Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

các phương pháp nuôi cấy và thu hoạch tảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.84 KB, 40 trang )

Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nước biển
Nước biển là nước từ các biển hay đại dương. Về trung bình, nước biển
của các đại dương trên thế giới có độ mặn khoảng 3,5%. Điều này có nghĩa là cứ
mỗi lít (1.000 mL) nước biển chứa khoảng 35 gam muối, phần lớn (nhưng
không phải toàn bộ) là clorua natri (NaCl) hòa tan trong đó dưới dạng các ion
Na
+
và Cl
-
.[3]
Đặc điểm thủy hóa:
a. Nhiệt độ nước biển
Nhiệt độ nước biển tầng mặt trung bình năm đạt khoảng 22 - 24
0
C, cao
hơn vào các tháng mùa hè (tháng 5 - 10), đạt trung bình khoảng 28
0
C. Vào các
tháng mùa đông nhiệt độ thấp hơn, thấp nhất vào tháng 1 với giá trị trung bình
khoảng 17,8
0
C.
b. pH
Độ pH của nước biển nằm trong khoảng 7,4 đến 8,5, trung bình của nước
tầng mặt là 7,8 đến 8,1, cao nhất lên tới 8,58, còn thấp nhất là 7,40. Giá trị pH
tầng mặt thường cao hơn tầng đáy.
c. Nồng độ ô xy hoà tan
Nồng độ ô xy hoà tan trong năm của nước biển trong khoảng 6,36 – 8,97
mg/l, trung bình cho cả hai mùa là 7,25 mg/l. Nhìn chung, nồng độ ô xy hoà tan


trong lớp nước tầng mặt cao hơn lớp nước tầng đáy và cao hơn giới hạn cho
phép đối với môi trường nuôi trồng thuỷ sản (> 5 mg/l). Với nồng độ như trên,
lượng ôxy hoà tan trong nước bảo đảm sự sống của sinh vật biển phát triển bình
thường.
Nước biển giàu các ion hơn so với nước ngọt. Tuy nhiên, tỷ lệ các chất
hòa tan khác nhau rất lớn. Chẳng hạn, mặc dầu nước biển khoảng 2,8 lần nhiều
các bicacbonat hơn so với nước sông dựa trên nồng độ phân tử gam, nhưng tỷ lệ
phần trăm của bicacbonat trong nước biển trên tỷ lệ toàn bộ các ion lại thấp hơn
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 1
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
so với tỷ lệ phần trăm tương ứng của nước sông do các ion bicacbonat chiếm tới
48% các ion có trong nước sông trong khi chỉ chiếm khoảng 0,41% các ion của
nước biển. Các khác biệt như vậy là do thời gian cư trú khác nhau của các chất
hòa tan trong nước biển; các ion natri và clorua có thời gian cư trú lâu hơn, trong
khi các ion canxi(thiết yếu cho sự hình thành cacbonat) có xu hướng trầm lắng
nhanh hơn.
Trong nước biển tổng hàm lượng của 11 thành phần chính (gồm các ion
và phân tử là Cl
-
, SO
4
-2
, (HCO
3
-
, CO
3
-2
), Br
-

, F
-
, H
3
BO
3
, Na
-
, Mg
+2
, C
+2
, K
+
, Sr
+2
)
chiếm tới 99,99% tổng lượng các chất khoáng hoà tan. Điều đó có nghĩa là trị số
độ muối nước biển được quyết định bởi tổng hàm lượng của chỉ 11 thành phần
này, trong đó đáng kể nhất là Cl
-
(55,04%) và Na
+
(30,61%),tiếp đó là SO
4
-2
(7,68%) và Mg
+2
(3,69%).[3]
Bảng 1.1 Thành phần của nước biển trên Trái Đất theo các nguyên tố

Nguyên tố Phần trăm Nguyên tố Phần trăm
Ôxy 85,84 Hiđrô 10,82
Clo 1,94 Natri 1,08
Magiê 0,1292 Lưu huỳnh 0,091
Canxi 0,04 Kali 0,04
Brôm 0,0067 Cacbon 0,0028
Bảng 1.2. Thành phần mol tổng cộng của nước biển (Độ mặn = 3,5)
Thành phần
H
2
O
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 2
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Cl
-
Na
+
Mg
2+
SO
4
2-
Ca
2+
K
+
C
T
Br
-

B
T
Sr
2+
F
-
1.2. Tổng quan về tảo Spirulina
1.2.1. Giới thiệu về tảo Spirulina
Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta nhiều nguồn năng lượng quý, trong đó
có ánh sáng mặt trời. Các sinh vật sơ cấp như cây xanh, vi sinh vật quang tự
dưỡng sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp nên nguồn năng lượng sống qua
quá trình quang hợp. Trong đó Tảo (Algae) đóng góp nguồn sinh khối sơ cấp
khổng lồ. Việc nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của tảo đang ngày càng được chú
trọng. Trong những thập niên gần đây, tảo Spirulina được tập trung nhiều
nghiên cứu cho những giá trị dinh dưỡng của chúng. Kỹ thuật nuôi đơn giản,
thời gian sản xuất hầu như quanh năm. Sinh khối thu được có giá trị dinh dưỡng
cao với hàm lượng protein đạt 60-70% trọng lượng khô, đầy đủ các axit amin
đặc biệt là các axit amin không thay thế, giàu các vitamin, các nguyên tố
khoáng, các chất khoáng, các sắc tố và nhiều chất có hoạt tính sinh học khác.
Nhờ vậy, những ứng dụng của tảo không chỉ là nguồn dinh dưỡng quý mà còn
được ứng dụng nhiều trong y-dược học.[8]
Spirulina là vi sinh vật cổ đã từng xuất hiện từ cách đây khoảng 3,5 tỷ
năm. Chúng có lịch sử lâu đời hơn tảo nhân thật hoặc thực vật bậc cao tới hơn 1
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 3
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
tỷ năm. Spirulina thuộc nhóm prokariote có cấu trúc nhân nhưng chúng chưa
có màng nhân, vật chất di truyền được tập trung trong chất nhân, không có lưới
nội sinh chất, ty thể, thể golgi, lạp thể và chúng tự dưỡng nhờ có diệp lục tố A, β
- carotene và các sắc tố phụ .
Spirulina thuộc loại vi khuẩn đa bào, trong đó có khoảng 36 loài con

người có thể sử dụng được [5] và hai loài quan trọng là S. maxima hay S.
geitleri có nguồn gốc từ Châu Phi và S. platensis có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Ở
Việt Nam, giống được nghiên cứu đầu tiên, lưu giữ ở Viện sinh vật học là S.
platensis (Gom) Geitler do Pháp cung cấp [1].
1.2.2. Phân loại học [5]
Lãnh giới (Domain): Bacteria.
Ngành (Phylum): Cyanobacteria.
Lớp (Class): Chroobacteria.
Bộ (Ordo): Osillatoriales.
Họ (Familia): Phormidiaceae.
Giống (Genus): Arthrospira .
Các loài: A. maxima; A. platensis; A. jeejibai; A. subsalsa; A. laxissima; A.
pacifica…
Tên gọi thông thường: tảo xoắn Spirulina (S. maxima; S. platensis; S. jeejibai;
…).[1]
1.2.3. Phân bố [8]
- Spirulina sống trong môi trường ưa kiềm (pH: 8,5-9,5). Trong tự nhiên, chúng
sống trong các hồ, suối khoáng ấm áp.
- Ở các vùng nước cạn, xung quanh rìa hồ hay kênh bị ô nhiễm thường bị bao
phủ bởi lớp dày tảo lam dạng sợi bám, trong đó có tảo Spirulina.
 Trên thế giới:
Phân bố nhiều ở Bắc và Nam Châu Phi, Bắc và Nam Châu Mỹ, Nam và
Trung Châu Á, …: hồ Tchad – Trung Phi, Mexico, Kanembu, thung lũng hoang
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 4
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
mạc Imperial thuộc bang California, nông trại Hawwai (Hoa Kỳ), trang trại
Twin Tauong (Myanmar), công ty tảo Siam (Thái Lan), trang trại Chenhai
(Trung Quốc),
 Ở Việt Nam:
Phân bố ở các thủy vực khác nhau như: sông, ao, hồ, ruộng lúa, vùng

nước, … và được nuôi trồng ở: công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo (Bình
Thuận), và một số cơ sở ở Bình Chánh và TP. Hồ Chí Minh.
1.2.4. Đặc điểm sinh học
1.2.4.1. Đặc điểm sinh thái
Trong các hồ, tảo sống tự nhiên hay nhân tạo, với mắt thường đó là một
hồ nước xanh lục hay xanh lam. Hình dạng của Spirulina chỉ thấy rõ khi quan
sát dưới kính hiển vi. Đó là những sợi tảo có màu xanh lục lam, xoắn kiểu lò xo,
với các vòng xoắn khá đều nhau, số vòng xoắn lớn nhất là 6 đến 8 vòng. Chúng
có kích thước trung bình từ 100 đến 200µm và có đường kính khoảng từ 8 đến
10µm. Spirulina là loài trong họ Phormidiaceae, nghĩa là chúng có khả năng di
chuyển tiến về phía trước hoặc phía sau. Di chuyển này được thực hiện bởi các
lông ở sườn bên cơ thể chính là các sợi có đường kính 5-7nm và dài 1-2µm nằm
quanh cơ thể. Các lông này hoạt động như tay chèo giúp cho chúng hoạt động.
Tùy điều kiện môi trường mà hình dạng có thể xoắn kiểu chữ C, S Sợi
tảo không phân nhánh, không có bao và không có dị bào. Các dạng này có chiều
dài rất thay đổi, ngay trong một dạng, chiều dài mỗi sợi cũng khác nhau. Hiện
tượng biến dạng nói lên khả năng thích nghi với môi trường mà vi sinh vật cổ
xưa này có được qua hàng triệu năm tiến hóa chọn lọc tự nhiên. Dạng xoắn
thường giữ được trong phòng nghiên cứu, sang môi trường nuôi đại trà, nó
thường biến thành dạng thẳng.
1.2.4.2. Đặc điểm hình thái: dưới kính hiển vi quang học [6]
Spirulina là một loại tảo lam đa bào, dạng sợi, xoắn kiểu lò xo, với các
vòng xoắn khá đều nhau, nhưng ở cuối hai đầu sợi thường hẹp, mút lại.
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 5
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Hình 1.1. Tảo spirulina dạng xoắn.
Nhưng tùy vào chu kỳ sinh dưỡng và phát triển (cường độ ánh sáng, nhiệt
độ môi trường…) mà hình dạng có thể xoắn kiểu chữ C, S… Các dạng này có
chiều dài khác nhau; ngay trong một dạng, chiều dài mỗi sợi cũng khác nhau. Ví
dụ: Sợi uốn sóng có thể dài 5 – 7 nếp gấp, cũng có thể đến 27 nếp gấp.

⇒ Hiện tượng biến dạng trên nói lên khả năng thích nghi với môi trường mà vi
sinh vật cổ xưa có được qua hàng triệu năm tiến hóa chọn lọc tự nhiên.
- Có màu xanh lam.
- Chiều dài thay đổi có thể đạt hơn ¼ mm.
- Có khả năng di động nhanh mặc dù không có cơ quan di động. Không
chịu ảnh hưởng của ánh sáng khi di động vì đa số tảo lam đều di động
hướng ra ánh sáng.
- Chúng không hình thành tập đoàn.
- Sợi tảo không phân nhánh, phân chia thành các vách ngăn, không có bao
và không có dị bào (heterocyst).
- Dạng xoắn thường giữ được trong phòng nghiên cứu, sang môi trường
nuôi đại trà, nó thường biến thành dạng thẳng, tỷ lệ xoắn – thẳng khoảng
15 – 85.
 Cấu tạo:
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 6
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Có cấu trúc nhu mô đơn giản, không có dạng tế bào roi.
- Có cấu tạo giống vi khuẩn: không có ty thể, không có nhân rõ ràng chứa
deoxyribonucleic, không có bộ máy Golgi, không có lưới nội nguyên sinh
chất.
- Có chứa sắc tố quang hợp phycocyanin màu xanh, chất diệp lục nằm
trong nguyên sinh chất.
- Màng tế bào không chứa cellulose mà là monopolysaccharid khá mềm, dễ
nghiền và dễ hấp thu.
- Trong giống tảo này không có ty thể nhưng có hạt Cyanophysin là nơi xảy
ra quá trình hô hấp cho tế bào.
- Có ribosome phân bố trong nguyên sinh chất.
- Sprirulina không có lớp màng nhầy bao phủ tế bào như các loài khác cùng
ngành tảo lam, mà chúng chỉ được bao phủ bởi lớp vỏ của nó.
1.2.4.3. Đặc điểm sinh sản [8]

Spirulina sinh sản theo hình thức tảo đoạn (vô tính).
- Tảo đứt ra nhiều đoạn ngắn Necridia (gồm các tế bào chuyên biệt cho sự
sinh sản). Trong các Necridia hình thành các đĩa lõm ở hai mặt và sự tách
rời tạo các hormogonia. Necridia cử động được (trượt), rời tảo mẹ và mọc
thành sợi khác. Nhờ cử động trượt mà tảo đoạn lan truyền rất xa.
- Trong sự phát triển, dần dần phần đầu gắn tiêu giảm, 2 đầu hormogonia trở nên
tròn nhưng vách tế bào vẫn có chiều dày không đổi. Các hormogonia phát triển,
trưởng thành và chu kì sinh sản được lập đi lập lại một cách ngẫu nhiên, tạo nên
vòng đời của tảo. Trong thời kì sinh sản tảo spirulina nhạt màu ít sắc tố xanh
hơn bình thường.
Cơ quan làm gãy và làm rời tảo đoạn ấy là:
- Gian bào (disjoncteur): một hay hai tế bào gần nhau hóa nhầy thành một chất
đều hòa, dàng và tảo đứt nơi ấy.
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 7
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Hoại bào (nescridie): một tế bào trở nên vàng và vách ngăn của chúng lõm.
Tế bào ấy lần lần tan đi và làm cho tảo đoạn rời ra.

Hình 1.2. Vòng đời tảo spirulina
Vòng đời tảo đơn giản, tương đối ngắn.
Trong điều kiện tối ưu (nuôi trong phòng thí nghiệm) vòng đời khoảng 1
ngày. Ở điều kiện tự nhiên là khoảng 3 – 5 ngày.
1.2.4.4. Đặc điểm sinh hóa
Spirulina là vi sinh vật có hiệu suất sử dụng năng lượng mặt trời rất cao,
tỷ lệ này đạt đến 3 – 4,5%, trong khi đó ở cây xanh chỉ đạt được 0,25%. Chính
nhờ chất diệp lục chlorophyll mà tảo có vai trò quan trọng trong việc cố định
năng lượng ánh sáng. Phản ứng quang hợp theo Vonshak A.
CO
2
+ 4H

2
O CH
2
O + 3H
2
O + O
2

Sự cân bằng năng lượng của hệ thống quang hợp được biểu diễn đơn giản như
sau:
Năng lượng của ánh sáng tới bằng tổng nhiệt lượng đốt cháy chất hữu cơ
tổng hợp với sự giải phóng năng lượng. Hoặc cũng như là:
Năng lượng hóa học của tế bào bằng E0 (năng lượng của ánh sáng tới) mà
E0 bằng hiệu suất chuyển hóa ánh sáng quang hợp. Khác với cây xanh, trong
quá trình quang hợp tảo Spirulina khi tổng hợp các hợp chất carbohydrate, tảo
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 8
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
không chuyển hóa thành tinh bột mà đa số chuyển hóa thành acid amin rồi
protein qua quá trình trao đổi với nitơ. Tảo không có khả năng sử dụng nitơ
trong không khí mà sử dụng dưới các dạng: nitrate (NO3-), NH3 (thường có
trong nước thải Biogas), (NH4)2SO4, (NH4)2HPO4 (có trong phân bón nông
nghiệp), (NH2)2CO. Tuy nhiên khi sử dụng nguồn nitơ không phải ở dạng
nitrate thì cần khống chế nồng độ vì dễ suy giảm sinh khối thậm chí có thể gây
chết tảo.
1.2.5. Giá trị dinh dưỡng
Tảo Spirulina có đặc điểm nổi bật là có hàm lượng protein rất cao, cung
cấp đầy đủ các acid amin thiết yếu cho con người. Chiếm ưu thế với hàm lượng
β – carontene chứa trong tảo cao hơn gấp nhiều lần so với các thực phẩm khác.
Tảo là nguồn thức ăn tốt nhất chứa toàn bộ các acid gamma linolenic (GLA),
chúng rất giàu vitamin B, khoáng chất, nguyên tố vi lượng, chlorophyll, và các

enzyme. Và tảo là nguồn các chất dinh dưỡng có giá trị hoàn hảo cho con người
được các nhà khoa học nghiên cứu hàng năm như carotene, sulfolipid,
glycolipid, phycocyanin, superoxide dismutase, ARN và ADN. Sau đây là thành
phần các chất dinh dưỡng được phân tích trong 3g tảo khô.
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 9
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Hình 1.3. Thành phần dinh dưỡng của Spirulina
Các chất dinh dưỡng căn bản
Chất đạm: 53-62%
Chất đường: 17-25%
Chất béo: 4-6%
Khoáng chất: 8-13%
Độ ẩm: 3-6%
Các khoáng chất có trong
Calcium: 14mg
Magnesium: 23mg
Iron: 1,6mg
Phospho: 30mg
Kalium: 56mg
Sodium: 42mg
Manganium: 96µg
Zinc: 81µg
Boron: 90µg
Copper: 21µg
Molypden: 12µg
Selen: 1,0µg
Các vitamin có trong 3g tảo khô
Vitamin A: (100% từ β-Carotene) 11.250 IU
Vitamin B1: Thiamine 75µg
Vitamin B2: Riboflavine 110µg

Vitamin B3: Niacine 450µg
Vitamin: B6 15µg
Vitamin: B12 (Cobalamine) 2,0µg
Vitamin E: (d- α tocopherol) 45µg
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 10
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Inositol: 1,7µg
Biotin: 0,8µg
Acid Folic: 4,5µg
Các sắc tố
Beta-Carotene: 9mg
Chlorophyll: 24mg
Carotenoid tổng: 13mg
Phycocyanine: 360mg
Superoxide Dismutase: 2.250 đơn vị
Acid Pantothenic: 4,5µg
Bảng 1.3. Các acid amin thiết yếu
Acid amin thiết yếu % Tổng số (mg/g)
Isoleucine 5,43 32,6
Leucine 8,15 48,9
Lysine 4,37 26,2
Methionine 2,22 13,3
Phenylalanine 4,35 26,1
Threonine 4,68 28,1
Tryptophane 1,41 8,5
Valine 6,23 37,4

Bảng 1.4. Acid amin không thiết yếu
Acid amin không
thiết yếu

% Tổng số (mg/g)
Alanine 7,74 46,6
Arginine 7,94 47,6
Aspartic 12,14 72,8
Glutamic 14,07 84,4
Glycine 5,32 31,9
Histidine 2,50 15,0
Proline 4,11 24,7
Serine 4,42 26,5
Systine 0,93 5,6
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 11
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Tyrosine 3,97 23,8

1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tảo
1.2.6.1. Môi trường nuôi tảo
Môi trường dinh dưỡng của Spirulina phải đầy đủ các chất cần thiết cho
tảo, quan trọng là các nguồn carbon, nitơ, phospho và một số khoáng.
Dinh dưỡng carbon:
Carbon: có hàm lượng dưới 50% TLK (trọng lượng khô), trong nước
dạng: CO
2
, H
2
CO
3
, HCO
3-
, CO
3

2-
, NaHCO
3
cần thiết cho sự sinh trưởng của tảo.
Spirulina sử dụng là CO
2
hòa tan trong nước. Trong nuôi nhân tạo, người
ta bổ sung dưới dạng muối carbonate, thường dùng là muối NaHCO
3
hoặc
Na
2
CO
3
.
Dinh dưỡng nitơ:
• Có hàm lượng 10% TLK.
• Trong nước ở dạng: NO
3
-
, NO
2
-
, NH
4
+
, urê,…
• Nếu thiếu đạm thì tảo sẽ bị úa vàng, giảm bớt vòng xoắn, đường
kính vòng xoắn tăng, giảm lượng protein tảo.
Spirulina có không có khả năng cố định nitơ trong không khí, tảo thường

sử dụng dưới dạng muối nitrite, nitrate hoặc amoni. Chuyển hóa các hợp chất
này và kết hợp với carboxyl tạo thành các acid amin.
Dinh dưỡng phospho:
• Phospho mà Spirulina thu nhận là phospho vô cơ, chúng tồn tại
ở 2 dạng chính là H
2
PO
4
-
và HPO
4
2-
.
• Khi tảo thiếu phospho sẽ bị vàng, vòng xoắn giản.
Tảo sử dụng phospho tổng hợp các hợp chất của tế bào, tế bào chất và
chất nhân. Ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất trong tế bào. Ngoài ra,
phospho trong môi trường còn có tác dụng điều chỉnh hoạt tính hệ enzyme đồng
hóa nguồn carbon.
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 12
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
K
+
, Na
+
, Ca
2+
, Mg
2+
, Cl
-

và Fe:
• Đây là các nguyên tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và hình thái
tảo.
• Khi thiếu Cl
-
thì độ xoắn bị chặn lại và cấu trúc tảo bị phá hủy.
• Thiếu các nguyên tố khác thì giống như thiếu phospho, nitơ: tảo
bị vàng, vòng xoắn giản.
• Nếu Fe thiếu sẽ ảnh hưởng chất lượng tảo.
Các nguyên tố vi lượng khác:
• Zn, Cu, Bo,… hoặc hỗn hợp các nguyên tố vi lượng như A5, B6
không ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng của tảo.
Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi tảo rất phong phú, dưới đây là
thành phần các khoáng chất cần cung cấp cho tảo:
Bảng 1.5. Thành phần khoáng cần cung cấp cho tảo
STT Loại hóa chất Hàm lượng (g/l)
1 Natri bicarbonate 8
2 Muối biển chưa tinh lọc 5
3 Kali nitrat 2
4 Di kali sulphat 1
5 Monoammonium phosphate 0.08
6 Magie sulphat 0.16
7 Vôi (canxi carbonate) 0.02
8 Ure 0.015
9 Sắt sulphate (tinh thể) 0.005
1.2.6.2. Điều kiện nuôi cấy
a. Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến các sinh vật quang
dưỡng. Tuy nhiên, Spirulina, giống như nhiều loại tảo khác phát triển thường
qua quá trình quang hợp nên chúng phụ thuộc vào ánh sáng như là nguồn năng

lượng chính. Tảo không có chu kì sáng tối, khi nuôi nhân tạo có thể chiếu sáng
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 13
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
liên tục và tảo đạt năng suất cao nhất. Nhưng nếu ánh sáng quá mạnh thì sẽ phá
hủy diệp lục và tảo chết.
b. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động trao đổi chất. Nhiệt độ cũng
ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng và cũng như tính chất vật lý khác của tính
chất tế bào trong môi trường. Thông thường ở qui mô phòng thí nghiệm, nhiệt
độ tối ưu để nuôi Spirulina trong khoảng 35 – 38
0
C, không để nhiệt độ trên
40
0
C sẽ gây nguy hiểm cho tảo. Tuy nhiên giá trị này có thể thay đổi vì chúng
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
c. pH
Độ pH của môi trường là một trong những yếu tố quan trọng nuôi Spirulina.
Duy trì pH ở môi trường kiềm nhằm tạo điều kiện hòa tan CO2 từ không khí
vào môi trường tốt nhất.
- Loại tảo này chịu được pH cao từ 8,5 – 11.
- Cường độ quang hợp đạt mức tối đa ở pH từ 8,5 – 9,0. Vẫn tăng cao ở pH
= 10, pH làm tăng cường độ quang hợp giảm nhanh và bằng 0 ở pH = 1,5.
d. Hàm lượng oxi
Oxi thoát ra trong quá trình quang hợp, tích lũy trong môi trường, nếu
hàm lượng oxi trong môi trường quá cao sẽ ức chế sự quang hợp của Spirulina
làm giảm tốc độ tăng trưởng và ảnh hưởng đến cơ quan quang hợp.
1.3. Ứng dụng của tảo spirulina
- Vào những năm 1990, Tổ chức nhân đạo Antenna ở Thuỵ Sĩ đã đưa
ra một ý tưởng mới, đó là dùng tảo spirulina để chống đói nghèo ở

những nước kém và đang phát triển. Và họ đã thành công.
- Điều trị bệnh suy dinh dưỡng do trong tảo Spirulina có từ 56 – 77%
khối lượng là protein. Công ty thực phẩm Đồng Tâm dùng tảo làm
nguyên liệu chính để sản xuất sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em.
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 14
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Tại Mỹ người ta chiết xuất loại tảo này làm dược phẩm để phá huỷ
các lớp mỡ, căn bệnh của những người giàu. Nhiều vận động viên
thể thao đã coi loại tảo này là siêu thực phẩm để tăng cường sinh
lực và làm săn chắc cơ bắp, đặc biệt là các vận động viên thể hình.
- Tảo spurilina còn là thực đơn chữa béo phì vô cùng hiệu quả. Công
ty dược phẩm Equilibre Attitude của Pháp đã tăng gấp đôi doanh
thu bán ra nhờ chế biến loại tảo này thành tân dược chống béo phì.
- Các nhà khoa học tuyên bố rằng tảo spurilina còn có thể được sử
dụng để chế tạo thành thuốc chống căn bệnh thế kỉ AIDS và tăng
cường sức đề kháng cho bệnh nhân nhiễm HIV.
- Hai trường ĐH danh tiếng Harvard và Boston của Mỹ đang nhân
giống tảo spurilina thành một loại tảo mới có khả năng chống được
virut cảm cúm hoặc tăng cường sức lực cho DNA.
- Các cuộc thí nghiệm mới đây còn chứng minh được rằng khi sử
dụng các hợp chất trong tảo spurilina cho những con chuột bị ung
thư thì chúng đã giảm được những cơn đau đớn và các khối u cũng
phát triển chậm lại.
- Trong khi đó, các nhà khoa học Đức phát hiện ra rằng tảo spurilina
còn có thể làm cho các cơ quan nội tạng như tim, tuyến giáp tuyến
tuỵ, tuỷ xương và màng tế bào trở lên khoẻ mạnh hơn.
- Cung cấp các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng khác.
- Tăng năng lượng và tâm trạng.
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch (làm giảm cholesterol). Ngăn chặn và ức
chế sự tổn thương ung thư miệng.

- Do thành phần tự nhiên của nó với nhiều chất đạm, vitamin, và
khoáng chất, nó là vô cùng hữu ích trong nhiều lĩnh vực bao gồm
kiểm soát trọng lượng, ăn chay, nhanh chóng và kéo dài làm tăng
năng lượng, hoạt động thể thao và thậm chí sử dụng mỹ phẩm.
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 15
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Không giống như các tế bào thực vật khác, tảo Spirulina có một tế
bào mềm mà làm cho nó dễ tiêu hóa.
1.4 Các phương pháp nuôi và thu hoạch tảo
1.4.1. Giới thiệu hệ thống nuôi tảo
- Môi trường nước cần được khuấy đều liên tục. Các chất dinh dưỡng cần
được cung cấp là phospho, nito và sắt cùng với các chất khoáng khác, các chất
này được cung cấp thông qua muối biển. Bạn nhớ phải bổ xung nguồn carbon
vì 47% trọng lượng khô của Spirulina là hợp chất carbonhydrate.
- Dưới điều kiện tối ưu Spirulina có thể tăng gấp đôi khối lượng và thể
tích sau 24h.
- Bạn có thể xây dựng các trang trại gia đình với quy mô từ 10 – 50 mét
vuông, các trang trại thủ công tới 300 mét vuông, trang trại thương mại tới 1
hecta và các trang trại quy mô công nghiệp lớn với sản lượng thu được từ 100 –
500 kg hoặc 1 tấn sinh khối trên ngày Spirulina cần môi trường nuôi kiềm tính
(muối natri cacbonat và pH cao)
- Nhiệt độ nước dao động từ 25-40 độ C, trong đó nhiệt độ tối thích là 35
độ C
- Cần ánh sáng để tiến hành qúa trình quang hợp tạo ra sinh khối.
Trên thế giới có 2 công nghệ chính để nuôi tảo spirulina
Công nghệ nuôi theo hệ thống hở (Opened ecosystem) (O.E.S)
Công nghệ nuôi theo hệ thống kín (Closed ecosytem) (C.E.S)
1.4.1.1. Công nghệ nuôi trồng spirulina theo hệ thống hở (O.E.S):
Spirulina sống trong môi trường dinh dưỡng đựng trong bình, chậu, bể…
được vận động bằng khuấy trộn theo kiểu tịnh tiến 2 chiều và tảo hấp thu ánh

sáng mặt trời để phát triển. Kiểu nuôi này phụ thuộc vào thời tiết cần có giải
pháp khắc phục.
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 16
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Hình 1.4. Nuôi tảo theo hệ thống hở
1.4.1.2 Công nghệ nuôi trồng tảo spirulina theo hệ thống kín (C.E.S):

Spirulina được nuôi trong các bể lên men vi sinh khối (bioreactor) vận
động bằng máy khuấy trộn theo 3 chiều, tảo hấp thu ánh sáng nhân tạo hay tự
nhiên.
Nhiều kiểu CES được thiết kế như thùng lên men cổ điển hoặc kiểu ống xoắn
ốc…
Hình 1.5. Nuôi tảo theo hệ thống kín
So sánh hệ thống nuôi tảo spirulina hở và kín:
Hệ thống nuôi tảo spirulina hở Hệ thống nuôi tảo spirulina kín
- Chi phí đầu tư thấp hơn hệ thống
kín nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế
giới
- Chi phí đầu tư cao nên ít phổ biến.
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 17
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Diện tích nuôi trồng lớn, chỉ nuôi
được tảo trong không gian 2 chiều.
- Nuôi trong bể dinh dưỡng không
phải bể lên men vi sinh khối
(bioreactor).
- Tảo quang hợp chỉ dựa vào nguồn
ánh sáng mặt trời.
- Hệ thống chịu nhiều tác động bởi
thời tiết khí hậu, do đó việc quản lý

các yếu tố vật lý, hóa học thụ động.
- Ít trang thiết bị hiện đại hơn. Thông
số không được ấn định tự động.
- Cho năng suất thấp hơn hệ thống
kín
-Diện tích nuôi nhỏ, có thể nuôi được
tảo trong không gian 3 chiều.
Nuôi trong bể lên men vi sinh khối,
vận động bằng máy khuấy trộn theo
3 chiều.
- Tảo quang hợp dựa vào nguồn ánh
sáng nhân tạo và tự nhiên.
- Hệ thống không chịu tác động bởi
thời tiết. Việc quản lý các yếu tố vật
lý chủ động.
- Nhiều trang thiết bị hiện đại giúp
quản lý chủ động tất cả các yếu tố
vật lý(ánh sáng, nhiệt độ…), hóa học
(hóa chất dùng nuôi trồng tảo), sinh
học (kiểm soát diệt những sinh gây
hại cho spirulina). Tất cả các thông
số(nhiệt độ, ánh sáng, ph…) đều
được ấn định tự động.
- Cho năng suất cao.
1.4.2. Phương pháp thu hoạch
Sử dụng màng lọc polyester, đường kính mắt lưới 30μm. Thiết bị lọc
được đặt nghiêng chút ít để có thể tiến hành lọc được liên tục đồng thời rửa và
vớt. Sau đó chúng qua giai đoạn vắt nước bằng máy vắt, ép hoặc nhờ màng rung
cho nước chảy bớt xuống. Bánh tảo sau đó được cắt ra từng miếng nhờ dao; lúc
này nước vẫn chiếm 70-80%. Trong giai đoạn này Spirulina do chứa nhiều đạm

nên chúng dễ bị vi khuẩn tấn công và lên men tạo ra các sản phẩm không mong
muốn trong vòng vài giờ. Vì vậy các trang trại nuôi tảo theo phương pháp thủ
công nhỏ lẽ thường phơi bằng cách cho dịch tảo vào trong các hộp kim loại rồi
đem phơi ngoài nắng để làm khô tảo.
Người ta còn sử dụng thiết bị đơn giản hình xylanh, một đầu có châm các
lỗ nhỏ đường kính 2mm, rồi cho tảo vào trong. Sau đó ép mạnh một đầu, tảo sẽ
chảy ra thành các sợi như sợi mì tiếp theo trải nhẹ lên các khung bằng kim loại
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 18
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
hoặc bằng gỗ rồi đưa vào trong các hộp để làm khô. Hộp làm khô có kích thước
các lỗ vào và ra bằng nhau cho phép không khí lưu thông được dễ dàng. Người
ta có thể cải tiến hiệu quả bằng cách gia nhiệt không khí ở bên dưới tấm kính
hoặc bạt nhựa trước khi cho chúng vào hộp làm khô.
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Nguyên liệu
• Nguồn nước biển:
- Trước khi lấy nên tráng qua dụng cụ bằng nước biển khoảng 2 – 3 lần.
Khi vận chuyển cần vặn nút cẩn thận.
- Địa điểm: bãi biển Chí Linh, phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu.
• Giống tảo : Viện sinh học nhiệt đới (9/621 Xa lộ Hà Nội, Linh Trung, Thủ
Đức,TP. HCM)
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 19
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
2.2. Dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ
- Ống nhỏ giọt (dùng cho dung dịch chất chỉ thị).
- Biuret
- Pipet 10
- Bóp cao su

- Bình định mức 100
- Erlen 250 : 3 cái
- Đũa thủy tinh.
- Bơm hút chân không;
- Tủ sấy Memmert UNB 400;
- Cân phân tích KERN ALJ220 – 4, độ chính xác 0,0001g;
- Máy đo pH Consort C830, độ chính xác 0,01 pH;
- Máy lắc ngang;
- Thau nhựa PE 10 lít
- Đèn neon 45W, 18W;
- Bơm sục khí.
- Máy đo quang.
Hóa chất:
- Dung dịch vi khoáng A5
- Dung dịch vi khoáng A6
- Môi trường Zarrouk
- Dung dịch Bạc Nitrat (AgNO
3
)
- Dung dịch chất chỉ thị Kali Crommat 10% (K
2
CrO
4
)
Ngoài 2 hoá chất trên, cần có hỗn hợp rửa Crôm + axít Sunfuric loãng (gọi
là nước Crôm) để rửa dụng cụ, mỡ để bôi trơn các van của Biuret, Pipet và một
vài hoá chất tẩy rửa thông thường khác.
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 20
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
2.2 Phương pháp phân tích

2.2.1 Phương pháp giữ giống và nhân giống tảo Spirulina
2.2.1.1. Phương pháp giữ giống
Tảo được giữ trong môi trường dung dịch Zarrouk hoặc trên môi trường thạch
Zarruok ở 40
0
C, có ánh sáng nhẹ.
Thành phần môi trường Zarrouk (g.l-1): 16,8 NaHCO
3
; 2,5 NaNO
3
; 1 NaCl; 0,5
K
2
HPO
4
; 0,2 MgSO
4
.7H
2
O; 0,04 CaCl
2
, 1 K
2
SO
4
; 0,01 FeSO
4
.7H
2
O; 0,08

NaEDTA; 1ml.l-1 dung dịch vi khoáng A5 (g.l-1) (2,86 H
3
BO
3
; 1,81 MnCl
2
;
0,22 ZnSO
4
.7H
2
O; 0,08 CuSO
4
.5H
2
O; 0,01MoO
3
) và 1 ml.l-1 dung dịch vi
khoáng A6 (g.l-1) (229.10-4NH
4
VO
3
; 960.10-4 K
2
Cr(SO
4
)
3
.24H
2

O;478.10-4
Ni(SO
4
)3.7H
2
O; 400.10-4Ti(SO
3
)3.6H
2
O; 44.10-4Co(NO
3
)
2
.6H
2
O; 179.10-
4NaWO
4
) .
2.2.1.2. Phương pháp nhân giống
Tảo thuần chủng được giữ giống trên môi trường thạch Zarrouk. Chọn giống tốt
nhất đem cấy vào các ống nghiệm chứa 15ml môi trường Zarrouk vô trùng. Tảo
nuôi ở phòng thí nghiệm, được khuấy động bằng máy lắc, chiếu sáng liên tục
với cường độ 4klux. Sau 7 ngày nuôi, chuyển dịch tảo trong ống nghiệm qua
erlen dung tích 250ml với thể tích nuôi là 150ml, có hệ thống sục khí. Qua 7
ngày, chuyển dịch tảo vào nuôi trong các thùng PE 20 lít. Sau 10 ngày thu hoạch
sinh khối bằng vải lọc để lấy tảo tươi phục vụ cho các thí nghiệm.
2.2.2. Phương pháp xác định nồng độ muối của nước biển
Để xác định hàm lượng ion Clo trong nước biển, người ta cho dung dịch
Bạc Nitrat (AgNO

3
) có nồng độ biết trước tác dụng với một thể tích mẫu nước,
khi đó ion Clo của mẫu bị kết tủa ở dạng AgCl màu trắng sữa. Tuy nhiên, do
trong nước biển còn có mặt đồng thời các halogen khác (F-, Br-, I-) nên kết tủa
trắng sữa kể trên ngoài AgCl còn có cả AgF, AgBr và AgI. Bởi vậy, cái gọi là
"hàm lượng ion Clo" xác định theo cách này thực chất là tổng hàm lượng các
halogen có trong mẫu nước biển - gọi là độ Clo.
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 21
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Như vậy, việc xác định độ muối nước biển được quy về xác định độ Clo.
Thực chất của phương pháp Knudsen xác định độ Clo là dùng dung dịch Bạc
Nitrat (AgNO
3
) có nồng độ biết trước để chuẩn độ một thể tích mẫu nước biển
(thường là 15 ml) cho tới khi các halogen trong đó bị kết tủa hết ở dạng muối
Bạc màu trắng sữa. Phản ứng thu gọn của quá trình này (ví dụ với Clo) như sau:
Ag+ + Cl- → AgCl↓ (trắng sữa)
Biết được thể tích dung dịch AgNO
3
đã sử dụng để kết tủa hết các halogen
có trong lượng mẫu nước kể trên, dễ dàng xác định được hàm lượng tổng cộng
của chúng, tức là độ Clo của mẫu nước. Để xác định chính xác thời điểm các
halogen bị kết tủa hết (còn gọi là thời điểm tương đương), là thời điểm mà trong
mẫu nước đang chuẩn độ không còn các ion halogen tự do nữa, người ta sử dụng
dung dịch Kali Cromat (K
2
CrO
4
) làm chỉ thị màu. Nếu thêm vài giọt chỉ thị màu
vào mẫu nước rồi đem chuẩn độ thì kết tủa màu da cam (Ag

2
CrO
4
) sẽ được tạo
thành cùng với kết tủa trắng sữa. Nhưng do Ag
2
CrO
4
kém bền vững nên nó lại bị
phân ly và các ion Bạc mới tái tạo này sẽ tiếp tục kết hợp với các halogen tự do
của mẫu nước, nghĩa là màu da cam lại biến mất. Màu da cam sẽ ổn định và
không biến mất khi và chỉ khi quá trình kết tủa các halogen thực sự kết thúc.
Phản ứng thu gọn của quá trình hình thành màu da cam như sau:
CrO4
-2
+ 2 Ag
+
⇔ Ag
2
CrO
4
(da cam) (1.II)
Có hai điểm cần chú ý khi sử dụng phương pháp Knudsen:
Thứ nhất : Định lượng của phản ứng (1.I) phụ thuộc vào pH của mẫu nước biển.
Nếu mẫu nước quá kiềm tính (nhiều OH-) thì lượng dung dịch AgNO
3
tiêu hao
khi chuẩn độ mẫu sẽ nhiều hơn một chút so với lượng AgNO
3
thực sự để kết tủa

hết các halogen, theo cơ chế:
2Ag+ + 2OH
-
→ 2AgOH → Ag⎯ ⎯
2
O + H
2
O
Qua thực nghiệm thấy rằng, phương pháp Knudsen áp dụng tốt nhất khi pH của
mẫu nước nằm trong khoảng 7,5-8,6. Đây là khoảng pH của nước biển và đại
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 22
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
dương ở mọi vùng trên thế giới (trừ một vài vùng đặc biệt) nên có thể yên tâm
sử dụng phương pháp Knudsen trong mọi trường hợp.
Thứ hai : Phương pháp Knudsen được xây dựng trên cơ sở quy luật cơ bản của
Hoá học hải dương, từ đó dẫn đến công thức 1.1 và các công thức khác như đã
nêu. Bởi vậy nó chỉ đúng với nước biển khơi, các biển, vịnh hoặc vùng nước lưu
thông tốt với biển khơi và các khu vực ít chịu ảnh hưởng của nước lục địa. Các
vùng nước cửa sông, vũng vịnh kín, đầm phá ven biển có thành phần ion rất
khác với nước biển và do đó không có tính hằng định về tỷ lệ nồng độ các hợp
phần chính, sẽ không áp dụng được phương pháp này.
2.2.2.1. Chuẩn độ mẫu nước biển
Mẫu nước sau khi đặt trong phòng thí nghiệm từ 1 giờ trở lên để nhiệt độ
của nó bằng với nhiệt độ phòng, thì có thể đem chuẩn độ. Trước hết nạp dung
dịch Bạc Nitrat đạt yêu cầu vào Biuret. Tiếp đó tráng Pipet bằng chính mẫu
nước cần phân tích và lấy 10 ml mẫu cho vào bình định mức 100 ml, sau đó hút
10 ml mẫu đã pha loãng và bổ sung thêm 5 giọt dung dịch K
2
CrO
4

vào lượng
mẫu vừa lấy. Kiểm tra lại một lẫn nữa các yêu cầu của phép phân tích, nếu thoả
mãn thì bắt đầu chuẩn độ mẫu nước. Công việc tiếp theo được tiến hành đúng
như đã mô tả đối với việc kiểm tra nồng độ dung dịch Bạc Nitrat. Khi mầu da
cam xuất hiện ổn định và không mất đi sau 20-25 giây tạm ngừng chuẩn độ và
khuấy thì kết thúc thí nghiệm và ghi lại số đọc rên Biuret. Làm lại thí nghiệm
lần thứ hai để lấy giá trị trung bình của 2 lần phân tích. Nếu có một nghi ngờ
nào đó về sự đúng đắn của việc chuẩn độ (như màu sắc ở thời điểm kết thúc, có
bọt khí trong Biuret, vạch số "0" chưa được xác lập ) cần phải chuẩn độ lại.
Một số điều chú ý
- Chất kết tủa trắng sữa AgCl cần được thu hồi để tinh chế lại, vì Bạc là
kim loại quý hiếm.
- Khi phân tích tiếp mẫu khác, không nhất thiết phải tráng cốc chuẩn độ
bằng nước cất vì các hạt kết tủa trắng sữa AgCl của lần chuẩn độ trước nếu có
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 23
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
sót lại trong cốc cũng không ảnh hưởng tới độ chính xác của lần chuẩn độ sau.
Nhưng nếu mẫu nước trước đã chuẩn độ không đúng (ví dụ đã kết thúc sớm hơn
hoặc muộn hơn thời điểm tương) thì phải tráng cốc thật sạch bằng nước cất. Nói
chung nếu không quá khan hiếm nước cất thì nên tráng sạch cốc chuẩn độ. -
Trong quá trình làm việc, nếu Pipet hoặc Biuret bị bẩn, như xuất hiện các vết
nhờn hay các giọt lơ lửng bám vào thành bên trong thì phải rửa nó bằng hỗn hợp
nước Crôm. Khi tạm thời kết thúc công việc hoặc sau một ngày làm việc, phải
nạp nước cất vào đầy Pipet và nạp dung dịch AgNO
3
vào đầy Biuret, sau đó phủ
chúng bằng áo vải đen dày.
2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
2.3.1. Thí nghiệm 1: khảo sát tỷ lệ nước biển : nước và tỷ lệ giống tảo giống
Mục đích: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nước biển : nước và tỷ lệ giống tảo

giống đến khả năng sinh tổng hợp sinh khối và tốc độ tăng trưởng của tảo.
Phương pháp thực hiện:
- Tảo giống: tảo tươi sau khi lọc, được đo độ ẩm bằng máy sấy ẩm hồng
ngoại. Từ độ ẩm ta suy ra được lượng tảo tươi cần.
W = 67,925 %.
Tỷ lệ tảo tươi tương ứng như sau:
Tảo khô (g/l) Tảo tươi (g/l)
0.1 0.1558
0.2 0.31177
0.3 0.4676
- Tỷ lệ nước biển : nước
Tỷ lệ Nước biển (ml) trong 500 ml
50
83,33
62,5
125
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 24
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bổ sung NaHCO
3
và NaNO
3
Bổ sung g/l g/l
NaHCO
3
16 8
NaNO
3
0.08 0.04
- Điều chỉnh pH = 9 bằng acid HCl và NaOH bởi máy đo pH để bàn.

- Máy sục khí hoạt động liên tục. Và ánh sáng chiếu 24/24h.
- Thí nghiệm lặp lại 3 lần.
Bố trí thí nghiệm
Giống (g)
Nước biển:nước
0.1 0.2 0.3
1 2 3
4 5 6
7 8 9
10 11 12
Mục tiêu: xác định tỷ lệ tảo giống và tỷ lệ nước biển : nước tối ưu nhất.
- Theo dõi tốc độ sinh trưởng của tảo.
Tốc độ sinh trưởng phát triển của tảo lam Spirulina platensis được xác
định bằng phương pháp đo mật độ quang học (OD) tại bước sóng 420 nm.
Khoảng cách giữa mối lần đo mật độ quang học là 24h.
Xác định tốc độ tăng trưởng của những mãu cao nhất.
T = (g/h)
Trong đó :
- x: giá trị OD ngày đầu
- y: giá trị OD tối ưu
- t thời gian tăng trưởng từ ngày đầu đến ngày tối ưu.
- Thu sinh khối:
Tảo khi đạt tốc độ tối ưu thì lọc thu sinh khối bằng máy hút chân không
và sấy bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi.
Chọn mẫu có sinh khối cao nhất.
2.3.2.Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng pH và ánh sáng
GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc 25

×