Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

nhận xét tình hình bệnh lý u vùng tai mũi họng ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại phòng khám tai mũi họng bệnh viện trường đại học y huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.91 KB, 36 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý u nói chung và đặc biệt bệnh lý u vùng tai mũi họng là những
bệnh lý ngày càng được sự quan tâm không những của đội ngũ thầy thuốc mà
của toàn xã hội. Bởi vì bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng
ngày, công việc, đặc biệt có thể gây ảnh hưởng chất lượng sống, thậm chí tử
vong trong những trường hợp bệnh lý u là ung thư. Ngày nay, bệnh lý u nói
chung, trong đó có bệnh lý ung thư có xu hướng ngày càng tăng do ô nhiễm
môi trường, sự hiện diện của các hóa chất độc hại có thể gây ung thư trong
các thức ăn, nước uống…bởi quá trình công nghiệp hoá ngày càng nhanh.
Bên cạnh đó, số lượng bệnh lý này cũng tăng lên nhờ trình độ đội ngũ cán bộ
y tế ngày càng cao, trang thiết bị ngày càng hiện đại hơn, giúp phát hiện sớm
hơn những bệnh nhân mắc các bệnh này.
Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới mỗi năm trên toàn cầu có
khoảng 9 triệu người mắc và 5 triệu người chết vì ung thư [1]. Ung thư đầu
mặt cổ chiếm tỷ lệ khá cao 10% các loại ung thư và đứng sau các loại ung thư
đường dạ dày - ruột dưới, phổi và các cơ quan niệu dục [2]. Trong đó ung thư
vùng tai mũi họng chiếm tỷ lệ đáng kể.
Tất cả những tổ chức đã tham gia vào sự cấu tạo của họng có thể biến
thành u, hơn nữa trong thành họng có thể sót lại những mảnh tổ chức bào thai,
đó cũng là một nguồn gốc thứ hai sinh ra u họng. Như vậy chúng ta thấy rằng
ở trong họng có rất nhiều loại u, có u thì lành tính, có u thì ác tính [3].
Bệnh viện Trường đại học Y Huế có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ
chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại cũng là một địa chỉ thu hút không ít
những bệnh nhân đến khám và điều trị, trong đó những bệnh nhân có bệnh lý u.
Để sơ bộ đánh giá tình hình bệnh lý các loại khối u vùng Tai Mũi Họng
hiện nay của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Phòng khám Tai Mũi Họng
1
Bệnh viện Trường đại học Y Huế, chúng tôi chọn đề tài: “Nhận xét tình
hình bệnh lý u vùng tai mũi họng ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại
Phòng khám tai mũi họng Bệnh viện Trường đại học Y Huế”, với các mục
tiêu :


1. Phân tích các yếu tố dịch tễ học ở các bệnh nhân bị u vùng tai mũi
họng đến khám và điều trị tại Phòng khám tai mũi họng, Bệnh viện Trường
đại học y Huế.
2. Nhận xét tình hình bệnh nhân bị u vùng tai mũi họng.
Qua đó có thể đưa ra những khuyến cáo nhằm phòng ngừa, hạn chế
bệnh để góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH LÝ U VÙNG TAI MŨI HỌNG
1.1.1. Trên thế giới
- Nghiên cứu các xác ướp Ai Cập, Elliot Smith phát hiện hai sọ người có
tổn thương mô tả như một ung thư vòm họng (UTVH) ở thời kỳ Byantine.
Năm 1909 Deer [18] mô tả xác người đàn ông Nubian sống vào thế kỷ IV – V
trước công nguyên, có tổn thương phá hủy xương nền sọ tương tự như
UTVH.
- Grossarth-Maticekr, Eysench HJ (1990) thuộc viện tâm lý Đại học
London cho rằng nhân cách thói quen hút thuốc và uống rượu có liên quan
với ung thư họng và miệng. Nghiên cứu tiến hành trên 30 bệnh nhân nam ung
thư họng và miệng so sánh với 1706 nam giới khỏe mạnh khác. Kết quả cho
thấy rằng 3 yếu tố này liên quan mật thiết với ung thư họng miệng chỉ khi
chúng phối hợp với nhau [28].
- Theo Hiệp hội chống ung thư thế giới (UICC) loại ung thư vùng tai mũi
họng chiếm 1% của tất cả các loại ung thư. Tuổi 40-50 là độ tuổi nhiều nhất,
rất hiếm gặp dưới 20 tuổi, tuy nhiên cũng có báo cáo ghi nhận trường hợp
dưới 5 tuổi mắc bệnh, nam mắc nhiều hơn nữ tỷ lệ 2,5 so với 1(2,5:1). Bệnh
phân bố ở Trung Quốc, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam như Quảng Đông, Phước
Kiến, Hải Nam đặc biệt ở Hồng kông là cao nhất thế giới, kế đến là Đông
Nam Á, trong đó có Việt Nam; còn Âu, Mỹ, Phi thì hiếm hơn nhiều [6].
- Nghiên cứu phết tế bào tìm gen LMP_1 của virus Ebstein –barr nhờ kỹ

thuật PCR cho thấy phương pháp này có độ nhạy 87,3%, độ đặc hiệu 98,4%
so với phương pháp soi vòm có độ nhạy 62% và độ đặc hiệu 99,6%. Công
3
trình được thực hiện bởi các tác giả Đài Loan là Hao SP và cộng sự [29].
1.1.2. Ở Việt Nam
Đã có nhiều nghiên cứu về bệnh lý u vùng tai mũi họng nhưng chủ yếu
là các đề tài nghiên cứu về ung thư và một số nghiên cứu về từng loại u cụ
thể, chúng tôi chưa tìm ra tài liệu nào nghiên cứu về đầy đủ các loại u vùng tai
mũi họng.
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Minh, nghiên cứu trên 72 trường hợp viêm
mũi xoang mãn tính có polyp thì trong đó nữ có 20 trường hợp (29,20%) và
nam có 52 trường hợp (70,80%) [6].
- Tác giả Trần Hữu Tước mở đầu công trình nghiên cứu về UTVH với
612 trường hợp gặp tại Bệnh Viện Bạch Mai trong 10 năm (1955-1964) và
thuật ngữ UTVH được chính thức đưa vào tài liệu giảng dạy của Trường Đại
học Y khoa đầu tiên 1956 [7].
- Ngày 6-4-1982, Bộ y tế đã ra quyết định thành lập uỷ ban phối hợp
nghiên cứu UTVH, địa điểm đặt tại Viện Tai Mũi Họng (TMH) Trung Ương
[8].
- Ung thư thanh quản chiếm khoảng 20% các loại ung thư nói chung
trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ, nó được xếp thứ 2 sau ung thư vòm,
lứa tuổi thường gặp là 40-60 tuổi, chủ yếu là nam giới [9].
- Theo Bác Sĩ Lê Xuân Cành, tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương,
thì ung thư thanh quản đang có xu hướng tăng nhanh, bệnh nguy hiểm nhưng
người bệnh hoàn toàn có thể giữ được sinh mạng và cả giọng nói nếu phát
hiện sớm [10].
- Đỗ Hoà Bình và cộng sự nghiên cứu sự thay đổi nồng độ Interleukin-2
(IL-2) và IL-10 trong nước nổi nuôi cấy lympho bào bệnh nhân ung thư vòm
họng, kết quả cho thấy: nồng độ IL-2 ở nhóm bệnh giảm có ý nghĩa so với
nhóm chứng. Nồng độ IL-10 tăng cao trong nước nuôi cấy ở bệnh nhân NPC

4
giai đoạn IVA có thể xem như một thông số có giá trị chỉ điểm cho tình trạng
chuyển giai đoạn bệnh nặng, thuốc lâm sàng để điều trị tấn công [11].
1.2. NHẮC LẠI ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TAI MŨI HỌNG
1.2.1. Giải phẫu và sinh lý mũi xoang
1.2.1.1. Giải phẫu mũi – xoang
Gồm có 3 phần : tháp mũi, hai hốc mũi và các xoang cạnh mũi
- Tháp mũi : Gồm xương chính mũi, các sụn tháp mũi, da và mô liên kết.
- Hốc mũi : là hai ống dẹp nằm song song ngăn cách nhau bởi vách ngăn
thông ra trước ở cửa mũi trước, thông ra vòm mũi họng ở cửa mũi sau.
- Các xoang cạnh mũi: là các hốc rỗng của xương mặt và xương sọ nằm
xung quang mũi và ăn thông với hốc mũi bằng các lỗ thông mũi xoang.
1.2.1.2. Sinh lý mũi – xoang
Mũi có 3 chức năng:
- Hô hấp: Không khí đi ngang mũi sẽ được sưởi ấm, tăng độ ẩm và được
làm sạch do mũi có nhiều mạch máu và hệ thống tuyến nhầy lông chuyển.
- Khứu giác: Vùng khứu giác nằm ở phần trên của hốc mũi, ngang mức
lưng cuốn giữa trở lên.
- Phát âm: Mũi có chức năng phát ra giọng mũi.
Các xoang cạnh mũi ngoài cộng hưởng âm thanh, làm ẩm niêm mạc
mũi, làm ấm không khí còn làm nhẹ đi khối lượng xương đầu mặt [4].
1.2.2. Giải phẫu và sinh lý họng – thanh quản
1.2.2.1. Giải phẫu họng – thanh quản
- Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, là nơi rất thuận lợi cho các
yếu tố ngoại lai, virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể [4].
- Hạ họng là tầng dưới cùng của họng, nằm giữa thanh quản và cột sống
[4].
5
- Vòm mũi họng là một khoảng rỗng hình hộp chữ nhật, có kích thước
trung bình 6 x 4 x 2 cm, nằm ngay dưới mảnh nền xương chẩm, trước các đốt

sống 1 - 2, ở phần trên của họng miệng, sau cửa mũi sau [4].
- Họng miệng có Amydale khẩu cái, Amydale đáy lưỡi. Họng mũi có VA
và Amydale vòi. Các tổ chức hạch bạch huyết tập trung thành một vòng tròn
ở mặt trước của họng gọi là vòng bạch huyết Waldeyer [4].
- Thanh quản là một phần của đường hô hấp và là một bộ phận chủ yếu
của sự phát âm, trên thông với hạ họng, dưới thông với khí quản [4].
1.2.2.2. Sinh lý họng – thanh quản
Họng có 5 chức năng: Nuốt, thở, phát âm, nghe và bảo vệ cơ thể nhờ
vòng bạch huyết Waldeyer sản xuất kháng thể [4].
1.2.3. Giải phẩu và sinh lý tai – xương chũm
Tai có 3 phần: Tai ngoài, tai giữa, tai trong với 2 chức năng chính là
chức năng nghe và thăng bằng:
+ Chức năng nghe do: Tai ngoài, tai giữa và ốc tai đảm nhiệm.
+ Chức năng thăng bằng do: Tiền đình và các ống bán khuyên phụ trách.
1.3. CÁC BỆNH LÝ U VÙNG TAI MŨI HỌNG
1.3.1. U vòm họng
Ung thư vòm mũi họng có thể gặp ở các lứa tuổi nhưng nhiều nhất là ở
khoảng 30-40 tuổi. Số bệnh nhân nam nhiều hơn nữ, hình như đặc điểm
chủng tộc cũng có ảnh hưởng đến sự phát sinh của bệnh: Các dân tộc Đông
Nam Á hay mắc bệnh nhiều hơn các dân tộc khác, ở Mỹ những trường hợp
mắc ung thư vòm mũi họng thường là những người Trung Quốc di sang,
người da trắng bị bệnh này rất hiếm [3].
Theo Hiệp hội chống ung thư thế giới, UTVH chiếm 1/1000 dân số.
Theo schwaab (1997), Phạm Thụy Liên (1984), và Nguyễn Đình Bảng
(1998), hiện nay trên thế giới đã hình thành rõ ràng 3 khu vực địa lý khác
6
nhau, ở đó tỷ lệ mắc bệnh hoàn toàn khác nhau: Khu vực có nguy cơ cao bao
gồm những vùng thuộc phía nam Trung Quốc và phần lớn các nước Đông
Nam Á với tỷ lệ 20-30/100.000 dân, tương ứng với dân da vàng; khu vực có
nguy cơ trung bình ở quanh bờ biển địa Trung Hải và phía Bắc Châu Phi với

tỷ lệ 5 - 9/100 000 dân, tương ứng với dân da đen; khu vực có nguy cơ rất
thấp bao gồm những vùng thuộc Châu Âu, Châu Mỹ và ở các nước công
nghiệp phát triển (Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Úc) với tỷ lệ 0,1 -0,5/100 000
dân, tương ứng chủ yếu với dân da trắng [1], [12], [13].
Một tổng kết của Khoa Ung thư Bệnh viện Bình Dân cho thấy từ năm
1956-1970 đã nhận điều trị 613 bệnh nhân ung thư vòm hầu. Tỷ lệ nam/nữ là
427/186, tuổi thường gặp 40-49 [2].
Ở nước ta, u vòm đứng hàng đầu trong các ung thư Tai Mũi Họng và đầu
mặt cổ, đứng hàng thứ 7 trong tất cả các ung thư toàn thân (7,1%). U vòm gặp
ở nam nhiều hơn nữ. Tuổi thường gặp từ 40-60, tuổi trẻ nhất là 5 tuổi và lớn
nhất là 78 tuổi [17].
U xơ vòm mũi họng là một bệnh của tuổi dậy thì, người ta thường gặp
bệnh này ở nam giới từ 15 – 25 tuổi. Người nông thôn thường bị bệnh này
nhiều hơn người thành thị [12].
1.3.2. U hạ họng – Thanh quản
Theo thống kê của Pháp và Ấn Độ thì ung thư hạ họng ở các nước này
cũng là loại ung thư hay gặp, ở Ấn Độ chiếm từ 12-15% tổng số các loại ung
thư của đường ăn và đường thở trên, chiếm 1% trong các loại ung thư hay gặp
ở Pháp (Viện Gustave Roussy) [3].
Ở Pháp, ung thư thanh quản chiếm 25% ung thư đường tiêu hoá và hô
hấp trên, chiếm tỷ lệ 2% của tất cả các loại ung thư, chiếm 5% ung thư của
nam giới. Nam giới chiếm 93% ung thư thanh quản. Hay gặp ở độ tuổi từ 50-
7
70(72%), từ 40-50 tuổi ít hơn (12%), riêng ở nữ nếu bị bệnh này thì ở tuổi
sớm hơn [14], [15].
Ung thư hạ họng tỷ lệ nam/nữ: 9/1, thường gặp nhất ở khoảng tuổi 50-
70, nghiện thuốc, nghiện rượu được coi là có ảnh hưởng về nguyên nhân.
Ung thư thanh quản, hiện nay còn gặp nhiều ở nước ta: Xếp hàng thứ 2
sau ung thư vòm, trong các ung thư đầu mặt cổ và đứng hàng thứ 9(3%) trong
các ung thư toàn thân. Bệnh gặp nhiều ở nam giới (80%), thường vào lứa tuổi

40-60 [12].
Ở Việt Nam tuổi hay gặp nhất ung thư thanh quản ở độ tuổi từ 50-65
(75%) còn dưới 50 tuổi và trên 65 tuổi chỉ chiếm 25%, nam gặp nhiều hơn nữ
với tần suất là 5/1 [3].
1.3.3. U amygdales –màng hầu
Epithelioma hay gặp ở nam hơn ở nữ (96% ở nam) chiếm 13% ung thư
vòm mũi họng. Rượu và thuốc lá là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển
bệnh [3].
Ở amygdales có những u lành tính như polyp, papilom, u mạch.Tính chất
chung của các u này là hay có cuống bởi vì chúng ở trong vùng luôn luôn di
động do nuốt [3].
Sarcoma màng hầu ít thấy hơn ở hàm ếch và thuộc đủ các loại ung thư tổ
chức liên kết: Sarcoma lympho, sarcoma xơ
1.3.4. U mũi – xoang
Ung thư của hốc mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở trẻ em thường
sarcoma, ở người lớn thường là epithelioma [3].
Polyp là một khối mềm, hình trái soan có cuống hoặc không có cuống,
màu hồng nhạt trong như thạch [3].
8
1.3.5. U tai
Ở tai ngoài chúng ta thấy có những u thông thường như u máu, u xơ, u
sụn , u mạch máu, u nang [3].
Ung thư xuất phát từ ống tai ngoài rất ít thấy. Bệnh bắt đầu bằng nụ sùi
che lấp ống tai và dễ chảy máu, làm cho thầy thuốc dễ nhầm với polyp tai.
Sinh thiết sẽ phát hiện ra bản chất ác tính của u [3].
1.4. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN VÀ
ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ U VÙNG TAI MŨI HỌNG
1.4.1. U vòm họng
Việc chẩn đoán hiện nay vẫn là một vấn đề nan giải, nhiều công trình
đang tập trung nghiên cứu về vấn đề này.

1.4.1.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng toàn thân: Giai đoạn đầu gần như bình thường, chỉ có hơi
mất ngủ do nhức đầu. Về sau khi u xâm lấn các cơ quan lân cận sẽ có các
triệu chứng mượn của các cơ quan đó, cụ thể là [3], [14], [15]:
+ Các dấu hiệu về mũi: Chảy máu mũi tái diễn, tắc mũi ngày càng
tăng
+ Các triệu chứng về tai: Ù tai , nghe kém một hoặc hai bên.
+ Dấu hiệu về thần kinh: Đau đầu, liệt dây thần kinh sọ.
+ Dấu hiệu về hạch: Hạch cổ to 1/3 trên máng cảnh, 1 bên hoặc 2 bên.
1.4.1.2. Cận lâm sàng
Sinh thiết, có thể làm tế bào bong khối u ở vòm [3], [14], [15], [16].
Chọc làm hạch đồ, hoặc bóc toàn bộ hạch để sinh thiết.
Chẩn đoán hình ảnh:
- Chụp CT Scan để đánh giá sự xâm lấn của khối u.
- X-quang Blondeau, Hirtz, sọ nghiêng để đánh giá sự lan tràn của u.
Các xét nghiệm dịch tễ học:
9
+ Tỉ giá IgA/VCA (+) ở nồng độ 1/10-1/40 dùng phát hiện trong điều
tra hàng loạt.
+ Tỉ giá IgA/EA (+) ở nồng độ 1/5 dùng để chẩn đoán lâm sàng học.
1.4.1.3. Về điều trị
Các phương pháp điều trị: [2], [14], [15], [16], [17]
- Phẫu thuật: Không áp dụng phẫu thuật bóc bỏ u nguyên phát vì ít có kết
quả. Chỉ áp dụng nạo vét hạch cổ nếu 6 tuần sau khi chiếu tia đủ liều mà hạch
cổ vẫn chưa tan (còn sờ thấy được).
- Xạ trị: Phẫu thuật sau đó tiếp tục xạ trị. Dùng tia Cobalt 60 với liều
lượng 70 Gy cho khối u và 70 Gy cho hạch cổ.
- Hoá chất: Đối với loại ung thư biểu mô không biệt hoá, hoá trị phối
hợp với tia xạ cho kết quả rất tốt. Hai hoá chất thường dùng là Cispatine và
5Fuoro-uracyl chuyền tĩnh mạch, 4-6 ngày/tuần/3tuần.

- Miễn dịch: Hiện nay chỉ mới áp dụng miễn dịch không đặc hiệu, nhằm
làm tăng sức đề kháng của cơ thể nói chung như tiêm BCG, Interferon
1.4.2. U hạ họng – thanh quản
1.4.2.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng bao gồm: [3], [14], [15], [17], [18]
- Nuốt vướng và nuốt đau như có một vật nhọn đâm vào họng, mỗi khi
nuốt có nước bọt.
- Soi thanh quản thấy bờ tự do của thanh thiệt bị loét hoặc sùi. Đôi khi
không nhìn thấy thanh thiệt vì nó bị u phá huỷ.
- Hơi thở thường có mùi hôi thối.
- Khàn tiếng kéo dài là dấu hiệu quan trọng nhất, khó thở thanh quản phụ
thuộc vào vị trí khối u đã to.
- Thể trạng gầy cũng thường hay gặp.
10
- Nuốt nước bọt vướng và đau, uống nước hay bị sặc, miệng chảy nhiều
nước bọt.
- Hạch cổ có thể xuất hiện sớm trong giai đoạn đầu: Hạch nhỏ bằng ngón
tay, cứng hoặc mềm, có thể di động hoặc không.
1.4.2.2. Cận lâm sàng
- Sinh thiết u cho kết quả chính xác.
- CT Scan vùng cổ là xét nghiệm rất có giá trị để đánh giá khối u, sự xâm
lấn của khối vào tổ chức sâu mà lâm sàng không phát hiện được và các hạch
nhỏ vùng cổ.
- Chụp phim phổi để phát hiện có di căn phổi không.
1.4.2.3. Về điều trị
- Nếu u lành tính: Chỉ phẫu thuật và tái tạo lại hạ họng, thanh quản.
- Nếu u ác tính: Phối hợp phẫu thuật với tia xạ và hoá chất.
1.4.3. U amygdales
1.4.3.1. Triệu chứng lâm sàng
- Bệnh nhân thường có triệu chứng vướng một bên họng khi nuốt hoặc

có cảm giác như có dị vật trong họng. Nuốt đau một bên đau tăng lên khi
nuốt, đau lan lên tai cùng bên. Có thể khạc ra máu, hơi thở hôi, phát âm như
ngậm vật gì trong miệng [2], [3], [14].
- Thể trạng có thể gầy, xanh xao [2], [3], [14].
- Hạch cổ có thể xuất hiện sớm: Hạch nhỏ, cứng hoặc mềm, di động hoăc
không [2], [3], [14].
- Khám họng có thể thấy các hình thể: Thể loét, thể sùi, thể khoét sâu
1.4.3.2. Cận lâm sàng
Chọc làm sinh thiết giải phẫu bệnh.
1.4.3.3. Về điều trị
- U lành tính: Phẫu thuật cắt u.
11
- U ác tính: Phẫu thuật kết hợp với tia xạ và hoá chất.
1.4.4. U tai
- Chẩn đoán: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng: Chảy tai có mủ lẫn máu,
đau tai, liệt mặt, hạch tai có u ở hòm nhĩ hoặc ống tai ngoài. Chẩn đoán xác
định dựa vào giải phẫu bệnh [2], [14], [15].
- Điều trị : đối với u lành tính như: U máu, polyp, u xơ chỉ phẫu thuật
đơn thuần [2], [14], [15].
Đối với u ác tính : Phẫu thuật kèm với tia xạ cobalt.
1.5. TÌM HIỂU MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LÝ U Ở VÙNG
TAI MŨI HỌNG
Bệnh lý u có nhiều nguyên nhân vẫn chưa biết rõ. Ở đây, chúng tôi đưa
ra một số nguyên nhân mà nhiều tác giả đề cập [3], [15], [17], [19], [20]:
- Hút thuốc lá: Gây 30% ung thư các loại, 90% ung thư phổi; 75% ung
thư miệng, thanh quản, thực quản; 5% ung thư bàng quang.
- Dinh dưỡng: Sau thuốc lá, dinh dưỡng được xếp là nguyên nhân quan
trọng thứ hai gây bệnh ung thư và tử vong.
- Rượu: Gây ung thư gan, miệng, thực quản và phần trên thanh quản.
- Virus: virus được ghi nhận trong ung thư vòm mũi họng đó là Ebstein-

barr-virus.
- Tia xạ: Bức xạ tia cực tím (UV) do phơi nắng quá độ được xem là tác
nhân gây ung thư da.
- Yếu tố di truyền: Người ta cho rằng ung thư vòm có sự liên quan đến
yếu tố kháng nguyên bạch cầu người (HLA).
- Loạn sản của niêm mạc.
- Môi trường: Tiếp xúc với các hoá chất độc, thuốc trừ sâu.
12
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm tất cả các bệnh nhân không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp đến
khám và điều trị tại phòng khám Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế được
khám và chẩn đoán bệnh lý u vùng tai mũi họng.
Tiêu chuẩn chọn bệnh :
- Bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh lý u.
- Bệnh nhân vào khám và điều trị tại phòng khám Tai Mũi Họng sau đó
được điều trị bằng nội khoa hoặc phẫu thuật hoặc chuyển đến các trung tâm
ung bướu để điều trị tiếp từ tháng 05/2006-04/2007.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Phương pháp tiến hành
Khai thác các đặc điểm dịch tể học, tiền sử, triệu chứng lâm sàng ,khám
thực thể được thực hiện bởi y bác sĩ có kinh nghiệm tại phòng khám Tai Mũi
Họng sau đó được điền vào mẫu bệnh án đã được chuẩn bị trước. Từ đó
chúng tôi xử lý theo các mục:
2.2.2.1. Nghiên cứu dịch tể học
- Tuổi: Tuổi bệnh nhân được chia thành các thang tuổi với khoảng cách:
+ ≤ 15 tuổi

+ 16 – 30 tuổi.
+ 31 – 40 tuổi.
+ 41 – 50 tuổi.
13
+ 51 – 60 tuổi.
+ 61 – 70 tuổi.
+ ≥ 71 tuổi.
- Giới: Nam, Nữ.
- Địa dư: + Thành thị
+ Nông thôn.
- Nghề nghiệp: Nghề của bệnh nhân được phân loại như sau:
+ Lao động chân tay.
+ Cán bộ công nhân viên chức
+ Học sinh – sinh viên.
+ Lao động thủ công.
- Các yếu tố nguy cơ:
+ Thói quen trong sinh hoạt: Hút thuốc, uống rượu…
+ Tập quán ăn uống: Ăn thức ăn nóng hoặc lạnh, ăn trầu cau, ăn thức
ăn nướng, hun, đốt….
2.2.2.2. Tình hình bệnh lý u vùng Tai Mũi Họng
- Khai thác bệnh sử: Từ khi có triệu chứng đến khi vào viên.
- Khai thác tiền sử bản thân bệnh nhân :
+ Bệnh lý mãn tính vùng TMH: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,
viêm tai…
+ Bệnh lý toàn thân
- Khai thác tiền sử gia đình: Trong gia đình có ai bị ung thư không, ung
thư cơ quan nào?
- Lý do bệnh nhân đến khám bệnh.
+ Đau vùng tai mũi họng.
+ Đau đầu.

+ Khàn giọng.
14
+ Chảy máu mũi, ngạt mũi, khịt ra máu.
+ Chảy máu, mũ tai, ù tai, nghe kém.
+ Rối loạn về nuốt.
+ Sưng hạch cổ.
+ Phát hiện khối u bất thường.
- Các triệu chứng thực thể:
+ Vị trí khối u
Mũi - xoang.
Hạ họng.
Thanh quản.
Amygdales – màn hầu.
Vòm họng.
Tai – xương chũm.
- Phân loại theo u lành tính và u ác tính.
+ U lành tính.
+ U ác tính.
- Tiền sử bệnh lý:
+ U lành tính:
Có bệnh mạn tính vùng Tai Mũi họng
Không có bệnh mạn tính vùng Tai Mũi Họng.
+ U ác tính:
Có bệnh mạn tính vùng Tai Mũi Họng.
Không có bệnh mạn tính vùng Tai Mũi Họng.
- Sự liên quan giữa thói quen và ung thư
Thói quen: Hút thuốc
Uống rượu
Ăn trầu
15

Thịt hun khói
Các thói quen khác.
- Liên quan giữa các loại ung thư và giới
Loại ung thư : K hạ họng.
K thanh quản.
K vòm.
K mũi – xoang.
K amygldales – màn hầu.
K tai - xương chũm.
- Tỷ lệ hạch cùng bên :
Có sờ thấy hạch
Không sờ thấy hạch
- Sự liên quan giữa thói quen và ung thư
+ Hút thuốc
+Uống rượu
+Ăn trầu
+Ăn thịt hun khói, nướng.
- Sự liên quan vị trí ung thư theo tuổi
+ K amyldale.
+ K thanh quản.
+ K hạ họng.
+ K mũi xoang.
+ K vòm.
+ K tai.
16
2.2.3. Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Epi-Info 2000 và Excel theo
các vấn đề trên.
P<0,05: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
p>0,05: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

p<0,01: Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.
17
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 60 bệnh nhân bị u vùng TMH đến khám và điều trị tại
Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế từ tháng 05/2006 - 04/2007, chúng tôi
có các kết quả sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1. Về giới và địa dư
Bảng 3.1: Tỷ lệ bệnh theo giới và địa dư
Số liệu chung Số BN Tỷ lệ %
p
Giới
Nam 37 61,6
< 0,01
Nữ 23 38,4
Đia dư
Thành thị 17 28,4
< 0,01
Nông thôn 43 71,6
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ bệnh theo giới
Nhận xét: BN nam (61,6%) cao hơn BN nữ (38,4). Sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê (p< 0,01)
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ bệnh theo địa dư
Nhận xét : BN ở nông thôn (71,6%), BN ở thành thị (28,4%). Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
18
3.1.2. Về tuổi và giới
Bảng 3.2 Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi và giới
Tuổi Giới Tổng số

Nam Nữ n %
≤15 1 1 2 3,3
16 - 30 8 4 12 20,2
31 - 40 2 2 4 6,6
41 - 50 9 9 18 30
51 - 60 5 3 8 13,3
61 - 70 7 2 9 15
≥71 5 2 7 11,6
Tổng sổ 37 23 60 100,0
Tỷ lệ % 61,6 38,4 100,0 100,0
p < 0, 01 < 0,01
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhận xét: Lứa tuổi mắc bệnh từ 41 - 70 tuổi có 35 trường hợp, chiếm tỷ
lệ cao (58,3%) so với các nhóm tuổi khác (p<0,01).
3.1.3. Về nghề nghiệp
Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số BN Tỷ lệ % p
Lao động chân tay 26 43,3
19
χ
2
= 24,94
P < 0,001
Lao động thủ công 11 10,9
CB-CN-VC 10 10,6
Học sinh – sinh viên 13 21,2
Tổng số 60 100,0
Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh theo nghề nghiệp
Nhận xét: Nghề nghiệp gặp nhiều nhất là lao động chân tay (43,3%) và
học sinh-sinh viên (21,2%). chiếm tỷ lệ cao hơn các ngành nghề khác (p<0,01)

3.1.2. Về các yếu tố nguy cơ
Bảng 3.4: Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ Số BN Tỷ lệ %
Thói quen xấu trong sinh hoạt 32/60 53,3
Tập quán ăn những chất có nguy cơ gây bệnh 21/60 35,5
Nhận xét: Số BN có bệnh lý u vùng tai mũi họng có thói quen hút thuốc,
uống rượu là 32 BN chiếm tỷ lệ 53,3%.
3.2. TÌNH HÌNH BỆNH LÝ U VÙNG TAI MŨI HỌNG
3.2.1. Tình hình bệnh lý u nói chung
3.2.1.1. Thời gian bệnh nhân phát hiện triệu chứng trước khi vào viện
Bảng 3.5: sự phân bố bệnh theo thời gian phát hiện triệu chứng
Thời gian phát hiện triệu chứng Số BN Tỷ lệ %
1 - 15 ngày 13 21,6
16 - 1 tháng 18 30
20
1 - 3 tháng 15 25
4 - 6 tháng 4 6,8
7 - 9 tháng 2 3,3
10 - 12 tháng 2 3,3
12 - 2 năm 3 5
> 2 năm 3 5
Tổng số 60 100,0
Biểu đồ 3.5: Sự phân bố bệnh theo thời gian phát hiện triệu
chứng
Nhận xét : Số BN mắc bệnh dưới 4 tháng là 46 BN, chiếm tỷ lệ (76,6%)
Cao hơn so với các nhóm khác.
21
3.2.1.2. Lý do vào viện
Bảng 3.6: Lý do vào viện
Lý do vào viện Số BN (n=60) Tỷ lệ %

Đau vùng tai mũi họng 49 81,6
Đau đầu 18 30
Khàn giọng 26 43,3
Chảy máu mũi, ngạt mũi, khịt ra máu 17 28,3
Chảy máu, mũ tai, ù tai, nghe kém 4 6,6
Rối loạn về nuốt 9 15
Sưng hạch cổ 5 8,3
Phát hiện khối u bất thường 8 13,9
Nhận xét: Lý do vào viện do đau vùng Tai Mũi Họng có 49 bệnh nhân
chiếm tỷ lệ 81,6% , do đau đầu có 18 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 30%, do khàn
giọng có 26 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 43,3%, do chảy máu mũi, ngạt mũi, khịt ra
máu có 17 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 28,3%, cao hơn so với các lý do vao viên
khác
3.2.1.3. Phân loại vị trí u vùng tai mũi họng
Bảng 3.7: Tỷ lệ từng loại vị trí u vùng tai mũi họng theo giới
Vị trí u
Giới Tổng số
p
Nam Nữ n Tỷ lệ %
Thanh quản 13 12 25 41,6
<0,01
Hạ họng 5 1 6 10
Amygdales-màn hầu 5 2 7 11,7
Mũi – xoang 10 5 15 25
Vòm họng 1 1 1,7
Tai – xương chũm 3 3 6 10
Tổng số 37 23 60 100,0
Tỷ lệ % 61,6 38,4 100,0 100,0
22
Biểu đồ 3.6: Phân bố vị trí u theo giới

Nhận xét: Số BN có u vùng thanh quản là 25 chiếm 41,6%, số BN có
u vùng amydale-màng hầu là 15 chiếm 25% cao hơn so với các vị trí khác.
3.2.1.4. Tỷ lệ giữa u lành và u ác
Bảng 3.8: Tỷ lệ giữa u lành và u ác
Nhận xét: Số BN có khối u lành tính là 35 chiếm tỷ lệ 58,3%, cao hơn
so với số BN có khối u ác tính là 25 chiếm tỷ lệ 41,7%.
Loại u Số BN Tỷ lệ %
U lành 35 58,3
U ác 25 41,7
Tổng 60 100,0
23
3.2.1.5 Về tiền sử bệnh lý
Bảng 3.9: Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử bệnh lý vùng TMH
Tiền sử bệnh lý Tổng số tỷ lệ %
U lành tính
Có bệnh mạn tính vùng TMH 31 (n=35) 88,6
Không có bệnh mạn tính vùngTMH 4 (n=35) 11,4
U ác tính
Có bệnh mạn tính vùng TMH 24 (n=25) 96
Không có bệnh mạn tính vùng TMH 1 (n=25) 4

Nhận xét: Đa số bệnh nhân có bệnh lý u điều có bệnh lý mạn tính :
- Trong 35 bệnh nhân có u lành tính thì có 31 bệnh nhân có tiền
sử bệnh lý mạn tính vùng TMH chiếm 88,6%.
- Trong 25 bệnh nhân có u ác tính thì có 24 bệnh nhân có tiền sử
bệnh lý mạn tính vùng TMH chiếm 96%.
3.2.2. Tình hình bệnh lý ung thư
3.2.2.1. Sự liên quan giữa thói quen và ung thư
Bảng 3.10: Liên quan giữa thói quen và ung thư
Thói quen Số BN (n=25) Tỷ lệ %

Hút thuốc 17 68
Uống rượu 17 68
Ăn trầu 1 4
Thức ăn có nguy cơ 9 36
Nhận xét: Số bệnh nhân có bệnh lý u là ung thư có 25 bệnh nhân, trong
đó có 17 bệnh nhân có liên quan với hút thuốc và uống rượu, chiếm tỷ lệ
68%.
24
3.2.2.2. Liên quan giữa các loại ung thư và giới
Bảng 3.11: Liên quan giữa ung thư và giới
Vị trí u
Giới Tổng số
Nam Nữ n Tỷ lệ%
Thanh quản 8 1 9 36
Hạ họng 3 3 12
Amygdale - màn hầu 5 2 7 28
Mũi – xoang 3 1 4 16
Vòm họng 1 1 4
Tai – xương chũm 1 1 4
Tổng số 20 5 25 100,0
Tỷ lệ % 80 20 100,0 100,0
p <0,01
Nhận xét: Số BN nam là 20 chiếm 80%, cao hơn so với BN nữ là 5
chiếm 20%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
3.2.2.3. Tỷ lệ hạch cùng bên
Bảng 3.12: Tỷ lệ hạch cùng bên ở bệnh nhân ung thư
Hạch cùng bên n=25 Tỷ lệ %
Có sờ được 12 48
Không sờ được 13 52
Nhận xét: Số BN có hạch cùng bên sờ được là 12 chiếm tỷ lệ 48%,

thấp hơn so với BN bị ung thư không sờ thấy hạch là 13 chiếm tỷ lệ 52%.
3.2.2.4. Sự liên quan vị trí ung thư theo tuổi
Bảng 3.13: Liên quan vị trí ung thư theo tuổi
Ung thư
Tuổi
Tổng %
<15 15-30 31-40 41-50 51-60 61-70 >70
Amygldale 1 4 1 1 7 28
Hạ họng 1 2 3 12
25

×