Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Dạy học về các nhân vật lịch sử ở trường thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 22 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
ĐỀ TÀI
DẠY HỌC VỀ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
( LỚP 9 - PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1954)
A. MỞ ĐẦU.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề.
Lịch sử là do con người sáng tạo ra, không thể có lịch sử mà thiếu yếu tố con người.
Hoạt động của các nhân vật lịch sử phản ánh một mức độ nhất định sự phát triển của lịch
sử loài người.
Thực tế trong bối cảnh chung của nền giáo dục hiện nay, khi vấn đề đổi mới phương
pháp đang được chú trọng, một mặt đòi hỏi giáo viên phải phát huy tính tích cực, chủ
động , sáng tạo của học sinh, nhưng mặt khác phải đảm bảo phương pháp đặt trưng bộ
môn.
Trong thực tiễn dạy học ở trường THCS hiện nay, nhìn chung đa số HS vẫn còn rất
lười học, chưa có sự say mê đối với môn học Lịch sử. Nhận thức về lịch sử nói chung và
các nhân vật lịch sử nói riêng của học sinh còn rất mơ hồ, thậm chí còn có một số nhầm
lẫn ấu trĩ. Hiện nay đa phần học sinh chỉ biết tên gọi các nhân vật chứ không biết nhân
vật đó sống vài thời đại nào, Làm gì, Có đóng góp gì cho lịch sử. Ví như, một số em còn
nhầm Quang Trung – Nguyễn Huệ là hai nhân vật khác nhau, hay có em còn nhầm lẫn
hành động của nhân vật này với nhân vật khác như trong bài làm đã viết: “Bác Hồ ngồi
đan sọt mà lo việc nước”,…
Trong những năm gần đây, báo chí và đài truyền hình Việt Nam cũng đã có những
phóng sự phản ánh những hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về các nhân vật lịch sử
không mấy được vui lắm. Một số người khi được hỏi biết gì về tên một số nhân vật đặt
làm tên đường, tên trường như: Lê Lợi, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Nguyễn Du,…thì phần
lớn chỉ trả lời chung chung đó là những anh hùng dân tộc có công với đất nước,…
Từ thực tế trên, tôi chợt nhớ lại mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.


Đây là điều không khỏi khiến các nhà giáo dục tâm huyết phải lo lắng, trăn trở, dằn vặt.
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
1
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
2. Ý nghĩa và tác dụng:
Người xưa thường nói rằng “ thời thế tạo anh hùng”, được hiểu như là: trong một giai
đoạn lịch sử nhất định thường gắn liền với sự xuất hiện những nhân vật lịch sử có tính
cách, suy nghĩ, hành động thích ứng Nói như vậy cũng có nghĩa qua việc tìm hiểu nhân
vật lịch sử sẽ giúp ta lí giải được bối cảnh, các mối quan hệ, diễn biến… của các sự kiện ,
hiện tượng lịch sử. Mặt khác, vai trò của con người cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối
với lịch sử, đặc biệt đối với cá nhân là lãnh tụ thiên tài, ví như Hồ Chí Minh.
Vì vậy, ở những bài học lịch sử cần phải khắc sâu cho học sinh những nhân vật lịch sử
tiêu biểu, gồm cả nhân vật chính diện và phản diện. Qua đó học sinh sẽ hiểu rõ hơn bản
chất lịch sử, đồng thời còn giáo dục các em có quan điểm, thái độ tư tưởng, tình cảm
đúng đắn đối với những người có công lao to lớn với lịch sử và cả thái độ phê phán
nghiêm khắt với những nhân vật đi ngược lại lợi ích quần chúng, cản trở sự phát triển của
lịch sử. Chính vì vậy, trong giảng dạy lịch sử việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử là
rất quan trọng, nó góp phần rất lớn vào việc giáo dục, giáo dưỡng và phát triển nhân cách
học sinh, đồng thời nâng cao tính tích cực, tự giác của học sinh trong việc học tập bộ môn
Lịch sử.
3. Phạm vi nguyên cứu đề tài.
Xuất phát từ thực trạng trên, cũng như ý nghĩa, tác dụng của vấn đề, tôi quyết định chọn
nội dung “dạy học về các nhân vật lịch sử ở trường THCS (Lớp 9- phần Lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1945-1954) ” làm đề tài nguyên cứu. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh
nghiệm, bài viết này không có ý trình bày đầy đủ về tiểu sử , sự nghiệp các nhân vật lịch
sử của lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954 mà chỉ đề cập đến các nhân vật lịch
sử tiêu biểu có ảnh hưởng đến việc nhận thức lịch sử của học sinh. Trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học về các nhân vật lịch sử khi

tiến hành bài học lịch sử.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận.
Lịch sử là có thật, khánh quan, đã từng diễn ra trong quá khứ và luôn gắng liền với yếu
tố không gian, thời gian , con người cụ thể nhất định. Do đó để hiểu biết lịch sử không
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
2
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
thể bỏ qua việc khắc sâu những hình ảnh cụ thể của lịch sử, trong đó có các nhân vật lịch
sử.
Do đặc điểm của sự nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt đầu từ trực quan
sinh động mà từ việc nắm sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử.
Trong các loại biểu tượng thì tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, góp phần vào việc giáo dục nhân cách, tình cảm và phát triển của học sinh,
đồng thời tạo sự hứng thú, tích cực học tập của học sinh trong giờ học lịch sử.
1.2 .Thực tiễn.
Trong những năm học gần đây, ở trường THCS Hoài Hương chất lượng điểm thi môn
lịch sử không cao, nhất là chất lượng điểm thi lớp 9, điều này xuất phát từ nhiều lí do:
- Về phía học sinh: Thực tế số học sinh không thích học môn lịch sử là khá nhiều, vì
các em cho rằng học lịch sử khô khan, chỉ toàn là sự kiện với sự kiện, khó học khó nhớ.
Hơn nữa nhiều em là học sinh giỏi thì quan niệm đây là môn “phụ” không cần học, chỉ
cần tập trung vào các môn “chính” như Toán, Anh, văn,…
- Về phía giáo viên: Hơn 12 năm tham gia giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy vẫn còn
có giáo viên quan niệm dạy học lịch sử chủ yếu là cung cấp thông tin, sự kiện, yêu cầu
học sinh nắm được thời gian, địa điểm, diễn biến , kết quả, ý nghĩa mà ít chú ý làm rõ vai
trò của các nhân vật lịch sử, có chăng chỉ nhắc qua tên tuổi trong khi trình bày các sự
kiện. Như vậy thì trong bức tranh của lịch sử, con người hầu như trạng thái tĩnh, do đó

học sinh còn có nhiều nhầm lẫn đáng tiếc (như đã trình bày ở trên).
Để có cơ sở đánh giá đúng hơn về vấn đề này, trong năm học 2011-2012 tôi đã tiến
hành khảo sát học sinh lớp 9 (9A1,2) bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (10 câu- mỗi câu
1 điểm, làm trong 10 phút ) xoay quanh vấn đề nhận thức về các nhân vật lịch sử ở Việt
Nam giai đoạn 1945-1954.
Kết quả như sau:
Giỏi
(điểm 9,10)
Khá
(điểm 7,8)
Trung bình
(điểm 5,6)
Yếu
(điểm 4)
Kém
(điểm 0,1,2,3)
2/75
2,67%
9/75
12 %
44/75
58,67%
13/75
17,33%
7/75
9,33%
* Nhận xét:
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
3

Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
Mặc dù những câu hỏi đặt ra rất phù hợp với trình độ học sinh cũng như nội dung đúng
với chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng số học sinh đạt điểm giỏi, khá rất ít (9/75), trong khi
đó số học sinh yếu, kém chiếm tỉ lệ cao (16/75). Điều đó chứng tỏ nhận thức về nhân vật
lịch sử của học sinh còn rất mơ hồ.
2. Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp.
2.1. Biện pháp tiến hành.
Trong khuôn khổ của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi tiến hành chủ yếu bằng các
biện pháp sau:
- Tìm tài liệu, chủ yếu tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử và tài liệu về các nhân
vật lịch sử.
- Điều tra thực tế, xây dựng hệ thống câu hỏi, lấy kết quả khảo sát từ học sinh
2.2. Thời gian tạo ra giải pháp.
Đề tài được thực hiện trong 2 năm: năm học 2011-2012 và năm học 2012-2013
Địa điểm : tại trường THCS Hoài Hương - Hoài Nhơn - Bình Định
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu.
Trong dạy học lịch sử, việc tạo biểu tượng về các nhân vật lịch sử có vai trò và ý nghĩa
quan trọng đối với nhận thức của học sinh, góp phần tạo hứng thú thực sự cho học sinh
khi học tập lịch sử để nâng cao chất lượng bộ môn, đồng thời góp phần lớn vào việc phát
triển và hình thành nhân cách của học sinh.
II. Mô tả giải pháp của đề tài.
1. Thuyết minh tính mới.
1.1. Tác dụng của biểu tượng về nhân vật lịch sử.
Mỗi một bài học lịch sử gồm có nhiều sự kiện, hiện tượng khác nhau và mỗi một sự
kiện, hiện tượng lịch sử có thể chứa đựng một hoặc nhiều biểu tượng, nhưng biểu tượng
về nhân vật lịch sử, đặc biệt là với cá nhân kiệt xuất là loại biểu tượng nổi bật trong mỗi
sự kiện mà họ gắn liền. Bởi vậy mỗi bài học lịch sử đều cần phải khắc họa cho học sinh
những nhân vật lịch sử cụ thể, kể cả nhân vật chính diện lẫn nhân vật phản diện.

______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
4
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
- Biểu tượng về nhân vật lịch sử là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử. Nội dung các
hình ảnh về nhân vật lịch sử càng phong phú bao nhiêu thì hệ thống khái niệm mà học
sinh thu nhận được càng vững chắc bấy nhiêu và trở thành vũ khí sắc bén để nhận thức
lịch sử.
- Việc khắc sâu hình ảnh nhân vật trong dạy học lịch sử có ý nghĩa giáo dục lớn lao,
biểu tượng về các anh hùng dân tộc, các vĩ nhân kiệt xuất, các vị lãnh đạo Đảng, đặc biệt
là hình ảnh của Bác Hồ kính yêu… không chỉ là phương tiện để giáo dục học sinh lòng
biết ơn, kính yêu, nhận thức đúng, đủ, chính xác về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của
những người có công với dân tộc, với sự tiến bộ của xã hội, mà còn là phương tiện để
giáo dục nhiều khía cạnh khác của đạo đức, phẩm chất tư tưởng, chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, niềm tin và sự trung thành, với lí tưởng, với chủ nghĩa Mác-Lê Nin,với Đảng và
tư tưởng nhân văn trong cuộc sống ( như lòng vị tha, nhân đạo, tình hữu nghị,…)
- Hình ảnh của các nhân vật lịch sử có sức gợi cảm mạnh mẽ không chỉ gây cho học
sinh sự kính trọng, lòng tự hào đối với những nhân vật chính diện và cả thái độ phê phán,
lòng căm thù đối với nhân vật phản diện.
- Mặt khác, việc khắc sâu nhân vật lịch sử còn góp phần phát triển tư duy biện chứng,
năng lực nhận thức, khả năng vận dụng vào thực tế cuộc sống. Ví như, tấm gương về
cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.2. Một số điều cần chú ý khi dạy học về các nhân vật lịch sử ở trường THCS.
Các nhân vật được nhắc đến trong dạy học lịch sử nói chung và Lich sử Việt Nam giai
đoạn 1945-1954 nói riêng rất nhiều, vì mỗi sự kiện lịch sử đều gắn liền với những nhân
vật lịch sử, nên để tiến hành hoạt động dạy và học có hiệu quả giáo viên cần chú ý:
- Thứ nhất, trong dạy học lịch sử không phải giáo viên có thể trình bày tất cả các nhân
vật, mà phải có sự lựa chọn phù hợp, phản ánh đúng nội dung lịch sử đang học. Việc xác
minh hình ảnh và tiểu sử nhân vật sẽ mang lại độ chính xác trong nhận thức tri thức lịch

sử cho học sinh.
- Thứ hai, dạy học về các nhân vật lịch sử phải gắn liền với chân dung, hình ảnh về
nhân vật, nếu không sẽ tạo ra sự nhầm lẫn trong về việc nhận dạng nhân vật lịch sử và
dẫn đến sai lệch trong nhận thức lịch sử ở học sinh. Ví như, khi cho xem chân dung của
Cac-Mac và Lê – Nin, thì vẫn còn có học sinh chưa xác định được ai là Cac-Mac, ai là Lê
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
5
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
– Nin. Chính vì vậy, để đạt hiệu quả khi dạy học về các nhân vật lịch sử, giáo viên cần
phải có sự chuẩn bị hình ảnh và tài liệu liên quan đến nhân vật.
- Thứ ba, trong dạy học lịch sử việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử là quan trọng,
nhưng giáo viên phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng, tránh nhồi nhét, đồng thời
không nên chiếm quá nhiều thời gian hoặc chỉ làm cho học sinh chú ý đến nhân vật mà
quên đi nhiệm vụ giáo dục học sinh qua việc khai thác nhân vật.
- Thứ tư, để gây được hứng thú học tập khi dạy học về các nhân vật lịch sử, giáo viên
có thể vận dụng những kĩ thuật dạy học mới, phương pháp dạy học mới như: Trò chơi
nhận diện lịch sử, sơ đồ tư duy,… . Mặt khác, dạy học nhân vật lịch sử không chỉ tiến
hành trong bài học nội khóa mà cả trong hoạt động ngoại khóa. Ví như, cho HS sưu tầm
chân dung hoặc tiểu sử, công lao của các nhân vật lịch sử trong một giai đoạn lịch sử nhất
định nào đó.
Tóm lại, dạy học nhân vật lịch sử ở trung học nói chung và THCS nói riêng, đòi hỏi
giáo viên cần phải thận trọng trong việc lựa chọn nhân vật, sưu tầm tài liệu về nhân vật,
phải phối hợp hợp lí các phương pháp dạy học, phù hợp mục tiêu bài học và nhận thức
của học sinh,…làm tốt các điều trên sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học lịch sử.
1.3. Dạy học về các nhân vật lịch sử ở trường THCS ( Lớp 9 – phần lịch sử Việt Nam
giai đoan 1945-1954).
1.3.1. Các nhân vật lịch sử chủ yếu được đề cập đến trong phần lịch sử Việt Nam
giai đoan 1945-1954.

1. Hồ Chí Minh. 19. Lơ-cơ-lec
2. Trường Chinh. 20. Bô- la – ec
3. Trần Cừ. 21. Đác-giăng-li-ơ
4. La Văn Cầu 22. Đờ-cat-tơ-ri
5. Lê Duẩn 23. Hen- ri Na-va
6. Phạm Văn Đồng 24. Đờ lát đờ Tat xi nhi
7. Võ Nguyên Giáp. 25. Mac Ang đơ rê
8. Phan Đình Giót 26. Rơ ve
9. Bế Văn Đàn 27. Va luy
10. Hoàng Hanh 28. Xa lăng
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
6
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
11. Ngô Gia Khảm. 29. Cô Nhi.
12. Cù Chính Lan
13. Trần Đại Nghĩa
14. Hoàng Minh
15. Nguyễn Quốc Trị
16. Hoàng Quốc Việt
17. Nguyễn Chí Thanh
18. Phan Kế Toại
1.3.2.Một số biện pháp trong dạy học các nhân vật lịch sử (phần lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1945-1954).
Để có thể đạt hiệu quả trong việc dạy học các nhân vật lịch sử , trước khi thực hiện bài
học lịch sử giáo viên cần chuẩn bị ảnh chân dung hoặc những hình ảnh có liên quan đến
nhân vật, tiểu sử của nhân vật, cũng như các phương tiện dạy học (máy chiếu, ti vi,…)
sau đây xin nêu lên một số biện pháp sư phạm trong dạy học các nhân vật lịch sử (phần
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954) với một số nhân vật tiêu biểu như:

1. Nhân vật Hồ Chí Minh.
Đối với nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh, là một nhân vật rất quan trọng trong tiến trình
lịch sử cuả cách mạng Việt Nam, nên khi giảng dạy giáo viên cần khắc sâu nhân vật Hồ
Chí Minh, để học sinh hiểu được Người là con người cao thượng, cả cuộc đời luôn vì đất
nước, vì độc lập, tự do và cuộc sống hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
Khi giảng dạy
- Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quền dân chủ nhân dân(1945-
1946). Mục III: Diệt giặc đói, giặc dốt, giải quyết khó khăn về tài chính. Giáo viên cần
khắc sâu những sự kiện về nhânvật Hồ Chí Minh như sau:
Giáo viên đặt câu hỏi: Trước tình thế đất nước “như ngàn cân treo sợi tóc”, Chính phủ
ta, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp giải quyết như thế nào? Và hướng
dẫn để học sinh nêu được: Trước tình thế khó khăn đó, nhưng Hồ Chí Minh đã sáng suốt
dần dần đưa nhân dân ta ra khỏi những khó khăn, Người đã ra lời kêu gọi, đề ra nhiều
biện pháp, đồng thời với kẻ thù vừa mềm dẻ o nhưng vừa cứng rắn có nguyên tắc.
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
7
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
Khắc sâu sự kiện này, giáo viên có thể cho học sinh nghe lời kêu gọi của Người : “
Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để
cứu dân nghèo”. “Không một tấc đất bỏ hoang!” “ Tấc đất, tấc vàng”…
Ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ. Với sự
kiện này, giáo viên cho học sinh xem tranh “lớp học bình dân học vụ” và người còn
phát động phong trào “tuần lễ vàng”, “quỹ độc lập”.
Trong khi cả nước cùng một lúc có nhiều kẻ thù (Pháp, Anh, Tưởng và bọn nội phản),
chúng ra sức chống phá cách mạng, Hồ Chí Minh còn sáng suốt kí Hiệp định Sơ bộ ngày
6/3 và Tạm ước 14/9 để có thời gian chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến và
thể hiện thiện chí hòa bình để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
- Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp

(1946-1950). Mục I: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng
nổ (19/12/1946)
Với sự kiện :ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến, giáo viên cho học sinh nghe nội dung lời kêu gọi: “ chúng ta muốn hòa bình,
chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn
tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không chúng ta thà hy sinh tất cả ,
chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nôi lệ….”.
- Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
(1950-1953). Mục I: Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
Giáo viên có thể khắc sâu những hoạt động của Người cùng với việc phối hợp sử dụng
tranh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp bàn mở
chiến dịch Biên Giới ” và “ Bác Hồ quan sát chiến dịch Biên Giới”.
Thu Đông năm 1950, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã chuẩn y phương án
tác chiến của chiến dịch Biên Giới và nhận thấy được tầm quan trọng của chiến dịch đích
thân người ra chiến trường chỉ đạo chiến dịch. Đồng thời để khắc sâu hơn nữa, có thể cho
học sinh sưu tầm thêm những câu chuyện kể về Người trên đường đi chiến dịch, như
Người ghé thăm một đơn vị thanh niên xung phong làm đường đi chiến dịch, Bác đã tặng
4 câu thơ:
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
8
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Hay trên đường trở về, Người ghé thăm tướng Trần Canh và vui vẽ chép tặng ông bài
thơ “Lên Núi” : “Chống gậy lên non xem trận địa

Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”
Mặt khác, giáo viên sử dụng bản đồ “Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950”, yêu cầu
học sinh xác định đường số 4, xác định các địa điểm: Đông Khê, Cao Bằng, Thất Khê,…
để học sinh có thể liên hệ chiến dịch với Hồ Chí Minh, thấy được tài thao lược của Người
trong chỉ đạo chiến dịch
- Khi giảng dạy bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết
thúc(1953-1954). Mục II. Cuộc tiến công chiến lược Đông _ Xuân 1953-1954 và chiến
dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
GV khắc sâu sự kiện như sau: Khi phát hiện địch tập trung lực lượng lên Điện Biên Phủ
và xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm hùng mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ
chính trị Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 và quyết định quyết
chiến với địch ở Điện Biên Phủ.
Tháng 12/1953, Người ra chỉ thị nói rõ về tầm quan trọng của chiến dịch. Giáo viên đọc
học sinh nghe nội dung của chỉ thị: “Chiến dịch là một chiến dịch rất quan trọng, không
những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc
tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kì được”.
Ngày 10/3/1954, Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên cán bộ chiến sĩ ta bước vào chiến
dịch: “Các chú sắp ra mặt trận, nhiệm vụ lần này rất to lớn, rất khó khăn, nhưng rất vinh
quang,…. Chúc các chú thắng to…”. Để từ đó HS biết được sự quan tâm sâu sắc của Bác
đối với các chiến sĩ ngoài mặt trận.
Hoặc, với nhân vật Hồ chí Minh, GV có thể tổ chức ngoại khóa, chiếu phim về cuộc đời
hoạt động của Bác.
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
9
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
Tóm lại, thông qua các biện pháp trên, HS hiểu được Hồ Chí Minh là một nhà chính trị

- xã hội vĩ đại của dân tộc, đồng thời cũng là một nhà thơ, nhà văn hóa kiệt xuất của nhân
loại, thắng lợi của dân tộc Việt Nam gắn liền với cuộc đời hoạt động đầy gian khổ, hy
sinh nhưng vô cùng oanh liệt của Người.
2. Nhân vật Võ Nguyên Giáp.
Đây là nhân vật có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
nhất là những hoạt động của Ông trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Vì vậy giáo
viên cần khắc sâu nhân vật này trong giờ học lịch sử.
- Ví như, khi giảng dạy bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1950-1953). Mục I: Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
Giáo viên khắc sâu nhân vật này bằng cách cho học sinh biết: Trong chiến dịch Biên
giới, Võ Nguyên Giáp đã chọn đúng điểm đột phá chiến dịch, vận dụng triệt để phương
châm tác chiến “ đánh điểm, diệt viện” để tiêu diệt toàn bộ 2 binh đoàn lê dương Lơ-pa-
pơ và Sat- tông, giải phóng đường số 4, phá tan thế bao vây cô lập ta của địch.
Với sự kiện này, giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về Đại tướng, giáo viên cho HS
xác định địa điểm đường số 4 (bản đồ: chiến dịch Biên giới thu - đông 1950), nơi mà 2
binh đoàn Lơ-pa-pơ và Sat- tông chiếm đóng đã bị quân ta dưới sự chỉ huy của Đại tướng
đánh bại.
- Khi giảng dạy bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết
thúc(1953-1954). Mục II. Cuộc tiến công chiến lược Đông _ Xuân 1953-1954 và chiến
dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Để cho học sinh thấy được Đại tướng là người có quyết đoán táo bạo, sắc bén, kịp thời
và chính xác, giáo viên có thế phối hợp cho học sinh xem các hình ảnh và kể các em nghe
những hoạt động của ông để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Như: Trước khi phát
lệnh bắt đầu chiến dịch, Đại tướng đã lặn lội, trèo núi để kiểm tra tình hình của địch,…
Khi thấy địch tăng cường lực lượng mạnh hơn, hệ thống phòng ngự kiên cố hơn, Đại
tướng quyết định “ hoản thời gian nổ súng, kéo pháo ra, cho bộ độ lui về phía sau, chuẩn
bị kỹ càng và đầy đủ về mọi mặt”.
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
10

Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn sáng suốt trong việc chuyển từ phương châm: “đánh
nhanh thắng nhanh” sang “ đánh chắc thắng”, đó là một chủ trương hết sức kịp thời và
chính xác, chủ trương này đã tạo một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Ngày 13/3/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu, để thấy được tài chỉ huy
của Đại tướng, giáo viên phối hợp sử dụng bản đồ “Chiến dịch Điện Biên Phủ”, cho HS
chỉ rõ từng vị trí cố thủ của địch đều bị quân và dân ta tấn công và tiêu diệt dưới sự chỉ
huy của Đại tướng ( Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, đồi E1, C1, D1,…) Giáo viên có thể
khoanh vùng các vị trí đó và phối hợp thêm một số hình ảnh về các đợt tiến công của
quân và dân ta để học sinh nắm kỹ hơn.
Kết thúc bài học nên đặt câu hỏi để khắc sâu vào óc học sinh hình ảnh nhân vật: Em có
nhận xét gì về Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
Đồng thời trích dẫn một số nhận xét sau Đại tướng:
Ký giả người Anh – Piter Mac Donald viết: “ …từ năm 1944 đến 1975, cuộc đời của
ông Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, đã làm cho ông trở thành một trong
những Thống soái của tất cả các thời đại. Với 30 năm làm Tổng tư lệnh và 50 năm tham
gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh
vực của chiến tranh, khó có vị tướng soái nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp
giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy ở trình độ cao, sự kết hợp đó xưa nay
chưa từng có….”
Tướng Cô Nhi, sau chiến dịch đã đánh giá Đại tướng như sau: “Đại tướng Võ Nguyên
Giáp là người giỏi về tổ chức quân đội, vừa giỏi về chỉ huy trận địa chiến, vừa chỉ huy
hợp đồng binh chủng, về nghi binh và đánh lừa tình báo đối phương…”
Từ đó học sinh thấy được rằng: tài năng và uy tín của Đại tướng tỏa rộng không chỉ
trong nước mà lan rộng ra ngoài nước. Sự ra đi của Đại tướng mới đây là niềm thương
tiếc không chỉ của nhân dân Việt Nam mà là của cả nhân loại.
Như vây, với những biện pháp trên, học sinh nắm được những hoạt động của Đại tướng
cũng như những cống hiến của ông đối với lịch sử dân tộc Việt Nam và với nhân loại.
3. Nhân vật Henri Nava.

Bên cạnh những cá nhân có cống hiến cuộc đời mình cho sự tiến bộ của nhân loại, thì
còn có những cá nhân đi ngược lại lợi ích chung của nhân loại. Từ năm 1958, Pháp xâm
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
11
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
lược Việt Nam và cũng lần lượt cử rất nhiều tướng sang Đông Dương để thực hiện âm
mưu của mình, đi ngược hoàn toàn lợi ích của nhân dân Việt Nam. Trong đó có Henri
Nava. Nhân vật này gắn liền với chiến cuộc Đông – Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch
sử Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam.
Vì vậy khi giảng dạy bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm
lược kết thúc(1953-1954). Mục I: Kế hoach Na Va của Pháp –Mĩ.
Trước hết GV nên cho HS chuẩn bị và tóm tắt tiểu sử của Na Va và nêu câu hỏi: Vì sao
Na Va được sử sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương ? ( Xoay chuyển
cục diện chiến tranh Đông Dương). Đồng thời cho học sinh xem các hình ảnh về hoạt
động của Na Va ở Đông Dương. Để đạt mục đích, tướng Na va đã ráo riết hoạt động và
cố gắng tìm ra giải pháp cho những vấn đề gay cấn đang đặt ra trong hàng ngũ quân đội
Pháp. Đầu tháng 8, sau khi trở lại Đông Dương, Na Va đã bắt tay ngay vào việc tổ chức
lại quân đội như kế hoạch đã định và chỉ trong một thời gian ngắn, y đã thành lập, tập
trung hàng loạt các tiểu đoàn làm nhiệm vụ tác chiến cơ động, thậm chí còn rút bỏ cả tập
đoàn cứ điểm Nà Sản.
Để khắc sâu sự kiện này, giáo viên sử dụng bản đồ: Hình thái chiến trường Đông
Dương trong Đông – Xuân 1953-1954. Cho Hs xác định các vị trí ở đồng bằng Bắc Bộ
nơi Na Va đã bố trí lực lượng để từ đó học sinh biết được Na Va cố chiếm cho được đồng
bằng Bắc Bộ để tấn công chiếm các vị trí then chốt mà Pháp đã vạch trong kế hoạch đánh
chiếm Việt Nam.
Ngày 2/11/1953, Na Va chỉ thị cho Cô Nhi chuẩn bị chiếm đóng Điện Biên Phủ, Pháp
đã tăng viện cho Điện Biên Phủ gồm 12 tiểu đoàn quân viễn chinh rút từ Pháp, Bắc Phi
và Triều tiên, đưa lực lượng cơ động trên toàn chiến trường Đông Dương lên 84 tiểu

đoàn, đồng thời chuyển quân từ các chiến trường khác về tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ
44 tiểu đoàn cơ động. Như vậy , ngoài đồng bằng Bắc Bộ , Điện Biên Phủ trở thành nơi
tập trung thứ hai của địch với nhiều tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 16200 tên, 49 cứ điểm, chia
thành 3 phân khu, và Na Va coi Điện Biên Phủ là điểm then chốt trong kế hoạch của
mình.
Để khắc sâu sự kiện này, Cho HS xem ảnh: Tướng Na Va và Cô Nhi đang vạch kế
hoạch và giao nhiệm vụ cho Đơcacxtơri.
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
12
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
Như vậy, với nhiều âm mưu và cố gắng nhưng cuối cùng Na Va cũng hoàn toàn không
nắm được quyền chủ động tiến công chiến lược, buộc phải phân tán lực lượng cơ động để
đối phó và ngày càng lún sâu vào thế bị động phòng ngự. Na Va đã dành sự nổ lực cao
nhất cho Điện Biên Phủ nhưng cuối cùng bị thất bại thảm hại.
Để kiểm tra việc nắm và hiểu của học sinh về nhân vật Na Va, giáo viên nêu câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về con người Na Va?
- Na Va có thực hiện được kế hoạch của mình không? Vì sao?
Kết thúc có thể cho học sinh về sưu tầm thêm tài liệu, hình ảnh về nhân vật Na va.
Với những biện pháp trên, học sinh hiểu được Na Va là con người có tài, có kinh
nghiệm chiến đấu và mưu trí nhưng vẫn không cứu vãn được tình hình quân Pháp ở
Đông Dương. Và dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ cùng với sự chiến đấu kiên cường,
anh dũng của quân và dân ta, kế hoach Na Va đã từng bước phá sản đi đến phá sản hoàn
toàn bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động cả địa cầu của quân dân Việt Nam.
2. Khả năng áp dụng.
Với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được trang bị đầy đủ ( máy
chiếu , ti vi,…) đã góp phần làm cho đề tài thực hiện dễ dàng hơn, nhất là khi giáo viên
chịu khó đầu tư vào bài giảng.
Bằng việc tổ chức dạy học các nhân vật lịch sử ở trường THCS ( Lớp 9- phần lịch sử

Việt Nam giai đoạn 1945-1954), năm học 2012-2013 tôi cũng đã xây dựng hệ thống câu
hỏi trắc nghiệm kiểm tra trình độ nhận thức học sinh về nhân vật lịch sử (10 câu- mỗi
câu 1 điểm, làm trong 10 phút ) ở 2 lớp 9A1 và 9A2
Kết quả như sau:
Giỏi
(điểm 9,10)
Khá
(điểm 7,8)
Trung bình
(điểm 5,6)
Yếu
(điểm 4)
Kém
(điểm 0,1,2,3)
12/72
16,67%
28/72
38,89%
31/72
43,06%
1/72
1,38%
0/72
* Nhận xét:
Như vậy sau khi được tiếp nhận với phương pháp dạy dọc mới về các nhân vật lịch sử
thì số học sinh đạt điểm giỏi, khá đã tăng lên đáng kể (40/72), trong khi đó số học sinh
yếu, kém đã giảm nhiều (1/72). Điều đó chứng tỏ nhận thức về nhân vật lịch sử của học
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
13

Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
sinh đã tăng lên rõ rệt. Điều này góp phần lớn nâng cao chất lượng giờ học lịch sử và
kích thích hứng thú học tập lịch sử ở HS.
3. Lợi ích kinh tế- xã hội.
Nếu giáo viên bộ môn vận dụng hợp lí phương pháp dạy học về các nhân vật lịch sử
sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập lịch sử, tạo hứng thú thực sự cho học sinh khi
học tập lịch sử.
Không những thế, hình ảnh của các nhân nhân vật lịch sử sẽ có sức gợi cảm mạnh mẽ
không chỉ tạo cho học sinh sự kính trọng, lòng tự hào mà còn cả thái độ phê phán, lên án
cái xấu, cái tội ác. Từ đó góp phần lớn vào việc phát triển cũng như hình thành nhân cách
của học sinh.
C. KẾT LUẬN.
Qua thực tiễn giảng dạy và tìm hiểu về vấn đề này, bản thân tôi rút ra một số kết luận
sau:
Trong dạy học lịch sử, việc trình bày đúng bộ mặt, đánh giá đúng vai trò của các nhân
vật trong lịch sử sẽ góp phần giáo dục học sinh rất tốt. Học sinh sẽ rất thích học tập, tìm
hiểu về lịch sử, về các nhân vật lịch sử kể cả nhân vật chính diện lẫn nhân vật phản diện.
Để dạy học về các nhân vật lịch sử đạt hiệu quả, giáo viên có thể tiến hành nhiều hình,
biện pháp khác nhau cả trong tiết học nội khóa lẫn hoạt động ngoại khóa.
Trong điều kiện trang thiết bị ngày càng hiện đại và sự phát triển của công nghệ thông
tin, mỗi giáo viên cần có sự đầu tư đúng mức trong giảng dạy, cần lập một bảng thống kê
về việc dạy học các nhân vật lịch sử cho phù hợp ở từng chương, từng bài, từng mục cụ
thể. Khi tiến hành cần có sự phối hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả tối ưu.
Tóm lại, việc dạy học các nhân vật lịch sử trong giảng dạy môn Lịch sử là một biện
pháp tích cực, góp phần đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng dạy-học môn Lịch sử. Công việc này
đòi hỏi giáo viên phải làm việc một cách khoa học, có sự say mê nghề nghiệp, có năng
lực và nghệ thuật sư phạm.
* Kiến nghị:

- Đối với cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động giáo dục: Quan tâm nhiều hơn
nữa trong công tác đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
14
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
- Đối với giáo viên bộ môn: Chủ động hơn trong hoạt động giảng dạy, tích cực đổi mới
phương pháp, tìm tòi các giải pháp mới có hiệu quả hơn.
- Đối với học sinh: Tích cực, chủ động hơn trong học tập theo sự hướng dẫn của giáo
viên bộ môn.
Trên đây là kinh ngiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy môn lịch sử. Rất mong sự
đóng góp ý kiến của đồng nghiệp . Xin chân thành cảm ơn.
* Cam kết: Đề tài trên là kết quả tìm tòi nghiên cứu trong quá trình giảng dạy của
chính bản thân, không sao chép bất cứ nguồn sáng kiến nào khác. Nếu sai tôi sẽ chịu
hoàn toàn trách nhiệm.

Hoài Hương , tháng 2 năm 2014
Người thực hiện


Lê Thị Thùy Linh
MỤC LỤC
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
15
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
A. MỞ ĐẦU ………………………………………………………………… … 1
. I. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………. 1

1. Thực trạng của vấn đề. …………………………………………………… 1
2. Ý nghĩa và tác dụng. …………………………………………………… 2
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH…………………………………………… 2
1. Cơ sở lí luận và thực tiển…………………………………………………… 2
1.1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………… 2
1.2 .Thực tiễn…………………………………………………………………… 3
2. Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp.
2.1. Biện pháp tiến hành………………………………………………………… 4
2.2. Thời gian tạo ra giải pháp………………………………………………… 4
B. NỘI DUNG……………………………………………………………………. 4
I. Mục tiêu………………………………………………………………………… 4
II. Mô tả giải pháp của đề tài…………………………………………………… 4
1. Thuyết minh tính mới………………………………………………………… 4
1.1. Tác dụng của biểu tượng về nhân vật lịch sử. …………………………… 4
1.2. Một số điều cần chú ý khi dạy học các nhân vật lịch sử ở trường THCS… 5
1.3. Dạy học về các nhân vật lịch sử ở trường THCS ( Lớp 9 – phần lịch sử Việt Nam
giai đoan 1945-1954)…………………………………………………………… 6
1.3.1. Các nhân vật lịch sử chủ yếu được đề cập đến trong phần lịch sử Việt Nam giai
đoan 1945-1954…………………………………………………………………. 6
1.3.2.Một số biện pháp trong dạy học các nhân vật lịch sử (phần lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1945-1954)………………………………………………………………… 7
2. Khả năng áp dụng…………………………………………………………… 13
3. Lợi ích kinh tế- xã hội……………………………………………………… 14
C. KẾT LUẬN……………………………………………………………………. 15
Phụ lục : Một số hình ảnh minh họa
PHỤ LỤC
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
16
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014

_____________________________________________________________________________________________________________________
1. Bác Hồ .

2.Bác Hồ quan sát chiến dịch Biên giới 1950.
3. Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp bàn mở chiến dịch Biên giới 1950.
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
17
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
4. Bộ chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến Đông –Xuân
1953-1954
5. Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
18
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
6. Võ Nguyên Giáp và Bác trong chiến dịch Biên giới.
7. Những hoạt động của Na Va (trái ) ở Điện Biên Phủ.
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
19
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
8. Đơ-cac x tơ ri cùng toàn bộ Bộ tham mưu Pháp bị bắt.
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
20
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014

_____________________________________________________________________________________________________________________
9. Bản đồ chiến dịch Biên giới 1950
10. Hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông - Xuân 1953-1954.
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
21
Sáng kiến kinh nghiệm - Môn Lịch sử Năm học: 2013-2014
_____________________________________________________________________________________________________________________
11. Bản đồ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
______________________________________________________________________________
Người thực hiện: Lê Thị Thùy Linh Trường THCS Hoài Hương
22

×