Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

thực trạng xuất khẩu cà phê việt nam sang trung quốc giai đoạn 2010-2014 và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.08 KB, 78 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
  
BÁO CÁO
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
Đề tài:
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG
TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010-2014 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020.
Giảng viên hướng dẫn : Cô Trần Thị Lan Nhung
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Anh
Lớp : 12DKQ
MSSV : 1212060001
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN (Association of South East Asian Nations): Hiệp hội các nước Đông Nam
Á.
ICO (International Coffee Organzination): Tổ chức cà phê quốc tế.
HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point): Hệ thống phân tích mối nguy
hiểm và và các điểm kiểm soát trọng yếu.
TNC (Transnation Corporation): Công ty xuyên quốc gia.
USDA (United States Department of Agriculture): Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
ISO (International Standards for Quality Systems): Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế.
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành năm 2013-2014.
Bảng 2: : Sản lượng cà phê theo mùa vụ 2013-2014.
Bảng 3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc 2010-2013.
Bảng 4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc 09/2013 – 09/2014.


Bảng 5: Sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2010-2010.
Bảng 6: : Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2010-2013.
Bảng 7: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê 9/2013 – 9/2014.
Bảng 8: Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Biểu đồ 1 : Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam năm 2014.
Biểu đồ 2: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc từ năm 2009-2013.
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 2
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
Biểu đồ 3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc
giai đoạn 2010-2013.
Biểu đồ 4 :Tốc độ tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc
giai đoạn 2010-2013.
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 3
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, đồng thời từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, việc
thúc đẩy xuất khẩu được nhà nước đặc biệt coi trọng. Xuất khẩu đem lại nguồn thu
ngoại tệ lớn , giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong nước, thúc đẩy các
ngành công nghiệp khác phát triển.
Kinh doanh cà phê đang ngày càng chiếm vị thế quan trọng trên toàn thế
giới. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, chỉ đứng sau gạo. Hằng
năm, xuất khẩu cà phê đã đem về một lượng ngoại tệ không nhỏ và bên cạnh đó còn
giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. Trong xu thế mở của hội
nhập kinh tế thế giới như ngày nay, thì thị trường hàng hóa nói chung và cà phê Việt
Nam nói riêng không ngừng được mở rộng. Ở khu vực Châu Á thì Trung Quốc là
một trong những bạn hàng lớn của Việt Nam. Tuy nhiên thị phần xuất khẩu cà phê
vào Trung Quốc còn rất nhỏ, và vị thế của cà phê Việt Nam vào thị trường này là
chưa cao. Vì vậy, việc đẩy mạnh hàng hóa xuất khảu nói chung và cà phê Việt Nam

nói riêng vào thị trường Trung Quốc là việc cầp thiết đối với nước ta hiện nay. Tuy
nhiên để làm được điều này, Việt Nam cần tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết
các vướng mắc, cản trở xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và tìm ra các giải
pháp căn bản để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc, nên em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng
xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2010-2014 và các
giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam đến năm 2020. ” để đánh giá
thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc và nhằm tìm ra các giải
pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê đến năm 2020.
2. Mục đích nghiên cứu
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 4
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
Khái quát hóa một số lý luận về xuất khẩu cà phê.
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị tường Trung
Quốc giai đoạn 2010-6/2014.
Đề ra một số giải pháp thúc đẩy cà phê Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc trong thời gian tới.
Nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt
Nam và những điểm mạnh, điểm yếu trong thời gian qua. Từ đó, đưa ra các
giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Các hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và
các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian:
Nghiên cứu thị trường Trung Quốc
Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam

- Thời gian:
Thực trạng xuất khẩu cà phê từ năm 2010 đến 06/2014.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 5
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
Phương pháp phân tích tổng hợp: tổng hợp các số liệu từ trang web về giá cả,
sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm để thấy được thực
trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu, tỷ trọng ngành hàng của năm hiện
tại so với năm trước đó, của nước này với nước khác.
Phương pháp nghiên cứu từ tài liệu từ sách, báo, tạp chí, internet,
Phương pháp thống kê mô tả: từ các số liệu thu thập được nhằm mô tả sự
biến động của kim ngạch xuất khẩu, giá và các yếu tố ảnh hưởng.
5. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 4 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu
Chương 2: Tổng quan về thị trường Trung Quốc
Chương 3: Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung
Quốc giai đoạn 2010-6/2014
Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê đến năm 2020
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường Đại học Tài chính Marketing, đặc biệt là các thầy cô khoa Thương Mại của
trường đã giúp em trang bị kiến thức cần thiết cho bài nghiên cứu này. Và đặc biệt
em xin chân thành cám ơn Cô Trần Thị Lan Nhung đã nhiệt tình hướng dẫn hướng
dẫn em hoàn thành tốt đề tài thực hành nghề nghiệp 1 này.
Do thời gian có hạn nên trong quá trình làm đề tài thực hành nghề nghiệp
khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng
như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những

thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Cô để em học thêm được nhiều
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 6
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài thực hành nghề nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 7
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1.1.Một số khái niệm về xuất khẩu
1
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế.
Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua
bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm bán sản
phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước ra nước ngoài để thu ngoại tệ, qua đẩy mạnh
sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao
mức sống nhân dân.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nó
đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển
mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt
động trao đổi hàng hóa nhưng đến nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện
dưới nhiều hình thức.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền
kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hóa
thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích
cho quốc gia nói chung và cac doanh nghiệp tham gia nói riêng.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể
diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể diễn ra
trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế

đầu tiên của doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp
đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.
1 Một số khái niệm về xuất khẩu. Được trích từ />vai-tro-cua-xuat-khau/2d2a7524
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 8
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
1.1.2.Các hình thức xuất khẩu
Có những hình thức chủ yếu sau: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp,
xuất khẩu ủy thác, buôn bán đối lưu, xuất khẩu theo nghị định thư, xuất khẩu tại
chỗ, gia công quốc tế và tái xuất khẩu nhằm phân tán và chia sẻ các rủi ro. Cụ thể
như sau:
 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là phương thức trong đó người mua và người bán ở các
nước khác nhau trực tiếp tiến hành giao dịch, ký kết hợp đồng mya bán hàn hóa trên
nguyên tắc tự do, tự nguyện.[1, tr.6]
2
Hình thức xuất khẩu này có một số ưu điểm và nhược điểm sau:
 Ưu điểm:
Lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu sẽ cao hơn do không phải chia sẽ
lợi nhuận với các tổ chức trung gian khác.
Với vai trò là người bán trực tiếp, doanh nghiệp có thể nâng cao vị trí của mình.
Chủ động trong việc tiêu thụ hàng hóa của mình.
 Nhược điểm:
Đòi hỏi doanh nghiệp phải phản ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất
hoặc mua hàng.
Có thể gặp nhiều rủi ro trong quá trình vận tải.
Dễ bị ép giá và tốn nhiều chi phí khi xuất khẩu sang những thị trường mới.
 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là phương thức tham gia thị trường nước ngoài một cách
gián tiếp, bằng cách thông qua người thứ ba để thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng
hóa ra thị trường nước ngoài. Người thứ ba này gọi là người trung gian buôn bán.

Người trung gian buôn bán trên thị trường là đại lý và môi giới[1, tr.10]
3
2 Mục 1 trang 6. Vũ Hữu Tửu, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Nxb Giáo dục TPHCM
3 Mục 1 trang 10. Vũ Hữu Tửu, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Nxb Giáo dục TPHCM
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 9
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
 Ưu điểm:
Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh xuất khẩu, trong khi
đó các doanh nghiệp xuất khẩu thường thiếu thông tin trên thị trường nên người
trung gian sẽ tìm được nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn.
Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực nên doanh nghiệp
xuất khẩu có thể khai thác để tiết kiệm chi phí trong quá trình vận tải hàng hóa.
 Nhược điểm:
Hạn chế mối liên hệ trực tiếp với các bạn hàng của nhà xuất khẩu.
Nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian.
Không xây dựng được thương hiệu và uy tín với khách hàng.
 Xuất khẩu ủy thác
Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên ủy thác giao cho
đơn vị xuất khẩu gọi là bên nhận ủy thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô
hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận ủy thác) nhưng với chi phí của
bên ủy thác. Về bản chất, chi phí trả cho bên nhận ủy thác là tiền thù lao trả cho đại
lý. Theo nghị định 64-HĐBT, chi phí ủy thác xuất khẩu không cao hơn 1% của tổng
số doanh thu ngoại tệ về xuất khẩu theo điều kiện FOB tại Việt Nam.
 Ưu điểm:
Độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít.
Người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
Không cần đến vốn để mua hàng.
 Nhược điểm:
Chi phí mà doanh nghiệp nhận được ít nhưng được thanh toán nhanh.
Mất đi sự liên kêt giữa nhà xuất khẩu với thị trường, lợi nhuận được chia sẽ bớt.

 Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu mà trong đó
xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng
hàng giao đi có giá trị tương xúng với lượng hàng nhận về. Ở đây, mục đích của
xuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng
hóa có giá trị tương đương.[2, tr.15]
4
 Ưu điểm:
Không dùng tiền để thanh toán hoặc dùng rất ít cho những giao dịch bù trừ ở
cuối kỳ.
4 Mục 2 trang 15. Vũ Hữu Tửu. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Nxb Giáo dục TPHCM
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 10
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
Có thể thực hiện khi thiếu hụt ngoại tệ mạnh.
Giúp cho doanh nghiệp tránh được sự kiểm soát chặt chẽ dòng ngoại tệ ra – vào
của quốc gia.
 Nhược điểm:
Các doanh nghiệp có thể nhận những sản phẩm mà mình không quen thuộc từ
bên đối tác, từ đó gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Diễn ra trong thời gian dài nên sẽ xảy ra nhưng rủi ro về giá cả theo thời gian.
 Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu mà hàng hóa không bắt buộc vượt
biên giới quốc gia mới đến tay khách hàng.
 Ưu điểm:
Giảm được chi phí cúng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và bảo quản
hàng hóa.
Thủ tục đơn giản.
Việc thanh toán nhanh chóng và thuận tiện.
 Nhược điểm:
Dễ rơi vào thế bị động khi không có khách hàng tìm đến thu mua.

 Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là phương thức giao dịch đặc biệt trong đó một bên (được
gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu, hay bán thành phẩm hoặc tiêu
chuẩn kỹ thuật từ bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm và
giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao gia công.[3, tr.23]
5
 Ưu điểm:
Bên đặt gia công có thể tận dụng được nguồn lao động giá rẻ đồng thời tạo công
ăn việc làm cho bên nhận gia công.
Góp phần vào việc chuyển giao công nghệ.
Học hỏi được nhiều kinh nghiệm và nâng cao tay nghề.
 Nhược điểm:
Thù lao gia công tương đối thấp.
Không có sự tương xứng về mặt lợi ích giũa hai bên.
 Tái xuất khẩu
5 Mục 3 trang 23. Vũ Hữu Tửu. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Nxb Giáo dục TPHCM
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 11
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
Là việc xuất khẩu những hàng hóa đã nhập khẩu trước đây mà chưa qua
khâu chế biến nào tại nước tái xuất nhằm mục đích thu về một lượng ngoại tệ lớn
hơn chi phí nhập khẩu.[3, tr.28]
6
 Ưu điểm:
Doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không cần phải tổ chức sản
xuất, đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị.
Khả năng thu hồi vốn nhanh.
 Nhược điểm:
Sự biến động của thị trường và giá cả của hàng hóa cần tái xuất.
Cần phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao.
6 Mục 3 trang 28. Vũ Hửu Tửu. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Nxb Giáo dục TPHCM.

SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 12
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
1.1.3.Qui trình hoạt động xuất khẩu
1.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM
1.2.1.Sự hình thành và phát triển của cà phê Việt Nam
1.2.1.1. Lịch sử cây cà phê
7
Theo truyền thuyết, sự xuất hiện của cà phê bắt đầu từ năm 600 cùng với sự
phát hiện ra cà phê Chè. Câu chuyện huyền thoại của cà phê gắn liền với sự phát
hiện tình cờ của một người chăn dê có tên là Kaldi khi ông đang chăn dê ở một
vùng rừng núi thuộc địa phận nước Ê-thi-ô-pi-a ngày nay. Trong lúc kaldi ngủ thiếp
đi, đàn dê của ông bắt đầu tản mát quanh đó. Vài giờ sau, ông tỉnh dậy và vô cùng
sợ hãi khi không thấy đàn dê của mình đâu nữa. Kaldi bắt đầu đi tìm và cuối cùng
khi tìm thấy đàn dê, một cảnh tượng kỳ thú đập vào mắt ông. Những con dê lúc đó
rất phấn khích và đang nhảy nhót trên những đôi chân sau. Kaldi tìm kiếm quanh đó
và phát hiện đàn dê của mình đã ăn những quả màu đỏ trên một cây rất lạ. Kaldi
cảm thấy lo lắng vì sợ rằng đàn dê sẽ bị ốm vì đã ăn những quả cây lạ.
Kaldi đã phải tốn nhiều thời gian để lùa được đàn dê về chuồng và ông quyết
định sẽ không kể lại những gì đã xảy ra cho bố mẹ biết. Ngày hôm sau, khi được thả
7 Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam. http://103.7.172.50/vcf/Default.aspx?tabid=142&language=vi-VN
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 13
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
ra ngoài, đàn dê của Kaldi lại tìm đến các bụi cây lạ hôm trước và bắt đầu ăn những
quả màu đỏ. Kaldi chú ý quan sát và nhận thấy những quả cây lạ không ảnh hưởng
đến sức khỏe của đàn dê. Ông đánh liều ăn thử một vài quả và ngay lập tức, ông
cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo.
Sau đó, Kaldi mang những quả cây lạ về nhà và kể lại câu chuyện cho bố mẹ
nghe. Bố mẹ của Kaldi đã tặng một vài quả cho các thầy tu ở một tu viện gần đó.
Các thầy tu rất vui bởi vì sau khi nhai những quả cây, họ cảm thấy vẫn tỉnh táo dù
thời gian cầu nguyện kéo dài tới bao lâu. Các vị thầy tăng quyết định đem sấy khô

những quả cây lạ để có thể mang chúng tới các tu viện ở xa. Ở đó, họ hòa nước với
những quả cây đã được sấy khô để tạo thành một loại đồ uống mới.
1.2.1.2. Quá trình phát triển cà phê ở Việt Nam
8
Người pháp đưa cà phê vào việt nam khoảng năm 1850. vào đầu năm 1900,
cà phê được trồng ở một số tỉnh phía bắc như tuyên quang, lạng sơn và ninh bình.
Cà phê chè cũng được trồng ở khu vực miền trung, ví dụ như các tỉnh nghệ an và hà
tĩnh. Mặc dù cà phê chè xuất hiện đầu tiên ở việt nam nhưng cũng có rất nhiều vườn
cà phê mít (coffea exelsa) được trồng trong thời gian này. Phải rất lâu sau đó, người
pháp mới bắt đầu canh tác các vườn cà phê trên vùng đất thuộc tây nguyên ngày
nay.
Ban đầu, người ta trồng cà phê chè trên vùng đất tây nguyên. trong quá trình
sinh trưởng và phát triển, các cây cà phê chè bị rỉ sắt quá nặng nên thoái hóa dần.
Cuối cùng, người ta quyết định thay thế cà phê chè bằng cà phê vối và cà phê mít.
Ở quảng trị, người pháp cũng trồng những cây cà phê đầu tiên nhưng sau này
là loại cà phê mít.
8 Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam. . http://103.7.172.50/vcf/Default.aspx?tabid=142&language=vi-VN
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 14
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
Trong khoảng thập niên 90, sản lượng cà phê của việt nam đã tăng lên nhanh
chóng, nguyên nhân chủ yếu là do:
Thực hiện chủ trương giao đất cho nông dân
Giá cà phê tăng cao trong năm 1994 và giai đoạn 1996 – 1998
Cùng với chính sách định canh định cư, nhiều người dân đồng bằng đã di cư lên
sinh sống và thâm canh cà phê ở vùng tây nguyên. Việc thâm canh cà phê trên quy
mô rộng diễn ra điển hình nhất ở khu vực tây nguyên. Hầu hết các vườn cà phê mới
trồng trong giai đoạn này là cà phê vối (robusta). Tỉnh đăklăk trở thành tỉnh có diện
tích cà phê lớn nhất việt nam và sản lượng cà phê của đăklăk chiếm gần một nửa
tổng sản lượng cà phê toàn quốc.
Những năm gần đây, chính phủ đã ra quyết định ổn định diện tích trồng cà

phê ở mức 500 ngàn hecta nhằm tránh hiện trạng phá rừng để trồng cà phê khi giá
lên cao. Hiện nay, việt nam có lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, chỉ
đứng sau bra-xin, đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối và lượng xuất khẩu chiếm
khoảng 14% thị phần toàn cầu.
1.2.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh cà phê
Cà phê có tính thời vụ cao, đây chính là đặc điểm ảnh hưởng lớn nhất tới
kinh doanh cà phê. Ngay cả những nước sản xuất và kinh doanh cà phê lớn như
Braxin, Colombia cũng chịu tác động bởi đặc điểm này. Vào thời vụ thu hoạch giá
cà phê thường xuống thấp, còn vào giữa niên vụ giá cà phê thường tăng lên do hàng
bị khan hiếm. Chính vì lý do này mà các nước xuất khẩu cà phê nói chung và các
doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nói riêng sẽ có lợi thế hơn khi họ có đủ
nguồn tài chính phục vụ cho việc dự trữ cà phê. - Cà phê là cây công nghiệp dài
ngày, có thời gian từ lúc đầu tư tới lúc khai thác từ 3 tới 5 năm. Chính đặc điểm này
ảnh hưởng rất lớn tới những nhà sản xuất, đặc biệt đại đa số là những người nông
dân ở những nước sản xuất cà phê có nguồn tài chính hạn chế thì vốn đầu tư ban
đầu cho sản xuất cà phê của họ chủ yếu là vay từ các ngân hàng. Mặt khác do thời
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 15
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
gian khai thác đưa vào kinh doanh dài nên khi thị trường cà phê có biến động theo
chiều có lợi thì những người trồng cà phê khó có thể nắm bắt cơ hội ngay được.
Còn khi đưa vào kinh doanh được thì thị trường cà phê lại có những biến chuyển
bất lợi khác. - Sản xuất cà phê chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết, tự
nhiên. Những năm do hạn hán, lũ lụt thì cà phê bị mất mùa làm ảnh hưởng lớn tới
thị trường cà phê thế giới và làm đảo lộn nhiều dự đoán của các chuyên gia, cũng
như kế hoạch của các quốc gia và các công ty kinh doanh cà phê, đặc biệt là đối với
những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới như Braxin, Việt Nam. - Kinh
doanh cà phê có tính rủi ro cao, đặc biệt là các hình thức kinh doanh về hợp đồng
tương lai, giá trừ lùi…
1.2.3.Vị trí, vai trò của xuất khẩu cà phê Việt Nam
1.2.3.1. Vị trí của ngành cà phê đối với ngành nông nghiệp nước ta.

Ngành cà phê góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành nông
nghiệp nước ta. Nếu như trước kia Việt Nam là một đất nước được biết đến với sản
phẩm là lúa gạo thì ngày nay Việt Nam còn được biết đến với một mặt hàng nữa đó
chính là cà phê. Điều này không chỉ giúp cho người dân đa dạng được cơ cấu cây
trồng trong ngành nông nghiệp mà còn đa dạng hoá được các mặt hàng trong việc
xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh trong ngành nông nghiệp: hoạt động sản
xuất cà phê gắn liền với hoạt động chế biến cà phê. Vì thế kéo theo một loạt các
dịch vụ của sản xuất nông nghiệp phát triển như: dịch vụ nghiên cứu giống cây
trồng, dịch vụ cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón, dịch vụ cung cấp máy móc thiết bị
cho phơi sấy chế biến cà phê, dịch vụ bao gói, dịch vụ tư vấn xuất khẩu…
Phân bổ lại nguồn lao động trong nền nông nghiệp. Nền nông nghiệp nước ta
trước kia chủ yếu là lao động phục vụ cho ngành trồng lúa nước. Đây là lao động
mang tính chất thời vụ vì thế có một lượng lao động dư thừa khá lớn trong thời kỳ
nông nhàn. Ngành cà phê phát triển kéo theo một lượng lao động khá lớn phục vụ
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 16
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
cho nó. Với quy mô diện tích cà phê ngày càng mở rộng thì càng cần một đội ngũ
lao động lớn. Điều này tạo cho người dân các vùng miền núi cũng như các vùng
đồng bằng chuyên canh lúa có việc làm thường xuyên, tạo thêm thu nhập cho họ,
hạn chế được các tệ nạn xã hội.
Hạn chế được các vùng đất bị bỏ hoang: Vì đặc điểm của cây cà phê là thích
hợp với những cao nguyên, đồi núi cao nơi đây chưa được khai thác triệt để… Vì
vậy đã hạn chế được các vùng đất bỏ hoang, phủ xanh đất trống đồi trọc.
1.2.3.2. Vị trí của ngành cà phê đối nền kinh tế quốc dân.
Ngành cà phê góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ngành cà phê gắn
với cả một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Điều này kéo theo theo một
loạt các ngành kinh tế phát triển như ngành xây dựng các cơ sở để nghiên cứu
giống, ngành thuỷ lợi, ngành giao thông, ngành chế tạo máy móc, Vì thế đẩy
mạnh qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nơi có cây cà phê phát triển.

Điều này góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong nông
nghiệp nông thôn.
Ngành cà phê đã góp phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Hàng
năm ngành cà phê đem về cho đất nước từ 1- 1,2 tỷ USD/ năm chiếm 10% kim
ngạch xuất khẩu cả nước.
Góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân.
1.2.3.3. Vai trò của xuất khẩu cà phê Việt Nam.
 Xuất khẩu cà phê tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là
con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát triển
của đất nước ta. Nhưng để thực hiện tốt công cuộc phát triển đất nước theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì cần phải có một nguồn vốn rất lớn để nhập khẩu
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 17
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
máy móc trang thiết bị, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến và hiện đại. Vì vậy, ta phải huy
động nguồn vốn từ nhiều hoạt động khác nhau, trong đó nguồn vốn thu được từ
hoạt động xuất khẩu là bền vững và trọng nhất. Nó quyết định quy mô và tốc độ
tăng của nhập khẩu.
Và cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hàng năm, xuất khẩu
cà phê tạo ra một nguồn thu ngoại tệ khá lớn cho nền kinh tế nước ta. Kim ngạch
thu được từ hoạt động xuất khẩu cà phê vào khoảng 1-1,2 tỷ USD, chiếm khoảng
10% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Góp phần đảm bảo cán cân thanh toán quốc
tế và tăng khả năng nhập khẩu máy móc, công nghệ tiên tiến phục vụ cho nền sản
xuất còn chậm phát triển của đất nước.
 Xuất khẩu cà phê góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc
đẩy sản xuất phát triển
Sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ kéo theo nhiều ngành kinh tế khác phát triển
như: công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc, ngành thủy lợi thúc đẩy
các ngành xây dựng cơ bản phát triển như đường xá, trường, trạm thu mua cà phê,

…Vì thế đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nơi có cây cà
phê phát triển. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – công
nghiệp hóa trong nông nghiệp nông thôn và làm chuyển dịch cơ cấu nước ta theo
hướng xuất khẩu.
Xuất khẩu cà phê tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho
sản xuất phát triển và ổn định. Hoạt động xuất khẩu gắn liền với việc tìm kiếm thị
trường xuất khẩu, do đó khi xuất khẩu thành công tức là khi đó ta đã có được một
thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tạo cho Việt Nam có được vị trí trong thương trường
quốc tế và chủ động trong việc sản xuất cà phê để đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng
của thế giới.
Xuất khẩu cà phê tạo ra điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho
sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 18
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
Xuất khẩu cà phê tạo điều kiện mở rộng vốn, công nghệ, trình độ quản lý,
nâng cao đời sống người lao động đảm bảo khả năng tái sản xuất mở rộng.
Xuất khẩu cà phê là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và tạo cho Việt Nam
nắm bắt được kĩ thuật công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới cũng như học
hỏi được kinh nghiệm quản lý từ các quốc gia khác để áp dụng vào nước mình.
 Xuất khẩu cà phê tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người
dân lao động
Nước ta là một nước có dân số đông. Với dân số trên 90 triệu dân, Việt Nam
là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 khu vực Đông Nam Á,
lực lượng trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao nên việc phát triển và xuất
khẩu cà phê sẽ góp phần thu hút đội ngũ lao động rất lớn làm giảm gánh nặng về
thất nghiệp cho đất nước. Giúp cho người dân ổn định đời sống, giảm các tệ nạn xã
hội, tăng thu nhập và tạo cho họ điều kiện tiếp thu khoa học công nghệ kĩ thuật, hòa
nhập tốt với sự phát triển không ngừng của đất nước.
 Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế
đối ngoại của nước ta.

Xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hóa với các đối tác nước ngoài. Vì
vậy, nó sẽ tạo điều kiện cho mỗi quốc gia có nhiều mối quan hệ với các nước khác
trên thế giới.
Hiện nay, ngành cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 80 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, điều này giúp cho nước ta có được nhiều mối quan hệ
hợp tác phát triển đa phương và song phương với các quốc gia khác. Góp phần nâng
cao vị thế và vai trò của nước ta trên trường quốc tế, đảm bảo sự ổn định kinh tế
chính trị của đất nước.
Ngoài ra, khi xuất khẩu cà phê phát triển thì diện tích trồng cây cà phê ngày
càng được mở rộng, chính điều này sẽ góp phần phục hồi môi trường sinh thái, phủ
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 19
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
xanh đất trống đồi trọc sau thời gian bị suy thoái nghiêm trọng bởi thiên nhiên gây
nên và một phần cũng do sự hủy hoại bởi chính bàn tay của con người.
1.2.4.Năng lực sản xuất hiện tại của cà phê Việt Nam
Mặc dù chính phủ tiếp tục khuyến nghị duy trì diện tích cà phê của cả nước
là 500.000 ha nhưng diện tích gieo trồng cà phê vẫn tiếp tục được mở rộng tại các
khu vực chính. Theo số liệu ước tính của Sở NN&PTNN các tỉnh, diện tích trồng cà
phê nước ta năm 2014 có thể lên đến 653.000 ha, tăng 2% so với năm 2013
(635.000 ha). Các tỉnh Dak Lak, Gia Lai và Lâm Đồng tiếp tục mở rộng diện tích
gieo trồng cà phê, đặc biệt là cà phê Robusta. Năm 2014, diện tích trồng cà phê
Arabica tại Lâm Đồng, Sơn La và Quảng Trị ước tính khoảng 45.000 ha, chiếm 7%
tổng diện tích trồng cà phê của cả nước.
Bảng 1: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành năm 2013-2014.
Tỉnh Năm 2013 Năm 2014
Dak Lak 207.152 210.000
Lâm Đồng 151.565 153.432
Dak Nong 122.278 122.278
Gia Lai 77.627 78.030
Đồng Nai 20.000 20.800

Bình Phước 14.938 15.646
Kontum 12.158 13.381
Sơn La 9.000 10.650
Quảng Trị 5.050 5.050
Các khu vực khác 5.700 5.700
Tổng 635.924 653.532
Nguồn: Bộ NN&PTNN, Sở NN&PTNN các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
Việt Nam
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 20
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
Biểu đồ 1 : Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam năm 2014
Nguồn: Bộ NN&PTNN, Sở NN&PTNN các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
Việt Nam.
Theo FAS USDA (Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ), sản lượng cà phê nước ta mùa vụ
2014/14 ước tính là 29 triệu bao (tương đương 1,74 triệu tấn), dự báo vào mùa vụ
2014/15 sản lượng cà phê đạt khoảng 1,75 nghìn tấn (29,2 triệu bao) do sản lượng
bổ sung từng các vùng cà phê mới đã bù đắp việc giảm năng suất tại các vùng năng
suất thấp và trồng cây lâu năm.
Bảng 2 : Sản lượng cà phê theo mùa vụ 2013-2014
Mùa vụ 2012/13 Mùa vụ 2013/14
(ước tính)
Mùa vụ
2014/15
(dự báo)
Thời gian bắt đầu Tháng 10 năm
2012
Tháng 10 năm
2013
Tháng 10 năm
2014

Sản lượng (nghìn
tấn)
1.590 1.740 1.750
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 21
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
Năng suất trung
bình (tấn/ha)
2,47 2,68 2,65
Nguồn: USDA, FAS, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước
1.2.5.Các bài học kinh nghiệm phát triển cà phê ở Việt Nam cũng như
trên thế giới
 Braxin
Braxin được xem là cường quốc xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới và Braxin
đặc biệt nổi tiếng với việc sản xuất cà phê Arabica do điều kiện thổ nhưỡng, khí
hậu Không những đản bảo việc sản xuất cà phê nhân xuất khẩu để giữ vững vị thế
số 1 trên thị trường Thế giới mà Braxin cũng có những định hướng, chính sách
riêng của mình cho việc tập trung cà phê nhân vào việc chế biến không chỉ nhằm
phục vụ thị trường nội địa trong nước mà còn mục tiêu xa hơn đó là xuất khẩu.
Braxin chú trọng tới chất lượng của cà phê chế biến ngay từ khâu trồng trọt, thu
hoạch chất lượng được đảm bảo ngay từ nguyên liệu đầu vào. Bởi ngoài những
hương vị vốn có nhờ vào ưu thế về điều kiện tự nhiên thì chất lượng cà phê nhân có
tốt thì cà phê chế biến sau này mới có chất lượng cao. Thêm vào đó là việc đổi mới
dây chuyền đầu tư, tập trung vào đổi mới dây chuyền sản xuất theo hướng hiện đại
hoá và chuyên môn hoá.
Ta có thể khái quát về kinh nghiệm tổ chức sản xuất, chế biến cà phê của
Braxin qua một số điểm chính sau:
Ngành cà phê của Braxin được thế giới khái quát bằng 6 chữ: “ Truyền thống
- Chất lượng - Hiện đại ”. Cà phê Braxin được sản xuất ở những nông trường
chuyên canh lớn, áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến và công nghệ chế biến hiện đại
bảo đảm cả về số lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất

chế biến. Việc sản xuất tại các nông trường lớn chuyên canh không những đem lại
thuận lợi về quy mô, năng suất mà Braxin cũng sẽ áp dụng các kỹ thuật mới về
giống cây trồng, phân bón, thu hoạch hay các công nghệ tiên tiến hiện đại. Chủng
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 22
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
loại cà phê được nghiên cứu và áp dụng những loại mới nhất chất lượng cao như cà
phê hảo hạn, cà phê hữu cơ
Chính phủ có các chương trình tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản
xuất, xuất khẩu cà phê rang xay thành cà phê hoà tan, tài trợ 50% chi phí nghiên
cứu và phát triển các sản phẩm cà phê chế biến cho các nhà sản xuất và xuất khẩu
cà phê chế biến.
Chính phủ Braxin định hướng dài hạn trong ngành cà phê của mình đi theo
hướng xuất khẩu cà phê chế biến, do đó đã và đang có những kế hoạch hỗ trợ cho
các nhà máy chế biến mới cho hướng xuất khẩu cà phê hoà tan. Hiệp hội các nhà
rang xay cà phê Braxin (ABIC) và Cục Xúc tiến thương mại và Đầu tư Braxin
(APEX) đã bắt đầu chương trình hành động nhằm thúc đẩy việc sản xuất cà phê
rang xay của Braxin.
Tập trung hơn nữa vào thị trường nội địa để từ đó làm bàn đạp cho việc xuất
khẩu các sản phẩm cà phê chế biến. Hiện nay Braxin hiện đang là nước tiêu thị cà
phê vào dạng lớn nhất thế giới, với trung hằng năm khoãng 5,4kg/người. Như vậy
việc chủ động trong sản xuất và chế biến không những giúp Braxin đáp ứng tốt nhu
cầu trong nước mà còn kích thích xuất khẩu.
 Indonesia
Nhờ có nguồn lực lượng lao động dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi và
chính sách hướng về xuất khẩu hợp lý mà Indonesia đã trở thành một trong những
nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới và đặc biệt là xuất khẩu cà phê Robusta.
Về kinh nghiệm tố chức sản xuất, chế biến cà phê xuất khẩu của Indonesia ta
có thể thấy một số điểm cơ bản sau:
Có các chính sách nhằm tăng cường giám sát chất lượng, đầu tư máy móc
thiết bị Cũng như Braxin, Indonesia chú trọng tới chất lượng cà phê ngay từ khâu

trồng trọt, thu hoạch chất lượng được đảm bảo ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào.
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 23
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
Trước đây cà phê nhân của Indonesia có chất lượng thấp, thường phơi chưa đến độ
khô cần thiết và có tạp chất. Tuy nhiên Indonesia đã có những giải pháp hữu hiệu để
làm giảm tỷ lệ các hạt cà phê ẩm, mốc nâng cao chất lượng cà phê nhân đảm bảo
cho việc chế biến, đồng thời đầu tư máy móc, thiết bị thu gom, sản xuất chế
biến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Không chỉ chú trọng trong sản xuất chế biến cà phê mà Indonesia còn chú
trọng tới lĩnh vực lưu thông cho sản phẩm như việc cải tiến tiếp thị, nghiên cứu thị
trường Hoa Kỳ cũng như các thị trường khác, tìm hiểu các đối thủ cạch tranh hiện
tại về cà phê hoà tan.
 Bài học đối với Việt Nam
Từ thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức chế biến sản xuất cà phê xuất khẩu của
một số nước như Braxin, Indonesia, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam trong việc xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến của
mình sang các thị trường khác trên.
Tăng cường giám sát đảm bảo số lượng và chất lượng đầu vào. Chú trọng từ
những hoạt động đầu vào của quá trình chế biến sản xuất như trồng trọt, thu hoạch
đến chế biến để sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế. Tăng
cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm bằng việc hướng dẫn, theo dõi
thường xuyên người trồng cà phê, các cơ sở chế biến tuân thủ nghiêm ngặt những
yêu cầu về kỹ thuật.
Chú trọng vào việc đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc kỹ thuật. Đổi mới
theo hướng áp dụng nhiều những công nghệ chế biến hiện đại đáp ứng các tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm của quốc gia, quốc tế. Cần thiết phải chủ động trong
công nghệ máy móc sản xuất chế biến nhằm tránh tình trạng phụ thuộc nước ngoài
và định hướng xa hơn cho việc xuất khẩu.
Có những nghiên cứu về thị trường xuất khẩu và các đối thủ cạnh tranh lớn,
tiềm ẩn để có những chính sách xuất khẩu hợp lý. Chú trọng tới cả những hoạt động

SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 24
GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1
phía sau của quá trình sản xuất chế biến như bảo đảm đầu ra của sản phẩm: lưu
thông, quảng cáo tiếp thị, dịch vụ sau bán hàng
Tập trung hơn nữa vào thị trường trong nước đề từ đó làm bàn đạp cho việc
xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang các thị trường nước ngoài.
Chính phủ và hiệp hội cà phê cần có vai trò nhất định trong việc hỗ trợ doanh
nghiệp và nông dân. Những định hướng, chính sách hợp lý cùng với hành lang pháp
lý thuận lợi sẽ có tác dụng kích thích, khuyến khích cả doanh nghiệp và người nông
dân trong việc sản xuất chế biến cà phê nhằm mục đích xuất khẩu.
SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 25

×