Tải bản đầy đủ (.pdf) (369 trang)

Xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp phục vụ phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 369 trang )


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ




BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP TỈNH




XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO CẠNH XÍ NGHIỆP
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH HẬU GIANG







Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang
Cơ quan thực hiện: Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thò Nam bộ
Chủ nhiệm đề tài: TS, GV. Nguyễn Chí Tân




HẬU GIANG - 2014


1


THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài:
“Xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp phục vụ phát triển
nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh Hậu Giang”
Lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn
2. Chủ nhiệm đề tài:
- Họ và tên: Nguyễn Chí Tân Giới tính: Nam
- Năm sinh: 05/10/1982
- Học vị: Tiến sỹ
- Chức vụ: Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo
- Cơ quan công tác: Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ
- Địa chỉ cơ quan: 5 Nguyễn Thị Định, thị trấn Nàng Mau
Vị Thuỷ, Hậu Giang
- Địa chỉ nhà riêng: 434/46/1C3 Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh
Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại (CQ): (0711) 357 3344
- Fax (CQ): (0711) 358 2297
- Điện thoại (DĐ): 0903 163 703
3. Tổ chức chủ trì:
- Tên đơn vị: Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ
- Địa chỉ cơ quan: 5 Nguyễn Thị Định, thị trấn Nàng Mau
Vị Thuỷ, Hậu Giang
- Điện thoại: (0711) 357 3344
- Fax: (0711) 358 2297
2


4. Danh sách cán bộ tham gia chính (tên, học vị, chức danh, đơn vị công tác):
TT
Họ và Tên
Học vị
Chức
danh
Đơn vị công tác
I
Chủ nhiệm đề tài:
1
Nguyễn Chí Tân
Tiến sỹ
Giảng viên
Chủ
nhiệm
đề tài
Liên hiệp Khoa học
Kinh tế - Đô thị
Nam bộ
II
Cán bộ tham gia nghiên cứu:
2
Trịnh Thị Mỹ Hoa
Cử nhân
Nghiên cứu viên
Thư

đề tài
Liên hiệp Khoa học

Kinh tế - Đô thị
Nam bộ
3
Nguyễn Thị Hiền
Thạc sỹ
Nghiên cứu viên
Kế
toán
đề tài
Liên hiệp Khoa học
Kinh tế - Đô thị
Nam bộ
4
Phan Hoàng Ngọc Anh
Thạc sỹ
Nghiên cứu viên
Thành
viên
Văn phòng đại diện
Liên hiệp khoa học
tại Bình Dương
5
Nguyễn Quỳnh Anh
Thạc sỹ
Giảng viên
Thành
viên
Viện Doanh nghiệp
Việt Nam
6

Vũ Quang Hà
Tiến sỹ
Giảng viên chính
Thành
viên
Liên hiệp Khoa học
Kinh tế - Đô thị
Nam bộ
7
Lê Thị Vũ Hạ
Thạc sỹ
Nghiên cứu viên
Thành
viên
Liên hiệp Khoa học
Kinh tế - Đô thị
Nam bộ
8
Đặng Văn Hiển
Tiến sỹ
Nghiên cứu viên chính
Thành
viên
Viện Nghiên cứu
Kinh tế
9
Lê Phước Kiệm
Tiến sỹ
Nghiên cứu viên chính
Thành

viên
Trường
Kỹ thuật Nghiệp vụ
Kinh tế - Đô thị
10
Nguyễn Thu Thiên
Tiến sỹ
Thiết kế viên chính
Thành
viên
Liên hiệp Khoa học
Kinh tế - Đô thị
Nam bộ
3

5. Thời gian thực hiện đã đƣợc phê duyệt:
- Năm bắt đầu: 2012
- Năm kết thúc: 2014
6. Kinh phí thực hiện đề tài:
521,915,000.00 Đồng
(Bằng chữ: Năm trăm hai mươi mốt triệu chín trăm mười lăm nghìn Đồng./.)
Trong đó:
- Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 356,595,000.00 Đồng
- Từ nguồn vốn tự có của cơ quan: 165,320,000.00 Đồng
- Từ nguồn khác: 0
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
1. Kết quả nghiên cứu:
1.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu:
Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, cải cách giáo dục, xây dựng mô hình
đào tạo được đề cập trong các chương trình, hội thảo, như Hội thảo khoa học “Nâng

cao chất lượng đào tạo và phục vụ giáo dục năm 2011” do Trường Cao đẳng Xây
dựng Nam Định tổ chức, trên quan điểm của Đại hội XI đề ra: “Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và
hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Hội thảo tập trung bàn về nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo, giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ
năng thực hành, khả năng lập nghiệp, đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, đổi mới
mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, v.v. Tuy nhiên, các
chương trình Hội thảo chưa đề cập đến mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp đáp ứng nhu
cầu nhu cầu tư vấn việc làm, nhu cầu lao động và doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng
một mô hình đào tạo phù hợp với nhu cầu học tập, nâng cao tay nghề của học viên,
người lao động và đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu quan trọng về mặt lý
luận và thực tiễn cho việc ứng dụng mô hình đào tạo nghề, tư vấn, định
hướng, giải quyết việc làm ở Hậu Giang nói riêng, Việt Nam nói chung.
4

1.2. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học:
Vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao mức sống của người dân, giảm
đói nghèo thông qua công tác đào tạo, tư vấn việc làm là một trong những mối
quan tâm của tất cả các địa phương trong cả nước và các nước trên thế giới.
Bởi lẽ, nó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và ổn định của chính
khu vực. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng một mô hình đào tạo thích hợp,
tận dụng tối đa nguồn nhân lực của địa phương, khu vực là vô cùng quan
trọng, góp phần thực hiện mục tiêu cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp hướng đến việc đáp ứng nhu cầu học
tập, nâng cao kỹ năng cho học viên, người lao động; tư vấn, định hướng nghề
nghiệp cho học viên, người lao động; đồng thời góp phần giải quyết việc làm
cho người lao động góp phần hạn chế tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và

những chi phí khác do không đáp ứng được yêu cầu công việc, tránh được sự
lãng phí cho xã hội.
Việc thực hiện đề tài là cơ hội để các thành viên tham gia hoàn thiện
hơn về kỹ năng nghiên cứu và cập nhật thường xuyên tình hình thực tế về vấn
đề đào tạo nghề, công tác tư vấn, định hướng, giải quyết việc làm. Công trình
nghiên cứu mở ra cơ hội trao đổi học thuật giữa các nhà nghiên cứu, nhà khoa
học, các nhà chuyên môn và quản lý về công tác đào tạo nghề, tư vấn và định
hướng nghề nghiệp ở Hậu Giang.
2. Các sản phẩm khoa học:
- Báo cáo thực trạng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện nay;
- Báo cáo tình hình công tác định hướng, tư vấn việc làm;
- Báo cáo thống kê và phân tích nhu cầu của người sử dụng lao động
hiện nay tại Hậu Giang;
- Báo cáo thống kê và phân tích nhu cầu việc làm, tư vấn việc làm của
người lao động;
- Báo cáo thống kê và phân tích nhu cầu học tập của người lao động;
- Giải pháp cho công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm có hiệu quả
phù hợp với nhu cầu của người lao động và đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng
5

của đơn vị kinh doanh;
- Mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp phục vụ phát triển nguồn nhân lực và
giải quyết việc làm tỉnh Hậu Giang.
3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học (nếu có):
TT
Họ và tên học viên
Tên
luận văn
Cấp đào tạo
ThS/NCS

Ghi
chú*
1
Không









* Ghi các thông tin về: chủ nhiệm đề tài, hướng dẫn chính hay tham gia hướng dẫn,
thời gian và kết quả bảo vệ.
4. Các kết quả khác (nếu có):
Bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích từ kết quả nghiên cứu của đề tài
(ghi rõ số, ngày tháng năm cấp):


Hậu Giang, ngày 09 tháng 6 năm 2014
TỔ CHỨC CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI




6



TÓM LƢỢC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Từ khi chia tách tỉnh, nền kinh tế Hậu Giang đã có nhiều bước phát
triển đáng kể. Từ một tỉnh thuần nông, Hậu Giang đã từng bước chuyển mình
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các cơ sở, đơn vị kinh doanh tăng
lên cả về số lượng lẫn quy mô, nhu cầu tuyển dụng lao động ở các doanh
nghiệp cũng tăng lên. Với nguồn nhân lực dồi dào, đây chính là cơ hội cho
Hậu Giang phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, khó khăn đối với các doanh
nghiệp là chưa tuyển dụng đủ lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất, chất lượng
nguồn nhân lực chưa đảm bảo, trong khi đó số lượng lao động thất nghiệp,
thiếu việc làm vẫn còn nhiều. Vấn đề đặt ra làm thế nào vừa đảm bảo nguồn
nhân lực đủ phục vụ cho sản xuất tại các cơ sở kinh doanh lại vừa đảm bảo
vấn đề chất lượng nguồn nhân lực.
Mô hình đào tạo “cạnh xí nghiệp” là mô hình đào tạo cung cấp
nguồn nhân lực tại chỗ cho xí nghiệp, phù hợp với xí nghiệp nhằm tránh
tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, đồng thời đáp ứng được nhu cầu
tuyển dụng của cơ sở sản xuất, đặc thù của từng ngành. Đề tài được thực
hiện nhằm mục tiêu xây dựng mô hình đào tạo “cạnh xí nghiệp”, đáp ứng
nhu cầu doanh nghiệp và phát triển năng lực người lao động; góp phần
tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, giải quyết việc làm và cải thiện
cuộc sống người lao động; hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho người lao
động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và tập trung phát triển nguồn
nhân lực tỉnh Hậu Giang.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đề ra các chính sách,
chương trình đào tạo nghề hiệu quả. Xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí
nghiệp góp phần giảm tải áp lực vấn đề giải quyết việc làm cho người lao
động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, góp phần thực hiện thắng lợi các mục
7


tiêu về kinh tế - xã hội của Hậu Giang trong những năm sắp tới. Việc thực
hiện thành công mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp góp phần mang hiệu quả
kinh tế thiết thực: Đối với người lao động, mô hình đào tạo góp phần nâng
cao hơn nữa tay nghề của người lao động, đáp ứng các yêu cầu của doanh
nghiệp. Người lao động được tạo điều kiện tiếp cận với các chương trình học
phù hợp với trình độ, bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội, tạo việc làm ổn
định, nâng cao tay nghề cho người lao động thông qua các chương trình học
bám sát yêu cầu thực tế, thực hành; Đối với doanh nghiệp, từ kết quả đào tạo
của mô hình, chất lượng lao động đầu vào cho các cơ sở được đảm bảo cả
về trình độ và chuyên môn, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc thực tế
cao. Doanh nghiệp tiếp nhận lao động từ mô hình là cách để giảm bớt các
chi phí, thời gian, công sức trong khâu tuyển dụng đầu vào cũng như khâu
đào tạo lại, đảm bảo chất lượng công việc, v.v. Như vậy, qua việc liên kết
đào tạo các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ mô hình; Đối với
nhà trường, việc thực hiện mô hình đào tạo góp phần thiết thực vào phát
triển nền giáo dục tại địa phương. Nội dung đào tạo được xây dựng dựa
trên các yêu cầu từ thực tế. Mô hình đào tạo góp phần tạo được uy tín,
thương hiệu trong công tác đào tạo nguồn lao động. Việc đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, yêu cầu công việc của các tổ chức,
doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố thu hút học viên. Từ kết quả
đào tạo góp phần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, đáp ứng yêu cầu các
tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, v.v.
Mô hình đào tạo “cạnh xí nghiệp” là cơ sở lý luận và thực tiễn cho
việc xây dựng mô hình đào tạo phù hợp với nhu cầu của người lao động,
đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, góp phần giải
quyết việc làm cho người lao động, định hướng nghề nghiệp cho người dân
tỉnh Hậu Giang. Mô hình góp phần làm giảm các chi phí đào tạo lại của
doanh nghiệp đối với người lao động, tiết kiệm thời gian, công sức cho học
viên, tránh lãng phí cho xã hội. Từ mô hình, công tác đào tạo nghề của địa
phương góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo nền

tảng cho quá trình hội nhập sâu, rộng của Hậu Giang trong tương lai.
8

Tóm lại, việc xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp trong giai
đoạn hiện nay có ý nghĩa hết sức thiết thực trong việc nâng cao tay nghề,
giải quyết việc làm cho người lao động đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, v.v. Để làm tốt công tác liên kết
đào tạo giữa doanh nghiệp, nhà trường và người lao động. Cần xác định
được vị trí vai trò của nhà trường, doanh nghiệp và người lao động để có
những chính sách phù hợp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng tại tỉnh Hậu Giang.

9




DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BĐVH: Bưu điện văn hóa
CXN: Cạnh xí nghiệp
DN: Dạy nghề
ĐBĐVHX: Điểm bưu điện văn hóa xã
ĐHSPKT: Đại học Sư phạm kỹ thuật
GD: Giáo dục
HN: Học nghề
HV: Học viên
KH: Kế hoạch
LĐTBXH: Lao động - Thương binh và Xã hội
MHĐT: Mô hình đào tạo

QĐ: Quyết định
SV: Sinh viên
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TTDN: Trung tâm Dạy nghề
TT&TT: Thông tin và Truyền thông
UBND: Uỷ ban nhân dân
10



DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA

DANH MỤC BẢNG

Nội dung
Trang

Bảng phân loại mẫu khảo sát trên địa bàn tỉnh Hậu
giang
45
Bảng 1.1:
Tình hình kinh tế Hậu Giang hiện nay
45
Bảng 1.2:
Tương quan giữa nhóm tuổi của đối tượng được khảo
sát với chất lượng nguồn lao động trên địa bàn Hậu
Giang
70

Bảng 1.3:
Tương quan giữa giới tính của đối tượng được khảo
sát với nhu cầu muốn phát triển cần đào tạo
73
Bảng 1.4:
Tương quan giữa giới tính của đối tượng được khảo
sát với quan điểm về học nghề
74
Bảng 1.5:
Tương quan giữa giới tính của đối tượng được khảo
sát với việc học nghề hiện nay
75
Bảng 1.6:
Tương quan giữa giới tính và quan niệm về vai trò
của phụ nữ ngày nay
78
Bảng 1.7:
Tương quan giữa giới tính và lý do phụ nữ nên học
nghề
80
Bảng 1.8:
Lý do phụ nữ không nên học nghề
81
Bảng 1.9:
Tương quan giữa nhóm tuổi và nhận định về đối
tượng tìm việc làm nhanh và ổn định
82
Bảng 1.10:
Tương quan giữa mã đối tượng và vấn đề tìm việc làm
của thanh niên ở thành thị

83
Bảng 1.11:
Tương quan giữa mã đối tượng và đánh giá về công
việc ở thành phố và nông thôn
84
Bảng 1.12:
Tương quan giữa mã đối tượng và nhận xét về vấn đề
làm việc ở thành phố và nông thôn
85
Bảng 1.13:
Tương quan giữa đối tượng và việc làm cho nông thôn
86
Bảng 1.14:
Nếu có điều kiện đi xuất khẩu
86
11

Bảng 1.15:
Lý do đi xuất khẩu
90
Bảng 1.16:
Lý do không đi xuất khẩu lao động
90
Bảng 1.17:
Các trang thiết bị sẽ được đầu tư tại trường trung cấp
nghề tại tỉnh Hậu Giang
91
Bảng 1.18:
Đánh giá về cơ sở vật chất của cơ sở dạy nghề
115

Bảng 1.19:
Đánh giá chương trình và giáo trình giảng dạy ở các
trường và trung tâm dạy nghề tỉnh Hậu Giang
119
Bảng 1.20:
Đánh giá của doanh nghiệp về người lao động
125
Bảng 1.21:
Đánh giá về người lao động Hậu Giang
127
Bảng 1.22:
Người lao động đánh giá về chất lượng đào tạo nghề ở
Hậu Giang
127
Bảng 1.23:
Doanh nhân đánh giá về người lao động ở Hậu Giang
128
Bảng 1.24:
Thực trạng đào tạo nghề Hậu Giang
128
Bảng 1.25:
Quan điểm của doanh nhân về yêu cầu kỹ năng mềm
129
Bảng 1.26:
Đánh giá của doanh nhân về kỹ năng sau khi được
đào tạo
131
Bảng 1.27:
Đánh giá của người lao động về việc làm sau khi được đào
tạo nghề

132
Bảng 1.28:
Tương quan giữa giới tính các đối tượng với nguyên
nhân tình trạng bỏ việc giữa chừng hiện nay
133
Bảng 2.1:
Tương quan giữa 3 ngành học và sự đánh giá về mức
độ quan trọng của chương trình đào tạo
137
Bảng 2.2:
Đánh giá của người học, người dạy về nội dung đào tạo
242
Bảng 2.3:
Đánh giá về sự phù hợp của thời gian đào tạo
242
Bảng 2.4:
Quan điểm về số lượng học viên đào tạo trong lớp học
244
Bảng 2.5:
Đánh giá về cơ sở vật chất của cơ sở dạy nghề
245
Bảng 2.6:
Đánh giá về thông tin được cung cấp (mục tiêu, yêu
cầu của môn học)
246
Bảng 2.7:
Đánh giá về thông tin được cung cấp (đề cương môn
học)
248
Bảng 2.8:

Đánh giá về thông tin được cung cấp (kế hoạch học
tập)
249
Bảng 2.9:
Đánh giá về thông tin được cung cấp (tài liệu học tập
249
12

phục vụ môn học)
Bảng 2.10:
Đánh giá về thông tin được cung cấp (tiêu chí đánh
giá kết quả học tập môn học)
250
Bảng 2.11:
Đánh giá về tác phong của đội ngũ cán bộ giảng dạy
251
Bảng 2.12:
Đánh giá về kiến thức sâu rộng của đội ngũ cán bộ
giảng dạy
252
Bảng 2.13:
Đánh giá về kỹ năng giảng dạy của đội ngũ cán bộ
giảng dạy
254
Bảng 2.14:
Đánh giá về thái độ nhiệt tình, quan tâm, giúp đỡ
người học của đội ngũ cán bộ giảng dạy
254
Bảng 2.15:
Đánh giá thái độ học tập của học viên trong quá trình

đào tạo
255
Bảng 2.16:
Đánh giá về kết quả đạt được sau khóa học
256
Bảng 2.17:
Đánh giá về chất lượng bài giảng của chương trình
chuyên viên đảo bảo chất lượng
257
Bảng 2.18:
Đánh giá về chất lượng đào tạo của chương trình đào tạo
chuyên viên đảo bảo chất lượng với chương trình trước
đó từng tham gia
257
Bảng 2.19:
Khả năng tiếp cận việc làm sau khi đào tạo đối với kỹ
năng mềm trong việc tiếp cận việc làm
258
Bảng 2.20:
Khả năng tiếp cận việc làm sau khi đào tạo đối với kỹ
năng Hành chính văn phòng
259
Bảng 2.21:
Nguyên nhân khó tiếp cận việc làm
261
13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Nội dung

Trang
Biểu đồ 1.1:
Tương quan giữa đối tượng được khảo sát với quan
niệm học nghề chỉ lãng phí thời gian
77
Biểu đồ 1.2:
Tương quan giữa cách hiểu về một công việc tốt
87
Biểu đồ 1.3:
Lao động xuất khẩu theo năm
89
Biểu đồ 1.4:
Đặc thù trong công tác đào tạo nghề ở Hậu Giang
97
Biểu đồ 1.5:
Ngành nghề thường được đào tạo trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang
99
Biểu đồ 1.6:
Cơ sở vật chất cơ sở dạy nghề
117
Biểu đồ 1.7:
Các tiêu chí về cơ sở dạy nghề hiện nay tại Hậu Giang
118
Biểu đồ 1.8:
Đội ngũ giáo viên dạy nghề ở Hậu Giang
121
Biểu đồ 1.9:
Chất lượng đào tạo nghề ở Hậu Giang
130

Biểu đồ 1.10:
Tần suất văn hóa nghề trong nội dung giảng dạy
135
Biểu đồ 1.11:
Người lao động đánh giá công việc sau khi được đào tạo
145
Biểu đồ 1.12:
Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong công
tác đào tạo nghề địa bàn tỉnh Hậu Giang
154
Biểu đồ 1.13:
Nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp Hậu Giang
155
Biểu đồ 1.14:
Tương quan giữa đối tượng khảo sát và độ tuổi lao
động thiếu việc làm, thất nghiệp ở Hậu Giang
156
Biểu đồ 1.15:
Quy mô và trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề ở Hậu
Giang
157
Biểu đồ 1.16:
Người lao động đánh giá công việc sau khi được đào
tạo
162
Biểu đồ 1.17:
Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
162
Biểu đồ 1.18:

Công tác hướng nghiệp cho học sinh cấp 2, cấp 3 ở
166
14

Hậu Giang
Biểu đồ 1.19:
Số lần thực hiện hoạt động hướng nghiệp ở Hậu Giang
166
Biểu đồ 1.20:
Người quyết định chọn nghề cho học sinh ở Hậu Giang
167
Biểu đồ 1.21:
Thời điểm định hướng nghề cho học sinh
168
Biểu đồ 1.22:
Nguồn cung cấp thông tin hướng nghiệp
168
Biểu đồ 1.23:
Mức độ hiệu quả của nội dung hướng nghiệp
170
Biểu đồ 1.24:
Vai trò của tổ chức hội, đoàn thể trong công tác tư vấn
việc làm
170
Biểu đồ 1.25:
Tính hiệu quả của trung tâm giới thiệu việc làm ở
Hậu Giang
171
Biểu đồ 1.26:
Nguyên nhân bỏ học của học sinh Hậu Giang

173
Biểu đồ 1.27:
Nguyên nhân bỏ học của người lao động
174
Biểu đồ 1.28:
Kĩ năng truyền đạt của giáo viên
175
Biểu đồ 1.29:
Quy mô và trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề ở
Hậu Giang
176
Biểu đồ 1.30:
Mức lương giáo viên dạy nghề ở Hậu Giang
177
Biểu đồ 2.1:
Nhận định của người lao động về việc làm sau khi
đào tạo
189
Biểu đồ 2.2:
Nhận định tình hình kinh tế Hậu Giang
193
Biểu đồ 2.3:
Thế mạnh kinh tế của Hậu Giang
194
Biểu đồ 2.4:
Thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
195
Biểu đồ 2.5:
Đánh giá vai trò các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn

tỉnh Hậu Giang
199
Biểu đồ 2.6:
Lý do doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Hậu Giang
200
Biểu đồ 2.7:
Quan điểm của người dân Hậu Giang về vấn đề học vấn
215
Biểu đồ 2.8:
Kỹ năng có được sau khi đào tạo
216
15

Biểu đồ 2.9:
Loại hình và cấp đào tạo
225
Biểu đồ 2.10:
Thực trạng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp ở Hậu Giang
226
Biểu đồ 2.11:
: Đánh giá của giảng viên về thái độ của học viên
(chuyên ngành đảm bảo chất lượng)
262
Biểu đồ 2.12:
Đánh giá của giảng viên về thái độ của học viên (kỹ
năng mềm trong việc tiếp cận việc làm)
263
Biểu đồ 2.13:
Đánh giá của giảng viên về thái độ của học viên (kỹ
năng Hành chính văn phòng)

264
Biểu đồ 2.14:
Đánh giá về năng lực học viên sau khóa học ngành đảm
bảo chất lượng
265
Biểu đồ 2.15:
Đánh giá về năng lực học viên sau khóa học
Kỹ năng tiếp cận việc làm
266
Biểu đồ 2.16:
Đánh giá về năng lực học viên sau khóa học ngành
Kỹ năng hành chính văn phòng
267
















16






DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA

Nội dung
Trang
Hình 1.1:
Ngày càng nhiều doanh nghiệp có qui mô lớn đầu tư vào
các khu, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh
68
Hình 1.2:
Học viên sau khi học nghề
76
Hình 1.3:
Người lao động tham gia lớp học tiếng Hàn tại Trung tâm
Giới thiệu việc làm Hậu Giang
93
Hình 1.4:
Phát huy hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn sẽ giúp người dân có việc làm và thu nhập ổn
định
109
Hình 1.5:
Nghề đan lát giúp nhiều lao động nông thôn cải thiện
kinh tế gia đình
110
Hình 1.6:

Một lớp dạy nghề do Hội LHPN tổ chức
112
Hình 1.7:
Chị Mỹ Tiên có thu nhập ổn định từ việc nhận ráp quần
áo cho các tiệm may
113
Hình 1.8:
Lãnh đạo Trung ương và địa phương tại buổi khởi công
116
Hình 2.1:
Hệ thống trường dạy nghề từng bước đáp ứng nhu cầu học
tập
181
Hình 2.2:
MHĐT CXN dựa trên thế mạnh kinh tế - xã hội
của tỉnh Hậu Giang
211
Hình 2.3:
Mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp dựa trên đặc thù tổ
chức, doanh nghiệp
206
Hình 2.4:
Các giai đoạn trong MHĐTCXN dựa trên đặc thù tổ
207
17

chức, DN
Hình 2.5:
Các bước trong giai đoạn đào tạo
210

Hình 2.6:
Mô phỏng MHĐTCXN dựa trên đặc thù tổ chức, DN
211
Hình 2.7:
Mối quan hệ của quá trình đào tạo cạnh xí nghiệp
217
Hình 2.8:
Mô phỏng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp
dựa trên khả năng, nguyện vọng của người lao động
221

18


MỞ ĐẦU

1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Đề tài “Xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp phục vụ phát triển
nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh Hậu Giang” được thực hiện trên
cơ sở các quy định của Nhà nước về giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động:
1. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009. Thể
hiện mục tiêu: Giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định về tổ
chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá

nhân tham gia hoạt động dạy nghề. Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng
trong hệ thống pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, tạo điều kiện nâng cao
chất lượng và hiệu quả của dạy nghề; giúp cho đào tạo nghề phát triển
mạnh về số lượng và chất lượng, đa dạng cơ cấu ngành nghề và trình độ
đào tạo để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực kỹ thuật cao phục vụ cho
quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc
tế của đất nước.
3. Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 về việc làm, hợp
đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, v.v. Trong đó có đề cập đến nội
dung về học nghề, dạy nghề; trách nhiệm của người sử dụng lao động; về đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ
quyền lợi của người lao động, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao
động đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, trách nhiệm của người sử dụng lao
19

động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề với nội dung: Thứ
nhất, người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hàng năm và dành kinh phí
cho việc đào tạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước
khi chuyển làm nghề khác cho mình; Thứ hai, người sử dụng lao động phải báo
cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan
quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh trong báo cáo hàng năm về lao động.
4. Quyết định số 105/2006/QĐ-TTg ngày 16/5/2006 của Thủ tướng
Chính phủ, về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. Theo đó, quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2006-2020 phù hợp với Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước; bảo đảm mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là xóa đói,
giảm nghèo; giữa phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản

phẩm; giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng; giữa phát
triển bền vững và bảo vệ môi trường.
5. Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm
giai đoạn 2008 - 2015, trong đó nội dung về xây dựng các cơ chế chính sách
khuyến khích học nghề và tạo việc làm cho đối tượng thanh niên gồm:
Thứ nhất, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì và phối hợp
với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng, trình ban hành, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện các chính sách phục vụ cho chương trình khuyến khích học
nghề và tạo việc làm cho mọi đối tượng, trong đó chú trọng cho thanh niên
học nghề giai đoạn 2008-2012.
Thứ hai, Đoàn Thanh niên tham gia tư vấn, vận động, hướng dẫn, hỗ
trợ thanh niên vay tín dụng học nghề, đặc biệt là các nghề mũi nhọn, kỹ
thuật công nghệ mới, có triển vọng phát triển; Đoàn Thanh niên hướng dẫn
hỗ trợ thanh niên lập dự án, phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội
20

thẩm định dự án; Đoàn Thanh niên phối hợp với Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội và các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động để vận
động, tư vấn, hướng dẫn thanh niên vay vốn xuất khẩu, tham gia hỗ trợ ngân
hàng trong quá trình thu hồi vốn vay.
6. Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02/12/2011 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành một số chỉ tiêu giám sát,
đánh giá thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Trong đó, nội dung đưa ra các tiêu chí giám sát, đánh giá đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020 có ý nghĩa quan trọng để trên cơ sở đó xây
dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
7. Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Hậu Giang, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an
ninh năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc

phòng - an ninh năm 2013. Trong báo cáo đã trình bày tình hình kinh tế - xã
hội, quốc phòng - an ninh trong năm 2012 của tỉnh Hậu Giang và nêu lên
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh
năm 2013 của tỉnh. Trong đó, việc báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội
năm 2012 và đưa ra tiêu chí, nhiệm vụ và giải pháp cho việc phát triển kinh tế
- xã hội có ý nghĩa quan trọng để trên cơ sở đó có thể xây dựng mô hình đào
tạo liên kết với doanh nghiệp.
8. Báo cáo số 52/BC-UBND ngày 25/10/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Hậu Giang về sơ kết 02 năm tình hình triển khai Kế hoạch số 42/KH-UBND
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. Báo cáo đã thông qua tình hình sản xuất
nông nghiệp, phát triển nông thôn và hoạt động của nông dân. Đặc biệt trong
hoạt động của nông dân, báo cáo đã trình bày thực trạng đào tạo nghề và giải
quyết việc làm như sau: Thứ nhất, công tá c nâng cao trì nh độ, đào tạo nghề, đà o
tạo lao động có chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ được chú trọng thực hiện; thứ
hai, công tá c đà o tạ o nghề cho lao độ ng đượ c chú trọ ng, đã tổ chức liên kết với
các doanh nghiệp và các trường dạy nghề trong và ngoài tỉnh hỗ trợ đào tạo
trung cấp nghề, sơ cấp nghề cho lao độ ng nông thôn và dạy nghề thường xuyên
để giải quyết việc làm trong khu vực nông thôn vớ i đa dạ ng cá c loạ i hì nh, ngành
21

nghề thí ch hợ p để lao độ ng đá p ứ ng yêu cầ u tuyể n chọ n củ a cá c doanh nghiệ p,
góp phần tăng tỷ lệ sử dụ ng thờ i gian lao độ ng ở nông thôn; thứ ba, thông qua
các chương trình, dự án, tạo việc làm tại chỗ, v.v, cho người lao động.
2. Lý do thực hiện đề tài:
Từ sau khi chia tách tỉnh, nền kinh tế Hậu Giang đã có những bước phát
triển cơ bản. Từ một tỉnh thuần nông nghiệp, Hậu Giang từng bước phát triển
theo hướng công nghiệp, hiện đại. Các cơ sở, đơn vị kinh doanh đã tăng lên
cả về số lượng lẫn quy mô. Nhu cầu tuyển dụng lao động ở các doanh nghiệp
cũng tăng theo. Đến nay, tỉnh đã quy hoạch 2 khu công nghiệp với diện tích
hơn 490ha (Khu công nghiệp Sông Hậu (giai đoạn 1), Khu công nghiệp Tân

Phú Thạnh (giai đoạn 1). Dự kiến đến năm 2015, nhu cầu tuyển dụng của các
doanh nghiệp ở các khu, cụm công nghiệp tập trung khoảng 30.000 người.
Với lợi thế là nguồn lao động dồi dào, chiếm 65% dân số cả tỉnh, đây chính là
cơ hội cho Hậu Giang phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nỗi quan ngại của đơn vị,
doanh nghiệp và tổ chức chính là vấn đề nhân lực. Các đơn vị không tuyển đủ
lao động có tay nghề, trình độ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, trong khi đó
số lượng người lao động thất nghiệp lại còn nhiều. Nói cách khác, nguồn cung
cấp lao động vừa thừa lại vừa thiếu.
Theo số liệu thống kê, năm 2010 toàn tỉnh Hậu Giang có gần 4.300 lao
động thất nghiệp có độ tuổi từ 15 trở lên (nữ đến 55 tuổi, nam đến 60 tuổi).
Trong đó, đa số lao động thất nghiệp ở khu vực nông thôn, chiếm hơn 3.500
người. Số lao động thất nghiệp ở nam nhiều hơn so với nữ (nam là 2.360
người, nữ là khoảng 1.900 người). Rõ nhất là ở thành phố Vị Thanh, khu vực
nội thị có 345 lao động thất nghiệp, nhưng ở nông thôn đến 918 lao động thất
nghiệp. Nhiều lao động học 2 hay 3 nghề những vẫn thất nghiệp. Trong khi
đó, thông tin việc làm đến người lao động lại rất hạn chế. Từ năm 2005-2010,
các trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh đã tư vấn cho gần 50.000 lao động.
Nhưng số lao động tìm được việc làm không đáng kể, chỉ hơn 5.000 trường
hợp. Nguyên nhân được thống kê là do thiếu hệ thống cơ sở tư vấn và giới
thiệu việc làm, lực lượng cộng tác viên cơ sở cũng còn hạn chế cả về số
lượng, năng lực. Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo nghề chưa tìm ra được một lộ
22

trình và mô hình đào tạo hiệu quả để có thể rút ngắn khoảng cách giữa nhà
trường với doanh nghiệp. Nói cách khác, chương trình đào tạo nghề, mô
hình đào tạo nghề phải kết nối và cập nhật với nhu cầu của đơn vị sử dụng
lao động. Thực hiện được công tác trên, sẽ tạo ra một lợi thế to lớn không
chỉ cho nhà trường mà cho cả doanh nghiệp và người lao động. Bởi lẽ, người
lao động không những tìm được việc làm với một tay nghề được đào tạo bài
bản, phù hợp với đòi hỏi của công việc về năng lực, phẩm chất cũng như đạo

đức nghề nghiệp. Nhà trường không chỉ đào tạo được đội ngũ học viên với
chất lượng đạt chuẩn mà còn trở thành nơi tư vấn và hướng nghiệp cho học
viên, nơi cung ứng nguồn lao động. Khi mô hình đào tạo kết hợp nhu cầu
doanh nghiệp với chương trình đào tạo của nhà trường thì doanh nghiệp và
cơ sở sản xuất sẽ trở thành nơi sử dụng nguồn lao động do nhà trường cung
cấp với đội ngũ lao động đã được trang bị kỹ năng, tay nghề cơ bản có thể
đáp ứng yêu cầu của mình. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được chi phí
đào tạo mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất với mô hình đào tạo trên.
Mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp góp phần giảm tải áp lực cho các kỳ thi
đại học quốc gia hàng năm, giảm áp lực nghề nghiệp và tâm lý cho học viên
cũng như các bậc phụ huynh học sinh. Làm được điều này, góp phần vào việc
tạo thế cân bằng trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp hiện nay ở
Việt Nam - một vấn đề vốn đã và đang mất cân bằng trong hệ thống đào tạo
nghề và đào tạo bậc đại học hiện nay.
Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình đào tạo cạnh
xí nghiệp phục vụ phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh
Hậu Giang” sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực và đáp ứng yêu
cầu thực tiễn.
3. Mục tiêu của đề tài:
- Xây dựng mô hình đào tạo “cạnh xí nghiệp” hiệu quả, đáp ứng nhu
cầu doanh nghiệp và phát triển năng lực của người lao động.
- Kết nối nhu cầu doanh nghiệp với người lao động, góp phần tăng hiệu
quả sản xuất của doanh nghiệp, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống
23

người lao động.
- Hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho người lao động phù hợp với
nhu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện hiện tại và tương lai.
- Kiểm định tính khả thi của mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực,
giải quyết việc làm cho người lao động ở Hậu Giang
Khách thể nghiên cứu: cư dân tỉnh Hậu Giang, với phương pháp chọn
ngẫu nhiên với một số tiêu chí: người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang, các doanh nghiệp trên địa bàn và lân cận địa bàn tỉnh Hậu Giang, người
lao động đã qua đào tạo nghề, v.v. Cụ thể như sau:
- Cán bộ, công chức: 35 người
- Người lao động: 216 người

- Doanh nhân: 180 người
- Học sinh, sinh viên: 269 người
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đánh giá vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm,
công tác tư vấn, hướng nghiệp và thực trạng đào tạo nghề ở Hậu Giang. Từ đó,
xây dựng mô hình đào tạo cạnh xí nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, tổ chức; đồng thời đáp
ứng nhu cầu phát triển năng lực của người lao động; góp phần tạo thế cân bằng
giữa cung và cầu lao động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong bối cảnh hiện nay.
Cụ thể về địa bàn là thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh và các huyện: Châu
Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ.
5. Ý nghĩa của đề tài:
Đối với việc xây dựng đường lối, pháp luật, chính sách:
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc thực hiện và đề ra chính
sách, chương trình đào tạo nghề hiệu quả.
Đối với phát triển kinh tế - xã hội:
Nghiên cứu mô hình đào tạo thích hợp để có thể đáp ứng nhu cầu học
24

tập của học viên, đáp ứng nhu cầu nâng cao kỹ năng cho người lao động, đồng
thời tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên, nhằm tránh tình
trạng lãng phí nguồn nhân lực và những chi phí khác do không đáp ứng được

yêu cầu công việc.
Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu:
Vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao mức sống của người dân, giảm đói
nghèo thông qua công tác đào tạo, tư vấn việc làm là một trong những mối
quan tâm của tất cả các địa phương trong cả nước và các nước trên thế giới.
Bởi lẽ, nó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và ổn định của chính
khu vực. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng một mô hình đào tạo thích hợp, tận
dụng tối đa nguồn nhân lực của địa phương, khu vực là vô cùng quan trọng,
góp phần thực hiện mục tiêu cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và người dân
được đảm bảo một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc.
Đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu quan trọng về mặt lý
luận và thực tiễn cho việc ứng dụng mô hình đào tạo nghề, tư vấn, định hướng,
giải quyết việc làm ở Hậu Giang nói riêng, Việt Nam nói chung.
Đối với công tác đào tạo cán bộ khoa học:
Việc thực hiện đề tài là cơ hội để các thành viên tham gia hoàn thiện hơn
về kỹ năng nghiên cứu và cập nhật thường xuyên tình hình thực tế về vấn đề
đào tạo nghề và công tác tư vấn, định hướng, giải quyết việc làm. Công trình
nghiên cứu mở ra cơ hội trao đổi học thuật giữa các nhà nghiên cứu, nhà khoa
học, các nhà chuyên môn và quản lý về công tác đào tạo nghề, tư vấn và định
hướng nghề nghiệp ở Hậu Giang.

×