Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

giáo án dạy phụ đạo ngữ văn lớp 11 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.02 KB, 33 trang )

TUẦN 26 - PHỤ ĐẠO 19,20
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
(Bài tập 1,2,3,4 SBT Ngữ Văn)
A. Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS nắm được đặc điểm loại hình của Tiếng Việt và mối quan hệ gần gũi giữa
Tiếng Việt với các ngôn ngữ có cùng loại hình.
- Biết vận dụng các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc dùng từ, đặt câu đúng
qui tắc ngữ pháp.
- Củng cố, ôn tập kiến thức về nguồn gốc Tiếng Việt
- Giáo dục thái độ trân trọng và ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11
- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại, nêu vấn đề
bằng hệ thống câu hỏi gợi mở và thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm của loại hình tiếng Việt?
Đáp án:
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.
- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.
- Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
2. Từ không biến đổi hình thái. Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu
thị ý nghĩa ngữ pháp.
3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước
sau và sử dụng các hư từ. Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu
cũng thay đổi.
3. Bài mới:


A. PHẦN LÝ THUYẾT
Nhắc lại những đặc điểm của loại hình tiếng Việt
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.
- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.
- Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
2. Từ không biến đổi hình thái. Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu
thị ý nghĩa ngữ pháp.
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước
sau và sử dụng các hư từ. Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu
cũng thay đổi.
B. PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 1: trang 58, SGK
Trả lời
Có thể rút ra nhận xét, các từ ngữ đó đều không thay đổi hình thái (hình thức âm
thanh) mặc dù chức vụ ngữ pháp của nó đã thay đổi
Nụ tầm xuân(1): Bổ ngữ
Nụ tầm xuân (2): Chủ ngữ.
Bến(1):Bổ ngữ.
Bến (2):Chủ ngữ
Trẻ(1):Bổ ngữ /Trẻ (2): Chủ ngữ
Già(1):Bổ ngữ/Già (2):Chủ ngữ.
Bống (1): Định ngữ.
Bống (2)(3)(4):Bổ ngữ.
Bống (5)+(6):Chủ ngữ.
Bài tập 2: Lựa chọn nội dung thể hiện đúng và đầy đủ các đặc điểm của loại hình
tiếng Việt.
a. Tiếng việt là thứ tiếng đơn âm, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện củ yếu nhờ phương
thức trật tự từ và hư từ.

b. Tiếng Việt không có trọng âm từ, âm tiết là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi
hình thái.
c. Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập với ba đặc trưng cơ bản: âm tiết là đơn vị
cơ sở, từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ phương thức
trật tự từ và hư từ.
d. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, từ không biến đổi hình thái.
Trả lời
Đáp án C là đáp án chính xác, thể hiện được đầy đủ các đặc trưng loại hình của
tiếng Việt.
Bài tập 3: Phân tích đặc điểm loại hình của tiếng Việt thể hiện ở những câu sau:
a. Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu
Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò
b. Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
c. Ta về, mình có nhớ ta …
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
Trả lời
a. Đặc điểm của loại hình tiếng Việt được thể hiện trong hai vế đối
- Mỗi âm tiết đều có nghĩa và là một từ đơn
- Từ không đổi hình thái : từ đậu
1
là động từ, từ đậu
2
là danh từ nhưng không
khác nhau về hình thức. (tương tự ở từ bò ở câu 2)
- Các từ ruồi, kiến là chủ ngữ nên đặt trước động từ đậu, bò. Các từ mâm xôi,
đĩa thịt là phụ ngữ nên đặt sau động từ đậu, bò.
- Các từ mâm xôi và đĩa thịt ở hai câu tuy khác nhau về chức vụ ngữ pháp và ý

nghĩa ngữ pháp nhưng hình thức âm thanh thì không khác nhau.
b. Trong câu này có ba từ gồm hai âm tiết (mười lăm, thiết tha, mặn nồng),
những từ còn lại mỗi âm tiết là một từ đơn.
- Cả hai từ Mình đều làm chủ ngữ nên đặt trước động từ về, nhớ, từ ta làm vị
ngữ nên đặt sau động từ (vị ngữ) nhớ.
c. Cách làm tương tự ở ý a
Bài tập 4.
Trả lời
Lần lượt thêm các hư từ là :
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn qua đi
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Bài tập 5
Trả lời
- Trong văn học Trung đại dưới thời Nguyễn Du, từ Rằng có thể là động từ
(nghĩa tương đương từ nói), có thể là hư từ (nghĩa tương đương từ là)
- Từ thôi có thể là động từ (nghĩa là chấm dứt không làm một việc gì nữa) và là
hư từ (nghĩa chỉ một thái độ từ chối)
- Như vậy có thể xác định được trong đoạn thơ có các hư từ là : thôi
1
, thì
1
, thì
2
,
không
1
, không
2

, rằng
3
, cũng.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Soạn bài mới :
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM



TUẦN 26 – BS4
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
(Hướng dẫn các thao tác cụ thể để bình luận một vấn đề)
A. Mục đích yêu cầu.
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
- Giúp HS nắm được thao tác lập luận bình luận
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11
- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại, nêu vấn đề
bằng hệ thống câu hỏi gợi mở và thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
3. Bài mới:
A. PHẦN LÝ THUYẾT
Bình luận là nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc, người nghe tán đồng với
nhận xét đánh giá bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống và

trong văn học.
B. PHẦN BÀI TẬP
Đề bài : “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch.”
1. Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: bình luận về vấn đề xã hội
- Nội dung: lời ăn tiếng nói của học sinh thanh lịch, văn minh
- PPNL: CM, PT, BL …
- PVTL: trong cuộc sống hằng ngày, trường học
2. Lập dàn ý
- Trong giáo tiếp giữa con người với con người, 1 quy tắc đòi hỏi chúng ta phải thực
hiện là nói lời "cám ơn" và sau đó là "cám ơn"
- Đối với lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh thanh lịch nói lời "cám ơn" còn
chứng tỏ sự hiểu biết và nếp sống có văn hoá trong giao tiép hằng ngày
- Cần tập làm quen với lời "cám ơn" và biết "cám ơn" vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng
ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử
3. Tiến trình lập luận
- Bước 1: nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
- Bước 2: đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
- Bước 3: bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
4. Triển khai viết bài
Đặt vấn đề trực tiếp
Vấn đề cần quan tâm của tuổi trẻ học đường là xây dựng phong cách văn hóa.
Một trong những nội dung cần rèn luyện, cần phải tập trung “là lời ăn tiếng nói của một
học sinh văn minh, thanh lịch”.
Giải quyết vấn đề:
 Chỉ ra vấn đề cần bình luận là gì?
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
Rèn luyện lời ăn tiếng nói để đảm bảo lối sống văn minh thanh lịch là yêu cầu bức xúc
hiện nay.

 Khẳng định vấn đề: Đúng
 Mở rộng vấn đề?
+ Tại sao rèn luyện lời ăn tiếng nói hàng ngày để đảm bảo lối sống văn minh thanh lịch
là yêu cầu bức xúc hiện nay? (Thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày, yêu cầu về giao
tiếp, những đòi hỏi về văn hóa ứng xử trong thời kỳ hội nhập, phát huy bản sắc, truyền
thống văn hóa của cha ông từ ngàn xưa để lại - chứng minh bằng một số dẫn chứng tiêu
biểu như giúp đỡ người già yếu, tàn tật, nói lời cảm ơn, giúp đỡ bạn khi gặp khó
khăn )
+ Làm thế nào để rèn luyện lối sống văn hóa (Mỗi người phải có ý thức rèn luyện cả tập
thể rèn luyện. Gia đình từ người trên đến người dưới đều rèn luyện, sao cho tất cả đều
trở thành nếp sống trong xã hội. Trước khi nói phải xác định: Nói cho ai nghe, nói với
ai? Nói ở đâu? nói trong trường hợp nào? Nói những gì và nói như thế nào? Khi ngồi ăn
phải nhớ “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Không ngừng đấu tranh phê bình những
người thực hiện chưa tốt).
 Nêu ý nghĩa vấn đề
Kết thúc vấn đề
 Liên hệ tới cuộc sống hiện tại
 Ý thức trách nhiệm của bản thân
Viết một luận điểm trong phần thân bài:
- Tại sao chúng ta phải rèn luyện phong cách học sinh văn minh, thanh lịch.
Thực tiễn hàng ngày diễn ra xung quanh ta biết bao vấn đề mà những ai có lối
sống văn hóa không thể nào không quan tâm. Bên cạnh những cử chỉ, lời nói có văn
hóa, lịch sự còn có cách nói thô tục, mở miệng là “đù mẹ”, “đù cha”. Nói thế, họ có biết
đã xúc phạm tới người sinh ra mình như thế nào? Lại có cách gọi thật buồn về bố, mẹ
hoặc thầy, u - là những từ đã đi sâu vào tiềm thức của người Việt Nam bao đời. Ông
cha truyền cho con cháu cũng bằng những tiếng ấy. Đứa trẻ học nói cũng bắt đầu từ
những tiếng ấy. Vậy mà khi lớn lên ta lại gọi các bậc sinh thành bằng “ông bô”, “bà
bô”, “cụ khốt” nghe lạ lẫm mà chẳng lọt vào lỗ tai chút nào. Lẽ nào, một dân tộc đã
chiến đấu và chiến thắng những kẻ thù lớn, đã từng chinh phục những nền văn minh lớn
của châu Âu, châu Mỹ lại không thể chứng minh vẻ đẹp của văn hóa? Một dân tộc đã

có 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước tất phải có nền văn hóa lâu đời. Chẳng lẽ
ngày nay lớp con cháu chúng ta lại làm mất đi vẻ đẹp ấy. Hội nhập kinh tế toàn cầu là
điều kiện để ta tiếp thu nền văn minh nhân loại. Chỉ có thể học được cái tốt khi mình có
ý thức tốt. làm sao để bè bạn khắp nơi hiểu ta hơn vì sự văn minh và thanh lịch.
Đoạn văn trên nằm ở bước ba: Mở rộng vấn đề. Có ba cách mở rộng. Đây là một
trong ba cách ấy. Mở rộng bằng thao tác giải thích và chứng minh để người đọc, người
nghe hiểu tại sao phải rèn luyện phong cách học sinh văn minh, thanh lịch. Có mấy ý:
+ Căn cứ vào thực tiễn hằng ngày của cuộc sống xung quanh ta.
+ Truyền thống của dân tộc
+ Hội nhập kinh tế toàn cầu.
Tất cả đòi hỏi mỗi cá nhân, nhất là tuổi trẻ học đường cần rèn luyện.
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Soạn bài mới :
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM



TUẦN 26 – PĐ21
TIỂU SỬ TÓM TẮT
(Bài tập 1,2 SBT trang 35)
A. Mục đích yêu cầu.
Giúp học sinh:
1. Nắm được mục đích, yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt.
2. Biết cách viết một văn bản tiểu sử túm tắt.
3. Có ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và thận trọng khi viết văn bản tiểu sử tóm
tắt.
B. Phương tiện thực hiện.
- Sách giáo khoa văn 11

- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng
hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy nêu các bước để viết tiểu sử tóm tắt
Đáp án:
Các bước viết tiểu sử tóm tắt:
+ Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi
nhân chứng
+ Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu.
+ Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản.
+ Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đó viết.
3. Bài mới:
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Khái niệm: Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung
thực những nột cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đú.
2. Các bước viết tiểu sử tóm tắt
+ Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ,
hỏi nhân chứng
+ Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu.
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
+ Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản.
+ Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đó viết.
B. PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 1.

Trả lời
Không phải trường hợp nào cũng cần thiết và phù hợp với việc viết tiểu sử tóm
tắt. Các phương án cụ thể.
a. Giới thiệu, thuyết minh
b. Viết sơ yếu lý lịch
c. Tiểu sử tóm tắt
d. Giới thiệu, thuyết minh
e. Điếu văn
Bài tập 2
Hướng dẫn tổ chức các hoạt động
- Học sinh đọc kỹ đoạn trích và rút ra nội dung chính của văn bản (15 phút)
- Đối chiếu với bố cục các phần của một văn bản tiểu sử tóm tắt
* Kết luận: Đây là một bài giới thiệu, chứ tác giả không có ý định làm một bản
tiểu sử tóm tắt.
* Dựa vào các thông tin có trong văn bản, Học sinh viết thành một bản tiểu sử
tóm tắt về nhà văn Tú Xương.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Soạn bài mới :
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM



TUẦN 27 – NC4
LUYỆN TẬP
(Viết lại bài văn theo thao tác lập luận bình luận)
A. Mục đích yêu cầu.
Giúp học sinh:
Rèn luyện kỹ năng làm văn bình luận của học sinh.
B. Phương tiện thực hiện.
- Sách giáo khoa văn 11

- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề
D. Tiến trình giờ học.
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn.
3. Bài mới:
I. PHẦN LÝ THUYẾT
Nhắc lại mục đích – yêu cầu của thao tác bình luận
* Mục đích:
- Bình luận nhằm đề xuất ý kiến nhận xét đánh giá giúp người đọc, người nghe hiểu, tán
đồng với mình về một hiện tượng, vấn đề nào đó.
* Yêu cầu:
- Đứng trước một tình huống có vấn đề nảy sinh nhu cầu bình luận.
- Ý kiến đưa ra bình luận phải thực sự thuyết phục, lôi cuốn người đọc, người nghe.
- Phải có kĩ năng bình luận.
II. PHẦN BÀI TẬP (Nghị luận một vấn đề xã hội)
Đề bài: Suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện Karaoke và Internet trong một
bộ phận giới trẻ hiện nay.
* Học sinh viết bài văn bình luận dựa theo gợi ý dưới đây.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
+ Giải thích:
- Nghiện
- Karaoke
- Internet
+ Vai trò, ý nghĩa của Karaoke và Internet đối với đời sống của con người, nhất là của
giới trẻ.

- Bối cảnh xã hội: kỉ nguyên của công nghệ.
- Vai trò của Karaoke: giải toả căng thẳng, liên kết bạn bè.
- Ý nghĩa của Internet: pho tri thức đồ sộ, bách khoa toàn thư về mọi lĩnh vực; công cụ
và phương pháp học tập hữu hiệu; cung cấp những tiện ích giảm thiêủ thời gian cho con
người (mua sắm, kết nối); giải trí…
+ Thực trạng nghiện Karaoke và Internet ở một bộ phận giới trẻ.
+ Tác hại của việc nghiện Karaoke và Internet:
- “Đánh cắp” thời gian của chính mình.
- Ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển nhân cách và tâm hồn.
+ Phương hướng khắc phục.
+ Liên hệ bản thân.
* Giáo viên thu bài, đánh giá cho điểm, ghi nhận xét để giúp học sinh khắc
phục những sai sót.
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Soạn bài mới :
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM



TUẦN 27 – PĐ 22,23
TÔI YÊU EM (PUSKIN)
(Bài tập 1,2,3 SBT Ngữ Văn trang 41)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế cả về nội dung và hình
thức của bài thơ. Qua đó thầy được sự cao thượng, chân thành, vị tha… của nhân vật
trữ tình.
- Biết làm bài văn phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.
- Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.

B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm. Phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn
đề bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tôi yêu em”
Đáp án:
- Bài thơ tình đặc sắc, bộc lộ một tình yêu riêng tư, sôi nổi, chân thành, cao thượng của
nhân vật trữ tình, một tình yêu âm thầm của một trái tim thủy chung.
- Đề cao phong cách tình yêu : Chân thành đằm thắm mà không thô thiển mù quáng,
thiết tha say sưa mà vẫn tỉnh táo và cao thượng.
- Bài thơ thể hiện rõ tài năng điêu luyện của một mặt trời thơ Nga. Puskin xứng đáng
với tên gọi thân yêu của công chúng Nga: Nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu.
3. Bài mới.
A. PHẦN LÝ THUYẾT
Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Bài thơ tình đặc sắc, bộc lộ một tình yêu riêng tư, sôi nổi, chân thành, cao thượng của
nhân vật trữ tình, một tình yêu âm thầm của một trái tim thủy chung.
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
- Đề cao phong cách tình yêu : Chân thành đằm thắm mà không thô thiển mù quáng,
thiết tha say sưa mà vẫn tỉnh táo và cao thượng.
- Bài thơ thể hiện rõ tài năng điêu luyện của một mặt trời thơ Nga. Puskin xứng đáng
với tên gọi thân yêu của công chúng Nga: Nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu.
B. PHẦN BÀI TẬP

Bài tập 1:
Gợi ý trả lời
Tình yêu của PUSKIN giành cho người mình là đơn phương nhưng chân
thành
* Tình yêu đơn phương
- Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong tác phẩm thật đăc biệt. Lý trí muốn chối
bỏ, tình yêu lại tuôn trào : Ngọn lửa tình / không muốn bận lòng. Vậy là tình thế trong
bài thơ là tình yêu đơn phương.
- Mệnh đề Tôi yêu em xuất hiện ngay từ đầu bài thơ cho ta thấy đây diễn tả tình
cảm của tôi yêu em, chứ không phải là chúng ta đã yêu nhau, mối tình của chúng ta …
Và ở câu thơ thứ 7 lại lặp lại một lần nữa tạo nhịp kết thúc cho câu chuyện tình yêu.
Mệnh đề tôi yêu em cho thấy tính chất một chiều, đơn phương trong tình yêu.
* Tình yêu chân thành, cao thượng
- Nhân vật trữ tình tuyên bố một kiểu yêu cao thượng, chân thành: Tình yêu là tự
nguyện, là hiến dâng, là hi sinh. Nhận sự thua thiệt, chỉ mong cho người mình yêu hạnh
phúc.
Bài tập 2:
Gợi ý trả lời
Khẳng định đó là tình yêu đầy vị tha, đơn phương, sôi nỗi, chân thành. Cần phân
tích các ý sau:
- Tôi yêu em…đến nay…ngọn lửa tình chưa tàn phai. Bày tỏ quan điểm chân
thành, giọng điệu trầm lắng, dè dặt, ngập ngừng, cách nói không hoa mĩ, giản dị trong
cách diễn đạt để nhằm khẳng định: tình yêu chưa hoàn toàn tắt lụi trong tôi.
- Tình yêu ấy trước kia điên dại, mê say, đến bây giờ vẫn âm thầm cháy trong
tim.
- Lý trí muốn chối bỏ, tình yêu lại tuôn trào : Ngọn lửa tình / không muốn bận
lòng. Vậy là tình thế trong bài thơ là tình yêu đơn phương.
- Nhân vật trữ tình tuyên bố một kiểu yêu cao thượng: Tình yêu là tự nguyện, là
hiến dâng, là hi sinh. Nhận sự thua thiệt, chỉ mong cho người mình yêu hạnh phúc.
Bài tập 3:

Gợi ý trả lời
Thái độ ứng xử có văn hóa trong tinh yêu được thể hiện
- Nhân cách của nhân vật trữ tình được bộc lộ ở hai câu thơ cuối : Yêu chân
thành đằm thắm/ cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
 Câu thơ hay nhất, sáng tươi sau bao sóng gió, tình yêu ấy vẫn vẹn nguyên dù
bao đau khổ.
- Câu thơ cuối bất ngờ xuất hiện nhân vật thứ 3 trong bài thơ : Cầu em…người
tình : Cách nói đẩy ra, kéo vào, từ chối mà khẳng định. Không yêu được vẫn chúc phúc
cho người yêu. Coi hạnh phúc của người yêu là hạnh phúc của mình.
Một tình yêu cao thượng, bao dung, nó vượt qua thói ích kỷ tầm thường hàng
ngày, tình yêu
chỉ cho mà không hề nhận.
 Đây chính là vẻ đẹp và văn hóa trong tình yêu.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Soạn bài mới :
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM



TUẦN 27 – PĐ 24
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
(Bài tập 1,2,3 SBT trang 43)
A. Mục đích yêu cầu.
Giúp học sinh:
1. Nắm được mục đích, yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt.
2. Biết cách viết một văn bản tiểu sử tóm tắt.
3. Có ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và thận trọng khi viết văn bản tiểu sử tóm
tắt.

B. Phương tiện thực hiện.
- Sách giáo khoa văn 11
- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng
hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Yêu cầu của một tiểu sử tóm tắt là gì?
Đáp án:
- Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới: phải ghi cụ
thể, chính xác những số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật.
- Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sư tóm tắt.
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
- Văn phong cần cô đọng, trong sáng, giản dị, không sử dụng các biện pháp tu
từ, phương thức chủ yếu là thuyết minh.
3. Bài mới:
I. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
- Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới: phải ghi cụ
thể, chính xác những số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật.
- Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sư tóm tắt.
- Văn phong cần cô đọng, trong sáng, giản dị, không sử dụng các biện pháp tu
từ, phương thức chủ yếu là thuyết minh.
2. Cách viết tiểu sửu tóm tắt
+ Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi
nhânn chứng

+ Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu.
+ Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản.
+ Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đó viết.
II. PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 1
Gợi ý trả lời
- Văn bản trên đã giúp người đọc hiểu được những nét chính về cuộc đời của nhà
thơ Ta-go
- Giới thiệu về tư tưởng và thành tựu hoạt động nhiều mặt của Ta-go
- Tuy nhiên văn bản vẫn chưa làm hiện lên trước mặt người đọc gương mặt nổi
bật của Ta-go với tư cách là một nhà thơ vĩ đại.
(Học sinh tham khảo thêm các văn bản trong sách bài tập)
Bài tập 2
Học sinh viết một bản tiểu sử khoảng 15 dòng và một bản khoảng 30 dòng về
một tác giả văn học, hoặc một nhân vật nào đó mà em biết. Làm tại lớp.
Học sinh tham khảo bài viết sau:
TÓM TẮT TIỂU SỬ XUÂN DIỆU
Xuân Diệu họ Ngô (Ngô Xuân Diệu) sinh năm 1916, mất năm 1985. Ông thân
sinh của thi sĩ là một nhà nho, quê xã Trào Nha (nay là xã Ðại Lộc), huyện Can Lộc
tỉnh Hà Tĩnh. Ông đồ Nghệ vào dạy học ở tỉnh Bình Ðịnh, lấy bà vợ hai người vạn
(nghề đánh cá) ở Gò Bối, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước và sinh ra Xuân Diệu
(2/2/1916).
Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn. Ở đây ông học hết bậc Thành Chung (Trung
học Cơ sở) sau đó ra Hà Nội, rồi vào Huế học tiếp. Tốt nghiệp tú tài (PTTH), ông đi
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
dạy tư và làm viên chức một thời gian (Sở Ðoan Mỹ Tho, Nam bộ), nhưng chủ yếu hoạt
động văn học.
Xuân Diệu có thơ đăng báo từ năm 1935, 1936. Ông nổi tiếng như một " nhà thơ
mới nhất" và đầy tài năng từ năm 1937, nhất là từ khi xuất bản "Thơ thơ" (1938) và tập

" Phấn thông vàng" (1939).
Xuân Diệu tham gia Mặt trận Việt Minh từ trước cách mạng tháng Tám 1945.
Từ đó, cuộc đời ông gắn bó với cách mạng và nền văn học cách mạng. Ông từng là đại
biểu Quốc hội, Uỷ viên Ban hành Hội văn nghệ Việt Nam, phụ trách báo chí, phát
hành Tất nhiên, đóng góp lớn nhất của Xuân Diệu đối với đất nước vẫn là với tư cách
một nhà thơ, nhà văn. Xuân Diệu xứng đáng được xem là một là nghệ sĩ lớn, một nhà
văn hoá lớn. Năm 1983, ông được bầu làm Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật
Cộng hoà dân chủ Ðức.
Giáo viên tổng kết, đánh giá
Bài tập 3
Học sinh làm bài ở nhà, kiểm tra ở tiết sau
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Soạn bài mới :
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM



TUẦN 28 - BS5
LUYỆN TẬP
(Viết bài Nghị luận về một vấn đề xã hội)
A. Mục đích yêu cầu.
Giúp học sinh:
1. Nắm được mục đích, yêu cầu của văn bài nghị luận vần một vấn đề xã hội
2. Có ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và viết được một bài bình luận về vấn đề xã
hội đang xảy ra.
B. Phương tiện thực hiện.
- Sách giáo khoa văn 11
- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành.

- Phương pháp tái hiện, đàm thoại
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn.
3. Bài mới:
I. PHẦN LÝ THUYẾT
Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng xã hội
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa đối với
xã hội.
- Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại, chỉ ra
nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết.
- Ngoài việc vận dụng các thao tác lập luận phân tích so sánh, bác bỏ, bình luận…
người viết cần diễn đạt giản dị ngắn gọn, sáng sủa nhất là phần nêu cảm nghĩ của riêng
mình.
II. PHẦN THỰC HÀNH
Học sinh chọn một trong hai đề và viết một bài văn hoàn chỉnh trong thời gian 45
phút. (dựa theo gợi ý)
ĐỀ 1: "Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống
lại tai ương của số phận". (Euripides). Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên?
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI
1. Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
Giải thích câu nói:
"Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại
tai ương số phận ?" Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ
gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần
nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?"
- Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là: Vai trò, giá trị của gia đình đối với con người.
2. Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:

+ Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to
lớn từ truyền thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống).
+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che,
giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
3. Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Khẳng định câu nói đúng. Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của
gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con
người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác. Bởi
trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở
che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người
hữu ích của xã hội.
+ Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia
đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi
người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia
đình, thói gia trưởng
ĐỀ 2:
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
Anh (chị) nghĩ như thế nào về câu nói: "Đời phải trải qua giông tố nhưng không
được cúi đầu trước giông tố" (Trích Nhật kýĐặng Thuỳ Trâm)
GỢI Ý LÀM BÀI
1. Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi
đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
2. Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
3. Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão

táp, sống thật đẹp và hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan ,
thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải
luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà
đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy
vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Soạn bài mới :
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM



TUẦN 28 – PĐ 25+26
NGƯỜI TRONG BAO
(Bài tập 3,4 SBT Ngữ Văn trang 47)
A. Mục đích yêu cầu.
- Hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống thu mình vào trong bao
của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỷ XIX.
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; xây dựng biểu tượng và
nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học
- Máy chiếu
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
- Phương pháp phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề qua hình thức trao đổi

thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Ý nghĩa hình tượng “cái bao” trong tác phẩm là gì?
Đáp án:
- Nghĩa gốc: Vật hình túi (hộp) dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hoá
- Nghĩa chuyển: Lối sống và tính cách của Bêlicốp
=> Kiểu người, lối sống thu mình trong bao – cuộc sống trói buộc, tù hãm, đối
với nhân dân Nga, tri thức Nga cuối thế kỷ 19.
3. Bài mới.
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Ý nghĩa hình tượng “cái bao” trong tác phẩm
- Nghĩa gốc: Vật hình túi (hộp) dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hoá
- Nghĩa chuyển: Lối sống và tính cách của Bêlicốp
=> Kiểu người, lối sống thu mình trong bao – cuộc sống trói buộc, tù hãm, đối
với nhân dân Nga, tri thức Nga cuối thế kỷ 19.
2. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm
- Lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao. Lối sống trong bao và tác hại của nó đối
với hiện tại và tương lai nước Nga.
- Lời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể
sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ.
B. PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 3:
Gợi ý trả lời:
Lối sống trong bao theo kiểu Bê-li-cốp là sản phẩm của xã hội Nga thế kỷ XIX,
kho nước Nga chuyển mình bước vào thời kỳ phát triển TBCN.
Lối sống ấy có nhiều dạng biểu hiện khác nhau. Sau đây là một số câu tục ngữ,
thành ngữ miêu tả cho lối sống đó:
+ Mũ ni che tai

+ Co ốc nằm co
+ Co vòi, rụt cổ
+ Nhát như cáy
+ Nhát như thỏ đế
+ Rùa rụt cổ …
Bài tập 4:
Có thể phân tích hình cảnh “cái bao” mà Sê-khốp xây dựng qua các cấp độ sau
đây:
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
a. Hình ảnh “cái bao” qua các vật dụng hang ngày của Bê-li-cốp
Tác giả đã liệt kê nhiều chi tiết cho thấy các vật dụng hang ngày của Bê-li-cốp
đều mang tính chất “bao”, đều được bao bọc: cái ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao …Bản
than hắn được đạt trong cái bao đặc biệt (cái áo cổ bành)
b. Hình ảnh cái bao qua công việc hàng ngày.
Nhiệm vụ hàng ngày của Bê-li-cốp là giảng dạy tiếng Hy-lạp cổ. Hắn chán thực
tại nên tìm cách quay về quá khứ, ngợi ca quá khứ, ngợi ca những cái không có thật.
Tất cả những điều đó cũng tạo ra một loại bao bì đặc biệt.
c. Hình ảnh cái bao thường trực trong tư tưởng.
- Hắn luôn có một nỗi sợ hãi “sợ nhỡ ra có chuyện gì” nên hắn ngại tiếp xúc,
ngại va chạm, bảo thủ và không chấp nhận cái mới…
- Hình ảnh cái bao tạo ra một lối sông thu mình, có thể nói đó là ích kỷ => ảnh
hưởng tiêu cực đến xã hội => lối sống ấy tạo một không khí cuộc sông ngột ngạt.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Soạn bài mới :
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM



TUẦN 28 – PĐ 28

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
(Bài tập 1,2 SGK trang 70)
A. Mục đích yêu cầu.
Giúp HS :
- Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.
- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.
- Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học
- Máy chiếu
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết giảng kết hợp so sánh, nêu vấn đề qua hình
thức trao đổi thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở soạn.
- Câu hỏi: Yêu cầu của thao tác bình luận là gì?
Đáp án:
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
- Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.
- Lập luận để khẳng được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.
3. Bài mới
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Phân biệt thao tác bình luận với giải thích và chứng minh
- Bình luận: Đề xuất và thuyết phục người đọc tin, tán đồng với ý kiến(đề xuất)
của mình về một vấn đề nào đó.

- Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó.
- Chứng minh: Dùng dẫn chứng và lí lẽ khiến người đọc tin một vấn đề nào đó.
2. Các yêu cầu của thao tác bình luận
- Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.
- Lập luận để khẳng được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.
B. PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 1.
Kiểu bài bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích
với chứng minh. Vì:
+ Mục đích của ba kiểu bài này hoàn toàn khác nhau
+ Bản chất của bình luận là tranh luận về vần đề mà tất cả người tham gia bình luận đều
đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề đó.
Bài tập 2:
a. Trong văn bản CÓ sử dụng thao tác lập luận bình luận VÌ:
- Người viết có đánh giá mức độ thảm khốc của TNGT và nguyên nhân gây ra
thảm khốc đó
- Người viết bàn luận về mối quan hệ giữa TNGT với sự tổn hại trong LLSX …
Sau đó người viết còn đề cập đến các biện pháp khác phục
b. Các căn cứ để xác định một đoạn văn có sử dụng thao tác bình luận:
- Bình luận phải trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận. - Khi bình
luận lập luận để khẳng được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.
- Bình luận là phải bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết
phục.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Soạn bài mới :
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ




TUẦN 29 – NC5
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
(Chuyên đề về phương pháp làm bài NLXH)
A. Mục đích yêu cầu.
Giúp HS :
- Vận dụng các thao tác lập luận vào làm bài NLXH
- Nhận diện dễ dàng và rèn luyện kỹ năng làm bài văn NLXH
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học
- Máy chiếu
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết giảng kết hợp so sánh, nêu vấn đề qua hình
thức trao đổi thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở soạn.
3. Bài mới
A. CÁCH LÀM BÀI NLXH
Khi bắt gặp 1 đề NLXH, các em phải tự đặt ra cho mình 2 câu hỏi và phải tự trả
lời 2 câu hỏi ấy:
1. Đề yêu cầu nội dung nghị luận về chủ đề gì?
2. Thao tác nghị luận chính dùng để nghị luận trong quá trình viết để đáp
ứng yêu cầu của đề là gì?
* Các chủ đề quen thuộc của văn nghị luận XH:
- Đạo dức - nhân sinh.
- Tư tưởng văn hoá.

- Lịch sử.
- Kinh tế.
- Chính trị.
- Địa lý, môi trường.
* Các thao tác chính hay dùng: Chứng minh, Giải thích, Bình luận.
- Về mặt kiến thức: buộc các em phải tự trang bị, vì không có 1 loại biện pháp
vạn năng giúp nhét kiến thức vào đầu các em, mà đó phải là 1 quá trình tích luỹ dần
dần, đồng thời phải có ý thức học kiến thức trên nhà trường 1 cách đầy đủ.
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
- Về phương pháp: thường yêu cầu các em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu:
giải thích, chứng minh hay bình luận.
1. Giải thích:
Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa
bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu
được khi chúng còn đang mơ hồ.
Có thể tuân theo 3 bước như sau:
+ Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói. (giải thích)
+ Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy? (tại sao)
+ Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn? (để làm gì)
2. Chứng minh: Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ.
Sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
+ Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
+ Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
+ Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.
3. Bình luận: Đây là thao tác có tính tổng hợp, phần việc quan trọng nhất là bình luận -
phần mở rộng vấn đề.
Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến
diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:
- Hoàn toàn nhất trí.

- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)
- Không chấp nhận. (bác bỏ)
Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn
diện hơn, triệt để hơn.
Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực
tế cuộc sống.
B. BỐ CỤC MỘT BÀI VĂN NLXH
- Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.
- Thân bài:
+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)
+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)
+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)
- Kết bài: Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).
=> Khi làm bài, chúng ta phải rất linh hoạt, tránh cái nhìn phiến diện 1 chiều, và
không bị sa bẫy vào những câu nói nghe có vẻ tưởng chừng đúng nhưng lại còn tồn tại
những cách hiểu lệch lạc, chưa đúng đắn. Bằng vốn tri thức, vốn sống của bản thân ta
tìm ra cách hiểu đúng đắn nhất, rồi từ đó bằng lập luận, lý lẽ và dẫn chứng, ta lôi cuốn
mọi người đồng ý, đồng tình với cách đánh giá, lời bàn của ta 1 cách bị chinh phục.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Soạn bài mới :
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM



TUẦN 29 – PĐ 28+29
THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
(Bài tập 1,2,3,4 SBT Ngữ văn trang 51+52)

A. Mục đích yêu cầu.
Giúp HS :
- Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.
- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.
- Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học
- Máy chiếu
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết giảng kết hợp so sánh, nêu vấn đề qua hình
thức trao đổi thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở soạn.
- Câu hỏi: Em hãy phân biệt thao tác lập luận bình luận với các thao tác giải thích và
chứng minh.
Đáp án:
- Bình luận: Đề xuất và thuyết phục người đọc tin, tán đồng với ý kiến(đề xuất) của
mình về một vấn đề nào đó.
- Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó.
- Chứng minh: Dùng dẫn chứng và lí lẽ khiến người đọc tin một vấn đề nào đó.
3. Bài mới.
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Phân biệt thao tác bình luận với giải thích và chứng minh
- Bình luận: Đề xuất và thuyết phục người đọc tin, tán đồng với ý kiến(đề xuất)
của mình về một vấn đề nào đó.
- Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó.
- Chứng minh: Dùng dẫn chứng và lí lẽ khiến người đọc tin một vấn đề nào đó.

2. Các yêu cầu của thao tác bình luận
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
- Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.
- Lập luận để khẳng được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.
B. PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 1:
Trong văn bản CÓ sử dụng thao tác lập luận bình luận VÌ:
- Người viết có đánh giá mức độ thảm khốc của TNGT và nguyên nhân gây ra
thảm khốc đó
- Người viết bàn luận về mối quan hệ giữa TNGT với sự tổn hại trong LLSX …
Sau đó người viết còn đề cập đến các biện pháp khăc phục
Bài tập 2
- Đoạn trích (a) viết với mục đích chinh s là chứng minh nhận xét của mình là có
thật, vì thế thao tác lập luận chủ yếu là CHỨNG MINH.
- Đoạn trích (b) cũng tương tự đoạn (a) Thao tác giải thích dùng ở nửa trên của
văn bản có tác dụng bổ trợ cho sự chứng minh
- Đoạn trích (c) là đoạn có sử dụng thao tác lập luận bình luận. Vì đây là nhằm
đánh giá, bàn luận về một vĩ nhân vừa mới qua đời.
Bài tập 3
(a) Trong đoạn trích, tác giả đã triển khai bình luận theo cách:
- Nêu rõ đề tài cần bình luận: nhiều người học ngoại ngữ trong khoảng thời gian
khác nhau, phương pháp khác nhau nhưng đều thât bại
- Phê phán quan điểm cho rằng tình trạng trên là do người ta chưa tìm được
phương pháp học tập phù hợp.
- Nêu lên quan niệm của người viết: Cần xem lại động cơ học tập của người
học
(b) còn có thể bàn luận thêm được những điều:
- Tinh thần và ý chí học tập không chỉ quan trọng với học tập ngoại ngữ mà còn

đối với trong học tập và làm việc nói chung
- Nhưng không thể coi thường phương pháp học tập. Tinh thần học tập cao sẽ
gặp được một phương pháp học tập tốt.
Bài tập 4
Học sinh tham khảo bài viết trong SBT trang 52
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Soạn bài mới :
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ



TUẦN 29 – PĐ30
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
(Bài tập 1,2,3 SBT Ngữ văn trang 56)
A. Mục đích yêu cầu.
Giúp HS:
- Nắm được những nét đặc trưng của bút pháp lãng mạn qua hư cấu, diễn biến và nghệ
thuật văn bản.
- Cảm nhận được sức mạnh của tình thương yêu mà Huygô muốn gửi gắm.
- Hiểu và biết cách phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Giáo dục lòng kính trọng và thương yêu con người.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học
- Máy chiếu
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
- Phương pháp phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề qua hình thức trao đổi

thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở soạn
- Câu hỏi: Em hãy phân tích ngắn gọn hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng
Đáp án:
- Từ một ông thị trưởng Ma đơ len giàu có sang trọng trở thành tên tù khổ sai
Giăng Van giăng khốn khổ.
- Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhẹ nhàng, không hề khiếp sợ trước Gia-ve.
- Hạ giọng, nhún mình cầu xin cho Phăng tin.
- Khi Phăng tin chết: Thái độ và hành động của ông trở nên mạnh mẽ, quyết liệt.
Sự bình tĩnh của ông là cho Gia ve khiếp sợ, không dám ra tay.
- Sẵn sàng chịu bắt sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để tiễn đưa Phăng
tin vào cõi vĩnh hằng.
3. Bài mới.
A. PHẦN LÝ THUYẾT
Qua một câu chuyện đầy kịch tính với những hình tượng tương phản, Huy-gô
muốn gửi đến người đọc một thông điệp: trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ
người chân chính vẫn có thể thắng thế bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối
của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
B. PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 1.
Chọn phương án nhân vật Giăng-Van-giăng. Bởi vì.
- Qua cách nhìn nhận và xưng hô của Phăng-tin, qua cách cảm nhận của bà xơ
Xem-pli-xơ thì Giăng Văn-giăng vẫn là thị trưởng.
- Qua tình huống Giăng Van-giăng bị Gia-ve “túm lấy cổ áo”, bị xưng hô “mày -
tao” và thái đọ có vẻ nhún nhường, nói năng lễ phép với Gia-ve. Các hành động của

Gia-ve khiến người ta có cảm giác vai trò của thị trưởng không còn.
- Qua hành động quyết liệt, dứt khoát của Giăng Van-giăng: kết tội Gia-ve, nhìn
Gia-ve trừng trừng, chủ động yêu cầu Gia-ve “tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi” =>
Vai trò của thị trưởng được lấy lại.
=> Giăng Van-giăng là người cầm quyền và khôi phục lại uy quyền.
Bài tập 2.
Ở đây có các quan hệ nhân vật cặp đôi hoặc nhân vật cặp ba.
(a) Loại nhân vật cặp đôi
- Giăng Van-giăng = Gia-ve: là quan hệ đối kháng theo mô hình đao phủ = nạn
nhân hoặc kẻ sát nhân = vị cứu tinh, qua đó tạo ra ấn tượng về cuộc đấu tranh thiên =
ác.
- Gia-ve = Phăng-tin: Quan hệ đối lập theo mô hình đao phủ = nạn nhân.
- Phăng-tin = Giăng Van-giăng: quan hệ đối lập theo mô hình nạn nhân = vị cứu
tinh. Song cũng có quan hệ tương đồng nạn nhân = nạn nhân.
- Người kể chuyện = Gia-ve; người kể chuyện = Giăng Van-giăng: các quan hệ
này tạo ra cách kể, qua đó cho thấy cho thấy thái độ đánh giá nhân vật và tình cảm nhân
đạo của tác giả.
(b) Loại nhân vật cặp ba.
- Gia-ve/ Phăng-tin – Cô-dét: Xuất hiện nhân vật Cô-dét, dẫn đến cái chết của
Phăng-tin, qua đó tái hiện nỗi đau của người mẹ yêu thương con da diết
- Giăng Van-giăng/Phăng-tin – Cô-det: Dẫn tới lời hứa đối với người đã khuất.
Từ đây niềm tin cái thiện sẽ thắng cái ác xuất hiện và được khẳng định.
- Bà xơ Xem-pli-xơ/ Giăng Van-giăng – Phăng-tin: Bà xơ đóng vai trò là nhân
chứng, người tổng thấy tất cả mọi sự việc từ đầu đến cuối. Đây cũng chính là cia nhìn
mang màu sắc lãng mạn, thể hiện niềm tin vào sức mạnh của cái thiện.
Bài tập 3.
Nghệ thuật lãng mạn trong đoạn kết của đoạn trích.
(a) Không khí thiêng liêng
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ

- Được thể hiện qua sự im lặng gần như tuyệt đối nơi căn phòng mà Phăng-tin
chết.
- Đồng thời thể hiện qua các hành vi của Giăng Van-giăng (tư thế, điệu bộ, cử
chỉ)
- Ngay cả Gia-ve cũng không dám làm gì và bà xơ Xem-pli-xơ cũng chỉ là
chứng nhân bất động
=> Đây là một kiểu không gian đặc trưng khác thường mà nghệ thuật lãng mạn
thường quan tâm khai thác và xây dựng.
(b) Cách kể nhân mạnh và phi thường của tác giả. Cách kể này thể hiện tình cảm của
tác giả.
- Bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, là người trông thấy
“một nụ cười không sao tả được trên đôi môi nhợt nhạt”. Có thể coi đây là một thực tế
vô lý. Nhưng tác giả đã nhấn mạnh là Bà xơ không bao giờ nói dối => sự thật.
- Các hành vi mà Giăng Van-giăng thực hiện với người đã khất: chậm rãi, không
gấp gáp và tuần tự
- Động tác Giăng Van-giăng quỳ xuống trước bàn tay buông thõng ngoài giường
của Phăng-tin cũng rất đặc biệt
=> Đây là một cái nhìn lãng mạn, thể hiện niềm tin bất diệt vào thế giới cái
thiện. Cái thiện bao giờ cũng gắn với ánh sáng, cái ác gắn với bóng tối.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Soạn bài mới :
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM



TUẦN 30 – BS5
LUYỆN TẬP
(Bình luận một vấn đề xã hội)
A. Mục tiêu bài học
giúp HS:

1. Ôn tậo củng cố về kiến thức, kĩ năng thao tác lập luận bình luận
2. Vận dụng kĩ năng thao tác lập luận bình luận vào việc nhận xét, đánh giá, bàn
luận một số vấn đề cụ thể.
3. Rèn luyện các thao tác tư duy suy lí, diễn dịch và quy nạp
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế giáo án Ngữ văn 11
- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Luyện tập thực hành
D. Tiến trình giờ giảng
Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên;
đ/c lien hệ

×