Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập, ứng dụng trong giáo dục đạo đức và tâm lý cho học sinh phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.34 KB, 4 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SƠN TÂY
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC KỸ THUẬT
Lần thứ 4
MỐI LIÊN HỆ GIỮA TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG
VÀ TƯ DUY ĐỘC LẬP
ỨNG DỤNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG

Lĩnh vực dự thi: Khoa học xã hội và hành vi
Tâm lý học nhận thức
Nhóm tác giả: Trần Công Hoàn – 11 chuyên Lý
Đỗ Thái Sơn – 11 chuyên Toán
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Vân
Sơn Tây, tháng 9 năm 2014



TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Nhóm tác giả nhận thấy đề tài có nhiều biểu hiện trong cuộc sống thường ngày và
là một đề tài được nhiều người biết đến, tuy nhiên lại chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể
về tác động của tâm lý đám đông với lứa tuổi học sinh, đồng thời các thông tin về hiện
tượng này chưa được phổ biến rộng rãi trong đời sống, đặc biệt là đối tượng học sinh
phổ thông. Thực ra, ngành tâm lý học đám đông đã được nhà tâm lý Gustave LeBon
khám phá và nghiên cứu trong bộ sách nổi tiếng "Tâm lý đám đông". Song, nội dung bộ
sách này còn khá xa lạ và khó hiểu với học sinh phổ thông, hơn nữa còn chưa cụ thể với
nhóm đối tượng này. Các nghiên cứu hiện có chỉ dừng lại ở mức chỉ ra nguyên nhân và
phân tích hiện tượng chứ chưa đưa ra được các mối liên hệ cụ thể của các hiện tượng
tâm lý và đặc biệt là chưa đưa ra được hướng giải quyết.


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những tác động của tâm lý đám đông trong cuộc sống hiện đại
thông qua những sự việc đã xảy ra, đồng thời, thực hiện điều tra với đối tượng nghiên
cứu chủ yếu là học sinh ở độ tuổi Trung học Phổ thông, độ tuổi có nhiều biến chuyển
trong tâm lý, sau đó, đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn
chế mặt tiêu cực của tâm lý đám đông với học sinh, giúp học sinh tự tin và độc lập
trong cuộc sống.
3. Ý nghĩa của đề tài
Từ các giải pháp được đưa ra bởi đề tài, các bậc phụ huynh và nhà trường sẽ có
phương pháp hướng dẫn học sinh nhận ra những tác động xấu, các bạn học sinh có thể
chủ động tránh xa những tác hại của tâm lý đám đông, bổ sung thêm cho cộng đồng
những hiểu biết về tâm lý đám đông. Hệ thống các giải pháp này sẽ trở thành sự hỗ trợ
hiệu quả, tin cậy để nhà trường và các bậc phụ huynh định hướng cho học sinh.
4. Tính sáng tạo của đề tài
Đề tài này sẽ có điểm sáng tạo hơn các nghiên cứu trước đây là tập trung vào
một nhóm đối tượng cụ thể và đưa ra các nhóm giải pháp để hạn chế mặt tiêu cực và
phát huy mặt tích cực của tâm lý đám đông trong trường phổ thông. Đề tài có tính ứng
dụng cao, đơn giản, dễ áp dụng, không cần đầu tư quá nhiều cơ sở vật chất và phương
tiện để triển khai đề tài. Như vậy, có thể nói rằng, đề tài ít mang tính sáng tạo về khám
phá lý thuyết khoa học mới, song lại có tính sáng tạo khá cao trong việc mở rộng lý
thuyết đó và tìm hiểu sâu hơn các tác động của tâm lý đám đông trong đời sống.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1. Tâm lý đám đông

2



1.1.1. Định nghĩa đám đông

1.1.2. Định nghĩa tâm lý đám đông
1.1.3. Thí nghiệm chứng minh hiện tượng
1.2. Tư duy độc lập
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
2.1. Xác định đề tài
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Nội dung nghiên cứu (Đang hoàn thiện)
2.3.1. Nghiên cứu tâm lý đám đông từ các hiện tượng có thật trong đời
sống
2.3.1.2. Những ảnh hưởng tốt/xấu của Tâm lý đám đông đối với học
sinh THPT.
2.3.1.3. Trò chơi/ Thí nghiệm hiện tượng tâm lý đám đông trong trường
trung học phổ thông
2.3.2. Mối quan hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập
2.3.3. Ứng dựng mối liên hệ giữa tâm lý đám đông và tư duy độc lập trong
giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
C. Thực trạng về cách suy nghĩ trong tâm lý đám đông và kỹ năng tư
duy độc lập của giới trẻ hiện nay
E. Đề cương cuốn cẩm nang và các nhóm giải pháp
(Đang nghiên cứu và hoàn thiện)
F. Triển khai thí điểm và nghiệm thu kết quả các nhóm giải pháp tại
trường THPT Sơn Tây
(Đang triển khai và thu thập thông tin)
KẾT LUẬN
Để tránh khỏi tác động của đám đông, tức là không hùa theo một cách vô thức,
khả năng tư duy độc lập của mỗi người phải tốt và phải chắc.
Khi học sinh đã có được những thông tin cần thiết, được tham gia vào các hoạt
động phát huy các mặt tích cực của tâm lý đám đông, có những quyết định đúng đắn
trong đời sống và tránh xa các tác động tiêu cực của tâm lý này, các thầy cô giáo thiết
kế được những bài giảng và những chương trình hoạt động giáo dục về tâm lý đám

đông, các bậc phụ huynh kết hợp cùng nhà trường hướng dẫn các kiến thức về tâm lý
đám đông và rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập cho học sinh thì lúc đó, đề tài đã thành
công.
Kết quả nghiệm thu của đề tài chính là những hành vi đẹp, nếp sống đẹp, những
quyết định đúng đắn của học sinh, cùng xây dựng một tác phong, một con người mới
thanh lịch, văn minh, hiện đại.



3





4


×