Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tìm hiểu sơ lược về mạng điện hộ gia đình và cách lấp đặc mạng điện an toàn, tiện ích trong mạng điện hộ gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ
.................

Đề tài:
Tìm hiểu sơ lược về mạng điện hộ gia đình và cách lấp
đặc mạng điện an tồn, tiện ích trong mạng điện hộ gia
đình.

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Mẫn Nhân
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Chí Thắng

Cần thơ, ngày 22 tháng 12 năm 2014
-1-


Mục lục:
Lời cảm ơn ...............................................................................................................4

Lời nói đầu................................................................................................................ 4

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ MẠNG ĐIỆN HỘ GIA ĐÌNH. ..............................6
I – ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA MẠNG ĐIỆN HỘ GIA ĐÌNH........................6

1.Đặc điểm của mạng điện hộ gia đình.........................................................................6
2. Yêu cầu của mạng điện trong nhà ............................................................................7

II – CẤU TẠO CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ ...................................................8

III – THIẾT BỊ ĐÓNG – CẮT MẠCH ĐIỆN ............................................................9



1. Công tắc điện ............................................................................................................. 9
2. Cầu dao ..................................................................................................................... 11

IV – THIẾT BỊ LẤY ĐIỆN..........................................................................................12

1. Ổ điện ........................................................................................................................ 12
2. Phích cấm điện ..........................................................................................................13
-2-


V – THIẾT BỊ BẢO VỆ CỦA MẠCH ĐIỆN TRONG NHÀ ...................................13
1. Cầu chì ..................................................................................................................... 13
2. Aptomat (cầu dao tự động) .......................................................................................15

CHƯƠNG 2: LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ ĐƠN GIẢN ........................16

I – LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN.......16

1. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.......................................................................................16
2. Cách thực hiện ..........................................................................................................16

II – LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ ................................17

1. Mạch điện lắp đặt kiểu dây nổi.................................................................................17
2. Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm .................................................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................20

-3-



Lời cảm ơn:
Tôi xin chân thành gữi lời cảm ơn tới các đơn vị hổ trợ thực tập để tôi có thể tìm hiểu
nghiên cứu và thực hiện được bài báo cáo cuối cấp nầy, ngồi ra tơi xin cảm ơn tới các
giảng viên của trường ĐH Tây Đô đã giúp đở tơi trong xuốc q trình làm báo cáo đặc
biệt là thầy Nguyễn Chí Thắng giáo viên hướng dẩn của tơi.

Lời nói đầu:
Lý do cấp thiết chọn đề tài “Tìm hiểu sơ lược về mạng điện hộ gia đình và cách lấp đặc
mạng điện an tồn, tiện ích trong mạng điện hộ gia đình” như sau: Ngày nay thì việc sử
dụng điện của người dân trên toàn thế giới là rất phổ biến, hầu hết những hoạt động, sinh
hoạt và công việc hằng ngày của chúng ta đều liên quan tới điện. Nhưng do sự thiếu ý
thức hoặc do chúng ta quá lơ là về việc giữ an toàn khi sử dụng điện, nên nó đã gây ra
những hậu quả khơn lườn. Vì thế chúng ta cần phải tn thủ theo những ngun tắt an
tồn về điện và khơng được dùng điện một các tùy tiện để có thể tiết kiệm nguồn điện. Hệ
thống điện quốc gia gồm có các nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, trạm
phân phối và đống cắt... để truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến các nhà máy, xí
nghiệp, nơng trại, khu dân cư... Mỗi gia đình là một hộ tiêu thụ điện trong các khu dân cư
đó. Vì mạng lưới điện ở Việt Nam còn quá phức tạp nên chưa đảm bảo an tồn tuyệt đói
cho người dân và nó có thể làm ảnh hưỡng tới các hộ gia đình xung quanh dẩn tới hư các
thiết bị điện trong căn hộ của chúng ta, vì vậy cần phải bảo vệ các thiết bị điện trong căn
hộ của chúng ta một cách tốt nhất tráng gây tổn thất lớn về tài sản. Với đề tài “Tìm hiểu
sơ lược về mạng điện hộ gia đình và cách lấp đặc mạng điện an tồn, tiện ích trong mạng
điện hộ gia đình”, mục tiêu nghiên cứu xây dựng mạng điện hộ gia đình là yếu tố quan
trọng để giúp cho việt sử dụng các thiết bị điện nhầm phục vụ cho việc sinh hoạt gia đình
một cách thuận lợi hơn. Ngay từ khi bắt đầu thiết kế và xây dựng, thì việc chuẩn bị, lên kế
hoạch lắp đặt hệ thống điện là rất cần thiết để đảm bảo yếu tố: An toàn, thẩm mĩ và tiết
kiệm cho ngơi nhà. Vì vậy bài báo cáo này sẽ trình bày đặc điểm, cấu tạo trong mạng điện
trong hộ gia đình để các hộ gia đình hiểu rỏ hơn về mạng điện hộ gia đình, cũng như

những cách lấp đặt mạng điện an toàn và tiện ích trong mạng điện hộ gia đình, để giúp
cho căn hộ của các hộ gia đình thêm thẩm mĩ, hửu ích và khơng kém phần an tồn để bảo
-4-


vệ sự an toàn cho các thành viên trong gia đình của các hộ gia đình khi sử dụng các thiết
bị điện trong mạng điện hộ gia đình. Trong đề tài “Tìm hiểu sơ lược về mạng điện hộ gia
đình và cách lấp đặc mạng điện an tồn, tiện ích trong mạng điện hộ gia đình”, đối tượng
nghiên cứu là hệ thống mạng điên hộ gia đình, gồm có các thiết bị và các cách chọn lựa
thiết kế để giúp cho phù hợp với căn hộ của chúng ta, làm nó tiện lợi và an tồn hơn. Các
phương pháp nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu sơ lược về mạng điện hộ gia đình và cách lấp
đặc mạng điện an tồn, tiện ích trong mạng điện hộ gia đình” gồm có: phương pháp
nghiên cứu tài liệu; phương pháp nghiên cứu giảng dạy nêu vấn đề; phương pháp nghiên
cứu phân tích hệ thống.

-5-


CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ MẠNG ĐIỆN HỘ GIA ĐÌNH
I – ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA MẠNG ĐIỆN HỘ GIA ĐÌNH.
1. Đặc điểm của mạng điện hộ gia đình.
- Mạng điện hộ gia đình là mạng điện có điện áp thấp, nhận điện năng từ hệ thống điện
quốc gia phân phối để cung cấp điện cho các dồ dùng điện trong hộ gia đình. Ở nước ta,
mạng điện trong nhà được cấp điện áp là 220V (h 1.1.1).

Hình 1.1. Sơ đồ mạch điện tù mạng điện quốc gia vào nhà

-6-



- Trong các hộ gia đình điều có các thiết bị điện khác nhau và chúng rất đa dạng như:
bóng đèn, nồi cơm điện, quạt điện, bàn là điện,...(h 1.1.2).

Hình 1.1.2. Đồ dùng điện
- Mổi đồ dùng điện đêu tiệu thụ một mức điện năng khác nhau. Có đồ dùng điện cống
suất nhỏ ( tiêu thụ ít điện năng), nhưng lại có những đồ dùng điện có cơng suất lớn (tiêu
thụ nhiều điện năng), những mức điện năng điều được nhà sản xuất in trỏ trên các thiết
bị điện nhầm cho chúng ta có thể lựa chọn những thiết bi hợp với căn hộ của mình. VD:
bàn là điện có cơng suất 1000W, nồi cơm điện có cơng suất 600W, bóng đèn điện có
cơng suất 25W....
- Các thiết bị điện (công tắc điện, cầu dao, ổ cắm điện...) và các đồ dùng điện trong nhà
phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.
- Riêng đối với các thiết bị đóng – cắt, bảo vệ và điều khiển, thì điện áp định mức của
chúng có thể lớn hơn điện áp định mức của mạng điện trong nhà.
2. Yêu cầu của mạng điện trong nhà.
- Mạng điện được thiết kế, lấp đặt đảm bảo phải cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện trong
nhà và dự phòng nếu cần thiết. Trường hớp khi mạng điện trong nhà bị mất pha, thì phải nhanh
chống tắt tất cả thiết bị điện trong nhà để phòng tránh các thiết bị điện trong nhà chạy với

công suất không đủ dê dẫn tới hư hổng các thiết bị điện trong căn nhà.
- Mạng điện phải đảm bảo an toàn cho người sữ dụng và cho ngôi nhà.
- Dể dàng kiểm tra và sữa chữa.
- Sử dụng thuận tiện, bền chắc và đẹp.
-7-


II – CẤU TẠO CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ.
Cấu tạo mạng điện trong nhà gồm có 2 loại: đơn giản và phức tạp.
- Đơn giản: mạch điện đơn giản trong một căn hộ gồm một mạch chính (dây pha và dây
trung tính) (1) từ mạch điện phân phối đi qua đồng hồ đo điện năng (công tơ điện) (6)

vào nhà và các mạch nhánh (2) từ mạch chính rẽ ra các mạch nhánh mắc song song với
nhau để có thể điều khiển đồ dùng điện một cách độc lập. Còn có các thiết bị đống cắt
và bảo vệ (3), bảng điện(4), sứ cách điện (5)...(h 2.1.1).

6

Hình 2.1.1 Cấu tạo mạng điện đơn giản trong nhà
- Phức tạp: củng giống như mạch điện đơn giản nhưng nó được trang bị thêm các thiết
bị bảo vệ tối ưu hơn trước khi tới các thiết bị điện và các thiết bị bảo vệ nầy được đặc
sau công tơ điện (h 2.1.2).

-8-


Hình 2.1.2 Cấu tạo mạch điện phức tạp
(1) Hộp phân phối; (2) Aptomat tổng;
(3) Các Aptomat nhánh; (4) Đồ dùng điện;
(5) Ổ điện.
III – THIẾT BỊ ĐÓNG – CẮT MẠCH ĐIỆN.
1. Công tắc điện.
- Công tắc là tên của một thiết bị trong mạch điện, hoặc một linh kiện trong thiết bị
điện; nó được sử dụng với mục đích để đóng/bật – ngắt/mở/tắt dịng điện hoặc chuyển
hướng trạng thái đóng-ngắt trong tổ hợp mạch điện có sử dụng chung một công tắc. Hay
rõ hơn, trong mạch điện, một công tắc có thể cùng lúc chuyển trạng thái đóng-ngắt cho
1 hoặc nhiều mạch điện thành phần. Cầu dao, khóa điện, Rơ-le,... là những dạng công
tắc đặc biệt.
- Công tắc được cấu tạo gồm 3 phần:
+ Phần vỏ: được tạo thành bởi vật liệu cách điện.
+ Phần cực động: được liên kết với nút bật-tắc ở phần vỏ cách điện.
+ Phần cực tỉnh: được lấp trên thân, có vít để cố định đầu dây dẫn điện của mạch điện.

- Công tắc điện rất đa dạng nên nó được chia ra thành nhìu loại.
+ Dựa vào số cực người ta chia ra: công tắc 2 cực, công tắc 3 cực,...
-9-


+ Dựa vào thao tác đóng – cắt người ta có thể phân loại chúng thành: cơng tắc bật (1)
(2), cơng tắc bấm (3), cơng tắc xoay (4),...(h 3.1.1).

1

2
3
Hình 3.1.2 Công tắc điện

4

- Ngày nay với thời đại khoa học, cơng nghê – kĩ thuật thì con người đã cho ra đời nhìu
loại cơng tắc khác với kểu dáng đẹp làm cho căn hộ của chúng ta thêm sang trọng và
đẹp hơn. Loại công tắc hiện nay được sử dụng nhìu nhất trong các căn hộ, chung cư, cơ
quan phịng làm việc là loại công tắc âm tường với các tính năng ưu việt khơng chiếm
nhìu khơng gian mà cịn tiện lợi hơn với các loại cơng tắc có núc cơng tắc hình móc, với
các cơng tắc đầy màu sắc thì nó sẽ làm cho căn hộ, căn phịng của chúng ta có thêm
nhiều điểm nhấn làm cho căn hơ, căn phịng khơng cịn đơn điệu với một màu tường (h
3.1.2).

Hình 3.1.3 Cơng tắc âm tường
- 10 -


2. Cầu dao.

- Cầu dao là một loại thiết bị đóng – cắt dịng điện bằng tay đơn giản nhất, được dùng để
đóng – cắt đồng thời ở dây pha và cả dây trung tính của mạch điện cơng suất nhỏ, khơng
cần thao tác đóng – cắt nhiều lần. Hiện nay, những mạng điện đơn giản trong nhà
thường dùng cầu dao để đóng – cắt tồn bộ mạng điện, vì giá thành rẻ. Còn trong các
mạng điện hiện đại, để giữ độ an toàn hơn người ta dùng aptomat ( thay cho cầu giao và
cầu chì).
- Cầu dao gồm 3 bộ phận chính: Vỏ; các cực động và các cực tĩnh
+ Vỏ: chủ yếu lam bằng sứ, trên vỏ của cầu dao được nhà sản xuất in một số thông số
kĩ thuật như: điện áp và dòng điện định mức.
+ Các cực động: Có thể duy chuyển qua lại để đóng - cắt mạng điện và nó được gắn
một nút sứ ở đầu để cho người cầm không bị điện giật.
+ Các cực tỉnh: được giữ cố định bằng ốc.

Hình 3.2.1 Cấu tạo cầu dao
1. Vỏ; 2. Các cực động;
3. Các cực tĩnh.
- 11 -


- Căn cứ vào số cực của cầu dao, người ta chia cầu dao làm các loại: một cực (1), hai
cực (2), ba cực (3),.. Theo công nghê hiện nay người ta đã chế tạo ta được rất nhìu cầu
dao thơng minh và có tính an tồn cao hơn như: cầu dao chống gò rỉ điện đất (6),
aptomat,... Do nhu cầu sử dụng người ta còn chia cầu dao ra các loại: một pha (4), hai
pha (5),...

1

4

2


5

3

6

Hình 3.2.2 Cầu dao
IV – THIẾT BỊ LẤY ĐIỆN.
1. Ổ điện
- Ổ điện là thiết bị lấy điện cho các đồ dùng điện như : bàn là, bếp điên, tủ lạnh,...
- Ngày nay theo thời đại công nghệ người ta đã thiết kế ra các loại ổ điện âm tường kết
hợp chung với các loại ổ cấm khác như ổ cấm cáp các loại, ổ cấm usb,...(h 4.1.1).

- 12 -


Hình 4.1.1 Ổ cấm âm tường
2. Phích cắm điện
- Phích cắm điện dùng cắm vào ổ điện, lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện.
- Phích cắm điện có nhiều loại: tháo được, khơng tháo được; chốt cắm trịn, chốt cắm
dẹt, phích cắm đa năng,...(h 4.2.1)
- Khi sử dụng, ta phải chọn loại phích cắm điện có loại chốt và số liệu kĩ thuật phù hợp
với ổ điện.

1

2

3

4

Hình 4.2.1 Phích cấm điện
1. Phích cắm chốt dẹp
2. Phích cắm chốt trịn
3. Phích cắm 3 chốt
4. Phích cắm đa năng
V – THIẾT BỊ BẢO VỆ CỦA MẠCH ĐIỆN TRONG NHÀ.
1. Cầu chì
- Cầu chì là loại thiết bị điện dùng để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện
kki xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải.
- 13 -


- Cầu chì gồm ba phần: vỏ; các cực giữ dây chảy và dây dẫn điện; dây chảy
+ Vỏ cầu chì thường được làm bằng sứ hoặc thủy tinh, bên ngồi ghi điện áp và dịng
điện định mức.
+ Các cực giữ dây chảy và dây dẫn được làm bằng đồng.
+ Dây chảy thường được làm bằng chì.
Dây chảy
Các cực giữ dây chảy

Vỏ
Hình 5.1.1 Cấu tạo cầu chì
- Có nhiều loại cầu chì. Theo hình dạng cầu chì có các loại: cầu chì hộp, cầu chì ống,
cầu chì nút,...

Hình 5.1.2 Cầu chì
- Ngun lí làm việc của cầu chì: Trong cầu chì, bộ phận quan trọng nhất là dây chảy.
Dây chảy được mắc nối tiếp với mạch điện cần bảo vệ. Khi dòng điện tăng lên quá giá

trị định mức ( do ngắn mạch, q tải), dây chảy cầu chì nóng chảy và bị đứt ( cầu chì
nổ) làm mạch điện bị hở, bảo vệ mạch điện và các đồ dùng điện, thiết bị điện không bị
hỏng.
- Trong mạch điện, cầu chì được mắc vào dây pha, trước cơng tắc và ổ lấy điện.
- Người ta chọn dây chảy cầu chì theo trị số dòng điện định mức.
- 14 -


2. Aptomat (cầu dao tự động)
- Phần lớn những mạng điện trong nhà hiện đại ngày nay đều dùng aptomat thay cho
cầu chì và cầu dao.
- Aptomat là thiết bị tự động cắt mạch điện khi bị ngắn mạch hoặc quá tải. Aptomat
phối hợp chức năng của cầu dao và cầu chì:
- Khi mạch điện bị ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện trong mạch điện tăng lên vượt
quá định mức, aptomat tác động tự động cắt mạch điện (núm điều khiển về vị trí OFF),
bảo vệ mạch điện, thiết bị và đồ dùng điện khỏi bị hỏng. Như vậy, aptomat đóng vai trị
như cầu chì.
- Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây sự cố của mạch điện và sữa chữa xong, lúc
đó ta bật núm điều khiển (đóng- cắt) từ vị trí cắt mạch điện (vị trí OFF) về vị trí đóng
mạch điện (vị trí ON). Mạch điện sẽ có điện. Như vậy, aptomat đóng vai trị như cầu
dao.

Hình 5.2.1 Aptomat (cầu dao tự đơng)

- 15 -


CHƯƠNG 2: LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ ĐƠN GIẢN
I – LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN.
1. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.

- Dụng cụ: kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, khoan điện, bút thử điện.
- Vật liệu và thiết bị: dây dẫn điện, bóng đèn, đui đèn, cơng tắc ba cực, cầu chì, bảng
điện, băng cách điện, giấy ráp.
2. Cách thực hiện.
- Vẽ sơ đồ lắp đặc mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. Mạch điện nầy
thích hợp với những trường hợp muốn đóng cắt đèn ở hai nơi như hành lang, cầu thang,
buồng ngủ,...

Hình 1.1.1 Đèn cầu thang

- 16 -


Bước 1: Vạch dấu.
- Vạch dấu vị trí các thiết bị điện và đèn;
- Vạch dấu đường đi dây của mạch điện.
Bước 2: Khoan lỗ bảng điện.
- Khoan lỗ bắt vít;
- Khoan lỗ luồn dây (nếu đi đường điện ngầm)
Bước 3: Lắp đặt thiết bị điện của bảng điện.
- Xác định các cực của công tắc;
- Nối dây các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trên bảng điện;
- Lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện.
Bước 4: Nối dây mạch điện.
- Lấp đặt dây dẩn từ bảng điện ra đèn;
- Nối dây vào đui đèn
Bước 5: Kiểm tra
- Kiểm tra sản phẩm đạt các tiêu chuẩn:
+ Lắp đặt đúng theo sơ đồ;
+ Các mối nối đảm bảo an toàn điện, chắc và đẹp;

+ Mạch điện đảm bảo thông mạch.
- Nối mạch điện vào nguồn điện và cho vận hành thử.
II – LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ.
1. Mạch điện lắp đặt kiểu dây nổi.
Mạch điện được lắp đặt nổi là dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện như puli
sứ, khuôn gỗ hoặc lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột,
dầm xà,...

- 17 -


- Các ống cách điện thông dụng hiện nay là ống PVC và ống bọc tơn, kẽm, bên trong
lót cách điện. Ống có đường kính thơng dụng là 16; 20; 25; 32; 40; 50mm, chiều dài 23m. Hiện nay, loại ống PVC tiết diện trịn và chữ nhật có nắp đậy được sử dụng phổ
biến trong mạch điện sinh hoạt (h 2.1.1).

Hình 2.1.1 Ống luồn dây PVC
Các phụ kiện kèm theo với ống gồm có:

- Ống nối chữ T: được dùng để phân nhánh dây dẫn mà
không sủ dụng mối nối rẽ.

- Ống nối chữ L: được sử dụng khi nối hai ống luồn dây
vng góc với nhau.

- Kẹp đỡ ống: được dùng để cố định ống luồn dây dẫn
trên tường. Những kẹp đỡ ống này có đường kính phù
hợp với đường kính ống.

- 18 -



- Một số yêu cầu kĩ thuật.
+ Đường dây phải song song với vật kiến trúc (tường nhà, cột, xà...), cao hơn mặt đất
2,5m trở lên và cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm.
+ Tổng tiết diện của dây dẫn trong ống không được vược quá 40% tiết diện ống.
+ Bảng điện phải cách mặt đất từ 1,3 – 1,5m.
+ Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp ống.
+ Không luồn các đường dây khác cấp điện áp vào chung một ống.
+ Đường dây dẫn đi xuyên qua tường hoặc trần nhà phải luồn dây qua ống cách điện,
hai đầu ống phải nhô ra khỏi tường 10mm.
2. Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm
- Mạng điện được lắp đặt ngầm là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng
như tường, trần, sàn bê tông,... và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà. Cách lắp đặt
này đảm bảo được vẻ đẹp mĩ thuật và cũng tránh được tác động của môi trường đến dây
dẫn. Tuy nhiên, mạch điện lắp đặt ngầm khó sửa chữa khi bị hỏng.
- Việc chọn phương thức đặt dây điện ngầm phải phù hợp với môi trường xung quanh,
với yêu cầu sử dụng, đặc điểm của kết cấu, kiến trúc cơng trình và kĩ thuật an tồn điện
(h 2.2.1).

Hình 2.2.1 Lắp mạng điện ngầm

- 19 -


Tài liệu tham khảo
-

Công nghệ 8 của Nhà xuất bản Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-


Công nghệ 9 của Nhà xuất bản Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-

Kênh tin tức suadiennuocchanoi.vn và danhviet.com.vn

- 20 -



×