhân có thể “đánh mất chính mình”, có những cảm xúc, thái độ, hành vi mà
lúc ở một mình họ không thể nào có được.
Trong một xã hội hiện đại, trước những ảnh hưởng của công nghệ
thông tin, trước những biểu hiện phức tạp của đời sống, con người đặc biệt
là giới trẻ lại càng dễ bị chi phối nhiều hơn bởi hiện tượng tâm lý này.
Từ thực tế trên, nhóm tác giả nhận thấy đề tài minh chứng, lý giải nhiều
biểu hiện trong cuộc sống thường ngày. Là một đề tài được nhiều người biết
đến, tuy nhiên lại chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về tác động của tâm lý đám
đông với lứa tuổi học sinh, đồng thời các thông tin về hiện tượng này chưa
được phổ biến rộng rãi trong đời sống, đặc biệt là đối tượng học sinh phổ thông
Có thể nói, tâm lý học đám đông đã được nhà tâm lý Gustave LeBon
khám phá và nghiên cứu trong bộ sách nổi tiếng "Tâm lý đám đông". Song, nội
dung bộ sách này còn khá xa lạ và khó hiểu với học sinh phổ thông, hơn nữa
còn chưa có nghiên cứu cụ thể với nhóm đối tượng này.
Các nghiên cứu hiện có chỉ dừng lại ở mức chỉ ra nguyên nhân và phân
tích hiện tượng chứ chưa đưa ra được các mối liên hệ cụ thể của các hiện tượng
tâm lý và đặc biệt là chưa đưa ra được hướng giải quyết.
Với cách nhìn của một học sinh, nhóm tác giả muốn mang đến một cái
nhìn gần gũi, cách lý giải khoa học cho các bạn trẻ về nhiều hiện tượng xảy ra
trong đời sống hàng ngày ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, gắn liền với lứa
tuổi, nhận thức và sự phát triển và từ đó hình thành nên cách suy nghĩ, tư duy
độc lập của bản thân.
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
3
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
PHẦN II: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những tác động của tâm lý đám đông trong cuộc sống hiện
đại thông qua những sự việc đã xảy ra, đồng thời, thực hiện điều tra với đối
tượng nghiên cứu chủ yếu là học sinh ở độ tuổi Trung học Phổ thông, độ tuổi
đang có nhiều biến chuyển trong phát triển tâm lý.
Đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế
mặt tiêu cực của tâm lý đám đông với học sinh, giúp học sinh tự tin và độc lập
trong cuộc sống.
2. Ý nghĩa của đề tài
Các giải pháp được đưa ra là tài liệu tham khảo bổ ích và lý thú cho các
bạn học sinh, giúp các bạn học sinh nhận ra những tác động tốt/ xấu của tâm
lý đám đông, có thể chủ động tránh xa những tác hại của tâm lý đám đông.
Đồng thời bổ sung cho các bậc phụ huynh, nhà trường những hiểu biết
về tâm lý đám đông, lý giải nhiều hiện tượng tâm lý học sinh. Hệ thống các
giải pháp sẽ trở thành sự hỗ trợ hiệu quả, tin cậy để nhà trường và các bậc
phụ huynh định hướng cho học sinh.
3. Tính sáng tạo của đề tài
Đề tài này sẽ có điểm sáng tạo hơn các nghiên cứu tâm lý học đám
đông trước đây là chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng cụ thể và đưa ra các
nhóm giải pháp để hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của tâm lý
đám đông.
Đề tài hình thành một cuốn cẩm nang về kĩ năng tư duy độc lập dành
cho đối tượng học sinh trong đó không chỉ có những trò chơi, thí nghiệm,
khảo sát tâm lý mà còn có những bài tập rèn luyện tư duy độc tập. Đặc biệt là
cẩm nang sẽ đề cập đến những vấn đề gần gũi nhất đối với học sinh như: học
tập, hoạt động tập thể, vui chơi giải trí và đặc biệt là không gian mạng –
internet. Đề tài có tính ứng dụng cao, đơn giản, dễ áp dụng, không cần đầu tư
quá nhiều cơ sở vật chất và phương tiện để triển khai đề tài.
Như vậy, có thể nói rằng, đề tài ít mang tính sáng tạo về khám phá lý
thuyết khoa học mới, song lại có tính sáng tạo khá cao trong việc mở rộng lý
thuyết, tìm hiểu sâu hơn các tác động của tâm lý đám đông tới đối tượng học
sinh thông qua hệ thống các giải pháp cụ thể.
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
4
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
PHẦN III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1. Tâm lý đám đông
1.1.1. Định nghĩa đám đông
Đám đông trong từ điển (Đám đông tổ chức): Sự kết hợp, tập trung
của một số lượng tương đối lớn các cá nhân bất kỳ, không phụ thuộc độ tuổi,
giới tính, văn hoá, trình độ nhận thức, xã hội.
Đám đông trong tâm lý học (Đám đông tâm lý): Tập hợp các cá nhân
có tâm hồn, suy nghĩ, hành động cùng hướng về một phía. Các cá tính có ý
thức bị biến mất. Đám đông này phải có tác động kích thích về mặt ý chí, suy
nghĩ và thậm chí cả hành động.
Ví dụ: Hàng chục ngàn người có mặt tại quảng trường lớn cùng một lúc được
gọi là một đám đông, nhưng trong tâm lý học thì điều này không là đám đông.
Tuy nhiên, về phương diện tập trung, chỉ vài chục người vây quanh một
cửa hàng giảm giá, vài trăm, vài nghìn người đón xem thần tượng đối với
môn tâm lý đã là đám đông.
Về phương diện không tập trung, vài trăm người đang ngồi trước máy
tính ở khắp nơi trên thế giới, cùng bình luận, khen chê, ủng hộ, tẩy chay đồng
loạt một sản phẩm nào đó cũng đã là một đám đông.
1.1.2. Định nghĩa tâm lý học đám đông
Tâm lý học đám đông là một bộ môn của khoa học tâm lý nghiên cứu
về hành vi của một người bình thường trong các hoạt động mang tính chất
tập thể. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
1.1.3. Thí nghiệm chứng minh hiện tượng
a. Thí nghiệm 1: "Hiệu ứng bầy cừu"
Một trong những biểu hiện của tâm lý đám đông được gọi bằng tên thí
nghiệm nổi tiếng được thực hiện trong những năm 40-50 của thế kỷ trước
được thực hiện để chứng minh hiện tượng: “Hiệu ứng bầy cừu”
Bố trí thí nghiệm như sau: Xếp một đoàn cừu thành hàng rồi cho một số con
cừu ở đầu đàn nhảy qua một thanh xà. Sau đó, ngay cả khi bỏ thanh xà này đi
thì các con cừu ở phía sau vẫn tiếp tục nhảy lên.
b. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm nổi tiếng: “Người đàn ông trong thang máy”
Địa chỉ video trên YouTube:
/>“Thiểu số” trong thang máy luôn bị cuốn theo “đa số”. Nếu không thể biến
chuyển ngay lập tức, họ sẽ tìm lý do để biến chuyển từ từ, hoà nhập với số đông.
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
5
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
1.1.4. Biểu hiện của tâm lý đám đông qua đời sống hiện thực
a. Nhà toán học Lobachevsky và môn Hình học phi Euclid
Nhà toán học người Nga Lobachevsky với bộ môn hình học phi Euclid của
ông đã bị cả thế giới chế nhạo, thậm chí ông còn bị cho là kẻ ngốc, là người tâm
thần cho tới hơn 100 năm sau. Điều kỳ lạ là những người phản bác bộ môn Hình
học của Lobachevsky phần lớn không có chuyên môn về Toán học!?
b. Bức ảnh “Kền kền chờ đợi”
Trong bức ảnh là một cô bé châu Phi đói khát, bên cạnh là con kền kền,
một loài động vật chuyên ăn xác chết. Bức ảnh đã đoạt giải Pulitzer, giải thưởng
danh giá nhất của ngành báo chí thế giới. Tuy nhiên, cha đẻ của bức ảnh này,
nhà báo Kevin Carter đã phải nhận vô số lời chửi rủa, toà báo nơi ông làm việc
đã phải nhận vô số lời phàn nàn rằng, tại sao lúc đó ông không cứu giúp cô bé
kia mà chỉ lo chụp ảnh. Kevin Carter sau đó đã phải tự tử vì không chịu nổi áp
lực. Sự thật đáng buồn là phần lớn những người phàn nàn không hề biết Kevin
Carter là ai, chỉ biết rằng họ nghe nhiều người phàn nàn về bức ảnh đó.
c. Vụ hôi bia ở Biên Hoà, Đồng Nai ngày 04/12/2013
Ngày 4/12/2013 , một chiếc xe chở 1500 thùng bia đã bị lật. Người dân trên
đường và hai bên đường ùa vào “hôi của” trước ánh mắt ngỡ ngàng của tài xế. Mặc
kệ mọi lời van xin, đám đông vẫn tiếp tục hành động của mình. Rất nhiều người chỉ
biết xô vào lấy bia mà không hề bận tâm chuyện gì đang xảy ra. Thậm chí, họ còn
không biết lấy về để làm gì. Những cử chỉ cướp bóc thô bạo, bất cần càng chứng tỏ
cho tính đúng đắn trong thuyết của Gustave LeBon: Khi bị tâm lý đám đông tác
động, con người hoàn toàn có thể hành động như người nguyên thuỷ, hoàn toàn
không có sự kiểm soát về hành vi, làm theo đám đông trong vô thức.
(Hình ảnh về vụ việc có ở phần tài liệu tham khảo)
d.Hiện tượng lên chùa cầu may, vào Văn Miếu sờ đầu rùa.
Hiện tượng lên chùa cầu may, vào Văn miếu sờ đầu rùa diễn ra cũng chính
bởi vì tâm lí đám đông. Người này truyền tai người nọ, người nọ nói cho người kia,
rằng phải lên chùa niệm Phật cầu kinh, phải vào sờ đầu rùa Văn miếu thì thi Đại Học
mới đỗ. Hiện tượng này như đã ăn sâu vào cách suy nghĩ của đại bộ phận học sinh
sinh viên và phụ huynh, giống như quan niệm về ăn chuối, ăn trứng hay ăn xôi đỗ…
Bất chấp dòng người đen kịt lối đi cửa chùa để vào cầu may, xin chữ, lễ lạt thắp
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
6
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
nhang một cách mê tín, hay bỏ qua những quy định chung của Văn Miếu để vào
chạm bằng được cái đầu rùa… chính là những hành vi thiếu suy nghĩ do tâm lí đám
đông gây ra.
1.1.4. Nhận xét của nhà tâm lý Gustave LeBon
Trích tài liệu tham khảo: “Một cá nhân ở trong đám đông luôn bị vô thức
tác động, họ có thể sẽ hành xử như người nguyên thuỷ, họ mất đi khả năng suy
luận, tự kiểm soát mà chỉ hành động dựa vào sự liên kết với đám đông.”
(Gustave LeBon-Tâm lý đám đông-NXB Tri thức)
1.1.5. Tiểu kết về tâm lý đám đông
Con người luôn nhu cầu và mong muốn được hoà nhập với đám đông,
với cộng đồng, tập thể. Khi bị tách ra, họ sẽ tìm mọi cách đề hoà nhập trở lại.
Con người luôn có nhu cầu mình giống mọi người và mọi người giống mình.
Một biến thể của tâm lý đám đông mang tên “Peer Pressure" (Áp lực
hoà nhập). Đã cách tân thì phải có một điểm gì khác so với số đông, tuy
nhiên, số đông khi không thích sự cách tân, cải tiến này sẽ tìm mọi cách thay
đổi số ít. Nếu không thay đổi được số ít này sẽ dùng mọi biện pháp, thủ đoạn
để nhấn chìm những người nổi bật, có khả năng và mong muốn cách tân. Khi
số ít hành động khác với số đông, số ít sẽ bị xem như những kẻ lập dị và sẽ
phải nhận nhiều lời chỉ trích cay nghiệt không thương tiếc và rất có thể sẽ dẫn
tới nhiều hậu quả thương tâm.
Xã hội loài người là một xã hội bầy đàn và con người không thể sống
một mình được. Mỗi thành viên trong xã hội loài người phải chịu ảnh hưởng
từ đám đông và luôn có mong muốn hoà nhập.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh được các nguyên nhân
sinh học dẫn đến hiện tượng tâm lý đám đông, tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy
rằng tâm lý đám đông là bản chất của con người từ khi còn tồn tại ở xã hội
nguyên thuỷ, là bản năng từ trong tiềm thức của loài người mà không thể
nào loại trừ hay lãng quên nó, cũng không có phương pháp nào, loại thuốc
nào hay nỗ lực nào có thể xoá bỏ tâm lý đám đông, chỉ có xác định được các
ảnh hưởng của tâm lý đám đông thì mới có thể dùng lý trí để kiểm soát hành
động và suy nghĩ khi bị hiện tượng này ảnh hưởng.
Ảnh hưởng của hiện tượng này lên đối tượng nghiên cứu chính là mục
tiêu nghiên cứu hàng đầu của đề tài, sẽ được diễn giải ở phần sau.
1.2. Tư duy độc lập
1.2.1. Định nghĩa về tư duy độc lập
Tư duy độc lập là kỹ năng tự phân tích, đánh giá, tìm hiểu, xem xét một
sự vật, sự việc trước khi đưa ra quyết định mà các thông tin bên ngoài chỉ
mang tính tham khảo.
(Trích chương trình "Chuyện đương thời"-VTV1-18/7/2014)
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
7
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
1.2.2. Vai trò của tư duy độc lập với đời sống hiện đại
Trong cuộc sống hiện đại, trước vô số nguồn thông tin cùng rất nhiều
vấn đề đa dạng trong một thế giới đang chuyển động mạnh mẽ, kỹ năng tư
duy độc lập là vô cùng quan trọng đối với mỗi con người do nó giúp chúng ta
có tâm lý vững vàng trong đời sống, xây dựng một nếp sống hiện đại, thanh
lịch, văn minh và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Những biểu hiện và tầm quan trọng của tư duy độc lập, cùng mối quan
hệ giữa tư duy độc lập và tâm lý đám đông cũng sẽ được nhóm tác giả nghiên
cứu và diễn giải ở phần sau.
1.2.3. Tư duy độc lập từ đâu mà có?
Tư duy độc lập có sẵn trong mỗi con người do quyết định về sự việc hay
hành động phải được đưa ra từ chính quan điểm cá nhân của từng người. Hơn
nữa, hàng ngày chúng ta phải xử lý rất nhiều thông tin, tư duy độc lập chính là kỹ
năng đã tự sắp xếp các quyết định của chúng ta. Chỉ có điều, kỹ năng này chưa
được vận dụng thực sự hiệu quả với những người chưa có kinh nghiệm sống hoặc
chưa có hiểu biết đầy đủ về kỹ năng này, đặc biệt là đối tượng học sinh trung học
phổ thông. Việc rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập để giải quyết các vấn đề của
tâm lý đám đông là trọng tâm nghiên cứu của đề tài, sẽ được diễn giải ở phần sau.
1.3. Giáo dục đạo đức và kỹ năng sống
1.3.1. Giáo dục đạo đức
Theo ThS. Nguyễn Thị Oanh, chuyên gia tâm lý của báo Phụ nữ:
“Giáo dục đạo đức là góp phần xây dựng những nhân cách lành mạnh, có sức
đề kháng với những cái xấu trong xã hội”
VD: Chương trình môn Đạo đức ở Tiểu học và Giáo dục công dân ở Trung
học, việc dạy dỗ con cháu của các bậc phụ huynh…
1.3.2. Giáo dục kỹ năng sống
Theo WHO, kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho
phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức
của cuộc sống hàng ngày.
Từ đó, ta có thể thấy giáo dục kỹ năng sống là hoạt động trao đổi, chia sẻ,
hướng dẫn các kỹ năng, kinh nghiệm xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp
trong cuộc sống hàng ngày của con người.
VD: Khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp
với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình
huống của cuộc sống….
1.3.3 Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức và giáo dục kỹ năng
sống trong trường THPT
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
8
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
Đây là giai đoạn hoàn thiện về nhân cách, cá tính, nhận thức, suy nghĩ của
mỗi người. Nên việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống trong giai đoạn này có
vai trò quan trọng và ảnh hưởng mạnh đến đạo đức, tác phong, tư duy và lối
sống sau này trong xã hội của mỗi người học sinh.
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
9
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
2.1. Xác định đề tài
Xác định đối tượng nghiên cứu là học sinh THPT;
Chỉ ra những mặt ảnh hưởng tốt/xấu của tâm lý đám đông đối với học sinh;
Tìm hiểu mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập;
Đưa ra được các giải pháp để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Qua đó
hình thành một cuốn cẩm nang không chỉ đưa ra lý thuyết, cơ sở khoa
học của vấn đề nghiên cứu mà còn giúp các bạn học sinh tự rèn luyện
tư duy độc lập, đồng thời, cuốn cẩm nang còn là tài liệu tham khảo hữu
ích cho các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo trong việc định hướng
cách tư duy độc lập, giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho các bạn trẻ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu gián tiếp;
- Tổng hợp, phân tích các hiện tượng trong đời sống và trong học
đường có nguyên nhân từ tâm lý đám đông;
- Tỉm hiểu mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập;
- Khảo sát ý kiến của 215 học sinh tại trường THPT Sơn Tây bằng bài
khảo sát tâm lý gồm hai lựa chọn có-không (đính kèm trong phần
phụ lục) để tìm hiểu về cách suy nghĩ và ứng xử của một bộ phận
giới trẻ hiện nay, từ đó tìm hiểu về thực trạng hiện tượng tâm lý đám
đông và mức độ vận dụng kỹ năng tư duy độc lập trong giới trẻ;
- Thiết kế thí nghiệm và trò chơi đơn giản, dễ thực hiện ngay tại lớp
dựa trên các video thử tâm lý, các thí nghiệm sẵn có, trong đó đối
tượng thử nghiệm là 1 hay một nhóm học sinh.
- Đưa ra kết luận về đề tài, nêu ra các nhóm giải pháp mà trong đó,
cuốn cẩm nang là giải pháp trung tâm.
2.3. Nội dung nghiên cứu (Đang hoàn thiện)
2.3.1. Những ảnh hưởng tốt/xấu của Tâm lý đám đông đối với
học sinh THPT.
A. Ảnh hưởng xấu
Những ảnh hưởng xấu của tâm lý đám đông đối với đối tượng học sinh
THPT nói riêng rất phổ biến và có thể dễ dàng nhận ra. Khái niệm “Tâm lý
đám đông” trong trường học thường được hiểu chính là tâm lý a dua, vào hùa
theo một sự vật, sự việc của học sinh. Tâm lý này phát sinh từ sự hiếu kỳ, sự
tò mò đôi khi đến vô cảm, hoặc là do lo sợ mình “khác người”, mình “không
giống ai”, không có ý kiến riêng của mình.
a. VD1: Bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội trong trường học
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
10
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
Những vụ việc bạo lực học đường xảy ra thường xuyên, trong đó nạn
nhân thường bị bắt nạt, đánh đập, tuy nhiên lại không nhận được bất cứ sự trợ
giúp nào từ bạn bè. Trái lại, những học sinh khác dù quen hay ko quen biết
nạn nhân, cũng chỉ xúm lại xung quanh để xem, để chỉ trỏ, bàn tán, thậm chí
quay phim, chụp ảnh. Đám đông hiếu kỳ vô cảm này sẽ càng ngày càng đông,
càng thu hút thêm nhiều hơn nữa những học sinh hiếu kỳ khác vây lấy xung
quanh để nghe ngóng tin tức, tò mò về chuyện đang diễn ra, nhưng mặc nhiên
bỏ quên nạn nhân lại giữa rắc rối của mình.
Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự đối với các vụ tai nạn giao
thông khi người dân đứng vây quanh hiện trường một cách hiếu kỳ.
b. VD2: Hiện tượng trỉ trích, “ném đá” trên các mạng xã hội
Một bộ phận học sinh nói riêng và người sử dụng mạng xã hội nói
chung tại Việt Nam giờ đây có xu hướng “ném đá, dìm hàng” một hiện tượng,
một sự kiện xã hội nào đó. Ví dụ như chuyện của cậu bé Nhật Nam, chuyện
của anh chàng Nguyễn Hà Đông với chú chim Flappy Bird, hay “ca sĩ Lệ
Rơi”, đặc biệt là ví dụ về bức ảnh “Kền kền chờ đợi” ở trên. Đám đông trên
mạng giờ đây có quyền lực rất lớn, có thể lăng xê cho 1 hiện tượng, có thể tốt
hoặc xấu, đồng thời cũng có thể dìm 1 hiện tượng xuống tận đáy xã hội. Trào
lưu trỉ trích hội đồng này ảnh hưởng rất xấu tới đạo đức của học sinh, khiến
học sinh có cái nhìn vô cảm, thiếu đi lòng bao dung, sự nhân đạo, làm mất đi
cơ hội để tìm ra sai lầm và sửa chữa sai lầm của mình và người khác.
c. VD3: Hiện tượng "ngại" hát Quốc ca ở các cơ quan, trường
học trong các buổi lễ
Học sinh và cả người lớn hiện nay đều rất "lười" hát quốc ca. Lý do
được đưa ra là “ngại”. Nhưng thực chất đó cũng chỉ là ảnh hưởng của tâm lý
đám đông: "Không có ai hát, chẳng lẽ mình lại hát?"
d. Bệnh hình thức
Một biến thể khác của tâm lý đám đông trong trường học hiện nay là
“bệnh hình thức”. Đây là căn bệnh trầm kha, tồn tại từ lâu và rất khó sửa
chữa. Biểu hiện của căn bệnh này rất nhiều và dễ thấy:
Hình thức trong học tập và thi cử là bệnh thành tích, luôn chỉ quan tâm đến bề
ngoài, điểm số, thiếu trung thực với thành tích và khả năng của bản thân, sẵn
sàng gian lận trong thi cử.
Hình thức trong các công tác khác: Một phần không hề nhỏ các buổi lễ, buổi
sinh hoạt chuyên đề trong các trường phổ thông hiện nay diễn ra một cách
chiếu lệ với sự thờ ơ của các bạn học sinh tham dự bởi suy nghĩ “tham gia cho
có”, “không giải quyết vấn đề gì” và “không phải việc của mình”.
B. Ảnh hưởng tốt.
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
11
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
Không chỉ tồn tại mặt tiêu cực mà tâm lý đám đông còn có nhiều mặt
tích cực, đóng góp quan trọng cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa
tuổi trung học phổ thông.
a. Tâm lý đám đông tạo ra sự hoà nhập với tập thể
Tập thể chính là một đám đông nhỏ hoặc lớn. Tâm lý đám đông sẽ
kéo những em học sinh nhút nhát vào với tập thể, giúp học sinh trở nên mạnh
dạn, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập thể, có tinh thần trách nhiệm
hơn với tập thể.
b. Tâm lý đám đông tạo ra sức mạnh cho tập thể
Khi đám đông cùng hành động sẽ tạo ra một sức mạnh rất lớn, công
việc dù khó khăn cũng sẽ được giải quyết dễ dàng.
c. Tâm lý đám đông là yếu tố quyết định cho sự thành công của
các hoạt động tập thể
Nếu không có tâm lý đám đông tốt, các hoạt động ngoại khoá trong
trường phổ thông sẽ không đạt được hiệu quả, thậm chí sẽ trở nên vô ích khi
không em học sinh nào muốn tham gia, hoặc muốn tham gia nhưng không
thấy có ai tham gia cùng nên cũng từ bỏ.
d. Tâm lý đám đông dẫn đến "tốt cùng tốt, xấu cùng xấu"
Ở các nước phát triển, người dân không vượt đèn đỏ, không vứt rác,
không khạc nhổ bừa bãi, ăn nói, xử sự thanh lịch, văn minh. Ở đó, các hành
động tốt trở thành đám đông, ai không tuân theo sẽ trở nên lạc lõng. "Ai cũng
làm (đúng) như thế, chẵng lẽ mình lại làm khác"?
Như vậy, tại sao chúng ta không cùng thực hiện những hành động
đúng, thay vì những hành động sai?
2.3.2. Mối quan hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập
Nhóm tác giả phát hiện ra giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập có
một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. Chính nhờ tư duy độc lập mà con người
biết đặt tách mình ra khỏi đám đông để bình tĩnh suy nghĩ về những thông tin
nhận được và những quyết định của mỗi cá nhân sao cho phù hợp với bản
thân và đạo đức xã hội.
Những cá nhân có khả năng tư duy độc lập tốt có thể chống chọi với
sức mạnh của dư luận phi lý và tìm được lối đi riêng, thích hợp hơn, thay vì
luôn đi theo phương hướng, suy nghĩ của tập thể.
Tuy nhiên, tâm lý đám đông luôn là một thử thách đối với tư duy độc lập
của mỗi người do bản năng của loài người là luôn mong muốn hoà nhập với đám
đông. Trong tình huống này, ta luôn phải đứng giữa hai lựa chọn: Đi theo hoặc
không đi theo, để đưa ra quyết định cần dựa trên cơ sở tư duy độc lập.
Tư duy độc lập chính là chìa khoá để giải quyết vấn đề tâm lý đám
đông đối với học sinh phổ thông.
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
12
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
2.3.3. Ứng dụng mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy
độc lập trong giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh
trung học phổ thông
A. Đặc thù tâm lý đối tượng học sinh phổ thông và tầm quan trọng
của việc giáo dục tâm lý đám đông, rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập
Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi có nhiều biến động trong tâm-
sinh lý, dễ bị ảnh hưởng bởi các xu thế, trào lưu, rất dễ bị đám đông tác động
trong khi khả năng tư duy độc lập còn yếu do thiếu kiến thức, kỹ năng và đang
được bố mẹ, thầy cô che chở, dạy bảo. Do đó, để học sinh tự tin, vững bước vào
đời thì việc trang bị cho học sinh những kiến thức về tâm lý đám đông và kỹ
năng tư duy độc lập là vô cùng cần thiết.
B. Tác động của tâm lý đám đông và tư duy độc lập tới đạo đức và
kỹ năng sống của học sinh
Đạo đức được thể hiện qua những hành động thường ngày. Ở tuổi học
sinh, do dễ bị tâm lý đám đông tác động nên học sinh dễ bị tiêm nhiễm các
thói quen xấu, sa ngã vào tệ nạn xã hội, có những hành vi ứng xử không phù
hợp. Không chỉ vậy, học sinh còn có thể có những quyết định không đúng
đắn do kỹ năng tư duy độc lập không tốt, bị ảnh hưởng nhiều bởi sự lôi kéo từ
bên ngoài dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng này là:
Học sinh có thể bị lôi kéo hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia, đồ uống có
cồn, sử dụng ma tuý hoặc chất kích thích, vì bị nhiều đối tượng xấu
xung quanh liên tục khuyến khích, thúc ép, dụ dỗ, cho rằng hình ảnh
đó rất "oai", rất "phong độ", rất "đẳng cấp", Học sinh có kỹ năng tư
duy độc lập yếu, thiếu bản lĩnh, lại bị nhiều người lôi kéo cùng một
lúc, tâm lý đám đông dễ nảy sinh, đến lúc bị nghiện thì đã quá muộn.
Học sinh cố tình vượt đèn đỏ vì lý do "cả ngã tư không ai dừng, tại sao
mình lại phải dừng?", tương tự như ví dụ học sinh "ngại" hát Quốc ca
ở trên.
Khi có kiến thức về tâm lý đám đông và kỹ năng tư duy độc lập tốt, học
sinh sẽ biết đặt mình tách khỏi đám đông để suy nghĩ chín chắn về việc mình
sắp làm, cân nhắc việc làm đó có lợi, có hại gì, có phù hợp với đạo đức xã hội
hay không, Từ đó, giúp học sinh chủ động bảo vệ mình, tránh xa các thói
hư, tật xấu, xoá bỏ những suy nghĩ lệch lạc và những hành xử không đúng
mực. Mối liên hệ cũng như là tác dụng lớn nhất của việc phổ biến tâm lý đám
đông và hướng dẫn kỹ năng tư duy độc lập chính là giúp học sinh có thể độc
lập, chủ động, tự bảo vệ mình trước những cám dỗ của xã hội, tự giác điều
chỉnh hành vi, quyết định cho đúng mực và phù hợp.
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
13
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
C. Thực trạng các hoạt động giáo dục đạo đức và kỹ năng
sống liên quan đến tâm lý đám đông và tư duy độc lập cho học sinh tại
các trường THPT hiện nay
Hiện nay, hoạt động giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh
trung học phổ thông vẫn chưa có chương trình chi tiết, cụ thể. Khi triển khai
các hoạt động này, các thầy, cô giáo phải dạy lồng ghép trong chương trình
học văn hoá, hoặc là tự biên soạn giáo án, song chưa mang lại nhiều hiệu quả
rõ rệt.
Các hoạt động này chưa được chú trọng trong nhà trường, chưa được tổ
chức rộng rãi, nếu có tổ chức (ví dụ như hoạt động giáo dục nếp sống thanh
lịch-văn minh cho học sinh) thì cũng chưa tạo được hứng thú cho cả người
dạy và người học.
Thực tế tại trường THPT Sơn Tây cho thấy, chưa có hoạt động giáo
dục đạo đức và kỹ năng sống có liên quan đến đề tài nghiên cứu và các bạn
học sinh chưa thực sự quan tâm và có kiến thức, kỹ năng trong vấn đề này.
D. Thực trạng về cách suy nghĩ trong tâm lý đám đông và
kỹ năng tư duy độc lập của giới trẻ hiện nay
Từ bài khảo sát (đính kèm trong phụ lục) được thực hiện trên 215 học
sinh tại trường THPT Sơn Tây, nhóm tác giả đã thu được kết quả như bảng
dưới. Kết quả này phần nào phản ánh cách nghĩ của một bộ phận giới trẻ và là
cơ sở quan trọng để định hướng cho việc thực hiện mục đích đề tài.
Trong bảng thể hiện số thứ tự câu hỏi và số phần trăm người khảo sát
trả lời "Có".
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÂM LÝ
Câu hỏi % Câu hỏi %
1 60,93 11 36,74
2 43,26 12 51,16
3 66,51 13 53,49
4 46,98 14 51,16
5 73,95 15 38,14
6 62,79 16 50,70
7 44,19 17 17,67
8 69,77 18 27,44
9 45,58 19 47,44
10 45,58 20 13,49
Có 13,49% người được hỏi câu hỏi 20 trả lời "Có" cho thấy kết quả trên là
tương đối đáng tin cậy.
Nhận xét chung:
Qua bài khảo sát, có thể thấy giới trẻ ngày nay có quan điểm khá
trung dung, ngoại trừ một số quyết định quan trọng (ví dụ như chọn ngành,
nghề, chọn trường đại học) thì các bạn đều thể hiện cá tính rất rõ, đây là tín
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
14
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
hiệu đáng mừng, song nhìn chung các bạn vẫn bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám
đông. Đặc biệt, ở câu hỏi số 5, khi không còn bất cứ nguồn thông tin tham
khảo và không còn sự hỗ trợ nào, học sinh dễ dàng bị đám đông cuốn theo.
Có thể nói rằng, giới trẻ ngày nay độc lập hơn nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi
tâm lý đám đông khá nhiều, vẫn hành động theo số đông, dù hành động đó
có sai (ví dụ như câu hỏi số 15).
Bên cạnh đó, có thể thấy, khả năng tiếp thu thông tin đa chiều của học
sinh hiện nay phần lớn đều tốt song kỹ năng tư duy độc lập chưa cao. Các bạn
đều tỏ ra dè dặt khi phải suy nghĩ và đưa ra quyết định cho một vấn đề và thường
cần phải "thử cho biết" trước khi đưa ra quyết định chứ chưa có khả năng đưa ra
quyết định ngay sau khi cân nhắc và xem xét các thông tin tham khảo.
Tóm lại, học sinh hiện nay dù được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin
khác nhau và có điều kiện được học tập nghiêm túc hơn nhưng vẫn bị ảnh
hưởng nhiều bởi tâm lý đám đông và kỹ năng tư duy độc lập còn kém.
E. Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giáo dục kiến thức về tâm lý
đám đông và tư duy độc lập
Trước tiên, chúng ta phải thừa nhận một sự thật hiển nhiên rằng không
có biện pháp nào, câu chữ nào hay loại thuốc nào có thể khiến con người thay
đổi hoàn toàn các tật xấu ngay lập tức, hoặc là từ cư xử thiếu văn hoá và bất
lịch sự có thể nhanh chóng cư xử văn minh, thanh lịch và đúng đắn. Tất cả
phụ thuộc vào nỗ lực thay đổi và vươn lên của mỗi con người. Mục tiêu của
đề tài là cung cấp thông tin và tìm kiếm các nhóm giải pháp để hỗ trợ sự thay
đổi đó nhằm giúp học sinh hiểu nhanh, hiểu đúng về tâm lý đám đông và thực
hành tốt kỹ năng tư duy độc lập, không cần tự mày mò thử từng quyết định
một, chứ không phải là biện pháp để ép buộc học sinh thay đổi cách suy nghĩ,
ứng xử và hành động.
Khi con gái của Mác hỏi Người về một câu nói mà Người tâm đắc nhất,
Mác trả lời ngắn gọn: “Hoài nghi tất cả!”. Trong các trường Đại học của Mỹ
cũng có giai thoại: “Người học trò xuất sắc là người không bao giờ tin tuyệt
đối vào Giáo sư của mình”. Nhưng tất nhiên, không phải là không tin gì cả.
Có những điều ta cần nghe và một số điều khác không cần phải để tâm.
Làm sao để nâng cao khả năng tư duy độc lập? – Câu trả lời chính là:
Đặt câu hỏi!
Trong cuộc sống, ta luôn phải đối diện với vô số nguồn thông tin. Ta
luôn cần kiểm tra: Thông tin này ở đâu ra? Ai đã nói như vậy? Nó đã
được kiểm chứng chưa? Bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó?
Ngoài ra, ta còn phải đối mặt với vô số sản phẩm và nhu cầu. Ta cũng
luôn phải đặt câu hỏi: Món hàng này có tác dụng gì? Ta sẽ dùng nó vào việc
gì? Nó hoạt động như thế nào? Ta có sử dụng hết tính năng của nó không?
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
15
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
Không chỉ vậy, ta còn phải đối mặt với những lời nhận xét. Ta cần đặt
câu hỏi: Ai đã nhận xét như vậy? Nhận xét đó đúng hay sai? Ta có thể sửa
được những gì từ những nhận xét đó? Người đó nhận xét để làm gì?
Để phát triển tư duy độc lập, chúng ta cần phải hướng dẫn học sinh các
kỹ năng này. Nhóm tác giả nhận thấy cần đưa ra một cuốn cẩm nang cung cấp
đầy đủ thông tin dưới dạng tóm tắt đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng vào đời sống
để phổ biến rộng rãi trong cộng đồng. Trong đó, có một phần được viết dành
riêng cho học sinh ở lứa tuổi Trung học Phổ thông, lứa tuổi có nhiều biến
động về tâm lý và là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài. Tiếp theo, cần
phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về tác động của tâm lý đám đông đối với đời
sống học sinh. Cuốn cẩm nang này sẽ là một tài liệu hữu ích để các thầy cô
giáo và các bậc phụ huynh có thể sử dụng trong việc giảng dạy, các bạn học
sinh cũng có thể tìm hiểu nhiều thông tin bổ ích từ cuốn cẩm nang này.
F. Đề cương cuốn cẩm nang và các nhóm giải pháp
(Đang nghiên cứu và hoàn thiện)
Lời nói đầu
Phần 1: Kiến thức cơ bản
I. Định nghĩa về tâm lý đám đông
1. Thí nghiệm chứng minh
2. Định nghĩa
3. Tác động tốt-xấu của tâm lý đám đông với đời sống học sinh
II. Tư duy độc lập
1. Khái niệm
2. Biểu hiện tư duy độc lập trong đời sống
III. Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập
Phần 2: Rèn luyện đạo đức và kỹ năng sống thông qua nhận thức đúng về tâm lý
đám đông và rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập
IV. Rèn luyện khả năng tư duy độc lập và nhận thức trong đám đông cho bạn trẻ
1.Bài trắc nghiệm về tâm lí đám đông và tư duy độc lập
a. Trắc nghiệm
b.Kết quả
2.Hướng dẫn kĩ năng tư duy độc lập cho bạn trẻ
a.Học tập
b.Hoạt động tập thể
c.Không gian mạng - Internet
3. Hỗ trợ việc hướng dẫn và giảng dạy kỹ năng tư duy độc lập cho các bạn trẻ
G. Triển khai thí điểm và nghiệm thu kết quả các nhóm giải pháp
tại trường THPT Sơn Tây
(Đang triển khai và thu thập thông tin)
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
16
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Để tránh khỏi tác động của đám đông, tức là không hùa theo một cách
vô thức, khả năng tư duy độc lập của mỗi người phải tốt và phải chắc.
Khi học sinh đã có được những thông tin cần thiết, được tham gia vào
các hoạt động phát huy các mặt tích cực của tâm lý đám đông, có những quyết
định đúng đắn trong đời sống và tránh xa các tác động tiêu cực của tâm lý
này, các thầy cô giáo thiết kế được những bài giảng và những chương trình
hoạt động giáo dục về tâm lý đám đông, các bậc phụ huynh kết hợp cùng nhà
trường hướng dẫn các kiến thức về tâm lý đám đông và rèn luyện kỹ năng tư
duy độc lập cho học sinh thì lúc đó, đề tài đã thành công.
Kết quả nghiệm thu của đề tài chính là những hành vi đẹp, nếp sống
đẹp, những quyết định đúng đắn của học sinh, cùng xây dựng một tác phong,
một con người mới thanh lịch, văn minh, hiện đại.
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
17
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Gustave LeBon - Tâm lý đám đông
"Những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man,
không có khả năng suy nghĩ, suy luận mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý
tưởng. Họ không kiên định và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại, ngớ
ngẩn nhất. Những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, mọt người cầm đầu dẫn dắt họ và cho bản
năng của họ một ý nghĩa.
Những người cầm đầu hiện nay càng có khuynh hướng thay thế quyền lực công thì quyền lực
công càng bị chất vấn và suy yếu đi. Sự bạo ngược của những ông chủ mới này làm đám đông
ngoan ngoãn vâng lời họ hơn cả khi họ đã từng vâng lời chính quyền"
Vậy nên, thời hiện đại được định tính bằng sự lên ngôi của những đám đông được người cầm
đầu dẫn dắt. Và trong thời đại hỗn loạn và lo âu ấy, bằng việc đánh mất lí tưởng của mình,
chủng tộc đã đánh mất tâm hồn mình và lại trở thành đám đông.
- Vụ hôi bia ở Đồng Nai - trích báo tinngan.vn
Ngày 4/12/2013 , một chiếc xe chở 1500 thùng bia đã bị lật. Người dân trên đường và hai bên
đường ùa vào “hôi của” trước ánh mắt ngỡ ngàng của tài xế.
Khoảng 12h30, chiếc xe tải chở hàng ngàn két bia Tiger do tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình
Định) điều khiển từ TP.HCM đi TP. Phan Thiết. Khi vừa ôm cua vòng xoay Tam Hiệp do đường đông
phương tiện tham gia giao thông nên tài xế Hậu đánh tay lái sang đường Bùi Văn Hòa để tránh va chạm.
Vì đang đi với tốc độ cao nên khi bất ngờ đổi hướng, hàng ngàn két bia Tiger trên thùng xe đã đổ xuống
đường. Rất may vụ tai nạn không gây thiệt hại về người. Trong số bia bị đổ xuống đường, ngoài loại bia
chai vẫn còn nhiều thùng bia lon.
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
18
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
PHỤ LỤC
BÀI KHẢO SÁT TÂM LÝ HỌC
Câu 1: Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia sắp diễn ra. Nghe nói có một cô giáo
mở lớp ôn luyện thi Đại học có chất lượng cao và lượng kiến thức rất rộng, cô lại
dạy môn mà bạn dự đinh thi. Rất nhiều bạn bè của bạn đăng kí học ngay lập tức.
Bạn chỉ có 1 ngày để quyết định có đăng kí hay không. Bạn sẽ đăng kí chứ?
A. Có
B. Không
C.
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 2: Khi đi trên đường, nếu gặp 1 đám đông đang đứng xúm vào một thứ gì đó
và bàn tán xôn xao. Bạn sẽ lại gần tìm hiểu chứ?
A. Có
B. Không
C.
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 3: Ngày 15-16 tháng 11 sắp tới, nhà trường sẽ tổ chức Hội chợ kỷ niệm 55 năm
thành lập trường. Bạn nấu ăn khá ngon và có ý tưởng cùng cả lớp mở một gian
hàng bánh ngọt. Nhưng cả lớp bạn không ai có hứng thú với Hội chợ hết. Bạn sẽ
quyết tâm vận động cả lớp đăng kí tham gia chứ?
A. Có
B. Không
C.
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 4: Trong buổi Đại hội Chi Đoàn, cả lớp đã đề cử ra 5 bạn trong danh sách bầu
cử. Bạn cũng muốn tham gia ứng cử nhưng bạn lại sợ nếu mình không trúng cử
thì sẽ rất xấu hổ. Cuối cùng, bạn có ứng cử hay không?
A. Có
B. Không
C.
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 5: Bạn là người chơi trong Ai là triệu phú. Bạn đã tới 1 câu hỏi mà bạn không
biết chắc đáp án. Bạn lựa chọn giải pháp Hỏi ý kiến khán giả. Kết quả là: 10% chọn
A, 7% chọn B, 3% chọn C và 80% chọn D. Bạn có quyết định chọn D không?
A. Có
B. Không
C.
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
19
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
Câu 6: Bạn có cho rằng trở nên khác biệt và thể hiện cá tính là điều nên làm?
A. Có
B. Không
C.
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 7: Đội Thanh niên Tình nguyện của nhà trường đang tuyển thành viên. Rất
đông bạn bè của bạn tham gia, bao gồm cả những người bạn rất thân của bạn.
Tuy nhiên, nếu tham gia thì quỹ thời gian của bạn sẽ eo hẹp hơn. Bạn vẫn sẽ
tham gia chứ?
A. Có
B. Không
C.…………………………………………………………………………………………
Câu 8: Một shop bán hàng đang tổ chức chương trình giảm giá “khủng” lên đến
70%. Mọi người đua nhau tới mua và truyền miệng rằng sản phẩm ở đây khá tốt.
Bạn có muốn đi xem thử không?
A. Có.
B. Không.
C.…………………………………………………………………………………………
Câu 9: Buổi gặp mặt đầu năm học mới, sau khi phổ biến các thông báo của Nhà
trường, cô giáo chủ nhiệm hỏi “Các em có ai có ý kiến gì không”, bạn định giơ tay
vì muốn biết thêm về một vài hoạt động ngoại khóa của trường, nhưng xung
quanh đều nhao lên “Không ạ!” và chuẩn bị đi về. Bạn có ý kiến muốn nói, bạn có
cố gắng giơ tay bằng được để nói trong khi các bạn xung quanh đang cố ngăn bạn
lại hay không?
A. Có
B. Không
C.
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 10: Quỹ lớp vừa bị mất cắp. Mọi bằng chứng đều cho thấy là C đã lấy chúng. Nhưng
C nhất quyết không nhận và bạn cũng cho rằng C không làm việc đó. Bạn có quyết tâm
bảo vệ bạn C tới cùng hay không? Chọn A nếu bạn quyết tâm bảo vệ bạn C, chọn B nếu
bạn sẽ cùng cả lớp chỉ trích C, chọn C nếu bạn quyết định giữ im lặng.
A. Có
B. Không
C.
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 11: Trong giờ chào cờ đầu tuần, bạn có hát Quốc ca thật to và rõ ràng không?
A. Có.
B. Không.
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
20
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
C.
………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
Câu 12: Bạn và cả nhóm bạn đang đi trên đường, bất ngờ đèn đỏ bật. Không ai
trong nhóm dừng lại vì xung quanh không có cảnh sát giao thông. Bạn có dừng
lại không?
A. Có.
B. Không.
C.
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 13: Nhóm bạn thân của bạn cùng hẹn nhau 5h sáng đi tập thể dục. Sáng hôm
sau bạn thấy tinh thần rất thoải mái và sẵn sàng làm bất cứ việc gì, nhưng những
đứa còn lại đang ngái ngủ và chỉ muốn ngủ thêm. Bạn sẽ phải đi một mình, bạn có
đi nữa không?
A. Có.
B. Không.
C.
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 14: Những quyết định trong đời sống của bạn có bị ảnh hưởng nhiều bởi
người khác hay không?
A. Có.
B. Không.
C.
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 15: Bạn đi xem 1 trận bóng đá/show diễn của thần tượng. Khi kết thúc, tất cả
ra về và bạn để ý thấy có rất nhiều rác trên khán đài. Bạn sẽ ở lại dọn dẹp chứ?
A. Có.
B. Không.
C.
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 16: Trước cổng trường xảy ra 1 vụ xô xát giữa 2 học sinh của trường mình, bạn
quen 1 trong 2 người đó. Tất cả mọi người đều đang đứng xem. Bạn có lao vào can
thiệp không?
A. Có.
B. Không.
C.
………………………………………………………………………………………….
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
21
Đề tài dự thi Khoa học Kỹ thuật lần thứ 4
Câu 17: Một nghệ sĩ (hoặc vận động viên) rất nổi tiếng đang gặp mặt fan hâm mộ
và cho chữ kí. Bạn vô tình ở gần đó, nhưng không hề hâm mộ người nổi tiếng này.
Bạn có ghé vào xin chữ kí không?
A. Có.
B. Không.
C.
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 18: Xã hội hiện đang rất cần một ngành nghề nào đó và tất cả mọi người đang
đổ xô vào học ngành này. Bạn không thích nghề này nhưng nếu thi thì bạn chắc
chắn sẽ đỗ. Bạn có chọn nghề này không?
A. Có.
B. Không.
C.
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 19: Lớp bạn cần 1 tiết mục văn nghệ nhưng lại đùn đẩy nhau. Bạn có chút tài
lẻ, bạn có xung phong không?
A. Có.
B. Không.
C.
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 20: Theo bạn những câu trả lời của bạn ở phía trên có bị ảnh hưởng nhiều bởi
ý kiến của người khác không?
A. Có.
B. Không.
C.
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
22