Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

dạy đọc, đổi đơn vị đo độ dài toán 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.38 KB, 6 trang )

Toán 2: Dạy đọc và đổi đơn vị đo độ dài
Việc dạy các đơn vị đo độ dài và đổi đơn vị đo độ dài lớp 2 như thế nào để đạt được hiệu quả cao
nhất phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của phương
pháp dạy học đó là nội dung tôi muốn đề cập tới trong đề tài.
Phần I. Lí do chọn đề tài

I. Cơ sở lí luận
Môn toán là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học. Trong những năm
gần đây, xu thế chung của thế giới là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Một trong những bộ phận cấu
thành chương trình toán Tiểu học mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học các yếu tố đại lượng và
đo đại lượng ở các lớp học, cấp học trên, đồng thời giúp học sinh những hiểu biết cần thiết khi
tiếp xúc với những “tình huống toán học” trong cuộc sống hàng ngày.
Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong trường Tiểu học được
quan tâm và đẩy mạnh không ngừng để ngay từ cấp Tiểu học, mỗi học sinh đều cần và có thể đạt
được trình độ học vấn toàn diện, đồng thời phát triển được khả năng của mình về một môn nào
đó nhằm chuẩn bị ngay từ bậc Tiểu học những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng được mục
tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Dạy toán ở tiểu học vừa phải đảm bảo tính hệ thống chính xác của toán học vừa phải đảm bảo
tính vừa sức của học sinh. Kết hợp yêu cầu đó là một việc làm khó, đòi hỏi tính khoa học và
nhận thức, tốt về cả nội dung lẫn phương pháp. Trong chương trình dạy toán 2 việc dạy đổi đơn
vị đo độ dài là một trong những nội dung được đề cập.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản dạy đổi đơn vị đo độ dài là học sinh phải nắm được mối quan
hệ giữa các đơn vị đo từ đó mới đổi được các số đo độ dài.
ii. Cơ sở thực tiễn
Khi dạy lớp 2, tôi nhận thấy việc dạy đổi đơn vị đo độ dài trong chương trình toán ở bậc tiểu học
nói chung và ở lớp 2 nói riêng là hết sức cần thiết. ở lứa tuổi học sinh tiểu học, việc nắm mối
quan hệ giữa các đơn vị đo còn rất nhiều hạn chế dẫn đến việc học sinh không biết đổi hoặc đổi
sai. Việc dạy cho học sinh biết cách đổi đơn vị đo độ dài trong chương trình Toán lớp 2 vô cùng
quan trọng, đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt các yếu tố đại lượng và đo đại lượng của
lớp trên.


Việc dạy các đơn vị đo độ dài và đổi đơn vị đo độ dài lớp 2 như thế nào để đạt được hiệu quả cao
nhất phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của phương
pháp dạy học đó là nội dung tôi muốn đề cập tới trong đề tài.
Phần II. nội dung
I. Những nội dung đề cập
1. Học sinh không nắm được cách viết tắt của đơn vị đo. Đặc biệt là đối với học sinh yếu. Qua
thực tế giảng dạy, tôi thấy một số học sinh không nắm được cách viết tắt của đơn vị đo. Nguyên
nhân là do giáo viên chưa khắc sâu kiến thức, chỉ giới thiệu tên đơn vị đo, cách viết tắt đơn vị đo
đó mà không cho học sinh thực hành nhìn vào cách viết tắt đọc tên đơn vị đo, viết tên đơn vị đo
(cách viết tắt), các số đo độ dài mang tên đơn vị đo đó ra giấy nháp, ra bảng.
2. Học sinh không tìm được độ dài của số đo ở trên thước.
Khi giới thiệu về các đơn vị đo, giáo viên thường chỉ nêu tên đơn vị, cách viết tắt, cách đọc đơn
vị đó, chứ chưa chú ý cho học sinh nhận dạng đơn vị đo trên thước. Chính vì vậy, học sinh có thể
thuộc lòng tên đơn vị đo, cách viết tắt đơn vị đo đó nhưng khi gọi học sinh chỉ độ dài ở trên
thước của một số đo nào đó đã được học thì học sinh không tìm được.
3. Đối với học sinh lớp 2, việc nắm mối quan hệ giữa các đơn vị còn nhiều hạn chế. Trong
chương trình sách giáo khoa, không có phần thời gian nào cho học sinh thực hành kiến thức đã
học về đơn vị đo để các em hiểu một cách chắc chắn kiến thức. mà ở đây các em phải công nhận.
Nếu giáo viên chỉ cho học sinh quan sát thước đo và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo mà
không trực tiếp cầm thước đo cụ thể thì các em rất dễ quên và không hiểu bản chất của đơn vị đó.
4. Khi đổi các đơn vị đo và giải toán có các đơn vị đo độ dài học sinh hay đổi sai hoặc còn lúng
túng trong quá trình đổi các đơn vị đo độ dài hoặc khi trình bày bài toán có lời văn học sinh viết
cả tên đơn vị vào phép tính hoặc câu trả lời học sinh lại viết tắt tên đơn vị đo. Ví dụ: Bài 3 trang
150: Cây dừa cao 8 m, cây thông cao hơn cây dừa 5 m. Hỏi cây thông cao bao nhiêu mét?
Một số học sinh trình bày bài giải như sau:
Số m cây thông cao là:
8 + 5 = 13 (m)
Đáp số: 13 m
Hoặc:
Số mét cây thông cao là:

8 m + 5 m = 13 (m)
Đáp số: 13 m
Hoặc có học sinh trình bày:
Số m cây thông cao là:
8 m + 5 m = 13 (m)
Đáp số: 13 m

II. Các giải pháp cụ thể
1. Truyền thụ kiến thức.
- Khi dạy bài về đơn vị đo nào thì sau khi giới thiệu tên gọi, cách viết tắt đơn vị đo đó thì
phải cho học sinh thực hành nhìn vào cách viết tắt đọc tên đơn vị đo và viết tên đơn vị đo (cách
viết tắt), các số đo độ dài mang tên đơn vị đo đó ra giấy nháp, ra bảng con. Ví dụ: Bài Đê-xi-met,
giáo viên chỉ vào cách viết tắt ở trên bảng (dm) gọi học sinh đọc tên đơn vị đo là đê-xi-met, sau
đó cho học sinh viết tên đơn vị đo đó (cách viết tắt) ra bảng con (dm) và viết các số đo độ dài: 5
dm, 13 dm, 28 dm,…
- Sau khi học sinh nắm được tên gọi, cách viết tắt đơn vị đo đó, giáo viên cần cho học sinh
tìm độ dài của số đo cụ thể ở trên thước đo. Ví dụ: Bài đê-xi-met: Yêu cầu học sinh tìm độ dài
của 1dm, 2 dm,… Học sinh có thể dùng thước đo một vật cụ thể và nêu kết quả đã đo được để
khắc sâu kiến thức đã học.
Ví dụ: Bài Đê-xi-met: Cho học sinh đo chiều dài của quyển sách, quyển vở…
- Hướng dẫn học sinh nắm chắc và thuộc mối quan hệ giữa các đơn vị đo. Ví dụ dạy bài:
Mét. học sinh phải nắm chắc và thuộc:
1 m = 10 dm
1 m = 100 cm
Học sinh phải tự rút ra 1 m = 10 dm = 100 cm. Hai đơn vị liền kề nhau hơn kém nhau 10
lần.
Sau đó giáo viên đặt câu hỏi:
+Trong 3 đơn vị đo độ dài: Đề-xi-mét, Mét, Xăng-ti-mét thì đơn vị đo nào lớn nhất, đơn vị
đo nào bé nhất?
+ Hãy sắp xếp 3 đơn vị đo đó theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại:

Sau đó, giáo viên cho học sinh thực hành theo nhóm bàn: mỗi bàn (đã chuẩn bị một cái
thước dây) tự đo độ dài, rộng chiếc bàn của mình theo hai đơn vị đo m và dm, sau đó tự đọc và
viết kết quả. Như vậy các em sẽ nắm được mối quan hệ giữa hai đơn vị đo một cách chắc chắn.
Cụ thể chiều dài bàn là: 1m1dm = 11 dm
Khi dạy bài khác cũng làm tương tự như vậy (Khi dạy bài đề-xi-mét cho học sinh đo kích
thước gạch lát nền lớp học. Chẳng hạn kích thước viên gạch mỗi chiều là 2 dm = 20 cm)
Khi các em đã thạo về đo độ dài của một vật cụ thể, giáo viên có thể cho học sinh tập ước
lượng bằng mắt độ dài một số vật thể xung quanh như độ dài bảng, lớp học, bút chì…. Có như
vậy các em làm bài mới dễ dàng.
2. Hướng dẫn làm bài về đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có van khi có các số
đo độ dài.
Đã nắm chắc kiến thức như vậy nhưng khi đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có
văn khi có các đơn vị đo độ dài, nhiều em cũng mắc lỗi, hay đổi sai. Giáo viên cần hướng dẫn
học sinh cụ thể:
Ví dụ: Điền vào chỗ chấm:
1 dm = ……………………cm (1)
1 m = …………………….dm (2)
3dm5cm = ……………… cm (3)
Mở rộng cho học sinh khá giỏi:
2 m = …………………….cm (4)
1 m2cm = ……………… cm (5)
Trước khi làm bài, giáo viên hướng dẫn học sinh viết các đơn vị đo độ dài đã học ra giấy nháp
và tiến hành như sau:
Cách thực hiện
Nháp:
* (1) 1 dm = ……………………cm
Viết số 1 vào cột dm. Đơn vị cần đổi là cm, ta
viết số 0 vào cột cm. Nhìn vào nháp ta thấy: 1 dm =
10 cm
* (2) 1 m = …………………….dm

Như trên, điền số 1 vào cột m, điền số 0 vào cột
dm. Nhìn vào nháp ta thấy: 1m = 10 dm.
* (3) 3dm5cm = ……………… cm
Ta viết số 3 vào hàng dm, số 5 vào hàng cm. Như
vậy: 3dm5cm = 35 cm

m dm cm
(1) đ 1 0
(2) đ 1 0
(3) đ 3 5
(4) đ 2 0 0
(5) đ 1 0
2
Với học sinh khá, giỏi mở rộng cho các em đổi theo cách viết nháp trên.
Ví dụ: (4) 2 m = …………………………….cm
Viết số 2 ở cột m, số 0 ở cột cm, cột dm ở giữa m và cm chưa có số nào thì ta điền số 0. Nhìn
vào nháp: 2 m = 200 cm
* (5) Sau này với các bài mà yêu cầu phức tạp hơn, nếu các em có gặp trong thực tế hãy làm
nháp theo cách trên.
1m2cm = ……………… cm
Viết số 1 vào cột m, số 2 vào cột cm, cột dm chưa có, điền số 0, ta có
1m2cm = 102 cm
Cách này áp dụng cho học sinh có lực học trung bình, yếu, còn đối với học sinh học khá,
giỏi, học sinh dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo để làm bài tập đổi đơn vị đo độ dài.
Ví dụ: 2 m = ………cm
Hướng dẫn học sinh: 1m = 100cm. Vậy 2 m = 200 cm
Hay: 1 m 2 cm = ……….cm.
Hướng dẫn học sinh: 1 m = 100 cm. Lấy 100 cm + 2 cm = 102 cm
- Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải toán có lời văn khi có các số đo độ dài.
Thường khi giải bài toán có lời văn với các số đo độ dài, học sinh thường viết cả tên đơn vị đo

cùng với số đo hoặc viết tắt tên đơn vị đo ở câu lời giải.
Ví dụ: Bài 3 trang 150: Cây dừa cao 8 m, cây thông cao hơn cây dừa 5 m. Hỏi cây thông cao
bao nhiêu mét?
Một số học sinh trình bày bài giải như sau:
Số m cây thông cao là:
8 + 5 = 13 (m)
Đáp số: 13 m
Hoặc:
Số mét cây thông cao là:
8 m + 5 m = 13 (m)
Đáp số: 13 m
Hoặc có học sinh trình bày:
Số m cây thông cao là:
8 m + 5 m = 13 (m)
Đáp số: 13 m
Giáo viên phải đưa các bài học sinh trình bày sai lên bảng, chỉ ra từng chỗ sai cụ thể cho học
sinh và cho học sinh so sánh đối chiếu giữa hai bài: bài trình bày sai và bài trình bày đúng để học
sinh thấy đượcc chỗ sai của mình. Nhắc học sinh: Đối với câu trả lời thì phải viết tên đơn vị do
không được viết tắt (Số mét cây thông cao là:), hoặc chỉ cần trả lời: (Cây thông cao là:). Còn với
phép tính chỉ viết tên đơn vị theo cách viết tắt ở kết quả của phép tính và cho vào trong ngoặc
đơn:
1. + 5 = 13 (m)
Bài giải được trình bày như sau:
Số mét cây thông cao là:
8 + 5 = 13 (m)
Đáp số: 13 m
Hoặc:
Cây thông cao là:
8 + 5 = 13 (m)
Đáp số: 13 m

iii. Kết quả kiểm chứng
Qua việc thực hiện các cách làm trên trong quá trình giảng dạy các đơn vị đo độ dài, đổi các
đơn vị đo độ dài tại lớp 2C, tôi đã thấy học sinh tiến bộ rõ rệt so với cách dạy thông thường mà
trước đây tôi vẫn thực hiện và tôi áp dụng dạy tại lớp 2B.
Cụ thể:
Lớp
Tổng số
HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu
2B 24 12 = 50% 8 = 33,3% 4 = 16,7% 0
2C 24 6 = 25% 10 = 41,7% 7 = 29,1% 1 = 4,2%
Phần iii. kết luận
i. bài học kinh nghiệm
- Để dạy tốt các đơn vị đo độ dài và đổi đơn vị đo độ dài, trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ
và nắm được nội dung chương trình môn toán ở từng lớp cấp tiểu học nói chung và môn toán lớp
2 nói riêng đặc biệt là nội dung dạy các đơn vị đo độ dài và đổi đơn vị đo độ dài ở lớp 2.
- Sau khi hướng dẫn học sinh cách đọc, cách viết tắt tên đơn vị đo, hướng dẫn học sinh tìm
độ dài trên thước của số đo cụ thể và cho học sinh dùng thước đo một số đồ vật ngay tại lớp và
nêu kết quả đã đo được để khắc sâu kiến thức đã học. Như vậy các em sẽ rút ra mối quan hệ giữa
hai đơn vị đo một cách chắc chắn.
- Sau khi học sinh học xong bài về đơn vị đo nào thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm
chắc mối quan hệ giữa đơn vị đo đó với các đơn vị lớn hơn hoặc nhỏ hơn nó mà học sinh đã
được học từ đó học sinh mới nắm được các đơn vị đo theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
- Khi các em đã thạo về đo độ dài của một vật cụ thể, giáo viên có thể cho học sinh tập ước
lượng bằng mắt độ dài một số vật thể xung quanh như độ dài bảng, lớp học.
- Hướng dẫn học sinh đổi bằng cách viết các đơn vị đo đã học theo thứ tự từ lớn đến bé ra giấy
nháp, sau đó đưa số vào bảng như phần nội dung đã trình bày ở trên để giúp học sinh làm bài
một cách dễ dàng.
- Đối với bài toán có lời văn mà có số đo độ dài giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách trình
bày bài giải cho đúng từ câu trả lời đến các phép tính.

ii. Đề xuất kiến nghị
Cấp trên tạo điều kiện để giáo viên được đi tham quan, học tập các giáo viên dạy tốt, có kinh
nghiệm ở trường bạn để học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Nguyên lý, ngày 8 tháng 11 năm 2010
Người viết kinh nghiệm

×