NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
1
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC QUẢN TRỊ RỦI RO..............................................................................5
1.1 Quản trị rủi ro..........................................................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm..........................................................................................................................................5
1.1.2 Mục tiêu của môn học.....................................................................................................................5
1.2 Nội dung của môn quản trị rủi ro............................................................................................................5
1.2.1 Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro..............................................................................................6
1.2.2 Nhận dạng rủi ro.............................................................................................................................6
1.2.3 Đo lường rủi ro................................................................................................................................7
1.2.4 Kiểm soát rủi ro...............................................................................................................................7
1.2.5 Tài trợ rủi ro ...................................................................................................................................7
1.2.6 Khủng hoảng tài chính ở Mỹ............................................................................................................8
1.2.8 Quản trị rủi ro tín dụng....................................................................................................................8
1.2.8.1 Sơ bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng............................................................................8
1.2.8.2 Rủi ro tín dụng.........................................................................................................................12
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HIỆN
NAY..................................................................................................................................................................13
2.1 Tình hình tín dụng tại các ngân hàng thương mại hiện nay.................................................................13
2.1.1 Tình hình tăng trưởng huy động ...................................................................................................13
2.1.2 Tình hình tăng trưởng tín dụng......................................................................................................17
2.1.3 Những vấn đề còn tồn tại..............................................................................................................20
2.2 Giải pháp hạn chế rủi ro........................................................................................................................22
2.2.1 Phương diện vĩ mô.........................................................................................................................22
2.2.2 Phương diện vi mô.........................................................................................................................22
2
CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC................................................................................................25
3.1 Nhận xét................................................................................................................................................25
3.2 Đánh giá.................................................................................................................................................26
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................................29
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam, mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng không
nhỏ. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân
hàng. Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn
đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước với các ngân
hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro
đã trở nên cấp thiết. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và
nguy cơ khủng hoảng tín dụng tăng cao. Việt Nam là một nước có nền kinh tế mở nên
không tránh khỏi những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Đứng trước tình hình đó, đòi
hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng,
hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro.
Trước tính cấp thiết đó, đề tài “Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam và các biện pháp hạn chế rủi ro” được tiến hành nghiên cứu những nguy cơ tiềm ẩn,
tình hình kinh doanh tín dụng thực tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam để từ đó tìm
ra nguyên nhân, đề ra giải pháp hữu ích cho việc quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống
ngân hàng thương mại.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
-Phạm vi nghiên cứu là các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp được
thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm tham khảo các sách về quản trị rủi ro, tham khảo
các tài liệu trên mạng internet, tạp chí chuyên ngành và hệ thống hoá.
4. Bố cục của đề tài:
Đề tài gồm lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được trình bày
trong 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về môn học quản trị rủi ro.
- Chương 2: Thực trạng và giải pháp về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam.
- Chương 3: Nhận xét, đánh giá môn học.
4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1 Quản trị rủi ro
1.1.1 Khái niệm
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống
nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh
hưởng bất lợi của rủi ro.
Quản trị rủi ro là hệ thống các biện pháp nhằm giảm chi phí và giảm tác động của các
biến cố đến thu nhập trong tương lai.
Quản trị rủi ro là một chức năng quản trị chung để nhận ra, đánh giá và đối phó với
những nguyên nhân và hậu quả của tính bất định và rủi ro của tổ chức.
1.1.2 Mục tiêu của môn học
Môn quản trị rủi ro giúp sinh viên nhận thức rõ ràng hơn về rủi ro, có được những kiến
thức và kỹ năng cần thiết để nhận dạng và phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể đưa ra các chương trình kiểm soát
và tài trợ rủi ro nhằm hạn chế những thiệt hại cho doanh nghiệp khi rủi ro xảy ra.
Các mục tiêu cụ thể của môn học:
- Giúp sinh viên lưu ý nhiều hơn các vấn đề có yếu tố rủi ro.
- Nhận biết và phân loại các rủi ro của doanh nghiệp.
- Áp dụng một số kỹ thuật đánh giá rủi ro bằng phương pháp định tính và định lượng.
- Thiết kế các chương trình kiểm soát và tài trợ rủi ro cho doanh nghiệp.
- Phân tích một số rủi ro đặc thù và cách thức phòng chống.
1.2 Nội dung của môn quản trị rủi ro
Môn học bao gồm những nội dung như giới thiệu tổng quan về rủi ro, nhận dạng rủi
ro, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro nhằm giúp sinh viên có thể tiếp cận và xử lý tốt
những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môn
5
học cũng sẽ trình bày một số rủi ro đặc thù như: rủi ro tỉ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng,
rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu… nhằm giúp sinh viên có thêm những
hiểu biết cụ thể về quản trị rủi ro cho các đối tượng này. Ngoài bài giảng của giảng viên
Hồ Văn Dũng và giáo trình Quản trị rủi ro của các tác giả Ngô Quang Huân – Võ Thị Quý
– Nguyễn Quang Thu – Trần Quang Trung còn có các tài liệu tham khảo như:
- Quản trị rủi ro và khủng hoảng của tác giả PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân.
- Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp của PGS.TS. Nguyễn Quang Thu.
- Rủi ro kinh doanh của TS. Ngô Thị Ngọc Huyền – Ths. Nguyễn Thị Hồng Thu –
TS. Lê Tấn Bửu – Ths. Bùi Thanh Tráng.
- Thanh toán quốc tế, PGS.TS Trần Hoàng Ngân – TS. Nguyễn Minh Kiều.
- Tài chính doanh nghiệp, TS. Nguyễn Minh Kiều.
- Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, TS. Nguyễn Minh Kiều.
Nội dung tóm tắt của bài giảng môn học quản trị rủi ro
Bài giảng bao gồm năm chương chính và ba phần trình bày một số rủi ro đặc thù như:
thanh toán quốc tế, rủi ro tín dụng và khủng hoảng tài chính ở Mỹ và một bài tập nghiên
cứu tình huống về hãng hàng không Lufthansa.
1.2.1 Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
Mục tiêu nghiên cứu:
- Nhận ra sự khác nhau giữa rủi ro theo trường phái tiêu cực và rủi ro theo trường
phái trung hòa.
- Phân biệt giữa rủi ro và bất định.
- Giải thích tính sợ rủi ro.
- Phân biệt giữa rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán.
- Phân biệt giữa rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán.
- Nhận biết ba cấp độ của sự bất định.
- Giải thích mối quan hệ giữa bất định và thông tin.
- Mô tả những vấn đề về đạo đức có thể liên quan đến khái niệm rủi ro và bất định.
- Định nghĩa quản trị rủi ro.
- Nhiệm vụ của nhà quản trị rủi ro.
- Quy trình quản trị rủi ro.
1.2.2 Nhận dạng rủi ro
Mục tiêu nghiên cứu:
- Các vấn đề về đánh giá rủi ro.
- Giải thích quá trình nhận dạng rủi ro.
6
- Sự khác nhau giữa phân tích hiểm họa và phân tích tổn thất.
- Nhận biết chi phí tổn thất chung.
- Giải thích tại sao nhà quản trị rủi ro lại phải đo lường các nguy cơ rủi ro, hai đại
lượng nào cần được đo lường và phương pháp đo lường mỗi đại lượng đó.
- Cơ cấu đánh giá rủi ro.
1.2.3 Đo lường rủi ro
Mục tiêu nghiên cứu:
- Trình bày nguyên nhân giải thích tại sao ước lượng số lại quan trọng trong đo lường
rủi ro.
- Cho ví dụ về loại số liệu yêu cầu của nhà quản trị rủi ro để đo lường rủi ro.
- Sử dụng phương pháp triển khai tổn thất để lập dự án các khiếu nại bồi thường đã
biết cho các khoản bồi thường trong tương lai.
- Sử dụng phương pháp phát triển tổn thất dựa trên nguy cơ rủi ro để ước lượng các
khiếu nại bồi thường trong tương lai từ các hoạt động hiện tại.
- Giải thích chi phí lớn nhất có thể có được tính như thế nào nếu biết phân phối xác
suất của chi phí.
- Giải thích dung sai rủi ro của nhà quản trị rủi ro ảnh hưởng như thế nào đến ước
lượng chi phí lớn nhất có thể có.
- Ước lượng khả năng trong đó số lượng tổn thất sẽ vượt quá ngưỡng phát biểu, sử
dụng ba phân phối xác suất khác nhau.
1.2.4 Kiểm soát rủi ro
Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân biệt giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro.
- Giải thích mối quan hệ giữa kiểm soát rủi ro và đánh giá rủi ro.
- Nhận ra những ưu nhược điểm của né tránh rủi ro.
- Phân biệt giữa các hoạt động ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu tổn thất.
- Hiểu rõ các lợi ích và chi phí của ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu tổn thất.
- Hiểu rõ những nỗ lực của chính phủ và xã hội trong kiểm soát rủi ro.
1.2.5 Tài trợ rủi ro
Mục tiêu nghiên cứu:
- Giải thích sự khác nhau giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro.
- Giải thích mức độ kiểm soát của một tổ chức đối với rủi ro muốn được lưu giữ như
thế nào.
- Bốn thành phần thiết yếu của một giao dịch bảo hiểm.
7
- Ưu và nhược điểm của phương pháp chuyển giao không bảo hiểm.
- Những vấn đề cần xem xét khi chọn lựa giữa lưu giữ và chuyển giao.
1.2.6 Khủng hoảng tài chính ở Mỹ
Mục tiêu nghiên cứu:
- Quy trình nợ thế chấp nhà ở cấp một hay có rủi ro thấp nhất (Prime Mortgage).
- Các khoản vay thế chấp nhà ở cấp ba (Subprime Mortgage).
- Nguồn gốc của khủng hoảng.
- Khái niệm và vai trò của chứng khoán hóa.
1.2.7 Thanh toán quốc tế
Mục tiêu nghiên cứu:
- Tỉ giá hối đoái.
- Phương pháp biểu thị tỉ giá, đọc tỉ giá
- Xác định tỉ giá theo phương pháp tính chéo.
- Cơ sở xác định tỉ giá hối đoái.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỉ giá hối đoái.
- Phương pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái.
- Đặc điểm, ưu điểm, chức năng của thị trường hối đoái.
- Nghiệp vụ giao ngay (Spot Operation).
- Nghiệp vụ Ác-bít (Arbitrage Operation).
- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn (Forward Operation).
- Nghiệp vụ hoán đổi (Swap Operation).
- Nghiệp vụ giao sau (Futures Operation).
- Nghiệp vụ quyền chọn (Option Operation).
1.2.8 Quản trị rủi ro tín dụng
1.2.8.1 Sơ bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Bản chất hoạt động ngân hàng và thị trường ngân hàng
- Hoạt động ngân hàng có tính chất đặc thù.
- Ngân hàng có vai trò trung gian.
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại hối.
- Ngân hàng là tiếp nhận và quản lý rủi ro.
- Ngân hàng nhận lãnh các trách nhiệm đặc thù của trung gian tài chính.
Tại sao ngân hàng có tính đặc thù
8
- Hoạt động ngân hàng gồm ít nhất bốn hoạt động kinh doanh diễn ra trong cùng một
định chế.
- Ngân hàng là cầu nối giữa các nhu cầu của khách hàng.
- Ngân hàng là tiếp nhận và quản trị rủi ro vì ngân hàng có hệ số đòn bẩy cao (hệ số
nợ cao) và các nghĩa vụ ngoại bảng thường lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Doanh thu của ngân hàng đến từ phía vốn huy động được, vốn tự có của ngân hàng
và các nghĩa vụ ngoại bảng.
- Ngân hàng chịu trách nhiệm về mặt xã hội trước nhiều nhóm người có lợi ích liên
quan chứ không chỉ các cổ đông.
Các lợi ích trung gian mà ngân hàng mang lại cho khách hàng
- Trung gian về thời hạn.
- Các dịch vụ thanh toán.
- Trung gian về loại tiền (ngoại hối).
- Phân bổ tín dụng (cho các lĩnh vực có nhu cầu đặc biệt như cho vay thế chấp bất
động sản).
- Trung gian về thời điểm (chuyển đổi thời điểm tiêu dùng – tiết kiệm kỳ hạn).
- Là trung gian truyền tải các chính sách tiền tệ.
Làm cầu nối giữa các môi trường khác nhau
- Người gửi tiền: Tiện lợi, có trả lãi và an toàn.
- Người đi vay: Dịch vụ, các điều kiện và điều khoản thích hợp, tư vấn.
- Cổ đông: thu lợi nhuận – đo bằng tỉ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) –
ngân hàng là hoạt động có sinh lời.
Hoạt động ngân hàng
Xét trên phương diện chấp nhận rủi ro
Ngân hàng
Chấp nhận Tạo ra giá trị
Rủi ro Sử dụng nguồn lực
Hạn chế
Tiếp nhận và quản trị rủi ro
- Doanh thu của ngân hàng đến từ sự chấp nhận rủi ro và lấy một mức giá cho việc đó
khoản rủi ro = khoản doanh thu.
9
- Do đó, mục đích ở đây không phải giảm thiểu rủi ro mà là quản lý chúng một cách
đúng đắn.
Trách nhiệm đặc thù như các “Trung gian tài chính”
- Bên cạnh trách nhiệm then chốt là tạo ra giá trị cho cổ đông, các tổ chức tài chính
còn mang trách nhiệm xã hội trước các nhóm có quyền lợi liên quan khác: Người
gửi tiền, người vay và người tiêu dùng.
- Những người chịu ảnh hưởng bởi các quyết định của ngân hàng (trách nhiệm trước
xã hội và cộng đồng).
- Sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
Áp chế tài chính (Financial Repression): khi chính phủ đánh thuế hay can thiệp làm
biến dạng thị trường tài chính nội địa.
Các công cụ áp chế tài chính:
- Trần lãi suất tiền gửi/cho vay của ngân hàng
- Dự trữ bắt buộc cao đối với các ngân hàng
- Tín dụng chỉ định đối với ngân hàng
- Sở hữu và quản lý ngân hàng thương mại
- Hạn chế sự gia nhập ngành tải chính
- Hạn chế, kiểm soát dòng vốn quốc tế ra vào
Tín dụng chỉ định là gì?
- Hình thức chính phủ chỉ đạo các tổ chức tài chính dành một tỉ lệ nhất định các
khoản vay để thực hiện các chương trình cho vay bắt buộc thường đi kèm với ưu
đãi lãi suất, bảo lãnh tín dụng đối với những lĩnh vực mà nhà nước ưu tiên phát
triển. Các đối tượng được hưởng lợi từ tín dụng chỉ định là các doanh nghiệp Nhà
nước, các chương trình ưu tiên phát triển của chính phủ, ngành nông nghiệp.
- Song, trong chừng mực nhất định đã làm méo mó các quan hệ trên thị trường tín
dụng như tạo ra sự phân biệt giữa đối tượng được ưu đãi tín dụng và không được ưu
đãi, đi ngược lại nỗ lực và cam kết xây dựng một môi trường cạnh tranh bình đẳng
và giảm hiệu quả sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng.
Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng
- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro thị trường
- Rủi ro vận hành
- Rủi ro khác – pháp lý, danh tiếng…
Ngân hàng thương mại – Các rủi ro liên quan
Các rủi ro gắn với tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại:
10
- Rủi ro tín dụng
+ Rủi ro dòng tiền cam kết từ các khoản cho vay có thể không được trả đầy đủ.
+ Phụ thuộc danh mục cho vay, rủi ro tập trung tín dụng và rủi ro riêng từng khoản
vay.
- Rủi ro thời điểm hoàn trả: rủi ro khoản vay không được trả đúng kì hạn cam kết
(sớm, muộn).
- Rủi ro lãi suất xảy ra do sự không tương thích về kỳ hạn tài sản nợ và tài sản có:
+ Rủi ro tái tài trợ: nguồn vốn kỳ hạn ngắn hơn tài sản và lãi suất đang phát triển.
+ Rủi ro tái đầu tư: nguồn vốn có thời hạn dài hơn tài sản và lãi suất đang giảm.
- Rủi ro thanh khoản của ngân hàng: rủi ro xảy ra sự rút vốn ồ ạt đẩy ngân hàng vào
trạng thái phải thanh khoản gấp các tài sản của mình với giá thấp.
- Rủi ro mất khả năng thanh toán (rủi ro mất cân đối tài sản – nguồn vốn): rủi ro khi
tài sản tài chính của ngân hàng giảm giá trị đột ngột thấp hơn nghĩa vụ của họ và
nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng không đủ bù đắp phần chênh lệch đó.
- Rủi ro công nghệ và rủi ro hoạt động
+ Hệ thống công nghệ hiện tại không đáp ứng hỗ trợ được cho quản lý danh mục
cho vay.
+ Hệ thống công nghệ hiện tại có thể bị hoạt động lỗi hoặc hỏng hóc.
- Rủi ro pháp lý (rủi ro tuân thủ): rủi ro dính líu vào giao dịch không đảm bảo các
điều kiện tuân thủ (sơ suất cố ý).
- Rủi ro tỷ giá: rủi ro khi tỷ giá có tác động đến các tài sản hoặc nguồn vốn của ngân
hàng có nguồn gốc hay được ghi giá bằng ngoại tệ.
Sơ lược về các công cụ quản trị rủi ro
- Quản trị tài sản nợ và quản trị thanh khoản
- Bảo hiểm tiền gửi và bảo lãnh cho các nghĩa vụ khác
- Quản trị hệ số an toàn vốn
- Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ ngân hàng
- Đa dạng hóa về đại lý cả trong nước và quốc tế
- Sử dụng các công cụ phái sinh
- Quản trị chất lượng – quản trị danh mục sản phẩm theo người vay, theo ngành
- Chính sách tín dụng với quy trình tín dụng và phân quyền phê duyệt
- Quy định về chu trình theo dõi khách hàng và theo dõi quản lý các khoản vay
- Quy định về chu trình rà soát danh mục
Các rủi ro ngân hàng phải đối mặt
- Rủi ro thị trường: rủi ro lãi suất, tỷ giá hối đoái và chứng khoán
- Rủi ro tín dụng: rủi ro vỡ nợ và sự cố tín dụng
11