Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch nâng cao hiệu quả chính sách xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh dịch vụ tiệc cưới tại nhà hàng nam châu hội quán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.47 KB, 22 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL - 1 -
MỤC LỤC

Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Kết cấu của đề tài 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1. Một số vấn đề về kinh doanh nhà hàng và dịch vụ tiệc cưới trong nhà hàng 6
1.1.1. Khái niệm và phân loại nhà hàng 6
1.1.1.1 Khái niệm 6
1.1.1.2 Phân loại 6
1.1.2 Khái niệm tiệc cưới và dịch vụ tiệc cưới trong nhà hàng 7
1.1.2.1 Tiệc cưới 7
1.1.2.2 Dịch vụ tiệc cưới 8
1.1.3 Quy trình tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng 8
1.1.4 Ý nghĩa của đám cưới trong đời sống xã hội 8
1.2. Tổng quan về chính sách xúc tiến hỗn hợp trong chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp 9
1.2.1 Marketing - Mix và các thành phần của Marketing Mix 9
1.2.1.1 Khái niệm 9
1.2.1.2 Các thành phần của Marketing mix 10
1.2.2 Khái niệm và bản chất của xúc tiến hỗn hợp 11


1.2.2.1 Khái niệm 11
1.2.2.2 Bản chất 12
1.2.3 Các công cụ xúc tiến hỗn hợp 12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
1.2.3.1 Quảng cáo 12
1.2.3.2 Bán hàng cá nhân 14
1.2.3.3 Xúc tiến bán 15
1.2.3.4 Marketing trực tiếp 16
1.2.3.5 Quan hệ công chúng (PR) 18
1.2.4 Vai trò của chính sách xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh dịch vụ 20
1.2.5 Nội dung của hoạt động xúc tiến hỗn hợp 20
1.2.5.1 Xác định khách hàng mục tiêu 20
1.2.5.2 Xác định mục tiêu của chiến lược xúc tiến hỗn hợp 21
1.2.5.3 Thiết kế thông điệp 21
1.2.5.4 Lựa chọn công cụ xúc tiến hỗn hợp 21
1.2.5.5 Xây dựng ngân sách cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp 24
1.2.5.6 Đánh giá kết quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp 24
1.2.6 Thương hiệu 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN HỖN
HỢP TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ TIỆC CƯỚI TẠI NHÀ HÀNG NAM
CHÂU HỘI QUÁN 26
A. TỔNG QUAN VỀ NHÀ HÀNG NAM CHÂU HỘI QUÁN 26
2.1 Giới thiệu chung về nhà hàng Nam Châu hội quán 26
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 26
2.1.2 Sản phẩm và dịch vụ của nhà hàng Nam Châu hội quán 27
2.1.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật trong kinh doanh ẩm thực 28
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của nhà hàng Nam Châu hội quán 28
2.1.5 Cơ cấu nhân sự của nhà hàng Nam Châu hội quán ( 2010 - 2012) 31

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm ẩm thực Nam Châu hội quán .33
2.2.1 Tình hình khách đến nhà hàng trong 3 năm (2010 -2012) 33
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Nam Châu hội quán qua 3 năm
(2010 -2012) 35
B. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN HỖN HỢP TRONG KINH DOANH
TIỆC CƯỚI THÔNG QUA Ý KIẾN KHÁCH HÀNG 37
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
2.3. Phân tích đánh giá của KH về các hoạt động xúc tiến hỗn hợp của nhà hàng
Nam Châu hội quán 37
2.3.1. Sơ lược về mẫu điều tra 37
2.3.1.1. Thông tin về phiếu điều tra 37
2.3.1.2 Thông tin về đối tượng điều tra 37
2.3.2 Phân tích đánh giá của khách hàng về chính sách xúc tiến hỗn hợp trong
kinh doanh tiệc cưới của nhà hàng Nam Châu hội quán 39
2.3.2.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo 39
2.3.2.2 Đánh giá của khách hàng về các công cụ xúc tiến trong kinh doanh
tiệc cưới của nhà hàng Nam Châu hội quán 40
2.3.2.2.1 Đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng cáo 40
2.3.2.2.2 Đánh giá của khách hàng về hoạt động bán hàng cá nhân 47
2.3.2.2.3 Đánh giá của khách hàng về hoạt động xúc tiến bán 49
2.3.2.2.4 Hoạt động Marketing trực tiếp 51
2.3.2.2.5 Đánh giá về hoạt động quan hệ công chúng 53
2.3.2.2.6 Đánh giá của khách hàng về thương hiệu nhà hàng tiệc cưới Nam
Châu hội quán 53
2.3.2.3 Tổng hợp đánh giá của khách hàng về chính sách xúc tiến hỗn hợp
trong kinh doanh dịch vụ cưới tại nhà hàng Nam Châu hội quán 55
2.3.2.4 Phân tích phương sai đơn biến (ANOVA) 57
2.3.2.4.1 So sánh ý kiến đánh giá của khách hàng đối với hoạt động

quảng cáo 58
2.3.2.4.2 So sánh ý kiến đánh giá của khách hàng đối với hoạt động bán hàng
cá nhân 60
2.3.2.4.3 So sánh ý kiến đánh giá của khách hàng đối với hoạt động xúc
tiến bán 61
2.3.2.4.4 So sánh ý kiến đánh giá của KH đối với hoạt động Marketing
trực tiếp 61
2.3.2.4.5 Kết luận 62
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN HỖN HỢP TRONG KINH DOANH
DỊCH VỤ TIỆC CƯỚI TẠI NHÀ HÀNG NAM CHÂU HỘI QUÁN 64
3.1. Những thuận lợi và khó khăn đặt ra cho hoạt động XTHH của nhà hàng 64
3.1.1. Thuận lợi 64
3.1.2. Khó khăn 64
3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả nâng cao hiệu quả hoạt động XTHH trong
kinh doanh dịch vụ tiệc cưới của nhà hàng 65
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách XTHH trong
kinh doanh dịch vụ tiệc cưới tại nhà nhà hàng Nam Châu hội quán 66
3.3.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả các công cụ xúc tiến 66
3.3.1.1 Về hoạt động quảng cáo: 66
3.3.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu qua hoạt động bán hàng cá nhân 67
3.3.1.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán 67
3.3.1.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing trực tiếp 68
3.3.1.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quan hệ công chúng 68
3.3.2 Các giải pháp hỗ trợ 69
3.3.2.1 Giải pháp xác định phối thức xúc tiến 69
3.3.2.2 Phối hợp với các chính sách khác thuộc hệ thống Marketing Mix 69

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Kiến nghị 72
3. Hạn chế của đề tài 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC





Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, MÔ HÌNH

Trang
 Biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Đánh giá của KH về độ tin cậy của quảng cáo do nhà hàng thực hiện 46
Biểu đồ 3.2: Lí do khách hàng lựa chọn Nam Châu hội quán để tổ chức tiệc cưới . 53
Biểu đồ 3.3: Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới của nhà hàng Nam Châu hội quán . 54

 Mô hình
Mô hình 1.1 Cấu trúc của Marketing Mix 11
Mô hình 1.2 Các công cụ của chính sách xúc tiến hỗn hợp 12










Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 2.1: Quy mô các nhà hàng của Nam Châu hội quán 28
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự của nhà hàng Nam Châu hội quán 31
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn khách theo phạm vi địa lí (2010 - 2012) 33
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn khách theo loại khách (2010 - 2012) 34
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của Nam Châu hội quán qua 3 năm (2010 -2012) 35
Bảng 3.1: Thông tin mẫu điều tra 37
Bảng 3.2: Hệ số Cronbach’s Alpha 39
Bảng 3.3 : Đánh giá của khách hàng về biển hiệu quảng cáo ngoài trời 40
Bảng 3.4: Kiểm định One – Sample T – test đánh giá của KH về biển hiệu quảng
cáo ngoài trời 41
Bảng 3.5: Đánh giá của khách hàng về quảng cáo qua tờ rơi 42
Bảng 3.6: Kiểm định One – Sample T – test đánh giá của khách hàng về
quảng cáo qua tờ rơi 43
Bảng 3.7: Đánh giá của khách hàng về quảng cáo qua mạng 44
Bảng 3.8: Kiểm định One – Sample T – test đánh giá của khách hàng về quảng cáo
qua mạng 45
Bảng 3.9: Kiểm định One – Sample T – test đánh giá của khách hàng về độ tin cậy
đối với quảng cáo tiệc cưới 46
Bảng 3.10: Đánh giá của khách hàng về hoạt động bán hàng cá nhân 47
Bảng 3.11: Kiểm định One – Sample T – test đánh giá của khách hàng về hoạt

động bán hàng cá nhân 48
Bảng 3.12 : Đánh giá của khách hàng về chương trình khuyến mại dịch vụ cưới của
nhà hàng 49
Bảng 3.13: Kiểm định One - Sample T - test đánh giá của KH về chương trình
khuyến mại 50
Bảng 3.14: Đánh giá của khách hàng về hoạt động Marketing trực tiếp 51
Bảng 3.15: Kiểm định One – Sample T – test đánh giá của khách hàng về hoạt động
Marketing trực tiếp 52
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
Bảng 3.16. Kiểm định One – Sample T – test đánh giá của khách hàng về chất
lượng dịch vụ tiệc cưới. 55
Bảng 3.17 Kiểm định ANOVA sự khác biệt ý kiến đánh giá của khách hàng về biển
hiệu quảng cáo ngoài trời 58
Bảng 3.18: Kiểm định ANOVA sự khác biệt ý kiến đánh giá của khách hàng về tờ
rơi quảng cáo tiệc cưới 58
Bảng 3.19: Kiểm định ANOVA sự khác biệt ý kiến đánh giá của khách hàng về
quảng cáo qua mạng 59
Bảng 3.20: Kiểm định ANOVA sự khác biệt ý kiến đánh giá của khách hàng về
hoạt động bán hàng cá nhân 60
Bảng 3.21: Kiểm định ANOVA sự khác biệt ý kiến đánh giá của khách hàng về
hoạt động xúc tiến bán 61
Bảng 3.22: Kiểm định ANOVA sự khác biệt ý kiến đánh giá của khách hàng về
hoạt động Marketing trực tiếp 61









Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL - 1 -
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lý do chọn đề tài
Marketing từ lâu đã được các nước phát triển trên thế giới ứng dụng trong
hoạt động kinh doanh và nhiều hoạt động xã hội khác. Marketing ngày nay đã trở
thành một triết lí kinh doanh sáng giá nhất, là công cụ quan trọng giúp cho doanh
nghiệp đạt ưu thế cạnh tranh và đứng vững trên thương trường. Với đặc điểm riêng
có của kinh doanh dịch vụ là sản phẩm mang tính vô hình, khá đồng nhất, khách
hàng chỉ có thể thưởng thức và cảm nhận sản phẩm trực tiếp tại nơi sản xuất nên
trong các chính sách thuộc hệ thống Marketing mix, chính sách xúc tiến hỗn hợp
chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Chính sách xúc tiến hỗn hợp là công cụ chủ yếu
mang lại khách hàng - người quyết định sự thành bại của doanh nghiệp và hỗ trợ
các chính sách Marketing khác phát huy hiệu quả.
Trong những năm vừa qua, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những
bước phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ngày càng mở rộng
phạm vi, đa dạng hóa loại hình dịch vụ, cố gắng đáp ứng nhu cầu không chỉ của
khách du lịch mà còn cả người dân địa phương - một thị trường đầy tiềm năng
nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Cùng với các dịch vụ chính như lưu trú,
ăn uống, vui chơi giải trí thì một dịch vụ bổ sung rất được các doanh nghiệp quan
tâm đối với thị trường khách này là dịch vụ tiệc cưới. Việc tổ chức lễ cưới rất quan
trọng bởi vì trong tâm thức và văn hóa dân tộc, lễ cưới chính là thời điểm để họ
hàng, bạn bè và mọi người chính thức công nhận đôi trai gái là vợ chồng. Đến với lễ
cưới chính là đến với một sinh hoạt vǎn hoá lành mạnh không thể thiếu trong cuộc

sống mỗi con người và cả cộng đồng. Trước đây, lễ cưới thường được tổ chức tại
nhà nhưng hiện nay, đời sống của người dân ngày càng cao. Cùng với đó, dân số
tăng nhanh, qũy đất ngày càng bị thu hẹp dẫn đến việc được tổ chức tiệc cưới tại
những nhà hàng, khách sạn, trung tâm dịch vụ sang trọng, chuyên nghiệp đã trở
thành một nhu cầu tất yếu và là sự lựa chọn của nhiều người.
Nhà hàng Nam Châu hội quán là một trong những đơn vị đi đầu trong kinh
doanh tiệc cưới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Cũng như bất kì một nhà hàng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
nào khác, NCHQ phải luôn chịu sức ép của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.
Và hiện tại là sự canh tranh gay gắt với hàng loạt các nhà hàng, khách sạn lớn, lâu
năm cũng như các nhà hàng mới mở với trang thiết bị hiện đại, tiện nghi sang trọng.
Chính những điều đó đã đặt ra cho ban quản trị nhà hàng phải quan tâm đến việc
thực hiện các chính sách xúc tiến hỗn hợp để xây dựng thương hiệu, quảng bá hình
ảnh, thu hút sự chú ý của khách hàng. Thực tế nhà hàng đã tiến hành nhiều hoạt
động cụ thể và bước đầu đem lại những kết quả khả quan song vẫn còn nhiều tồn tại
làm giảm sút hiệu quả của các hoạt động này.
Nhận thức được vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại đây, tôi chưa thấy
một nghiên cứu nào liên quan đến các hoạt động hỗn hợp nên tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài :"Nâng cao hiệu quả chính sách xúc tiến hỗn hợp trong kinh
doanh dịch vụ tiệc cưới tại Nhà hàng Nam Châu hội quán" làm luận văn tốt
nghiệp Đại học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động xúc tiễn hỗn hợp trong kinh doanh tiệc cưới tại nhà hàng Nam Châu Hội quán.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những lí luận cơ bản về chính sách xúc tiến hỗn hợp trong
kinh doanh dịch vụ.

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động xúc tiễn hỗn hợp trong
kinh doanh dịch vụ tiệc cưới tại nhà hàng NCHQ.
- Trên cơ sở những mặt còn hạn chế, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh tiệc cưới tại nhà hàng NCHQ.
 Các câu hỏi sau sẽ định hướng cho việc thực hiện nghiên cứu:
 Những tiêu chí nào được dùng để xác định hiệu quả hoạt động xúc tiến
hỗn hợp trong kinh doanh dịch vụ?
 Hiệu quả của các hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh tiệc cưới
tại nhà hàng NCHQ thông qua sự đánh giá của khách hàng như thế nào?
 Giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp?
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá của các khách hàng đã đặt tiệc cưới và các khách mời tham dự
trong tháng 3 năm 2013 về các công cụ xúc tiến hỗn hợp mà nhà hàng đã sử dụng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian:
Đề tài nghiên cứu về chính sách xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh tiệc cưới
được thực hiện tại hệ thống các nhà hàng tổ chức tiệc cưới thuộc Nam Châu hội
quán, số 04 - Kim Long - 07 Vạn Xuân, thành phố Huế.
+ Phạm vi thời gian:
 Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu, tài liệu trong giai đoạn 2010 - 2012
từ các phòng ban có liên quan tại nhà hàng.
 Số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các khách
hàng trong tháng 3 năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin và số liệu thứ cấp trong đề tài được tổng hợp từ các báo cáo, kết

quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Trong đó báo cáo nhân lực được cung cấp
bởi phòng Nhân sự, báo cáo tình hình khách đến và kết quả hoạt động kinh doanh
được cung cấp từ phòng Kế toán, tài liệu về chương trình Marketing được cung cấp
bởi phòng Sales & Marketing. Ngoài ra, một số thông tin của nhà hàng còn được
thu thập từ trang web: namchauhoiquan.com; huetravel.com.
- Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng với kĩ thuật phỏng vấn bằng bảng hỏi.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập bằng phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng với kĩ thuật phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:
)*1(
2
eN
N
n


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
Trong đó:
n: Quy mô mẫu
N: Kích thước tổng thể, N= 68000 (tổng số khách cưới đến nhà hàng Nam
Châu hội quán năm 2013).


: Độ sai lệch chọn khoảng tin cậy là 90%, nên mức độ sai lệch là


= 0.1
 Áp dụng công thức, ta có quy mô mẫu là:
n =
2
1.0680001
68000

= 99,85.
Nhằm đảm bảo mức độ tin cậy và tránh các rủi ro có thể xảy ra (các phiếu
không hợp lệ) nên đề tài sẽ tiến hành điều tra 110 phiếu (tăng hơn 10 phiếu so với
quy mô mẫu đã xác định).
+ Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các số liệu của các bộ phận của nhà
hàng. Các báo cáo kết quả kinh doanh, tình hình số lượng khách đến và tình hình sử
dụng lao động của nhà hàng trong 3 năm 2010 -2012.
5.2. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu
- Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp nghiên cứu các hiện
tượng kinh tế - xã hội trong trạng thái vận động và có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Phương pháp nghiên cứu này cho phép ta phân tích một cách tổng hợp,
liên quan đến các yếu tố bên trong và bên ngoài mà có tác động đến đối tượng
nghiên cứu. Và cũng là phương pháp được sử dụng một cách phổ biến và mang
tính khoa học.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá.
- Phương pháp so sánh: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối của các chi
tiêu giữa các năm.
- Phương pháp thống kê phân tích bằng phần mềm xử lý số liệu SPSS 16.0
sử dụng thang điểm Likert: thống kê tần suất, phần trăm, sử dụng kiểm định One-
Sample T - test để kiểm định giá trị trung bình của tổng thể nghiên cứu có ý nghĩa
về mặt thống kê hay không, phân tích phương sai 1 yếu tố Oneway ANOVA để
xem xét sự khác nhau về ý kiến đánh giá của khách hàng. Trong đó:


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
* Thang điểm Likert:
1 – Hoàn toàn không đồng ý 2 – Không đồng ý 3 – Bình thường
4 – Đồng ý 5 – Hoàn toàn đồng ý
* Kiểm định One – Sample T-Test:
Các giá trị trung bình được kiểm định bằng cách kiểm định trung bình theo phương
pháp One – Sample T-Test để khẳng định xem xét ý nghĩa về mặt thống kê.
Giả thiết kiểm định: H
0
: = giá trị kiểm định
H
1
: # giá trị kiểm định
Với α = 0.05 là mức ý nghĩa của kiểm định.
Nếu Sig. (P-value) > 0.05: H
0
được chấp nhận.
Nếu Sig. (P-value) < 0.05: H
0
bị bác bỏ, chấp nhận giả thiết H
1
.
6. Kết cấu của đề tài
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần này trình bày lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng,
phạm vi và phương pháp nghiên cứu, bố cục của đề tài.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Bố cục của phần này gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng vận dụng chính sách xúc tiến hỗn hợp trong kinh
doanh dịch vụ tiệc cưới tại nhà hàng Nam Châu hội quán
- Giới thiệu tổng quan về nhà hàng Nam Châu hội quán.
- Phân tích những đánh giá của khách hàng về hiệu quả hoạt động của chính
sách xúc tiến hỗn hợp thông qua các chỉ tiêu.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách xúc tiến
hỗn hợp trong kinh doanh dịch vụ tiệc cưới tại nhà hàng Nam Châu hội quán
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách xúc tiến hỗn hợp
tại nhà hàng thông qua kết quả nghiên cứu.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận, đề xuất các kiến nghị đối với chính quyền địa phương và nhà hàng
nhằm thực hiện các giải pháp đã nêu ra cùng một số hạn chế của đề tài.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Một số vấn đề về kinh doanh nhà hàng và dịch vụ tiệc cưới trong nhà hàng
1.1.1. Khái niệm và phân loại nhà hàng
1.1.1.1 Khái niệm
Nhà hàng là một cơ sở kinh doanh chuyên chế biến và phục vụ các sản phẩm
ăn uống nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và các nhu cầu khác của khách hàng với
mục đích chủ yếu là thu lợi nhuận. Nhà hàng không chỉ phục vụ tất cả các bữa ăn
(sáng, trưa, tối) cho khách mà còn phục vụ theo yêu cầu của khách. Bên cạnh đó,

nhà hàng còn là nơi nghỉ ngơi và giải trí của khách trong thời gian họ ăn uống. Nhà
hàng chính là một cơ sở kinh doanh về mặt pháp lý nó có thể mang tư cách là một
doanh nghiệp độc lập, cũng có thể là một bộ phận trong khách sạn hay các cơ sở
kinh doanh du lịch nào đó.
1.1.1.2 Phân loại
Hiện nay, người ta thường sử dụng các tiêu chí sau làm cơ sở để phân loại
nhà hàng:
+ Mức độ liên kết: Theo cách phân loại này có các loại nhà hàng sau:
- Nhà hàng độc lập: là nhà hàng có tư cách pháp nhân riêng, là một doanh
nghiệp độc lập không phụ thuộc vào các khách sạn hay các cơ sở kinh doanh khác.
- Nhà hàng phụ thuộc: Là loại nhà hàng không có tư cách như một doanh
nghiệp độc lập mà chỉ là một đơn vị, một phần trong các cơ sở kinh doanh nào đó.
+ Quy mô nhà hàng: Căn cứ theo quy mô người ta chia nhà hàng thành 3 loại:
- Nhà hàng nhỏ: là nhà hàng có quy mô dưới 50 chỗ ngồi
- Nhà hàng trung bình: là nhà hàng có quy mô từ trên 50 chỗ đến 150 chỗ
- Nhà hàng lớn: là loại nhà hàng có quy mô hơn 150 chỗ
+ Chất lượng phục vụ: Theo chất lượng phục vụ người ta thường chia thành
ba loại:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
- Nhà hàng bình dân (Economic Restaurant): là nhà hàng có chất lượng
khiêm tốn, giá cả trung bình, chủng loại dịch vụ không nhiều.
- Nhà hàng tiêu chuẩn (Standard Restaurant): là loại nhà hàng có chất lượng
đạt những tiêu chuẩn nhất định, chủng loại dịch vụ, sản phẩm ăn uống tương đối đa
dạng, có giá cả cao hơn nhà hàng bình dân và tập trung vào lượng khách trung lưu
trong xã hội.
- Nhà hàng sang trọng (Deluxe Restaurant): là loại nhà hàng có chất lượng
cao, chủng loại dịch vụ đa dạng, phong phú, giá cao đáp ứng khách thượng lưu.
Loại này thường có ở các khách sạn cao cấp.

+ Hình thức phục vụ: Đây là cách phân loại phổ biến nhất. Theo cách phân
loại này có các loại nhà hàng sau:
- Nhà hàng chọn món (A lacarte): là loại nhà hàng với thực đơn rất đa dạng,
phong phú về chủng loại món ăn, đồ uống thích hợp cho sự lựa chọn của khách,
nhân viên phục vụ thường tay nghề tương đối cao.
- Nhà hàng ăn định suất (Set menu Service): là loại nhà hàng phục vụ các
bữa ăn đặt trước, định trước về giá cả và thực đơn, đối tượng phục vụ thường là
khách theo nhóm, theo đoàn.
- Nhà hàng tự phục vụ (Buffet): Là loại nhà hàng mà ở đó khách có thể tự cho
các món ăn nóng, nguội, các loại đồ uống và giá cố định cho tất cả các khách hàng
- Nhà hàng phục vụ tiệc (Banquet hall) là loại nhà hàng phục vụ các loại tiệc
chiêu đãi khác nhau như: hội nghị, tổng kết, tiệc cưới…
Như vây, các nhà hàng thường có hình thức phục vụ phong phú để đáp ứng
được nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
1.1.2 Khái niệm tiệc cưới và dịch vụ tiệc cưới trong nhà hàng
1.1.2.1 Tiệc cưới
Tiệc cưới là hình thức liên hoan, mừng hạnh phúc cô dâu chú rễ và hai gia
đình. Đây là nghi lễ được một số xã hội quan tâm và thường chỉ được tổ chức sau
khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Tiệc cưới được hiểu
là một loại tiệc có những nghi lễ trang trọng nhằm công bố sự kết hợp giữa người
nam và người nữ để trở thành thành viên của gia tộc dưới sự cho phép của hai gia
đình và trước sự chứng kiến, chúc phúc của nhiều người.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
1.1.2.2 Dịch vụ tiệc cưới
Dịch vụ vụ tiệc cưới tại nhà hàng là dịch vụ nhằm cung cấp những điều kiện
cần thiết như mặt bằng, thức ăn, nước uống, âm thanh, ánh sáng, nhân viên phục
vụ cho khách đặt tiệc cưới, để tổ chức một tiệc cưới theo yêu cầu của khách hàng
trong phạm vi yếu tố tài chính của khách hàng cho phép, nhằm thu lợi nhuận.

1.1.3 Quy trình tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng
Quy trình tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng thường diễn ra theo các bước sau:
- Chào đón khách: Nhân viên của nhà hàng trong trang phục vụ lịch sự đón
khách và chỉ dẫn cho khách đến tham dự tiệc.
- Người dẫn chương trình phát biểu khai mạc buổi tiệc (thông báo ngày,
tháng, năm tổ chức buổi lễ, lý do tổ chức buổi tiệc và cảm ơn các quan khách đã đến
dự tiệc).
- Vũ đoàn chào mừng cô dâu, chú rể và hai họ.
- Người dẫn chương trình giới thiệu cô dâu, chú rể cùng thân mẫu lên sân
khấu, cùng lúc đó là nhạc nền nổi lên, hai dây pháo bong bóng cùng nổ hay pháo
kim tuyến được bắn ra tùy thuộc vào từng nhà hàng.
- Đại diện hai họ nói lời phát biểu.
- Cô dâu chú rể cùng rót rượu, dâng rượu cho bố mẹ.
- Cô dâu chú rể cùng uống rượu giao bôi.
- Cô dâu chú rể cùng cắt bánh cưới.
- Vào tiệc.
- Người dẫn chương trình dẫn dắt chương trình văn nghệ.
- Người dẫn chương trình tuyên bố kết thúc nghi lễ và chúc các thực khách
ngon miệng.
1.1.4 Ý nghĩa của đám cưới trong đời sống xã hội
Trong cuộc sống, ngày xưa cũng như ngày nay, đám cưới chính là biểu hiện
của nếp sống xã hội, của nền vǎn hoá dân tộc. Nó vừa kế thừa truyền thống phong
tục, tập quán của dân tộc, vừa được cách tân ngày càng vǎn minh theo sự phát triển
của thời đại. Trong các đám cưới không thể thiếu trầu cau. Nó tượng trưng cho sự
gắn bó bền chặt của tình anh em cũng như lòng chung thuỷ sắt son trong tình cảm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
vợ chồng. Bên cạnh đó là rượu, gạo, thịt, bánh trái là sản phẩm đặc trưng cua nền
vǎn minh nông nghiệp lúa nước. Mỗi thứ như vậy đều có ý nghĩa nhất định trong

vǎn hoá cổ truyền Việt Nam.
Lễ cưới thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh niên nam
nữ sau quá trình tìm hiểu. Nó khẳng định xã hội đã thừa nhận một tình yêu. Hôn
nhân là sự thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm giữa hai người. Hôn nhân không
được xây dựng trên cơ sở của tình yêu là hôn nhân không có đạo đức.
Lễ cưới là sự công bố trước dư luận xã hội sau quá trình hoàn thành thủ tục
đǎng ký kết hôn. Gia đình được ví như một tế bào của xã hội. Vì vậy, sự ra đời của
một gia đình mới có một ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội.
Lễ cưới còn là sự họp mặt của hai họ và bạn bè thân thích để mừng cho hạnh
phúc lứa đôi. Đến với đám cưới, con người có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, làm quen với
nhau, tǎng cường giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ xã hội.
Một số lễ thức trong cưới xin xét ở khía cạnh nào đó cũng thể hiện được ý
nghĩa nhất định. Lễ gia tiên, lễ hợp cẩn, lễ lại mặt bộc lộ truyền thống luân lý đạo
đức như hiếu lễ với tổ tiên, trân trọng tình cảm vợ chồng, có trách nhiệm với làng
xóm quê hương.
Hình ảnh cô dâu duyên dáng trong tà áo dài truyền thống của những đám
cưới xưa vẫn luôn được mọi người ca ngợi và trân trọng. Nó thể hiện được tính dân
tộc của phong tục Việt Nam. Và cũng trong hôn lễ, sự chân thành, sâu sắc của tình
yêu đôi lứa được thể hiện qua các tục lệ cổ truyền. Đó là lời khẩn nguyện (lễ thề
nguyền) của cô dâu chú rể trước gia tiên hai họ, kèm theo là sự trao kỷ vật như trao
nhẫn cưới, hứa hẹn ǎn ở với nhau cho đến "đầu bạc răng long". Tất cả đều nhằm
đánh dấu một sự chín muồi của tình yêu để dẫn tới hôn nhân.
1.2. Tổng quan về chính sách xúc tiến hỗn hợp trong chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp
1.2.1 Marketing - Mix và các thành phần của Marketing Mix
1.2.1.1 Khái niệm
Trong quan điểm của marketing hiện đại thì nhiệm vụ của marketing trong
doanh nghiệp là phải xác định được nhu cầu, mong muốn, thị hiếu của nhóm khách
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh


Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
hàng mục tiêu. Từ đó, đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp giúp doanh
nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận. Marketing được xem là chức năng quản trị
quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Nó đóng vai trò kết nối hoạt động của các chức
năng khác với thị trường. Nó định hướng hoạt động của các chức năng khác theo
những mục tiêu đã định.
Để thực hiện một cách hiệu quả chức năng đó, các nhà quản trị phải đề ra
một chính sách tổng hợp nhiều yếu tố, gắn kết khả năng cung ứng sản phẩm của
doanh nghiệp và cầu thị trường một cách hài hòa để vừa giữ chân khách hàng hiện
có vừa thu hút thêm khách hàng mới. Sự phối hợp chặt chẽ của các yếu tố
marketing trong một chương trình thống nhất nhằm hướng tới thị trường mục tiêu
để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là Marketing Mix.
Vậy, "Marketing Mix là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử
dụng để theo đuổi những mục tiêu marketing của mình trên thị trường mục tiêu"
(Philip Kotler, 2003).
1.2.1.2 Các thành phần của Marketing mix
Có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng trong Marketing Mix nhưng theo
nhà tiếp thị người Mỹ E.Jerome McCarthy, có thể phân loại các công cụ này theo
bốn yếu tố được gọi là 4P. Đó là sản phẩm (Product), giá cả (Price), (phân phối
(Place), xúc tiến (Promotion). Các doanh nghiệp thực hiện chính sách Marketing
Mix bằng cách thực hiện phối hợp 4 yếu tố chủ yếu đó để tác động vào sức mua của
thị trường, mà quan trọng nhất là thị trường mục tiêu để đạt để đạt được lợi nhuận
tối ưu.
Cấu trúc của Marketing - Mix được thể hiện qua mô hình sau:


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
Nguồn: (Phillip Kotler (2003), Quản trị Marketing, tr. 115)

Mô hình 1.1 Cấu trúc của Marketing Mix.
1.2.2 Khái niệm và bản chất của xúc tiến hỗn hợp
1.2.2.1 Khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về xúc tiến hỗn hợp:
Tại khoản 17 điều 4 của Luật du lịch Việt Nam (có hiệu lực từ ngày
1/1/2006) định nghĩa: “Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận
động, nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch”.
Theo Hiệp hội các đại lý quảng cáo Mỹ 4As thì: “Xúc tiến hỗn hợp là khái
niệm về sự hoạch định truyền thông marketing nhằm công nhận giá trị gia tăng nhờ
vào một chương trình kết hợp các công cụ xúc tiến khác nhau với mục đích cung
cấp thông tin rõ ràng, nhất quán và đạt hiệu quả cao nhất”.
Theo quan điểm của các chuyên gia marketing thì hoạt động xúc tiến hỗn
hợp chính là tất cả các hoạt động truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách
hàng mục tiêu để thuyết phục họ mua hàng. Do vậy, người ta còn gọi hoạt động xúc
tiến hỗn hợp là các hoạt động truyền thông marketing.
Nói tóm lại có thể hiểu hoạt động xúc tiến hỗn hợp là những nổ lực của
doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục, nhắc nhở, khuyến khích KH mua sản phẩm
cũng như hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.
Marketing
Mix

Thị trường
mục tiêu
(1)
Sản phẩm
Chủng loại, chất
lượng, mẫu mã,
tính năng, kích
cỡ, dịch vụ
(4)

Xúc tiến hỗn hợp
Quảng cáo
Xúc tiến bán
Bán hàng trực tiếp
Marketing trực tiếp
Quan hệ công chúng
(3)
Phân phối
Kênh, phạm vi, địa
điểm, vận chuyển,
danh mục hàng
hóa
(2)
Giá cả
Giá quy định,
chiết khấu, kì hạn
thanh toán, giảm
giá
(1)
(3)
(4)
(2)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
1.2.2.2 Bản chất
Thực chất của hoạt động XTHH là việc sử dụng các phương tiện để truyền
thông tin liên lạc với thị trường và khách hàng mục tiêu nhằm thông báo cho biết về
sự sẵn có của sản phẩm, thuyết phục họ sản phẩm này tốt hơn trên nhiều phương
diện so với những sản phẩm cùng loại khác và nhắc họ mua thêm khi đã dùng hết

các sản phẩm đã mua. Khi các nỗ lực của XTHH đã đạt được thì đồng nghĩa rằng
thị phần của công ty, số lượng hàng hoá tiêu thụ và doanh số bán sẽ được tăng lên.
1.2.3 Các công cụ xúc tiến hỗn hợp

Mô hình 1.2 Các công cụ của chính sách xúc tiến hỗn hợp
1.2.3.1 Quảng cáo
a. Khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quảng cáo:
- "Quảng cáo là bất kì loại hình nào của sự hiện diện không trực tiếp của
hàng hóa, dịch vụ hay tư tưởng hành động mà người ta phải trả tiền để nhận biết
người quảng cáo" (Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kì).
- "Quảng cáo là phương tiện biểu hiện trong đó dùng sách báo, lời nói hay
hình vẽ do chủ quảng cáo chi tiền để công khai tuyên truyền cho cá nhân, sản phẩm,
dịch vụ, nhận được phiếu bầu hoặc sự tán thành" (1932, tờ tuần báo thời quảng cáo
của Mỹ).
Một cách tổng quát, quảng cáo được hiểu là hình thức truyền thông tin về sản
phẩm hoặc dịch vụ của nhà sản xuất đến các thành phần trung gian trong kênh phân
phối hoặc đến người tiêu dùng cuối cùng bằng những phương tiện truyền thông đại
chúng trong một không gian và thời gian nhất định.
XÚC TIẾN
HỖN HỢP
Marketing
trực tiếp
Xúc tiến bán
Quan hệ
công chúng
Bán hàng cá
nhân
Quảng cáo
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh


Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
B. HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CÁ NHÂN
1. Quý khách đã trực tiếp làm việc với nhân viên nhận đặt tiệc cưới của NCHQ ?
 Có  Không
Nếu Có, xin vui lòng điền vào bảng sau:

Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng
ý

Phát biểu 1 2 3 4 5
1
Thái độ của nhân viên là nhiệt tình, chu đáo.

2
Cách diễn đạt của nhân viên dễ hiểu.

3

Cách ứng xử của nhân viên nhẹ nhàng.

4
Nhân viên tư vấn, giải đáp đầy đủ các thắc mắc.

5
Nhân viên có kiến thức đầy đủ về các dịch vụ tiệc
cưới.


C. HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN BÁN
1. Quý khách có biết về chương trình khuyến mại dịch vụ tiệc cưới của
NCHQ?
 Có  Không
Nếu Có, xin vui lòng điền vào bảng sau:

Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng
ý
Bình
thư
ờng
Đồng
ý
Hoàn
toàn

đồng ý

Phát biểu 1 2 3 4 5
1
Chương trình khuyến mại rất hấp dẫn.

2
Chương trình khuyến mại rất độc đáo.

3
Chương trình khuyến mại có giá trị lớn


D. HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC TIẾP
1. Quý khách đã từng tiếp xúc với các hoạt động nào dưới đây của NCHQ?
(có thể chọn nhiều đáp án).
 Gặp nhân viên qua điện thoại  Nhận cataloge, thư trực tiếp giới thiệu dịch vụ
 Nhận email giới thiệu dịch vụ  Chưa tiếp xúc với bất kì hoạt động nào

(nếu chọn xin chuyển sang câu 2)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
2. Các hoạt động mà Quý khách đã từng tiếp xúc trên là :


Hoàn
toàn
không
đồng ý

Không
đồng
ý
Bình
thường
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý

Tính chất 1 2 3 4 5
1 Rất cần thiết.
2 Thể hiện sự chu đáo của NCHQ đối với khách hàng.
3 Làm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với NCHQ.
4 Để lại ấn tượng đẹp về NCHQ trong lòng khách hàng.

Câu 2. Tại sao Qúy khách chọn Nam Châu hội quán để tổ chức tiệc cưới? (có
thể chọn nhiều đáp án)
 Tiện nghi sang trọng  Địa điểm thuận tiện cho việc đi lại

 Bãi đỗ xe rộng rãi  ưu đãi, khuyến mãi
 Nhân viên phục vụ chuyên nghiêp, chu đáo  Ấn tượng với các quảng cáo
 Giá cả rẻ hơn so với các nhà hàng khác  Có người quen đã t
ổ chức ở đây
 Khác

Câu 3. Xin vui lòng cho biết mức độ hài lòng của Quý khách về "chất lượng dịch vụ
tiệc cưới" của nhà hàng NCHQ:
 Rất không hài lòng  Không hài lòng  Bình thường

 Hài lòng  Rất hài lòng

Câu 4. Quý khách có giới thiệu cho người thân, bạn bè về tiệc cưới của NCHQ hay
không ?
 Có  Không

Câu 5. Để mọi người biết đến NCHQ nhiều hơn, theo Quý khách cần phải làm gì?
( có thể chọn nhiều đáp án)
 Quảng cáo nhiều hơn trên truyền hình.
 Quảng cáo nhiều hơn trên mạng Internet.
 Quà tặng cho cô dâu chú rễ có in logo của NCHQ.
 Quan tâm nhiều đến chương trình chăm sóc khách hàng sau khi KH tổ chức tiệc
cưới ở đây.
 Khác

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Thị Hồng Minh

Lê Thị Kim Thoa– K43 KTDL
Câu 6: Xin Quý khách vui lòng cho một vài ý kiến đóng góp nhằm nâng cao
hiệu quả của các hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh tiệc cưới của
nhà hàng Nam Châu hội quán.




Xin Quý khách vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân:

Giới tính:  Nam  Nữ
Tuổi:
 18 - 23  24 - 40  41 - 55  > 55

Nghề nghiệp:  Cán bộ CNVC  Sinh viên  Nội trợ
 Buôn bán, kinh doanh  Công nhân/ LĐPT  Khác
Thu nhập hàng tháng:
 > 1 triệu 1-3 triệu 3-5 triệu > 5 triệu

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Quý khách hàng!
  















×