Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Tuần: 1 Củng cố: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
Ngày 16 tháng 8 năm 2013 Lê Hữu Trác
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện
thực và ngòi bút ký sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống
và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh
2. Kỹ năng: Biết cách đọc hiểu một tác phẩm VH thuộc thể ký.
3. Thái độ tư tưởng: Biết trân trọng một người vừa có tài năng vừa có nhân cách như Lê
Hữu Trác.
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)
3. Các hoạt động dạy học : 40'
Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự
chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình
1' Giới thiệu qua nội dung của bài hiểu được
tâm trạng của tác giả
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
• Mục tiêu: - Cho cảm nhận được
tâm trạng của tác giả.
- Nghệ thuật đặc sắc.
• Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt
câu hỏi, kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học
sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các
câu hỏi.
2' Tâm trạng của tác giả.
Nghệ thuật
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: Em hãy nêu Tâm trạng của tác
giả qua đoạn trích vào phủ chúa Trịnh?
Tâm trạng đó được thể hiện trong quãng
thời gian nào?
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và
trả lời các câu hỏi.
15' 1. Tâm trạng của tác giả
Tâm trạng của tác giả được thể hiện rất rõ ở
hai chỗ:
- Khi được chứng kiến quang cảnh, và cuộc
sống xa hoa đầy uy quyền của phủ Chúa.
+ Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ
của vật chất. Ông sững sờ trước quang cảnh
của phủ chúa “Khác gì ngư phủ đào nguyên
thủa nào”.
+ Mặc dù khen cái đẹp cái sang nơi phủ
chúa xong tác giả tỏ ra không đồng tình với
cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu
khí trời và không khí tự do.
- Khi khám bệnh cho thế tử Cán.
+ Khi biết bệnh của Thế tử một mặt tác giả
chỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó,
một mặt ngầm phê phán “Vì Thế tử ở trong
chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc
quá ấm nên tạng phủ yếu đi”
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Thao tác 2: ND 2
- GV: Đặt câu hỏi trong đoạn trích tác
giả đã sử dụng nghệ thuật nào?
- HS: Suy ghĩ và trả lời.
+ Ông rất hiểu căn bệnh của Trịnh Cán, đưa
ra cách chữa thuyết phục nhưng lại sợ chữa
có hiệu quả ngay, chúa sẽ tin dùng, công
danh trói buộc. Đề tránh được việc ấy chỉ có
thể chữa cầm chừng, dùng thuốc vô thưởng
vô phạt. Song, làm thế lại trái với y đức. Cuối
cùng phẩm chất, lương tâm trung thực của
người thày thuốc đã thắng. Khi đã quyết tác
giả thẳng thắn đưa ra lý lẽ để giải thích, và
chữa bệnh cho thế tử.
=> Tác giả là một thày thuốc giỏi có kiến
thức sâu rộng, có y đức,
2. Nghệ thuật
- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực không
một chút hư cấu. Cách ghi chép cũng như tài
năng quan sát đã tạo được sự tinh tế sắc xảo
ở một vài chi tiết gây ấn tượng khó quên.
- Kết hợp giữa văn xuôi và thơ ca làm tăng
chất trữ tình cho tác phẩm
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra
bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy
nghĩ trao đổi làm bài.
20' Bài tập 1: Em hãy phân tích tâm trạng của
tác giả đứng trước phủ chúa.
Gợi ý:
- Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của
vật chất. Ông sững sờ trước quang cảnh của
phủ chúa.
- Mặc dù khen cái đẹp cái sang nơi phủ chúa
xong tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc
sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời
và không khí tự do.
4. Củng cố, dặn dò: 3'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật
Gv chốt lại: Tâm trạng của tác giả và nghệ thuật đặc sắc.
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Em hãy phân tích tâm trạng của tác giả và nhân cách của
Lê Hữu Trác
2. Tiết học tiếp theo: Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Tuần: 2 Củng Cố TỰ TÌNH
Ngày 18 tháng 8 năm 2013 Hồ Xuân Hương
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình
2. Kỹ năng: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình.
3. Thái độ tư tưởng: Có ý thức phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra đọc thuộc bài thơ và nêu nội dung bài
3. Các hoạt động dạy học : 40'
Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự
chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình
1' Giới thiệu về nội dung của bài tự tình
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: củng cố và nâng cao kiến
thức về khát vọng hạnh phúc của
nhân vật trữ tình trong bài tự tình
- Đặc sắc nghệ thuật
• Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt
câu hỏi, gợi ý trả lời.
- Công việc của HS: Học sinh
suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu
hỏi.
2' - Khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình
- Đặc sắc nghệ thuật
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: cho học sinh nhấn mạnh lại
Khát vọng hạnh phúc của nhân vật
trữ tình
Gv phân tích đưa ra dẫn chứng
- HS: Suy nghĩ trả lời,
Thao tác 2:
- GV: cho học sinh nhấn mạnh lại
Đặc sắc nghệ thuật
- HS: Suy ghĩ và trả lời.
15' 1. Khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình
- Khát vọng được sống tự do. được thể hiện trong
bài thơ.
- Khát vọng được sống hạnh phúc, tình yêu
- Khát vọng được thay đổi cuộc sống thực tại.
Đây cũng là khát vọng chung của người phụ nữ
trong xã hội xưa.
2. Đặc sắc nghệ thuật
- bút pháp trữ tình.
- Xây dựng được các hình ảnh độc đáo.
- Sử dụng các biện pháp tu từ
- Ngôn từ độc đáo
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV:
ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm
bài.
- Công việc của HS:
suy nghĩ trao đổi làm bài.
20' Luyện tập Bài 1:
tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân
Hương qua bài Tự tình
a, Phân tích đề:
- Vấn đề cần nghị luận : Tài năng sử dụng ngôn
ngữ dân tộc
- Nội dung:
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Dùng văn tự Nôm; sử dụng các từ ngữ thuần
việt; sử dụng các hình thức đảo trật tự cú pháp
- Yêu cầu về hình thức : Nghị luận văn học
b, Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề
- Thân bài: Xác lập các luận điểm, luận cứ
Dùng văn tự Nôm Sử dụng các từ ngữ thuần việt
Sử dụng đảo trật tự cú phápDùng các động từ
mạnh
- Kết bài: Đánh giá về tài năng sử dụng ngôn
ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.
Bài 2: Em hãy phân tích cuộc sống xa hoa đầy uy
quyền của phủ chúa.
Gợi ý:
Phân tích đề: - Kiểu bài: Phân tích
- Nội dung cuộc sống xa hoa đầy uy
quyền của phủ chúa.
- Phạm vi dẫn chứng: Trong văn bản
Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề
- TB: - Cuộc sống xa hoa đầy uy quyền
của phủ chúa
- Thái độ của tác giả.
- KB: Đánh giá lại vấn đề, cuộc sống
đầy xa hoa, uy quyền,
Liên hệ bản thân.
4. Củng cố, dặn dò: 3'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Phân tích đề, lập dàn ý.
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương
(Phân tích đề và lập dàn ý)
2. Tiết học tiếp theo: Củng cố: Câu cá mùa thu
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Tuần: 3 Củng cố: CÂU CÁ MÙA THU
Ngày 2 tháng 9 năm 2013 Nguyễn Khuyến
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Học sinh hiểu được bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu và đặc sắc nghệ thuật
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản văn học
3. Thái độ tư tưởng: - Học sinh có thái độ trân trọng tình cảm cao đẹp của con người.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
đọc thuộc bài thơ, nêu nội dung của bài
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự
chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết
trình
1' Giờ này chúng ta củng cố thêm bức tranh thiên
nhiên mùa thu và đặc sắc nghệ thuật
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
• Mục tiêu: bức tranh thiên nhiên
mùa thu và đặc sắc nghệ thuật
• Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu
hỏi, kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học sinh,
suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu
hỏi.
2' - Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa thu và
- Đặc sắc nghệ thuật
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: cho học sinh đọc lại bài thơ và
cho biết Vẻ đẹp bức tranh thiên
nhiên mùa thu.
Gv phân tích
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi
và trả lời các câu hỏi.
Học sinh đưa ra kiến thức, giáo
viên chốt vấn đề.
15' 1 . Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa thu
Với những hình ảnh độc đáo được thể hiện ở
trong bài thơ.
- Hai câu đề hình ảnh ao thu, nước trong veo.
chiếc thuyền bé tẻo teo. Độc đáo
- Hai câu thực: Sóng biếc, gió nhẹ , lá vàng
Đặc trưng của mùa thu.
- Hai câu luận: Tầng mây lơ lửng, ngõ trúc
quanh co…
- Hai câu kết: con người thể hiện tâm trạng .
độc đáo
Đây là bữ tranh thiên nhiên đặc trưng của
bức tranh đồng bằng Bắc bộ
2. Đặc sắc nghệ thuật
- Bút pháp trữ tình.
- Xây dựng được các hình ảnh độc đáo.
- Sử dụng các biện pháp tu từ
- Ngôn từ độc đáo
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
- Cách gieo vần độc đáo
- Lấy động để tả tĩnh
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập,
hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao
đổi làm bài.
20' Bài tập 1: Phân tích nghệ thuật độc đáo trong
bài thơ.
- Xây dựng được các hình ảnh độc đáo.
- Sử dụng các biện pháp tu từ
- Ngôn từ độc đáo
- Cách gieo vần độc đáo
- Lấy động để tả tĩnh. Cá đớp động dưới
chân bèo
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: bức tranh thiên nhiên mùa thu và đặc sắc nghệ thuật
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Em hãy phân tích Nt sử dụng vần “eo”
2. Tiết học tiếp theo: Luuyện tập phân tích đề và lập dàn ý
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Tuần: 4 Củng Cố LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH ĐỀ
Ngày 8 tháng 9 năm 2013 VÀ LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho
bài viết
2. Kỹ năng: Hình thành kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý.
3. Thái độ tư tưởng: Có ý thức phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra kiến thức phần lập dàn ý.
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự
chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình
1' Giới thiệu về tầm quan trọng của phân tích đề và
lập dàn ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
• Mục tiêu: củng cố và nâng cao
kiến thức của phân tích đề và
lập dàn ý.
• Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt
câu hỏi, gợi ý trả lời.
- Công việc của HS: Học sinh
suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu
hỏi.
2' - Phân tích đề.
- lập dàn ý
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: cho học sinh nhấn mạnh lại
lí thuyết về phân tích đề? nhấn mạnh
kiến thức.
- HS: Suy nghĩ trả lời,
Thao tác 2:
- GV: cho học sinh nhấn mạnh lại
khái niệm và các bước lập dàn ý,
cho VD chứng minh.
- HS: Suy ghĩ và trả lời.
Thao tác 3: ND 3
- GV: Đặt câu hỏi
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
15' Lý thuyết:
1. Phân tích đề là:.+ Xác định yêu cầu về kiểu
bài
+ Xác định yêu cầu về nội dung.
+ Phạm vi tài liệu sử dụng.
2. Lập dàn ý:
* Khái niệm: Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo
trình tự lôgíc. Lập dàn ý giúp người viết không
bỏ sót những ý quan trọng, đồng thời loại bỏ
được những ý không cần thiết. Lập được dàn ý
tốt, có thể viết dễ dàng hơn, nhanh hơnvà hay
hơn.
* Các bước lập dàn ý:
1. Xác lập luận điểm: là ý lớn của bài
2. Xác lập luận cứ: Tìm những luận cứ làm
sáng tỏ cho từng luận điểm.
3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài: Lần lượt triển khai các luận điểm
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
luận cứ theo trình tự hệ thống đã tìm được.
c. Kết bài: Đánh giá lại vấn đề
4. Để dàn ý mạch lạc cần có ký hiệu trước đề
mục như: 1.2.3 hay a,b,c
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV:
ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm
bài.
- Công việc của HS:
suy nghĩ trao đổi làm bài.
20' II. Luyện tập Bài 1: tài năng sử dụng ngôn ngữ
dân tộc của Hồ Xuân Hương qua bài Tự tình
a, Phân tích đề:
- Vấn đề cần nghị luận : Tài năng sử dụng ngôn
ngữ dân tộc
- Nội dung:
Dùng văn tự Nôm; sử dụng các từ ngữ thuần
việt; sử dụng các hình thức đảo trật tự cú pháp
- Yêu cầu về hình thức : Nghị luận văn học
b, Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề
- Thân bài: Xác lập các luận điểm, luận cứ
Dùng văn tự Nôm Sử dụng các từ ngữ thuần
việt
Sử dụng đảo trật tự cú phápDùng các động từ
mạnh
- Kết bài: Đánh giá về tài năng sử dụng ngôn
ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.
Bài 2: Em hãy phân tích cuộc sống xa hoa đầy
uy quyền của phủ chúa.
Gợi ý:
Phân tích đề: - Kiểu bài: Phân tích
- Nội dung cuộc sống xa hoa đầy
uy quyền của phủ chúa.
- Phạm vi dẫn chứng: Trong văn
bản
Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề
- TB: - Cuộc sống xa hoa đầy uy
quyền của phủ chúa
- Thái độ của tác giả.
- KB: Đánh giá lại vấn đề, cuộc sống
đầy xa hoa, uy quyền,
Liên hệ bản thân.
4. Củng cố, dặn dò: 3'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Phân tích đề, lập dàn ý.
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương
(Phân tích đề và lập dàn ý)
2. Tiết học tiếp theo: Củng cố: Thương vợ
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Tuần: 5 Củng cố: THƯƠNG VỢ
Ngày 16 tháng 9 năm 2013 Trần Tế Xương
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: quan điểm của ông quán bàn về lẽ ghét và lẽ thương
2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng thao tác tự đọc hiểu và tìm hiểu văn bản
3. Thái độ tư tưởng: Vận dụng kiến thức vào phân tích
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Đọc thuộc lòng bài Thương vợ
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự
chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình
1' Nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc
tìm hiểu bài Thương vợ
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: Hình ảnh bà tú
• Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi,
kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học sinh, suy
nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
2' Hình ảnh bà tú
Tâm sự của tác giả
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: cho hs nêu Hình ảnh bà tú
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và
trả lời các câu hỏi.
- GV: em hãy nêu những biểu hiện cụ
thể.
- HS: Suy ghĩ và trả lời.
Tâm sự của tác giả
15' Hình ảnh bà Tú
Ông Tú Nhập thân vào bà Tú để than thở
giùm bà
Là người vất vả được thể hiện ở hai câu đầu
- Là người đảm đang
- Giàu đức hi sinh vè chòng , con, gia
đình
- Thể hiện nỗi cay đắng của mình
Tâm sự của tác giả
- Ông Tú đã nhập thân vào bà Tú để
than thở dùm bà, thể hiện lòng thương
vợ, nhưng ông cũng tự chửi rủa mình
là không thương vợ một cách thiết
thực. Do xã hội phong kiến đương
thời. ông tự nhận mình là người vô
tích sự, đây cũng chính là nét đẹp về
nhân cách của ông.
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập,
20' Bài tập 1: Cảm nhận của em về nghệ thuật
được sử dụng trong bài.
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
hướng dẫn học sinh làm bài. Tuỳ theo
sự cảm nhận của mỗi học sinh, giải
thích hợp lí.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao
đổi làm bài.
Gợi ý:
- Ngôn ngữ độc đáo
- Xây dựng hình ảnh độc đáo.
- Sử dụng biện pháp tu từ độc đáo.
- Đặc biệt vận dụng hình ảnh thân cò để nhấn
mạnh thân phận Bà Tú tiêu biểu cho thân
phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Hình ảnh bà Tú.
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Học thuộc bài thơ và phân tích nội dung của bài.
2. Tiết học tiếp theo: củng cố LT thao tác lập luận phân tích:
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Tuần: 6 Củng cố:
Ngày 20 tháng 9 năm 2013 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: hiểu thêm vai trò và mục đích của thao tác lập luận phân tích
2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng thao tác lập luận phân tích
3. Thái độ tư tưởng:
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự
chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết
trình
1' Giờ trước trong bài giảng chúng ta đã tìm
hiểu về thao tác lập luận phân tích, giờ này
chúng ta tìm hiểu thêm phân tích và mục đích
của phân tích.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
• Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu
Phân tích và mục đích của phân
tích.
• Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi,
kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học sinh, suy
nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
2' - Phân tích và mục đích của phân tích.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV:
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và
trả lời các câu hỏi.
15' I. Vai trò và mục đích của thao tác lập
luận phân tích
1 - Thấy được bản chất, mối quan hệ , giá
trị của đối tượng phân tích
- Nhờ phân tích người ta còn phát hiện ra
mâu thuẫn hay đồng nhất sự việc, sự vật, lời
nói và việc làm hình thức và nội dung.
2- Mục đích của phân tích là làm rõ đặc
điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc, và các
mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối
tượng ( sự vật hiện tượng )
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập,
hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao
đổi làm bài.
20' Bài tập 1: (Trang 23)
Cảm nhận của anh chị về giá trị hiện thức sâu
sắc của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh (Trích
thượng kinh kí sự của lê Hữu trác).
Gợi ý:
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
- Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa
hoa, ốm yếu của những người trong phủ chúa
trịnh, tiêu biểu là Trịnh Cán.
- Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía
cũng như dự cảm về sự suy tàn của nhà Lê
Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.
Bài tập 2: (Trang 24)
Gợi ý:
- Dùng văn tự Nôm.
- Sử dụng các từ ngữ thuần Việt tài tình.
- Sử dụng hình thức đảo trật tự cua pháp.
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Phân tcí và mục đích của phân tích.
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Phân tích bài thơ thương vợ của Trần Tế Xương
2. Tiết học tiếp theo: Lẽ ghét thương
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Tuần: 7 Củng cố: BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Ngày 1 tháng 10 năm 2013 Nguyễn Công Trứ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: quan điểm ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng thao tác tự đọc hiểu và tìm hiểu văn bản
3. Thái độ tư tưởng: Vận dụng kiến thức vào phân tích
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra kiến thức của cục đích của thao tác lập luận phân tích
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự
chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình
1' Giờ này chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa tích
cực của phong cách sống ngất ngưởng của
Nguyễn Công Trứ
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
•Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thêm
về ý nghĩa tích cực của phong cách
sống ngất ngưởng của Nguyễn Công
Trứ
• Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi,
kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học sinh, suy
nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
5' ý nghĩa tích cực của phong cách sống ngất
ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: cho hs nêu ý nghĩa tích cực của
phong cách sống ngất ngưởng của
Nguyễn Công Trứ
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và
trả lời các câu hỏi.
- GV: em hãy nêu những biểu hiện cụ
thể của ông khi ông về hưu
- HS: Suy ghĩ và trả lời.
18' Ý nghĩa tích cực của phong cách sống ngất
ngưởng của Nguyễn Công Trứ
- Ông ngất ngưởng trong khi làm quan: là người
thẳng thắn liêm khiết, có tài năng và lập được
nhiều công trạng nhưng Ông cũng phải chấp
nhận một cuộc đời làm quan không mấy thuận
lợi, bị thăng giáng thất thường vì Ông là người
thẳng thắn
- Cái ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi về
hưu: ngông và ngang, độc đáo và tài hoa, thanh
nhã. Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu
trong danh dự, sau khi đã làm được nhiều việc
có ích cho dân.
Dù ngất ngưởng đến đâu nhưng ông vẫn tự hào
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
- GV: em hãy nêu quan điểm ngất
ngưởng của Nguyễn Công Trứ
- HS: Suy ghĩ và trả lời.
rằng trước sau ông vẫn giữ trọn vẹn lòng trung
với vua, hết lòng hết sức với nước với dân, với
bao công tích rạng ngời.
- Câu cuối bài khẳng định thêm lòng tự tin vào
bản thân, thể hiện bản lĩnh và phẩm cách hơn
người, cá tính độc đáo của ông
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập,
hướng dẫn học sinh làm bài. Tuỳ theo
sự cảm nhận của mỗi học sinh, giải
thích hợp lí.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao
đổi làm bài.
13' Bài tập 1:
Cảm nhận của em về quan niệm sống ngất
ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Gợi ý:
- Đây là cách sống ngất ngưởng của Nguyễn
Công Trứ nhưng đây là lối sống ngất ngưởng
dựa trên cái tài của mình. Và điều đó đã được
khẳng định qua cuộc đời của ông
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Mối quan hệ giữa ghét và thương.
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: ý nghĩa tích cực của phong cách sống ngất ngưởng của
Nguyễn Công Trứ?
2. Tiết học tiếp theo: củng cố Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc:
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Tuần: 8 Củng cố: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Ngày 4 tháng10 năm 2013 Nguyễn Đình Chiểu
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.
2. Kỹ năng: đọc hiểu văn bản
3. Thái độ tư tưởng:trân trọng tấm lòng của tác giả và những người nông dân nghĩa sĩ
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Cho học sinh đọc thuộc phần thích thực và nêu nội dung
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự
chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình
1' nhấn mạnh kiến thức của bài văn tế
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
• Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thêm
kiến thức về tinh thần yêu nước và
vẻ bi tráng, hình ảnh người nông
dân nghĩa sĩ.
• Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi,
kết hợp gợi ý
Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả
lời các câu hỏi.
2' Tinh thần yêu nước và vẻ bi tráng, hình ảnh
người nông dân nghĩa sĩ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
Gv hỏi em hãy nêu hình ảnh người
nông dan với tinh thần yêu nước và vẻ
bi tráng
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và
trả lời các câu hỏi.
Gv nhấn mạnh
15' - Tinh thần yêu nước và vẻ bi tráng, hình ảnh
người nông dân nghĩa sĩ.
Tinh thần yêu nước người nông dân
- Khi quân giặc xâm
phạm đất đai bờ cõi cha ông, họ đã có những
chuyển biến lớn:
+ Về tình cảm: Căm thù giặc sâu sắc (Câu 6, 7)
→ Kiểu căm thù mang tâm lí nông dân.
+ Về nhận thức: ý thức được trách nhiệm đối
với sự nghiệp cứu nước (Câu 8; 9)
+ Hành động: Tự nguyện chiến đấu (Câu 10;
Vẻ đẹp hào hùng khi xông trận
- Vào trận với những thứ vẫn dùng trong sinh
hoạt hàng ngày (Câu 12, 13)
→ Vẻ đẹp mộc mạc, chân chất nhưng độc đáo.
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Vẻ bi tráng của người nông dân hiện lên
như thế nào.
Hs trao đổi thảo luận trả lời
Gv nhấn mạnh
- Khí thế chiến đấu: Tiến công như vũ bão, đạp
lên đầu thù xốc tới, không quản ngại bất kì sự hi
sinh gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết
thắng (Câu 14, 15)
Nghệ thuật
- Động từ mạnh, dứt khoát: Đánh, đốt, chém,
đạp, xô.
- Từ đan chéo tăng sự mãnh liệt: đâm ngang,
chém ngược, lướt tới, xông vào.
- Cách ngắt nhịp ngắn gọn.
- Hàng loạt hình ảnh đối lập Ta - địch; Sự thô
sơ - hiện đại; Chiến thắng của ta – thất bại của
giặc.
- Chi tiết chân thực được chọn lọc, cô đúc từ
đời sống thực tế nhưng có tầm khái quát cao.
* vẻ bi tráng hình ảnh người nông dân nghĩa
sĩ
- Chi tiết: Xác phàm vội bỏ; tấc đất ngọn rau ơn
chúa; quan quân khó nhọc…→ nghĩa sĩ chỉ là
những dân thường nhưng sẵn sàng dấy binh vì
một lòng yêu nước
- Hình ảnh: Cỏ cây mấy dặm sầu giăng; già trẻ 2
hàng luỵ nhỏ…vừa khái quát ước lệ, vừa biểu
cảm mạnh mẽ.
- Từ ngữ, giọng điệu: đoái - nhìn; chẳng phải -
vốn không; sống làm chi - thà thác…xót thương
và khẳng định phẩm chất cao đẹp của nghĩa
binh.
→Thái độ có từ nhiều nguồn cảm xúc:
+ Nỗi tiếc hận cho người liệt sĩ hi sinh khi sự
nghiệp còn dang dở (Câu 24)
+ Niềm uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh
đau thương của đất nước, của dân tộc.
→ Là tiếng khóc thương không của riêng tác giả
mà của cả quê hương, của nhân dân, đất nước
dành cho người liệt sĩ. Nó không chỉ gợi nỗi đau
mà còn khích lệ lòng căm thù và ý chí tiếp nối
sự nghiệp dang dở của những người nghĩa sĩ.
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập,
hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao
đổi làm bài.
20' Bài tập 1: Gợi ý:
- Tinh thần nhân nghĩa của 2 nhà thơ đều gắn
với lòng yêu nước, thương dân, mong trừ dược
bạo ngược, để yên dân.
- Học sinh lấy tác phảm Bình ngô đại cáo, và tác
phẩm lục vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
để chứng minh
- Đánh giá chung về tư tưởng nhân nghĩa, đánh
giá những điểm chung và khác nhau giữa 2 tác
giả này
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Tinh thần yêu nước và vẻ bi tráng, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ.
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Học thuộc lòng bài văn tế.
2. Tiết học tiếp theo: xin lập khoa luật.
Tuần: 9 Củng cố:
Ngày 13 tháng 10 năm 2013 THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Nhằm củng cố lại kiến thức về Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so
sánh, cách so sánh.
2. Kỹ năng: Học sinh biết sử dụng thao tác lập luận so sánh
3. Thái độ tư tưởng: Biết vận dụng kiến thức vào bài làm văn
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra phần ý nghĩa của pháp luật
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự
chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết
trình
1' Như chúng ta đã biết trong khi viết văn thao tác
so sánh rất quan trọng làm cho bài viết thêm sâu
sắc và cụ thể hơn. Giờ này chúng ta cùng tìm
hiểu thêm về Mục đích, yêu cầu của thao tác lập
luận so sánh, cách so sánh. Đồng thời luyện tập
về thao tác lập luận so sánh
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
• Mục tiêu: Nhằm giúp cho học
sinh hiểu mục đích, yêu cầu của
thao tác lập luận so sánh, cách
so sánh.
• Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu
hỏi, kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học sinh,
suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu
hỏi.
2' - Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so
sánh, cách so sánh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: cho học sinh tìm hiểu mục
đích và yêu cầu của thao tác lập luận
phân tích
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi
và trả lời các câu hỏi.
15' I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so
sánh
1. Mục đích so sánh nhằm làm sáng tỏ , làm
vững chắc hơn lập luận của mình khẳng định
luận điểm trên .
2. Mục đích, yêu cầu của lập luận so sánh là
làm sáng tỏ , vững chắc hơn luận điểm của
người viết.
II. Cách so sánh
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Khi so sánh , phải đặt các đối tượng vào cùng 1
bình diện, đánh giá trên cùng 1 tiêu chí mới thấy
được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng,
đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của
người nói (người viết )
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập,
hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao
đổi làm bài.
20' Bài tập 1: Bài tập 1(Bài tập 4 trong sbt)
Em hãy viết đoạn văn nghị luận, đề tài tự chọn,
trong đó có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
Gợi ý:
Quốc gia nào cũng có điểm mạnh điểm yếu
riêng. VN là một nước nhỏ, thấp và vị trí không
thuận lợi. Ta không phải klà dân tộc có nền văn
minh kì vĩ và giàu có hay lâu đời như Hi Lạp,
La Mã Thậm chí 1 tôn giáo riêng , chữ viết
chúng ta còn vay mượn . xét về hiện đại thì
chúng ta càng không phải là 1 quốc gia hùng
mạnh về kinh tế công nghệ , xét về tính cạnh
tranh thì VN còn yếu tố bất lợi thứ 3, đó là đứng
cạnh 1 quốc gia quá lớn mạnh so với ta về nhiều
mặt. Điều này tương tự như 1 con thuyền nhỏ sẽ
rất khó lèo lái khi đi cạnh 1 hạm thuyền lớn.
Tuy nhiên, các yếu tố trên không hoàn toàn chỉ
là bất lợi . Trên đường có nhiều xe chạy. Nếu
khi tắc nghẽn, xe nhỏ có thể luồn lách , băng
trên nước.Nếu va quệt tai nạn thì đỡ thiệt hại
hơn, dễ khắc phục hơn.
Hội nhập WTO là 1 cơ hội tốt để được cộng
hưởng, hội tụ từ lực bên trong tới thế bên ngoài .
Ở bên trong , kinh tế luôn tăng trưởng khá
ngoạn mục . VN đã chứng tỏ mình là 1 quốc gia
thật sự an toàn, hoà bình và thân thiện.
Bài tập 2: Về nhà
Em hãy viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập
luận so sánh
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh, cách so sánh.
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Viết đoạn văn về tình trạng học sinh hút thuốc trong nhà
trượng hiện nay, có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
2. Tiết học tiếp theo: Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỉ XX đến cách
mạng tháng 8 năm 1945.
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Tuần: 10 Củng cố: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX
Ngày 23 tháng10 năm 2013 CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945
A. Mục tiêucần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:nắm vững kiến thức của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CM 8
năm 1945
2. Kỹ năng:Rèn kĩ năng tìm hiểu 1 giai đoạn văn học
3. Thái độ tư tưởng:
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự
chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết
trình
1' Giờ trước chúng ta đã học bài khái quát VHVN
từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8 năm 1945, giờ
này chúng ta củng cố và nhấn mạnh thêm phần
thành tựu VHVN
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
• Mục tiêu: Hiểu được thành tựu
cơ bản của VHVN từ đầu thế
kỉ XX đến cách mạng tháng 8
năm 1945.
• Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu
hỏi, kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học sinh,
suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu
hỏi.
2' - Thành tựu văn học.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: choóh nêu thành tựu chủ
yếu của VHVN từ đầu thế kỉ XX
đến CM tháng 8 năm 1945?
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi
và trả lời các câu hỏi.
15' I. Thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế
kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945
a) Chặng đường từ 1945 đến 1954:
- Một số tác phẩm trong hai năm 1945-1946
phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc
biệt của nhân dân ta khi đất nước giành được
độc lập.
- Từ cuối 1946 đến 1954 văn học tập trung phản
ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Truyện ngắn và kí sớm đạt được thành tựu:
Một lần tới Thủ đô, Trận phố Ràng (Trần
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
- GV: cho hs trả lời từng thể loại
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
Đăng), Đôi mắt, Ở rừng (Nam Cao); Làng (Kim
Lân); Thư nhà (Hồ Phương),…
-Từ năm 1950, xuất hiện những tập truyện, kí
khá dày dặn: Vùng mỏ (Võ Huy Tâm); Xung
kích (Nguyễn Đình Thi); Đất nước đứng lên
(Nguyên Ngọc),…
+ Thơ ca đạt nhiều thành tựu xuất sắc: Cảnh
khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng, (
Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống ( Hoàng
Cầm), Tây Tiến (Quang Dũng), Đặc biệt là tập
thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
+ Một số vở kịch ra đời phản ánh kịp thời hiện
thực cách mạng và kháng chiến.
b) Chặng đường từ 1955 đến 1964:
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát khá nhiều
vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống:
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp
+ Hiện thực đời sống trước CM
+ Công cuộc xây dựng CNXH
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ, nhiều tập thơ xuất
sắc ra đời
- Kịch nói có bước phát triển mới
c) Chặng đường từ 1965 đến 1975:
- Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh
thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách
mạng.
- Văn xuôi : phản ánh cuộc sống chiến đấu và
lao động, khắc hoạ thành công hình ảnh con
người Việt Nam anh dũng, kiên cường và bất
khuất :
- Thơ đạt được bước tiến mới trong mở rộng,
đào sâu chất liệu hiện thực đồng thời tăng cường
sức khái quát, chất suy tưởng và chính luận. Đặc
biệt là sự xuất hiện đông đảo và những đóng
góp đặc sắc của thế hệ các nhà thơ trẻ.
- Kịch nói có những thành tựu mới, gây được
tiếng vang
d) Văn học vùng địch tạm chiếm (1946-1975):
Xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách
mạng có những đóng góp đáng ghi nhận trên cả
hai bình diện chính trị-xã hội và văn học.
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập,
hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ
trao đổi làm bài.
20' Bài tập 1: Em hãy nêu những nguyên nhân làm
cho VH giai đoàn này phát triển với một tốc độ
hết sức nhanh chóng
Gợi ý:
- Do sự thúc bách của thời đại
- Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá
nhân
- Văn chương đã trở thành hàng hóa, nghề.
4. Củng cố, dặn dò: 2'
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: thành tựu chủ yếu
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Em hãy phân tích những thành tựu chủ yếu của VHVN
giai đoạn từ thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 1925
2. Tiết học tiếp theo: Hai đứa trẻ
Tuần: 11 Củng cố: HAI ĐỨA TRẺ
Ngày 28 tháng 10 năm 2013 Thạch Lam
A. Mục tiêucần đạt:
1. Kiến thức: Nhằm giúp hs củng cố và nâng cao kiến thức của văn bản Hai Đứa Trẻ của
thạch Lam
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích nhân vật và tác phẩm văn học
3. Thái độ tư tưởng:
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự
chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình
1' Giờ trước chúng ta đã học văn bản Hai đứa trẻ
giờ này chúng ta cùng tìm hiểu thêm Tâm trạng
đợi tàu của chị em Liên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
• Mục tiêu: giúp cho hs hiểu thêm
về tâm trạng đợi tàu của chị em
Liên và những con người khác
trong phố huyện.
• Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi,
kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học sinh, suy
nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
5' Tâm trạng đợi tàu của chị em Liên
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: Qua việc học giờ trước em hãy
cho biết tâm trạng đợi tàu của chị em
Liên
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và
trả lời các câu hỏi.
18' Tâm trạng đợi tàu của chị em Liên
- Đêm nào cũng vậy chị em Liên và An và
những người dân phố huyện cũng cố thức đợi
chuyến tàu đi ngang qua
- Đoàn tàu từ Hà Nội “ với những toa đèn sáng
trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố
người, đồng và kền lấp lánh” nó đối lập với
cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn
quanh của người dân phố huyện
- Đối với chị em Liên, chuyến tàu đêm còn gợi
nhớ về những kỉ niệm của ngày xưa sung sướng,
của Hà Nội xa
xăm,Hà Nội rực sáng và huyên náo
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
-> Chuyến tàu đêm “ như đã đem một thế giới
khác đi qua” đoàn tàu đến và đi như một lịch
trình nhưng hình ảnh đoàn tàu sáng trưng cũng
tạo một thoáng vui, một niềm an ủi, một nỗi
khao khát mơ hồ, một mơ ước không bao giờ
tắt, một chút tươi sáng cho sự sống nghèo khổ,
đơn điệu, tẻ nhạt hàng ngày của họ.
- Sau khi con tàu đi qua: phố huyện lại chìm vào
yên tĩnh, tịch mịch
=> Hiện thực cảnh đời buồn tẻ ở một phố huyện
nhỏ có một ý nghĩa khái quát: nó tái hiện tính trì
trệ từ lâu của XHVN thời Pháp thuộc.
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập,
hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao
đổi làm bài.
13' Bài tập 1: sgk trang 101
Gợi ý:Anh chị có ấn tượng sâu sắc với nhân vật
nào, với chi tiết nghệ thuật nào trong hai đứa
trẻ? Vì sao?
- Cac nhân vật gây ấn tượng sâu sắc là Liên, An
, chị Tí
- Những chi tiết tiêu biểu là: Đoàn tầu, bóng tối
và ánh sáng, ngọn đèn ở hàng nước của chị Tí.
- Phân tích hình ảnh ngọn đèn ở hàng nước của
chị Tí.
Trong truyện Hai đứa trẻ, Thạch Lam trở đi trở
lại rất nhiều hình ảnh ngọn đèn con ở hàng nước
của chị Tí. Chị em Liên "lại cúi nhìn về mặt
đất , về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn
đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí."
+ "Giờ này chỉ còn ngọn đèn của chị Tí, và cả
cái bếp lửa của bác siêu, chiếu sáng một vùng
đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên,
ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt
qua phên nứa".
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Tâm trạng đợi tàu của chị em Liên
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Tâm trạng của Liên cảnh chiều tàn
2. Tiết học tiếp theo: chữ người tử tù
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Tuần: 12 Củng cố: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Ngày 2 tháng 11 năm 2013 Nguyễn Tuân
A. Mục tiêucần đạt:
1. Kiến thức: Củng cố và nâng cao kiến thức về tác phẩm chữ người tử tù
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích nhân vật
3. Thái độ tư tưởng: Hiểu và trân trọng tài năng của nhân vật Huấn Cao,của tác giả Nguyễn
Tuân
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong cảnh chợ tàn
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự
chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình
1' Giờ trước chúng ta học chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân, giờ này chúng ta cùng củng cố
thờm vẻ đẹp của Huấn Cao, và cảnh cho chữ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
• Mục tiêu: giỳp học sinh Vẻ đẹp
của Huấn Cao trong mối quan hệ
của ba vẻ đẹp.
• Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi,
kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học sinh, suy
nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
2' - Vẻ đẹp của Huấn Cao trong mối quan hệ của
ba vẻ đẹp.
- Cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: nờu vẻ đẹp của Huấn Cao
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và
trả lời các câu hỏi.
15' - Vẻ đẹp của Huấn Cao trong mối quan hệ của
ba vẻ đẹp.
+ Tài hoa, nghệ sĩ
. Thể hiện gián tiếp qua những lời nói, thái độ
của thầy trò quản ngục > là người văn võ toàn
tài
. Thể hiện trực tiếp qua lời nói của ông Huấn
“ Chữ ta ”
-> Một người nhất mực tài hoa
*Khí phách hiên ngang bất khuất
- Coi thường cái chết, khinh bỉ bọn tiểu nhân
đắc chí
- Không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Thao tác 2:
- GV: cho học sinh phõn tớch cảnh
tượng xưa nay chưa từng cú, lấy dẫn
chứng phân tích.
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
viết chữ, cho chữ bao giờ
-> Một trang anh hùng dũng liệt
* Nhân cách trong sáng, cao cả
- Trước khi nhận ra tấm lòng của quản ngục:
ông Huấn coi y chỉ là tiểu nhân cặn bã nên đối
xử rất cao ngạo
- Khi nhận rõ tấm lòng của Quản Ngục, nghĩ
ngợi và cuối cùng quyết định cho chữ
-> Một con người có “ thiên lương” trong
sáng, cao cả
=> Huấn cao là người có sự kết hợp hài hoà
giữa 3 vẻ đẹp, tài, tâm, khí phách
- Cảnh tượng xưa nay chưa từng cú.
+ Việc cho chữ thường diễn ra ở nơi đẹp đẽ.
+ Nhưng trong tác phẩm cảnh cho chữ diễn ra ở
nơi buồng tối, bẩn thỉu, nhưng ở đó sự sáng tạo
nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật diễn ra
đẹp đẽ.
=> Cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập,
hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao
đổi làm bài.
20' Bài tập 1: Cảm nhận của em về nhân vật Quản
ngục
Gợi ý:
- Là người coi ngục.
- Xét trên lĩnh vực nghệ thuật thì Quản ngục là
nghệ sĩ biết thưởng thức cái đẹp.
- Là người có tâm trong sáng.
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Vẻ đẹp của Huấn Cao
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Học kĩ kiến thức của bài
2. Tiết học tiếp theo: Hạnh phúc của một tang gia
Năm học 2013-2014
Giáo án Tự chọn 11 TrÇn H÷u Quang
Tuần: 13 Củng cố: HẠNH PHÚC MỘT TANG GIA
Ngày 8 tháng 11 năm 2013 Vũ Trọng Phụng
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: củng cố và nâng cao kiến thức về tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia
2. Kỹ năng:biết phân tích đánh giá một tác phẩm
3. Thái độ tư tưởng: Hiểu và trân trọng tài năng của tác giả Vũ Trọng Phụng
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự
chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình
1' Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu nội dung và
nghệ thuật của đoạn trích Hạnh phúc của một
tang gia. Giờ này chúng ta cùng nhấn mạnh
thêm nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng
Phụng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
• Mục tiêu:Giúp học sinh hiểu
- Niềm vui của gia đình đại bất hiếu
- Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng
Phụng
• Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi,
kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học sinh, suy
nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
2' - Niềm vui của gia đình đại bất hiếu
- Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
- Gv nhấn mạnh niềm vui chung và
niềm vui riêng của các thành viên trong
gia đình.
- HS trao đổi trả lời
15' * Niềm vui của gia đình đại bất hiếu
- Niềm vui chung vì cái trúc thư kia đã đi vào
thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết
viển vông.
- Niềm vui riêng mỗi người có một niềm vui
riêng, không ai giống ai như:
+ Cụ cố Hồng
+ Ông bà Văn Minh
+ Cô Tuyết
Năm học 2013-2014