Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn-một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.17 KB, 22 trang )

Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát triển GD&ĐT là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người - Yếu tố để phát triển xã hội. Thực tế cho thấy
hiện nay khoa học đang ngày càng phát triển như vũ bão, đất nước ta đang rất cần
những con người có đủ đức, đủ tài để phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì
lẽ đó mà giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học có vị trí, vai trò vô cùng to lớn
trong nền giáo dục phổ thông. Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang chỉ đạo thực hiện
đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục nhằm đổi mới nội dung chương trình dạy học
phù hợp với sự phát triển của xã hội; đổi mới PPDH, đổi mới cách học, cách đánh giá
học sinh, dạy học hướng vào người học để các em tự tìm tòi kiến thức, tự phát huy
năng lực sở trường của bản thân và đặc biệt là các em được học toàn diện các môn,
được giáo dục để phát triển năng khiếu và các kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử. Thông
qua những đổi mới đó nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của giáo dục Tiểu học nhằm
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học
lên trung học cơ sở. Vì vậy giáo dục toàn diện cho học sinh là một nhiệm vụ vô cùng
quan trọng của trường tiểu học. Để giáo dục toàn diện cho học sinh và thực hiện đổi
mới căn bản toàn diện về giáo dục đạt hiệu quả trong giai đoạn hiện nay thì xây dựng
trường đạt chuẩn Quốc gia là việc làm cấp thiết của mỗi nhà trường, đặc biệt là xây
dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Để xây dựng thành công trường chuẩn
Quốc gia mức độ 2 thì việc đầu tiên là phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức từ cấp
uỷ, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, nhân dân và cán bộ, giáo viên phải
nhận thức sâu sắc việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là một
yêu cầu bức thiết, tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho bậc tiểu học
trong giai đoạn hiện nay mà đối tượng được thụ hưởng trước hết chính là con em họ.
Hầu hết nhân dân và cán bộ đều nhận thức được muốn thoát nghèo thì cách tốt nhất là
đầu tư cho giáo dục và phải được phát triển từ phong trào xã hội hoá giáo dục. Bên
cạnh đó nhà trường làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương để xã
thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn. Trưởng ban chỉ đạo là đồng chí Chủ


tịch UBND xã, phó trưởng ban và các thành viên là đại diện của ngành giáo dục, các
ban ngành cấp xã. Từ đó xây dựng một kế hoạch, một lộ trình vừa mang tính cụ thể
vừa mang tính ổn định lâu dài cả trong quy hoạch và xây dựng. Nhà trường căn cứ
trên các tiêu chí của trường chuẩn phải xây dựng được đề án cụ thể làm cái gì trước,
cái gì sau, biết ưu tiên những điều kiện nào về CSVC, về con người để học sinh được
thụ hưởng trước hết, nhằm nâng cao chất lượng, tạo sức thuyết phục đối với phụ
huynh và học sinh. Thông qua xây dựng trường chuẩn mức độ 2 các địa phương, các
nhà trường, ngành giáo dục của huyện nhà, phụ huynh và học sinh phải chăm lo toàn
diện về 5 tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý nhà trường; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên; cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; sự phối hợp giữa nhà trường,
1
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
gia đình, xã hội; tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả. Thực tế tại trường Tiểu
học Đặng Sơn, nhà trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2009 và đã được
UBND huyện giao nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn mức độ 2 trong giai đoạn 2010 –
2015. Sau khi đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 nhà trường cơ bản có đầy đủ cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên, cơ cấu các bộ máy đầy đủ theo điều lệ trường tiểu học. Để
thực hiện thành công xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2, nhà trường cần tập
trung hoàn thiện xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện đại; nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt, để hoàn thành đúng tiến độ các nội dung
công việc đề ra và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì việc phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội là công việc nhà trường chú trọng và quan tâm thường
xuyên để thúc đẩy mọi hoạt động đạt hiệu quả. Tuy nhiên việc phối hợp 3 môi trường
có lúc có thời điểm chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao, thiếu tính đồng bộ; một số
đoàn thể chưa tích cực chưa phát huy hết khả năng của mình để phối hợp trong công
tác giáo dục và xây dựng trường chuẩn mức độ 2 của nhà trường. Xuất phát từ thực tế
của địa phương xã nhà và yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, từ thực tế của trường
Tiểu học Đặng Sơn - Đô Lương, để hoàn thành lộ trình xây dựng trường chuẩn Quốc
gia mức độ 2 đúng thời gian nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh, đáp ứng được mục tiêu của Giáo dục tiểu học đã đề ra, tôi chọn vấn đề:

“Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường
chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả” để nghiên cứu.
B. NỘI DUNG:
I. Khái quát đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường:
1. Đặc điểm tình hình địa phương và quá trình phát triển của nhà trường:
Đặng Sơn là xã nằm ven sông Lam, trên trục đường 7 từ Đô Lương đi Anh Sơn.
Diện tích tự nhiên là 453 ha. Dân cư có 5412 khẩu, 1313 hộ cư trú trên địa bàn 7 xóm.
Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp; đánh bắt cá và trồng dâu nuôi tằm;
Có làng nghề Ươm tơ dệt lụa và nghề truyền thống đan lát. Tình hình chính trị địa
phương ổn định.
Trường Tiểu học Đặng Sơn được thành lập năm 1930 - thời kỳ bị thực dân
pháp cai trị. Địa điểm xây dựng trường tại làng Đặng Lâm Tổng Đặng Sơn, nay là
công sở xã Đặng Sơn. Khi mới thành lập trường là ngôi nhà cấp 4 hai gian, 2 lớp học
3-4. Mỗi năm chỉ tuyển dụng 50- 60 học sinh phần đa con những gia đình quyền quý.
Cách mạng tháng 8 thành công, nhân dân ta ai cũng có cơm no áo ấm ai cũng
được học hành. Từ đó giáo dục Đặng Sơn phát triển mạnh, được nhân dân xây dựng
thêm một ngôi trường mới 5 phòng học khang trang, sạch đẹp. Hàng năm con em của
nhân dân được tuyển dụng đến trường để học tập. Năm 1950 phát triển thêm 3 lớp
học tại đình làng Đặng Thượng, năm 1970 xây dựng thêm 4 lớp tại làng Phú Nhuận,
năm 1966 đế quốc mỹ chống phá miền Bắc ác liệt, trường sơ tán về các xóm học dưới
2
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
hầm để đảm bảo an toàn tính mạng cho thầy và trò. Năm 1979 sát nhập trường cấp 2
đổi tên là trường THCS Đặng Sơn. Năm 1992 trường được tách cấp đổi tên là trường
Tiểu học Đặng Sơn, lúc này trường được học cơ sở mới tại xí nghiệp tơ tằm, địa điểm
cũ dành cho xã xây dựng công sở.
Thực hiện phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2005 -2010,
mặc dù những năm đó kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu nhập
chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhưng với truyền thống cần cù chịu khó, đồng lòng của
nhân dân, sự quyết tâm cao và đoàn kết nhất trí của lãnh đạo địa phương trong việc

xác định phải đi lên bằng con đường giáo dục nên đã tập trung đầu tư để xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.Trường được chuyển về địa điểm mới tại vùng
Be Ne; ở khu vực trung tâm xã, thoáng mát. Rất thuận lợi đối với Đặng Sơn đó là
trong giai đoạn này UBND huyện Đô Lương đã và đang thực hiện đề án xây dựng
trường chuẩn QG và chương trình kiên cố hoá trường học và trường TH Đặng Sơn đã
được thụ hưởng 12 phòng học dãy nhà cao tầng của chương trình kiên cố hoá từ năm
học 2006 – 2007 với tổng trị giá trên 1,5 tỷ đồng. Trường đạt chuẩn QG mức độ 1 vào
năm 2009. Cũng chính từ đó mà nhận thức của toàn đảng, toàn dân về giáo dục ngày
càng được nâng cao, tất cả đều vào cuộc, đều chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Sự đầu
tư không ngừng của đảng bộ và nhân dân xã nhà đã được đền đáp xứng đáng: Chất
lượng học sinh ngày càng được nâng cao; số lượng học sinh giỏi, giáo viên giỏi các
cấp ngày càng nhiều; Cả ba cấp học trong xã liên tục đạt danh hiệu tiên tiến và TTXS
cấp Huyện, cấp Tỉnh. Từ năm 2010 đảng bộ và nhân dân địa phương lại tiếp tục xây
dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 với quyết tâm cao và tập trung tích cực để sớm
hoàn thành theo lộ trình của UBND huyện đề ra.
2. Đặc điểm tình hình của trường tiểu học Đặng Sơn năm học 2013 - 2014:
Là một địa bàn có nhiều thuận lợi cho sự phát triển chất lượng giáo dục, trường
Tiểu học Đặng Sơn được kế thừa và phát huy phong trào những năm qua đó là: phong
trào dạy giỏi, học giỏi, xây dựng trường chuẩn Quốc gia, công sở văn hoá được Chủ
tịch UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể LĐXS, trường đạt công sở văn hoá cấp Tỉnh,
được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp.
Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, luôn
trăn trở tìm tòi những sáng tạo trong chỉ đạo, không ngừng học tập để nâng cao trình
độ, đổi mới dạy học để nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.
Tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên: 30 người.
Trong đó: Ban giám hiệu: 2 người; Giáo viên: 24 người; Hành chính: 4 người
Chi bộ nhà trường có: 25 đảng viên; Trong đó: Nữ : 23
Tổ chức công đoàn: 30 đoàn viên. trong đó nữ: 28
3
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.

Trình độ chuyên môn: Đại học: 12 người; Cao đẳng: 14 người; Trung cấp: 4 người
Trường có 12 lớp với 319 học sinh.
Trong đó: Khối 1: 2 lớp; Khối 2: 3 lớp; Khối 3: 2 lớp; Khối 4: 3 lớp; Khối 5: 2 lớp
Học sinh khuyết tật: 5 em; Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 38 em.
Tình hình cơ sở vật chất phục vụ dạy học: Có 18 phòng học để tổ chức dạy học
2 buổi/ ngày. Bàn ghế và các trang thiết bị phục vụ học tập đầy đủ theo quy định.
Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo đầy đủ để giáo viên và học sinh sử dụng
trong quá trình dạy học.
Đồ dùng dạy học từ lớp 1 đến lớp 5 được bàn giao đến tận từng lớp và đầy đủ
để giúp đỡ giáo viên và học sinh tìm hiểu bài; làm các thí nghiệm, phục vụ trong các
hoạt động ngoài giờ lên lớp; Có phòng dạy các môn năng khiếu riêng như: Phòng Âm
nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Tiếng Anh, Phòng đọc…
II. Thực trạng về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 tại trường tiểu học
Đặng Sơn.
1. Ưu điểm:
- Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội được thực hiện thường
xuyên, khá hiệu quả, toàn diện về mọi mặt. Các tổ chức đoàn thể, các cá nhân luôn
quan tâm đến hoạt động của nhà trường, tích cực thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
phù hợp với đặc thù của mình.
- Lãnh đạo địa phương luôn quan tâm đến phong trào giáo dục của xã nhà nói
chung, phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc gia nói riêng của nhà trường; Luôn
quan tâm thường xuyên đến chất lượng giáo dục của nhà trường; Chỉ đạo sát sao các
nội dung trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, thường xuyên
nắm bắt tình hình, lắng nghe những đề xuất của nhà trường, của phụ huynh để thống
nhất cách giải quyết đạt hiệu quả sớm nhất.
- Công tác phối hợp 3 môi trường khá đồng bộ, toàn diện về mọi mặt từ công tác
huy động và duy trì sĩ số, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, phối hợp giáo dục
đạo đức lối sống, giáo dục văn hoá, vận động tự nguyện xây dựng CSVC, mua sắm
trang thiết bị dạy học, chăm sóc cảnh quan xanh sạch đẹp….Tất cả đều được phụ

huynh và các đoàn thể, lãnh đạo địa phương quan tâm khá kịp thời, hiệu quả.
- Phụ huynh học sinh quan tâm thường xuyên đến việc học tập của con cháu,
thường xuyên được nắm bắt thông tin từ nhà trường, từ giáo viên, từ xã hội để phối
hợp giáo dục học sinh kịp thời, đặc biệt trong việc đánh giá kết quả học tập của học
sinh, trong việc giáo dục đạo đức, các hành vi ứng xử của học sinh.
4
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
- Nhà trường chú trọng công tác phối kết hợp 3 môi trường để giáo dục HS đạt
hiệu quả cao nhất, huy động tối đa sức lực và sự đóng góp tiền của của toàn xã hội
đầu tư cho giáo dục, nhằm xây dựng ngôi trường có đầy đủ CSVC hiện đại, góp phần
giáo dục toàn diện cho học sinh.
2. Những hạn chế:
- Sự phối hợp 3 môi trường đã được quan tâm kịp thời song trong quá trình thực
hiện xây dựng trường chuẩn mức độ 2 một số nội dung thúc đẩy còn chậm, chưa đảm
bảo kịp tiến độ đề ra như: Việc bê tông hoá con đường đi vào trường, xây dựng hệ
thống nhà ăn bán trú, mua sắm cơ sở vật chất phục vụ bán trú…
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đúng yêu cầu quy định của trường chuẩn
mức độ 2: Thiếu diện tích sân chơi, bãi tập; thiếu phòng dạy Tiếng Anh, số lượng
máy vi tính còn quá ít, tủ đựng thiết bị các lớp đã xuống cấp trầm trọng; đồ dùng các
phòng chức năng còn thiếu; trang trí trong các phòng học chưa đẹp.
- Công tác huy động và duy trì sĩ số hiệu quả chưa cao. Có một số học sinh ở xóm
6;7 sống trên sông nước có nguy cơ bỏ học cao, đi học không chuyên cần, đang nặng
về chăm lo kinh tế gia đình mặc dầu tuổi các em còn nhỏ. Một số gia đình thiếu quan
tâm đến việc học hành của con em, còn phó thác cho nhà trường, không quan tâm đến
đồ dùng sách vở của con em mình, vì vậy chất lượng còn thấp.
- Cảnh quan nhà trường chưa thực sự đẹp mắt để thu hút học sinh; sau khi trường
đạt chuẩn mức độ 1, cây xanh, cây cảnh còn ít, chưa phát triển do trường mới chuyển
về địa điểm mới; sân chơi bãi tập chưa đảm bảo.
- Công tác phối hợp để giáo dục toàn diện cho học sinh chưa được chú trọng
thường xuyên: HS chưa được tham gia hành trình tri ân các di tích lịch sử trong tỉnh,

việc tổ chức các HĐTT nội dung chưa đổi mới, chưa hấp dẫn, việc giáo dục học sinh
thông qua nói chuyện truyền thống tổ chức mang tính hình thức, thiếu hấp dẫn…
- Các tổ chức đoàn thể chưa quan tâm thường xuyên để động viên các đối tượng
học sinh nghèo vượt khó, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.
3. Nguyên nhân của hạn chế:
- Công tác tham mưu của nhà trường đối với địa phương chưa thường xuyên, chưa
tích cực, một số nội dung tham mưu hiệu quả chưa cao.
- Kinh phí của địa phương cũng như của nhà trường còn eo hẹp, hạn chế đến quá
trình xây dựng, mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và một số công
trình để xây dựng trường chuẩn.
- Một số đoàn thể địa phương hoạt động thiếu sự phối hợp, đang theo mùa vụ,
chưa nắm bắt kịp thời tình hình của nhà trường để có kế hoạch phối hợp đạt hiệu quả.
5
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
- Công tác vận động nhân dân chưa khéo léo, chưa thu hút được những nguồn lực
trên địa bàn hỗ trợ xây dựng trường chuẩn quốc gia.
III. Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá
trình xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2:
1. Giải pháp thứ nhất: Tổ chức ký cam kết giữa nhà trường với phụ huynh
học sinh và địa phương để duy trì sĩ số học sinh đạt hiệu quả.
Tại xã Đặng Sơn có 2 xóm Vạn Chài (Xóm 6;7) chủ yếu gia đình học sinh sống
trên sông nước nên những năm trước thường có hiện tượng học sinh bỏ học, học sinh
đi học không chuyên cần, có một số em còn nghỉ học để phụ giúp gia đình. Ngoài ra,
trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ có hoàn cảnh khó khăn cũng khá nhiều. Chính vì vậy,
hàng năm, nhà trường tham mưu với ủy ban nhân dân xã tổ chức tọa đàm, cam kết và
kí biên bản giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể, cha mẹ học sinh về việc huy
động tối đa trẻ trong độ tuổi đi học. Những năm sau này, nhà trường mời phụ huynh
học sinh đến họp cùng với lãnh đạo địa phương, đại diện các tổ chức đoàn thể để ký
cam kết, cùng có trách nhiệm trong việc vận động học sinh tham gia học tập chuyên

cần và duy trì sĩ số, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh
khuyết tật. Vì vậy, lãnh đạo địa phương đã giao trách nhiệm cho ban mặt trận, phụ nữ,
các bí thư xóm trưởng chịu trách nhiệm theo dõi việc tham gia học tập của học sinh,
vận động học sinh ra lớp. Nếu học sinh có dấu hiệu nghỉ học, các tổ chức kiểm tra,
giúp đỡ và phối hợp với phụ huynh, nhà trường để động viên các em kịp thời. Do đó,
trong những năm qua đã chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng hoặc đi học
không chuyên cần. Số lượng trẻ 6 tuổi được huy động vào lớp một chiếm 100%. Phụ
huynh đổi mới trong nhận thức của mình, luôn tạo điều kiện cho con em tham gia học
tập nghiêm túc, đảm bảo đầy đủ theo chương trình. Vì vậy, tỉ lệ phổ cập luôn đảm bảo
và công tác phổ cập đạt mức độ 2.
2. Giải pháp thứ hai: Đẩy mạnh công tác tham mưu của nhà trường với cấp ủy
Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương.
Để thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp
với các tổ chức đoàn thể địa phương thì hiệu trưởng phải bám vào lộ trình xây dựng
trường chuẩn của đơn vị mình để xác định mục tiêu, thời gian, đối tượng thực hiện
từng nội dung thật cụ thể. Đầu mỗi năm học, hiệu trưởng tổ chức rà soát các nội dung,
tiêu chí và thực tế hiện có của trường để xác định cần làm gì? Vào thời gian nào?
Giao nội dung đó cho ai?…
Ví dụ: Về nội dung phối hợp với gia đình giao trách nhiệm chính cho giáo viên
chủ nhiệm, cho ban chấp hành hội phụ huynh, cho bí thư và xóm trưởng các xóm để
theo dõi, liên lạc với nhau thường xuyên, nắm bắt tình hình của học sinh hàng ngày,
nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo trong việc ký các cam kết và xử lý thông tin để
6
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
giáo dục học sinh kịp thời. Sau đó những nhận xét đánh giá hàng ngày của từng học
sinh được nêu cụ thể thông qua các cuộc họp phụ huynh để gia đình và giáo viên, phụ
huynh nắm bắt, điều chỉnh trong công tác phối hợp giáo dục từng em đạt hiệu quả.
Về nội dung phối hợp các đoàn thể XH, hiệu trưởng chịu trách nhiệm ký cam kết
phối hợp, tham mưu với cấp uỷ đảng và chính quyền về nhiệm vụ của từng tổ chức
đoàn thể để bàn bạc thông qua hội nghị giáo dục cấp xã, hiệu trưởng giao trách nhiệm

cho các tổ chức công đoàn, chi đoàn, tổng phụ trách Đội, trách nhiệm từng đồng chí
cán bộ giáo viên trong công tác phối hợp để xây dựng từng mảng hoạt động đạt kết
quả. Lãnh đạo địa phương giao nhiệm vụ phối hợp cho các đoàn thể như sau: Đoàn
thanh niên hỗ trợ công tác đoàn - Đội trường học; Hội phụ nữ chăm lo công tác huy
động và duy trì sỹ số; Hội CCB chăm lo công tác giáo dục đạo đức, truyền thống, lịch
sử cha ông. Ban an ninh hỗ trợ trong công tác bảo vệ an ninh trường học. Ban mặt
trận tổ quốc quan tâm động viên, kêu gọi tích cực trong hoạt động xây dựng trường
chuẩn. Hội khuyến học hỗ trợ học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn,
trao thưởng các giáo viên và học sinh đạt thành tích xuất sắc. Hội người cao tuổi, cựu
giáo chức, các ban ngành chăm sóc cảnh quan xanh sạch đẹp Mỗi tổ chức nắm bắt
tình hình từ giáo viên chủ nhiệm, từ nhà trường, từ gia đình để có kế hoạch làm tốt
nhiệm vụ của mình và có biện pháp phối hợp giáo dục kịp thời về các lĩnh vực, cùng
góp sức trong công tác giáo dục toàn diện cho con em.
Về xây dựng cơ sở vật chất: Tham mưu xây dựng các nhà chức năng, mở rộng
khuôn viên; làm đường bê tông; xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, thân thiện trách
nhiệm hiệu trưởng nhà trường phải tham mưu với lãnh đạo địa phương để có lộ trình
phù hợp và hoàn thành đúng tiến độ từng nội dung công việc. Bên cạnh đó huy động
lực lượng hội phụ huynh để vận động tích cực trong nhân dân cả về nguồn lực, vật lực
để hoàn thành sớm nhất các công trình, đáp ứng yêu cầu dạy học.
Từ kế hoạch đã xây dựng, hiệu trưởng tổ chức họp lãnh đạo mở rộng và mời
Thường vụ Đảng ủy tham gia để tranh thủ sự đồng tình và chủ trương của địa phương.
Sau khi được thống nhất và có chủ trương của địa phương thì Ban giám hiệu tổ chức
tuyên truyền tham mưu tại hội nghị GD xã, triển khai và giao nhiệm vụ tại HN
CBVC. Mỗi cán bộ, giáo viên từ nhiệm vụ đó cụ thể hoá cho bản thân và tích cực
thực hiện nhiệm vụ, làm tốt công tác phối kết hợp với các đoàn thể để đạt hiệu quả
cao hơn.
Từ năm 2011 đến 2013, trường đã hoàn thành xây dựng thêm phòng học Tiếng
Anh, trang trí lại các phòng học đẹp, mua sắm các thiết bị dạy học. Đặc biệt đã xây
dựng đủ các phòng học Mĩ thuật, Âm nhạc, Tin học với các đồ dùng dạy học đẹp, hiện
đại. Nhà trường tích cực phối hợp với các đoàn thể ở địa phương để hỗ trợ vật liệu để

làm các đồ dùng cho các trò chơi dân gian, các đồ dùng dạy học đơn giản, trang trí các
7
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
sân chơi, bãi tập, sân bóng tạo cho học sinh có những trò chơi vui vẻ, thoải mái, tạo
không khí “ Học mà chơi, chơi mà học”.
Một khó khăn trong công tác xây dựng cơ sở vật chất đó là việc mở rộng khuôn
viên nhà trường vì một ngôi trường hiện đại cần có nhà đa chức năng, sân chơi, bãi
tập bố trí xa lớp học để không ảnh hưởng đến các giờ học trên lớp, mà kinh phí để chi
trả cho nhân dân trong việc thu hồi đất là trên 100 triệu đồng; thực tế kinh phí địa
phương còn eo hẹp và gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi đã gặp những người dân sản
xuất ở khu vực đất cần mở rộng và tâm sự trong việc xây dựng trường chuẩn, nắm bắt
được sự đồng thuận của phụ huynh nên đã mạnh dạn làm tờ trình đề nghị mở rộng
khuôn viên với lãnh đạo địa phương. Với sự chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND, UBMTTQ,
xã mở các cuộc họp cùng với cấp uỷ nhà trường mời các hộ có đất ở khu vực trước
cổng trường để vận động hiến đất cho nhà trường. Rất vui là tất cả các hộ dân đều
đồng ý hiến đất cho trường và kí ngay vào biên bản hiến đất để xây dựng trường
chuẩn quốc gia. Kết quả diện tích đất được mở rộng là trên 2000 mét vuông. Hiện nay
tổng diện tích đất của trường là 7100 mét vuông, bình quân 21,13 mét vuông/1 học
sinh. Với khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, do nhân dân tự hiến đất đã giúp nhà trường
tháo gỡ được nhiều khó khăn trong quá trình dạy học. Học sinh được học tập, vui chơi
thoải mái, không ảnh hưởng đến các hoạt động trên lớp học, vì vậy chất lượng ngày
càng được nâng cao. Bên cạnh đó, con đường đi vào trường còn lầy lội, đường trơn,
học sinh dễ ngã, mà đầu năm học đã kêu gọi phụ huynh ủng hộ để tu sửa lại CSVC
trong các phòng học, các tủ đựng đồ dùng Theo quy định một năm học nhà trường
không được kêu gọi sự ủng hộ xây dựng CSVC hai lần. Trước tình hình đó, nhà
trường đã phối hợp với hội phụ huynh tổ chức họp phụ huynh lần thứ hai và vận động
nhân dân đóng góp để làm đường, làm sao phụ huynh nhất trí chủ trương để thực
hiện, còn kinh phí sẽ vận động vào năm học tới. Được sự nhất trí của lãnh đạo địa
phương, sự đồng thuận của nhân dân nên con đường vào trường đã được bê tông hoá
với trị giá gần 100 triệu đồng từ sự huy động phụ huynh đóng góp, tuy còn khó khăn

nên công trình phải làm nợ chờ đến năm học 2013 – 2014 huy động nhân dân để
thanh toán. Từ đó học sinh đi lại đảm bảo an toàn, sạch sẽ.
3. Giải pháp thứ ba: Tăng cường huy động nguồn lực trong nhân dân để tu
sửa, bổ sung, mua sắm TBDH các phòng chức năng.
Vào đầu năm học, nhà trường tham mưu với địa phương trình kế hoạch huy động
và dự kiến mua sắm, tu sửa các công trình để hoàn thành các hạng mục xây dựng
trường chuẩn; tổ chức họp ban chấp hành hội phụ huynh để thông qua kế hoạch cụ
thể, tuyên truyền công tác huy động đến từng phụ huynh, đến các nhà hảo tâm, các cơ
quan doanh nghiệp trên địa bàn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để xây
dựng cơ sở vật chất, bổ sung phương tiện, thiết bị dạy học.
8
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
Để XD CSVC trường lớp, XD trường chuẩn Quốc gia mức 2, nhà trường kết
hợp với địa phương, hội phụ huynh thành lập ban vận động làm tốt công tác tuyên
truyền được các bậc phụ huynh tự nguyện đóng góp trong 4 năm với số tiền:
181.950.000 đồng. Kinh phí được dùng để xây dựng nhà thường trực, phòng y tế, nhà
ăn bán trú. Các bậc phụ huynh còn tự nguyện xe đất làm bồn hoa, đắp sân bóng ( mỗi
em 1 xe ) trong năm: 799 xe ( mỗi xe 40.000 đồng ). Tổng giá trị: 31.960.000 đồng.
Các bậc dâu rể của trường tự nguyện mua cây cảnh, làm sân bóng chuyền để cho các
thầy cô giáo vui chơi giải trí hàng ngày với số tiền 11 triệu đồng. Chưa tính lao động
sống của các bậc phụ huynh giúp nhà trường rào cây, cuốc cỏ, san sân bóng. Hàng
năm còn được các bậc phụ huynh đóng góp công sức tiền của XD lớp học thân thiện
như trang trí lớp, tân trang sơn lại lớp học. Riêng năm học 2012 – 2013 phụ huynh
đóng góp xây dựng CSVC tự nguyện với số tiền 67 230 000 đồng để mua sắm thêm
máy vi tính và tủ đựng đồ dùng sách vở phục vụ dạy học. Năm học 2013 – 2014 phụ
huynh tự nguyện đóng góp gần 100 triệu đồng để thanh toán con đường bêtông từ
quốc lộ bảy vào cổng trường, hoàn thành công trình làm nợ từ năm học trước. Một số
doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn đã hỗ trợ kinh phí để mua sắm các đồ dùng bán trú
như tủ lạnh; bếp ga; giường cho học sinh ngủ trưa Nhờ huy động tốt nguồn lực
trong nhân dân nên đã xây dựng cơ sở vật chất khang trang, phục vụ dạy học hiệu

quả và phục vụ công tác bán trú toàn diện hơn, tốt hơn.
4. Giải pháp thứ tư: Thường xuyên quan tâm các đối tượng học sinh có
hoàn cảnh khó khăn để động viên các em vươn lên trong học tập.
Nhà trường tích cực phối hợp với các đoàn thể địa phương để trao tặng quà cho
học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật vươn lên trong học tập. Hàng
năm, Đoàn xã và Hội đồng đội xã tặng chăn ấm cho học sinh nghèo, mỗi năm 5 em
trị giá 1200 000 đồng. Hội phụ nữ trao tặng quà cho học sinh con hộ nghèo và cận
nghèo nhân dịp Tết trung thu, mỗi năm trị giá 2 000 000 đồng. Hội khuyến học xã
trao quà cho học sinh nghèo vượt khó nhân dịp khai giảng năm học mới và tặng quà
cho đối tượng học sinh giỏi các cấp nhân dịp tổng kết năm học, trị giá quà tặng mỗi
năm trên 3 000 000 đồng.
Đối với học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt nhà trường miễn
giảm hoàn toàn các khoản đóng góp cho các em; đối với học sinh có hoàn cảnh khó
khăn nhà trường miễn giảm 1/2 số tiền học tăng buổi để động viên các em đến trường
học tập tích cực và chuyên cần. Hàng năm, nhà trường phối hợp với công đoàn tổ
chức phong trào “ Áo ấm tặng em” vào dịp đón tết nguyên đán; trao tặng sách vở, đồ
dùng học tập cho học sinh vào dịp khai giảng năm học mới. Kinh phí được vận động
từ lòng hảo tâm của các thầy cô giáo, các em học sinh để cùng chia sẻ với học sinh
thân yêu, với bạn bè đang gặp khó khăn hoạn nạn. Mỗi lần trao tặng trị giá gần 4
triệu đồng. Nhà trường còn tổ chức cho học sinh quyên góp quần áo cũ để tặng bạn,
9
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
qua đó giúp nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mặc ấm, đảm bảo sức
khoẻ hơn để học tập. Từ đó, giáo dục học sinh tình thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, biết
chia sẻ với bạn bè cùng trang lứa.
Thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng chí Trần
Văn Long – Bí thư Đảng uỷ xã đã tiết kiệm chi tiêu số tiền của mình, dành dụm và
hỗ trợ tiền học tăng buổi cho 5 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trị giá mỗi tháng 330
000 đồng. Với việc làm cảm động, đầy ý nghĩa đó đã cổ vũ các em vươn lên trong
học tập, động viên tinh thần các thầy cô vượt mọi khó khăn để dạy thật tốt, tất cả vì

học sinh thân yêu.
5. Giải pháp thứ năm: Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo
dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc.
Hàng năm, thực hiện phong trào thi đua xây dựng THTT, HSTC, nhà trường giao
cho chuyên môn phối hợp với Liên đội tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt
động NGLL một cách cụ thể và có tính thiết thực khả thi cho cả năm học, từng đợt thi
đua và theo các chủ điểm, ngày lễ trong năm. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt,
Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chức như Liên đội, tổ chuyên môn chủ động thực hiện
nội dung nhiệm vụ đã được phân công. Nhân các ngày lễ 22/12, 30/4, kỷ niệm 50 năm
thành lập huyện 19/4, Liên đội chủ động phối hợp với Hội Cựu chiến binh để nói
chuyện truyền thống nhằm giáo dục học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc, thêm yêu
quê hương, đất nước. Phối hợp với đoàn xã trong hoạt động chăm sóc các di tích lịch
sử tại địa phương: Nhà trường chỉ đạo liên đội tổ chức cho học sinh chăm sóc, vệ sinh
nhà bia tưởng niệm của xã; chăm sóc Đình Phú Nhuận, phối hợp với địa phương
luyện tập đội hình, văn nghệ để tham gia trong lễ hội Đền Tiên Đô vào ngày 7/1 âm
lịch đạt kết quả; tổ chức trao tặng quà cho học sinh con thương binh trên địa bàn xã.
Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp với cụm chuyên môn để học sinh giao lưu bằng
hình thức thi Rung chuông vàng tìm hiểu về truyền thống của huyện, tìm hiểu lịch sử
địa phương và hiểu biết về thế giới xung quanh để các em được mở mang kiến thức,
qua đó giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc cho các em.
Mỗi khối lớp thực hiện nghiêm túc các hoạt động ngoài giờ lên lớp đã quy
định. Chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp được thực hiện theo thời khoá biểu đã
hướng dẫn. Ngoài ra, các tổ chuyên môn phải xây dựng nội dung các hoạt động ngoại
khoá phù hợp với chủ đề từng năm học và triển khai có thể theo khối hoặc tổ chuyên
môn. Nội dung các hoạt động ngoại khoá phải vừa sức học sinh, phong phú mọi lĩnh
vực và hình thức tổ chức hấp dẫn. Mục đích tổ chức các hoạt động là học sinh được
mở mang nhiều kiến thức gắn với xung quanh các em, được ôn lại kiến thức các môn
học một cách nhẹ nhàng mà toàn diện, học sinh được giao tiếp và ứng xử linh hoạt,
trao đổi hỏi đáp lẫn nhau để tìm ra những điều lý thú, hấp dẫn trong từng hoạt động.
Hoạt động ngoại khoá có thể thực hiện ở trường, ở địa phương hoặc tham quan các di

10
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
tích lịch sử trong huyện, trong tỉnh. Việc tham quan các di tích lịch sử đã để lại cho
học sinh sự xúc động thực sự, qua đó giáo dục cho học sinh về lòng biết ơn, sự kính
trọng các anh hùng liệt sỹ, cha ông ta đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc.
Trong những năm qua, trường chúng tôi đã phối hợp với hội phụ huynh, với
BCH đoàn xã, Hội đồng đội xã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá thành công và
nhận được nhiều sự ủng hộ từ đồng nghiệp, từ phụ huynh học sinh. Với hoạt động
ngoại khoá “ Trung thu ngày hội” ; “ Quê hương trong em” đã giúp các em thực sự
xúc động khi được đón một trung thu tập thể với tinh thần thoải mái, vui vẻ. Các em
được hiểu biết hơn về Chú Cuội, chị Hằng…và được rước đèn ông sao, tham gia chơi
các trò chơi dân gian bổ ích mà lý thú. Các em hiểu biết thêm về quê hương của mình
khi được tìm hiểu các hoạt động hiện nay của địa phương. Đồng thời các em biết rõ
trách nhiệm của mình đối với địa phương và góp phần xây dựng địa phương ngày
càng giàu mạnh. Tổ chức cho học sinh tham quan di tích lịch sử Truông Bồn; Đền
Quả Sơn; hành trình tri ân về quê Bác – Quãng trường – Đền Quang Trung – Bảo tàng
quân khu IV. Hoạt động tham quan giúp các em hiểu thêm về quãng đời hoạt động
cách mạng của Bác Hồ kính yêu, các em càng hiểu thêm tình cảm thiêng liêng Bác
dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng, các em càng cố gắng học tập tốt để xứng đáng
là cháu Bác Hồ kính yêu.
Việc tổ chức hoạt động ngoại khoá đã đem lại cho học sinh sự thích thú, các em
được học mà chơi, chơi mà học, được hiểu biết toàn diện mọi mặt, được giáo dục kỹ
năng ứng xử trong tập thể. Tuy nhiên, khi tổ chức hoạt động cần có sự phối hợp nhịp
nhàng với địa phương, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên ở từng lĩnh vực
thì mới đạt hiệu quả cao.
6. Giải pháp thứ sáu: xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, an toàn, tạo ngôi
trường thân thiện thu hút học sinh yêu thích đến trường.
Công tác xây dựng cảnh quan nhà trường luôn được cán bộ giáo viên và học sinh
quan tâm song sau khi đạt chuẩn giai đoạn 1, do trường mới chuyển về địa điểm mới
nên cây xanh còn quá ít, khuôn viên chưa đẹp mắt. Nhà trường đã phối hợp với các

đoàn thể địa phương kêu gọi trồng cây xanh, cây cảnh, các bồn hoa để tạo ra bóng
mát, cảnh đẹp trong khuôn viên vừa thu hút học sinh, vừa tạo ra không gian đẹp cho
nhà trường. Với sự quan tâm sâu sát và tích cực ủng hộ việc xây dựng trường chuẩn
mức độ 2 nên các đoàn thể Mặt trận; phụ nữ; người cao tuổi, hội cựu giáo chức, đoàn
xã, nông dân đều vào cuộc; mỗi tổ chức đều trồng những hàng cây cảnh như cây
phượng, bàng, xà cừ, cau vua , trồng những bồn hoa với nhiều màu sắc, tặng một số
chậu cây cảnh Tất cả trên 60 cây cảnh đẹp trị giá trên 10 triệu đồng. Với bàn tay
chăm sóc hàng ngày của các đoàn thể nên cây trồng xanh tốt. Hiện nay nhà trường đã
được phủ bởi màu xanh của cây cỏ và những màu vàng, đỏ, tím của các loài hoa tạo
11
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
ra cảnh quan thân thiện, gần gũi, đẹp mắt, giúp cho học sinh luôn tích cực chăm sóc
và giữ gìn cây cảnh xanh đẹp.
Bên cạnh đó, nhà trường đã giao nhiệm vụ cho chi đoàn trang trí thư viện vườn
trường thật đẹp mắt, tạo ra không gian đọc sách đẹp, thu hút học sinh đọc sách mỗi
ngày. Vận dụng sự khéo léo của các đồng chí giáo viên dạy âm nhạc, mĩ thuật, với
sức trẻ của đoàn viên các đồng chí đã tạo ra những mảng màu, những bức tranh sinh
động xung quanh không gian phòng đọc sách; những bộ bàn ghế với hình thù ngộ
ngĩnh được các đồng chí đoàn viên lao động tự nguyện cùng làm ra sản phẩm đẹp, tạo
vị trí ngồi đọc sách hấp dẫn, đẹp mắt. Với không gian lạ mắt, hàng ngày luôn thu hút
học sinh đọc sách thường xuyên, từ đó các em vừa được giải trí vừa tìm hiểu nhiều
điều mới lạ qua kho tàng trí thức ở sách vở. Hoạt động đọc sách được duy trì thường
xuyên, được cán bộ thư viện thiết bị theo dõi, đánh giá và kiểm tra nội dung các cuốn
sách các em đã đọc, tổ chức thi giới thiệu sách vào giờ chào cờ để đánh giá học sinh.
Công tác vệ sinh luôn được nhà trường chú trọng từ vệ sinh cá nhân đến vệ sinh
trường lớp. Các em được kiểm tra vệ sinh cá nhân thường xuyên để nhắc nhở kịp thời.
Các lớp hoàn thành các khu vực vệ sinh hàng ngày và được đánh giá thi đua hàng
tuần. Học sinh ăn ở bán trú được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có phòng ăn
phòng ngủ riêng biệt, đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, sức khoẻ tốt. Khu gom rác thải
và hệ thống thoát nước hợp lý, vì vậy cảnh quan trong trường luôn xanh sạch đẹp,

luôn thu hút học sinh yêu thích đến trường.
7. Giải pháp thứ bảy: Tổ chức có hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha
mẹ học sinh.
Vào đầu mỗi năm học, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, nhà trường chỉ đạo
kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp. Giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp có
nhiệm vụ tìm hiểu, định hướng và thỏa hiệp với lớp để cử người có tâm huyết, quan
tâm đến học sinh, đến sự phát triển của nhà trường, có trách nhiệm cao trước tập thể
làm Chi hội trưởng. Đặc biệt là hiệu trưởng cần tìm hiểu để định hướng lựa chọn Ban
thường trực đại diện cha mẹ học sinh thực sự là cánh tay đắc lực cho hiệu trưởng
trong công tác phối kết hợp với nhà trường để giáo dục toàn diện học sinh. Ban
thường trực phải biết cách tuyên truyền, vận động tập thể phụ huynh ủng hộ chủ
trương của nhà trường cũng như có thể tham gia đóng góp ý kiến cho nhà trường
trong công tác giáo dục cũng như xây dựng cơ sở vật chất. Sau khi thành lập được
Ban thường trực thì hiệu trưởng cùng phối hợp với Ban dựa vào Điều lệ của Ban đại
diện cha mẹ học sinh để lập kế hoạch và quy chế hoạt động cụ thể cho cả năm học,
từng học kì và từng đợt trong năm học, đồng thời nhà trường cần tạo điều kiện tốt
nhất cho Ban hoạt động để đạt hiệu quả cao. Năm học 2013 – 2014 nhà trường có 12
chi hội trưởng của 12 lớp và có ban thường vụ hội gồm 3 người. Mỗi lớp có 1 chi hội
trưởng. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động có hiệu quả, phối hợp thường xuyên
12
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
với nhà trường trong mọi hoạt động. Nhà trường luôn định hướng những nội dung
trọng tâm cần tập trung để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động, tạo điều kiện tốt
nhất để hoạt động có hiệu quả; các thành viên trong ban luôn tích cực, thường xuyên
nắm bắt hoạt động của nhà trường để phối hợp tốt trong mọi công việc.
Nhà trường tổ chức các cuộc họp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, ban đại
diện cha mẹ học sinh mỗi năm 3 lần vào dịp đầu năm học, cuối học kỳ 1 và cuối năm
học. Thông qua các cuộc họp nhà trường triển khai đến từng phụ huynh học sinh về
công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, các nội dung phối
hợp giữa nhà trường với phụ huynh trong công tác giáo dục học sinh, các chỉ tiêu biện

pháp trong từng năm học của trường, của các lớp, của học sinh giải quyết các kiến
nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
để ngày càng đạt hiệu quả cao. Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng
đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho
cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học. Tổ chức truyền
thông qua sổ liên lạc, qua điện thoại, qua cuộc họp gặp gỡ các hội nghị ở trường, ở địa
phương để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về mục tiêu GD tiểu học, về nội
dung, phương pháp và cách đánh giá HS, thực hiện cuộc vận động “ Hai không” của
Bộ GD – ĐT. Vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học, nhà trường tổ chức về họp phụ
huynh theo khối xóm, được các đồng chí bí thư xóm trưởng tổ chức chu đáo. Qua
cuộc họp, kết quả học tập, rèn luyện, hành vi ứng xử, kỹ năng sống của từng em được
đánh giá cụ thể, rõ ràng, được phụ huynh đồng tình ủng hộ cao và nhất trí phối hợp,
thông tin kịp thời đầy đủ với giáo viên, với nhà trường để giáo dục học sinh ngày
càng tốt hơn, toàn diện hơn. Đặc biệt, qua trao đổi với phụ huynh giúp các bậc làm
cha làm mẹ hiểu rõ hơn về công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, không gây áp lực
cho con em mình, không coi trọng riêng môn toán hay tiếng việt mà phụ huynh đã tạo
sự thoải mái cho các em, tôn trọng năng khiếu của từng học sinh và động viên các em
tham gia nhiều hoạt động vui chơi, hoạt động tập thể bổ ích tạo ra sự lý thú, học mà
chơi, chơi mà học cho học sinh. Từ đó các em tiếp thu bài học được tốt hơn, hiệu quả
giáo dục được nâng cao.
IV.Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm:
1. Những kết quả đạt được:
Với sự đồng thuận cao trong tập thể cán bộ công nhân viên nhà trường, với sự
nỗ lực hết mình của nhà trường của địa phương, các bậc phụ huynh; sự quan tâm phối
hợp thường xuyên, hiệu quả giữa nhà trường với địa phương và hội cha mẹ học sinh,
đặc biệt từ năm 2010 đến nay nên cơ sở vật chất của nhà trường đã thay đổi hoàn
toàn, địa phương đã đầu tư xây thêm các phòng chức năng phục vụ dạy học các môn
Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học và Tiếng Anh; đầu tư xây dựng nhà bán trú, nhà thường
13
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.

trực, ghép gạch Blôc sân trường; bê tông hoá đường vào trường và các khu vực sân
chơi với tổng trị giá gần 1 tỉ đồng.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của cấp uỷ Đảng, các thành phần đều vào cuộc, các
đồng chí lãnh đạo địa phương luôn dành thời gian đến trường để kiểm tra, đôn đốc
việc hoàn thành các công trình để hoàn thành đúng theo tiến độ, do đó đến ngày 15/ 3/
2013 trường TH Đặng Sơn đã có đầy đủ phòng học và phòng chức năng, trang thiết bị
dạy học đầy đủ của 18 phòng học. Ngoài đầu tư xây dựng các phòng học, phòng chức
năng cần thiết, địa phương còn đầu tư gần 700 triệu đồng để xây dựng các công trình
khác như: cổng trường, nhà vệ sinh; nâng cấp dãy nhà cấp 4, nâng cấp sân chơi bãi
tập; làm mới nhà xe GV, HS và mua sắm bàn ghế, trang thiết bị dạy học phục vụ yêu
cầu ngày càng cao của việc dạy và học. Khuôn viên nhà trường được mở rộng, đẹp,
thoáng mát, đường đi lối lại, sân chơi được bê tông hoá sạch đẹp tạo khuôn viên đẹp,
thu hút học sinh đến trường.
Tháng 5/2013, trường được đón đoàn thẩm định của Sở Giáo dục và Đào tạo,
ấn tượng đầu tiên của đoàn khen trường đẹp, nhỏ nhỏ, xinh xinh nhưng đầy đủ theo
các tiêu chuẩn quy định; có sự thay đổi vượt bậc so với chuẩn 1 trong thời gian ngắn
(3 năm); đoàn ghi nhận sự nỗ lực trong công tác quản lí của Ban giám hiệu với các
loại hồ sơ đầy đủ, khoa học; qua khảo sát học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết,
giao tiếp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các trò chơi dân gian đã làm các thầy cô
hài lòng. Trường được đoàn ghi nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vững chắc. Với sự
nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, kết quả đạt được 3 năm qua như sau:
Về tập thể : Chi bộ luôn luôn đạt Trong sạch vững mạnh, nhà trường nhiều
năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc cấp huyện cấp tỉnh, được
UBND huyện, UBND tỉnh tặng bằng khen. Đạt danh hiệu đơn vị văn hoá. Công
đoàn xếp loại Vững mạnh xuất sắc, được LĐLĐ tỉnh, công đoàn giáo dục Việt Nam,
Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen. Đoàn Thanh niên và Đội TNTP nhiều năm
liền đạt xuất sắc.
Về đội ngũ CBGV: 3 năm lại nay có 1 đ/c đạt CSTĐ cấp Tỉnh, 2 đ/c đạt danh
hiệu GVDG Tỉnh, 13 lượt đ/c đạt CSTĐ cấp cơ sở, 18 lượt đ/c GVDG cấp huyện, 91
lượt đ/c đạt LĐTT, không có CBGV xếp loại yếu kém.

Về hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục của HS vượt các chỉ tiêu quy định
của chuẩn. Nhà trường chú trọng chỉ đạo quan tâm hoạt động giáo dục toàn diện,
100% học sinh học 2 buổi/ ngày, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm
mua sắm các dụng cụ các trò chơi dân gian (Các lớp có đủ các đồ dùng các trò chơi
như: cà kheo; bộ sạp; ô ăn quan, bao bố, kéo co…. và chủ yếu các em tự làm và tặng
nhà trường ), chú trọng rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kinh nghiệm sống, tổ chức các
HĐNGLL đạt hiệu quả. Qua khảo sát của đoàn thẩm định Sở giáo dục, được đánh giá
cao trong việc tổ chức dạy học toàn diện cho học sinh. Vì vậy, có thể nói rằng trong
14
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
những năm qua, nhà trường đã khẳng định được vị thế của mình, từ chất lượng đại trà
cho đến chất lượng mũi nhọn và các cuộc thi năng khiếu khác ngày càng đi lên vững
chắc, chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng cao.
Trong 3 năm lại nay có 1 học sinh giỏi cấp quốc gia; 3 học sinh giỏi cấp tỉnh,
48 học sinh giỏi huyện và hàng trăm học sinh giỏi toàn diện. Kết quả xếp loại giáo
dục cuối năm đạt được cụ thể như sau:

Năm
học
Số
Học
sinh
Số HS Xếp
loại giỏi
Số HS Xếp
loại Khá
Số HS Xếp
loại TB
Số HS Xếp
loại Yếu

Số HS Lên lớp
thẳng
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
2010 -
2011
360 95 26.3 162 45 98 27.3 5 1.4 355 98.6
2011 -
2012
343
90 26.2 156 45.4 93 27.2 4 1.2 339 98.8
2012 -
2013 336 92 27.4 156 46.4 85 25.3 3 0.9 332 99.1%
Trong các thế hệ HS đã từng học tập và rèn luyện dưới mái trường Tiểu học
Đặng Sơn đã có rất nhiều em là học trò xuất sắc của các trường chuyên, nhiều em
xuất sắc trong lĩnh vực thể thao với môn bóng đá cấp Tỉnh của thiếu niên và nhi
đồng, nhiều em đã trưởng thành và thành đạt đang cống hiến xây dựng đất nước, quê
hương. Với những thành tích ấy, nhà trường đã tạo được niềm tin đối với Cấp uỷ
Đảng, Chính quyền và nhân dân. Chính vì vậy, chủ trương xây dựng trường Tiểu
học đạt chuẩn Quốc gia Mức 2 được nhân dân đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ và đã
đạt được hiệu quả sớm nhất.
2. Bài học kinh nghiệm:
Để công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 thành công thì công tác
phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là hoạt động cần được nhà trường quan
tâm hàng đầu và đề ra các giải pháp phối hợp, hoạt động thường xuyên, phù hợp và
tích cực. Trước tiên là sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát, phù hợp thực tế và thường xuyên
của lãnh đạo địa phương. Đặc biệt là việc chăm lo, giải quyết kịp thời các vấn đề nhà
trường tham mưu và cấp trên chỉ đạo để hoàn thành các tiêu chuẩn. Nhà trường cần đề
ra những vấn đề tham mưu phù hợp và đúng hướng của nhà trường với các cấp về
những vấn đề cần tập trung hoàn thành. Đặc biệt vai trò của người hiệu trưởng rất lớn
trong tham mưu đó là phải liên tục, không nản chí, quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ.

15
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
Tích cực động viên, khuyến khích sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, của phụ huynh
để hỗ trợ về vật chất, tinh thần, chăm sóc cảnh quan nhà trường, mua sắm các trang
thiết bị dạy học, hoàn chỉnh các nội dung về cơ sở vật chất. Tập thể cán bộ, giáo viên,
nhân viên nhà trường luôn đồng sức, đồng lòng, đoàn kết và tập trung xây dựng
trường chuẩn với quyết tâm cao. Đặc biệt là sự năng động, lo lắng, nhiệt tình, trách
nhiệm cao của cán bộ quản lý nhà trường trong công tác tham mưu, phối hợp, thực
hiện lộ trình hoàn thành đúng tiến độ.
C. KẾT LUẬN:
Sự nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên nhà trường; sự phối hợp tích cực giữa nhà trường – gia đình – xã hội nên
sau 3 năm công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 tại trường Tiểu học
Đặng Sơn đã hoàn thành. Trong đó việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
là nội dung cần thiết và góp phần quyết định không nhỏ cho thành công này. Trong
giai đoạn hiện nay, một ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 là nơi để rèn luyện
học sinh trở thành người phát triển toàn diện, là một môi trường để các em được thể
hiện mình trong các môn học từ kiến thức đến kỹ năng sống, đến các môn năng khiếu
các em yêu thích. Các em được tự tìm tòi kiến thức bằng hoạt động “ tự học”, giao lưu
với bạn, chia sẻ với bạn, học thông qua các hoạt động NGLL, các buổi đọc sách, giao
lưu câu lạc bộ Từ đó các em trở thành những con người phù hợp với thời đại mới
để xây dựng đất nước. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao và đạt mục tiêu dạy học trong
giai đoạn mới đòi hỏi sự quan tâm, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ngày
càng phải gắn kết, cụ thể, thường xuyên, nhịp nhàng và với tinh thần trách nhiệm cao,
tất cả vì học sinh thân yêu và sự miệt mài của từng cá nhân đến các tổ chức đoàn thể
trong công tác “ trồng người”, quan tâm đồng đều, toàn diện về dạy người, dạy chữ,
dạy nghề để học sinh trở thành những con người mới phù hợp với thời đại mới và
sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ đã dặn.
Trên đây là những giải pháp phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội để
xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả. Bước đầu đã có những kết

quả khả quan, đáng ghi nhận song không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm
khuyết. Kính mong sự góp ý, bổ sung của Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng
nghiệp để bản sáng kiến được trọn vẹn và toàn diện hơn. Xin chân thành cảm ơn./.
16
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT CHỮ VIẾT TẮT CỤM TỪ, THUẬT NGỮ ĐƯỢC VIẾT TẮT
1 BCH Ban chấp hành
2 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
3 GVDG Giáo viên dạy giỏi
4 PPDH Phương pháp dạy học
5 UBND Uỷ ban nhân dân
6 QG Quốc gia
7 CCB Cựu chiến binh
8 CSVC Cơ sở vật chất
9 CSTĐ Chiến sĩ thi đua
10 LĐXS Lao động xuất sắc
11 LĐLĐ Liên đoàn lao động
12 XH Xã hội
13 HNCBVC Hội nghị cán bộ viên chức
14 HS Học sinh
15 UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc
16 NGLL Ngoài giờ lên lớp
17 TH Tiểu học
18 THCS Trung học cơ sở
19 TTXS Tiên tiến xuất sắc
20 THTT, HSTC Trường học thân thiện, học sinh tích cực
21 TNTP Thiếu niên tiền phong
22 XD Xây dựng

17
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
PHỤ LỤC:
- Một vài văn bản ký cam kết hàng năm minh họa sự phối hợp giữa nhà trường,
gia đình, địa phương trong công tác giáo dục.
- Một số hình ảnh về hiệu quả của công tác tham mưu với địa phương.
- Một số hình ảnh hoạt động của nhà trường trong quá trình xây dựng trường
chuẩn quốc gia mức độ 2.
18
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
PHÒNG GD & ĐT ĐÔ LƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ĐẶNG SƠN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
NĂM HỌC 2013 - 2014
Nhằm mục đích giáo dục và đào tạo các em học sinh trở thành những người
công dân tốt cho xã hội trong tương lai, nhà trường và các tổ chức đoàn thể ở địa
phương xã Đặng Sơn cam kết phối hợp trong công tác giáo dục những học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật; học sinh xóm 6;7 ( Xóm Vạn Chài) với các
nội dung sau:
I / Về phía nhà trường :
1. Triển khai đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động ngoài giờ theo quy
định của Bộ GD – ĐT và Sở GD – ĐT Nghệ An, tích cực nâng cao chất lượng văn
hoá và hạnh kiểm.
2. Tổ chức học tập Nội quy nhà trường và các quy định cho học sinh.
3. Trang bị đầy đủ điều kiện học tập và các hoạt động giáo dục.
4. Quản lý tốt giờ học cũng như các hoạt động khác do nhà trường tổ chức.
5. Thông báo kịp thời với PHHS về các hiện tượng bất thường của con em
trong việc thực hiện nội quy nhà trường.
6. Tổ chức quản lí, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ để nâng cao chất lượng

GD.
II/ Về phía các tổ chức đoàn thể:
1. Tích cực động viên, nhắc nhở để HS đến trường tham gia học tập nghiêm
túc; tuyệt đối không để có tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Trong đó, đặc biệt
quan tâm chú ý và động viên học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn,
học sinh thuộc địa bàn xóm 6;7 ( Xóm Vạn Chài). Các tổ chức đoàn thể phải nắm bắt
kịp thời và vào cuộc nếu học sinh có ý định bỏ học để giúp các em tham gia học tập
hoàn thành chương trình PCGDTH, chống mù chữ.
2. Kết hợp với nhà trường :
a- Phối hợp giáo dục 3 môi trường Nhà trường – Gia đình – Xã hội thường
xuyên.
b- Có chế độ động viên, quan tâm, chia sẻ với học sinh có hoàn cảnh khó khăn,
học sinh khuyết tật kịp thời.
c. Tăng cường tuyên truyền đến tận phụ huynh, các xóm, các đoàn thể địa
phương tích cực hỗ trợ, đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường
ngày một khang trang hơn, đảm bảo tốt nhất điều kiện học tập cho học sinh.
d. Nắm bắt những vấn đề liên quan đến học sinh của nhà trường tại địa bàn xã
để phối hợp giáo dục các em kịp thời, đạt hiệu quả.
3. Tổ chức; theo dõi, giáo dục học sinh quá trình rèn luyện trong hè tại địa
phương đạt kết quả cao nhất.
Đặng Sơn, ngày 15 tháng 8 năm 2013
19
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
ĐẠI DIỆN NHÀ TRƯỜNG ĐẠI DIỆN UBND XÃ ĐẠI DIỆN UBMTTQ XÃ
HIỆU TRƯỞNG
ĐẠI DIỆN BCH ĐOÀN XÃ ĐẠI DIỆN CÔNG AN XÃ ĐẠI DIỆN HỘI PHỤ NỮ
20
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
PHÒNG GD & ĐT ĐÔ LƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ĐẶNG SƠN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BẢN CAM KẾT GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG – NĂM HỌC 2013 - 2014
Nhằm mục đích giáo dục và đào tạo người công dân tốt cho xã hội trong tương
lai, chúng tôi gồm có :
1. Đại diện nhà trường: Ông(bà) : ……………………GVCN – Lớp: …………
2. Đại diện cho gia đình HS: ông (bà) :……………………… ……
Phụ huynh học sinh :
Chỗ ở: ……………………………………
Điện thoại:…………………………………
CAM KẾT PHỐI HỢP GIÁO DỤC VỚI CÁC NỘI DUNG SAU :
I / Về phía nhà trường :
1. Triển khai đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động ngoài giờ theo quy
định của Bộ GD – ĐT và Sở GD – ĐT Nghệ An, tích cực nâng cao chất lượng văn
hoá và hạnh kiểm.
2. Tổ chức học tập Nội quy nhà trường và các quy định cho học sinh.
3. Trang bị đầy đủ điều kiện học tập và các hoạt động giáo dục.
4. Quản lý tốt giờ học cũng như các hoạt động khác do nhà trường tổ chức.
5. Thông báo kịp thời với PHHS về các hiện tượng bất thường của con em
trong việc thực hiện nội quy nhà trường.
6. Tổ chức quản lí, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ để nâng cao chất lượng
GD.
II/ Về phía Phụ huynh học sinh :
1. Tích cực động viên, nhắc nhở và tạo điều kiện để HS đến trường tham gia
học tập nghiêm túc; tuyệt đối không để có tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.
2. Kết hợp với nhà trường :
a- Thường xuyên theo dõi về học tập và hạnh kiểm của con em mình thông qua
GVCN, cũng như kết quả đánh giá qua các bài kiểm tra, tạo điều kiện cho con em
học tập đạt kết quả tốt, từng bước nâng cao chất lượng học tập và hạnh kiểm.
b- Thông báo với nhà trường về những vấn đề xảy ra đối với học sinh ở gia
đình, xã hội để cùng nhau giáo dục.

3. Giáo dục con em học sinh :
- Không gian lận trong học tập, kiểm tra và thi cử.
- Có hành vi, ngôn ngữ ứng xử có văn hoá, phù hợp với đạo đức lối sống của học
sinh.
- Có ý thức bảo vệ tài sản của trường, khi làm hư hỏng phải bồi thường và bị kỷ
luật.
21
Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đạt hiệu quả.
4. Nộp học phí và các khoản thu đúng luật cho nhà trường theo đúng thời gian
nhà trường qui định.
5. Đi họp phụ huynh học sinh đúng và đầy đủ ( 3 lần/năm).
6. Con em nghỉ học phụ huynh trực tiếp xin phép hoặc viết giấy phép, để 2 bên
cùng nhau quản lí việc học tập của học sinh.
Đặng Sơn, ngày 10 tháng 8 năm 2013
Đại diện cho nhà trường Đại diện gia đình Họ tên học sinh
GV chủ nhiệm




22

×