Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.96 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Môn học: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1
Đề tà i : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY VINAMILK
Lớp K15TC5
Họ và tên sv:Tạ Huy
Dũng
Mssv:F097778
Gv:Ths Trần Thanh Vũ
MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VINAMILK
I. Giới thiệu về công ty
II. Lịch sử hình thành
III. Cơ cấu tổ chức Công ty
IV. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty
V. Ngành nghề kinh doanh
VI. Vị thế Công ty
VII. Mục tiêu hoạt động của Vinamilk
VIII. Hoạt động của công ty
IX. Những thành tựu Vinamilk đạt được
X. Các định hướng và chiến lược của Vinamilk trong những
năm tiếp theo
XI. Phân tích tình hình tài chính của công ty
CHƯƠNG IIII: KẾT LUẬN


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công
cụ theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế
toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, giúp nhà quản
lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai
để đưa các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục đích theo đuổi.
1.2 Đối tượng của phân tích tài chính:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có
hoạt động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài
chính và vật chất. Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia
vào các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp. Các quan hệ tài chính đó
có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau:
Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước
Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính
và các tổ chức tài chính.
Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác
huy động các yếu tố đầu vào (Thị trường hàng hóa, dịch vụ lao động…) và
các quan hệ để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra (Với các đại
lý, các cơ quan xuất nhập khẩu, thương mại…).
Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp
1.3 Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính:
Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng…Mỗi
đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với
nhau.
Đối với chủ doanh nghiêp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan
tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các

nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như tạo công ăn
việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí…Tuy
nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh
doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị
cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, còn nếu doanh nghiệp không
có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng buộc phải ngừng hoạt
động.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm
của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp.Vì vậy họ đặc
biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền
nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán
tức thời của doanh nghiệp, bên cạnh đó họ cũng rất quan tâm đến số lượng
vốn chủ sở hữu vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh
nghiệp gặp rủi ro.
Đối với các nhà đầu tư, họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của
công ty, vòng quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp…Từ đó ảnh
hưởng tới các quyết định tiếp tục đầu tư và Công ty trong tương lai.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận được tiến hành trong học kỳ II của đại học khoá 3 ở trường
Đại học dân lập Văn Lang. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu phân tích tình hình
tài chính của công ty cổ phần Vinamilk qua 3 năm 2008-2009- 2010.
1.5 Kết quả nghiên cứu:
Tăng thêm hiểu biết của chúng ta về tài chính công ty và phương phân
tích tài chính công ty.
Đưa ra được những giải pháp để khắc phục những khó khăn trên cơ sở
phân tích thực trạng về tài chính của công ty.
II. Phương pháp phân tích tài chính
2.1 Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính:
2.1.1 Thu thập thông tin:
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng

giải và thuyết minh hoạt động tài chính,hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp,phục vụ cho quá trình dự đoán,đánh giá ,lập kế hoạch.Nó bao
gồm những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin
kế toán, những thông tin quản lý khác và những thông tin về số lượng và giá
trị.Trong đó thông tin kế toán là quan trọng nhất được phản ánh trong các
báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là những nguồn thông tin đặc biệt quan
trọng. Do vậy trên thực tế phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài
chính doanh nghiệp
2.1.2 Xử lý thông tin:
Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp thông tin theo một mục
tiêu nhất định để nhằm tính toán, so sánh, đánh giá, xác định nguyên nhân
của kết quả đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
2.1.3 Dự toán và ra quyết định:
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và
điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các
quyết định hoạt động kinh doanh.Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt
động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động
của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa
doanh thu. Đối với người cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các
quyết định về tài trợ đầu tư, đối với cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các
quyết định quản lý doanh nghiệp.
2.1.4 Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính
Bảng cân đối kế toán : là bảng báo cáo tài chính mô tả tình
trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó
gồm được thành lập từ 2 phần: tài sản và nguồn vốn.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo tài
chính tổng hợp,phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh
trong một niên độ kế toán, dưới hình thức tiền tệ. Nội dung của báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhưng phải phản ánh 4 nội dung
cơ bản: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý, lãi,

lỗ.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VINAMILK
I. Giới thiệu về Công ty
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định
số 155/2003QĐ- BCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp
về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh
Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh
cấp ngày 20/11/2003. Trước ngày 1 tháng 12 năm 2003, Công ty là
doanh nghiệp Nhà nước
trực thuộc Bộ Công nghiệp.
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
- Tên viết tắt: VINAMILK
- Logo:
- Trụ sở: 36 - 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
- Văn phòng giao dịch: 184–186–188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3,
Tp Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (08) 9300 358 Fax: (08) 9305 206
- Web site: www.vin a milk.co m .vn
- Email:
Vốn Điều lệ của Công ty Sữa Việt Nam hiện nay: 1.590.000.000.000
VND (Một ngàn năm trăm chín mươi tỷ đồng).
II. Lịch sử hình thành
Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam
(VINAMILK) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc
Tổng Cục thực phẩm, bao gồm 4 nhà máy thuộc ngành chế biến thực
phẩm:
- Nhà máy Sữa Thống Nhất;
- Nhà máy Sữa Trường Thọ;

- Nhà máy Sữa Dielac;
- Nhà máy Cà Phê Biên Hoà.
Năm 1982, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về
Bộ Công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà
phê – Bánh kẹo I.
Năm 1989, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chỉ còn
3 nhà máy trực thuộc:
- Nhà máy Sữa Thống Nhất.
- Nhà máy Sữa Trường Thọ.
- Nhà máy Sữa Dielac.
Tháng 3/1992, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I
chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) - trực
thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản
phẩm từ sữa.
Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã xây dựng thêm
một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng
tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy:
- Nhà máy Sữa Thống Nhất
- Nhà máy Sữa Trường Thọ
- Nhà máy Sữa Dielac
- Nhà máy Sữa Hà Nội
Năm 1996, Xí nghiệp Liên doanh Sữa Bình Định tại Quy Nhơn ra
đời, góp phần thuận lợi đưa sản phẩm Vinamilk phục vụ rộng khắp đến
người tiêu dùng khu vực miền
Trung.
Năm 2000, Công ty đã tiến hành xây dựng thêm:
- Nhà máy sữa Cần Thơ
- Xí nghiệp Kho vận;
Tháng 12/2003, Công ty chuyển sang hình thức Công ty cổ phần,
chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.

Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn
(SAIGONMILK), nâng tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng
Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong
Công ty Sữa Bình Định và sáp nhập vào Vinamilk
Ngày 30/06/2005: Công ty khánh thành nhà máy sữa Nghệ An
III. Cơ cấu tổ chức Công ty:
Trụ sở chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
- Trụ sở: 36 - 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
- Văn phòng giao dịch: 184–186–188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3,
Tp Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (08) 9300 358 Fax: (08) 9305 206
IV. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty
4.1 .Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan
trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ
là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc
phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và
điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
4.2. Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty
để quyết định mọi vấn đề
liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc
ĐHĐCĐ quyết định.
Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện
các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính
sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình
sản xuất kinh doanh của Công ty.
4.3. Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát
mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty
4.4. Tổng Giám đốc:

Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện
theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định
tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty
V. Ngành nghề kinh doanh
• Sữa nước cho gia đình: sữa tươi nguyên chất, sữa tiệt trùng flax
• Sữa nước cho trẻ em : sữa tiệt trùng Milk kid
• Sữa chua : sữa chua ăn, sữa chua uống, sữa chua men sống probi
• Sữa bột:
• Sữa bột dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú :Dielac Mama
• Sữa bột dành cho trẻ em:Dielac Alpha( Dielac Alpha step 1, Dielac
Alpha step 2, Dielac Alpha 123, Dielac Alpha 456)
• Sữa bột dành cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng: Dielac Pedia
• Sữa đặc có đường :Ông thọ và Ngôi sao Phương Nam
• Kem
• Phômai
• Cà phê : Vinamilkcafe
• Vfresh: sữa đậu nành vfresh
• Nước giải khát : sâm bí đao Vfresh
Bên cạnh đó, thì Vinamilk đã tung ra nhiều sản phẩm mới ra thị
trường nhằm thu hút người tiêu dùng hơn và làm đa dạng các sản
phẩm của công ty:
• Năm 2009 thì tung ra 12 sản phẩm gồm sữa tiệt trùng hương
dâu, hương socola, sữa giảm cân dành cho người thừa cân béo phì,
sâm bí đao hương chanh, sâm bí đao thạch tảo, nước cam sữa, sữa
chua gừng, café hoà tan các loại.
• Năm 2010 thì hơn 20 loại sản phẩm bao gồm sữa chua ăn lợi
khuẩn( probiotics), nước uống Artiso, trà xanh hương chanh, nước
táo, nước cam, trà bí đao, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất và các loại bột
dinh dưỡng.
VI. Vị thế công ty:

Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam,
Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng
đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm
và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOPTEN hàng Việt Nam
chất lượng cao 8 năm liền 1997-2004. Doanh thu nội địa tăng trung bình
hàng năm khoảng 20% - 25%.
Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường
trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài.
Một trong những thành công của Vinamilk là đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh
thiếu niên, người lớn, người có nhu cầu đặc biệt.
VII.Mục tiêu hoạt động của Vinamilk:
• Tầm nhìn:
Trở thành biểu tượng niềm tin số 1 VN về dinh dưỡng và sức khỏe
phục vụ cho cuộc sống con người, đứng vào hàng ngũ 50 công ty sữa
hàng đầu thế giới.
• Sứ mệnh:
Vinamilk cam kết mang lại cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt
nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng tình yêu và trách nhiệm
cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.
VIII.Hoạt động của công ty:
Năm 2008:
Nền kinh tế Việt nam trải qua một năm đặc biệt khó khăn.Trong
lĩnh vực thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng từ sữa nhiễm melamine
từ Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến sức mua của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, Vinamilk vẫn tiếp tục vươn cao và khẳng định uy tín
thương hiệu của mình không những trong nước mà cả trên thị trường
quốc tế. Năm 2008, Vinamilk tiếp tục là công ty sữa hàng đầu Việt
nam với tổng doanh thu 8.381 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 1.371
tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.249 tỷ đồng, lãi suất trên(EPS) là

7.132 đồng/cổ phiếu. Cùng với sự phát triển đó, Vinamilk bắt đầu
triển khai các dự án mở rộng và triển khai các mặt hàng phát triển
nước giải khát có lợi cho sức khoẻ và dự án quy hoạch lại quy mô sản
xuất sữa tại miền Nam.
Năm 2009:
Kinh tế Việt nam năm 2009 trải qua nhiều biến động do khủng
hoảng tài chính của thế giới và khó khăn trong nội tại nền kinh tế. Tốc
độ tăng trưởng GDP của Việt nam đạt 5,32%, thấp hơn tốc độ tăng
6,18% của năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu sụt giảm. Thu hút trực

×