Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Gián án Tự chọn Ngữ văn 9- cả năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.44 KB, 44 trang )

TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
***** TUẦN : 1 - TIẾT : 1 ***** NS : 18/8/10 ***** ND : 21/8/10 ******
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THYẾT MINH

**************
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS: Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật khi viết vb thuyết minh.
II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Giúp HS ơn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập.
III/ TÀI LIỆU
SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1/ Kiến thức cơ bản : GV u cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trên lớp, sau đó
GV chốt lại:
- Văn thuyết minh là là văn bản cơ bản thơng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Nó
trình bày những hiểu biết cần thiết về các sự vật, hiện tượng,… trong tự nhiên, xã
hội để phục vụ cuộc sống.
- Ngồi các phương pháp thường dùng (định nghhĩa, giải thích, phân tích,…), đơi
khi để bài thuyết minh thêm sinh động, có thể dùng một số biện pháp nghệ thuật
(kể chuyện, đối thoại, diễn ca,…, một số phép tu từ,…).
- Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật phải hợp lí, khơng lạm dụng.
2/ Luyện tập : GV cho HS vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và việc sử
dụng một số biện pháp nghệ thuật trong vbản thuyết minh để làm một số bài tập, nhằm giúp HS
củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh có sự kết hợp các yếu tố nghệ thuật làm cho bài
văn TM thêm sinh động:
Bài tập 1: Đọc các đoạn văn sau :
Cây dừa gắn bó với người dân Bình định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con ngưòi: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng
lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ sơi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh
làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mức, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp,


để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm mi. Vỏ dừa bện dây rất tốt
đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống
hằng ngày là như thế đấy.
(Hồng Văn Huyền, Cây dừa Bình Định)
a) Đ/văn thuyết minh trên chủ yếu dùng phương pháp nào? Tác dụng của phương pháp đó?
b) Hãy dùng phép nhân hố hoặc so sánh diễn đạt lại câu cuối của đoạn văn trên để thể hiện sinh
động sự gắn bó của cây dừa đối với đời sống con người.
* Gợi ý :
a) Đ/văn thuyết minh trên chủ yếu dùng phương pháp liệt kê. Tác dụng của phương pháp này là
giúp người đọc thấy được nhiều lợi ích của cây dừa trong đời sống hằng ngày của con người.
b) HS có thể dùng phép nhân hố hoặc so sánh khác nhau để diễn đạt lại câu cuối của đoạn văn
trên để thể hiện sinh động sự gắn bó của cây dừa đối với đời sống con người:
Ví dụ: Cây dừa ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. (nhân hố), hoặc: Cây dừa gắn bó đối với đời
sống con người chẳng khác nào như tay với chân. (so sánh).
Bài tập 2 : Hạy dựa vào văn bản sau, tưởng tượng một cuộc thoại giữa em và thầy (cơ) giáo dạy
Sinh học để viết một văn bản thuyết minh màu xanh lục của lá cây.
TẠI SAO LÁ CÂY CĨ MÀU XANH LỤC
Lá cây có màu lục vì các tế bào chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục
lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng
trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất lục lạp có màu
xanh lục vì nó hút các tia có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng khơng thu nhận màu
 Nguyễn Đại Hồng   1
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất
diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ,
nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy
một màu đen sì… Như vậy lá cây có mày xanh là do chất diệp lục trong lá cây.
(Vũ Văn Chuyên, Hỏi đáp về thực vật)
• Gợi ý :
- Có thể đặt cuộc đối thoại vào trong một câu chyện kể về cuộc gặp gỡ của em với thầy (cô) giáo

dạy Sinh học.
- Nên nghĩ ra một tình huống mở đầu khiến cho câu chuyện được tự nhiên: có thể từ một câu hỏi
của một em bé, của một bạn học ; từ một bài tập em phải giải đáp ; từ yêu cầu của một cuộc hội
thảo ở lớp,…
- Để cho cuộc thoại giữa thầy và trò được phong phú, sinh động, những thông tin trong văn bản
Tại sao lá cây có màu xanh lục cần được chia nhỏ ra. Từ đó, chuyển một số câu trần thuật thành
câu hỏi của trò, rồi lấy nội dung của câu tiếp viết thành lời đáp của thầy (cô). Ví dụ:
- Thưa cô, em chưa hiểu vì sao lá cây có màu xanh?
Cô nheo mắt cười hiền từ:
- À, là vì lá có nhiều tế bào lục lạp, một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp.
Cứ thế tiếp cho đến hết văn bản, sao cho cuộc thoại chuyển tải hết nội dung của bản bản
thuyết minh trên.
Bài tập 3 : Nguyên Ngọc đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật để thuyết minh rất sinh động về đá
và nước trong Vịnh Hạ Long (vbản Hạ Long – Đá và Nước, SGK NV 9, tập 1, tr. 12). Học theo lối
viết đó, em hãy viết một đoạn về đá và nước trong hang động ở Vịnh Hạ Long hoặc nơi nào đó em
đã được tham quan.
* Gợi ý (HS về nhà làm): Có thể thấy, Nguyên Ngọc đã luôn tưởng tượng, liên tưởng: tưởng
tượng những cuộc dạo chơi để thuyết minh sự phong phú của hình thù của đá, sự đa dạng của hiện
tượng địa chấn; liên tưởng để sáng tạo các hình ảnh nhân hoá các đảo đá; dùng rất nhiều từ ngữ gợi
cảm giác,… Nhờ vậy, tác giả biến các đảo đá vô tri thành một thế giới sinh động, có hồn. Em hãy
đọc kĩ lại văn bản thuyết minh đó, để học tập lói viết của tác giả, vận dụng một cách sáng tạo vào
đ/văn thuyết minh của mình.

* * * * * * * * *
 Nguyễn Đại Hoàng   2
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
***** TUẦN : 2 - TIẾT : 2 ***** NS : 25/8/10 ***** ND : 28/8/10 ******
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH



**************
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Rèn luyện kó năng kết hợp thuyết minh với mtả trong vb TM.
- Qua giờ luyện tập, GD HS t/cảm gắn bó với quê hương – yêu thương loài vật.
- Rèn luyện kó năng trình bày một vấn đề trước tập thể.
II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Giúp HS ơn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập.
III/ TÀI LIỆU
SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1/ Kiến thức cơ bản : GV u cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trên lớp, sau đó
GV chốt lại:
- Để cho đối tượng thuyết minh được hiện ta cụ thể, sinh động, khi viết văn TM, có
thể kết hợp sdụng yếu tó MT. Nhờ vậy, bài văn TM sẽ hấp dẫn người đọc hơn.
- Nếu đối tượng TM là sự vật, có thể sdụng yếu tố MT khi giới thiệu đặc điểm từng
bộ phận. Nếu đối tượng là một cảnh quan (danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hố khảo cổ,
…), có thể sdụng những câu, đoạn MT vè sắc thái độc đáo của đối tượng…
- Các yếu tố MT khơng được ảnh hưởng đến tính liên tục của bố cục vbản, đến
nhiệm vụ chủ yếu của vbản TM là cung cấp những hiểu biết chính xác, những giá trị, cơng dụng
thiết thực,… của đối tượng.
2/ Luyện tập : GV cho HS vận những kiến thức vừa ơn tập để làm một số bài tập cụ thể:
* Bài tập 1.a) Giả sử phải viết bài văn thuyết minh về cây tre Việt Nam, em dự định sẽ sử dụng
yếu tố miêu tả vào những chi tiết nào? Hãy thể hiện rõ trong dàn ý bài viết của em.
b) Với mỗi chi tiết đó, hãy viết một câu văn miêu tả.
• Gợi ý :
a) Dàn ý:
* Mở bài:
- Cây tre rất gần gũi với người dân Việt Nam (miêu tả một vài câu).

- Nó cũng có nhiều cơng dụng thiết thực (sử dụng từ miêu tả).
* Thân bài:
- Tre hầu như xuất hiện cùng với bản làng trên khắp đất nước Việt Nam (sử dụng kể một vài
chi tiết về q mình để giới thiệu).
- Tre khơng kén chọn đất đai, thời tiết (liệt kê, giải thích), thường sống thành hàng luỹ (két hợp
miêu tả).
- Đặc điểm và cơng dụng của cây trưởng thành: thân, rễ, cành, lá (phân tích, liệt kê kết hợp
miêu tả màu sắc, hình dáng, liên tưởng, so sánh hoặc nhân hố,…).
- Đặc điểm và cơng dụng của cây non: từ mầm thành măng (phân tích, liệt kê kết hợp miêu tả
màu sắc, hình dáng, liên tưởng, so sánh hoặc nhân hố,…).
* Kết bài:
- Sự gắn bó thân thiết của tre đến mức trong nhiều tác phẩm văn thơ, nó là biểu tượng của dân
tộc Việt Nam.
- Đời sống nhân dân ta ngày càng hiện đại, chúng ta vẫn khơng thể xa rời tre.
 Nguyễn Đại Hồng   3
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
b) HS có thể viết câu văn miêu tả khác nhau, Ví dụ về câu văn tả tre mọc thành hàng: Tre ít
mọc riêng lẻ mà thường mọc thành hàng, thành luỹ bao bọc, che chở cho làng quê như bức tường
thành kiên cố.
 Chú ý: HS đã từng biết một số văn bản về cây tre, cần phân biệt phương thức biểu đạt
chính để không làm bài lạc đề. Ví dụ: Tuy có yếu tố thuyết minh, Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
vẫn là kí chính luận, Tre Việt Nam (Nguyễn Duy) là biểu cảm, còn đề bài này yêu cầu thuyết minh.
Khi viết, có thể kết hợp các yếu tố khác nhưng không được lấn át thuyết minh.
* Bài tập 2. Nhận xét về phương pháp thuyết minh của đ/văn sau. Viết lại cho sinh động hơn bằng
cách thêm các từ ngữ hoặc các câu văn miêu tả.
Lăng Bác Hồ thật đẹp. Hai bên là những hàng tre. Ngôi lăng ở chính giữa, cao to. Hai bên là
hai dãy lễ đài thấp hơn. Vỉa hè rộng và thoáng. Cửa vào lăng rộng mở đón khách.
• Gợi ý : Đ/văn trên chủ yếu dùng phương pháp thuyết minh liệt kê nhưng chưa sinh động bởi vì
thiếu yếu tố miêu tả nên người đọc không hình dung hết vẻ đẹp của cảnh vật quanh lăng Bác.
Khi viết lại đoạn văn mới cho sinh động hơn, có thể bổ sung những từ ngữ tượng hình, tượng

thanh, gợi cảm,… vào những câu văn đó. Cũng có thể viết lại cả câu với sự vận dụng các phép
tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,…
• Nếu không còn thời gian thì giao về nhà cho HS làm (theo các gợi ý trên)
* * * * * * * * *
 Nguyễn Đại Hoàng   4
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
***** TUẦN : 3 - TIẾT : 3 ***** NS : 1/9/10 ***** ND : 4/9/10 ******
LUYỆN TẬP CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

**************
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. phương châm quan hệ,
phương châm cách thức & phương châm lòch sự.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
- Nắm được mqh chặt chẽ giữa phương châm hội thoại & tình huống giao tiếp.
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy đònh bắt buộc trong mọi tình
huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân
thủ.
II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Giúp HS ơn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập.
III/ TÀI LIỆU
SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1/ Kiến thức cơ bản : GV u cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trên lớp, sau đó
GV chốt lại:
- Để hội thoại có thể đạt được kết quả một cách trực tiếp, tường minh, những người
tham gia hội thoại phải tuần thủ các phương châm hội thoại.
- Có 5 phương châm hội thoại là :
+ Phương chầm về lượng là phương châm u cầu những người tham gia hội thoại phải nói có nội

dung đủ như đòi hỏi của cuộc thoại – khơng nói thừa, khơng nói thiếu; khơng nói những câu khơng
có thơng tin.
Ví dụ: - Anh làm việcở đâu?
- Tơi là giám đốc cơng ty X.  nói thừa thơng tin
+ Phương châm về chất là phương châm u cầu những người tham gia hội thoại phải nói những
điều mà mình tin là đúng; khơng nói những điều mà mình tin là khơng đúng, khơng có bằng chứng
xác thực.
Ví dụ: Cơ giáo: - Tại sao hơm nay bạn An nghỉ học ?
Bình: - Thưa cơ, bạn ấy bị ốm ạ.
Cơ giáo: - Em biết chắc như thế chứ ?.
Bình: - Thưa cơ, khơng ạ
Cơ giáo: - Khơng biết chắc sao em lại nói ?
Bình lúng túng, khơng biết trả lời thế nào, đánh đứng im.
 Bình: nói khơng có bằng chứng xác thực…
+ Phương châm quan hệ là phương châm u cầu những người tham gia hội thoại phải nói những
điều có liên quan đến đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Nhờ phương châm quan hệ mà cuộc hội
thoại có sự liên kết về mặt nội dung, tránh tình trạng “ơng nói gà bà nói vịt”.
+ Phương châm cách thức là phương châm u cầu những người tham gia hội thoại phải nói ngắn
gọn, rõ ràng, rành mạch; tránh lối nói tối nghĩa, mơ hồ về nghĩa. (VD: Nói ra đầu ra đũa).
+ Phương châm lịch sự là phương châm u cầu những người tham gia hội thoại phải tế nhị, tơn
trọng người khác.
(VD: Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau)
* Lưu ý: Để đảm bảo lịch sự trong hội thoại, những người tham giao tiếp phải biết tn thủ những
quy ước giao tiếp mà cộng đồng đã chấp nhận, ví dụ xưng hơ phải đúng với quan hệ xã hội. Đồng
thời, những người tham gia hội thoại còn phải biết lựa chọn đề tài giao tiếp và thực hiện các hành
động ngơn ngữ thích hợp, để tránh làm mất thể diện của những người khác.
 Nguyễn Đại Hồng   5
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
- Cần chú ý, trong hội thoại có những câu cùng lúc vi phạm nhiều phương châm hội thoại. Ví dụ
như khi vi phạm phương châm về lượng là vi phạm phương châm quan hệ và phương châm cách

thức.
- Các phương châm hội thoại chỉ áp dụng cho các cuộc hội thoại có tính tường minh. Trong thực
tế, khi hội thoại, để tế nhị, người nói có thể cố tình vi phạm các phương châm hội thoại về mặt
hình thức. Để cho chúng vẫn tuân thủ các phương châm hội thoại, người nghe phải hiểu khácđi. Ví
dụ:
A – Đói quá.
B – Tớ không mang tiền.
- Các phương châm hội thoại có liên quan chặt chẽ tới tình huống giao tiếp. Cụ thể, khi giao tiếp
phải xác định rõ: Nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? (Ở đâu? Vào thời gian nào?) ? Nói nhằm
mục đích gì? Từ đó mới quyết định: Nói cái gì? Nói như thế nào?
- Các phương châm hội thoại không có tính chất bắt buộc cho mọi tình huống giao tiếp. Những
người tham gia hội thoại có thể tuân thủ các phương châm hội thoại hoặc cố tình vi phạm chúng để
đạt được mục đích giao tiếp của mình tuỳ tình huống giao tiếp. Không ít trường hợp, người nói
phải cố tình đánh trống lảng (vi phạm phương châm quan hệ), cố tình nói vòng vo, mơ hồ (vi phạm
phương châm về lượng, phương châm cách thức),…
- Người nói có thể cố tình vi phạm phương châm hội thoại nào đó để:
+ Ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác hoặc một mục đích nào đó quan trọng hơn. (các ví
dụ trong SGK)
+ Tạo ra hàm ý, gây chú ý ở người nghe. (các ví dụ trong SGK)
- Tuy nhiên, nếu không có lí do đặc biệt, nhgười nói cần tuân thủ các phương châm hội thoại để
tránh bị coi là vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
2/ Luyện tập : GV cho HS vận những kiến thức vừa ôn tập để làm một số bài tập cụ thể:
* Bài tập 1. Nhận xét về cách nói của nhân vật “lão” trong truyện sau và cho biết cách nói đó có
phù hợp với tình huống hiao tiếp không.
GIẤU CÀY
Lão kia cày ruộng. Đến buổi vợ gọi về ăn cơm.
Lão nói lớn lên rằng: “Được rồi. Để tao còn giấu cái cày ở dưới bụi tre đã”.
Vợ giận lắm, trách: “Từ giờ có giấu cày ở đâu thì phải làm thinh, chớ la lối lên như vậy,
người ta nghe thấy, ăn cắp đi, còn gì”.
Lão nghe vợ nói cho là có lí. Lát sau, ăn cơm xong, lão lại chạy ra ruộng thì người ta lấy mất

cái cày rồi. Hốt hoảng, lão chạy một mạch về nhà, nói thật nhỏ vào tai vợ: “Cái cày của ta đã bị
chúng lấy mất rồi”.
(Theo Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam)
• Gợi ý : Nhân vật “lão” trong câu chuyện rõ ràng nói năng không hợp tình huống: khi cần nói
nhỏ lại nói to và ngược lại, khi không cần nói nhỏ lại nói nhỏ.
• Bài tập2. Đọc truyện sau:
NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI
Một phú nông nọ có một anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói nấy, gặp đâu nói đấy, chẳng
có đầu có đuôi gì cả. Phú ông mới gọi anh đầy tớ đến mà dạy rằng:
- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cho cả tao lẫn mày. Từ rày mày định nói
cái gì thì mày phải nghĩ cho kĩ xem cái đấy bắt đầu nó thế nào rồi hãy nói nghe không.
Anh đầy tớ vâng dạ.
Một hôm phú ông mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng
chắp tay trịnh trọng nói:
- Thưa ông, con tằm nó nhả ra tơ. Người ta mang tơ đi bán cho người Tàu. Người Tàu đem dệt
thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc.
Tàn thuốc nó rơi vào áo ông và áo ông đang cháy.
Phú ông giật mình nhìn xuống áo thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.
(Theo Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam)
 Nguyễn Đại Hoàng   6
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
a) Thành ngữ nói có đầu có đuôi liên quan đến phương châm hội thoại nào? Phương châm hội
thoại đó ở trong truyện trên có được người đầy tớ tuân thủ không? Hậu quả ra sau?
b) Trong trường hợp nào phương châm hội thoại không được tuân thủ mà vẫn chấp nhận
được?
* Gợi ý :
a) Thành ngữ nói có đầu có đuôi liên quan đến phương châm cách thức. Phương châm hội
thoại này được người đầy tớ tuân thủ một cách qúa mức trong truyện đã cho. Và hậu quả là phú
ông bị cháy mất áo.
b) Do đó, các phương châm hội thoại chỉ có hiệu lực khi chúng phù hợp với tình huống giao

tiếp. Nếu không, hiệu quả giao tiếp khó đạt được. Khi cần ưu tiên cho một mục đích nào đó, các
phương châm hội thoại có thể không được tuân thủ.
* Bài tập 3. Sau khi khám cho người có bệnh, theo em, bác sĩ nên nói cách nào trong hai cách nói
sau? Tại sao?
a) Bệnh của anh không thể chữa khỏi được.
b) Bệnh của anh cũng không nặng lắm. Anh chịu khó chữa rồi cũng khỏi thôi.
* Gợi ý : Sau khi khám cho người có bệnh, để người có bệnh an tâm, không thất vọng về tình
trạng sức khoẻ của mình, bác sĩ có thể vi phạm phương châm về chất ; do đó, nên chọn cách nói
(b).
* Bài tập 4. Cách nói: thủ… giống thủ…, xôi giống xôi trong truyện sau có vi phạm phương
châm về lượng hay không? Hãy lí giải điều đó.
PHÙ THUỶ SỢ MA
Vợ thầy phù thuỷ hỏi chồng:
- Nhà có bao giờ sợ ma không?
Thầy vênh mặt lên đáp:
- Hỏi thế mà cũng hỏi. Đã có phép trừ tà, tróc quỹ thì sao còn sợ ma nữa?
Một hôm, thầy đi cúng cho người ta về. Trời tối, người vợ núp trong bụi, cầm bát nhang hồng hoa
lên doạ chồng. Thầy vội bắt quyết niệm thần chú. Nhưng đốm lửa lại quay tròn trước mặt. Thầy
hoảng quá, vứt cả đồ lễ, vất chân lên cổ chạy. Người vợ lượm cả lấy đêm về. Hôm sau, chị ta dọn
những thứ ấy cho chồng ăn. Thầy nhìn vào mâm, lẩm bẩm:
- Quái, thủ…giống thủ…, xôi … giống xôi.
(Theo Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam)
* Gợi ý : Về nguyên tắc, cách nói thủ…giống thủ…, xôi … giống xôi vi phạm nguyên tắc về
lượng (vì lặp lại nội dung thông tin), song, trong câu chuyện đã cho, cách nói đó được hiểu như
sau:
Thủ trên mâm giống thủ thầy phù thuỷ mang về hôm trước, xôi cũng vậy.
Nếu không còn thời gian thì giao về nhà cho HS làm (theo các gợi ý trên)
* Bài tập 4. Hãy đặt một tình huống có sử dụng câu: Trẻ em vẫn là trẻ em.
* Gợi ý : Ví dụ, HS có thể đặt một tình huống như sau:
Có một người thấy trẻ em nô nghịch, bèn cấm không cho chơi đùa và mắng các em. Khi đó, có thể

khuyên người đó bằng câu: Trẻ em là trẻ em.
Câu này có nghĩa: Trẻ em phải được đùa nghịch (chỉ có không nên nghịch quá thôi).
* * * * * * * * *
 Nguyễn Đại Hoàng   7
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
***** TUẦN : 4 - TIẾT : 4 ***** NS : 8/9/10 ***** ND : 11/9/10 ******
LUYEÄN TAÄP CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

**************
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Nắm được thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp một cách vững chắc
hơn.
- Biết sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong nói và viết.
II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Giúp HS ôn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập.
III/ TÀI LIỆU
SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1/ Kiến thức cơ bản : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trên lớp, sau đó
GV chốt lại:
- Trong giao tiếp, có những lúc ta phải dẫn lại lời (ý nghĩ) của người khác hoặc của
chính chúng ta. Có hai cách dẫn là dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
- Dẫn trực tiếp là dẫn nguyên văn lời (ý nghĩ) của người khác hoặc của chính người
nói.
+ Lời dẫn trực tiếp không được thay đổi, thêm bớt và được đặt trong dấu ngoặc kép hoặc xuống
dòng sau dấu ngang cách.
Ví dụ: (1) Có người nói xa xôi: “Trời có mắt đấy, anh em ạ!”. Người khác thì nói toạc: “Thằng
nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng giết nhau, nào có phải cần đến

tay người khác đâu”.
(Nam Cao, Chí Phèo)
(2) Mợ Du ngọt ngào van lơn:
- Con chịu khó một chút mà! Chóng ngoan! Đây mợ cho con hai hào đây.
(Nguyên Hồng, Mợ Du)
 Những câu in đậm là lời dẫn trực tiếp.
+ Về mặt vị trí: Lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng giữa, đứng sau lời người dẫn.
Ví dụ:
(1) Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? - Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi.
(2) Báo cáo hết! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười.
Còn hai mười phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.
(3) Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy:
- Còn đây là sách tôi mua tặng anh.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
- Dẫn gián tiếp là dẫn lại lời (ý nghĩ) của người khác hoặc của chính người nói nhưng có điều
chỉnh lời lẽ cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải đảm bảo
đúng ý. Lời dẫn gián tiếp không phải đặt trong dấu ngoặc kép, có thể dùng rằng hoặc là đặt phía
trước lời dẫn.Ví dụ:
a) Ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên lại tạt ra thăm hàng một lần, và bà dặn cứ trống thu không là
phải đóng cửa hàng lại. (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
b) Có lần thị xin của hắn ít rượu để về bóp chân, hắn mải ngủ càu nhàu bảo thị rằng: ở xó nhà ấy
muốn rót bao nhiêu thì rót. khác đâu”. (Nam Cao, Chí Phèo)
- Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần chú ý:
+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
+ Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp.
 Nguyễn Đại Hoàng   8
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
+ Lược bỏ các tình thái từ.
+ Có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn.
Ví dụ: Nam nói: “Ngày mai tớ nghỉ học nhé”.  Nam nói là ngày mai bạn ấy nghỉ học. (chuyển

từ ngôi thứ nhất: tớ sang ngôi thứ ba: bạn ấy; bỏ tình thái từ nhé; thêm từ là).
2/ Luyện tập : GV cho HS vận những kiến thức vừa ôn tập để làm một số bài tập cụ thể:
* Bài tập 1. Tìm lời dẫn trong các đ/trích sau và cho biết đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn
gián tiếp.
a) Ngọc Hoàng cân nhắc, tuyên phạt Ruồi khổ sai chung thân; truyền cho chim chóc, cóc, nhái,
thằn lằn, kiến, nhện ra sức giết bới ruồi, không cho đẻ nhiều. Ngọc Hoàng lại nói với loài người:
“Ruồi có tội mà con người cũng có lỗi. Con người phải thường xuyên đậy điệm thức ăn, làm vệ
sinh môi trường; nhà vệ sinh, chuồng trại phải xây theo lối mới thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và
hạn chế tác hại của ruồi được”.
(Tường Lan, Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh)
b) Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại
không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra đi lính đi mặt trận. Kết quả: bố
cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn mấy chú láy máy bay lên thăm cơ quan
cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại xử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có
góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu
phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái
máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé !”. (Nguyễn Thành Long,
Lặng lẽ Sa Pa)
c) Sau có một viên quan sực nhớ đến Nguyễn Hiền bèn tâu vua có thể ông trạng trẻ tuổi chưa thâm
thuý nhưng thông minh thì có thừa, may ra ông trạng giải được (câu đố của sứ Tống) thì hay. Vua
bèn sai sứ giả đi luôn về Dương A mời ông trạng về kinh đô.
(Hà Ân, Ông trạng thả diều)
@ Gợi ý : Trước hết cần tìm lời dẫn trong các đ/trích. Sau đó, dựa theo cách dẫn và các dấu hiệu
có/không có ngoặc kép để chỉ ra lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
Các lời dẫn gián tiếp:
a) Ngọc Hoàng cân nhắc, tuyên phạt Ruồi khổ sai chung thân; truyền cho chim chóc, cóc, nhái,
thằn lằn, kiến, nhện ra sức giết bới ruồi, không cho đẻ nhiều.
b) Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không
quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.
c) Sau có một viên quan sực nhớ đến Nguyễn Hiền bèn tâu vua có thể ông trạng trẻ tuổi chưa

thâm thuý nhưng thông minh thì có thừa, may ra ông trạng giải được (câu đố của sứ Tống) thì
hay.
Các lời dẫn trực tiếp:
a) Ngọc Hoàng lại nói với loài người: “Ruồi có tội mà con người cũng có lỗi. Con người phải
thường xuyên đậy điệm thức ăn, làm vệ sinh môi trường; nhà vệ sinh, chuồng trại phải xây
theo lối mới thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và hạn chế tác hại của ruồi được”.
b) Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé !”.
* Bài tập2. Tìm lời dẫn trong các đ/trích sau và cho biết đâu là dẫn lời nói, đâu là dẫn ý nghĩ.
a) Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp
chăn chẳng hạn”. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
b) Cụ giáo đã từng nghiêm khắc dặn học trò: “Lễ là tự lòng mình. Các anh trọng thầy thì các anh
hãy làm như lời thầy dạy”. (Hà Ân, Chuyện về người thầy)
c) Phải rồi, buổi trưa hôm trước, khi thấy tôi ăn một nắm cơm muối trắng bên bờ đồng với một
đồng chí du kích, có một em bé từ phía nội cỏ đã đưa đến cho tôi một dúm tép rang. Em ấy bảo tép
của em cất được… Khi đó tôi tự hỏi: Em này làm gì một mình giữa đồng mà lại đem cơm tép rang
đi ăn? (Vũ cao, Em bé bên bờ sông Lai Vu)
d) Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút
thước. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
 Nguyễn Đại Hoàng   9
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
@ Gợi ý : Cũng như BT 1, trước hết phải tìm lời dẫn trong các đ/trích. Sau đó, dựa vào nội dung
dẫn để xác định lời dẫn lời nói hay ý nghĩ.
 a) Lời dẫn ý nghĩ ; b) Lời dẫn lời nói ; c) Lời dẫn ý nghĩ ; d) Lời dẫn ý nghĩ
* Bài tập 3. Chuyển các lời dẫn trực tiếp sau thành các lời dẫn gián tiếp.
a) Anh ấy dặn lại chúng tôi: “Ngày mai tôi đi công tác vắng, các em ở nhà nhớ chăm lo cho bản
thân, giữ gìn sức khoẻ”.
b) Thầy giáo dặn cả lớp: “Sắp đến kì thi hết cấp, các em cần chăm học hơn nữa”.
c) Chúng tôi chào bà: “Chúng cháu chào bà, chúng cháu đi học ạ”.
@ Gợi ý : HS đọc kĩ nội dung lời dẫn trực tiếp trong dấu ngoặc kép để chuyển lại cho đúng (chú ý,
bỏ dấu ngoặc kép, có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn):

a)  Anh ấy dặn chúng tôi rằng ngày mai anh ấy đi công tác, chúng tôi ở nhà nhớ chăm lo
cho bản thân, giữ gìn sức khoẻ.
b)  Thầy giáo dặn cả lớp mình là sắp đến kì thi hết cấp, chúng mình cần chăm học hơn
nữa.
c)  Chúng tôi chào bà chúng tôi đi học.
*Bài tập 4. Chuyển các lời dẫn gián tiếp sau thành lời dẫn trực tiếp.
a) Thầy hiệu trưởng nhắc chúng mình ngày mai mang theo sách để chuẩn bị ôn thi học kì.
b) Bố tôi nói bố tôi luôn mong muốn chúng tôi học giỏi để trở thành những công dân có ích cho
đất nước.
@ Gợi ý : Khi chuyển các lời dẫn gián tiếp thành dẫn trực tiếp, cần chú ý:
- Khôi phục lại nguyên văn nội dung lời được dẫn (thay đổi ngôi xưng hô, thêm bớt các từ cần
thiết).
- Đặt lời dẫn sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép.
a)  Thầy hiệu trưởng nhắc: “Ngày mai các em hãy mang theo sách để chuẩn bị ôn thi học kì”.
b)  Bố tôi nói: “Bố luôn mong muốn các con học giỏi để trở thành những công dân có ích cho
đất nước”.
* Bài tập 5. Cho câu sau: Yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào thêm sức sống,
sức cảm xúc, mến yêu và suy nghĩ, do đó mà thêm sức chiến đấu. (Xuân Diệu)
Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu trên làm lời dẫn trực tiếp.
@ Gợi ý : Khi viết đoạn văn, chú ý lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. HS có thể
tham khảo đ/văn sau:
Tác dụng của văn học đối với đời sống con người thật là to lớn. đặc biệt là văn học bằng tiếng
mẹ đẻ. Về điều này, nhà thơ Xuân Diệu viết: “Yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt
dào thêm sức sống, sức cảm xúc, mến yêu và suy nghĩ, do đó mà thêm sức chiến đấu”. Đúng
như vậy, biết yêu văn học, biết cảm thụ văn học, con người sẽ giàu tình cảm hơn và sẽ có cuộc
sống nội tâm phong phú hơn, hoàn thiện hơn.
* Bài tập 6. Cho câu sau: Nghề dạy Văn thật đáng yêu, học Văn thật là một niềm vui sướng lớn.
(Tố Hữu nói với các thầy cô giáo dạy Văn ở hà Nội, thàng 3 – 1963).
Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu trên làm lời dẫn gián tiếp.
@ Gợi ý : Khi viết đoạn văn, chú ý lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép (chú ý,

có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn). HS có thể tham khảo đ/văn sau:
Trong buổi trò chuyện với các thầy cô giáo dạy Văn ở Hà Nội, tháng 3 – 1963, nhà thơ Tố Hữu
nói rằng nghề dạy Văn thật đáng yêu, học Văn thật là một niềm vui sướng lớn.
 Nếu không còn thời gian thì giào BT 5, 6 cho HS về nhà làm vời gợi ý như trên.
* * * * * * * * *
 Nguyễn Đại Hoàng   10
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
***** TUẦN : 5 - TIẾT : 5 ***** NS : 15/9/10 ***** ND : 18/9/10 ******
LUYỆN TẬP SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

**************
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS: Giúp HS nắm được:
- Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
- Sự phát triển của từ vựng thể hiện trước hết ở hình thức 1 từ ngữ phát triển nhiều nghóa trên
cơ sở một nghóa gốc và phát triển từ vựng của 1 ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ
nhờ:
a) Tạo thêm từ ngữ mới.
b) Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Giúp HS ơn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập.
III/ TÀI LIỆU
SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1/ Kiến thức cơ bản : GV u cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trong SGK(tr.
56, 73,74), sau đó GV chốt lại:
- Để thực hiện chức năng làm cơng cụ giao tiếp, ngơn ngữ ln có sự biến đổi nhằm đáp
ứng nhu cầu của con người. Trong các bộ phận của ngơn ngữ, từ vựng biến đổi khá nhanh,
kịp thời phản ánh những thay đổi trong đời sống. Mỗi khi xuất hiện sự vật, hiện tượng,…
mới trong XH, con người có nhu cầu gọi tên sự vật, hiện tượng,… đó, từ vựng lại biến đổi,

phát triển.
- Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách:
+ Phát triển nghĩa của từ.
+ Phát triển số lượng các từ ngữ.
- Có 2 phương thức chủ yếu để phát nghĩa của từ là ẩn dụ và hốn dụ.
- Phát triển số lượng các từ ngữ:
a) Tạo thêm từ ngữ mới.
b) Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2/ Luyện tập : GV cho HS vận những kiến thức vừa ơn tập để làm một số bài tập cụ thể:
* Bài tập 1. Dựa vào nghĩa “tạo nên sản phẩm” của từ đánh (đánh chiếc nhẫn), hãy giải
thích nghĩa của cụm từ : đánh máy bài phát biểu.
@ Gợi ý : Đánh máy bài phát biểu: dùng máy chữ, máy vi tính để tạo ra bài phát biểu.
* Bài tập2. Từ mảnh có các nghĩa sau:
(1) Phần nhỏ, mỏng, tách ra từng chỉnh thể: xé tờ giấy thành nhiều mảnh, mảnh gương vở.
(2) Thanh, nhỏ nhắn: dáng người mảnh, xé sợi cho thật mảnh.
Nghĩa (2) được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
@ Gợi ý : Dựa vào khái niệm ẩn dụ và hốn dụ đã học ở Lớp 6 để xác định: Nghĩa (2) được
chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
* Bài tập 3. Từ gạch có các nghĩa sau:
(1) Hoạt động vạch tạo thành đường thẳng: gạch chéo, gạch chân những từ cần nhấn mạnh.
(2) Xố bỏ cái đã viết: gạch tên trong danh sách, chỗ nào sai thì gạch bằng mực đỏ.
Nghĩa (2) được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
@ Gợi ý : Nghĩa (2) được chuyển nghĩa theo phương thức hốn dụ
*Bài tập 4. Từ đầu trong từ điển tiếng Việt có các nghĩa được minh hoạ bằng các ví dụ sau:
a) Đầu con người ; đầu con ngựa.
 Nguyễn Đại Hồng   11
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
b) Anh ta có cái đầu tuyệt vời, nhớ đến từng chi tiết.
c) Đầu máy bay; đầu tủ.
d) Dẫn đầu ; lần đầu.

e) Sản lượng tính theo đầu người ; mỗi lao động hai đầu lợn.
Hãy giải thích nghĩa của từ đầu trong những ví dụ trên và nói rõ phương thức chuyển nghĩa
của từng trường hợp.
@ Gợi ý : a) Đầu : phần trên cùng của cơ thể người hoặc động vật, nơi chứa bộ óc.
b) Đầu : trí tuệ, tư tưởng của con người (hoán dụ).
c) Đầu : bộ phận trước nhất, trên cùng của đồ vật (ẩn dụ).
d) Đầu : ở vị trí nhất trong không gian hoặc thời gian (ẩn dụ).
e) Đầu : đơn vị người, động vật (hoán dụ).
* Bài tập 5. Tìm các từ ngữ (khoảng 5 từ ngữ) mới được cấu tạo trong đời sống khinh tế, xã
hội hiện nay.
@ Gợi ý : VD: khu công nghiệp, du lịch sinh thái, cổ phần, cổ phiếu, cổ đông, giao dịch chứng
khoán, công ty trách nhiệm hữu hạn, viễn thông, điện tử, vi tính, điện thoại di động, điện thoại
không dây, truyền hình cáp,…
* Bài tập 6. Tìm các từ ngữ (khoảng 5 từ ngữ) được cấu tạo theo mô hình x + hoá. Ví dụ:
công nghiệp hoá
@ Gợi ý : VD: quốc hữu hoá, điện khí hoá, hiện đại hoá, tự động hoá, cổ phần hoá, tư nhân hoá,
vi tính hoá,…
* Bài tập 7. Tìm các từ ngữ (khoảng 5 từ ngữ) có nguồn gốc từ các ngôn ngữ châu Âu hiện
đang dùng phổ biến trong đời sống xã hội.
@ Gợi ý : VD: ma-két-tinh, công-ten-nơ, com-pu-tơ, in-tơ-nét, phô-tô-cóp-pi,…
* Bài tập 8. Hiện nay trong đời sống, nhất là trong tầng lớp thanh niên, có nhiều cách dùng từ rất
mới. Ví dụ như: để nói ai đó có tính “keo kiệt, ki po”, dùng từ suzuki. Theo em, đây có phải là
cách phát triển từ vựng không? Em có thái độ thế nào với hiện tượng này?
@ Gợi ý : Cách nói này là một dạng chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng âm giữa một từ tiếng Việt
với một bộ phận (âm tiết - tiếng) của từ nước ngoài (tên chung hoặc tên riêng). Đây rõ ràng không
phải là một cách để phát triển từ vựng mà chỉ là cách nói nhất thời, mang dấu ấn của nhóm xã
hội. Hiện tượng này nên hạn chế trong một phạm vi giao tiếp sinh hoạt khẩu ngữ, không được sử
dụng trong giao tiếp chính thức.
* * * * * * * * *
 Nguyễn Đại Hoàng   12

TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
***** TUẦN : 6 - TIẾT : 6 ***** NS : 23/9/10 ***** ND : 25/9/10 ******
LUYỆN TẬP THUẬT NGỮ

**************
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS nắm được:
- Khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
- Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.
II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Giúp HS ơn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập.
III/ TÀI LIỆU
SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9, Thực hành NV 9,…
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1/ Kiến thức cơ bản : GV u cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trong SGK(tr88,
89), sau đó GV chốt lại:
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thò các k/n được dùng trong các ngành khoa
học, kó thuật và công nghệ.
- Thuật ngữ có những đặc điểm sau:
+ Tính chính xác;
+ Tính hệ thống ;
+ Tính quốc tế ;
+ Tính dân tộc.
2/ Luyện tập : GV cho HS vận những kiến thức vừa ơn tập để làm một số bài tập cụ thể:
* Bài tập 1. Em hãy xác định lĩnh vực khoa học của những thuật ngữ sau đây: truyện, phân số, vị
ngữ, số thập phân, tập hợp, khúc xạ, thấu kính, thời kì lịch sử, hội tụ, hỗn hợp, chủ ngữ, a-xít, hi-
đrơ, thực vật, động vật, ba-dơ, thụ phấn, nhân vật lịch sử, bản đồ, luỹ thừa, địa hình, thời tiết, khí
hậu, thơ, sự kiện lịch sử, tế bào
Ngữ văn: ……………………………………………………………………………..
Lịch sử: ………………………………………………………………………………

Địa lí: …………………………………………………………………………………
Tốn: …………………………………………………………………………………
Vật lí: …………………………………………………………………………………
Hố học: ………………………………………………………………………………
Sinh học: ………………………………………………………………………………
@ Gợi ý :
Ngữ văn: truyện, thơ, chủ ngữ, vị ngữ
Lịch sử: thời kì lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử
Địa lí: bản đồ, địa hình, thời tiết, khí hậu
Tốn: phân số, số thập phân, tập hợp, luỹ thừa
Vật lí: khúc xạ, thấu kính, hội tụ, phân kì
Hố học: hỗn hợp, a-xít, ba-dơ, hi-đrơ
Sinh học: tế bào, thực vật, động vật, thụ phấn
* Bài tập2. Dựa vào kiến thức Tiếng Việt đã học, em hãy tìm các thuật ngữ thích hợp cho
các giải thích sau:
a) ………………………… là loại câu khơng cấu tạo theo mơ hình chủ ngữ, vị ngữ.
b) …………………………. là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào
người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
c) ……………………….. … là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác
hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
d) ………………………… là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được
đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
 Nguyễn Đại Hồng   13
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
e) …………………………… là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
@ Gợi ý :
a) Câu đặc biệt
b) Câu chủ động
c) Câu bị động
d) Liệt kê

e) Trường từ vựng
* Bài tập 3. Trong các cách giải thích sau, cách nào được xem là cách giải thích thuật ngữ ?
a) Hợp chất là chất mà phân tử do những nguyên tử của hai hay nhiều nguyên tố hoá hợp với nhau
tạo thành.
b) Hợp chất là chất do các hợp chất hợp lại với nhau mà tạo thành.
c) Vi khuẩn là loài thực vật rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được, thường là đơn bào hay gây
bệnh.
d) Vi khuẩn là những sinh vật nhỏ bé, cấu tạo đơn giản (tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh). Hầu hết
vi khuẩn không có chất diệp lục, hoại sinh hoặc kí sinh (trừ một số có thể tự dưỡng). Vi khuẩn
phân bố rộng rãi trong tự nhiên và thường có số lượng lớn.
e) Cháy là quá trình hoá học phức tạp xảy ra nhanh kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng. Cơ sở sự
cháy là phản ứng ô xi hoá khử giữa chất cháy và chất ô xi hoá.
g) Cháy là hiện tượng toả nhiệt hoặc cả nhiệt hoặc ánh sáng, và thường biến đổi đồng thời thành
tro, than, khói, do bị lửa đốt.
@ Gợi ý : a, d, e
* Bài tập 4. Sự khác nhau giữa thuật nhữ và từ ngữ thông thường ?
- Ý nghĩa?
- Phạm vi sử dụng?
- Tính biểu cảm?
@ Gợi ý :
Khác nhau Thuật ngữ Từ ngữ thông thường
Ý nghĩa
Sử dụng trong ngành khoa
học, công nghệ
Sử dụng trong đời sống
thường ngày
Phạm vi sử dụng
Không rộng rãi (chỉ dùng để
diễn đạt các khái niệm trong
các ngành khoa học, công

nghệ)
Sử dụng rộng rãi trong đời
sống thường ngày của quần
chúng nhân dân
Tính biểu cảm Không có tính biểu cảm Có tính biểu cảm
* * * * * * * * *
 Nguyễn Đại Hoàng   14
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
***** TUẦN : 7- TIẾT : 7 ***** NS : 29/9/10 ***** ND : 2/10/10 ******
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ TRONG VĂN TỰ SỰ

**************
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS nắm được:
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn tự sự là làm cho bài văn tự sự được sinh động
hơn.
- Biết sử dụng yếu tố miêu tả thích hợp vào thực hành làm văn tự sự .
II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Giúp HS ơn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập.
III/ TÀI LIỆU
SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9, Thực hành NV 9,…
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1/ Kiến thức cơ bản : GV u cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trong
SGK(tr. 91,92), sau đó GV chốt lại.
2/ Luyện lập : cho Hs vận dụng kiến thức vừa học để thực hành làm bài tập
*Bài tập 1: So sánh đoạn trích Chị em Th Kiều (sgk,tr.81) với đoạn văn ở mục Đọc
thêm (sgk, tr. 84), em có nhận xét gì về giá trị biểu hiện nhân vật ở đoạn trích Truyện
Kiều của Nguyễn Du? Nhờ đâu mà có sự khác biệt đó?
@ Gợi ý: Nhờ yếu tố MT mà đ/trích này khắc hoạ rõ nét được hai nh/vật, đúng là mỗi
người một vẻ mười phân vẹn mười. (HS minh hoạ cụ thể bằng so sánh hai cách kể).

 Vd: Về Th Vân, Thanh Tâm tài nhân chỉ kể “dáng u kiều, hiền diệu”; còn Nguyễn
Du thì tả tỉ mỉ vẻ trang trọng của nàng: Khn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười
ngọc thốt đoan trang; rồi lại dùng hình ảnh so sánh để tả mái tóc và làn da: Mây thua nước
tóc tuyết nhường màu da.
*Bài tập 2: Dựa vào đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (sgk, tr. 97), viết một đoạn
văn kể lại việc Mã Giám Sinh cùng bọn tay chân kéo vào nhà Kiều, trong đó có kết
hợp miêu tả.
@ Gợi ý: Đoạn văn tự sự cần kết hợp miêu tả, do đó cần sử dụng các chi tiết của đoạn thơ:
tả tính cách qua lời nói của Mã Giám Sinh ; tả ngoại hình: ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn
nhụi, áo quần bảnh bao; tả cử chỉ: lao xao, ghế trên ngồi tót sỗ sàng…; kết hợp với sự
tưởng tượng của HS để viết thành văn xi.
*Bài tập 3: Cho đề bài: Một câu chuyện trên đường phố ám ảnh em mãi.
a) Hãy xây dựng dàn bài cho bài văn.
b) Viết phần mở bài, đoạn giới thiệu nhân vật chính và phần kết bài (kết hợp miêu tả)
@ Gợi ý: Đó là câu chuyện gì? Xảy ra vào lúc nào? với ai? Ở đâu? Sự việc đáng nhớ là
gì? Ám ảnh em như thế nào? Em đã làm gì trong sự việc đó? Kết thúc sự việc như thế
nào? Suy nghĩ của em về sự việc đó?
 Học sinh dựa trên các gợi ý trên để viết đoạn mở bài, đoạn giới thiệu nhân vật chính và
kết bài (chú ý kết hợp miêu tả)
 Nguyễn Đại Hồng   15
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
***** TUẦN : 8- TIẾT : 8 ***** NS : 6/10/10 ***** ND : 9/10/10 ******
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ


**************
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS nắm được:
- Vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong bài văn tự sự là làm cho bài văn tự sự được sinh

động hơn (khắc họa được tâm lí nhân vật rõ nét hơn).
- Biết sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm thích hợp vào thực hành làm văn tự sự.
II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Giúp HS ơn lại lý thuyết và vận dụng thực hành bài tập.
III/ TÀI LIỆU : SGK, SGV9, tập 1, Sách giúp hs học tốt NV 9, Thực hành NV 9,…
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1/ Kiến thức cơ bản : GV u cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học trong
SGK(tr. 117), sau đó GV chốt lại.
2/ Luyện lập : cho Hs vận dụng kiến thức vừa học để thực hành làm bài tập
*Bài tập 1: Trong Truyện Kiều có một cảnh dòng suối và cây cầu, trong buổi chiều
Thanh minh được tả đến hai lần:
a) Lúc Th Kiều gặp mộ Đạm Tiên: Nao nao dòng nước uốn quanh/ Dịp cầu nho nhỏ
cuối ghềnh bắc ngang.
b) Khi Kiều và Kim Trọng tạm biệt sau cuộc gặp gỡ tình cờ: Dưới cầu nước chảy trong
veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Vẻ đẹp của hai câu thơ sau có gì khác với vẻ đẹp của hai câu thơ trước?
@ Gợi ý : a) Khi Th Kiều cùng hai em đi tảo mộ, trên đường trở về nhà thì gặp cảnh
đó. Thiên nhiên mùa xn thì vẫn đẹp, nhưng khi chuẩn bị dẫn đến cảnh ngơi mộ khơng
hương khói (Sè sè nấm đất bên đường/ rầu rầu ngọn cỏ, nửa vàng nửa xanh) thì cảnh gợi
buồn. Cách tả như vậy biểu lộ tâm trạng con người như thế nào? ( phân tích từ nao nao,
hình ảnh dịp cầu nho nhỏ ở tận cuối ghềnh)
b) Cũng chính tại đây một lúc sau, Kiều gặp Kim Trọng lần đầu. Họ chưa nói gì
với nhau, mà tình trong như đã, mặt ngồi còn e. Cho nên cảnh cũng gợi buồn nhưng khác
nỗi buồn ở cảnh trên như thế nào?
Hãy so sánh cách tả nước ở (b) với (a) và nhất là hình ảnh tơ liễu bóng chiều thướt tha,
chú ý cách dùng từ tơ liễu (khơng phải cây liễu).
*Bài tập 2: Hãy tìm trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (sgk/tr. 97) một số chi
tiết tả ngoại hình nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật và một số chi tiết tả ngoại hình
để biểu hiện nội tâm nhân vật. Hãy phân tích tác dụng của các chi tiết đó.
@ Gợi ý : Các chi tiết (ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao và nhất là cử

chỉ ghế trên ngồi tót sổ sàng có thể giúp người đọc nhận biết những gì về bản chất nhân
vật Mã Giám Sinh? Còn 6 câu sau tả Kiều, trước hết qua dáng điệu mà nhận biết được nỗi
lòng nàng như thế nào?
*Bài tập 3: Khi làm bài văn: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật ni mà em
u thích, một bạn đã kể việc để lạc mất chú chó u như sau:
Mải xem bác ấy nặn con gà trống, em qn mất Mi-lu. Lát sau quay lại chẳng thấy nó
đâu. Em vội vàng đi tìm khắp cơng viên mà vẫn khơng thấy. Mãi sau, đang nhớn nhác gọi,
em thấy nó trong cái vườn nhỏ, đang loay hoay tìm lối ra.
 Nguyễn Đại Hồng   16
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN  GIÁO ÁN TỰ CHỌN – 9 ***** NH : 2010- 2011
Theo em, vì sao cách kể của bạn chưa phong phú và thiếu hấp dẫn? Em hãy viết lại
đoạn văn trên cho sinh động hơn.
@ Gợi ý : Đoạn văn thiếu yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật. Có thể tả nỗi lo lắng của mình
khi đi tìm con chó, khi thấy Mi-lu đang tìm lối ra khỏi vườn ; có thể tả tâm trạng vừa giận
vừa thương vừa mừng của em….
 HS dựa vào gợi ý trên để viết đoạn văn.
*********************
 Nguyễn Đại Hoàng   17

×