Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

công tác quản lý nvl tại công ty cổ phần may và dịch vụ hưng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.55 KB, 95 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo và ban
giám hiệu nhà trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Nhà trường đã tạo
môi trường và điều kiện học tập tốt cho sinh viên, các thầy cô luôn nhiệt tình
giảng dạy và hướng dẫn tận tình trong quá trình học tập tại trường để tôi có
thể hoàn thành khóa học và khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thảnh cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên
Công ty cổ phần May và dịch vụ Hưng Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
thực tập tại công ty, trên cơ sở đó đã giúp tôi tiếp cận tình hình thực tế và hình
thành đề tài nghiên cứu.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Ths. Hoàng Sĩ Thính.
Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức bản thân còn hạn chế nên
không thể tránh được những thiếu xót trong quá trình thực hiện nghiên cứu
này. Chính vì vậy rất mong sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn để bài
khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Mai Hương
i
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC BẢNG viii


PHẦN I 1
PHẦN I 1
MỞ ĐẦU 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối Tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
1.4. Kết quả nghiên cứu dự kiến 3
PHẦN II 4
PHẦN II 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
ii
2.1.1. Các thuật ngữ và khái niệm 4
Vật liệu phụ 10
Vật liệu phụ 10
Mục tiêu quản lý NVL 14
Mục tiêu quản lý NVL 14
2.1.2. Nội dung của công tác quản lý NVL trong doanh nghiệp 16
2.2. Cơ sở thực tiễn 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
PHẦN III 29
PHẦN III 29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

3.1. Khái quát địa điểm thực tập 29
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần may và dịch vụ
Hưng Long 29
3.2. Khái quát tình hình tài chính công ty 36
3.2.1. Tình hình kết quả kinh doanh 36
3.2.2. Phân tích một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty ảnh hưởng
tới công tác quản lý nguyên vật liệu 39
3.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
44
Tỷ lệ giá vốn trên doanh thu của năm 2012 tăng 6.64 % so với năm 2012
2011 cho thấy công tác quản lý sản xuất và tính giá của doanh
nghiệp không thực sự hiệu quả, tuy nhiên của năm 2013 đã giảm
2.23% so với năm 2012 đã làm tỷ lệ lợi nhuận tăng đáng kể 45
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 giảm 13.88% so với năm 2011
do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, đến năm 2013 tình hình sản
iii
xuất ổn định nên tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tăng 5.78% so với
năm 2012 45
3.3. Thực trạng công tác quản lý NVL tại công ty 45
3.3.1. Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại Công ty 45
3.3.1.2. Phân loại NVL 47
3.3.1.2. Phân loại NVL 47
Sơ đồ 3.2. Phân loại nguyên vật liệu 47
Sơ đồ 3.2. Phân loại nguyên vật liệu 47
3.3.2. Thực trạng công tác quản lý NVL của công ty 48
Số tiền bằng chữ: hai trăm hai tám triệu, bốn trăm tám ba nghìn, hai trăm
đồng 57
Số tiền bằng chữ: hai trăm hai tám triệu, bốn trăm tám ba nghìn, hai trăm
đồng 57
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn

vị 57
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn
vị 57
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ
tên) 57
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ
tên) 57
PHIẾU XUẤT KHO 63
PHIẾU XUẤT KHO 63
Sau mỗi quá trình sản xuất, công ty phải tiến hành đánh giá việc sử dụng
nguyên vật liệu để xác định hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu đã
được tối ưu hay chưa? và tìm ra những hạn chế còn tồn tại để có
biện pháp kịp thời khắc phục 66
3.4. Đánh giá công tác quản lý NVL tại công ty 68
iv
3.4.1. Đánh giá chung tình hình quản lý NVL tại công ty 68
3.4.2. Những kết quả đạt được 69
3.4.3. Những hạn chế yếu kém trong công tác quản lý NVL 70
3.4.4. Nguyên nhân của những hạn, chế yếu kém 71
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguyên vật liệu tại
công ty Cổ phần may và dịch vụ Hưng Long 72
3.5.1. Định hướng phát triển của công ty Cổ phần may và dịch vụ
Hưng Long 72
3.5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại
công ty 74
- Cơ sở của giải pháp 74
- Cơ sở của giải pháp 74
Nội dung của giải pháp 74
Nội dung của giải pháp 74
Cùng với việc các công ty lớn trong ngành may mặc đã áp dụng phương

pháp này cho việc xác định định mức nguyên vật liệu cho sản
xuất nên cũng là một cơ hội thực tiễn giúp công ty học hỏi và trao
đổi kinh nghiệm từ hiệp hội các công ty sản xuất và gia công may
mặc tham gia và các hiệp hội, diễn đàn 80
Cùng với việc các công ty lớn trong ngành may mặc đã áp dụng phương
pháp này cho việc xác định định mức nguyên vật liệu cho sản
xuất nên cũng là một cơ hội thực tiễn giúp công ty học hỏi và trao
đổi kinh nghiệm từ hiệp hội các công ty sản xuất và gia công may
mặc tham gia và các hiệp hội, diễn đàn 80
Nội dung của giải pháp 80
Nội dung của giải pháp 80
Tính khả thi của giải pháp 82
Tính khả thi của giải pháp 82
v
PHẦN IV 83
PHẦN IV 83
83
83
KẾT LUẬN 83
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
1. KCS Kiểm tra chất lượng
2. NPL Nguyên phụ liệu
3. NVL Nguyên vật liệu
4. SP Sản phẩm
5. SX Sản xuất

vii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Bảng biểu các mặt hàng chủ yếu và thị trường hiện
tại của công ty 30
Bảng 3.2. Phân bố diện tích công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng long
31
Bảng 3.3. Danh mục máy móc thiết bị của công ty Hưng Long năm 2013
31
Bảng 3.4: Cơ cấu lao động Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long
năm 2013 32
Bảng 3.5. Báo cáo kết quả kinh doanh trong những năm gần đây 36
Bảng 3.6. Bảng báo cáo về sản lượng sản phẩm sản xuất 39
Bảng 3.7. Thị trường theo khu vực của công ty Hưng Long 41
Bảng 3.8. Bảng phân tích tỷ lệ tài chính khác 44
Bảng 3.9. Thị trường nhập nguyên, phụ liệu để sản xuất 46
Bảng 3.10. Lệnh sản xuất 50
Bảng 3.11. Kế hoạch NVL chính dùng cho phân xưởng T12/ 2013 52
Bảng 3.12. Tình hình thực hiện kế hoạch NVL chính tháng 12/2013 66
Bảng 3.13. Số lượng phế liệu, phế phẩm thu hồi của một số NVL 67
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần May và Dịch vụ
Hưng Long 34
Sơ đồ 3.2. Quy trình sản xuất sản phẩm 43
ix
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Một doanh nghiệp muốn kinh doanh sản xuất hiệu quả thì yếu tố đầu tiên
cần phải chú trọng đó là nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu đóng một vai trò hết
sức quan trọng, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố trực tiếp để cấu thành nên thực thể sản phẩm, nếu thiếu NVL
thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, NVL liên quan trực tiếp đến hế hoạch
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh,
chi phí nguyên vật liệu chếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm,
chất lượng NVL ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò quan trọng của
NVL đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng, quản lý nguyên vật liệu một cách
hợp lý, chặt chẽ ở tất cả các khâu từ quá trình thu mua vận chuyển liên quan tới
việc dự trữ vật tư, đấy chính là một biện pháp chủ yếu không những hạ giá
thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn nâng cao được
chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
Công ty Cổ phần may và dịch vụ Hưng Long là một doanh nghiệp hoạt
động sản xuất hàng may mặc phục vụ xuất khẩu. Được thành lập từ năm 2001,
công ty đã trải qua 13 năm hoạt động và phát triển, bằng những nỗ lực không
ngừng của ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần
may và dịch vụ Hưng Long đã có thương hiệu trên thị trường quốc tế, đặc biệt
là thị trường Châu Âu. Công ty sử dụng NVL đầu vào rất phong phú đa dạng
về chủng loại, số lượng. Do vậy công tác quản lý NVL của công ty là rất quan
1
trọng, nó đã giúp công ty giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến thu
mua, nhập – xuất, bảo quản và sử dụng NVL trong quá trình sản xuất. Nhận
thức được sự cần thiết về công tác quản lý NVL và qua tính hình thực tập tại
công ty, tôi nhận thấy rằng công ty cần phải có những giải pháp nâng cao công
tác quản lý NVL hơn nữa đề có thế tiết kiệm một cách tối đa chi phí sản xuất.
Vì vậy, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài khóa luận: “Công tác quản lý
NVL tại công ty Cổ phần may và dịch vụ Hưng Long”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của luận văn là tìm hiểu thực trạng quản lý nguyên vật
vật liệu tại công ty may Hưng Long để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý NVL tại công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nhằm đạt được mục tiêu tổng quát trên, chúng ta phải hoàn thành các mục
tiêu cụ thể sau:
- Tìm hiểu những vấn đề mang tính chất lý luận về NVL, quản lý NVL.
- Nghiên cứu thực trạng tình hình công tác quản lý NVL tại Công ty Cổ
phần may và dịch vụ Hưng Long.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NVL
tại Công ty Cổ phần may và dịch vụ Hưng Long.
1.3. Đối Tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của là thực trạng công tác quản lý NVL của Công ty
Cổ phần may và dịch vụ Hưng Long.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tình hình công tác quản lý NVL tại công ty may
Hưng Long
2
- Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần may và dịch vụ Hưng Long, km
24 – Quốc lộ 5A – Dị Sử - Mỹ Hào – Hưng Yên
- Phạm vi thời gian: Phạm vi về thời gian số liệu năm 2011, năm 2012 và
năm 2013. Thời gian nghiên cứu đề tài từ ngày 14/7/2014 đến 30/10/2014.
1.4. Kết quả nghiên cứu dự kiến
- Đề tài sau khi nghiên cứu sẽ đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty qua 3 năm 2011, 2012 và 2013
- Thực trạng quản lý nguyên vật liệu tại công ty
- Đánh giá ưu, nhược điểm công tác quản lý NVL tại công ty và đưa ra

một số giải pháp nhằm khắc phục yếu kém trong việc quản lý NVL của công
ty.
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các thuật ngữ và khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về NVL
NVL là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích tác động
vào nó. NVL là đối tượng lao động nhưng không phải bất cứ một đối tượng lao
động nào cũng là NVL mà chỉ trong điều kiện đối tượng lao động mà do lao
động làm ra thì mới hình thành NVL.
NVL là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, giá
trị NVL tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản
phẩm dịch vụ tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Đối với các doanh
nghiệp sản xuất thì giá trị NVL chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá trị sản
phẩm [3].
2.1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu là những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho, vật
liệu tham gia giai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh để hình thành
nên sản phẩm mới, chúng rất đa dạng và phong phú về chủng loại.
- Nguyên vật liệu là cơ sở vật chất hình thành nên thực thể sản phẩm
trong mỗi quá trình sản xuất vật liệu không ngừng chuyển hoá và biến đổi về
mặt giá trị và chất lượng.
- Giá trị nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản
phẩm mới được tạo ra.
- Về mặt kỹ thuật, nguyên vật liệu là những tài sản vật chất tồn tại dưới
nhiều dạng khác nhau, phức tạp vì đời sống lý hoá nên dễ bị tác động của thời
tiết, khí hậu và môi trường xung quanh.
4

- Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu chiếm tỷ
trọng cao trong tài sản lưu động và tổng chi phí sản xuất, để tạo ra sản phẩm thì
nguyên vật liệu cũng chiếm tỷ trọng đáng kể.
- Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm.
Nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Nguyên vật liệu có đảm bảo chất lượng, đúng quy
cách, đúng chủng loại thì chất lượng của sản phẩm mới được đảm bảo, phục vụ
tốt nhu cầu tiêu dùng của xã hội cũng như đảm bảo hơn điều kiện cạnh tranh
cho doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Điều đó dẫn đến phải tăng cường
công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu hợp lý trong các doanh nghiệp sản
xuất [3].
2.1.1.3. Phân loại NVL
Trong các Doanh nghiệp sản xuất NVL bao gồm rất nhiều loại, nhiều thứ
với nội dung kinh tế công dụng và tính năng lý hoá khác nhau. Để có thể quản
lý NVL một cách chặt chẽ và đạt hiệu quả cần thiết phải tiến hành phân loại
NVL.
Mỗi Doanh nghiệp do tính chất đặc thù trong sản xuất kinh doanh nên sử
dụng những loại vật liệu khác nhau, phân loại NVL là việc nghiên cứu sắp xếp
các loại vật tư theo từng nội dung, công dụng tính chất thành phần của chúng
nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị của Doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào đặc điểm
sản xuất kinh doanh và yêu cầu về quản lý NVL.
Nhìn chung thì NVL được phân chia theo các cách sau đây:
 Phân loại theo vai trò và tác dụng của NVL trong sản xuất kinh
doanh vật liệu:
- NVL chính: Là đối tượng lao động chính trong quá trình sản xuất của
doanh nghiệp. Nguyên vật liệu chính là vật chất chủ yếu tạo nên thực thể của
sản phẩm. Nguyên vật liệu chính phụ thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể, sản
5
phẩm cụ thể như sắt thép trong Nhà máy chế tạo cơ khí, bông trong Nhà máy

dệt… [3]
- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất,
không cấu thành thực thể chính của sản phẩm. Vật liệu phụ chỉ tác dụng phụ
trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như làm tăng chất lượng vật liệu
chính và sản phẩm, phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ thi công, cho nhu
cầu công nghệ kỹ thuật bao gói sản phẩm. Trong ngành dệt may gồm có thuốc
nhuộm, thuốc tẩy, băng keo phục vụ quá trình sản xuất.[3]
- Nhiên liệu: Là những thứ được sử dụng cho công nghệ sản xuất sản
phẩm cho các phương tiện vật chất, máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất
kinh doanh.[3]
- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng dùng để thay thế sữa chữa và
thay thế cho máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải.[3]
- Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm vật liệu và thiết bị cần lắp, không
cần lắp, vật kết cấu khác doanh nghiệp phục vụ mục đích đầu tư xây dựng cơ
bản.
- Vât liệu khác: Là toàn bộ vật liệu còn lại trong quá trình sản xuất chế tạo
ra sản phẩm hoặc phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định.[3]
Việc phân chia vật liệu một cách tỷ mỉ chi tiết trong doanh nghiệp sản
xuất được thực hiện trên cơ sở xây dựng và lập sổ danh điểm vật liệu. Trong
đó, vật liệu được chia thành các loại nhóm thứ bằng hệ thống ký hiệu các chữ
số để thay thế cho tên gọi nhãn hiệu, quy cách vật liệu. Những ký hiệu đó được
gọi là danh điểm vật liệu và được áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn doanh
nghiệp, giúp cho các bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ trong công
tác quản lý vật liệu.[3]
Mỗi loại vật liệu có thể sử dụng một số trong danh điểm vật liệu, sổ danh
điểm vật liệu được xây dựng trên cơ sở số liệu của từng nhóm và đặc tính công
dụng của chúng. Tuỳ theo nhóm, thứ vật liệu mà kết cấu số liệu gồm 1,2, hoặc
3 chữ số.
6
 Phân loại theo nguồn gốc NVL.[3]

 NVL mua ngoài.
 NVL tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến.
 NVL nhận vốn góp liên doanh của các đơn vị khác hoặc được cấp phát biếu
tặng.
 NVL thu hồi vốn góp liên doanh.
 NVL khác như kiểm kê thừa, vật liệu không dùng hết.
 Phân loại theo mục đích và nội dung NVL.
 NVL trực tiếp dùng vào sản xuất kinh doanh.
 NVL dùng cho các nhu cầu khác phục vụ ở quản lý phân xưởng, tổ đội
sản xuất, cho nhu cầu bán hàng quản lý doanh nghiệp.
2.1.1.4. Vai trò của NVL trong sản xuất kinh doanh
Vai trò của NVL trong quá tình sản xuất: NVL là yếu tố đầu vào không
thể thiếu được với mọi quá trình sản xuất hay nói cách khác không có NVL sẽ
không có sản xuất. Bởi thực chất quá trình sản xuất là việc chế biến NVL thành
sản phẩm với những thuộc tính mong muốn. Chính vì vậy một doanh nghiệp
muốn ổn định sản xuất không muốn rơi vào tình trạng đình trệ thì phải luôn
đảm bảo nguồn cung ứng NVL cho doanh nghiệp của mình. Cũng chính vì vai
trò quan trọng của NVL đối với quá trình sản xuất như vậy mà trong nhiều
trường hợp thị trường khan hiếm NVL xảy ra tình trạng ép giá đẩy giá NVL lên
cao khủng khiếp khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất không có khả năng thanh
toán.
Vai trò của NVL trong quá trình kinh doanh: Một doanh nghiệp kinh
doanh bao giờ cũng muốn bán được nhiều hàng thu được nhiều lợi nhuân. Để
làm được điều này phải tạo được uy tín của mình trên thị trường. Muốn vậy
doanh nghiệp phải có sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được thị hiếu người
tiêu dùng. Doanh ngiệp sẽ không thể có sản phẩm tốt nếu NVL dùng trong sản
xuất không được đảm bảo, chất lượng không cao. Mặt khác doanh nghiệp cũng
khó thu được lợi nhuận nếu chi phí sử dụng NVL quá cao, khiến giá thành bị
7
đẩy lên. Như vậy yêu cầu đặt ra đối với các nhà kinh doanh là làm sao có được

sản phẩm tốt mà phải vừa hạ được giá thành sản phẩm.
Giá trị NVL thường chiếm một tỉ trọng lớn từ 50-60% tổng chi phí sản
xuất của doanh nghiệp. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có sự quản lý
chặt chẽ trong việc thu mua dự trữ và sử dụng NVL nhằm đảm bảo NVL cho
quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.[3]
2.1.1.5. Khái quát chung về NVL may
Vật liệu may dùng trong may mặc rất phong phú và đa dạng về số lượng
cũng như chất lượng. Dựa vào đặc điểm và vai trò của từng NVL đối với sản
xuất may mặc mà người ta chia vật liệu may thành những nhóm chính sau:
- Vật liệu chính: Dùng để may mặc loại quần áo mặc ngoài, mặc lót
(chiếm khoảng 80% vật liệu may) bao gồm các loại vải như vải dệt thoi, vải dệt
kim, vải không dệt, lông tự nhiên, lông hóa học [1]
- Vật liệu phụ: Bao gồm các loại vật liệu để giữ nhiệt, liên kết, vật liệu
dựng, gài và vật liệu trang trí.[1]
 Vật liệu chính
A. NVL dệt
• Khái niệm về sợi dệt
Sợi dệt là các vật thể được tạo ra từ các xơ dệt bằng phương pháp xe, xoắn
hoặc dính kết các xơ lại với nhau. Về mặt kích thước các loại sợi đều có kích
thước chiều dài lớn, kích thước ngang nhỏ, chiều dài của các con sợi được xác
định bằng chiều dài của các sợi cuộn trong các ống sợi. Ngoài ra cũng như xơ
dệt, sợi dệt cũng có tính chất dẻo, đàn hồi và dãn nở tốt phụ thuộc vào các loại
xơ.[1]
• Phân loại sợi dệt
- Sợi con: là loại sợi chủ yếu và phổ thông nhất, chiếm khoảng 85% loại
sợi sản xuất trên thế giới. Sợi con được tạo lên từ xơ cùng loại hoặc pha trộn
8
giữa các loại xơ khác nhau. Sợi con được phân chia thành sợi đơn giản và sợi
kiểu. Sợi đơn giản có kết cấu và màu sắc giống nhau trên khắp chiều dài sợi.

Sợi kiểu (hoa) được tạo lên bằng nhưng phương pháp khác nhau, làm cho sợi
kết cấu không đồng đều trên suốt chiều dài sợi, tạo thành những vòng sợi hoặc
những chỗ dày mỏng khác nhau, mang nhiều màu sắc khác nhau.[1]
- Sợi phức (sợi ghép): Ngoài sợi tơ tằm (tơ thiên nhiên), tất cả các loại sợ
phức đều là sợi hóa học. Sợi phức bao gồm sợi cơ bản, thường có độ dày trung
bình hoặc nhỏ.[1]
- Ngoài ra tùy thuộc vào thành phần xơ tham gia trong đó mà sợi lại được
phânnh chia thành hai loại;
- Sợi đồng nhất: tạo lên từ một loại xơ, bông, len, lanh…
- Sợi không đồng nhất: tạo lên từ hai hay nhiều loại xơ, thường ở dạng sợi
(len với bông, vitxco với axetat…) [1]
B. Vải
• Phân loại theo thành phẩm xơ, sợi
Tùy thuộc vào thành phần xơ cấu tạo nên mà chế phẩm dệt có thể thuộc
loại đồng nhất, không đồng nhất hay thuộc loại hỗn hợp. Chế phẩm đồng nhất
được tạo lên từ cùng một loại xơ, như vải bông, vải len, vải tơ tằm,… Loại chế
phẩm không đồng nhất được tạo lên từ một phần sợi đồng nhất và một phần sợi
không đồng nhất khác (có thành phần xơ không giống thành phần ban đầu),
như loại vải này tạo lên từ hệ thống sợi là bông còn hệ thống khác là len hoặc
sợi hóa học. Loại chế phẩm hỗn hợp là loại vải được tạo lên từ sự pha trộn giữa
các loại sơ với nhau, như bông pha với vitxco, bông pha với polieste, len pha
với acrylic… Theo thành phần xơ chứa trong vải mà phân chia thành vải bông,
vải len, vải lanh, vải tơ, vải sợi hóa học và vải pha.[1]
• Phân loại theo công dụng
Tùy theo công dụng của từng loại chế phẩm và phân chia thành loại vải
may mặc dùng để may các loại quần áo và dùng trong sinh hoạt hằng ngày (vải
treo cửa, vải trang trí, vải phủ bàn…) Vải phục vụ dân dụng (vải kỹ thuật: vải
9
lọc hóa chất, vải dù, vải bạt…) vải dùng trong công nghiệp (quốc phòng,luyện
kim, hóa chất, mỏ…) [1]

• Phân loại theo phương thức sản xuất
Vải thường có nhiều loại và thường được phân chia thành các loại vải
như vải mộc, vải mặt nhãn, vải xù lông, vải hai mặt, vài nhiều lớp, vải in hoa,

- Vải mộc: là loại vải được lấy ra trược tiếp từ máy dệt, vải này thường
cứng, độ thẩm thấu kém, có nhiều tạp chất, hình dáng bên ngoài không đẹp cho
lên ít được sử dụng. Để có vải chất lượng tốt hơn người ta tiến hành tách tạp
chất ra khỏi vải và bằng phương pháp lý hóa làm cho vải trắng và đẹp hơn gọi
là tẩy trắng. [1]
- Vải xù lông: là loại vải tạo lên bằng cách thêm một hệ thống sợi do các
sợi hoặc các đầu sợi được cắt ngắn, hoặc có các lớp sơ mịn che phủ các đường
dệt trên mặt vải. như vải dạ, vải nỉ,…
- Vải mặt nhẵn: là loại vải khác với vải lông xu trên bề mặt không có sơ
min che phủ các đương dệt hay mặt vải. Mặt vải trơn, nhẵn, bong
- Vải nhiều lớp: là loại vải ngoài hệ thống sợi dọc và sợi ngang còn bổ
sung thêm một hệ thống sợi nữa làm tăng độ dày, độ bền chắc cho vải. [1]
 Vật liệu phụ
A. Chỉ may
Việc sử dụng chỉ để liên kết sản phẩm may là phương pháp phổ biến nhất
hiện nay. Chỉ may được tạo ra từ hai nguyên liệu dệt cơ bản là xơ thiên nhiên
và xơ hóa học. Ở dạng nguyên chất hoặc pha trộn giữ các xơ với nhau để hình
thành nên chỉ may. [1]
Theo thành phần nguyên liệu chỉ may được phân loại ra các loại sau:
- Chỉ từ xơ thiên nhiên
- Chỉ từ xơ hóa học: chỉ lõi, chỉ phức, chỉ textua, chỉ nilon đơn, chỉ từ các
loại xơ hóa học và chỉ pha.
10
B. Vật liệu dựng
Vật liệu dựng là phụ liệu chủ yếu sử dụng trong may mặc, góp phần tạo
dáng cho sản phẩm may. Chức năng chính của vật liệu dựng sản phẩm may là

để tạo bề mặt cứng, tạo độ phồng, tạo phom cho các chi tiết, định hình dáng
cho sản phẩm phù hợp với dáng của cơ thể người mặc làm tăng độ bền của sản
phẩm và làm ấm cho cơ thể.[1]
Phân loại vật liệu dựng:
- Dựng dính
Dựng dính hay còn gọi là mex, được tạo thành từ hai bộ phận: bộ phận đế
và nhựa dính. Khi là dưới sức nóng của bàn là sẽ làm lớp nhựa dính nóng chảy
và dính vào mặt trái của vải may. Khi sử dụng dựng dính cần chú ý dùng vải
đệm lót khi là để bảo vệ được bàn là và cung cấp được nhiều nhiệt hơn. Tùy
thuộc vào loại đế mà mex được chia thành mex vải và mex giấy. [1]
- Dựng không dính
Dựng không dính bảo gồm vải dựng, xốp, tấm bông…Giữ vai trò nâng đỡ
trong hầu hết trang phục. Lớp dựng này được đặt năm trong vải may, dùng để
tạo hình và dựng đứng các chi tiêt như: cổ áo, tay áo, nẹp cạp quần, miệng túi
và ve áo khoác ngoài…[1]
C. Vật liệu cài
Gồm có khóa kéo, cúc và một số vật liệu phụ khác. [1]
2.1.1.6. Khái quát chung về quản lý
 Khái niệm về quản lý
Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ càng cao quy mô sản xuất
công nghệ càng lớn, chuyên môn hóa lao động càng sâu. Trong điều kiện đó
muốn đạt được hiệu quả cao thì càng đòi hỏi phải có một loại hoạt động đặc
biệt có nhiệm vụ tạo lập và kết nối một cách khôn khéo các hoạt động đa dạng
phức tạp của tổ chức thành một hành động chung có hiệp tác thống nhất ăn
khớp đồng bộ nhịp nhàng.Hoạt động nói trên được gọi là quản lý. Có thể nói:
Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản
11
lý nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Hay nói cách khác quản lý là
một loại hình hoạt động xã hội quan trọng của con người trong cộng đồng
nhằm tổ chức thực hiện được mục tiêu mà con người hoặc xã hội đặt ra. Hoạt

động này được thể hiện thông qua sự tác động qua lại giữa người lãnh đạo,
quản lý và cá nhân, tập thể dưới quyền, chịu sự lãnh đạo quản lý. Quản lý vừa
mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật.[8]
Có thể nói quản lý là khoa học, là nghệ thuật và phải gắn liền với tổ chức
và mục tiêu của nó. Quá trình quản lý bao gồm nhiều bước từ xác định mục
tiêu dự toán, lập kế hoạch triển khai thực hiện và ghi chép kết quả thực hiện để
kiểm tra đánh giá. Tất cả các công việc đó cuối cùng đều phục vụ cho việc ra
quyết định.
 Nhiệm vụ cơ bản của quản lý
- Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong
tương lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm sau ) và lên các
kế hoạch hành động.
- Tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực
hiện kế hoạch.
- Bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển mộ và phân công từng cá nhân
cho từng công việc thích hợp.
- Lãnh đạo/Động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để
đạt được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho tổ chức).
- Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế
hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra).
[9]
 Chức năng của quản lý
Chức năng quản lý là các công việc khác nhau mà các nhà quản lý phải
thực hiện trong quá trình quản lý một tổ chức. Quản lý có những chức năng cơ
bản sau:
12
- Chức năng hoạch định: Là tiến trình nghiên cứu kết quả quá khứ để ra
quyết định trong hiện tại về những công việc phải làm trong tương lai như: Xây
dựng các chiến lược, kế hoạch.
- Chức năng bố trí nhân sự: Là tiến trình tìm người phù hợp để giao phó

một chức vụ hay một cương vị nào đó.
- Chức năng lãnh đạo, điều hành: Là tiến trình điều khiển và tác động lên
người khác để thúc đẩy họ hoặc để họ tự nguyện làm tốt công việc được giao
nhằm hoàn thành các mục tiêu đã định.
- Chức năng kiểm soát: Là quá trình đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện
nhằm đảm bảo cho các mục tiêu, kế hoạch của doanh nghiệp đã đang hoàn
thành một cách có hiệu quả.
- Chức năng ra quyết định: Nhà quản lý khi nhận được các thông tin từ cấp
dưới cung cấp. Sau khi phân tích, xử lý thông tin nhà quản lỳ sẽ đưa ra các
quyết định để thực hiện tốt nhất quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt được
mục tiêu của tổ chức.[8]
2.1.1.7. Quản lý NVL
 Khái niệm quản lý NVL
Quản lý NVL cũng giống như bất kì một hoạt động quản lý nào, nó cũng
tuân theo những quy trình quản lý chung. Có thể tiếp cận hoạt động quản lý
NVL theo hai mặt:
- Theo quy trình quản lý: quản lý NVL là quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo và kiểm tra về sử dụng NVL nhằm thực hiện tốt những mục tiêu về
NVL đã đề ra.
- Theo các hoạt động chính: quản lý NVL là quá trình quản lý các hoạt
động dự trữ, mua sắm, bảo quản, cấp phát và sử dụng NVL nhằm đem lại hiệu
quả mong muốn.[4]
Quản lý NVL là các hoạt động liên quan đến việc quản lý dòng vật liệu ra
vào, ra của doanh nghiệp. Đó là quá trình phân nhóm theo chức năng và quản
lý theo chu kì hoàn thiện của dòng NVL, từ việc mua và kiểm soát bên trong
13
các NVL sản xuất đến kế hoạch và kiểm soát bên trong các NVL sản xuất đến
kế hoạch và kiểm soát công việc trong quá trình lưu chuyển của vật liệu đến
công tác kho tàng vận chuyển và phân phối thành phẩm. NVL là yếu tố quan
trọng trong quá trình sản xuất, nó là yếu tố cấu thành chủ yếu trong tổng chi phí

sản xuất, do vậy hoạt động quản lý NVL trong các doanh nghiệp là hết sức cần
thiết.[4]
 Mục tiêu quản lý NVL
Mục tiêu tổng quát của quản lý NVL là đảm bảo hiệu quả trong việc
sử dụng NVL, tránh những thất thoát và lãng phí nhưng vẫn thỏa mãn tốt nhất
nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Quản lý NVL đặt ra những mục tiêu cụ thể
sau:
- Đảm bảo số lượng khi doanh nghiệp cần: sản xuất là một quá trình liên
tục, do vậy NVL cũng phải thường xuyên được cung ứng kịp thời cho quá trình
ấy nếu không muốn nó bị gián đoạn. Số lượng NVL cung ứng phải được tính
toán dựa trên các đơn đặt hàng nếu là doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
và dựa trên nhu cầu thị trường kết hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp
nếu là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.[4]
- Có tất cả chủng loại NVL khi doanh nghiệp cần tới và phải đảm bảo chất
lượng: NVL mua về phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chất lượng
NVL quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Đảm bảo chất lượng ở đây
không có nghĩa là luôn phải sử dụng những NVL tốt nhất mà phải sử dụng
NVL phù hợp với yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Trong
ngành may mặc, chỉ nói đến NVL chính là vải cũng đã có rất nhiều chủng loại
mặt hàng khác nhau, đòi hỏi khi sử dụng chủng loại NVL nào phải dựa trên yêu
cầu đơn đặt hàng hoặc dựa trên tính năng của sản phẩm cần sản xuất.[4]
- Đảm bảo yêu cầu về thời hạn: NVL phải được cung cấp cho quá trình
sản xuất đúng thời điểm để doanh nghiệp có thể sản xuất, giao sản phẩm cho
khách hàng theo đúng thời hạn đã kí kết trong đơn đặt hàng. Như vậy cần phải
14
tính toán thời điểm thu mua NVL cho hợp lý, tránh tình trạng mua về nhưng
chưa đến kì sản xuất hoặc đến lúc cần để sản xuất nhưng lại chưa có NVL.[4]
- Giảm thiểu chi phí: vấn đề về chi phí bao giờ cũng là mối quan tâm hàng
đầu trong mỗi doanh nghiệp. Nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động quản lý NVL ở
đây là làm thế nào đảm bảo được các mục tiêu trên nhưng vẫn có khả năng

giảm thiểu được những chi phí về NVL. Mục tiêu giảm chi phí NVL liên quan
trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi
giảm chi phí là giảm giá bán để giành được thị trường, tối đa hóa lợi nhuận của
doanh nghiệp.[3]
 Yêu cầu của công tác quản lý NVL
Xuất phát từ vị trí, đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục thì phải đảm
bảo cung cấp NVL kịp thời về mặt số lượng, chất lượng cũng như chủng loại
vật liệu do nhu cầu sản xuất ngày càng phát triển đòi hỏi vât liệu ngày càng
nhiều để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm và kinh doanh có lãi là mục
tiêu mà các Doanh nghiệp hướng tới. Vì vậy, quản lý tốt ở khâu thu mua, dự trữ
và sử dụng NVL là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết
kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp.
- NVL là tài sản dự trữ cho sản xuất thường xuyên biến động. Do vậy, các
Doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ quá trình thu mua, bảo quản và sử dụng
vật liệu 1 cách có hiệu quả.
- Ở khâu thu mua: Đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời NVL cho sản xuất
sản phẩm về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả hợp lý phản ánh đầy
đủ chính xác giá thực tế của vật liệu (giá mua, chi phí thu mua).[3]
- Khâu bảo quản: Doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống kho hợp lý, đúng
chế độ bảo quản với từng loại vật liệu để tránh hư hỏng, thất thoát, hao hụt, mất
phẩm chất ảnh hướng đấn chất lượng sản phẩm.[3]
- Khâu dự trữ: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành, không bị
ngừng trệ, gián đoạn. Doanh nghiệp phải dự trữ vật liệu đúng định mức tối đa,
15
tối thiểu đảm bảo cho sản xuất liên tục bình thường không gây ứ đọng (do khâu
dự trữ quá lớn) tăng nhanh vòng quay vốn.[3]
- Trong khâu sử dụng vật liệu: Sử dụng vật liệu theo đúng định mức tiêu
hao, đúng chủng loại vật liệu, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vật liệu nâng
cao chất lượng sản phẩm, chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm vì vậy đòi

hỏi tổ chức tốt việc ghi chép, theo dõi phản ánh tình hình xuất vật liệu. Tính
toán phân bổ chính xác vật liệu cho từng đối tượng sử dụng theo phương pháp
thích hợp, cung cấp số liệu kịp thời chính xác cho công tác tính giá thành sản
phẩm. Đồng thời thường xuyên hoặc định kỳ phân tích tình hình thu mua, bảo
quản dự trữ và sử dụng vật liệu, trên cơ sở đề ra những biện pháp cần thiết cho
việc quản lý ở từng khâu, nhằm giảm mức tiêu hao vật liệu trong sản xuất sản
phẩm, là cơ sở để tăng thêm sản phẩm cho xã hội.[3]
2.1.2. Nội dung của công tác quản lý NVL trong doanh nghiệp
2.1.2.1. Xây dựng định mức tiêu dùng NVL
Khái niệm: Định mức tiêu dùng NVL là lượng vật liệu tiêu dùng lớn nhất
cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm, hoặc để hoàn thiện một công việc
nào đó trong điều kiện tổ chức và điều kiện kỹ thuật nhất định.[4]
Việc xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu chính xác và đưa mức đó vào
áp dụng trong sản xuất là biện pháp quan trọng nhất để thực hành tiết kiệm vật
liệu có cơ sở quản lý chặt chẽ việc sử dụng NVL. Mức tiêu dùng NVL còn là
căn cứ để tiến hành kế hoạch hoá cung ứng và sử dụng vật liệu tạo điều kiện
cho việc thực hiện hạch toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua lao động
xuất sắc và thực hành tiết kiệm trong doanh nghiệp.[4]
Phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng NVL: Phương pháp xây
dựng định mức tiêu dùng vật liệu có ý nghĩa quyết định đến chất lượng các
mức đã được xác định. Tuỳ theo những đặc điểm kinh tế kỹ thuật và điều kiện
cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp xây dựng ở mức thích
16

×