Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình Dương.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 17 trang )

Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Một trong các giải pháp của chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam
giai đoạn 2001- 2010 đã nêu: “…chuẩn hoá và hiện đại hoá trường sở,
trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu và học tập…”. Từ giải pháp trên cho ta
thấy để thực hiện được chiến lược phát giáo dục trên thì không thể thiếu
được vai trò của công nghệ thông tin trong trường học, nó góp phần không
nhỏ cho công cuộc phát triển giáo dục đất nước trong thời đại mới này,
nhất là phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiện cứu. Trọng tâm hơn nữa
là chủ đề năm học 2008- 2009 mà ngành giáo dục đã đề ra: “ đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để thực hiện tốt chủ đề của
năm học trên cũng như để thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục đất
nước nói chung và của huyện nhà nói riêng. Là một cán bộ phụ trách công
tác chuyên môn của trường, bản thân tôi đã chọn và thực hiện đề tài “ Một
số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS
Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương”. Sau đây tôi xin phép
được trình bày đề tài trên cho các bạn đồng nghiệp và hội đồng khoa học
các cấp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến thêm để đề tài của tôi hoàn
thiện hơn.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
I. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin tại trường.
1. Thuận lợi.
- Năm 2003 trường được cấp 6 bộ máy tính để bàn, hiện chưa
có phòng đặt máy riêng nên vẫn để số máy ở phòng nghỉ của
giáo viên.
- Tháng 12 năm 2009 trường được cấp 1 máy tính sách tay, một
máy chiếu (prosetter) và một màn chiếu. đồng thời trường
cũng được duyệt kinh phí mua thêm một bộ máy tính để bàn
chủ yếu là phục vụ cho công tác kế toán của trường.


Người viết: Nguyễn Thị Diễm
1
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.
- Đội ngũ giáo viên tích cực, có tinh thần học tập tốt, nhận thức
đúng về nhu cầu tri thức cần thiết vục vụ cho quá trình phát
triển của giáo dục.
- Sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động
chuyên môn của Hiệu Trưởng của trường.
2. Khó khăn.
Đổi mới phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
thực sự đã được thực hiện từ nhiều năm nay từ năm 2001. Tuy nhiên việc
thực hiện diễn ra chưa đồng bộ giữa các trường vùng sâu, xa và trường ở
trung tâm, thị trấn, thị xã. Ở các trường vùng sâu xa,việc ứng dựng công
nghệ thông tin vào giảng dạy còn rất hạn chế, chủ yếu là sử dụng máy vi
tính để đánh đề kiểm tra hoặc đánh giáo án, các chuyên đề bồi dưỡng
chuyên môn về soạn giáo án điện tử do sở giáo dục tổ chức hàng năm sau
khi về trường không thực hiện được. Một trong những nguyên nhân dẫn
đến việc sử dụng hạn chế các tính năng của công nghệ thông tin là:
- Phòng máy chưa có. Các phòng chức năng còn phải ghép
chung với nhau, như phòng thư viện và phòng Đội là dùng
chung một phòng.
- Thiết bị như máy chiếu (prosetter) chưa có.
- Đường truyền ADSL mới có vào tháng 11 năm 2008, trước kia
phải sử dụng đường truyền kỹ thuật số, mỗi khi vào mạng thì
tốn rất nhiều thời gian, chi phí cao.
- Nhất là trình độ sử dụng máy vi tính của giáo viên là rất hạn
chế, mốt số giáo viên chỉ biết đánh chữ, các thao tác định dạng
đơn giản, chưa được học qua cơ bản hoặc một số đã có chứng
chỉ A nhưng do ít sử dụng lâu ngày nên cũng quên hết, một số

giáo viên ngạy đi học tin học vì trung tâm tin học ở rất xa, một
số ít tuổi tác lớn sắp đến tuổi về hưu nên ngại đi học, … . Việc
yêu cầu giáo viên nộp đề thi học kỳ bằng đĩa, bằng đánh máy
vi tính là cũng gặp nhiều khó khăn cho một số giáo viên. Số
Người viết: Nguyễn Thị Diễm
2
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.
giáo viên biết sử dụng phần mềm Powerpoint là rất ít 5/22
giáo viên dạy lớp.
Vậy nguyên nhân chính của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
đơn vị của tôi chậm là do trình độ của đội ngũ CBGV CNV của trường còn
yếu. Nhận thấy được điều đó, bản thân tôi đã đề xuất ra một số biện pháp
sau nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THCS
Minh Tân, nhằm góp phần đưa chất lượng giáo dục của đơn vị mình ngày
một đi lên.
II. Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở
trường.
1. Biện pháp 1: Khuyến khích học tin học.
a. Nội dung.
Ban giám hiệu trường kết hợp với các đơn vị hành chánh của xã nhà,
sau đó liên hệ với các trung tâm tin học gần địa bàn trường tổ chức các
lớp chứng chỉ A dành cho cán bộ công nhân viên của khối trường học,
uỷ ban xã, nông trường tại xã nhà, đồng thời thông báo rộng rãi đến toàn
thể giáo viên-công nhân viên của trường tham gia lớp học.
b. Cách thực hiện.
- Ban giám hiệu thống kê danh sách những giáo viên, cán bộ
công nhân viên chưa biết tin học của trường.
- Ban giám hiệu liên lạc với các trung tâm tin học về thời gian
khai giảng lớp học, thời gian học, địa điểm học (có thể tại

trường mình hay ở Uỷ ban xã hoặc nông trường,…. Chú ý nơi
học phải ở gần trường để tiện lợi cho việc đi lại của giáo
viên ), sau đó thông báo rộng rãi trong hội đồng trường biết kế
hoạch dạy học của trung tâm và đồng thời khuyến khích họ
nên tham gia học học tập.
- Nguồn kinh phí: do trường không có điều kiện hỗ trợ kinh phí
cho giáo viên học tập, do đó giáo viên phải tự nộp học phí cho
mình. Những trường hợp nào khó khăn không thể nộp được
Người viết: Nguyễn Thị Diễm
3
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.
học phí, nhà trường linh động cho tạm ứng sau đó trừ dần
hàng tháng, mỗi tháng một ít. Ngoài ra BGH tham mưu với
công đoàn trường có thể hỗ trợ thêm một phần nào kinh phí
cho giáo viên đi học.
- Ngoài ra ban giám hiệu cần phải sắp xếp thời khoá biểu, các
công tác kiêm nhiệm cho những giáo viên đi học tin học một
cách hợp lí để họ yên tâm học hành cho tốt.
c. Kết quả đạt được từ biện pháp thứ nhất.
Năm học Tổng số
GV-CB-
CNV
chưa có
chứng
chỉ A
Tổng số
GV-CB-
CNV tham
gia học

chứng chỉ
A
Tổng số GV-
CB-CNV đạt
chứng chỉ A
Ghi chú
2007-2008 10 5 1
(4 GV không
thi do còn yếu)
1 BGH và 1 GV lớn
tuổi, 3 GV xa nhà
không học được
2008-2009 9 5 4
(1 GV học lại
cho biết, không
thi)
1 BGH và 1 GV lớn
tuổi, 3 GV xa nhà
không học được
d. Ưu điểm của biện pháp thứ nhất.
- Có được một số lượng đông giáo viên học được kiến thức cơ
bản về tin học.
- Thời gian học tập ngắn khoảng ba đến bốn tháng.
- Kinh phí học tập vừa phải không quá cao.
- Đặc biệt hơn nữa là lớp học chỉ toàn là cán bộ giáo viên, công
nhân viên ở các cơ quan hành chính của một xã, việc học tập
nghiên cứu trao đổi giữa các thành viên trong lớp học thuận
lợi hơn. Còn nếu học chung với những lớp đại trà của trung
Người viết: Nguyễn Thị Diễm
4

Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.
tâm thì một số giáo viên lớn tuổi thao tác chậm, hay quên,…
sẽ ngại ngùng không giám hỏi hoặc sợ các học sinh mình dạy
học chung với mình cười chê.
e. Nhược điểm của biện pháp thứ nhất.
- Một số giáo viên nhà ở xa sẽ không tham gia học tập được. Vì
những lớp học như thế này thường tổ chức vào buổi chiều tối
khoảng 17 đến 19 giờ là thuận lợi nhất cho cán bộ của các cơ
quan học.
- Ở những lớp chứng chỉ A kiến thức chủ yếu là tin học cơ bản
gồm có Word, Excel, Window, còn các phần mềm ứng dụng
phục vụ cho giáo dục như phần mềm Powerpoint dùng để soạn
giáo án điện tử hay phần mềm Graph dùng để vẽ đồ thị - giải
phương trình thì không được học.
2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức tin học và
công nghệ thông tin cho giáo viên tại trường.
Ví dụ 1: Lập kế hoạch bồi dưỡng phần mềm ứng dụng Pwerpoint về
soạn giáo án điện tử cho giáo viên.
a. Cách thực hiện.
Phó hiệu trưởng nhà trường thực hiện các công việc sau:
- Phân công người thực hiện bồi dưỡng. Chú ý người được phân
công đảm nhiệm công tác bồi dưỡng không cần phải chú trọng
đến văn bằng hay chứng chỉ, chỉ cần người đó sử dụng thành
thạo phần mềm Powerpoint.
- Lập danh sách giáo viên tham gia học. đối với những lớp bồi
dưỡng như thế này, BGH yêu cầu 100% giáo viên chưa biết sử
dụng phần mềm Powerpoint phải tham gia học tập.
- Thời gian: từ 14 giờ đến 16 giờ ngày thứ năm hàng tuần. sở dĩ
trường chọn thời gian này để thực hiện bồi dưỡng là vì ngày

này trường chỉ thực hiện dạy 2 tiết chính thức. Học vào chiều
thứ năm như thế này sẽ tiện cho một số giáo viên ở xa, sau khi
Người viết: Nguyễn Thị Diễm
5
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.
dạy xong hai tiết dạy chính thức trên lớp thì giáo viên ở lại học
tin học luôn.
- Địa điểm học: vì trường chưa có phòng riêng để đặt máy vi
tính nên lớp học được đặt tại phòng nghỉ giải lao của giáo
viên. Cách đặt máy như thế này còn nhằm mục đích tiện lợi
cho việc giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau giữa các giáo
viên về lĩnh vực công nghệ thông tin vào những lúc tróng tiết,
giờ giải lao,….
- Dự trù kinh phí trình Hiệu trưởng duyệt:
+ Tiền nước uống cho giáo viên thực hiện bồi dưỡng đến khi
xong khoá học: chai x … đồng =….đồng.
+ Tiền in ấn, phôtô tài liệu giảng dạy:……đồng/bộ x ……bộ
=….đồng.
Tổng cộng :… đồng.
- Quá trình tiến hành học tập Ban giám hiệu phải phân công
người giám sát lớp học, có thực hiện kiểm diện đầy đủ.
- Kết thúc khoá học phải tổng kết đánh giá quá trình học tập cụ
thể của từng thành viên và đưa việc học tập của từng cá nhân
vào thi đua hàng tháng. Điều nhằm mục đích giúp họ tham gia
học tập đầy đủ, tích cực và mang lại hiệu quả.
b. Kết quả thực hiện từ biện pháp thứ hai.
100% giáo viên dạy lớp đều được bồi dưỡng cách sử dụng phần mầm
Powerpoint (22/22 giáo viên dạy lớp).
Ví dụ 2: Lập kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về Internet như cách truy

cập internet; download dữ liệu, hình ảnh,….
Ta cũng thực hiện tương tự như ở ví dụ 1.
c. Ưu điểm của biện pháp thứ hai.
- Bồi dưỡng được những kiến thức tin học mà giáo viên đang
cần phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
- Bồi dưỡng cùng một lúc được tất cả các giáo viên của trường.
Người viết: Nguyễn Thị Diễm
6
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.
- Kinh phí ít.
- Thời gian học tập do trong đơn vị ta chủ động được.
- Hiệu quả cao vì vừa học xong là ứng dụng thục tế ngay đồng
thời lớp học nằm trong tằm kiểm soát của trường.
d. Nhược điểm của biện pháp thứ hai.
- Đòi hỏi trường phải có ít nhất 7 đến 8 bộ máy tính trở lên.
Phải có máy chiếu, màn chiếu mới thực hiện tiện lơi, ít tốn
thời gian và công sức cho người thực hiện công tác bồi dưỡng.
- Trường phải có giáo viên thạo về tin học để đứng ra đảm
nhiệm công tác bồi dưỡng.
3. Biện pháp 3: Phát động phong trào chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ
đồng nghiệp.
a. Nội dung.
Trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn của trường BGH
trường cần động viên, khuyến khích cán bộ giáo viên – công nhân viên
trong trường mạnh dạng trao đổi chia sẻ kinh nghiệm lẩn nhau một cách
thân thiện. Người hỏi phải có thiện chí muốn học tập để hiểu biết, người
chỉ dẫn phải tận tình, lời lẽ tế nhị dễ nghe.
b. Cách thực hiện.
Ban giám hiệu cần chuẩn bị những điều kiện sau:

- Đặt ở phòng nghỉ giải lao của giáo viên một số máy vi tính. Vì
ở phòng này các giáo viên tập trung thường xuyên mỗi ngày,
họ có có thể tranh thủ chút ít thời gian để hỏi lẫn nhau những
gì chưa biết, hơn thế nữa nếu nội dung cần hỏi người này
không biết nhưng có thể người kia biết và họ sẽ chia sẽ cho
nhau một cách nhanh chóng.
- Hệ thống máy tính phải được kết nối mạng để phục vụ cho
việc chia sẻ những kiến thức về mạng.
Người viết: Nguyễn Thị Diễm
7
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.
- Trên các máy tính phải có dán tên của tổ sử dụng nó, việc làm
này nhằm để tiện cho việc quản lý máy và quy trách nhiệm vệ
sinh máy định kỳ.
Hình 1: Hình ảnh giáo viên của trường đang chia sẽ sử dụng CNTT cho nhau.
c. Kết quả thực hiện từ biện pháp thứ ba.
- 100% cán bộ giáo viên của trường điều có thể học tâp lẫn
nhau.
- Đáp ứng tốt nhu cầu về kiến thức sử dụng công nghệ thông tin
cần thiết kịp thời.
d. Ưu điểm của biện pháp thứ ba.
- Đây là biện pháp bồi dưỡng diễn ra thường xuyên nhất và hiệu
quả nhất đồng thời kiến thức trao đổi cũng rộng nhất. Nhất là
kiến thức sau khi tiếp thu xong sẽ áp dụng ngay vào công việc
giảng dạy hàng ngày.
Người viết: Nguyễn Thị Diễm
8
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.

- Môi trường học tập thân thiện, tích cực. chỉ có người hỏi và
người trả lời chứ ở đây không có khoảng cách phân biệt giữa
người thầy và người trò.
e. Nhược điểm của biện pháp thứ ba.
Chưa thấy nhược điểm.
4. Biện pháp 4: Đưa công nghệ thông tin vào các hoạt động chuyên
môn của trường.
a. Nội dung.
Để việc học tập không bị lãng phí, kiến thức được bồi dưỡng ở các biện
pháp đã nêu ở trên không bị mai một đi mỗi ngày, nhất là để không bị tuột
hậu so với thời đại, hơn thế nữa là sự hộ trợ đắc lực của phương tiện công
nghệ thông tin trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học là rất lớn, nó
góp phần đưa giáo dục Việt Nam sánh kịp các nước tiên tiến trong khu vực
và trên thế giới. Ban giám hiệu cần đẩy mạnh ứng dụng của công nghệ
thông tinh trong các hoạt động chuyên môn của trường bằng cách.
b. Cách thực hiện.
- Đối với công tác ra đề kiểm tra 15 phút,1 tiết, đề thi học kỳ,
soạn giáo án, các báo cáo, … Ban giám hiệu yêu cầu giáo
viên, các bộ phận đều phải nộp bằng giấy đánh máy vi tính
hoặc bằng đĩa, không viết tay.
- Kết hợp với biện pháp thứ hai, Ví dụ: sau khi giáo viên được
bồi dưỡng xong cách sử dụng phần mềm Powerpoint. Ban
giám hiệu lập ngay kế hoạch mỗi tổ phải thực hiện thao giảng,
dự giờ bằng giáo án điện tử hoặc có sử dụng CNTT trong tiết
dạy. Chẳng hạn ta giao chỉ tiêu trong tuần 2 của tháng 12 năm
2008 là: tổ Văn – Nhạc, tổ Sử - Địa, tổ Toán – Lí mỗi tổ thực
hiện 1 tiết thao giảng và 1 tiết dự giờ bằng giáo án điện tử, 1
tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin. Đây là một chỉ tiêu
được ban giám hiệu giao cho các tổ thực hiện nhưng thoáng,
bất cứ thành viên nào của tổ thực hiện tiết dạy cũng được. Tuy

Người viết: Nguyễn Thị Diễm
9
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.
nhiên ta phải hướng cho các tổ trưởng chuyên môn phân công
nhiệm vụ sau cho rải đều ra ở giáo viên tất cả các môn, những
ai thạo hơn thì thực dạy trước. Việc phân bổ này nhằm mục
đích giúp cho giáo viên tiếp cận dần với phương pháp dạy có
sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Tiếp theo những lần giao
chỉ tiêu sau đó, ta cũng hướng tổ trưởng phân công những giáo
viên thuộc những bộ môn chưa được thực hiện giảng dạy
những lần trước, làm sao đảm bảo tất cả các giáo viên điều
được thực hiện giảng dạy có sử dụng công nghệ thông tin một
vài lần để làm quen với thiết bị. Cuối cùng cho giáo viên đăng
ký tiết dạy có sử dụng CNTT trong giảng dạy hàng ngày một
cách đại trà.
c. Kết quả thực hiện từ biện pháp thứ tư.
- Cả trường có 3 giáo viên rất ngại ngồi vào máy mỗi khi có yêu
cầu đánh đề thi hoặc đề kiểm tra định kỳ mặc dù máy của
trường có sẵn, nhưng đến nay có 22/22 giáo viên của trường
nộp các báo cáo và đề thi,… đều bằng đánh máy vi tính. Việc
soạn giáo án bằng đánh máy có 17/22 giáo viên thực hiện, còn
5/22 giáo viên soạn giáo án bằng tay lý do nhà chưa có máy
tính.
- Đối với soạn giáo án điện tử có 22/22 giáo viên biết sử dụng
phần mềm Powerpoint để soạn, trong đó thạo nhất có 4/22
giáo viên.
- Sử dụng thành thạo internet có 28/28 tổng số cán bộ giáo viên-
công nhân viên của trường.
d. Ưu điểm của biện pháp thứ tư.

Cách làm này buộc những giáo viên nào ngại sử dụng máy tính cũng
phải ngồi vào máy tính để làm, còn nếu chưa biết sử dụng máy tính thì
cũng phải gấp rút tìm cách để học.
e. Nhược điểm của biện pháp thứ tư.
Người viết: Nguyễn Thị Diễm
10
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.
Có khi giáo viên lại nhờ hoặc thuê người khác đánh máy. Tuy nhiên
việc làm này chỉ thực hiện cho các loại văn bản như báo cáo hay đánh đề
thi, đề kiểm tra. Còn đánh giáo án và soạn giáo án điện tử thì ít có thể vì chi
phí cao.
III. Những điều cần chú ý để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đạt
hiệu quả cao.
Mỗi biện pháp điều có ưu và khuyết điểm riêng của nó. Tuy nhiên để
thực hiện tốt việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
ở những trường vùng xa như trường THCS Minh Tân, ban giám hiệu
trường cần phải biết kết hợp các biện pháp đã nêu ở trên cùng một lúc thì
mới đạt hiệu quả. Vì nếu khuyến khích đi học lấy chứng chỉ thì những
người nhà ở xa, những người lớn tuổi không tham gia học được, còn nếu
người này chỉ người kia theo yêu cầu cần hỏi thì kiến thức không được qua
cơ bản, nhưng nếu bồi dưỡng có tổ chức nhưng không lên kế hoạch bắt
buộc áp dụng và đưa vào thi đua thì học xong rồi lại quên, gây lãng phí tiền
của công sức mà phương pháp dạy cho học sinh không có gì đổi mới. Như
vậy mỗi biện pháp chỉ đáp ứng và phù hợp với một hay một nhóm giáo
viên học tập. Do đó, ban giám hiệu cần phải kết các biện pháp trên trong
quá trình đẩy mạnh ứng dụng CNTT của trường thì mới mang lại hiệu quả
cao.
IV. Kết luận.
1. Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Từ việc thực hiện các biện pháp trên để đẩy mạnh ứng dụng của công nghệ
thông trong đơn vị, năm học 2007-2008 và năm học 2008-2009 trường đạt
được những thành quả sau:
Người viết: Nguyễn Thị Diễm
11
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.
Năm học Tổng số
GV-CB-
CNV
biết sử
dụng
máy tính
Tổng số
GV biết sử
dụng phần
mềm
Powerpoint,
máy chiếu,
Tổng số
GV-CB-
CNV biết
truy cập
Internet
Ghi chú
2007-2008 28/29 TS
CBGV-
CNV
23/23 TS
GV dạy lớp

5/29 TS
CBGV-
CNV
Do trường chưa có kết
nối mạng, số biết truy
cập là do được bồi
dưỡng chuyên đề hàng
năm ở trường CĐSP và
sử dụng dịch vụ bên
ngoài.
2008-2009 27/28 TS
CBGV
-CNV
22/22 TS
GV dạy lớp
27/28 TS
CBGV-
CNV
Trường đã kết nối
mạng.
2. Những kiến nghị và đề xuất.
Cần có sự đầu tư thiết bị công nghệ thông tin đồng bộ giữa những
trường ở thành thị và nông thôn.
3. Lời kết.
Kính thưa: Hội đồng khoa học các cấp cùng tất cả các bạn đồng nghiệp gần
xa. Đề tài được trình bày ở trên được viết dựa cơ trên cơ sở rút kinh nghiệm
từ quá trình thực hiện thực tế tại đơn vị đang công tác, trong quá trình viết
lại chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót về câu chữ cũng như những
khiếm khuyết về khả năng vận dụng thực tiễn của đề tài. Rất mong được sự
đóng góp ý kiến chân tình của các bạn đồng nghiệp, hội đồng khoa học các

cấp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Người viết: Nguyễn Thị Diễm
12
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.
1. Tài liệu hướng dẫn thực hiện hiệm vụ năm học 2008-2009 nhà xuất
bản giáo dục.
2. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 nhà xuất bản
giáo dục.
3. Công văn số 55/2008/CT-BGDĐT về việc tăng cường giảng dạy,
đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai
đoạn 2008-2012.
Ý kiến nhận xét đóng góp của tổ
Người viết: Nguyễn Thị Diễm
13
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.





















Ý kiến nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường










Người viết: Nguyễn Thị Diễm
14
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.












Ý kiến nhận xét của hội đồng khoa học cấp huyện



















Người viết: Nguyễn Thị Diễm
15
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.



Ý kiến nhận xét của hội đồng khoa học cấp tỉnh





















MỤC LỤC
Tên đề mục Trang
A. Lý do chọn đề tài. 1
B. Nội dung của sang kiến kinh nghiệm. 1
I. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin tại trường. 1
1. Thuận lợi. 1
2. Khó khăn. 2
II. Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 3

Người viết: Nguyễn Thị Diễm
16
Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình
Dương.
ở trường.
1. Biện pháp 1: khuyến khích học tin học. 3
2. Biện pháp 2: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức tin
học và công nghệ thông tin cho giáo viên tại trường.
5
3. Biện pháp 3: phát động phong trào chia sẻ kinh nghiệm,
giúp đở đồng nghiệp.
7
4. Biện pháp 4: đưa công nghệ thông tin vào các hoạt động
chuyên môn của trường.
9
III. Những điều cần chú ý để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
đạt hiệu quả.
11
IV. Kết luận. 11
1. Kết quả của việc ứng dụng sang kiến kinh nghiệm. 11
2. Những ý kiến đề xuất. 12
3. Lời kết. 12
Tài liệu tham khảo 13
Ý kiến nhận xét đóng góp của tổ. 14
Ý kiến nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường. 15
Ý kiến nhận xét của hội đồng khoa học cấp Phòng giáo dục. 16
Ý kiến nhận xét của hội đồng khoa học cấp Sở giáo dục. 17
Người viết: Nguyễn Thị Diễm
17

×