Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

luận văn công nghệ thông tin xây dựng hệ thống quản lý việc khám và điều trị bệnh nhân của bác sĩ chuyên khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.48 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜøNG ĐẠI HỌC DL KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.
___________________

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG QUẢN LÝ VIỆC KHÁM VÀ ĐIỀU
TRỊ BỆNH NHÂN CỦA BÁC SĨ CHUYÊN KHOA.

GVHD: Dương Thiên Tứ.
SVTH: Mai Sơn Thuấn
MSSV: 98TH255.
Lớp: 98TH5. Khoá 1998.
Ngành CNPM.

TP. HỒ CHÍ MINH.
2003.


TRƯỜøNG ĐẠI HỌC DL KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.
___________________

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG QUẢN LÝ VIỆC KHÁM VÀ ĐIỀU
TRỊ BỆNH NHÂN CỦA BÁC SĨ CHUYÊN KHOA.


GVHD: Dương Thiên Tứ.
SVTH: Mai Sơn Thuấn
MSSV: 98TH255.
Lớp: 98TH5. Khoá 1998.
Ngành CNPM.

TP. HỒ CHÍ MINH.
2003.


TRƯỜNG ĐH DL KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.

BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: DƯƠNG THIÊN TỨ.
SVTH: MAI SƠN THUẤN, MSSV: 98TH255.
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG QUẢN LÝ VIỆC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH
NHÂN CỦA BÁC SĨ CHUYÊN KHOA.

NHẬN XÉT:

ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN:
ĐIỂM:

Ngày
tháng năm 2003.
Giảng viên hướng dẫn

Dương Thiên Tứ.



BẢN NHẬN XÉT CỦA NƠI ÁP DỤNG
Bác só: Nguyễn Thị Thu Vân, công tác tại Bệnh viện Nhân Dân 115.
Phòng khám (nơi áp dụng): 107 Lê Hồng Phong, P.2, Q.5. ĐT: 8363680.
SVTH: Mai Sơn Thuấn, MSSV: 98

TH

255.
Đề tài: Xây dựng ứng dụng quản lý việc khám và điều trị bệnh nhân của
bác só chuyên khoa.
NHẬN XÉT:
Sau gần 3 tháng thực hiện đề tài tại phòng khám, từ lúc bắt đầu tìm
hiểu về quản lý bệnh nhân đến lúc cài đặt chương trình và áp dụng vào thực
tế công việc quản lý bệnh nhân của tôi cho đến nay, tôi có các nhận xét sau:
- Về tác phong, thái độ làm việc của sinh viên: Sinh viên Sơn Thuấn làm
việc chăm chỉ, hoàn thành đúng các yêu cầu, có tinh thần trách nhiệm cao
với công việc.
- Về chương trình: Đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu quản lý bệnh
nhân trong 1 phòng khám tư nhân như:
* Cho phép thêm, xoá, sửa các thông tin bệnh nhân, thông tin các lần
khám bệnh của bệnh nhân (bệnh án)…
* Các thao tác nhập liệu nhanh gọn, giao diện đẹp mắt, gọn gàng.
* Xử lý và in ấn nhanh, chính xác.
* Mẫu ‘Toa thuốc’ gọn gàng, đẹp mắt, in được tối đa 12 tên
thuốc/trang. Mẫu ‘Phiếu điện tim’ gọn, đẹp. Ngoài ra chương còn cho
phép in lại Toa thuốc, Phiếu điện tim cũ khi cần…
* Chương trình bắt đầu áp dụng từ ngày 14/3/2003, đến nay đã hoàn
chỉnh, hoạt động ổn định và hiệu quả, chưa có sự cố hay hậu quả gì
làm ảnh hưởng đến công việc trong phòng khám.


Ngày

tháng năm 2003.
Bác só


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý bệnh nhân

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

1

PHẦN I

2

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU

CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2
I.
II.
III.

IV.
V.
PHẦN II

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ YÊU CẦU

3

THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu (DFD).
Xây dựng sơ đồ thực thể kết hợp (ERD).
Xây dựng sơ đồ quan hệ dữ liệu.
Các thực thể dữ liệu phụ phục vụ cho ứng dụng.
Cài đặt CSDL trong MS Access.

6
6
11
13
17
18

GIỚI THIỆU CÁC CÔNG CỤ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG
CSDL TRONG WINDOWS.

19

CHƯƠNG 1
I.
II.


CHƯƠNG 2

Microsoft Visual Basic 6.0 và CSDL
20
Microsoft Visual Basic 6.0
20
Lựa chọn hệ quản trị CSDL MS Access và MS SQL Server. 22
Các công cụ hỗ trợ khác.
Crystal Report 8.5.
InstallShield Professional.

23
23
29

THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG

35

I.
II.

36
45

I.
II.

PHẦN III


III.
PHẦN IV

Các lưu đồ thuật giải trong ứng dụng.
Các thành phần, thư viện liên quan trong
chương trình khi cài đặt.
Các giao diện chương trình và mô tả sử dụng.

47

TỔNG KẾT

64

I.
II.

65
66

TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ
HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Tài liệu tham khảo
GVHD: Dương Thiên Tứ

67



Luận văn tốt nghiệp

Quản lý bệnh nhân

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay khi KT-XH ngày càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT
vào các lónh vực khác nhau cũng ngày càng trở thành yêu cầu cần thiết
không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng, năng suất công việc đặc thù
trong các lónh vực đó, đem lại hiệu quả KT-XH rõ rệt.
Ngành CNTT nói chung, lónh vực công nghệ phần mềm nói riêng,
đang và sẽ trở thành lónh vực được áp dụng phổ biến và chủ yếu trong vấn
đề tin học hóa ở các ngành, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam. Nhà nước ta đang đi tiên
phong trong việc áp dụng CNTT nhằm duy trì và phát triển ngành công
nghệ phần mềm, cụ thể như việc tin học hoá trong một số cơ quan nhà nước,
một số ngành chủ đạo như y tế, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, giao thông
vận tải, dầu khí - địa chất,…Song song với việc tin học hóa trong các lónh vực
chủ đạo, có quy mô hoạt động lớn thì việc áp dụng tin học trong quản lý ở
quy mô nhỏ trong các ngành nghề trong XH đang và sẽ trở nên không thể
thiếu nhằm nâng cao hiệu quả công việc và phù hợp với sự phát triển KTXH hiện hành.
Đứng trước những yêu cầu mới của nền KT-XH nước ta, em đã nhận
thấy tiềm năng lớn lao trong việc áp dụng tin học vào các công việc quản lý
của các ngành nghề nói chung và việc quản lý bệnh nhân trong ngành y tế
nói riêng, và đây cũng là động cơ khiến em chọn những đề tài về chương
trình quản lý mà ở đây là đề tài “Xây dựng ứng dụng quản lý việc khám và
điều trị bệnh nhân của bác só chuyên khoa”. Đề tài của em không thiên về
nghiên cứu tìm hiểu các công nghệ mới nhưng lại mang tính thực tế, tính
hiện thực cao, xây dựng ứng dụng dựa trên thực trạng quản lý bệnh nhân ở
phòng khám…
Em xin chân thành biết ơn các thầy cô đã giành cho em những kiến

thức cơ bản và quý báu, đó là sự khởi đầu cho sự nghiệp tương lai của em.
Em rất cảm ơn thầy Dương Thiên Tứ đã tận tình hướng dẫn em thực hiện tốt
đề tài này.
Trong thời gian 12 tuần với 1 sinh viên thực hiện đề tài, chắc chắn sẽ
không tránh khỏi thiếu sót, kính mong quý thầy cô góp ý và thông cảm cho
em.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2003.
Sinh viên Mai Sơn Thuấn.

GVHD: Dương Thiên Tứ

1


Phần I Phân tích thiết kế CSDL

Chương 1 : Hiện trạng và yêu cầu

Phần I :

PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ CDSL

GVHD: Dương Thiên Tứ

2


Phần I Phân tích thiết kế CSDL


Chương 1 : Hiện trạng và yêu cầu

CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
VÀ YÊU CẦU
Giới thiệu về phòng khám:
- Phòng khám có địa chỉ tại 107 Lê Hồng Phong, F2, Quận 5.
- Do bác só Nguyễn Thị Thu Vân làm việc tại bệnh viện Nhân Dân
115 phụ trách
- Chuyên trị các chứng bệnh về TIM – PHỔI – THẬN – KHỚP.
- Giờ khám bệnh: Từ 17h – 19h30, chủ nhật từ 7h00 – 10h00

Hiện trạng phòng khám:
- Phòng khám có một bác só chủ trị chuyên khám và phát thuốc cho
bệnh nhân, hai nhân viên y tá phụ giúp bác sỹ, trong đó một nhân viên có
nhiệm vụ lấy thuốc cho bệnh nhân theo đề nghị của bác só và một số công
việc phụ khác.. mộït nhân viên vi tính có nhiệm vụ nhập thông tin bệnh nhân
cũng như các thông tin sau khi khám cho bệnh nhân đó, lập toa thuốc theo
đề nghị của bác só rồi in ra để đưa cho bệnh nhân, và còn một số thao tác
khác sẽ được đề cập trong phần tiếp theo…
- Hiện tại phòng khám đang sử dụng một chương trình quản lý bệnh
nhân hoạt động trong môi trường MS Access 2000, hệ điều hành
Windows 98, kết nối với một máy in dùng để in TOA THUỐC cho
bệnh nhân.
* Giới thiệu về chương trình đã dùng:
-

-

Chương trình hoạt động trong môi trường của hệ quản trị CSDL
Access.

Gồm các chức năng:
o Nhập tìm mã số bệnh nhân: sử dụng khi muốn tìm bệnh
nhân đến tái khám, mã số bệnh nhân được in trên toa
thuốc, hoặc khi muốn nhập bệnh nhân mới, trước khi user
nhập mã số cho bệnh nhân mới, phải sử dụng chức năng
này để xem mã số tiếp theo là gì để không bị trùng khoá…
o Nhập thuốc mới vào danh mục thuốc nhưng chương trình
không cho phép sửa hay xóa thuốc..
Các nhược điểm của chương trình hiện tại :
o Có nhiều thông báo lỗi tiếng Anh của hệ quản trị CSDL
Access rất khó hiểu cho người sử dụng như : trùng khóa, vi
phạm ràng buộc, record trong bảng cha đang có quan hệ với

GVHD: Dương Thiên Tứ

3


Phần I Phân tích thiết kế CSDL

Chương 1 : Hiện trạng và yêu cầu

record ở bảng con nên không xóa được… gây khó khăn cho
nhân viên vi tính.
o Giao diện chưa thuận tiện cho việc sử dụng, phải đóng form
này thì mới sử dụng được form khác, chỉ có thể thấy và thao
tác trên một form tại một thời điểm, phải đóng hết các form
đang mở thì mới sử dụng được form chính vì ở form chính
mới thấy và sử dụng được các chức năng của chương trình.
o Chương trình không cho phép xóa hay sửa chữa các thông

tin đã lưu cho lần khám tương ứng, mỗi lần nhập dữ liệu
xong, lưu và xuất ra máy in, nếu thấy dữ liệu xuất ra sai
phải làm lại từ đầu (không sửa lại)..
o Chương trình chưa có chức năng nhập và in thông tin về
điện tim đồ cho bệnh nhân, nhân viên y tá phải ghi bằng
tay trên mẫu có sẵn.
o Ngoài ra chương trình còn nhiều lỗi nhỏ khác, giao diện
chưa được bố trí hài hoà, đẹp mắt và thuận tiện cho người
sử dụng.
o Chương trình không tự động backup file dữ liệu ở nơi khác
để dự phòng..
-

Yêu cầu đặt ra cho chương trình hiện tại của phòng khám: khắc
phục những nhược điểm và thiếu sót đã nêu ở trên.

Qua khảo sát thực tế quản lý bệnh nhân trong phòng khám, ta có thể
lập một quy trình quản lý việc khám và điều trị bệnh nhân bằng máy
tính như sau :
-

-

Đầu tiên, nếu là bệnh nhân mới, bác só sẽ hỏi thăm tình trạng sức
khoẻ của bệnh nhân, nếu bệnh nhân có bệnh thì nhân viên vi tính
sẽ nhập các thông tin cá nhân của bệnh nhân như họ tên, năm
sinh, địa chỉ, điện thoại, mã số bệnh nhân được sinh tự động.
Y tá đo huyết áp, mạch, điện tim đồ, siêu âm tim và lần lượt nhập
các thông tin đo được vào máy tính, tất cả các thông tin này sẽ là
cơ sở để bác só chẩn đoán bệnh và phát toa thuốc thích hợp cho

bệnh nhân, bác só sẽ hỏi xem bệnh nhân muốn lấy thuốc uống
trong bao nhiêu ngày thì tái khám, bác só sẽ đọc từng tên thuốc,
kèm theo liều lượng cho y tá nhập vào máy tính, ví dụ : bệnh nhân
muốn lấy thuốc sử dụng trong 20 ngày thì tái khám, với tên thuốc
là Cardivas 12,5 mg, mỗi buổi sáng uống 1/2 viên thì số lượng

GVHD: Dương Thiên Tứ

4


Phần I Phân tích thiết kế CSDL

-

-

-

-

Chương 1 : Hiện trạng và yêu cầu

thuốc cho tên thuốc này là 10 viên (máy tự động tính) và ngày tái
khám= ngày khám(ngày hiện hành) + 20.
Y tá sẽ chọn từng tên thuốc trong danh mục thuốc có sẵn, nhập
lượng thuốc cho mỗi lần uống.. lưu các thông tin và in toa thuốc
đưa cho bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân tái khám (khám lần thứ 2 trở đi): bệnh nhân sẽ
cầm theo toa thuốc cũ đến đưa cho y tá, y tá sẽ đọc mã số và tìm

thông tin bệnh nhân rồi nhập các thông tin cho lần khám mới này
cũng như in toa thuốc mới cho bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhân
không đem theo toa thuốc hoặc bị mất và không nhớ mã số của
mình thì có thể tìm theo họ tên bênh nhân và có thể in lại toa
thuốc cũ cho bệnh nhân.
Như vậy mỗi lần khám lại nhập thông tin của lần khám đó và in
toa thuốc tương ứng..
Các thông tin về bệnh tim thu thập được từ phòng khám:
o Lưu trữ bệnh nhân với các thông tin như: Họ tên, tuổi, địa
chỉ, điện thoại, phái.
o Mỗi lần bệnh nhân tới khám thì đo: huyết áp (vd: 12/8),
mạch (vd: 79 nhịp/phút). Tuỳ theo tình hình sức khỏe mà
bác só có thể đo thêm điện tim đồ, siêu âm tim trong lần
khám đó..
o Điện tim đồ bao gồm các thông số: chuyển đạo mẫu, nhịp,
góc, trục, tư thế tim, P, PQ, QRS, ST, T, QT, chuyển đạo
trước tim => phần kết luận của bác só chuyên khoa.
o Siêu âm tim gồm các thông số (đều ở dạng số, đơn vị mm):
LvDd, LvDs, Rv, LA, FE, DayThat, EF, RL vận động, Van
tim, Paps, Mang tim, Bẩm sinh.
o Thông tin thuốc gồm tên thuốc (đa số là tiếng Anh), đơn vị
(viên, ống, lọ..), giá, ghi chú. Giá thuốc thay đổi thường
xuyên, hiện tại (và tương lai) phòng khám không sử dụng
giá thuốc cũng như không in giá thuốc trên toa thuốc..
o Chỉ có một user sử dụng chương trình tại một thời điểm, có
yêu cầu login..một máy in lazer hiện tại chỉ dùng để in toa
thuốc, kết quả điện tim đồ phải ghi bằng tay trên mẫu có
sẵn.

GVHD: Dương Thiên Tứ


5


Phần I : Phân tích, thiết kế CSDL

Chương 2 : Thiết kế CSDL

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU
I.
-

Xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu (DFD):
Qua việc phân tích quy trình khám và điều trị bệnh nhân cũng như
dựa các thông tin đã thu thập được, ta xây dựng được Sơ đồ dòng dữ
liệu (sự lưu chuyển thông tin) (DFD - Data Flow Diagram – Sơ đồ
dòng dữ liệu) như sau:

Tác nhân ngoài
Kho dữ liệu

Tiến trình chính
Chiều dữ liệu di chuyển

GVHD: Dương Thiên Tứ

6


Phần I : Phân tích, thiết kế CSDL


Chương 2 : Thiết kế CSDL

DFD mức 0

GVHD: Dương Thiên Tứ

7


Phần I : Phân tích, thiết kế CSDL

Chương 2 : Thiết kế CSDL

DFD chi tiết của process 2 (mức 1)

GVHD: Dương Thiên Tứ

8


Phần I : Phân tích, thiết kế CSDL

GVHD: Dương Thiên Tứ

Chương 2 : Thiết kế CSDL

9



Phần I : Phân tích, thiết kế CSDL

Chương 2 : Thiết kế CSDL

- Từ các sơ đồ DFD trên cũng như từ các thông tin thu thập được, ta xác định
được những thực thể ban đầu như sau:
Bệnh nhân, Bác só, Toa thuốc, Thuốc, thông tin Điện tim đồ, thông
tin Siêu âm tim.
- Mỗi bệnh nhân điều trị sẽ có thể có >=1 lần khám (tái khám) , mỗi lần khám
có thể đo Điện tim đồ, Siêu âm tim, tuỳ theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà
bác só sẽ lập Toa thuốc thích hợp cho lần khám đó, ta lại có thêm thực thể mới:
‘Các lần khám’ làm thực thể cha cho các thực thể khác:
CácLầnKhám(MãSố, thông tin SiêuÂmTim, thông tin ĐiệnTimĐồ,
ToaThuốc, HuyếtÁp, Mạch)
CácLầnKhám(MãSố,..)
,
SiêuÂmTim(MãSố,…)
ĐiệnTimĐồ(MãSố,..) , ToaThuốc(MãSố,..)

GVHD: Dương Thiên Tứ

,

10


Phần I : Phân tích, thiết kế CSDL

II.


Chương 2: Thiết kế CSDL

Xây dựng sơ đồ thực thể kết hợp (ERD):

Ta có được mô hình ERD (Entity Relationship Diagram – Sơ đồ quan hệ
thực thể) hoàn chỉnh:

-

Mô tả các mối quan hệ giữa các thực thể:
1. Bác só – Bệnh nhân: Một bác só có thể điều trị cho nhiều bệnh nhân,
một bệnh nhân cụ thể có thể được điều trị bởi nhiều bác só khác
nhau, nếu bệnh của bệnh nhân thuộc chuyên khoa của bác só.
2. Bệnh nhân – Các lần khám: Một bệnh nhân khi điều trị bệnh tại
phòng khám của bác só có thể đến khám nhiều lần, mỗi lần khám sẽ có
các thông tin tương ứng cho lần khám đó như : huyết áp, mạch, điện tim
đồ, toa thuốc…

GVHD: Dương Thiên Tứ

11


Phần I : Phân tích, thiết kế CSDL

Chương 2: Thiết kế CSDL

3. Các lần khám – Siêu âm tim: Một lần khám cụ thể của bệnh nhân
có thể có 1 thông tin về siêu âm tim (gồm các thông số chuyên môn)
hoặc không có.

4. Các lần khám – Điện tim đồ: Một lần khám cụ thể của bệnh nhân
có thể có 1 thông tin về điện tim đồ(gồm các thông số chuyên môn)
hoặc không có, nghóa là trong lần khám bệnh đó có thể đo điện tim
đồ tuỳ theo tình trạng bệnh của bệnh nhân.
5. Các lần khám – CT Toa thuốc (chi tiết toa thuốc): Một lần khám
cụ thể của bệnh nhân có thể có 1 toa thuốc, trong toa thuốc có thể gồm 1
hoặc nhiều tên thuốc khác nhau.
6. CT Toa thuốc - Thuốc: Trên một toa thuốc phát cho bệnh nhân bao
gồm 1 hoặc nhiều tên thuốc khác nhau, một tên thuốc có thể xuất hiện
trong nhiều toa thuốc. Vd: các tên thuốc : Aspirine, Advil 100mg, Advil
150mg,..

GVHD: Dương Thiên Tứ

12


Phần I : Phân tích, thiết kế CSDL

III.

Chương 2: Thiết kế CSDL

Xây dựng sơ đồ quan hệ dữ liệu:

- Các quan hệ dữ liệu:
BacSi(MsBacSi,HoTen,NgaySinh,DiaChi,DienThoai,GhiChu).
BenhNhan(MsBenhNhan,HoTen,NamSinh,Phai,DiaChi,DienThoai,
ChanDoan,NgayBD,GhiChu).
DieuTri(MsBenhNhan,MsBacSi).

CacLanKham(MsKham,MsBenhNhan,Lan,NgayKham,NgayHenKham,
SoNgayThuoc,HuyetAp,Mach,GhiChu).
SieuAmTim(MsKham,LvDd,LvDs,Rv,LA,FE,DayThat,EF,RLVanDong,
VanTim,Paps,MangTim,BamSinh).
DienTimDo(MsKham,Nhip,Truc,PR,QRS,ST,T,QT,
ChuyenDaoTruocTim,KetLuan).
CTToaThuoc(MsKham,MsThuoc,SoLuong,Sang,Trua,Chieu,Toi,
ChuY,CachDung).
Thuoc(MsThuoc,TenThuoc,DonVi,Gia,GhiChu).
DonVi(DonVi,GhiChu).

-

Mô tả chi tiết quan hệ:
1. BacSi: thông tin về bác só điều trị

Tên thuộc tính
MsBacSi
HoTen
NgaySinh
DiaChi

Kiểu dữ liệu, miền giá trị
Text, 4 kí tự
Text, max=50 kí tự
Date/Time
Text, max=50 kí tự

GVHD: Dương Thiên Tứ


Mô tả
Mã số bác só, là duy nhất
Họ tên bác só
Ngày tháng năm sinh
Địa chỉ
13


Phần I : Phân tích, thiết kế CSDL
DienThoai
GhiChu

Text, max=20 kí tự
Text, max=100 kí tự

Chương 2: Thiết kế CSDL
Điện thoại
Ghi chú

2. BenhNhan: thông tin về bệnh nhân
Tên thuộc tính
MsBenhNhan

Kiểu dữ liệu, miền giá trị
Text, 5 kí tự

HoTen
NamSinh
Phai
DiaChi

DienThoai
ChanDoan
NgayBD
GhiChu

Text, max=50 kí tự
Text, max=4 kí tự
Text, max=5 kí tự
Text, max=100 kí tự
Text, max=15 kí tự
Text, max=200 kí tự
Date
Text, max=100 kí tự

Mô tả
Mã số bệnh nhân, là duy
nhất, vd: 00145
Họ tên bệnh nhân
Năm sinh, vd: 1950
Phái, nam hay nữ
Địa chỉ
Điện thoại
Chẩn đoán (bệnh gì)
Ngày khám lần đầu tiên
Ghi chú

3. DieuTri: cho biết một bệnh nhân nào đó do bác só nào điều trị..
Tên thuộc tính
MsBenhNhan


Kiểu dữ liệu, miền giá
trị
Text, 5 kí tự

MsBacSi

Text, 4 kí tự

Mô tả
Mã số bệnh nhân, vd:
00145
Mã số bác só

4. CacLanKham: thông tin về mỗi lần khám bệnh của bệnh nhân
Tên thuộc tính
MsKham

Kiểu dữ liệu, miền giá trị
Text, 7 kí tự

MsBenhNhan
Lan
NgayKham
NgayHenKham

Text, max=5 kí tự
Integerï
Date
Date


GVHD: Dương Thiên Tứ

Mô tả
Mã số lần khám, là duy
nhất, vd: 0000145
Mã số bệnh nhân
Lần khám thứ mấy
Ngày khám
Ngày hẹn khám

14


Phần I : Phân tích, thiết kế CSDL
SoNgayThuoc

Text, max=3 kí tự

HuyetAp
Mach
GhiChu

Text, max=7 kí tự
Text, max= 3 kí tự
Text, max=100 kí tự

Chương 2: Thiết kế CSDL
Số ngày để uống hết
thuốc
Huyết áp, vd :12/8

Mạch, vd: 80
Ghi chú

5. SieuAmTim: thông tin về siêu âm tim, bao gồm các thông số chuyên
môn.
Tên thuộc tính
MsKham

Kiểu dữ liệu, miền giá trị
Text, 7 kí tự

LvDd
LvDs
Rv
LA
FE
DayThat
EF
RLVanDong
VanTim
Paps
MangTim
BamSinh

Text, max=10 kí tự
Text, max=10 kí tự
Text, max=10 kí tự
Text, max=10 kí tự
Text, max=10 kí tự
Text, max=10 kí tự

Text, max=10 kí tự
Text, max=10 kí tự
Text, max=10 kí tự
Text, max=10 kí tự
Text, max=10 kí tự
Text, max=10 kí tự

Mô tả
Mã số lần khám, là duy
nhất, vd: 0000145

Dây thắt
RL vận động
Van tim
Mang tim
Bẩm sinh

6. DienTimDo: thông tin về Điện tim đồ, bao gồm các thông số chuyên
môn.
Tên thuộc tính
MsKham

Kiểu dữ liệu, miền giá trị
Text, 7 kí tự

Nhip
Truc
PR
QRS


Text, max=50 kí tự
Text, max=50 kí tự
Text, max=50 kí tự
Text, max=50 kí tự

GVHD: Dương Thiên Tứ

Mô tả
Mã số lần khám, là duy
nhất, vd: 0000145
Nhịp
Trục

15


Phần I : Phân tích, thiết kế CSDL
ST
T
QT
ChuyenDaoTruocTim
KetLuan

Text, max=50 kí tự
Text, max=50 kí tự
Text, max=50 kí tự
Text, max=50 kí tự
Text, max=255 kí tự

Chương 2: Thiết kế CSDL


Chuyển đạo trước tim
Kết luận (bệnh gì)

7. CTToaThuoc: thông tin về toa thuốc, bao gồm các tên thuốc, cách sử
dụng..
Tên thuộc tính
MsKham

Kiểu dữ liệu, miền giá trị
Text, 7 kí tự

MsThuoc
SoLuong
Sang

Text, 4 kí tự
Text, max=4 kí tự
Text, max=4 kí tự

Trua
Chieu
Toi
ChuY
CachDung

Text, max=4 kí tự
Text, max=4 kí tự
Text, max=4 kí tự
Text, max=50 kí tự

Text, max=50 kí tự

Mô tả
Mã số lần khám, là duy
nhất, vd: 0000145
Mã số thuốc
Số lượng
Buổi sáng bao nhiêu
viên..
Trưa..
Chiều..
Tối..
Chú ý
Cách dùng

8. Thuoc: thông tin về thuốc, bao gồm các tên thuốc.
Tên thuộc tính
MsThuoc

Kiểu dữ liệu, miền giá trị
Text, 4 kí tự

TenThuoc
DonVi
Gia
GhiChu

Text, max=50 kí tự
Text, max=20 kí tự
Currency

Text, max=50 kí tự

Mô tả
Mã số thuốc, là duy
nhất
Tên thuốc
Đơn vị, vd: viên, chai..
Giá thuốc
Ghi chú

9. DonVi: thông tin về đơn vị của thuốc, bao gồm các thông số chuyên
môn.

GVHD: Dương Thiên Tứ

16


Phần I : Phân tích, thiết kế CSDL
Tên thuộc tính
DonVi

Kiểu dữ liệu, miền giá trị
Text, max=20 kí tự

GhiChu

Text, max=50 kí tự

IV.


Chương 2: Thiết kế CSDL
Mô tả
Đơn vị, là duy nhất, vd:
viên, ống..
Ghi chú

Các bảng dữ liệu phụ :

1. MaSoBNMoi: chứa các mã số bệnh nhân dùng khi thêm bệnh nhân mới,
ta sẽ có mã số tự động, không phải nhập bằng tay. Mỗi lần thêm một
bệnh nhân mới, chương trình sẽ lấy mã số lưu trong bảng này làm mã số
cho bệnh nhân và khi lưu lại thì mã số mới sẽ là mã số tiếp theo của mã
số vừa lưu.
Tên thuộc tính
MsBenhNhan

Kiểu dữ liệu, miền giá trị
Text, 5 kí tự

Mô tả
Mã số bệnh nhân, tương
tự MsBenhNhan trong
bảng BenhNhan

2. MaSoKhamMoi: chứa các mã số khám (trong bảng CacLanKham) dùng
khi thêm lần khám mới, ta sẽ có mã số tự động, không phải nhập bằng
tay. Mỗi lần thêm một lần khám mới, chương trình sẽ lấy mã số lưu
trong bảng này làm mã số khám và khi lưu lại thì mã số mới sẽ là mã số
tiếp theo của mã số vừa lưu.


Tên thuộc tính
MsKham

Kiểu dữ liệu, miền giá trị
Text, 7 kí tự

GVHD: Dương Thiên Tứ

Mô tả
Mã số khám, tương tự
MsKham trong baûng
CacLanKham

17


Phần I : Phân tích, thiết kế CSDL

V.

Chương 2: Thiết kế CSDL

Cài đặt mô hình dữ liệu trong MS Access (Relationship):

GVHD: Dương Thiên Tứ

18



Phần II: Giới thiệu các công cụ..

Chương 1: MS Visual Basic 6.0 và CSDL

Phần II :

CÁC CÔNG CỤ XÂY DỰNG ỨNG
DỤNG TRONG WINDOWS.

GVHD: Dương Thiên Tứ

19


Phần II: Giới thiệu các công cụ..

CHƯƠNG 1 :

I.

-

-

-

-

-


Chương 1: MS Visual Basic 6.0 và CSDL

MS VISUAL BASIC 6.0
VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU

Microsoft Visual Basic 6.0:
* Các đặc điểm nổi bật:
Là môi trường lập trình trực quan (Visual), đây là thuận lợi lớn so với
các ngôn nhữ lập trình khác, với môi trường thiết kế giao diện này cho
phép ta chỉnh sửa nhanh chóng các đối tượng Windows như: Form,
Button, Label, TextBox, Frame,..Đây là một trong những nhân tố làm
giảm thời gian phát triển ứng dụng.
Cho phép ta sử dụng các thư viện liên kết động (DLL) của Hệ điều hành
Windows, điều này thể hiện sự mạnh mẽ của ngôn ngữ VB, khi ta khai
thác hết các hàm, thủ tục trong các thư viện liên kết động là ta đã thâm
nhập sâu vào cốt lõi của hệ điều hành Windows, vì bản thân HĐH
Windows hoạt động được là nhờ vào các file thư viện liên kết động *.dll,
*.drv.. nằm trong thư mục hệ thống (thư mục System trong Win 9x,
System32 trong Win2000/NT). Như vậy ta có thể đem so sánh Visual
Basic với lập trình C/C++ trong Windows.
Ngôn ngữ lập trình Visual Basic có lẽ là ngôn ngữ lập trình phổ biến
nhất trong thế giới lập trình, đặc biệt là trong lónh vực phát triển các ứng
dụng có liên quan đến cơ sở dữ liệu trung bình và nhỏ, từ các ứng dụng
desktop đến các hệ thống quản lý hoạt động trên mạng LAN
(Client/Server), phân bố. Visual Basic hỗ trợ hầu hết các provider CSDL
như Jet-engine, SQL Server, Excel, FoxPro…
Với Visual Basic, ta có thể xây dựng các ActiveX Component, là các file
*.dll được chuẩn hoá với những tính năng tác dụng chung nhất cho các
ứng dụng khi sử dụng các component này, do đó sẽ tiết kiệm thời gian
cho người lập trình để phát triển nhanh ứng dụng có tính thống nhất cao,

đặc biệt là các ứng dụng hoạt động trên mạng.
Với Visual Basic, ta có thể xây dựng các ActiveX Control (*.ocx), là
những thành phần giao tiếp với user, ta có thể tự tạo ra các control mới
hoàn toàn mà Visual Basic không cung cấp, hoặc có thể cải tiến từ một
hoặc nhiều control sẵn có do Visual Basic cung cấp. Bằng cách sử dụng
lập trình API trong VB, ta có thể sáng tạo ra các control/phần tử giao
diện Windows mạnh mẽ và đa năng mà bản thân môi trường HĐH

GVHD: Dương Thiên Tứ

20


×