Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.19 KB, 120 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




LẠI THỊ THANH HUYỀN





QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC,
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC











THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



LẠI THỊ THANH HUYỀN




QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC,
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ TUYẾT OANH







THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi Lại Thị Thanh Huyền là học viên lớp cao học khóa 20B trƣờng Đại
học Sƣ Phạm - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi trình bày trong luận văn là do sự tìm
hiểu và nghiên cứu của bản thân trong suốt quá trình học tập và công tác. Mọi
kết quả nghiên cứu cũng nhƣ ý tƣởng của các tác giả khác nếu có đều đƣợc
trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chƣa đƣợc bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo
vệ luận văn thạc sĩ nào và chƣa đƣợc công bố trên bất kỳ một phƣơng tiện
thông tin nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan ở
trên đây.

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn



Lại Thị Thanh Huyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Khoa
Đào tạo Sau đại học, Trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, các thầy cô đã
tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá học.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh - ngƣời hƣớng
dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
làm luận văn.
Cảm ơn các đồng chí: Lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố, chuyên
viên Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên, Hiệu trƣởng
các trƣờng Tiểu học trong thành phố và giáo viên ở các trƣờng: Tiểu học Đống
Đa, Tiểu học Hội Hợp B, Tiểu học Khai Quang, Tiểu học Liên Bảo đã tạo điều
kiện tốt trong việc cung cấp số liệu và tƣ vấn khoa học trong suốt quá trình
nghiên cứu và làm luận văn của tôi.
Cảm ơn BGH các trƣờng Tiểu học trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, cảm
ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong
quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song chắc chắn luận văn tốt nghiệp của tôi
cũng không tránh khỏi những thiếu sót, xin đƣợc giúp đỡ và chỉ dẫn thêm.
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn


Lại Thị Thanh Huyền



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
8. Cấu trúc luận văn 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM
TRA NỘI BỘ TRƢỜNG TIỂU HỌC 5
1.1. Sơ lƣợc tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu 9
1.2.1. Kiểm tra 9
1.2.2. Kiểm tra nội bộ trƣờng học 11
1.2.3. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học 12
1.3. Lý luận về kiểm tra nội bộ trƣờng Tiểu học 15

1.3.1. Trƣờng Tiểu học trong hệ thống giáo dục 15
1.3.2. Hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng Tiểu học 16
1.4. Quản lý hoạt động KTNB trong trƣờng Tiểu học 22
1.4.1. Nội dung quản lý hoạt động KTNB trƣờng Tiểu học 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.4.2. Chủ thể quản lý hoạt động KTNB trƣờng Tiểu học 25
1.5. Các yếu tố quản lý ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động kiểm tra nội
bộ trƣờng Tiểu học 38
1.5.1. Yếu tố khách quan 38
1.5.2. Yếu tố chủ quan 40
Kết luận chƣơng 1 41
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở
CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC 42
2.1. Khái quát về sự phát triển giáo dục Tiểu học của thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 42
2.1.1. Sơ lƣợc về thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 42
2.1.2. Phát triển giáo dục Tiểu học ở thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc 43
2.2. Thực trạng hoạt động KTNB và quản lý hoạt động KTNB ở các
trƣờng Tiểu học trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc 45
2.2.1. Thực trạng hoạt động KTNB ở các trƣờng Tiểu học trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc 45
2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trƣờng Tiểu
học trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc 55
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động KTNB 59
2.3.1. Thành công 59
2.3.2. Hạn chế 60

2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng 61
Kết luận chƣơng 2 62
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI
BỘ Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC 63
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 63
3.1.1. Nguyên tắc pháp chế 63


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 63
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 63
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 63
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 64
3.2. Các biện pháp 64
3.2.1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với hoạt động
KTNB trƣờng học cho cán bộ, giáo viên, nhân viên 64
3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch KTNB trƣờng học 66
3.2.3. Bồi dƣỡng ý thức và cách thức tự kiểm tra của các chủ thể trong
nhà trƣờng 68
3.2.4. Bồi dƣỡng CBGV làm cộng tác viên KTNB trong nhà trƣờng 73
3.2.5. Chỉ đạo sử dụng phù hợp kinh phí, trang thiết bị cho quản lý hoạt
động KTNB trƣờng Tiểu học 78
3.2.6. Đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin trong KTNB 79
3.2.7. Chỉ đạo việc sử dụng kết quả KTNB để đánh giá đội ngũ GV 80
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 92
3.4. Đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 93
3.4.1. Quy trình khảo nghiệm 93

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm 94
Kết luận chƣơng 3 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97
1. Kết luận 97
2. Khuyến nghị 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
STT
Viết tắt
Nội dung viết tắt
1
CB
Cán bộ
2

Cao đẳng
3
CNV
Công nhân viên
4
CSVC – TBDH
Cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học
5
ĐH

Đại học
6
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
7
GV
Giáo viên
8
HĐKTNB
Hoạt động kiểm tra nội bộ
9
HS
Học sinh
10
KQ
Kết quả
11
KTNB
Kiểm tra nội bộ
12
MT
Mục tiêu
13
ND
Nội dung
14
NXB
Nhà xuất bản
15
PP

Phƣơng pháp
16
QL
Quản lý
17
QLGD
Quản lý giáo dục
18
TDTT
Thể dục thể thao
19
TTQL
Thông tin quản lý
20
UBND
Ủy ban nhân dân


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số trƣờng lớp, số học sinh của cấp Tiểu học 43
Bảng 2.2: Chất lƣợng GD Tiểu học thành phố Vĩnh Yên (theo tỷ lệ %) 44
Bảng 2.3: Chất lƣợng GDTH toàn tỉnh từ 2011 đến 2014 (theo tỷ lệ %) 44
Bảng 2.4: Nhận thức chung về hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học 46
Bảng 2.5: Đối tƣợng kiểm tra nội bộ trƣờng học 48
Bảng 2.6: Nội dung kiểm tra nội bộ trƣờng học 49
Bảng 2.7: Quy trình kiểm tra kiểm tra nội bộ trƣờng học 51

Bảng 2.8: Đánh giá mức độ quan trọng của các hình thức kiểm tra nội bộ 53
Bảng 2.9: Thực trạng lập kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trƣờng hiện nay 55
Bảng 2.10: Thực trạng tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ 56
Bảng 2.11: Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động KTNB và xử lý kết
quả KTNB 58
Bảng 2.12: Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động KTNB 59
Bảng 3.1: Mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất 94
Bảng 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 95



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Các bƣớc cơ bản của quá trình kiểm tra trong quản lý 9
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ việc quản lý các thành tố 14
Sơ đồ 1.3: Các bƣớc trong quy trình kiểm tra giờ dạy của giáo viên 87

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân tộc ta là một dân tộc trọng đạo học, trọng ngƣời hiền tài. Giáo dục ở
thời kỳ nào cũng giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội. Mặt khác, trong
thời đại ngày nay khi mà giáo dục, khoa học, công nghệ thế giới phát triển nhƣ
vũ bão “Một ngày bằng 10 năm”. Trong nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa đòi
hỏi mỗi quốc gia, dân tộc muốn phát triển phải đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục -
khoa học và công nghệ. Kế tục truyền thống của dân tộc, cùng với sự phát triển
của giáo dục, khoa học và công nghệ trên thế giới khi đất nƣớc bƣớc vào sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thì vai trò của giáo dục là vô cùng quan
trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao - Nhân tố trung tâm
có tính quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội để nƣớc ta hội nhập với các
nƣớc trong khu vực và thế giới.
Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XI đã ra Nghị quyết
chuyên đề: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nghập quốc tế”. “Giáo dục và đào tạo là vấn đề đặc biệt
quan trọng, là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội”.
“Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và toàn dân”.
Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới năm 2020,
định hƣớng tới năm 2030 là: “Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu
quả giáo dục; khắc phục dứt điểm các yếu tố yếu kém kéo dài. Giáo dục và đào
tạo con người Việt Nam yêu đất nước, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu mới của sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.
Chất lƣợng giáo dục Tiểu học đƣợc coi là nền, là móng trong lâu đài giáo
dục; đều đó trong thực tế đã khẳng định móng có bền, nền có chắc mới xây đƣợc
lâu đài to đẹp bền vững. Để nâng cao đƣợc chất lƣợng giáo dục nói chung và
giáo dục Tiểu học của một nhà trƣờng nói riêng ngƣời Hiệu trƣởng phải làm tốt
chức năng quản lý của mình đó là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

2
Với 4 chức năng trên thì chức năng kiểm tra nội bộ trong nhà trƣờng là
khâu cuối cùng trong chu trình quản lý, đƣợc coi là chức năng cơ bản, rất quan
trọng nó là tiền đề tạo lập một chu trình quản lý tiếp theo phù hợp hơn, hiệu
quả hơn. Có kiểm tra Hiệu trƣởng mới nhận đƣợc thông tin ngƣợc chiều, kịp
thời giúp Hiệu trƣởng phát hiện ra những mặt mạnh, những việc làm tốt, có
hiệu quả, đặc biệt là những sai sót, lệch lạc, những việc làm chƣa tốt của giáo
viên, nhân viên, học sinh… kịp thời động viên, phê bình nhắc nhở, uốn nắn kịp

thời giúp họ điều chỉnh hƣớng đích. Vì vậy, kiểm tra nội bội trƣờng học thƣờng
xuyên là công cụ sắc bén góp phần tăng cƣờng hiệu lực quản lý, nâng cao chất
lƣợng giáo dục Tiểu học.
Trong thực tế, công tác kiểm tra nội bộ trƣờng Tiểu học không phải bây
giờ mới có, hay mới đề cập đến mà nó đã có từ lâu. Song, công tác này có lúc,
có nơi làm chƣa tốt, chƣa có hiệu quả, hoặc hiệu quả chƣa cao, chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu của đổi mới giáo dục; hoặc chƣa thƣờng xuyên, còn mang nặng
tính hình thức, hoặc xê xoa cào bằng, chƣa thúc đẩy đƣợc việc nâng cao chất
lƣợng giáo dục nhất là chất lƣợng giáo dục đạo đức, văn hóa, kỹ năng sống…
Để đạt đƣợc mục tiêu quản lý nhà trƣờng nói chung, trƣờng Tiểu học nói riêng,
ngƣời Hiệu trƣởng phải coi trọng chức năng kiểm tra của mình. Việc xác định
cơ sở lí luận, khảo sát và nghiên cứu thực trạng tình hình quản lí hoạt động
kiểm tra nội bộ nhà trƣờng Tiểu học nhằm đề xuất những biện pháp quản lý
hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trƣờng là vấn đề cần đƣợc nghiên cứu. Những
thành quả nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp phần vào việc thực hiện tƣ tƣởng
chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc trong chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020
là “đổi mới quản lý giáo dục”, nhằm “nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả
giáo dục”.
Vì những lí do trên nên tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động kiểm tra nội
bộ ở các trường Tiểu học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” để nghiên
cứu với hy vọng đƣợc góp một phần nhỏ bé giải quyết vấn đề lý luận và thực
tiễn của sự nghiệp phát triển giáo dục ở địa phƣơng.

3
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng việc quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ
trƣờng Tiểu học và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ
ở các trƣờng Tiểu học trong thành phố Vĩnh Yên, góp phần duy trì kỉ cƣơng
nền nếp giáo dục, nâng cao chất lƣợng giáo dục Tiểu học.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng Tiểu học ở thành
phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Giả thuyết khoa học
Quá trình quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trƣờng Tiểu học của
thành phố Vĩnh Yên đã tác động tích cực đến các hoạt động giáo dục của nhà
trƣờng, tuy nhiên việc quản lí các hoạt động kiểm tra nội bộ ở các nhà trƣờng
vẫn còn nhiều bất cập cần đƣợc giải quyết nếu xác định và áp dụng những biện
pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng Tiểu học do tác giả đề xuất theo
hƣớng đổi mới phƣơng pháp, hình thức kiểm tra, tăng cƣờng bồi dƣỡng cán bộ,
giáo viên làm cộng tác viên kiểm tra nội bộ nhà trƣờng thì sẽ góp phần nâng
cao đƣợc kỷ cƣơng, nề nếp các nhà trƣờng và chất lƣợng giáo dục ở Tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở
trƣờng Tiểu học.
5.2. Nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các
trƣờng Tiểu học trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
5.3. Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra
nội bộ trƣờng Tiểu học ở thành phố Vĩnh Yên.

4
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Tập trung vào việc xây dựng các biện pháp quản lí có hiệu quả hoạt
động kiểm tra nội bộ trƣờng Tiểu học của ngƣời Hiệu trƣởng.
- Số liệu khảo sát tại 04 trƣờng Tiểu học của thành phố Vĩnh Yên từ năm
2011 đến năm 2013.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

7.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
7.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lí thuyết
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
7.2.2. Phương pháp điều tra
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
7.2.4. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
7.3. Phương pháp thống kê toán học
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu; kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo; phụ
lục, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng
Tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trƣờng
Tiểu học ở thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trƣờng
Tiểu học thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
NỘI BỘ TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.1. Sơ lƣợc tổng quan nghiên cứu vấn đề
Giáo dục đƣợc coi là đồng nghĩa với sự phát triển. Có thể khẳng định
rằng không có giáo dục thì không có bất kỳ một sự phát triển nào đối với con
ngƣời, đối với kinh tế, đối với văn hoá. Chính vì vậy, trên thế giới, không có
bất kỳ một quốc gia nào, một dân tộc nào lại không quan tâm đến sự phát triển
của giáo dục.
Các nhà nghiên cứu giáo dục trong và ngoài nƣớc đã có nhiều công trình
nghiên cứu về lý luận giáo dục, đặc biệt là về quản lý giáo dục: Nguyễn Ngọc

Quang - Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục; Đặng Quốc Bảo - Một số
khái niệm về quản lý giáo dục - đào tạo; M.I.Cônđacốp - Cơ sở lý luận khoa học
quản lý giáo dục… Các công trình trên là cẩm nang cho các nhà quản lý giáo dục
các cấp trong lý luận cũng nhƣ thực tiễn quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng.
Kiểm tra là một phạm trù lịch sử, mang tính tất yếu của bất cứ một chế
độ xã hội nào. Thực tiễn xã hội loài ngƣời từ khi hình thành cho đến ngày nay
đã chứng minh tính tất yếu của nó. Đề cập đến hoạt động thanh tra, kiểm tra và
vai trò ý nghĩa của nó, đƣơng thời các nhà tiền bối của chủ nghĩa Mác-Lê nin
đã đánh giá nó nhƣ là một công vụ hết sức quan trọng, một chức năng không
thể thiếu của cơ quan quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội.
Đảng, Bác Hồ, Nhà nƣớc ta, ngay từ thuở đầu dựng nƣớc và xây dựng đất
nƣớc đã xác định vị trí quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ, vì thế ngay từ
những ngày đầu mới giành đƣợc chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc
lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt của Chính
phủ, có nhiệm vụ là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Ủy
ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ.

6
Các nhà khoa học quản lý ở trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới đều xác
định thanh tra, kiểm tra là một trong các chức năng của quản lý (Kế hoạch hóa,
tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra). Thuật ngữ thanh tra, kiểm tra và hoạt
động thanh tra, kiểm tra ngày càng đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu, bổ sung
và hoàn thiện dần làm phong phú và sâu sắc bản chất của nó, xem đó là một
chuyên ngành cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu làm sáng rõ cả về mặt lý luận cũng
nhƣ về mặt thực tiễn.
Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý giáo dục, qua kinh
nghiệm của nƣớc ta và các nƣớc có nền giáo dục phát triển, phải xây dựng tổ
chức thanh tra giáo dục (TTrGD) vững mạnh và nâng cao chất lƣợng hoạt
động, coi thanh tra là hoạt động thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Sự hình thành tổ chức và hoạt động TTrGD nƣớc ta dựa trên những chế

định về TTrGD của Đảng và Nhà nƣớc:
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, mặc dù đất nƣớc còn bận rộn
trăm công nghìn việc, nhƣng ngày 08/9/1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam
dân chủ cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 16/SL thành lập cơ quan Thanh tra học vụ
để “Kiểm soát việc học theo đúng chƣơng trình giáo dục của Chính phủ”. Để
phù hợp với thực tiễn đổi mới đất nƣớc, ngày 01/4/1990, Hội đồng nhà nƣớc
(HĐNN) nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh
thanh tra, đánh dấu một bƣớc ngoặt quan trọng về tổ chức và hoạt động của
TTrGD, từ đó TTrGD đƣợc tiếp tục củng cố, là bộ phận cấu thành của hệ thống
tổ chức Thanh tra nhà nƣớc (TTrNN), đƣợc tổ chức ở cấp Bộ và cấp Tỉnh.
Để thi hành Pháp lệnh thanh tra của HĐNN, ngày 28/9/1992, Hội đồng Bộ
trƣởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 358/HĐBT về tổ chức và
hoạt động của Thanh tra giáo dục. Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định
số 478/QĐ ngày 11/3/1993 về quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống TTrGD,
các vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức và phƣơng thức hoạt động của
TTrGD đƣợc quy định cụ thể thêm một bƣớc. Nhờ đó, hoạt động TTrGD đƣợc

7
đẩy mạnh, ngày càng phát huy vai trò tích cực, góp phần chấn chỉnh các mặt công
tác quản lý sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt, từ khi có Luật giáo dục năm 1998 (có
hiệu lực thi hành ngày 01/6/1999) và Luật giáo dục năm 2005 (có hiệu lực thi
hành ngày 01/01/2006) tại Chƣơng VII “Quản lý Nhà nƣớc về giáo dục” gồm có
bốn mục thì đã có một mục về “Thanh tra giáo dục” (mục 4) đã quy định một cách
cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức và hoạt động của TTrGD phù
hợp với Luật Thanh tra năm 2004, đánh dấu một bƣớc trƣởng thành mới về công
tác lập pháp của Nhà nƣớc ta, là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp đổi mới quản
lý giáo dục nƣớc nhà.
Khi bàn về công tác thanh tra, kiểm tra trong giáo dục, các nhà khoa học
giáo dục trong và ngoài nƣớc đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận giáo
dục, đặc biệt là về quản lý giáo dục (QLGD): Nguyễn Ngọc Quang “Những

khái niệm cơ bản về QLGD”, Đặng Quốc Bảo “Một số khái niệm về QLGD”,
M.I Kôndacôp “Cơ sở lý luận khoa học QLGD”, Trần Kiểm “Khoa học QLGD
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”… Các công trình trên thực sự là cẩm nang
cho các nhà QLGD các cấp trong lý luận cũng nhƣ trong thực tiễn QLGD, QL
nhà trƣờng.
Về quản lý nhà trƣờng, các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang, Hà Sỹ Hồ,
Đặng Quốc Bảo đã nêu lên những nguyên tắc chung của việc quản lý hoạt động
dạy - học, từ đó chỉ rõ một số biện pháp quản lý nhà trƣờng. Một trong số các
biện pháp hữu hiệu để duy trì, điều chỉnh hoạt động của hệ quản lý đi đúng mục
tiêu, kế hoạch đó là các biện pháp kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả công
việc trong từng giai đoạn nhất định.
Tác giả Hà Sỹ Hồ (1985) trong cuốn: "Những bài giảng về quản lý trƣờng
học" đã cho rằng: "Chức năng kiểm tra đặc biệt quan trọng vì quá trình quản lý
đòi hỏi những thông tin chính xác, kịp thời về thực trạng của đối tƣợng quản lý,
về việc thực hiện các quyết định đã đề ra, tức là đòi hỏi những liên hệ ngƣợc
chính xác, vững chắc giữa các phân hệ quản lý…" hay "Quản lý mà không kiểm
tra thì quản lý sẽ ít hiệu quả và trở thành quản lý quan liêu" [13, tr.26].

8
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang trong "Những khái niệm cơ bản về lý luận,
quản lý giáo dục" cho rằng: Quá trình quản lý diễn ra qua năm giai đoạn: chuẩn
bị kế hoạch hoá; tổ chức; chỉ đạo và kiểm tra, trong đó giai đoạn 5 - kiểm tra là
giai đoạn cuối cùng, kết thúc một chu trình quản lý. Kiểm tra giúp cho việc
chuẩn bị tích cực cho kỳ kế hoạch tiếp theo. Kiểm tra tốt, đánh giá đƣợc sâu sắc
và chuẩn bị trạng thái cuối cùng của nhà trƣờng thì đến kỳ kế hoạch (năm học)
tiếp theo việc soạn thảo kế hoạch năm học mới sẽ thuận lợi, kế thừa đƣợc các
mặt mạnh để tiếp tục phát huy, phát hiện đƣợc lệch lạc để uốn nắn, loại trừ. Tác
giả kết luận: "nhƣ vậy, theo lý thuyết xibecnêtic, kiểm tra giữ vai trò liên hệ
nghịch trong quá trình quản lý. Nó giúp cho chủ thể quản lý điều khiển một
cách tối ƣu hệ quản lý. Không có kiểm tra, không có quản lý" [22, tr.73].

Gần đây, một số bài viết đăng trên Tạp chí thông tin QLGD, các bài
giảng trong các lớp bồi dƣỡng TTrGD tại Học viện quản lý giáo dục, các báo
cáo thu hoạch về công tác TTrGD của các lớp huấn luyện cán bộ thanh tra
chuyên ngành các tác giả cũng có quan tâm đến một số vấn đề chung về công
tác TTrGD, nhƣng chủ yếu chỉ đề cập đến các vấn đề xung quanh nội dung
thanh tra, đánh giá một nhà trƣờng, một giáo viên, quy trình tiến hành một cuộc
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Tuy vậy, vẫn chƣa có công
trình nghiên cứu đề cập một cách cụ thể, sâu sắc về QL công tác thanh tra
chuyên môn ở các trƣờng Tiểu học của Sở GD-ĐT, Kiểm tra nội bộ ở các
trƣờng Tiểu học của Phòng GD&ĐT vì thế vấn đề này rất cần đƣợc tiếp tục
nghiên cứu làm sáng rõ.
Kế thừa những nghiên cứu lý luận này, đã có một số công trình nghiên
cứu của các học viên về chức năng kiểm tra và quản lý hoạt động kiểm tra
trong quản lý giáo dục. Tuy nhiên những nghiên cứu này hoặc dừng ở nghiên
cứu khái quát hoặc nghiên cứu về hoạt động kiểm tra nội bộ ở một trƣờng cụ
thể. Những tài liệu đã dẫn viết về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong
giáo dục của các nhà nghiên cứu lý luận giáo dục là những tƣ liệu quý, thiết
thực giúp chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài: nghiên cứu lý

9
luận, khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động KTNB trƣờng Tiểu học
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số biện pháp
quản lý HĐKTNB trƣờng Tiểu học nhằm góp phần thực hiện thắng lợi những
mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Kiểm tra
Kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích
cái tốt, phát hiện những lệch lạc và điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã
đặt ra và góp phần đƣa toàn bộ hệ thống quản lý tới một trình độ cao hơn.
Từ định nghĩa trên cho thấy quá trình kiểm tra có 4 bƣớc cơ bản sau:










Sơ đồ 1.1: Các bƣớc cơ bản của quá trình kiểm tra trong quản lý
* Xác lập chuẩn và phƣơng pháp đo lƣờng
* Tổ chức việc đo lƣờng
* So sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn mực đề ra
* Ra quyết định điều chỉnh
Cả bốn bƣớc cơ bản trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể
tách rời, bởi nếu thiếu một trong các bƣớc đó thì quy trình kiểm tra coi nhƣ
không hoàn chỉnh, không phát huy tác dụng vốn có và phải có.
Uốn nắn sai lệch
Xác lập chuẩn
Đo lƣờng
thành tích
So sánh thành tích
có phù hợp chuẩn?
Xử lý
nếu có
Phát huy thành tích

10
Căn cứ vào chủ đề quản lý khi tiến hành kiểm tra có thể xác định các loại
kiểm tra theo các nguồn khác nhau nhƣ:

Kiểm tra của cấp trên và bên ngoài hệ thống: Đó là kiểm tra đƣợc ngƣời
lãnh đạo cấp trên và bên ngoài thực hiện đối với cơ sở giáo dục. Trong giáo dục
loại kiểm tra này thƣờng đƣợc Phòng giáo dục, Sở giáo dục hay Bộ giáo dục
thực hiện. Kiểm tra của cấp trên có tính hành chính pháp chế cao. Kết luận của
loại kiểm tra này thƣờng thể hiện sự đánh giá của Nhà nƣớc đối với đơn vị. Tuy
nhiên, kiểm tra của cấp trên trực tiếp trong cùng một hệ thống thƣờng nhằm chỉ
đạo thực hiện nhiệm vụ cụ thể có tính chất giám sát, phát hiện những ƣu điểm
và những tồn tại để có quyết định điều chỉnh cho phù hợp.
Kiểm tra của các tổ chức chính trị xã hội: Theo Hiến pháp nƣớc cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức xã hội có chức năng, nhiệm vụ
giám sát việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách của các cơ quan quản lý nhà
nƣớc, việc thực hiện các quyết định đối với thủ trƣởng và các bộ phận giúp việc
trong đơn vị.
Tự kiểm tra: Là quá trình tự xem xét, tự đánh giá, tự điều chỉnh của từng
cá nhân trong tổ chức.
Kiểm tra của thủ trưởng: Là kiểm tra của chủ thể quản lý theo chức
năng, nhiệm vụ để đánh giá việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở
hoặc đánh giá cán bộ trong đơn vị. Kiểm tra của Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học
đƣợc gọi là kiểm tra nội bộ trƣờng học mang tính chất hành chính pháp chế
nhà nƣớc. Tính chất này chỉ đƣợc thể hiện trong phạm vi hẹp của một đơn vị.
Những kết luận của Hiệu trƣởng trong kiểm tra đối với các giáo viên
đƣợc sử dụng làm căn cứ tham khảo trong các đợt kiểm tra của cấp trên.
Một trong những mục đích quan trọng của quản lý là biến quá trình kiểm
tra thành việc tự kiểm tra nội bộ, tự kiểm tra của từng cá nhân trong tổ chức.
Mỗi đơn vị nếu kết hợp tốt các nguồn kiểm tra khác nhau sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả công tác quản lý của mình.

11
1.2.2. Kiểm tra nội bộ trường học
Kiểm tra nội bộ trƣờng học là hoạt động nghiệp vụ quản lý của ngƣời

hiệu trƣởng nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm
nghiệm diễn biến và kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà
trƣờng và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục có phù hợp với các mục
tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không. Qua đó kịp thời động
viên mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những mặt chƣa đạt chuẩn nhằm nâng cao
chất lƣợng giáo dục - đào tạo trong nhà trƣờng. Khái niệm KTNB đƣợc thể
hiện rõ ở khoản 1, điều 22, chƣơng VI: “Công tác kiểm tra nội bộ trong các
trƣờng học và các đơn vị trong ngành” trong bản “Quy chế về tổ chức và hoạt
động của Thanh tra Giáo dục và Đào tạo” (Quyết định số 478/QĐ ngày 11
tháng 3 năm 1993): Việc kiểm tra công việc, hoạt động và các mối quan hệ của
mọi thành viên trong nhà trƣờng là trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trƣởng.
Hiệu trƣởng có thể huy động các lực lƣợng nhƣ: Phó Hiệu trƣởng, các tổ
trƣởng chuyên môn và các cán bộ, giáo viên khác giúp Hiệu trƣởng kiểm tra
với tƣ cách là ngƣời đƣợc uỷ quyền hoặc trợ lý nhƣng hiệu trƣởng vẫn nắm
quyền quyết định tối hậu về những vấn đề quan trọng nhất của kiểm tra, ngƣời
đƣa ra kết luận cuối cùng và ngƣời chịu trách nhiệm về những kết luận đó.
KTNB trƣờng học về thực chất là kiểm tra tác nghiệp, là hoạt động tự
kiểm tra của trƣờng bao gồm hai hoạt động:
- Hiệu trƣởng tiến hành kiểm tra tất cả các thành tố cấu thành hệ thống nhà
trƣờng, đặc biệt kiểm tra công việc, hoạt động, mối quan hệ của mọi thành viên và
những điều kiện, phƣơng tiện phục vụ dạy học và giáo dục trong nhà trƣờng.
- Việc tự kiểm tra trong nội bộ trƣờng học.
Ngƣời Hiệu trƣởng giỏi là ngƣời biết tiến hành kiểm tra thƣờng xuyên và
có kế hoạch, biết biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra của các bộ
phận và mọi thành viên trong nhà trƣờng mà mình quản lý. Ngƣời Hiệu trƣởng
có kinh nghiệm thƣờng biết kiểm tra đúng ngƣời, đúng việc, đúng lúc, đúng

12
chỗ. Xác định rõ ai, bộ phận nào thì kiểm tra thƣờng xuyên; ai, bộ phận nào thì
kiểm tra thƣa thớt hơn và thậm chí có ngƣời, bộ phận không cần kiểm tra, vì họ

luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách tự giác không cần có sự thúc đẩy nào cả.
Đồng thời Hiệu trƣởng cũng phải xác định rõ nên kiểm tra vào lúc nào: nếu
sớm quá thì không có gì để kiểm tra, nhƣng nếu để muộn quá mới tiến hành
kiểm tra thì nếu có sai sót rồi, lúc đó rất khó khắc phục sửa chửa và làm lại.
1.2.3. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học
Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học đƣợc hiểu là những tác
động có hệ thống, khoa học, có ý thức và có mục tiêu của chủ thể quản lý lên
đối tƣợng quản lý là quá trình kiểm tra ở các cơ sở giáo dục.
Chức năng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ theo nghĩa chung nhất là:
- Chức năng ổn định, duy trì quá trình hoạt động kiểm tra cho phù hợp
với thực tế.
- Chức năng đổi mới, phát triển quá trình hoạt động kiểm tra đáp ứng với
xu thế đổi mới của công tác quản lý giáo dục.
- Quá trình quản lý hoạt động kiểm tra gồm 4 giai đoạn cơ bản sau:
Một là: xác định nhu cầu quản lý hoạt động kiểm tra: Nhu cầu quản lý
hoạt động kiểm tra chính là nhu cầu phát triển sự đòi hỏi nhằm thoả mãn mong
muốn khát vọng của một tổ chức, của một nhóm, một cá nhân nhằm đạt mục
đích. Xác định nhu cầu quản lý hoạt động kiểm tra chính là xác định cái đã có,
cái đang diễn ra và cái phải có trong tƣơng lai. Từ đó đặt ra những nội dung và
hoạt động quản lý kiểm tra cần thiết.
Hai là: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra. Chính là thiết kế
một tƣơng lai mong muốn việc xác lập các bƣớc phải làm gì, làm thế nào và
làm ở đâu, ai làm, bao giờ hoàn thành và điều kiện để hoàn thành.
Ba là: Thực hiện kế hoạch của quản lý hoạt động kiểm tra.
Thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra bao gồm các công việc sau:
- Xác định chuẩn mực trong quản lý hoạt động kiểm tra trƣờng học
(chuẩn đánh giá một trƣờng, chuẩn đánh giá một giờ dạy, chuẩn đánh giá các
hoạt động khác).

13

- Tổ chức việc đo lƣờng việc thực hiện các nhiệm vụ của trƣờng học (xây
dựng lực lƣợng, quy định kiểm tra, xử lý thông tin).
- So sánh sự phù hợp của thành tích với các chuẩn mực xác định giá trị
của các thành tích (xác định mặt định tính, xác định mặt định lƣợng).
Phát hiện những ƣu điểm và tồn tại (những sai lệch so với chuẩn) của
các đối tƣợng kiểm tra (phát hiện kịp thời những ƣu điểm, khuyết điểm tồn
tại trong thực tiễn, mức độ các ƣu khuyết điểm nguyên nhân của ƣu điểm,
khuyết điểm).
Ra các quyết định điều chỉnh cần thiết trong kiểm tra: (quyết định mức
độ phát huy các thành tích xuất sắc; quyết định mức độ sửa chữa, uốn nắn;
quyết định cần phải xử lý những vi phạm nghiêm trọng).
Bốn là: Đánh giá kết qủa quản lý hoạt động kiểm tra:
Đánh giá kết quả quản lý hoạt động kiểm tra là giai đoạn cuối cùng của
hoạt động kiểm tra, đây là đánh giá kết quả đạt đƣợc so với mục tiêu đặt ra từ
trƣớc. Từ đó giúp cho nhà quản lý có các quyết định phù hợp với công tác
kiểm tra.
Trên cơ sở chức năng chung đó, quản lý hoạt động kiểm tra phải thực
hiện 4 chức năng cụ thể sau:
- Kế hoạch hoá: đây là hoạt động cơ bản nhất của quản lý hoạt động
kiểm tra, kế hoạch đặt cơ sở cho vấn đề tổ chức, định biên lực lƣợng, lựa chọn
nội dung, phƣơng pháp, điều kiện phƣơng tiện , kiểm tra đánh giá kết quả.
- Tổ chức: là phƣơng thức bố trí, sắp xếp, sử dụng một cách tối ƣu nguồn
lực con ngƣời, phƣơng tiện vật chất kỹ thuật để đạt mục tiêu quản lý mong muốn.
- Chỉ huy điều hành: chức năng này mang tính chất tác nghiệp, phối hợp
với các lực lƣợng kiểm tra, tập trung thống nhất điều kiện hoạt động.
- Kiểm tra, thanh tra: Chính là hệ thống những hoạt động đánh giá, phát
hiện điều chỉnh mục tiêu.

14
Nhƣ vậy quản lý hoạt động kiểm tra trƣờng học chính là quản lý các

thành tố của quá trình hoạt động kiểm tra nhƣ sau:
+ Mục tiêu quản lý hoạt động kiểm tra
+ Nội dung quản lý hoạt động kiểm tra
+ Phƣơng pháp kiểm tra quản lý hoạt động kiểm tra
+ Tổ chức quản lý hoạt động kiểm tra
+ Cơ sở vật chất phục vụ quản lý hoạt động kiểm tra
+ Kết quả kiểm tra














Sơ đồ 1.2: Sơ đồ việc quản lý các thành tố
Trong đó: M: Mục tiêu N: Nội dung
T: Tổ chức P: phƣơng pháp
C: Cơ sở vật chất K: Kết quả
M
N
C
K
P

T

15
1.3. Lý luận về kiểm tra nội bộ trƣờng Tiểu học
1.3.1. Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục
Theo cách tiếp cận về mục tiêu thì giáo dục Tiểu học là một loại hình
giáo dục giảng dạy, nuôi dƣỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 đến 11 tuổi nhằm
giúp trẻ tiếp thu những kiến thức khoa học đơn giản, giúp trẻ phát triển về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, phần quan trọng là hình thành nền tảng ban
đầu của nhân cách con ngƣời - yếu tố quyết định sự thành bại của các em trong
tƣơng lai.
Theo cách tiếp cận hệ thống thì giáo dục Tiểu học có vị trí vô cùng quan
trọng. Nó là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc học này
cung cấp những hiểu biết đầu tiên về thế giới xung quanh, về khoa học, về tự
nhiên, về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, yêu con ngƣời, yêu gia đình, những
ngƣời thân thiết xung quanh các em
* Mục tiêu của trường Tiểu học:
Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở [15, tr.2];
Giúp tất cả học sinh biết đọc, biết viết, và biết tính toán với những con số
ở mức độ căn bản, cũng nhƣ thiết lập những hiểu biết căn bản về khoa học,
toán, địa lý, lịch sử, và các môn khoa học xã hội khác…
Ngoài ra, mục tiêu của trƣờng Tiểu học còn là sự chăm lo tới từng học
sinh nhằm phát hiện và phát huy mọi khả năng riêng biệt của mỗi trò, giúp các
em định hƣớng, khám phá và phát triển tối đa năng lực của bản thân, tự lực giải
quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống.
Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Trƣờng học thân thiện.
* Chức năng của trường Tiểu học

Trƣờng Tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc
dân, có tƣ cách pháp nhân, có tài khoản hoặc con dấu riêng [9, tr.2].

×