Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Một số giải pháp phát triển thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.91 KB, 47 trang )

THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9
MỤC LỤC

Lời nói đầu ................................................................................................... 4
Chương I ....................................................................................................... 6
Lý luận chung về thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) .............................................................................................................. 6
I. Lý luận chung về thương mại quốc tế...................................................... 6
1. Hoạt động thương mại quốc tế và vai trị của nó trong nền kinh tế
quốc dân. ............................................................................................... 6
1.1. Khái niệm thương mại quốc tế. .................................................... 6
1.2. Đặc trưng của hoạt động thương mại quốc tế. .............................. 7
1.3. Vai trò của hoạt động thương mại quốc tế. ................................... 7
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thương mại
quốc tế ................................................................................................. 10
2.1. ảnh hưởng của chế độ, chính sách và luật pháp quốc tế.............. 11
2.2. ảnh hưởng của việc biến động thị trường trong và ngoài nước. .. 11
2.3. ảnh hưởng của nền sản xuất trong và ngoài nước. ...................... 11
2.4. ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ xuất ngoại tệ của hàng xuất
nhập khẩu . ....................................................................................... 12
2.5. ảnh hưởng của môi trường chính trị và mơi trường văn hố xã hội.
......................................................................................................... 13
II. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài. ................................... 13
1. Khái niệm đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài.................................................................................... 13
1.1. Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài. ............. 13
a. Khái niệm: ................................................................................ 13


b. Bản chất: ................................................................................... 14
2.2. Đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. ................................... 14
a. Về kinh tế: ................................................................................ 14
b. Về mặt pháp lý. ......................................................................... 15
1


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. ............ 15
a. Năng lực tăng trưởng của nền kinh tế. ....................................... 15
b. Các yếu tố kinh tế vĩ mơ. .......................................................... 15
c. Các chính sách quốc tế. ............................................................. 17
d. Môi trường pháp lý. .................................................................. 17
2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang 18
phát triển. ............................................................................................ 18
2.1. Tác động tích cực....................................................................... 18
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế.
..................................................................................................... 18
b. Tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng lao động............. 18
c. Nâng cao năng lực công nghệ.................................................... 19
d. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................ 19
2.2. Tác động tiêu cực....................................................................... 20
a. Về kinh tế. ................................................................................ 20
b. Về chuyển giao công nghệ ........................................................ 20
c. Về cơ cấu. ................................................................................. 21

Chương II: .................................................................................................. 21
Thực trạng về mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp
nước ngoài................................................................................................... 21
I. Mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp ............... 21
nước ngoài. .............................................................................................. 21
II. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến xuất nhập khẩu. .... 22
1. Tác động của FDI tới xuất nhập khẩu của toàn ngành công
nghiệp. ................................................................................................. 23
2. Tác động của FDI đến xuất khẩu của từng ngành công nghiệp. .. 27
Nguồn : Số liệu của MIDA, 1991........................................................ 29
3. Đánh giá chung. .............................................................................. 30
III. Tác động của xuất nhập khẩu đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. ... 31
Chương III .................................................................................................. 37
2


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

Một số giải pháp phát triển thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam ........................................... 33
I. Tiếp tục đổi mới hồn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý
ngoại thương sao cho vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa nhất quán
theo định hướng XHCN ......................................................................... 38
II. Tiếp tục đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, đa phương hố
thị trường và năng động tìm kiếm bạn hàng......................................... 39
III Lựa chọn ưu tiên phát triển những ngành mũi nhọn có tác động hỗ

trợ tích cực cho việc đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu chủ lực .... 40
Kết luận........................................................................................................... 43
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 45
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

3


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9
LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay “mở cửa”, “hội nhập” với thế giới để phát triển
kinh tế đang là chiến lược của nhiều quốc gia. Bí quyết thành cơng của các nước
công nghiệp mới là nhận thức được mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế
trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài. Trong các nội dung chủ
yếu của kinh tế đối ngoại, hoạt động kinh tế xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp
từ nước ngồi chiếm vị trí quan trọng vì kết quả thực tế của mọi hoạt động kinh
tế đối ngoại suy cho cùng đều được thể hiện trong kim ngạch ngoại thương và số
lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Hai hoạt động này có mối quan hệ tương
hỗ nhau.
Với bài viết này em muốn trình bày cách nhìn nhận của mình về mối quan
hệ giữa thương mại quốc tế (TMQT) và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Từ nhận thức đó em chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển thương mại
quốc tế nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam”. Với nội dung nghiên cứu này, ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận
chuyên đề thực tập được trình bày làm ba chương như sau:

 Chương I: Lý luận chung về TMQT và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương này, đưa ra những vấn đề chung nhất về cơ sở lý thuyết của hoạt
động thương mại quốc tế và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
 Chương II: Thực trạng về mối quan hệ giữa TMQT và hoạt đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Chương này, đánh giá sự tác động của TMQT đến hoạt đầu tư trực tiếp nước
ngồi và ngược lại. Thơng qua tình hình thực tiễn của Malaixia và Việt Nam.
 Chương III:Một số giải pháp phát triển TMQT nhằm thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
4


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

Chương này, đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm phát triển ngoại thương
Việt Nam, qua đó thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và kinh
doanh quốc tế trường Đại học kinh tế quốc dân, đặc biệt là cô giáo, thạc sĩ Ngơ
Thị Tuyết Mai đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành chuyên đề thực tập này
này.

5


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN


Chun đề thực tập

QTKDQT – K9
CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. Hoạt động thương mại quốc tế và vai trị của nó trong nền kinh tế
quốc dân.
1.1. Khái niệm thương mại quốc tế.
Năm 1621 ở Anh một tác giả chủ nghĩa trọng thương Thomas Mun đã nói
"thương mại là một hòn đá thử vàng với sự phồn thịnh của một quốc gia" và
"khơng có phép lạ nào dễ kiếm tiền trừ thương mại". Chủ nghĩa trọng thương
cho rằng "TMQT là sự trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia mà trong trao đổi
phải có bên thua và bên kia được".
Có nhiều tác giả khác định nghĩa TMQT là sự mở rộng hoạt động mua
bán, trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia, hay nói
cách khác TMQT là sự mở rộng của thương mại trong nước trên phạm vi quốc
tế. Vậy thực chất TMQT là gì?
TMQT là sự trao đổi hàng hố- dịch vụ giữa các quốc gia thơng qua hành
vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội phản ánh sự
phụ thuộc về kinh tế giữa các nhà sản xuất hàng hoá riêng biệt của các nước.
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ
trên thị trường nhằm thu lợi nhuận. Kinh doanh xuất nhập khẩu là nội dung cơ
bản của kinh doanh TMQT.
Như vậy kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) hàng hố là việc đầu tư cơng
sức, tiền của thực hiện hoạt động XNK hàng hoá dịch vụ nhằm thu lợi nhuận.

6


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

Kinh doanh XNK, hàng hoá được thực hiện theo quy luật cung cầu thị trường,
người mua và người bán hay người xuất khẩu và người nhập khẩu gặp nhau trên
thị trường quốc tế để thoả thuận về giá cả số lượng và chất lượng của hàng hoádịch vụ.
1.2. Đặc trưng của hoạt động TMQT.
TMQT có ba đặc trưng cơ bản sau:
- Kinh doanh TMQT được thực hiện bởi người mua và người bán có quốc
tịch khác nhau, ở các nước khác nhau, hàng hoá được di chuyển vượt qua phạm
vi biên giới của một quốc gia.
Với đặc trưng này thì phân biệt rõ giữa kinh doanh TMQT với kinh doanh
thương mại trong nước. Đối với kinh doanh thương mại trong nước, dịng lưu
chuyển của dịng hàng hố bị giới hạn trong phạm vi biên giới của một nước.
-Dòng tiền thanh tốn trong kinh doanh TMQT có thể là đồng tiền một
trong các nước (nhiều hơn hai nước) tham gia vào hoạt động XNK và cũng có
thể là một đồng tiền của nước khác.
Sử dụng đồng tiền nào trong thanh toán hợp đồng XNK phụ thuộc vào sự
thoả thuận giữa các bên tham gia hợp đồng. Đồng tiền được sử dụng thường là
các đồng tiền mạnh có sức mua lớn trên thị trường thế giới.
-Kinh doanh TMQT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp liên quan
đến nhiều yếu tố khác nhau, quốc tịch giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động
TMQT như: ngôn ngữ, tôn giáo, pháp luật, văn hố... , sự khác nhau về ngơn
ngữ địi hỏi phải có ngơn ngữ thống nhất được các bên cùng hiểu, cùng chấp

nhận đồng thời các bên cũng cần thoả thuận rõ về các quy phạm pháp luật áp
dụng trong ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng.
1.3. Vai trò của hoạt động TMQT.

7


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

Như đã trình bày ở trên, TMQT là sự trao đổi hàng hố giữa các nước
thơng qua hành vi mua bán. Đây là hình thức trao đổi tích cực nó vừa biểu hiện
mối quan hệ xã hội vừa phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những
người sản xuất hàng hoá riêng biệt ở các quốc gia. Một quốc gia cũng như một
cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ mà có thể thoả mãn đầy đủ nhu cầu
của mình, cho dù đó là những nhu cầu có khả năng thanh tốn. Thơng qua
TMQT, cho phép một nước mở rộng được khả năng tín dụng, tận dụng được
trang thiết bị máy móc của một nước khác mà những điều kiện sản xuất của
nước mình chưa cho phép.
Hơn thế nữa, TMQT cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với
số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với danh giới của đường khả năng sản
xuất trong nước đó nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp. Những lợi điểm này bắt
nguồn từ lợi thế so sánh giữa các quốc gia và thông qua đó đẩy mạnh tính
chun mơn hố của mỗi nước. Chính vì vậy mà TMQT hay nói cách khác là
quan hệ XNK trở thành một vấn đề sống còn đối với một quốc gia. Xu hướng
bình thường hố và đa phương hoá trên thị trường quốc tế hiện nay cũng một
phần xuất phát từ những vấn đề mang tính then chốt này. Bởi vì, quan điểm

chung là đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của nước mình khơng chỉ bằng tiềm lực
sẵn có trong nước mà cịn bằng việc tận dụng những tiềm năng của nước ngoài.
XNK là hoạt động kinh doanh bn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không
phải là những hành vi buôn bán riêng rẽ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua
bán trong một nền kinh tế thương mại có tổ chức từ bên trong ra bên ngồi nhằm
mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn
định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân hay nói cách khác, vấn đề
XNK là một vấn đề mang tính quốc gia. Hiệu quả của hoạt động XNK có thể
đem lại những đột biến rất cao trong nền kinh tế.
Mặt khác nó cũng có thể gây ra những thiệt hại khơng thể lường trước
được, vì lúc đó nền kinh tế trong nước sẽ phải đối đầu với một hệ thống kinh tế
khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước không dễ dàng khống chế được.
8


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay, việc đẩy
mạnh hoạt động ngoại thương là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Nhưng
muốn hoạt động này thực sự đem lại hiệu quả cao cho đất nước, chúng ta phải
xác định được những điều có lợi và bất lợi của hoạt động này.
Ta có thể thấy hoạt động TMQT có những ưu điểm:
-Nó phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của mọi người, mọi đối
tượng, mọi tổ chức, mọi ngành nghề , mọi địa phương trong xã hội.
-Thông qua hoạt động TMQT, một nước có thể mở rộng được khả năng
tiêu dùng của mình. Nó cho phép đáp ứng nhu cầu tiêu dùng một lượng hàng

hoá nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước và cũng thơng qua đó những tiềm
lực, những lợi thế của đất nước sẽ được khai thác một cách triệt để hơn, khả
năng chun mơn hố trong các ngành sản xuất dần dần được hình thành và có
động lực để không ngừng phát triển.
-Hoạt động TMQT đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng
của sản xuất, tiêu dùng. Thông qua việc nhập khẩu, sự mất cân đối trong sản
xuất và tiêu dùng, giữa cung và cầu sẽ dần được khắc phục. Nhập khẩu kịp thời
cung cấp các hàng hoá cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng, giúp cho nền kinh tế
thoát khỏi những cơn sốt giá cả một cách nhanh chóng, tránh những đột biến
nguy hiểm như sự lên giá của một mặt hàng có thể kéo theo sự lên giá của các
mặt hàng khác, gây ra sự rối loạn đình trệ trong sản xuất.
-Hoạt động thương mại quốc tế tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng hoá trong
nước và hàng hoá nước ngồi, tạo ra sự theo dõi kiểm sốt lẫn nhau rất chặt chẽ
giữa các chủ thể, sự cạnh tranh này sẽ có tính chất làm cho chất lượng nền kinh
tế trong nước được nâng cao.
-Hoạt động TMQT đòi hỏi hàng hố phải có chất lượng cao do đó nó dẫn
tới việc xố bỏ nhanh chóng các chủ thể kinh doanh sản phẩm lạc hậu không thể
chấp nhận được. Đồng thời qua đó các cơ chế quản lý của nhà nước cũng như
9


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

của mỗi địa phương về XNK sẽ được hoàn thiện từng bước, vì nó có những địi
hỏi mang tính tích cực của các chủ thể tham gia XNK trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên hoạt động TMQT cũng đem lại những bất lợi sau:

- Thứ nhất: vì tồn tại cạnh tranh nên dễ dẫn tới những rối ren trong quan
hệ mua bán. Nếu khơng có sự kiểm sốt chặt chẽ, kịp thời sẽ gây ra các thiệt hại
về kinh tế trong quan hệ với nước ngoài. Các hiện tượng xấu về kinh tế, tư
tưởng... cũng dễ có đất phát triển như buôn lậu trốn thuế.
-Thứ hai: Sự cạnh tranh sẽ dẫn đến sự thơn tính lẫn nhau giữa các chủ thể
kinh doanh bằng các biện pháp xâú như phá hoại công việc của nhau, gây cản
trở phức tạp cho nhau, cũng như các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh
khác.
-Thứ ba: Hoạt động nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu là hai hoạt động
mang tính bổ trợ cho nhau. Nhập khẩu cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất
như nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc và giúp cho đất nước có thể xuất
khẩu là biểu hiện tích cực của mình. Ngược lại, xuất khẩu là biểu hiện tích cực
của nền kinh tế, nhờ có xuất khẩu mà có được ngoại tệ để tiến hành thực hiện
hoạt động nhập khẩu, dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh thì một nước khơng thể
chỉ hồn tồn xuất khẩu ( đây là hiện tượng bất khả thi ) nhưng cũng khơng chỉ
hồn tồn nhập khẩu. Bởi vì mục đích quan trọng nhất của các hoạt động này là
nhằm nâng cao tiêu dùng trong nước, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của
người tiêu dùng.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh TMQT
XNK là việc mua bán hàng hố với nước ngồi nhằm phát triển sản xuất
kinh doanh và đời sống. Song việc mua bán ở đây có những nét riêng phức tạp
hơn mua bán trong nước. Các bạn hàng trong giao dịch mua bán ở đây là những
người có quốc tịch khác nhau, thị trường ở đây là những thị trường lớn rất khó
kiểm sốt, mua bán trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán là đồng
tiền mạnh, hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác
10


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN


Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

nhau, phải tuân theo những tập quán, thông lệ quốc tế cũng như của địa
phương... . Do đó hoạt động này cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố rất khác
nhau, ta có thể thấy một số nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động XNK sau:
2.1. Ảnh hưởng của chế độ, chính sách và luật pháp quốc tế.
Đây là một nhân tố thuộc tầm vĩ mô mà bất kỳ đơn vị kinh doanh nào
tham gia vào hoạt động XNK cũng phải tn thủ một cách vơ điều kiện. Nó thể
hiện quan điểm khác nhau của mỗi nước đối với vấn đề kinh doanh XNK, nó tạo
ra sự thống nhất chung trên trường quốc tế. Luật pháp quốc tế buộc các nước vì
lợi ích chung phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong hoạt
động kinh doanh XNK.
Ngoài luật pháp quốc tế, hoạt động XNK của một nước còn chịu ảnh
hưởng các chế độ pháp luật, chính sách nhập khẩu của chính nước đó. Sự tn
thủ này vừa là trách nhiệm vừa là quyền hạn đối với các đơn vị tham gia, qua
đây các đơn vị kinh doanh vừa có quyền tự chủ hơn trong hoạt động của mình,
xác định được những điều kiện bắt buộc mình phải trải qua đồng thời nó tạo ra
tâm lý tin tưởng.
2.2. Ảnh hưởng của việc biến động thị trường trong và ngoài nước.
Thị trường bao giờ cũng là nhân ố hàng đầu trong kinh doanh, sự biến
động của thị trường trong và ngoài nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng
xuất nhập khẩu.
XNK như một chiếc cầu nối giữa các thị trường, tạo ra sự phù hợp gắn bó
cũng như thể hiện sự tác động qua lại của chúng với nhau. Thông qua việc
nghiên cứu thị trường nước ngoài, doanh nghiệp sẽ quyết định việc XNK mặt
hàng nào có lợi, thậm chí cả thời điểm nào có lợi nhất và thông qua thị trường
trong nước sẽ quyết định phải nhập khẩu mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu, chất
lượng giá cả và cả người cung ứng phải như thế nào là hợp lý nhất.

2.3. Ảnh hưởng của nền sản xuất trong và ngoài nước.
11


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

Sự hưng thịnh hay tụt hậu của nền sản xuất trong và ngoài nước sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động XNK. Nếu sản xuất trong nước phát triển hàng
hoá trong nước sẽ tạo ta sự cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập dẫn tới nhu
cầu hàng nhập khẩu sẽ giảm còn nếu sản xuất kém phát triển, hàng hố nội địa
sẽ khơng đủ khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu thì xu hướng nhập khẩu sẽ
tăng. Nhất là đối với hàng hố địi hỏi kỹ thuật cao để trang bị sự hiện đại tối
thiểu nhằm phục vụ phát triển kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của tiêu dùng trong nước, việc chấp nhận là tất yếu.
Cùng với sự vận động ấy, ngược lại sự phát triển của nền sản xuất ngoài
nước sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu tạo ra những sản phảm mới thuận tiện, hiện
đại với chi phí có thể chấp nhận được. Cịn nếu sản xuất nước ngồi kém phát
triển, đây sẽ là một hệ thống rất hấp dẫn mà các nhà kinh doanh trong nước sẽ
quan tâm. Nhu cầu nhập khẩu của thị trường bên ngoài trở thành tất yếu và điều
này sẽ tác động đến việc xuất khẩu hàng hoá của các nhà kinh doanh trong nước.
Tuy nhiên các biểu hiện trên khơng có tính tuyệt đối mà nó chỉ là một
trong các yếu tố dẫn đến xu hướng thay đổi trong hoạt động XNK. Thơng
thường một chính phủ bao giờ cũng có những chính sách để bảo hộ sản xuất
trong nước mình phát triển nhằm tránh sự mất cân đối trong nền kinh tế hoặc sự
quá phụ thuộc vào nước ngồi ở một mặt hàng nào đó mà sản xuất trong nước
vẫn có khả năng tuy với chi phí cao hơn hoặc chất lượng thấp hơn. Hoặc đôi khi

để tránh sự độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh khuyến khích sản xuất phát triển mà
nhà nước sẽ ban hành các chính sách nhằm khuyến khích hoạt động nhập khẩu
một loại hàng.
2.4. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ xuất ngoại tệ của hàng XNK.
Tỷ giá hối đoái là giá cả một đồng tiền quốc gia có thể đổi lấy một đồng
tiền khác. Nếu tỷ giá hối đối cao thì việc nhập khẩu được khuyến khích cịn nếu
tỷ giá hối đối thấp thì việc xuất khẩu được khuyến khích. Điều này giải thích
tại sao có những nước đã tiến hành phá giá đồng tiền nước mình để thúc đẩy
12


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

xuất khẩu. Do vậy sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
XNK.
Đối với tỷ xuất ngoại tệ thì khác, trong nhập khẩu tỷ xuất ngoại tệ là tổng
số tiền bán ra khi chi ra đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu. Nếu tỷ xuất ngoại tệ mặt
hàng đó lớn hơn tỷ giá hối đối trên thị trường thì việc lựa chọn mặt hàng nhập
khẩu là có hiệu quả. Trong trường hợp xuất khẩu, nó là số tiền bản tệ phải chi ra
để có thể thu được một đơn vị ngoại tệ. Nếu tỷ suất đưa ra thấp hơn tỷ giá hối
đoái trên thị trường thì việc xuất khẩu là có hiệu quả.
2.5. Ảnh hưởng của mơi trường chính trị và mơi trường văn hố xã hội.
Các mối quan hệ XNK là các mối quan hệ thoả thuận, tự nguyện trên cơ
sở hai bên đều có lợi, khơng có một quyền lực chính trị nào ép buộc. Tuy nhiên
các quan hệ này chỉ được phát triển trên cơ sở có một sự ổn định chính trị trong
nước, các doanh nghiệp trong và ngoài nước mới yên tâm tiến hành hoạt động

XNK.
Trong hoạt động kinh doanh XNK thì mơi trường văn hố xã hội, phong
tục tập quán có ảnh hưởng rất sâu sắc. Trên thực tế cho thấy chỉ những phong
tục tập quán tiêu dùng rất nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến khối
lượng, kích cỡ của các mặt hàng XNK.

II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI.
1. Khái niệm đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
1.1. Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
a. Khái niệm:

13


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước
ngoài để tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hố, dịch vụ với mục đích tìm kiếm
lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.
b. Bản chất:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế được đặc trưng
bởi quá trình xuất khẩu tư bản từ nước này sang nước khác, một hình thức cao
hơn của xuất khẩu hàng hố. Đầu tư trực tiếp nước ngồi được hiểu là một hoạt
động kinh doanh, một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngồi. Nhân tố

nước ngồi ở đây không chỉ là sự khác biệt về quốc tịch hoặc về lãnh thổ cư trú
thường xuyên của các bên tham gia vào quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà
còn thể hiện ở việc tư bản bắt buộc phải vượt qua khỏi tầm kiểm soát của một
quốc gia. Việc di chuyển tư bản này nhằm mục đích phục vụ kinh doanh tại các
nước tiếp nhận đầu tư, đồng thời lại là điều kiện để xuất khẩu máy móc, vật tư,
nguyên liệu và khai thác tài nguyên của nước chủ nhà.
2.2. Đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
a. Về kinh tế:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa vốn vào nước tiếp nhận và đi kèm với
vốn là cả kỹ thuật, cơng nghệ, bí quyết kinh doanh và năng lực Marketing. Chủ
đầu tư đưa vốn vào đầu tư là tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh và sản phẩm
làm ra được tiêu thụ ở thị trường nước sở tại hoặc thị trường quốc tế.
Việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài phát sinh nợ cho nước nhận
đầu tư. Thay cho lãi xuất, nước nhận đầu tư được phần lợi nhuận thích đáng khi
dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả.Bên cạnh đó, nước sở tại cịn có điều kiện để
phát triển tiềm năng trong nước.
Chủ thể đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là các công ty xuyên quốc
gia. Các công ty này chiếm 90% khối lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
thế giới.
14


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

b. Về mặt pháp lý.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm là: chủ đầu tư nước ngồi phải

đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định tuỳ theo luật đầu tư của mỗi
nước. Đầu tư nước ngồi là hình thức đầu tư vốn của tư nhân do cá chủ đầu tư tự
quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về
lãi,lỗ. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, khơng có những
ràng buộc về chính trị.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
a. Năng lực tăng trưởng của nền kinh tế.
Xét về lâu dài thì đây là nhân tố quan trọng nhất để xác định triển vọng
thu hút và hiệu quả sử dụng của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn đầu tư nước
ngồi khơng tự chảy vào các nước đang phát triển nếu như triển vọng và năng
lực phát triển nền kinh tế không sáng sủa và lâu bền. Một năng lực tăng trưởng
kinh tế là sự ổn định chính trị kinh tế xã hội, một cơ cấu thích hợp và năng động
cao, có lợi thế so sánh của đất nước lớn, có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển,
trình độ khoa học kỹ thuật cao. Thật vậy, năng lực phát triển có vai trị nổi bật
trong việc thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi bởi vì chẳng
ai muốn đầu tư vào nơi mà triển vọng tăng trưởng mù mịt. Điều đó có nghĩa là
nếu vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi được sử dụng một cách có hiệu quả thì khả
năng nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài càng lớn. Khi đó cơ hội tăng trưởng
nhanh vững chắc của quốc gia đó càng trở nên hiện thực và năng lực thu hút sử
dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài càng cao hơn.
b. Các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết của mọi ý
định và hành vi đầu tư. Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là sự ổn định các
yếu tố kinh tế vĩ mô và gắn liền với năng lực tăng trưởng. Sự ổn định đó sẽ kiểm
sốt nhịp độ tăng trưởng nhanh và lâu bền và sẽ không gây ra một trạng thái
15


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN


Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

"quá nóng" trong đầu tư. Một số yếu tố kinh tế vĩ mô liên quan tới vấn đề thu
hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như là:
-Yếu tố lạm phát và ổn định tiền tệ: Yếu tố này là tiêu chuẩn số một để có
thể ổn định mơi trường kinh tế vĩ mơ. Việc ổn định lạm phát và giá trị tiền tệ sẽ
tác động trực tiếp đến đồng vốn của đầu tư nước ngoài. Nếu lạm phát cao, giá trị
tiền tệ mất ổn định sẽ tác động trực tiếp đến đồng vốn của đầu tư nước ngồi, lúc
đó nhà đầu tư khơng những khơng thu hồi được vốn mà cịn mất hết vốn. Cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á vừa qua là một bài học thực tiễn cho vấn
đề này.
-Lãi suất: Về lý thuyết mức lãi suất của nước tiếp nhận vốn đầu tư cao so
với lãi suất quốc tế thì sức hút đối với nhà đầu tư nước ngồi càng mạnh. Với lãi
suất cao cịn có tác dụng căn bản là cho phép huy động được nhiều vốn trong
nước lớn. Đây là nguồn vốn đối ứng trong nước cực kỳ quan trọng để thu hút và
sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả hơn. Với lãi suất cao, ổn định
không những thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi mà cịn là vũ
khí hiệu nghiệm để ngăn chặn được việc đào thốt vốn ra nước ngoài. Tuy vậy
nếu tăng quá cao lãi suất có nghĩa là phí tổn trong đầu tư cao và khi phí tổn cao
sẽ làm giảm lợi nhuận thực của nhà đầu tư.
-Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái tác động lớn tới sức hấp dẫn và sử dụng
hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ giá hối đối thấp làm tăng xuất khẩu, từ đó
làm tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Mặt khác tỷ giá hối đoái thấp tức là giá trị
đồng tiền trong nước giảm so với ngoại tệ, điều này làm cho giá hàng nhập khẩu
đắt và giá hàng xuất khẩu rẻ. Nếu kéo dài tình trạng này thì trong dài hạn nó làm
tổn hại đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, do đó nó ảnh hưởng đến thu hút và
sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy một tỷ giá hối
đoái phù hợp sẽ tạo khả năng thúc đẩy xuất khẩu, nền kinh tế tăng trưởng vững

chắc và từ đó nó có vai trị trực tiếp to lớn tới huy động và sử dụng thật sự có
hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.

16


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

-Nợ nước ngồi và cán cân thanh tốn quốc tế: tình trạng nợ nước ngồi
và cán cân thanh tốn quốc tế của nước nhận đầu tư có ảnh hưởng mạnh đến thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dài hạn. Thật vậy, nếu một nền kinh tế
mà nợ nước ngồi nhiều và cán cân thanh tốn quốc tế thường xuyên bị thâm hụt
thì khả năng trả nợ sẽ thấp và hàng năm nước đó phải trích ra nhiều nguồn lực
để trả nợ, do đó phần thặng dư dành cho đầu tư sẽ rất ít ỏi. Thật sự, là khơng có
một cơng ty nước ngồi nào lại muốn đầu tư vào nơi ít có khả năng thu hồi vốn.
c. Các chính sách quốc tế.
Các chính sách kinh tế của nước chủ nhà có tác động rất lớn đối với việc
thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vì các chính sách này sẽ điều
chỉnh, quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các nhà đầu tư. Một số chính sách tiêu
biểu liên quan trực tiếp đến thu hút và sử dụng vồn đầu tư trực tiếp nước ngồi
là:
-Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Do
đó, ưu đãi về thuế có tác động rất lớn đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi.
-Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến huy động nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Theo lý thuyết nếu mức lãi suất trong nước cao thì khả năng
hấp dẫn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi cao và ngược lại.

-Chính sách thương mại: Chính sách này ảnh hưởng rất lớn tới việc thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất là chinh sách ngoại thương. Mức thuế nhập
khẩu cao, Quota xuất khẩu thấp sẽ cản trở rất mạnh tới lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Từ đó, sẽ cản trở tính hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sản
xuất hàng hố hướng về xuất khẩu.
d. Mơi trường pháp lý.
Yếu tố này có thể làm hạn chế hay cản trở hồn tồn hoạt động của các
cơng ty nước ngồi trên nước sở tại. Một điều tất nhiên nếu nước chủ nhà không
đảm bảo về quyền sở hữu tài sản, môi trường cạnh tranh lành mạnh thì sẽ chẳng
17


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

có nhà đầu tư nước ngồi nào giám vào nước họ. Dễ nhận thấy rằng, môi trường
pháp lý thuận lợi an toàn hơn cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thì khả năng
thu hút vốn càng cao.
2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang
phát triển.
2.1. Tác động tích cực.
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn bổ sung vốn quan trọng để các
nước đang phát triển thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Bù đắp cho sự
thiếu hụt của nguồn vốn trong nước. Đầu tư trực tiếp nước ngồi là mọt hình
thức huy động vốn để hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế, nó có ưu thế
hơn hẳn so với các hình thức huy động vốn khác như việc vay vốn nước ngồi

ln đi cùng với một mức lãi suất nhất định và đơi khi trở thành gánh nặng cho
nền kinh tế.
Ngồi ý nghĩa tăng trưởng vốn đầu tư nội địa, đầu tư trực tiếp nước ngồi
cịn bổ sung đáng kể nguồn thu ngân sách của chính phủ các nước đang phát
triển thơng qua thuế từ các xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Đây là
nguồn thu quan trọng cho vốn ngân sách và nguồn ngoại tệ để đầu tư các dự án
công cộng trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá. Vốn đầu tư ở các nước đang
phát triển tăng và làm tăng đầu tư, nhờ đó các nhân tố như lao động được sử
dụng tăng lên, năng suất lao động tăng lên theo. Qua đó làm tăng trưởng nền
kinh tế của đất nước này. Qua đây, ta thấy rõ vai trị to lớn của đầu tư trực tiếp
nước ngồi với tăng trưởng kinh tế và cả tiết kiệm của các nước đang phát triển.
b. Tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng lao động.
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng thu hút một lượng lớn lao
động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp ở các nước đang phát triển. Đầu
18


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9

tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo công ăn việc làm
thông qua việc cung cấp việc làm trong các cơng ty có vốn trực tiếp nước ngồi
và nó cịn tạo ra cơ hội việc làm trong các tổ chức khác của nước sở tại, khi mà
các nhà đầu tư nước ngồi mua hàng hố dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước,
hoặc thuê họ qua các hợp đồng gia công chế biến.
Đầu tư nước ngồi cịn góp phần phát triển nguồn nhân lực nâng cao kỹ
năng quản lý kinh doanh cho nước sở tại. Chính các chủ đầu tư nước ngồi tổ

chức mở các lớp đào tạo về quản lý, kỹ năng làm việc đã góp phần tích cực vào
việc bồi dưỡng đào tạo đội ngũ lao động ở các nước sở tại. Để cán bộ và cơng
nhân của nước sở tại có khả năng quản lý và sử dụng công nghệ tiên tiến và u
cầu của cơng việc. Đó chính là đội ngũ nòng cốt trong việc học tập, tiếp thu kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến, năng lực quản lý điều hành tiên tiến của nước ngoài.
Mặt khác các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi có u cầu cao về chất lượng
nguồn lao động đã cố gắng nâng cao chất lượng để thích ứng với trình độ khoa
học, kỹ thuật tiên tiến.
c. Nâng cao năng lực công nghệ.
Song song với việc tạo nguồn vốn bổ sung cho các nước đang phát triển
đầu tư phát triển trực tiếp nước ngồi cịn là một kênh quan trọng để đưa kỹ
thuật mới, kỹ năng sản xuất mới vào các nước đang phát triển. Thơng qua đầu tư
trực tiếp nước ngồi, nước sở tại có thể tiếp nhận được cơng nghệ này. Qua đó
đầu tư đầu tư nước ngồi có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật của nước nhận đầu
tư, như góp phần tăng năng suất của các yếu tố sản xuất thay đổi cấu thành sản
phẩm và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là những nghề địi
hỏi cơng nghệ cao. Qua chuyển giao cơng nghệ, làm trình độ cơng nghệ của
nước sở tại ngày một cao hơn, từ đó nâng cao dần năng lực của nước sở tại.
d. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong điều kiện nền kinh tế mở các quan hệ kinh tế quốc tế tạo ra động
lực và điều kiện cho sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của các quốc gia,
19


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

Chun đề thực tập

QTKDQT – K9


trong đó đầu tư trực tiếp nước ngồi là một động lực mạnh mẽ có ý nghĩa to lớn
tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thơng qua đó các nước đang phát triển sẽ tham
gia ngày càng nhiều vào q trình phân cơng lao động quốc tế. Để hội nhập vào
nền kinh tế thế giới, tham gia vào quá trình liên kết giữa các nước địi hỏi các
nước phát triển phải tự thay đổi cơ cấu kinh tế của nước mình cho phù hợp với
sự phân cơng lao động quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu ở các nước phát triển sẽ
ngày càng tiến bộ hơn phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của thế giới.
2.2. Tác động tiêu cực.
a. Về kinh tế.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi nhiều khi làm lợi ích của nhà đầu
tư nước ngồi vượt qua lơị ích của nước sở tại nhận được. Vì để thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài, nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà
đầu tư như: giảm thuế, miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các
dự án đầu tư nước ngoài hoặc việc trả tiền của họ cho việc thuê đất, nhà xưởng
và một số dịch vụ trong nước thấp hơn so với nhà đầu tư trong nước.
Ngồi ra cịn có trường hợp các nhà đầu tư nước ngồi thường tính giá
cao cho những nguyên vật liêụ, bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập
vào để thực hiện đầu tư. Việc làm này đã mang lại nhiều lợi cho chủ đầu tư,
chẳng hạn chốn được thuế của nước sở tại đánh vào lợi nhuận của chủ đầu tư.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng chỗ sơ hở của pháp luật và thiếu kinh
nghiệm quản lý của nước sở tại để chốn thuế gian lận và vi phạm những quy
định về bảo vệ mơi trường sinh thái và những lợi ích khác của nước sở tại.
b. Về chuyển giao công nghệ
Là một mặt tác động lớn của đầu tư trực tiếp nước ngồi, nhưng cịn tồn
tại nhiều hạn chế và tiêu cực, khơng chuyển giao đúng quy định ( chuyển giao
cịn nhỏ giọt , từng phần và thông thường là công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm với
giá cao hơn giá mặt bằng quốc tế, vì rất khó tính được giá trị thực của máy móc
20




×