Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trườngtrong dạy học phần sinh thái học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.93 KB, 33 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNGTRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC
- SINH HỌC 12 CƠ BẢN
Người thực hiện: TRẦN THỊ NỤ
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục: 
Phương pháp dạy học bộ môn : 
Phương pháp giáo dục: 
Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013 -2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNGTRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC
- SINH HỌC 12 CƠ BẢN

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết phải đưa Giáo dục bảo vệ môi trường vào trường học
Môi trường có một vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống. Đó là không
gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài
nguyên, các chất phế thải của đời sống và sản xuất, đồng thời là nơi lưu trữ và
cung cấp thông tin cho con người.
Những hiểm họa khủng hoảng và suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa
cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của


nhân loại, của mỗi quốc gia và của mỗi người.
1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục & Đào tạo
về công tác giáo dục bảo vệ môi trường
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020 được Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm phát triển
đất nước là ''Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi
trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu''.
1.3. Thực trạng vấn đề vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở
các trường Trung học phổ thông chưa được quan tâm đúng mức
Một bộ phận lớn giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và THPT ở
các Sở GD&ĐT chưa được tập huấn phương pháp tích hợp/lồng ghép đưa các nội
dung BVMT vào các môn học, vì vậy còn có nhiều khó khăn trong việc triển khai
các hoạt động giáo dục BVMT. Hệ thống tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập về
giáo dục BVMT đã được biên soạn nhưng đầu sách và số lượng còn hạn chế và ít
được cung cấp đến các trường, các giáo viên.
1.4 Đặc điểm kiến thức phần Sinh thái học có nhiều nội dung liên quan
đến tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
Sinh thái học nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật với môi trường.
còn môi trường là toàn thể các điều kiện ngoại cảnh, trong đó sinh vật đang sinh
sống và phát triển. Tất cả các bài của Phần Sinh thái học – Sinh học 12 cơ bản đều
có liên quan đến bảo vệ môi trường.
Bản thân tôi cũng là một trong những người thầy đã tham gia giảng dạy trong nghề
từ năm 1986 đến nay còn một năm được cống hiến với nghề, cũng ôm ấp trong
mình biết bao nhiêu là ước mơ sẽ góp phần đào tạo một thế hệ trẻ năng động, sáng
tạo, thành thạo các kĩ năng sống, đáp ứng với yêu cầu mới của xã hội hiện nay. Tôi
phải có trách nhiệm tổ chức thực hiệnviệc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học
và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: “Bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi
hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo

hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm Phương
pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần Sinh thái học
bậc Trung học phổ thông”.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Định nghĩa môi trường
Từ điển tiếng Việt “ Môi trường là toàn bộ, nói chung những điều kiện tự
nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển, nói trong
mối quan hệ với con người, với sinh vật ấy”. [2, tr. 665]
Đối với HS phổ thông khái niệm MT được hình thành ở giai đoạn THCS, giai
đoạn THPT thì MT được khái niệm: “ MT là tất cả các nhân tố xung quanh sinh
vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn
tại, sinh trưởng và những hoạt động khác của sinh vật” [3, tr.150].
1.2. Giáo dục bảo vệ môi trường
1.2.1. Quan niệm về giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục môi trường : là một quá trình học tập làm tăng nhận thức của
người dân, nhận thức về các môi trường và những thách thức liên quan, phát triển
các kỹ năng chuyên môn cần thiết để giải quyết những thách thức và thúc đẩy
thái độ, động cơ, và cam kết để cho quyết định, hành động một cách có trách
nhiệm. (UNESCO, tuyên bố Tbilisi, 1977). Hội nghị Tbilisi đã khởi động chương
trình môi trường của liên hợp quốc (UNEP), đồng thời tuyên bố Tbilisi cũng khởi
đầu làm rõ bản chất của GDMT sau này [5],[6]
1.2.2 Tính cấp thiết của việc dục bảo vệ môi trường trong trường học
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của
loài người. Nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm và suy thoái môi trường là do sự
thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và
có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển
bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị

kiến thức, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao
động mới, người chủ tương lai của đất nước - người lao động, người chủ có thái độ
thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc BVMT, bảo đảm nhu
cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục BVMT là
vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.
Giáo dục BVMT phải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm
bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiện
trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng BVMT.
1.3. Sinh thái học phổ thông
Trong những phần, phân môn có liên quan đến môi trường, thì STH được xem
là cơ
sở của khoa học về môi trường. Vì STH có đối trượng nghiên cứu là mối quan hệ
giữa
SV và MT, giữa SV và SV. Từ đó đưa đến một cái nhìn tổng thể về sự sống trên bề
mặt Trái Đất như là sự tổng hợp các mối quan hệ tương hỗ giữa SV và MT, tạo
thành một
dòng liên tục trong hệ thống tương tác giữa vật chất và năng lượng. Con người
(hay tổ
chức xã hội của loài người) là một thành phần trong hệ thống tương tác đó. Do đó
tất cả các hoạt động của con người phục vụ đời sống điều tác động lên môi trường
một cách tích cực hay tiêu cực.
Về sinh thái học phổ thông (STH, sinh học 12 THPT). Trình bày các vấn đề
sinh thái căn bản, đặc trưng, tóm lược và thể hiện bằng bằng ngôn ngữ phổ thông,
nên gần gũi phù hợp với tâm lý học lứa tuổi phổ thông. Lứa tuổi đang dần bước
vào giai đoạn hoàn thiện nhận thức, có ước mơ, có hoài bảo và có sự quan tâm đến
các giá trị cuộc sống. Việc GDMT qua phần STH sẽ giúp HS hoàn thiện dần nhận
thức một cách cân bằng với thiên nhiên. Đó cũng là việc xác lập định hướng về thế
giới quan, nhân sinh quan cho học sinh trong hiện tại và tương lai.
1.4. Quan niệm về dạy học tích hợp và phương pháp dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập
trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn
của hệ thống dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học tốt nhất.
Theo các nghiên cứu của Trần Bá Hoành; Đào Thị Hồng; nhóm tác giả Vũ
Mai Thanh, Hoàng Thanh Hồng, Ngô Văn Hưng, Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung;
Nguyễn Kim Hồng . Trong dạy học tích hợp thì lồng ghép và liên hệ đóng vai trò
như là hai phương pháp thực hiện tích hợp. Còn các PPDH sinh học có thể gồm
các PP như: PP dùng lời, PP trực quan, PP thực hành . . . Dạy học tích hợp và
dạy học sinh học có quan hệ hữu cơ về mặt mục tiêu và nội dung, nên các phương
pháp cũng có mối quan hệ hữu cơ với lồng ghép và liên hệ. Do vậy, khi lồng
ghép, liên hệ cần kết hợp các PPDH sinh học sao cho phù hợp giữa mục tiêu và
nội dung STH với GDMT. Ngoài ra, các thành tố khác của quá trình dạy học như
phương tiện dạy học, hình thức tổ chức lớp học, kiểm tra - đánh giá cũng phải
thiết kế phục vụ cho mục tiêu và nội dung của dạy học tích hợp
1.2. Cơ sở thực tiễn
Để có cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm tôi tiến hành quan sát sư
phạm, tham khảo giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số cán bộ quản lý, giáo
viên bộ môn về thực trạng dạy và học Sinh học ở trường THPT hiện nay.
1.2.1.Thực trạng giảng dạy của giáo viên
-Ý kiến về nội dung GDMT trong chương trình sinh học THPT:
Theo khảo sát ý kiến cho thấy một số rào cản khách quan ảnh hưởng đến việc
tích hợp GDMT như: tích hợp làm nội dung sinh học thêm ôm đồm, nặng nề,
không có tài liệu hướng dẫn chi tiết về vấn đề GDMT Như vậy, việc nghiên
cứu khắc phục các rào cản để góp phần đưa tích hợp GDMT trở nên nhẹ nhàng,
tự nhiên, cụ thể và dễ tiếp cận hơn đối với GV là một nhiệm vụ mà thực tiễn hiện
nay đang đặt ra.
- Khảo sát quan niệm của GV về vai trò của GDMT :
Qua khảo sát nhìn chung,nhiều GV đồng ý rằng GDMT giúp HS mở rộng, đào
sâu kiến thức sinh học, có vai trò hình thành nhân cách cho HS giúp bồi dưỡng
tình yêu, trách nhiệm với thiên nhiên và con người.

- Hình thức tích hợp của GV:
Theo khảo sát thì một số GV tích hợp GDMT theo hình thức ngẫu hứng trên lớp,
không đưa vào giáo án. Đây là hình thức tích hợp đơn giản và linh động, tuy
nhiên mang tính chất bị động nên GV ít dùng. Một hình thức mang tính chủ
động, được
GV sử dụng nhiều là hình thức tích hợp GDMT có đưa vào giáo án cụ thể từng
bài, từng chương. Tuy hình thức này được sử dụng khá đại trà, nhưng chất lượng
trong thực tế là phân tán, bởi sự thông hiểu về vận dụng tích hợp khác nhau nên
khả năng áp dụng cũng khác nhau. Hạn chế này vẫn là tồn tại phổ biến của các
GV vì chưa có phương pháp tích hợp cụ thể nên còn gặp nhiều khó khăn.
1.2.2. Thực trạng học tập của học sinh
Tôi tiến hành thăm dò ý kiến của học sinh về thực trạng học tập đối với bộ
môn Sinh học ở một số lớp với số lượng học sinh điều tra là 200 học sinh.
Về mặt nhận thức, qua thăm dò các em phần lớn đều nói được vai trò của môi
trường đối với cuộc sống của loài người và sinh vật, chứng tỏ các em có tìm hiểu,
hiểu biết cơ bản về môi trường.
Bảng 1.5. Kết quả thăm dò về mức độ hứng thú trong giờ học
Giờ học đầy hứng
thú và bổ ích
Giờ học hứng thú ít
Giờ học bình
thường
Giờ học nhàm
chán
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ

(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
132 60 56 28 24 12 0 0
Đa số các em đều cho rằng khi học phần “Sinh thái học”- Sinh học 12 nếu
được Thầy (Cô) tích hợp bảo vệ môi trường thì giờ học sẽ tăng mức độ hứng thú
và bổ ích.
Nhận xét:
Qua các khảo sát cho thấy GDMT trong trường phổ thông của nước ta là
một nhiệm vụ có tính pháp lý và là đòi hỏi của thực tiễn. Nếu được thực hiện tốt
sẽ tăng thêm cơ hội cho các thắng lợi của các chương trình y tế cộng đồng,
phòng trừ dịch bệnh, duy trì đa dạng sinh học, …. Việc thực hiện đề tài “Phương
pháp tích hợp GDMT trong dạy học phần STH – Sinh học 12 cơ bản” cũng là
một mong muốn đóng góp của tôi cho mục đích giáo dục vì sự phát triển bền
vững.
Đây là giải pháp hoàn toàn mới được áp dụng đã được thông qua tổ, được các
thành viên trong tổ đóng góp và được ứng dụng tốt.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
2.1. Thiết kế quy trình tích hợp GDMT
2.1.1. Quy trình thiết kế
Qua nghiên cứu, tôi đề xuất quy trình vận dụng tích hợp GDMT như sau:
Sơ đồ 2.1. Vận dụng tích hợp GDMT vào phần STH
Quy trình này, được tổ chức thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu
Giai đoạn 2: Lập dàn ý nội dung
Giai đoạn 3: Xác định địa chỉ và nội dung tích hợp

Giai đoạn 4: Thiết kế giáo án tích hợp
2.1.2. Giải thích quy trình
2.1.2.1. Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu
Mục tiêu là cái cần đạt được trong hoạt động nào đó. Xác định mục tiêu DH
là bước quan trọng có tác dụng định hướng và khoanh vùng phạm vi của nội dung
dạy học, đảm bảo hoạt động dạy và hoạt động học diễn ra một cách có trọng tâm,
có đích đến rõ ràng.
Giống như mục tiêu bộ môn, mục tiêu GDMT cũng gồm các mục tiêu kiến
thức, kỹ năng và thái độ. Mục tiêu GDMT được xác định dựa vào nội dung kiến
thức tương đồng hoặc trùng lập với nội dung STH, và tập trung vào một số nội
dung kiến thức cụ thể của phần STH.
2.1.2.2. Giai đoạn 2: Lập dàn ý nội dung STH
Lập dàn ý: là lựa chọn và sắp xếp trật tự những nội dung cơ bản dự định
triển khai vào một bố cục hợp lý.
Để lập dàn ý nội dung, tôi phân chia thành 3 bước:
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu.
Xem xét tìm hiểu nội dung là xem xét thông tin được trình bày trong tài liệu,
hay phần tài liệu. Đó là các thông tin về đối tượng, về chủ đề đang được quan
tâm như: Khái niệm, đặc điểm, tính chất, quan hệ, ý nghĩa, quá trình, cơ chế, quy
luật, … xem xét, tìm hiểu nội dung sẽ cho ta biết được mức độ, phạm vi, dung
lượng của kiến thức.
Bước 2: Xác định luận đề, luận điểm.
Sau khi nghiên cứu bố cục và nội dung, được các thông tin cơ bản. Cần
phải tiến hành phân chia các thông tin đó thành các ý lớn về một vấn đề hoàn
chỉnh (luận đề), ý nhỏ (luận điểm).
+Luận đề: có thể xem như chủ đề về đối tượng hay một phần kiến thức về
đối tượng cần tổ chức cho HS nhận thức. Luận đề có tính khái quát.
+ Luận điểm: Là đơn vị kiến thức nhỏ hơn, cụ thể hơn so với luận đề. Mỗi
một luận điểm chứa đựng các thông tin riêng lẻ (ý nhỏ riêng lẻ) về một thuộc tính
bản chất vốn có của đối tượng cần nhận thức, tập hợp các luận điểm đó làm sáng

tỏ luận đề.
Bước 3: Tổ chức luận đề, luận điểm thành dàn ý nội dung.
Từ sản phẩm của bước 2. Ta dựa vào bố cục của nội dung kiến thức theo
logic của tài liệu, để sắp sếp các luận đề thành hệ thống, trong các luận đề chứa
các luận điểm.
2.1.2.3 Giai đoạn 3: Xác định địa chỉ và thiết kế nội dung tích hơp GDMT
Xác định địa chỉ tích hợp GDMT:
Sau khi phân tích thành nhiều luận điểm, ta xem xét lựa chọn các luận điểm
có chứa nội dung có thể tích hợp GDMT, thì luận điểm được lựa chọn đó là địa chỉ
cần xác định để có thể tích hợp nội dung GDMT.
Thiết kế nội dung tích hợp GDMT:
Tại địa chỉ đã xác định, ta thiết kế nội dung phù hợp với mục đích GDMT
Ví dụ: Bài 35- phần giới hạn sinh thái
Giai đoạn 4: Thiết kế giáo án tích hợp GDMT
Sơ lược về nội dung giáo án có tích hợp GDMT vào phần STH
1. Mục tiêu:
Kiến thức: kiến thức sinh thái học -kiến thức MT
Kỹ năng: các kỹ năng tư duy, kỹ năng học tập, kỹ năng hợp tác làm việc và
nghiên cứu tiếp cận…
Thái độ: niềm tin, cảm xúc, động lực…
2. Phương pháp dạy học:
- Các phương pháp đặc thù của bộ môn
- Phương pháp tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, con
đường tiếp cận và giải quyết vấn đề cho HS.
3. Phương tiện dạy học:
Các thiết bị công nghệ, đồ dùng, tranh ảnh…. Các phương tiện này chứa
đựng các thông tin về đối tượng cần nhận thức và được chuẩn bị để sử dụng
cho việc tổ chức hoạt động học cho HS.
4. Tiến trình lên lớp.
- Ổn định lớp:

- Kiểm tra bài cũ: nhằm giúp HS có thói quen ôn lại, nắm kiến thức cũ.
- Đặt vấn đề (giới thiệu bài mới): tạo tâm thế học tập
- Tổ chức hoạt động dạy – học dựa trên bố cục nội dung kiến thức
5. Củng cố và dặn dò
Việc củng cố sẽ giúp cho GV và HS có cái nhìn toàn cảnh về nội dung cơ bản
của giờ học. Giúp GV đánh giá được phần nào hiệu quả giảng dạy. Giúp HS nắm
lại các nội dung của tiết học.
2.2. Tổ chức vận dụng quy trình tích hợp GDMT đề xuất
Giới hạn sinh
thái (luận đề)
KN giới hạn sinh
thái (luận điểm 1)
Khoản thuận lợi
(luận điểm 2)
Khoảng chống chịu
(luận điểm 3)
Nội dung GDMT: từ
ảnh hưởng nhiệt độ
đối với cá
=> nhiệt độ trái
đất nóng dần lên
(hiệu ứng nhà
kính)
ảnh hưởng đến
sinh vật, con
người => khái
niệm, nguyên
nhân, hậu quả,
giải pháp
Địa chỉ

tích hợp
2.2.1. Dàn ý nội dung, địa chỉ và nội dung GDMT có thể tích hợp
2.2.1.1. Chương trình sinh thái học – 12 ban cơ bản
Trên cơ sở mục tiêu của đề tài và các phân tích trên, tôi sử dụng tài liệu chuẩn
kiến thức kỹ năng sinh học lớp 12 để lập dàn ý nội dung cho phần STH, qua đó
xác định địa chỉ và nội dung GDMT có thể tích hợp vào phần STH.
Theo chương trình sinh học 12 , phần STH gồm 3 chương:
Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật
Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Bài 36: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ trong quần thể
Bài 37, 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Bài 39: Biến động số lượng của quần thể sinh vật
Chương II: Quần xã sinh vật
Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Bài 41: Diễn thế sinh thái
Chường III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ MT
Bài 42: Hệ sinh thái
Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
2.2.12. Dàn ý nội dung, địa chỉ và nội dung GDMT có thể tích hợp
Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Luận đề (1) Luận điểm (2) Địa chỉ và nội dung GDMT (3)
1. Khái niệm
MT
Khái niệm MT Định nghĩa môi trường (theo bộ
Luật
MT sủa đổi 2005, Unesco)

2. Các NTST
Các NTST vô Sinh
Các NTSThữu sinh
Ảnh hưởng của các nhân tố vô
sinh
(các khí thải công nghiệp, khí nhà
kính)
3. Giới hạn
sinh thái
Giớihạn
Sinh thái
Ý nghĩa của việc BVMT, duy trì
khoảng thuận lợi về các nhân tố sinh
thái hữu sinh,vô sinh.
Khoảng
thuận lợi
Khoảng chống
chịu
Tác động của các nhân tố sinh thái
lên sinh
vật và con người.
Quy luật tác động của nhiệt độ
Trái đất nóng dần lên ( hiệu ứng nh
à
kính), biến đổi khí hậu, đe dọa sự tồn
tại của nhiều loài => bảo vệ môi
trường, hạn chế ảnh hưởng xấu của
biến đổi khí hậu.
4. Ổ sinh thái Ổ sinh thái
Nơi ở

Bảo tồn thiên nhiên qua việc bảo vệ
và duy trì
ổ sinh thái, nơi ở cho các loài.
Bài 36: Quần xã sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Luận đề (1) Luận điểm (2) Địa chỉ và nội dung GDMT (3)
1. Quần thể sinh
vật
Khái niệm Đa dạng sinh học ở Việt Nam.
2. Quá trình
hình
thành quần
thể
-Quần thể gốc
-Quần thể thích
nghi
-Quần thể mới
- Một số quần thể đặc hữu

Việt Nam.
- Yêu tự nhiên, có ý thức
3.Quan hệ giữa các
cá thể trong quần thể
- Quan hệ hỗ trợ
- Ý nghĩa
Lợi ích của các mối quan hệ
trong
quần
thể.
Vận dụng các mối quan hệ tron
g

quần thể vào bảo tồn tài nguyên
sinh vật.
- Quan hệ cạnh
tranh
- Ý
Bài 37-38: các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật
Luận đề (1) Luận điểm (2) Địa chỉ và nội dung GDMT
(3)
1. Tỉ lệ giới tính - Khái niệm Khai thác tài nguyên sinh
vật hợp lý.
- Ý nghĩa
- Các nhân tố ảnh hưởng tỉ
lệ
Bảo vệ sinh vật mùa sinh sản.
2. Nhóm
tuổi
- Trước sinh sản Bảo vệ tài nguyên sinh vật
- Sinh sản
- Sau sinh sản
Khai thác, bảo tồn các loài sv
3. Sự phân
bố cá
thể
- Phân bố theo nhóm
- Phân bố đồng đều
- Phân bố ngẫu
nhiên
Kỹ năng nghiên cứu sinh thái.
4. Mật độ
quần

thể
- Khái niệm
- Ý nghĩa
Kỹ năng nghiên cứu sinh thái
5. Kích thước
quần thể
- Kích thước tối thiểu - Một số loài có trong
sách đỏ,
nguy cơ và giải pháp
- Kích thước tối đa
- Các yếu tố ảnh hưởng
đến kích thước
-Điểu khiển kích thước g
iữ
trạng thái cân bằng qua việc
bảo vệ MT.
6. Tăng
trưởng
của quần
thể
Tăng trưởng trong
điều
-Sinh trưởng của quần thể
sinh vật gây bệnh.=> giữ gìn

vệ sinh môi trường, loại bỏ
tác nhân trung gian truyền
bệnh.
Tăng trưởng trong
điểu

7. Tăng trưởng
của quần thể
người
- Tình trạng gia tang dân
số
- Hậu quả
Tác động của dân số lê
n
tài nguyên: đất, nước, không
khí, sinh vật, xã hội. Nguy cơ
và giải pháp. Trách nhiệm
bản thân.
Bài 39: biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Luận đề (1) Luận điểm (2) Địa chỉ và nội dung GDMT (3)
1. Biến độngsố lượng
cá thể của quần thể.
Biến động theo chu
kỳ
Khái niệm về sự cố môi trường
Biến động không
theo chu kỳ
2. Nguyên nhân gây
biến động
- Do các nhân tố
vô sinh
- Do các nhân tố
hữu sinh
Nguyên nhân, cách hạn chế sự
cố
môi trường

3. Sự điều chỉnh số
lượng
- Điềuchỉnh tăng
- Điềuchỉnh giảm
- Kỹ năng quan sát dự
đoán biến
động số lượng cá thể của quần
thể.
4. Trạng thái cân bằng
của quần thể.
Khái niệm về
trạng thái cân bằng.
Quy luật cân bằng của tự
nhiên,
những hậu quả do con người
phá vỡ quy luật.
Tác hại của thuốc bảo vệ thực
vật
Bài 40: quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật
Luận đề (1) Luận điểm (2) Địa chỉ và nội dung GDMT (3)
1. Quần xã
sinh vật
Khái niệm: Một số quần xã tự nhiên
hoặc
nhân tạo ở địa phương,
xu
hướng biến đổi của quần xã đó.
2. Đặc trưng về
thành phần loài
trong quần xã

- Số lượng loài, số lượng
cá thể của mỗi loài
- Loài đặc trưng
- Loài ưu thê
Kỹ năng quan sát đánh giá môi
trường qua các đặc trưng
của quần xã.
Hiểu biết về vốn gen và đa
dạng sinh học.
3. Đặc trưng về
phân bố cá thể trong
không gian của
quần xã
- Phân bố theo chiều
thẳng đứng
-Phân bố theo chiều
gang
- Yêu thiên nhiên, thích
khám phá tự nhiên.
4. Quan hệ hỗ trợ -Cộng sinh
-Hợp tác
-Hội sinh
Sự cần thiết tác động vào các
mối quan hệ hỗ trợ của con
người đối với các loài sinh vật.

Yêu thiên nhiên, yêu các loài
sinh vật.
5. Quan hệ đối
kháng

-Cạnh tranh
-Kí sinh
- ức chế - cảm nhiễm
SV này ăn SV khác
Hạn chế ô nhiễm hóa học, tăng
cường sử dụng sinh vật đối
kháng trong phòng trừ dịch hại
Bài 41: Diễn thế sinh
thái
Luận đề (1) Luận điểm (2) Địa chỉ và nội dung GDMT (3)
1.Diễn thế sinh
thái
Khái niệm về diễn thế sinh
thái
Hậu quả của một số vấn
nạn:
chặt phá rừng, ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm đất ở địa
phương. sơ lược về tác hại của
chúng.
2. Nguyên nhân
của diễn thế sinh
thái
Nguyên nhân bên ngoài Biến đổi khí hậu
Hậu quả
Nguyên nhân bên trong Vấn đề ốc bưu vàng, rùa tai đỏ
3. Các loại diễn
thế sinh thái
Diễn thế nguyên sinh - Lợi ích của việc bảo vệ
môi trường

Diễn thế thứ sinh - Tác hại của rác thải, lợi
ích của việc phân loại
rác tại nguồn.
4. Tầm quan
trọng của việc
nghiên cứu diễn
thế sinh thái
- Quy luật phát triển
quần thể sinh vật
Kỹ năng quan sát dự đoán biến
động môi trường.
Chính sách khai thác, phục hồi
tài nguyên.
Cải tạo môi trường.
Bài 42: Hệ sinh
thái
Luận đề (1) Luận điểm (2) Địa chỉ và nội dung GDMT
(3)
1. Hệ sinh
thái
- Khái niệm về HST Mối quan hệ nhân quả giữa con
2. Các thành
phần cấu
trúc của
HST
- Thành phần vô sinh - Một số chỉ tiêu về MT

ý nghĩa của nó.
- Thành phần hữu sinh
3. Các kiểu

HST
Hệ sinh thái tự nhiên - Giá trị sinh học của các
HST và tác động của con
Hệ sinh thái nhân tạo
Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Luận đề (1) Luận điểm (2) Địa chỉ và nội dung GDMT (3)
1. Trao đổi vật
chất
trong
quần xã sinh
vật
Chuỗi thức ăn Vai trò của các loài trong đời sống của
con người.
Bậc dinh dưỡng
Lưới thức ăn Đa dạng sinh học, ý nghĩa của việc duy
trì đa dạng sinh học.
2. Tháp sinh
thái
Tháp số lượng - Kỹ năng quan sát, thu thập,
phân
tích đánh giá hiện trạng
HST.
Tháp sinh khối
Tháp năng lượng
3. Hiệu xuất
sinh thái
Khái niệm hiệu
suất
sinh thái.
- Hiểu được nơi kết thức của vật

chất hữu cơ và năng lượng. ý
thức bảo vệ các hệ sinh thái.
Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Luận đề (1) Luận điểm (2) Địa chỉ và nội dung GDMT (3)
1. Chu trình
sinh địa
hóa
Khái niệm về chu
trình
sinh địa hóa.
Tính chất toàn cầu của một số vấn
đề
về nhiên liệu, năng lượng và ô
nhiễm. Giáo dục về ý thức, hành vi
con người
2. Một số chu
trình sinh
địa hóa
Chu trình cacbon - Tài nguyên thiên nhiên,
nguồn
gốc, hiện trạng và tác
động.
- Vai trò của con người
Chu trình Nitơ
Chu trình nước
Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
Luận đề (1) Luận điểm (2) Địa chỉ và nội dung GDMT (3)
1. Dòng năng
lượng trong hệ
sinh thái

Chuỗi thức ăn Vai trò của các loài trong đời
sống
của con người.
Bậc dinh dưỡng
Lưới thức ăn Đa dạng sinh học, ý nghĩa của
việc
2. Một số khái
niệm sinh thái.
Tháp số lượng - Kỹ năng quan sát, thu thập,
phân tích đánh giá hiện
trạng HST.
Tháp sinh khối
Tháp năng lượng
3. Hiệu xuất sinh
thái
Khái niệm hiệu suất sinh
thái.
- Ý thức bảo vệ các hệ sinh thái.
- Tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm
năng lượng.
Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên
Luận đề (1)
Luận điểm (2)
Địa chỉ và nội dung GDMT
1. Các dạng tài
nguyên thiên nhiên
Tài nguyên tái sinh
Tài nguyên không tái sinh
Tài nguyên năng lượng

- Tài nguyên và vấn đề
MT
2. Hiện trạng sử
dụng và hậu quả.
- Khai thác bừa bãi - Ý thức đấu tranh,
ngăn
ngăn ngừa tác động
xấu
đến MT.
- Vấn đề nhận thức và
xây dựng nhận thức
- Giảm đa dạng sinh học
- Suy thoái tài nguyên
- Ô nhiễm MT
3. Khăc phục suy
thoái môi trường
và sử dụng bền
vững tài nguyên
thiên nhiên
- Khai thác bền vững
- Duy trì đa dạng sinh học
- GDMT
-Thế nào là suy thoái MT
- Thế nào là sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên.
- Phát triển bền vững là gì
4. Học sinh viết
báo cáo
- Chuỗi thức ăn, lưới
thức ăn ở địa phương.

Hình ảnh phản ánh thực
trạng môi trường
- HS đưa ra nhận
dinh
- Kỹ năng báo cáo, đánh giá
MT
2.3 Phương pháp tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học phần STH bậc
Trung học phổ thông
Để thực hiện nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong quá trình
dạy học phần Sinh thái học bậc THPT, tôi đã sử dụng các phương pháp dạy
học theo hướng tích cực đưới đây :
2.3.1. Phương pháp thuyết trình
Thuyết trình là phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu dùng lời .
Trong dạy học tích hợp giáo dục môi trường, thuyết trình có thể sử dụng một
cách hiệu quả trong trường hợp kết hợp với kênh hình để hình thành những khái
niệm trừu tượng, giải thích nguyên nhân của các hiện tượng trong thế giới tự
nhiên.
Ví dụ: Khi dạy bài 42 – “Hệ sinh thái” – Sinh học 12, để tích hợp giáo dục
BVMT vào nội dung của bài học này, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi như
sau:
- Em có nhận xét gì về thực trạng hệ sinh thái trên trái đất hiện nay ?
- Chúng ta cần làm gì để khắc phục hiện tượng trên ?
- Bảo vệ môi trường là việc của ai? Vì sao phải bảo vệ môi trường ?.
Để học sinh hiểu và nắm vững nội dung của các câu hỏi trên, giáo viên phải
dùng lời thuyết trình khi khai thác các kênh hình, phân tích hình ảnh, diễn giải
nguyên nhân làm cho hệ sinh thái bị suy thoái và đưa ra các giải pháp khắc phục.
Thuyết trình với đặc trưng là dùng lời, còn có ưu điểm là giáo viên có thể
truyền cảm xúc vào lời nói khi kể những câu chuyện về môi trường cho học sinh
nghe. Khi kể chuyện, các em sẽ chăm chú nghe và qua nội dung câu chuyện có
thể thấy được sự lo lắng của cả nhân loại đến những tác hại mà sự cạn kiệt tài

nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường gây ra đối với cuộc sống của con người;
ngược lại con người sẽ có cuộc sống bình yên khi được sống trong môi
trường trong lành của thiên nhiên. Mặt khác, học sinh cũng sẽ đồng cảm lên án
những hành vi tàn phá rừng, săn bắt và buôn bán trái phép những động vật quý
hiếm, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào bảo vệ môi trường.
2.3.2. Phương pháp vấn đáp (đàm thoại)
Là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi, học sinh trả lời hoặc có
thể tranh luận với nhau và tranh luận với giáo viên. Thông qua đó, học sinh lĩnh
hội được kiến thức trong bài và những kiến thức thực tiễn về môi trường liên
quan đến nội dung bài học. Trong đó, vấn tìm tòi được sử dụng nhiều và hiệu
quả nhất trong quá trình dạy học.
- Vấn đáp tái hiện: Là những câu hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức
đã học hoặc đã biết từ trước. Vấn đáp tái hiện thường chỉ được sử dụng trong bài
dạy với mục đích gợi ý, dẫn dắt học sinh trong khi học bài mới hoặc được dùng
khi liên hệ kiến thức đã học và kiến thức mới, hoặc trong khâu củng cố kiến
thức.
Ví dụ: Khi dạy bài 42: Hệ Sinh thái, GV nêu câu hỏi để kiểm tra bài cũ: Thế nào
là quần xã sinh vật ? Cho ví dụ .
- Vấn đáp tìm tòi: Là những câu hỏi mà câu trả lời phải chứa đựng những kiến
thức mới, những điều chưa biết. Các câu hỏi cần phải đa dạng, ở các mức độ tư
duy khác nhau theo đánh giá của Bloom và giáo viên nên đặt câu hỏi để kích
thích tư duy của học sinh ở mức độ cao hơn.
Ví dụ:
+ Mức độ biết: Hãy nêu vai trò của cây xanh đối với hệ sinh thái tự nhiên.
+ Mức độ hiểu: Vì sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh?
+ Mức vận dụng: Vì sao cây xanh được coi là máy lọc không khí?
+ Mức phân tích: Những nguồn nào gây ra ô nhiễm không khí?
+ Mức tổng hợp: Em hãy cho biết những giải pháp có thể thực hiện để bảo vệ
sự đa dạng của thế giới sinh vật?
+ Mức đánh giá: Có ý kiến cho rằng “không nên sử dụng các sản phẩm làm từ

da động vật”. Nhận định trên đúng hay sai? Tại sao?
Phương pháp đàm thoại có tác dụng giúp cho học sinh dễ hiểu và nắm vững
những vấn đề về môi trường hơn. Các em được cùng tham gia, trao đổi ý kiến
với nhau để xây dựng bài nên sẽ hoạt động sôi nổi hơn, qua đó kỹ năng tư duy
năng lực cá nhân được khai thác và phát triển.
Phương pháp này còn phản ảnh được mức độ hiểu và nắm vững kiến thức
cơ bản của học sinh, đồng thời giúp cho giáo viên có thể phát hiện được những
điểm yếu của học sinh và có biện pháp khắc phục ngay những điểm yếu đó. Tuy
nhiên phương pháp đàm thoại có nhược điểm là cần nhiều thời gian hơn. Mặt
khác, nếu thực hiện theo hình thức tổ chức hoạt động đồng loạt (cả lớp) thì
thường chỉ có một số ít học sinh tham gia thực sự nên giáo viên cần lựa chọn nội
dung tích hợp và hình thức tổ chức hoạt động để vận dụng phương pháp này cho
thích hợp và hiệu quả.
Ví dụ: Bài 44 - Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển.Khi dạy phần II - 1 chu
trình cacbon,
GV sử dụng biện pháp hỏi đáp tìm tòi sau:
Qua hình 44.2, tr196 SGK và các kiến thức Sinh học đã học, em hãy cho biết:
Hình 44.2. Chu trình cacbon
- Bằng những con đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể
sinh vật, trao đổi trong quần xã và trả lại môi trường không khí và môi trường
đất ?
- Có phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục
theo vòng tuần hoàn kín hay không ? Vì sao ?
- Nguyên nhân nào làm cho nồng độ khí CO
2
trong bầu khí quyển tăng ?
Hậu quả ? Chúng ta làm gì để hạn chế hậu quả trên ?
2.3.4. Phương pháp thảo luận nhóm
Là phương pháp dạy học tích cực, lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi
nhóm từ 4 đến 6 học sinh hoặc 02 học sinh ngồi cùng bàn là một nhóm. Mỗi

nhóm được giao cụ thể một nhiệm vụ học tập và các thành viên trong nhóm đều
phải tham gia vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. [8]
Tùy theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập và cách tổ chức của giáo viên
mà mỗi nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay theo tiêu chí nào đó, cùng thực
hiện một nhiệm vụ như nhau hoặc các nhiệm vụ khác nhau.
Trong mỗi nhóm học sinh phải có tổ chức như bầu nhóm trưởng, thư ký, giao
nhiệm vụ cho từng thành viên sao cho em nào cũng phải làm việc, phù hợp với
năng lực của mỗi cá nhân.
Để phương pháp dạy học này đem lại hiệu quả cao, giáo viên cần chú ý tổ
chức và thực hiện theo đúng qui trình. Cụ thể như sau:
* Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ, cung cấp tư
liệu (phim tư liệu, hình ảnh, số liệu …) và hướng dẫn các nhóm làm việc.
* Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận thống nhất nội dung theo yêu
cầu. Giáo viên bao quát, uốn nắn học sinh làm việc.
* Bước 3: Giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo trình
tự nội dung của bài học, tự đánh giá lẫn nhau và góp ý cho nhau: Đại diện các
nhóm trình bày kết quả thảo luận theo nội dung yêu cầu đã được qui định. Các
nhóm khác còn lại chú ý theo dõi, nhận xét và góp ý.
* Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn xác kiến thức và làm rõ những
phần nội dung khó.
* Bước 5: Liên hệ thực tế địa phương theo nội dung tích hợp đã định.
+ Lựa chọn nội dung tích hợp sát với nội dung của bài học.
+ Xác định mục tiêu và phương thức tích hợp.
Khi sử dụng phương pháp này trong việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
địa phương vào nội dung của các bài học trong phần Sinh thái học bậc THPT,
giáo viên cần chú ý:
+ Nội dung thảo luận phù hợp với hình thức tổ chức hoạt động này và khả năng
nhận thức của học sinh.
+ Tạo cơ hội thuận lợi cho tất cả các thành viên trong nhóm tham gia thảo luận,
trình bày ý kiến của mình.

+ Dự kiến các tình huống có thể nảy sinh và phương án giải quyết.
+ Bao quát và uốn nắn kịp thời hoạt động của các nhóm theo nội dung yêu cầu
và mục tiêu đã định.
+ Chú ý rèn cho học sinh tính tự giác, tích cực tham gia và ý thức tôn trọng ý
kiến của bạn.
+ Chọn hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh, mức độ và
tính chất của nội dung theo mục tiêu đã định.
+ Sau khi trả lời xong nội dung yêu cầu của các câu hỏi (phiếu học tập), giáo
viên phải nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và rút ra kết luận
(thông tin phản hồi).
+ Chọn nội dung tích hợp sát với nội dung của bài học. Qua đó giáo dục cho
học sinh ý thức bảo vệ môi trường, liên hệ thực tế ở môi trường nơi mà các em
đang sinh sống.
Ví dụ: Bài 41: Diễn thế sinh thái. Khi dạy mục II.
Cách thức tiến hành hoạt động nhóm như sau:
• Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (04 học sinh ở hai bàn
quay lại thành 1 nhóm), giao nhiệm vụ, cung cấp phiếu học tập và hướng dẫn
các nhóm làm việc. Dựa vào các nguồn tài liệu do giáo viên cung cấp và nội
dung mục II trong sách giáo khoa để hoàn thành nội dung của phiếu học tập.
Phiếu học tập: Tìm hiểu các loại diễn thế sinh thái (5 phút)
Hoàn thành bảng sau khi quan sát đoạn phim về diễn thế nguyên sinh và diễn
thế thứ sinh, kết hợp mục III SGK:
Nội dung Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh
Giai đoạn khởi đầu
Giai đoạn giữa
Giai đoạn kết thúc
Từ bảng trên, so sánh diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận thống nhất nội dung và ghi kết
quả vào phiếu học tập. Giáo viên bao quát, hướng dẫn học sinh làm việc
Bước 3: Giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả làm việc, tự đánh giá

lẫn nhau:
• Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc theo nội dung yêu cầu đã
được qui định.
• Các nhóm khác còn lại chú ý theo dõi, nhận xét và góp ý.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn xác kiến thức và làm rõ những phần
nội dung khó.
Bước 5: Liên hệ thực tế địa phương
Giáo viên đặt vấn đề: Hoạt động phá hoại rừng ven biển là loại diễn thế nào ?
Sau đó liên hệ thực tế ở địa phương bằng cách đặt câu hỏi: Hãy nêu các biện
pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chuẩn xác kiến thức và giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường sinh thái ở địa phương.
2.3.5. Phương pháp thí nghiệm
Phương pháp này dùng trong GDMT để minh họa cho kiến thức đã học hoặc
để dạy kiến thức mới hoặc để tìm lời giải đáp cho một vấn đề nào đó. Đối với
những thí nghiệm đòi hỏi phải tiến hành trong thời gian dài thì giáo viên hướng
dẫn học sinh làm ở nhà và trình bày kết quả tại lớp.
Ví dụ: Khi dạy bài 35, mục I – “Môi trường và các nhân tố sinh thái” – Sinh học
12, giáo viên có thể tổ chức và hướng dẫn cho học sinh thực hành thí nghiệm về
ảnh hưởng của nhiệt độ đến hô hấp của cá. Cách tiến hành như sau:
• Chuấn bị các dụng cụ: Bình thủy tinh, chậu lớn, cá, nước đá, nước nóng,
ca/cốc đong, nhiệt kế, đông hồ đếm giây.
• Cho cá vào trong chậu lớn, đo nhiệt độ, xác định tần số hô hấp của cá bằng
cách đếm số lần cá ngáp/ phút; đếm 03 lần rồi xác định giá trị trung bình.
• Dùng nước đá pha thêm vào sao cho nhiệt độ hạ xuống 5 độ hoặc dùng nước
nóng pha thêm sao cho nhiệt độ tăng thêm 5 độ, cho tới khi cá ngừng hô hấp.
• Đếm số lần hô hấp của cá ở mỗi lần thay đổi nhiệt độ và rút ra kết luận về sự
ảnh hưởng của nhiệt độ đến hô hấp của cá.
Tương tự như vậy có thể làm thí nghiệm về sự ảnh hưởng của PH tới hô hấp
của cá. Thí nghiệm này có thể dùng a xit ( trong quả Chanh ) và dung dịch

NaOH để làm thay đổi độ PH của nước trong bình.
Thông qua nội dung và kết quả của thí nghiệm này, giáo viên liên hệ thực tế ở
địa phương, giáo dục cho học sinh ý thức BVMT nước để đảm bảo sự cân bằng
môi trường sinh thái ở địa phương.
2.3.6. Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai cho phép học sinh thể hiện hành động, quan điểm, đưa
ra quyết định về một vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học ngay tại lớp dựa trên
việc đóng giả làm các nhân vật có thật trong đời sống. Đóng vai phần nào giúp
học sinh trải nghiệm việc thực hiện các hành động BVMT, có được kinh nghiệm,
đây là cơ sở quan trọng góp phần hình thành ý thức, thái độ và hành vi của học
sinh về môi trường, vì vậy đây là phương pháp dạy học rất có hiệu quả trong
giáo dục môi trường.
Phương pháp đóng vai có thể dựa trên kịch bản và phân vai do giáo viên chuẩn
bị hoặc cũng có thể giáo viên đưa ra tình huống cần phải giải quyết, học sinh sẽ
phải tự chuẩn bị kịch bản và đề ra phương án giải quyết theo mục tiêu đã định.
Khi đóng vai, mỗi vai – nhân vật thường do một em đảm nhận, nhưng cũng có
thể chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ đại diện cho một vai – một
nhân vật nào đó trong kịch bản.
Ví dụ: Khi đưa ra biện pháp cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ven
biển , giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng các vai như sau:
• Lâm tặc: Khai phá rừng để nuôi tôm.
• Người nông dân sống ở vùng đệm: Thể hiện hành động tự ý chặt cây làm củi,
săn bắt động vật để làm thức ăn hoặc bán.
• Người dân lương thiện: Thể hiện bị bệnh tật do phải gánh chịu những hậu quả
của việc khai phá rừng bừa bãi và ô nhiễm môi trường (thiên tai, bệnh dịch, …).
• Cán bộ kiểm lâm: Ngăn cản không cho lâm tặc và người nông dân khai phá
rừng bừa bãi.
• Cán bộ địa phương đại diện cho pháp luật: Tất cả các hoạt động khai thác rừng
không có giấy phép là những hành vi vi phạm pháp luật, phải được xử lí nghiêm
khắc.

• Lãnh đạo địa phương: Giải quyết, bố trí công ăn việc làm cho lâm tặc, giao đất
cho người nông dân trồng rừng để sinh sống.
Trong quá trình các nhân vật đóng vai thể hiện, cả lớp chú ý theo dõi các tình
huống, thu thập thông tin. Sau đó, đóng góp ý kiến bổ sung để nội dung kịch bản
hoàn chỉnh hơn, sát với mục tiêu đã định.
Từ đó, mỗi học sinh cần rút ra được vai trò của rừng đối với môi trường và cuộc
sống của con người, sự cần thiết và tầm quan trọng của việc bảo vệ HST rừng
ngập mặn
2.3.7. Phương pháp giao cho học sinh các bài tập làm ở nhà
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh các bài tập với những nhiệm vụ cụ thể có
liên quan tới nội dung của bài học trên lớp, phù hợp với tính chất nội dung và
mục tiêu của bài học. Các bài tập này có thể là bài tập lí thuyết hoặc bài tập thực
hành, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện và qui định thời gian hoàn thành.
Bằng cách này giúp cho học sinh có điều kiện làm quen với việc nghiên cứu, tìm
hiểu sâu hơn các vấn đề về MT, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

×