Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ học Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.88 KB, 17 trang )

PHỤ LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
1.1 Cơ sở lí luận.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
2.Mục tiêu nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phạm vi đề tài.
5. Phương pháp nghiên
II.NỘI DUNG
1. Một số giải pháp.
1.1. Phương pháp so sánh với thực
trạng dạy phần văn bản hiện nay.
1.2. So sánh là gì?
1.3. Một số hình thức so sánh
a.So sánh làm rõ chi tiết
a.1. So sánh để làm rõ hoàn cảnh
sáng tác văn bản
a.2. So sánh về thể loại
a.3. So sánh khi tiến hành phân
tích văn bản. Được áp dụng để làm rõ chi
tiết về nội dung hay nghệ thuật của văn
bản.
b. So sánh nhằm khái quát kiến
thức.
1.4 Một số chú ý khi sử dụng
phương pháp so sánh.
2. Kết quả khảo sát thực tế.
III. KẾT LUẬN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.


1.1.Cơ sở lí luận.
Năm học 2010-2011 là năm thứ chín thực hiện
chương trình sách giáo khoa đổi mới với các khối.Về nội
dung chương trình, qua hơn chín năm thực hiện, hầu hết
giáo viên, những người trực tiếp giảng dạy đều khẳng
định tính ưu Việt của nó so với sách giáo khoa cũ.Vì vậy
đổi mới là định hướng đúng đắn, phù hợp. Tuy nhiên vì
kết cấu nội dung chương trình thay đổi nên nó đòi hỏi cả
vấn đề đổi mới phương pháp dạy -học,một vấn đề quan
tâm đối với nghành GD-ĐT nước ta.
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan
trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện
trình độ phát triển của mỗi nước. Do đó xác định giáo
dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách
mạng Việt Nam.Trong những năm qua Đảng ta luôn coi “
Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất
nước, từ năm 1997. Bộ giáo dục đã tiến hành đổi mới
toàn bộ về giáo dục THCS theo tư tưởng cực hoá hoạt
động của học sinh.
Nghị quyết trung Ương IV khoá VII đã xác định
phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để
bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng
lực giải quyết vấn đề.
Nghị quyết trung Ương II tiếp tục khẳng định phải
đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều.
Đối với môn ngữ văn, vấn đề phương pháp càng có
ý nghĩa quan trọng, đặc biệt khi dạy phần văn bản (phần
văn học theo tên gọi cũ). Một thực tế mà hầu hết các

giáo viên dạy văn đều nhận thấy là: Dạy phần văn bản
rất khó. Dạy đúng, đủ, chính xác đã là vấn đề không phải
luôn dễ dàng: dạy để cho hay, học sinh học hào hứng
càng khó hơn.Tuy nhiên không phải vì thế mà việc dạy
phần văn bản trở nên bế tắc . Cùng một văn bản vẫn có
giáo viên dạy tốt và ngược lại. Ngay trong một giáo viên
bình thường vẫn có giờ dạy khá tốt. Rõ ràng vấn đề mấu
chốt chính là ở phương pháp. Trước mỗi văn bản cụ thể
giáo viên cần phải chọn và kết hợp một cách linh hoạt
các phương pháp khác nhau. Trong ý nghĩ đó “so sánh”
trở thành một phương pháp cần thiết, hữu ích khi dạy-
học phần văn bản môn Ngữ văn.
Định hướng trên đây đã được pháp chế hoá trong
luật giáo dục. Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy
tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh,
phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, hứng thú học
tập ở các em.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Trong chương trình Ngữ Văn 7,8,9 phần so sánh
đặc biệt ở trường THCS Phan Chu Trinh có đến 90 % là
học sinh dân tộc thiểu số nên kĩ năng đọc viết, cũng như
kiến thức cơ bản về Tiếng Việt còn gặp nhiều hạn chế.
Vì vậy để học sinh nắm được kiến thức người giáo viên
phải tổ chức giờ học có hiệu quả.
2.Mục tiêu nghiên cứu.
Nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
trong giờ học Tiếng Việt để đêm lại hứng thú học tập
cũng như nâng cao chất lượng môn học.

3. Đối tượng nghiên cứu.
Là học sinh khối 7,8 Trường Trunh Học Cơ Sở
Phan Chu Trinh.
4 Giới hạn phạm vi đề tài.
- Đề tài thực hiện nghiên cứu để sử dụng phương
pháp so sánh khi dạy-học phần văn bản môn Ngữ văn
THCS.
- Người viết tiến hành khảo sát chủ yếu ở các tiết
dạy phần văn bản môn Ngữ văn lớp 7, lớp 8.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp tìm hiểu
Phương pháp quan sát
Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê tổng kết rút kinh
nghiệm.
II.NỘI DUNG
1. Một số giải pháp
1.1. Phương pháp so sánh với thực trạng dạy
phần văn bản hiện nay:
Thực trạng dạy học phần văn bản môn Ngữ văn ở
hầu hết các trường THCS hiện nay cho thấy rằng: Để
luôn dạy tốt phần văn bản là một việc tương đối khó
khăn đối với một giáo viên nhất là những giáo viên mới
vào nghành, vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc
những giáo viên hạn chế về năng lực sư phạm văn.
Thực chất cái khó không phải là vấn đề khai thác kiến
thức tác phẩm. Điều này các giáo viên có thể thực hiện
được .Vấn đề là làm sao có thể truyền đạt được một
cách suôn sẻ những đơn vị kiến thức của bài học theo
yêu cầu đặt ra, đồng thời khơi dậy được sự hào hứng,

tích cực sự đồng cảm của học sinh.Cũng từ thực trạng
trên cho thấy rằng: Ở những giờ dạy văn bản chưa được
tốt chủ yếu là do người dạy chưa sử dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học. Đặc biệt ít có sự liên hệ so sánh,
nếu có thì mới chỉ có ở mức độ sơ sài, vì chưa thấy
được tác dụng của việc sử dụng phương pháp so sánh
khi dạy học phần văn bản.Việc giáo viên ít sử dụng
phương pháp so sánh cùng với việc nhuần nhuyễn với
các phương pháp khác làm cho giờ học trở nên buồn tẻ,
khô khan, kém linh hoạt đặc biệt không phát huy được
tốt năng lực tư duy, sự hào hứng , tích cực của học sinh,
ảnh hưởng đến hiệu quả của giờ dạy-học phần văn bản.
1. 2. So sánh là gì?
* Vai trò của phương pháp so sánh khi dạy-học
phần văn bản.
- Có thể hiểu một cách đơn giản:
- So sánh là một phương pháp được hình thành
trên cơ sở đối chiếu những điểm giống và khác nhau
giữa đối tượng này với đối tượng khác để tìm ra bản
chất của chúng.
- So sánh là một trong những con đường dễ tiếp
cận, khai thác, cảm thụ tác phẩm văn học. Những hiện
tượng văn học( theo tên gọi cũ) bao giờ cũng chịu sự chi
phối bởi những quy luật đặc thù.Vì thế, giữa các văn bản
bao giờ cũng có những yếu tố tương đồng ở các cấp độ
khác nhau. Tuy nhiên chúng lại có điểm khác nhau căn
bản để quy về bản chất. So sánh chính là chỉ ra những
dấu hiệu đặc trưng giống nhau và khác nhau căn bản
giữa các hiện tượng văn học đó. Do vậy, so sánh có thể
được áp dụng thường xuyên ở mỗi tiết học văn bản.

So sánh chính là một trong những phương pháp
dạy học nêu vấn đề:
Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh chính là đưa
học sinh vào tình huống có vấn đề: Nó kích thích học
sinh phải tư duy để nhận biết các dấu hiệu thuộc tính
giống và khác nhau của đối tượng để rút ra kết luận.
*Ví dụ: Dạy văn bản “ Sau phút chia li”- Trích “
Chinh Phụ Ngâm” của Đặng Trần Côn, giáo viên có thể
đưa ra tình huống so sánh: có thể dùng “ Sau phút chia
tay”được không? Tại sao?
Để giải quyết câu hỏi này học sinh buộc phải tiến
hành so sánh để nhận biết những điểm giống nhau và
khác nhau giữa các đối tượng “chia li ” và “chia tay” cụ
thể.
+ Giống nhau: Chào để rời xa nhau( Từ điển tiếng
Việt phổ thông A của nhà xuất bản khoa học xã hội,
trang 210)
+ Khác nhau: Chia li: rời xa nhau mỗi người một ngả
không còn sống chung với nhau nữa( Từ điển tiếng Việt
phổ thông A-C, NXB khoa học xã hội, trang 209)
Chia tay: chưa có sắc thái biểu cảm.
Học sinh rút ra kết luận: Không thể dùng “ chia tay”
mà phải dùng “chia li” mới diễn tả được tính chất sầu
thương, bi kịch của đôi vợ chồng Chinh phu, Chinh phụ.
Do vậy sử dụng phương pháp so sánh hợp lý sẽ
kích thích được tính tích cực của học sinh hạn chế thụ
động, giờ học sinh động hơn.
- Phương pháp so sánh giúp cho cả học sinh và
giáo viên có cái nhìn hệ thống về một phương diện nào
đó giữa các văn bản. Điều này khắc phục được một

phần hạn chế của nội dung chương trình sách giáo khoa
Ngữ văn, khi mà tính liên kết dọc ( theo văn học sử) bị
phá vỡ.
-Trong phương pháp so sánh, đối tượng được so
sánh hầu hết là đơn vị kiến thức mà học sinh được học
qua. Khi so sánh học sinh phải huy động lại kiến thức đó.
Do vậy, so sánh chính là một hình thức giúp học sinh
củng cố lại kiến thức, ghi nhớ và khắc sâu.
1.3. Một số hình thức so sánh
a. So sánh làm rõ chi tiết:
Mỗi một văn bản đều có những đơn vị, những “loại”
kiến thức khác nhau. Tuỳ theo từng bài, giáo viên có thể
chọn chi tiết nào đó để thực hiện việc so sánh. Hình thức
này chủ yếu được thực hiện cho việc khai thác kiến thức
văn bản. Chính vì thế nó được áp dụng thường xuyên
khi dạy - học phần văn bản và trong tất cả các giờ dạy
văn bản đó.

a.1.So sánh để làm rõ hoàn cảnh sáng tác
của văn bản.
Văn bản bao giờ cũng đi liền với hoàn cảnh sáng
tác. Việc nắm vững hoàn cảnh sáng tác sẽ giúp học sinh
cảm nhận đầy đủ hơn về văn bản. Văn bản có thể giống
nhau hoặc khác nhau về hoàn cảnh sáng tác. So sánh
sẽ làm cho học sinh dễ nhớ hơn là tách biệt từng văn
bản.
Ví dụ 1: Dạy văn bản “Cảnh khuya” và “Rằm tháng
giêng” của Hồ Chí Minh. Nếu giáo viên hỏi:
- Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? như thế
học sinh sẽ chỉ biết hoàn cảnh của bài một cách riêng lẻ,

không tích hợp được kiến thức, không gợi được tư duy
của học sinh và khó nhớ.Thế nên khi làm bài cũng không
ý thức để vận dụng nó vào bài làm.Vì vậy nên đưa vào
tình huống so sánh.
Giáo viên hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của hai văn bản
có gì giống và khác nhau?
Học sinh: - Giống nhau: Đều ra đời trong những
năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp lần II, những
đêm ở chiến khu Việt Bắc.
Khác nhau: + Cảnh khuya :1947
+ Rằm tháng giêng: 1948( đặc biệt
ghi nhớ hoàn cảnh sau chiến thắng Việt Bắc thu
đông).
Nhờ có phép so sánh này, hoàn cảnh sáng tác của
mỗi văn bản được đối chiếu nhau đã làm lộ ra đặc điểm
cần khai thác: năm 1947( trước chiến dịch Việt Bắc thu
đông) cuộc kháng chiến của ta vẫn còn nhiều khó khăn,
tương quan giữa ta và địch còn rất bấp bênh. Mọi người
đều rất lo lắng cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến,
nhất là những người chèo lái con thuyền cách mạng,
đứng đầu là Hồ Chủ Tịch (tác giả). Chính vì thế ở bài
“Cảnh khuya”- “ lo lắng ” vẫn là một nét tâm trạng của
nhân vật trữ tình và cũng là âm hưởng bao trùm toàn bài
. Năm 1948 (sau chiến dịch Việt Bắc thu đông), diễn biến
kháng chiến đã có lợi cho ta, bài “Rằm tháng giêng” đã
mang một âm hưởng khác: nhân vật trữ tình hiện lên
trong tư thế ung dung, chủ động, lạc quan và tin tưởng.
Giọng thơ hào hùng có niềm vui phơi phới. Rõ ràng nếu
không có sự so sánh này học sinh khó có thể nắm bắt
được nội dung trên.

Ví dụ 2: Dạy văn bản “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi
mới về quê” của Hạ Tri Chương.
Giáo viên: Đều viết về tình cảm quê hương nhưng
hoàn cảnh ra đời của văn bản “ Ngẫu nhiên viết nhân
buổi mới về quê” so sánh với hoàn cảnh ra đời của bài
“Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch có gì đáng
chú ý?
Học sinh: Khác nhau là một bài được viết khi xa
quê, trong tâm trạng nhớ quê khắc khoải, còn bài kia viết
khi về thăm quê trong một hoàn cảnh ngậm ngùi, chua
xót. Học sinh chỉ ra được sự khác nhau ở câu hỏi trên là
đã định hướng đúng tình cảm, tâm trạng của nhân vật
trữ tình khi đi vào phân tích.
a.2. So sánh về thể loại:
Đối với học sinh lớp 6-7, thể loại là khái niệm mới
bắt đầu làm quen . Vì thế so sánh để cho học sinh nhận
rõ đặc trưng thể loại là rất quan trọng.
-So sánh cùng thể loại:
Ví dụ : Dạy văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới
về quê” của Hạ Tri Chương.Giáo viên hỏi : Về thể loại
em thấy giống văn bản nào đã học? Đó là thể loại gì?
Học sinh : “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của
Lí Bạch, “ Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra”
của Trần Nhân Tông, “Phò giá về kinh” của Trần Quang
Khải , “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt. Đều là
thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- So sánh khác thể loại :
Ví dụ : Dạy văn bản “ Qua đèo ngang” của Bà
Huyện Thanh Quan.
Giáo viên hỏi: So sánh thể thất ngôn bát cú Đường luật

với thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật?
Học sinh: Giống nhau: Đều là Đường luật (vần, số
chữ trong mỗi câu 7 chữ)
Khác nhau: Số câu (8 câu và 4 câu)
Sự so sánh này rất cần thiết. Phần nhiều học sinh
chỉ nắm bắt được những thể loại dễ nhận diện về mặt
hình thức như; Truyện ,Thơ.
So sánh đặc trưng về mặt thi pháp của thể loại:
Ví dụ: Dạy văn bản “ Một thứ quà của lúa non-cốm”
của Thạch Lam.
Giáo viên hỏi: Những đặc trưng giống và khác
nhau giữa tuỳ bút với thơ, truyện ?
Học sinh : Giống thơ ở chỗ chủ yếu biểu hiện cảm
xúc của cái tôi trữ tình.
Khác truyện ở chỗ không có cốt truyện.
a.3. So sánh khi tiến hành phân tích văn
bản:
Được áp dụng để làm rõ chi tiết về nội dung hay
nghệ thuật của văn bản.Đây là hình thức so sánh thường
được áp dụng nhiều nhất .
Ví dụ 1 : Dạy bài “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh
Giáo viên: Cách so sánh “ tiếng suối ” trong bài
“Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh với bài “Côn sơn ca” của
Nguyễn Trãi có gì khác nhau?
Học sinh : Bài “Côn sơn ca”: âm thanh được cảm
nhận rất gần ,trầm (rì rầm)
Bài “Cảnh khuya”: âm thanh được cảm nhận từ xa,
trong, cao( trong như tiếng hát xa). So sánh tiếng suối
với tiếng hát của con người, vì vậy tiếng suối trở nên gần
gũi, ấm áp, có hồn.

Ví dụ 2: Dạy bài “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện
Thanh Quan
Giáo viên : Cụm từ “ Ta với ta” ở hai bài “Qua đèo
Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có gì
khác nhau?
Học sinh: - Bài “Qua đèo Ngang” cụm từ “ta với ta”
là một người, thể hiện nỗi cô đơn giữa cảnh trời đất bao
la.
- Bài “Bạn đến chơi nhà” cụm từ “ta với ta” là hai
người , khẳng định một tình bạn gắn bó hoà hợp.
Ví dụ 3: Dạy văn bản “Mẹ tôi” của Ét-môn-đô đơ A-
mi-xi.
Giáo viên : Tại sao bố không nói trực tiếp với En-ri-
cô mà lại viết thư? Hai cách nói ấy có gì khác nhau?
Học sinh: Viết thư vừa thể hiện những tình cảm
sâu kín, vừa giữ được sự kín đáo, giảm bớt cảm giác
xấu hổ cho người mắc lỗi, đó là cách ứng xử tế nhị trong
giao tiếp.
b. So sánh nhằm khái quát kiến thức.
Khái quát hoá là thao tác tư duy nhằm rút ra bản
chất chung trên cơ sở phân tích những hiện tượng giống
nhau. Hình thức so sánh này thường áp dụng ở những
tiết học mang tính chất “ tổng kết ”về một tác giả, một
chùm bài
Ví dụ 1: So sánh hai văn bản “ Qua đèo ngang ” và
bài “ Chiều hôm nhớ nhà” của bà Huyện Thanh Quan để
rút ra những phong cách của tác giả.
Học sinh: Những đặc điểm chính về phong cách
thơ của bà Huyện Thanh Quan:
- Ngôn ngữ thơ trau chuốt, trang nhã, chuẩn mực.

- Ngoại cảnh thường vào buổi chiều tà, buồn vắng
lặng.
- Nhân vật trữ tình luôn ở trạng thái cô đơn, hoài
niệm hướng nội.
Ví dụ 2: So sánh hình thức biểu hiện nghệ thuật của
những câu ca dao than thân để rút ra những đặc điểm và
nghệ thuật.
Học sinh: những câu ca dao than thân thường
dùng những con vật bé nhỏ tội nghiệp để thể hiện nội
dung than thân.
Ví dụ 3: So sánh tác dụng của những yếu tố thần kì
trong các truyện cổ tích ( ngữ văn 6) để rút ra vai trò
của nó trong truyện?
Học sinh : Yếu tố thần kì trong các truyện cổ tích
thường chỉ xuất hện để trợ giúp các nhân vật bất hạnh,
nhân vật “ đàn em ” mỗi khi nhân vật này gặp hoàn cảnh
khó khăn .Chính vì thế nó là cơ sở để trí tuệ dân gian thể
hiện khát vọng chiến thắng giữa cái thiện và cái ác, thực
hiện tư tưởng “ Ở hiền gặp lành”.
Trên đây trong phạm vi của đề tài, bài viết chỉ đề
cặp đến một số hình thức so sánh thông thường trong
các giờ dạy văn của môn Ngữ văn. Ngoài ra còn rất
nhiều hình thức so sánh khác, giáo viên có thể áp dụng
trong các hoạt động khác nhau của giờ học như:
- Hoạt động kiểm tra bài cũ.
- Hoạt động củng cố.
- Hoạt động luyện tập
…………………
Tất cả phụ thuộc năng lực của giáo viên.


1.4 . Một số chú ý khi sử dụng phương
pháp so sánh.
Sử dụng phương pháp so sánh khi dạy học phần
văn bản môn Ngữ văn cần chú ý một số điểm sau:
Trước hết giáo viên cần phải nắm chắc kiến thức để
có thể vận dụng phương pháp so sánh một cách chính
xác, linh hoạt thực sự hữu dụng tránh đưa ra tình huống
so sánh khập khiễng, không rút ra được bản chất của
hiện tượng, hoặc không nhằm vào những vấn đề cơ
bản trọng tâm.
Tình huống so sánh phải kích thích được tư duy của
học sinh. Nhưng cũng cần chú ý đến tính vừa sức, tránh
khó quá. Với những câu hỏi khó giáo viên có thẻ gợi dẫn
bằng những câu hỏi nhỏ, chi tiết hơn.
Ví dụ : So sánh những đặc trưng thi pháp của hai
bài thơ “Qua đèo Ngang” và “Chiều hôm nhớ nhà” của
Bà Huyện Thanh Quan để rút ra phong cách của tác giả?
Câu hỏi này thuộc dạng khó giáo viên có thể gợi ý cho
học sinh so sánh cụ thể về các yếu tố: Ngôn ngữ, ngoại
cảnh, tâm cảnh để rút ra kết luận.
- Giáo viên cũng cần phải phát huy vai trò của tài
liệu tham khảo để tự liên hệ so sánh được phong phú
hơn.
-Có những trường hợp đối tượng so sánh là kiến
thức mà học sinh chưa được tiếp xúc thì giáo viên phải
sử dụng bảng phụ cho học sinh trực quan đối tượng đó.
Ví dụ : Dạy bài “ Sau phút chia li” nếu giáo viên cho
học sinh so sánh với việc chia li của đôi vợ chồng trong
thơ “ Cuộc chia li màu đỏ” của Nguyễn Mĩ thì đương
nhiên giáo viên phải sử dụng bảng phụ ghi những câu

thơ cho học sinh so sánh, từ đó rút ra bản chất khác
nhau của hai cuộc chia li trong một hoàn cảnh tương tự.
10%
Trong quá trình lên lớp, giáo viên cần cho học sinh
thấy vai trò của phương pháp so sánh, làm cho các em ý
thức sử dụng, tạo ra được năng lực tư duy so sánh ở
các em. Bởi vì so sánh là một phẩm chất tư duy cần thiết
để các em có thể học tốt môn Ngữ văn và cả các môn
học khác.

2. Kết quả khảo sát thực tế:

- Người viết đã tiến hành cụ thể, thường xuyên
liên tục ở hai lớp học bằng hai hình thức:
- Hình thức thứ nhất là : Cùng trên số bài dạy tiến
hành đồng thời việc áp dụng và không áp dụng phương
pháp so sánh. Qua đó tiến hành đánh giá tiết học nói
chung. Ở hình thức này giáo viên thu được kết quả như
sau:
60%
40%
90%
a) Lớp học không áp dụng
b) Lớp học áp dụng
phương pháp so sánh
phương pháp so sánh
Ghi chú:
Học sinh thụ động
Học sinh tích cực


- Hình thức thứ hai là: Tiến hành điều tra bằng
phiếu trắc nghiệm lấy ý kiến của học sinh. Người viết tiến
hành điều tra hai lớp thường xuyên áp dụng phương
pháp so sánh. Tổng số điều tra như sau:
Số phiếu phát ra: 82, số phiếu thu vào: 82
- Số phiếu trả lời đầy đủ: 82
* Kết quả:
1) Phương pháp so sánh khiến em cảm thấy tích
cực làm việc:
a) Đúng 82,1 %
b) Sai 17,9 %
2) Phương pháp so sánh làm cho giờ học:
a) Sinh động: 82,1 %
b) Bình thường: 17,9%
3) Phương pháp so sánh là phương pháp:
a) Khó 8,1 %
b) Dễ: 13,2 %
c) Hiệu quả: 78,7 %

III. KẾT LUẬN

Rõ ràng phương pháp so sánh là một trong
những phương pháp cần thiết trong khi dạy phần văn
bản môn Ngữ văn. Mỗi giáo viên nên phát huy tác dụng
phương pháp này. Thực chất một số giáo viên, nhất là
những giáo viên có kinh nghiệm, có tay nghề cao, họ đã
sử dụng phương pháp này từ lâu. Chỉ có điều việc sử
dụng còn mang tính chất “ngẫu nhiên” chưa ý thức khai
thác, phát huy vai trò của nó. Điều này ảnh hưởng đến
hiệu quả giờ dạy-học văn bản.

Tuy nhiên như trên đã nói, giờ dạy học môn Ngữ
văn không có phương pháp nào là tối ưu. Phương pháp
so sánh chỉ phát huy tác dụng khi nó được kết hợp
nhuần nhuyễn với các phương pháp khác và trong mọi
trường hợp, yếu tố cơ bản mang lại sự thành công cho
giờ dạy phần văn bản môn Ngữ văn vẫn là đầu tư công
sức, tâm huyết của giáo viên.
Với những tác dụng thiết thực, phương pháp so
sánh có thể áp dụng không chỉ vào phần văn bản mà còn
áp dụng tốt cho cả phần tiếng Việt và Tập làm văn( tên
gọi cũ) trong chương trình Ngữ văn.
Trên đây chỉ là một số gợi ý ban đầu, trước hết
giúp người viết xác định đúng tầm quan trọng của việc
sử dụng phương pháp so sánh và qua đó trình bày một
cách sơ lược việc sử dụng phương pháp so sánh khi
dạy học phần văn bản môn Ngữ văn. Hy vọng rằng
những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp ích được nhiều các
đồng nghiệp trong việc cải tiến phương pháp dạy học
Ngữ văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Cư Né, ngày
22 tháng 11năm 2010
Người
viết

Bùi Thị Hiền

×