Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

XÂY DỰNG NGUỒN HỌC LIỆU MỞ PHỤC VỤ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHO CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.41 MB, 66 trang )

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: XÂY DỰNG NGUỒN HỌC LIỆU MỞ PHỤC VỤ GIẢNG DẠY
VÀ HỌC TẬP CHO CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH HẬU GIANG.
2. Lĩnh vực: Tự nhiên (Giáo dục).
3. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hùng Nhiên.
4. Tổ chức chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang.
Địa chỉ: Đường Ngô Quyền - Khu vực 4 - Phường 5 - TP Vị Thanh - Tỉnh Hậu
Giang. Số điện thoại: 0711.3876.267
5. Danh sách cán bộ tham gia chính (tên, học vị, chức danh, đơn vị công tác):
TT Họ và tên Học vị Chức danh Đơn vị công tác
1 Nguyễn Hùng Nhiên Thạc sĩ Phó GĐ Sở GD&ĐT Hậu Giang
2 Đinh Minh Tri Cử nhân HT THPT Nguyễn Minh Quang
3 Nguyễn Trọng Hiếu Thạc sĩ GV THPT Lê Quý Đôn
4 Huỳnh Văn Minh Thạc sĩ GV THPT Lê Quý Đôn
5 Nguyễn Quốc Sở Thạc sĩ PHT THPT chuyên Vị Thanh
6 Lê Văn Hiệp Cử nhân GV THPT chuyên Vị Thanh
7 Lê Thị Khoa Cử nhân GV THPT chuyên Vị Thanh
8 Bùi Quang Thông Cử nhân GV THPT Vị Thanh
9 Lâm Phương Châu Cử nhân CV Sở GD&ĐT Hậu Giang
10 Lê Hữu Kỳ Quan Cử nhân GV THPT chuyên Vị Thanh
6. Thời gian thực hiện đã được phê duyệt: 21 tháng.
Năm bắt đầu: 10/2011; Năm kết thúc: 06/2013.
7. Thời gian kết thúc thực tế (nộp báo cáo kết quả): 12/2013.
8. Kinh phí thực hiện đề tài: 188,2 triệu đồng.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
i
1. Kết quả nghiên cứu
1.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu:
Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề luôn tồn tại và được quan tâm nhiều
trong chiến lược phát triển giáo dục. Cho đến nay, phải nói rằng không một ai nghi
ngờ về vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của công nghệ thông tin (CNTT)


trong các lĩnh vực của đời sống. Trong giáo dục, việc ứng dụng CNTT trên thực tế
cũng đã đem lại kết quả đáng kể và có những chuyển biến lớn trong dạy và học.
Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được
thực hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới
phương pháp dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy và học đòi hỏi phải sử dụng
phương tiện phù hợp, và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp
phần đổi mới này bằng việc cung cấp cho giáo viên và học sinh những phương tiện
làm việc hiện đại. Việc khai thác các tài nguyên số hóa giúp giáo viên (GV) và học
sinh nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.
Hiện nay, trong các trường phổ thông, ứng dụng CNTT trong giảng dạy đã có
những bước tiến đáng kể. Phần lớn GV không còn xa lạ với việc giảng dạy với sự
hỗ trợ của máy vi tính. Để soạn một bài dạy (bài giảng trình chiếu) GV rất cần các
tư liệu số hóa để minh họa cho bài giảng sinh động, học sinh dễ hiểu bài hơn. Ngoài
ra, hướng tới mục đích học tập của cộng đồng, học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi
mà không cần đến lớp, không cần GV trực tiếp giảng dạy; đó là những vấn đề mà
đề tài này sẽ tập trung giải quyết cho hai môn học là Vật lý và Ngữ văn của chương
trình lớp 12.
1.2. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học:
Đề tài nhằm mục đích tạo nguồn học liệu mở, hỗ trợ học tập đầy đủ chương
trình cho hai môn Vật lí và Ngữ văn lớp 12 miễn phí;
Tạo điều kiện học tập cho mọi người, học mọi lúc, học mọi nơi;
Tạo nguồn tư liệu phong phú, đầy đủ phục vụ công tác giảng dạy cho GV, giúp
nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của GV và học sinh tỉnh nhà;
Hỗ trợ cho mọi người có điều kiện học tập nâng cao tri thức. Nguồn học liệu
mở sẽ giúp nâng cao dân trí, nâng cao trình độ văn hóa của người địa phương.
ii
Với trang Elearning, các học viên vừa làm vừa học có thể dễ dàng củng cố
kiến thức, tự trang bị kiến thức mà không cần đến lớp, không ảnh hưởng đến công
tác;
Với học sinh lớp 12 có thể hệ thống hóa lại kiến thức, tự ôn tập và rèn luyện

kỹ năng làm bài mọi lúc, mọi nơi mà không cần đến giáo viên.
2. Các sản phẩm khoa học (nếu có):
Trang web hỗ trợ học tập trực tuyến tích hợp trên website của Sở GD&ĐT
Hậu Giang:
3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học (nếu có): không.
4. Các kết quả khác (nếu có): không.

Hậu Giang, Ngày tháng năm 2013
Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài
TÓM LƯỢC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
iii
Xây dựng hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến cho hai môn học
Vật lý và Ngữ văn lớp 12 cho các trường THPT tỉnh Hậu Giang. Cụ thể:
- Xây dựng trang web học tập trực tuyến Elearning trên nền Moodle;
- Xây dựng các khóa học đầy đủ cho hai môn Vật lý và Ngữ văn lớp 12
chương trình chuẩn. Bao gồm các bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM và hệ
thống bài tập.
2. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp điều tra và quan sát: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu
về điều kiện cơ sở vật chất, nhu cầu của GV và HS về học tập trực
tuyến.
• Nghiên cứu dự báo: dự báo khả năng sử dụng Elearning trong tương
lai: số lượng tham gia tăng kéo theo tăng số lượng truy cập; nhu cầu bổ
sung các môn học khác. Từ đó có kế hoạch phù hợp về cơ sở vật chất,
con người để đáp ưng sự phát triển đó.
• Phương pháp phân tích, đánh giá: đề tài sử dụng phương pháp phân
tích định tính, phân tích định lượng nhằm rút ra những kết luận liên
quan đến các nội dung (CSVC đáp ứng học tập trực tuyến, nhu cầu học
tập trực tuyến, tính sư phạm của các bài giảng điện tử,…). Đánh giá kết

quả bằng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.
• Phương pháp chuyên gia: tham khảo các chuyên gia về công nghệ xây
dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến, xây dựng bài giảng điện tử.
Đánh giá, rút kinh nghiệm và lựa chọn công nghệ phù hợp. Mời GV
giỏi tham gia đánh giá các bài giảng.
• Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để
xem xét tính sư phạm của các bài giảng điện tử và tính hiệu quả của giải
pháp ứng dụng Elearning hỗ trợ học tập : trong quá trình xây dựng
trang hỗ trợ học tập trực tuyến, nội dung bám sát chương trình THPT
hiện hành, sẽ triển khai thực nghiệm trong các trường hợp tác.
3. Kết quả.
Qua thời gian thực hiện, đề tài đã làm được các công việc như sau:
- Tạo trang Elearning
- Tập huấn phần mềm
- Soạn bài giảng chuẩn SCORM
- Khảo sát GV và HS để lấy ý kiến đóng góp
- Thẩm định bài giảng
iv
- Hội thảo: Đã thực hiện bốn lần tại trường THPT chuyên Vị Thanh và trường
THPT Nguyễn Minh Quang
- Chỉnh sửa các nội dung được góp ý
- Nghiệm thu Cơ sở (15/10/2013)
Qua khảo sát thực tế từ học sinh tại các điểm trường thực hiện đề tài và từ
giáo viên của tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh, đa số các ý kiến cho rằng:
Trang Elearning đáp ứng được nhu cầu học tập của HS và tham khảo của GV; các
hình ảnh, phim minh họa phù hợp với nội dung bài học; phần luyện tập sát với trình
độ học sinh, có tác dụng tốt cho HS trong quá trình luyện tập để củng cố, nâng cao
kiến thức; các chức năng như thảo luận nhóm, họp trực tuyến thực hiện khá tốt, . . .

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU
v
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1
4. Đối tượng nghiên cứu 2
5. Phạm vi nghiên cứu 2
6. Ý nghĩa của đề tài 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC

3
1.1. Ngoài nước 3
1.2. Trong nước 3
1.2.1. Trang web Học liệu mở Việt Nam 4
1.2.2. Thư viện bài giảng điện tử ViOLET 4
1.2.3. Website Thư viện Vật lý 5
1.2.4. Trang web Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt 6
1.2.5. Một số trang Elearning của các trường THPT 6
1.3. Kết luận 7
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG
TIỆN NGHIÊN CỨU

8
2.1. Cơ sở của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập 8
2.1.1. Sự dịch chuyển mô hình GD từ truyền thống sang hiện đại 8
2.1.2. CNTT trong việc hỗ trợ giảng dạy và học tập 8
2.1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước 9
2.2. Ứng dụng CNTT trong môn Vật lý 9
2.2.1. Vai trò của CNTT trong môn Vật lý 9

2.2.2 Ứng dụng CNTT trong dạy và học môn Vật lý 10
2.3. Ứng dụng CNTT trong môn Ngữ văn 12
2.3.1. Vai trò của CNTT trong môn Ngữ văn 12
2.3.2. Ứng dụng CNTT trong dạy và học môn Ngữ văn 12
vi
2.4. Các loại bài giảng có ứng dụng CNTT 14
2.4.1 Chuẩn Scorm và Bài giảng Elearning 14
2.4.2. Các bài giảng khác 14
2.5. Giảng pháp kỹ thuật xây dựng bài giảng Elearning môn
Vật lý và Ngữ văn 15
2.5.1. Giảng pháp kỹ thuật xây dựng bài giảng Elearning môn Vật lý 15
2.5.2. Giảng pháp kỹ thuật xây dựng bài giảng Elearning môn Ngữ văn 15
2.6. Phương tiện hỗ trợ cho việc nghiên cứu của đề tài 16
2.6.1. Các thiết bị dạy và học hiện đại hỗ trợ nghiên cứu 16
2.6.2. Phần mềm hỗ trợ nghiên cứu 17
2.7. Địa điểm nghiên cứu 19
2.8. Phương pháp nghiên cứu 19
2.9. Tập huấn phần mềm …………………………………………………… 21
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 21
3.1. Xây dựng hoàn chỉnh trang Elearning hỗ trợ giảng dạy và học tập
cho các trường THPT

21
3.1.1. Xây dựng trang Elearning

21
3.1.2. Về giao diện

21
3.1.3. Khóa học về môn Vật lý 12


24
3.1.4. Khóa học về môn Ngữ văn 12

31
3.2. Khảo sát về trang Elearning đề tài đã thực hiện 40
3.2.1. Kết quả khảo sát 40
3.2.1.1. Kết quả khảo sát từ học sinh 40
vii
3.2.1.2. Kết quả khảo sát từ giáo viên 43
3.2.1.3. Các ý kiến khác 45
3.2.2. Nhận xét chung về trang Elearning thông qua kết quả khảo sát 45
3.3. Kết luận về trang Elearning đề tài đã thiết kết 45
KẾT LUẬN 47
1. Kết luận 47
2. Hướng phát triển của đề tài 48
3. Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 50
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CNTT Công nghệ thông tin
THPT Trung học phổ thông
GS …………………………………………………… Giáo sư
PGS …………………………………………………… Phó giáo sư
HS Học sinh
GD …………………………………………………… Giáo dục
GV Giáo viên
GA Giáo án
SGK Sách giáo khoa
PPDH Phương pháp dạy học

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
KHTN Khoa học tự nhiên
KHXH Khoa học xã hội
BGH Ban giám hiệu
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Giao diện chính của trang web học liệu mở 4
Hình 1.2. Giao diện chính của trang ViOLET 5
Hình 1.3. Giao diện chính của trang Thư viện Vật lý 5
Hình 1.4. Giao diện chính của trang Hocmai.vn 6
Hình 1.5. Một phần giao diện chính trang Elearning của trường THPT
Quang Trung – Đà Nẵng

7
Hình 1.6. Một phần giao diện chính trang Elearning của trường THPT
Chuyên Vị Thanh – Hậu Giang

7
Hình 2.1 Thí nghiệm mô phỏng từ phần mềm Crocodile Physics

11
Hình 2.2 Thí nghiệm mô phỏng từ phần mềm Physion-Portable
ix

11
Hình 2.3 Thí nghiệm mô phỏng từ phần mềm Alternating Current

12
Hình 2.4. Một phần giao diện chính trang chủ cộng đồng Moodle Việt Nam


18
Hình 3.1. Giao diện chính của trang Elearning của đề tài 22
Hình 3.2. Sự sắp xếp thứ tự các bài của một khóa học 23
Hình 3.3. Một bài học có hình ảnh GV giảng bài và hình nền đen để nổi
bật các màu của ánh sáng

24
Hình 3.4. Phần tóm tắt lý thuyết của một bài học

25
Hình 3.5. Một thí nghiệm ảo thiết kế bằng phần mềm Vật lý

25
Hình 3.6. Thí nghiệm do nhóm tác giả tự thực hiện thực tế

26
Hình 3.7. Một hình chụp từ thực tế

26
Hình 3.8. Một minh họa chi tiết liên hệ thực tế

27
Hình 3.9. Một slide tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học

27
Hình 3.10. Bài tập áp dụng có hướng dẫn giải
x

28

Hình 3.11. Đối chiếu lại kết quả đã chọn

28
Hình 3.12. Một slide giới thiệu tác giả

31
Hình 3.13. Giới thiệu về Tố Hữu khi dạy về Việt Bắc

32
Hình 3.14. Một vài hình ảnh về quê hương của Tố Hữu

32
Hình 3.15. Mái đình Hồng Thái và cây đa Tân Trào (Việt Bắc)

33
Hình 3.16. Hình ảnh thực tế của sông Đà

33
Hình 3.17. Hình ảnh thực tế của rừng Xà Nu

34
Hình 3.18. Bản đồ khu giải phóng Việt Bắc

34
Hình 3.19. Nguyên lý tảng băng trôi

35
Hình 3.20. Một số hình ảnh trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

35

Hình 3.21. Sơ đồ tóm tắt khi dạy bài Thuốc
xi

36
Hình 3.22. Phim tư liệu về Tây Tiến của VTV1

36
Hình 3.23. Tóm tắt trọng tâm bài người học cần nắm

37
Hình 3.24. Câu hỏi ôn tập cuối bài học

37
Hình 3.25. Bài tập để người học vận dụng luyện tập

38
Hình 3.26. Diễn đàn để trao đổi trực tuyến

47
xii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các mô hình giáo dục 8
Bảng 3.1. Các bài Vật lý lớp 12 đã thực hiện 29
Bảng 3.2. Các bài Ngữ văn 12 đã thực hiện 39
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát từ học sinh về hình thức trình bày
trang Elearning

41
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát từ học sinh về nội dung của trang Elearning 42

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát từ giáo viên về hình thức trình bày
trang Elearning

43
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát từ giáo viên về nội dung của
trang Elearning

44
xiii
xiv
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập trên thế giới ở các nước tiên
tiến đã thực hiện từ thập niên 90 và hiện nay đã có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho
việc giảng dạy của GV và học tập của HS. Đề tài này kế thừa các thành tựu đó và
ứng dụng một cách linh hoạt theo điều kiện của tỉnh nhà.
Bên cạnh đó, nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học ngày càng bức thiết
hơn, phù hợp với sự phát triển của đất nước. Luật Giáo dục nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên" (Luật giáo dục 2005, chương I, điều 5). Do
đó đổi mới phương pháp dạy và học bằng cách sử dụng CNTT đang là một xu thế
của thời đại, được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình trước ngưỡng
cửa thế kỉ XXI và dự đoán rằng nền giáo dục các nước trong tương lai gần sẽ có sự
thay đổi một cách căn bản do ảnh hưởng của CNTT.
Hiện nay, cả nước nói chung, địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng, việc ứng dụng
CNTT trong giảng dạy chưa được thực hiện đồng bộ, chưa có sự nghiên cứu một
cách đầy đủ, chưa đưa ra được phương pháp cụ thể; và nhất là đối với từng bộ môn
thì nên ứng dụng CNTT như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất là một câu hỏi
lớn.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm xây dựng một hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến thông qua
trang Elearning; bước đầu chỉ mới xây dựng cho hai môn Vật lý và Ngữ văn lớp 12
cho ngành giáo dục tỉnh Hậu Giang. Cụ thể:
- Xây dựng trang web học tập trực tuyến Elearning trên nền Moodle;
- Xây dựng các khóa học đầy đủ cho chương trình môn Vật lý và Ngữ văn lớp
12 cơ bản, bao gồm các bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM và hệ thống bài tập.
Đưa ra phần mềm tích hợp: giáo án – bài giảng - công cụ ôn tập.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung thuộc chương trình chuẩn môn Vật lý
và Ngữ văn lớp 12. Xây dựng trang web học tập Elearning, tạo nguồn học liệu mở
1
gồm các khóa học Vật lý và Ngữ văn thuộc chương trình lớp 12, bao gồm:
- Các bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM;
- Các bài kiểm tra đánh giá dưới nhiều hình thức: tự luận, trắc nghiệm…;
- Diễn đàn trao đổi giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo
viên với giáo viên;
- Phòng họp trực tuyến (chat room).
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- HS khối 12 học theo chương trình chuẩn của các trường THPT trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang;
- GV dạy môn Vật lý và môn Ngữ văn của các trường THPT trong tỉnh Hậu
Giang.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng nguồn học liệu mở chương trình Vật lý
và Ngữ văn lớp 12 (thuộc ban cơ bản - chương trình chuẩn).
6. Ý nghĩa của đề tài
Sản phẩm của đề tài ứng dụng trong giảng dạy và học tập của giáo viên và học
sinh trong toàn tỉnh Hậu Giang nói riêng và cả nước nói chung, cụ thể:

- HS dễ dàng xem lại nội dung bài học đã được học trên lớp, hoặc tự nghiên
cứu bài mới, có thể trao đổi với GV, trao đổi với bạn bè trực tuyến; hoặc sử dụng để
ôn tập, rèn luyện thêm;
- Đặc biệt, với tốc độ phát triển Internet như hiện nay, sản phẩm sẽ hỗ trợ cho
nhiều người học có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi;
- GV có thể dùng để làm tư liệu phục vụ cho việc soạn giảng. GV cũng có thể
sử dụng trực tiếp khi lên lớp làm cho bài dạy phong phú hơn.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1. Ngoài nước
Thuật ngữ Học liệu mở (OpenCourseWare) được Viện Công nghệ
Massachusetts - MIT (Mỹ) khai sinh vào năm 2002 khi MIT quyết định đưa toàn bộ
nội dung giảng dạy của mình lên web và cho phép người dùng Internet ở mọi nơi
trên thế giới truy nhập hoàn toàn miễn phí.
Với tiêu chí “Tri thức là của chung của Nhân loại và tri thức cần phải được
chia sẻ”, rất nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới đã tham gia
phong trào Học liệu mở và lập lên Hiệp hội Học liệu Mở (OpenCourseWare
Consortium) để chia sẻ nội dung, công cụ và phương thức triển khai học liệu mở
sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Giảng viên, sinh viên, học sinh và người tự học
ở mọi nơi trên thế giới; đặc biệt là từ các nước đang phát triển như Việt Nam, đều
có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các tri thức mới.
Hình thức học tập trực tuyến (Elearning) trên thế giới đã có từ rất sớm và
hiện nay có rất nhiều trang web hỗ trợ cho học tập trực tuyến cũng như hỗ trợ cho
việc nghiên cứu. Hầu hết các trang web này bao gồm các khóa học trực tuyến, các
nguồn tư liệu rất phong phú ở hầu hết các lĩnh vực từ khoa học tự nhiên cho đến
khoa học xã hội.
Như vậy, xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến ở thế giới đã phát triển
rất sớm và hiện nay có rất nhiều nước tham gia.

1.2. Trong nước
Hiện nay, ứng dụng CNTT trong giáo dục đã có những bước tiến đáng kể.
Phần lớn GV không còn xa lạ với việc giảng dạy có sự hỗ trợ của CNTT. Để soạn
một bài dạy (bài giảng trình chiếu) GV rất cần các tư liệu số hóa nhúng vào bài dạy
nhằm minh họa cho bài giảng được sinh động, HS dễ hiểu bài hơn.
Ngoài ra, hướng tới mục đích học tập của cộng đồng, ai cũng có thể học, học
mọi lúc, mọi nơi mà không cần đến lớp, không cần GV trực tiếp giảng dạy, nên các
bài giảng Elearning được xây dựng hướng tới mục đích đó. Các trang hỗ trợ học tập
trực tuyến Elearning hiện nay đã có rất nhiều trên các mạng giáo dục. Có thể kể đến
3
một số địa chỉ hỗ trợ giảng dạy và học tập ở các trường phổ thông như:
1.2.1. Trang web Học liệu mở Việt Nam:
Hình 1.1. Giao diện chính của trang web học liệu mở
Đây là một hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến, được xây dựng trên hệ thống
mã nguồn mở Moodle, giáo trình giảng dạy được biên soạn và đóng gói theo chuẩn
SCORM, với mục đích:
- Chia sẻ nguồn giáo trình, bài giảng của các giảng viên;
- Giúp các giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh ở mọi miền tham khảo
thêm các giáo trình của những trường Đại học khác;
- Giúp học sinh THPT có thể xem qua một số giáo trình của ngành học định
hướng thi vào Đại Học trong tương lai;
- Hỗ trợ sinh viên, giáo viên làm quen với nguồn học liệu mở và môi trường
học tập “Trực tuyến, hoàn toàn mới”.
1.2.2. Thư viện bài giảng điện tử ViOLET:
Gồm rất nhiều bài soạn dạng PowerPoint của tất cả các môn học trong đó có
Vật lý và Ngữ văn, website có giao diện như hình 1.2:
4
Hình 1.2. Giao diện chính của trang ViOLET
1.2.3. Website Thư viện Vật lý:
Hình 1.3. Giao diện chính của trang Thư viện Vật lý

Là trang web được biên soạn trên nền Moodle và là trang web phi lợi nhuận,
bao gồm :
- Các khóa học Vật lý ở các lớp 10, 11, 12, cao đẳng, đại học và có cả các khóa
học dành cho giáo viên;
- Kho thí nghiệm ảo phong phú giúp học sinh hiểu rõ bài học hơn, đồng thời là
tư liệu quí giá cho giáo viên trong soạn giảng.
- Tuy nhiên, trang web Thư viện Vật lý chưa có: Các khóa học không hoàn
5
chỉnh cho một khối lớp, kể cả khối 12; Các bài giảng không đầy đủ nội dung để có
thể tự học dạng Elearning mà chỉ có thể dùng để tham khảo, ôn tập; Các bài giảng
không được đóng gói theo chuẩn SCORM.
1.2.4. Trang web Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt:

Hình 1.4. Giao diện chính của trang Hocmai.vn
Là trang web hỗ trợ học trực tuyến:
- Bao gồm các khóa học đủ mọi trình độ từ lớp 6 đến lớp 12 ở hầu hết các môn
văn hóa;
- Có các khóa luyện thi vào lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT, luyện thi tú tài;
- Tập hợp được nhiều giáo viên giỏi có kinh nghiệm tham gia;
- Tuy nhiên, các khóa học chủ yếu phục vụ cho luyện thi và tính phí khá cao.
1.2.5. Một số trang Elearning của các trường THPT:
Trong thời gian gần đây, hòa chung với xu thế phát triển của nền giáo dục
nước nhà, các trường THPT cũng phấn đấu xây dựng website hỗ trợ học tập trực
tuyến. Nhiều trang web đã hỗ trợ khá tốt việc giảng dạy và học tập có thể kể đến
như: website của trường THPT Quang Trung – Đà Nẵng (hình 1.5) với địa chỉ:
, hay trang Elearning của trường THPT Chuyên Vị Thanh –
Hậu Giang (hình 1.6):
6
Hình 1.5. Một phần giao diện chính
trang Elearning của trường THPT

Quang Trung – Đà Nẵng.
Hình 1.6. Một phần giao diện chính trang
Elearning của trường THPT Chuyên Vị
Thanh – Hậu Giang.
Các trang Elearning này đều được sử dụng trên nền moodle và hoàn toàn miễn
phí, bao gồm các khóa học dành cho bậc học THPT;
Tuy nhiên, Các khóa học ở các trang Elearning này không hoàn chỉnh cho một
khối lớp; Các bài giảng không đầy đủ nội dung, hình ảnh minh họa để có thể tự học
dạng Elearning mà chỉ có thể dùng để tham khảo, ôn tập; . . .
1.3. Kết luận
Giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Hậu Giang nói riêng đang chuyển
mình mạnh mẽ từ mô hình giáo dục truyền thống (phấn trắng, bảng đen) sang mô
hình giáo dục hiện đại với sự hỗ trợ của CNTT. Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy
rằng: Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục đang bùng phát mạnh mẽ, CNTT được
ứng dụng vào tất cả các khâu trong giáo dục, từ quản lý đến giảng dạy và học tập.
Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập vẫn chưa được định hình
một cách hoàn chỉnh, nhất là việc hỗ trợ giảng dạy và học tập còn rời rạc, chưa có
hệ thống và không hoàn chỉnh theo từng khối lớp học, cấp học. Do đó, việc xây
dựng một nguồn học liệu mở hoàn chỉnh cho từng môn học, từng cấp học là rất cần
thiết.
7
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập
2.1.1. Sự dịch chuyển mô hình GD từ truyền thống sang hiện đại
Theo tài liệu Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỷ XXI: "Tầm nhìn
và hành động" (từ ngày 5-9/10/1998 tại Paris do UNESCO tổ chức) đã dưa ra một
hệ thống phân loại các mô hình giáo dục theo hướng phát triển:
Bảng 2.1 Các mô hình giáo dục

Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ
Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio
Thông tin Người học Chủ động Máy tính cá nhân
Kiến thức Nhóm Thích nghi PC + mạng
Như vậy, Việt Nam nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng đang dần chuyển
dịch từ mô hình truyền thống sang mô hình thông tin, mà trong mô hình thông tin
chủ yếu là máy tính cá nhân và kết hợp với mạng LAN, WAN hoặc INTERNET.
Việc sử dụng công nghệ thông tin đang ở mức độ sử dụng máy tính cá nhân cùng
các thiết bị ghép nối như ổ đĩa CD, loa, máy chiếu Projector, cùng với các phần
mềm hỗ trợ dạy học và dần đang tiếp cận với sự hỗ trợ mạnh mẽ của kho dữ liệu
khổng lồ trên Internet.
2.1.2. CNTT trong việc hỗ trợ giảng dạy và học tập
Theo GS. TSKH Nguyễn Bá Kim (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và
PGS.TS Đào Thái Lai (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) thì với tính cách là công
cụ dạy học, máy vi tính được khai thác dưới những hình thức chủ yếu như sau:
- Giáo viên trình bày bài giảng có sự hỗ trợ của máy tính, phương pháp này
hiện nay đang được sử dụng phổ biến;
- Học sinh làm việc trực tiếp với máy tính dưới sự hướng dẫn và kiểm soát
chặt chẽ của giáo viên. Hình thức này ở Hậu Giang hầu như chưa sử dụng rộng rãi,
chỉ có mới áp dụng trong giảng dạy môn tin học;
- Học sinh học tập độc lập trên máy tính theo chương trình. Hình thức này hiện
nay chỉ sử dụng tự phát, và được người học tự áp dụng tại gia đình.
8
2.1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đã trở thành một trong những
chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta thông qua các văn kiện:
Chỉ thị số 58- CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị, Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học,
ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của

toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và
đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo".
Trong Chỉ thị số 29/2001/CT- BGD và ĐT ngày 30 tháng 7 năm 2001 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng Công
nghệ thông tin trong ngành Giáo dục giai đoạn 2001-2005 đã chỉ rõ:
- “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ
làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin
là phương tiện để tiến tới một "Xã hội học tập”
- “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả
các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là
một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất
cả các môn học”.
Còn trong Chỉ thị 55/2008/CT- BGDĐT ban hành ngày 30-09-2008 về tăng
cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục
giai đoạn 2008-2012 đã nêu rõ: Công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là CNTT) là
công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới
quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát
triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ
quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước.
2.2. Ứng dụng CNTT trong môn Vật lý
2.2.1. Vai trò của CNTT trong môn Vật lý
Khi công nghệ thông tin bắt đầu được ứng dụng vào giảng dạy ở tỉnh Hậu
Giang, vai trò của CNTT luôn được quan tâm và chỉ đạo sâu sát, và dần dần người
ta nhận thức được tầm quan trọng của CNTT hỗ trợ cho giảng dạy và học tập của
9
từng bộ môn.
Vật lý là môn khoa học của thực nghiệm. Thực hiện các thí nghiệm trong quá
trình dạy học Vật lý sẽ làm tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu
thêm bài học và tăng tính nhạy bén trực quan của học sinh. Việc lồng ghép các thí
nghiệm vào trong các bài học Vật lý là một khâu quan trọng trong quá trình nâng

cao chất lượng dạy và học, và góp phần tích cực trong hoạt động truyền đạt kiến
thức cho học sinh. Việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học vật lý cần phải
gắn liền với việc tăng cường sử dụng các thí nghiệm trong quá trình dạy học. Tuy
nhiên, do điều kiện thời gian giảng dạy và do điều kiện vật chất của tỉnh nhà không
thể sử dụng các thí nghiệm thật cho tất cả các bài học. Do đó, việc ứng dụng CNTT
và thực hiện các thí nghiệm ảo trên máy tính, là giải pháp thiết thực, giúp học sinh
tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, sâu sắc, và tạo sự hứng thú học tập cho
học sinh trong từng bài học.
2.2.2 Ứng dụng CNTT trong dạy và học môn Vật lý
Đối với môn vật lý các phần mềm chuyên dụng, các thí nghiệm mô phỏng,…
là công cụ đắc lực trong việc truyền thụ kiến thức, hình thành các kỹ năng cho học
sinh, giúp học sinh hiểu được các hiện tượng vật lý một cách dễ dàng hơn.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài xin giới thiệu một số phần mềm hỗ trợ thực hiện
thí nghiệm ảo trong vật lý hỗ trợ cho việc dạy, học, và nghiên cứu bộ môn Vật lý:
a). Phần mềm Crocodile Physics:
Được dùng để tạo các thí nghiệm mô phỏng về cơ, điện, quang… Ưu điểm là
GV có thể sử dụng một số thí nghiệm đã được thiết kế sẵn hoặc tự thiết kế theo ý
tưởng của riêng mình (hình 2.1).
10
Hình 2.1 Thí nghiệm mô phỏng từ phần mềm Crocodile Physics
b). Phần mềm Physion-Portable:
Hình 2.2 Thí nghiệm mô phỏng từ phần mềm Physion-Portable
Phần mềm mô phỏng một số hiện tượng vật lý. Dễ sử dụng, trực quan và khả
năng mô phỏng cực tốt. Các thí nghiệm vật lý dưới khả năng mô phỏng của Physion
sẽ trở nên sống động như thật.
c). Phần mềm Alternating Current: Mô phỏng các thí nghiệm về dòng điện,
đơn giản, dễ sử dụng.
11

×