Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.62 KB, 89 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––



LEO THỊ LỊCH




PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HOÁ
TẬP TRUNG Ở HUYỆN LỤC NGẠN,
TỈNH BẮC GIANG





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP







THÁI NGUYÊN - 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––



LEO THỊ LỊCH




PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HOÁ
TẬP TRUNG Ở HUYỆN LỤC NGẠN,
TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh






THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Các kết quả nghiên cứu của luận văn
có tính độc lập, số liệu và dữ liệu sử dụng trong luận văn đƣợc trích dẫn đúng
quy định.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn


Leo Thị Lịch


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm
giúp đỡ của Quý thầy, cô, bạn bè.
Trƣớc tiên tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn
Khánh Doanh ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi về mọi
mặt để hoàn thành Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu; các Thầy giáo, Cô giáo Khoa
Kinh tế; cán bộ và chuyên viên Phòng QLĐT Sau Đại học - Trƣờng ĐH Kinh tế
và QTKD đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi về các điều kiện trong quá trình thực hiện

luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ, công chức Phòng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã cung cấp
thông tin, tài liệu và hợp tác giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Và sau cùng, để có đƣợc kiến thức nhƣ ngày hôm nay, cho phép em gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy, cô trƣờng Đại Học Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh thuộc Đại học Thái Nguyên trong thời gian qua đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu. Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn



Leo Thị Lịch


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài 4
5. Kết cấu của đề tài 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HOÁ TẬP TRUNG 5
ất nông sản hàng
hoá tập trung 5
1.1.1. Một số lý luận về nông nghiệp 5
1.1.2. Một số lý luận về phát triển sản xuất nông sản hàng hoá tập trung 7
1.1.3. Vai trò của nhà nƣớc trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá 12
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung 15
1.2.1. Kinh nghiệm của Băc Ninh 15
1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng 16
1.2.3. Kinh nghiệm huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 21
1.2.4. Kinh nghiệm huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh 22
1.2.5. Kinh nghiệm rút ra cho huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 26
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 26
2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích 27
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HÓA
TẬP TRUNG Ở HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG 30
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang 30

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 37
3.2. Thực trạng phát triển ngành sản xuất nông sản hàng hóa của huyện
Lục Ngạn 50
3.2.1. Giá trị sản xuất của ngành sản xuất nông sản 50
3.2.3. Giá trị sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ yếu 53
3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển sản xuất nông sản hàng hóa
tập trung của huyện Lục Ngạn 61
3.3.1. Giống cây trồng 61
3.3.2. Về kỹ thuật trồng và chăm sóc 62
3.3.3. Trình độ cán bộ kỹ thuật và kiến thức ngƣời dân 62
3.3.4. Điều kiện tự nhiên 63
3.3.5. Thể chế, chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc 63
3.3.6. Thị trƣờng đầu ra và tình hình bảo quản, sơ chế, chế biến 64
3.3.7. Khoa học công nghệ 65
3.3.8. Hệ thống cơ sở hạ tầng và vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản 65
3.4. Đánh giá chung 68
3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc 68
3.4.2. Tồn tại, hạn chế 68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN
HÀNG HÓA TẬP TRUNG Ở HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC
GIANG 70
4.1. Các nhóm giải pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hoá tập trung 70
4.1.1. Xác định vùng trọng tâm phát triển các loại cây trồng 70
4.1.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 71
4.1.3. Tăng cƣờng công tác quản lý, tổ chức sản xuất và cung ứng đủ

giống cây ăn quả đạt yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lƣợng cho các hộ
nông dân 71
4.1.4. Đầu tƣ xúc tiến thƣơng mại, thông tin tuyên truyền, xây dựng
thƣơng hiệu cho hàng nông sản, xây dựng liên kết sản xuất, thành lập các
hợp tác xã chuyên canh cây ăn quả. 73
4.1.5. Giải pháp về cơ chế chính sách 73
4.1.6. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc trong việc sản xuất, chế
biến, kinh doanh các loại nông sản 74
4.1.7. Tăng cƣờng công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trƣờng 74
4.1.8. Áp dụng công nghệ sản xuất và đƣa khoa học kỹ thuật hiện đại 75
4.1.9. Giải pháp thu hút vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp,
nông thôn 75
4.2. Kiến nghị 76
4.2.1. Kiến nghị với các Sở, Ban, Ngành 76
4.3.2. Kiến nghị với Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATTP
An toàn thực phẩm
BVTV
Bảo vệ thực vật
Bộ NN & PTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CN-TTCN
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
DVNN
Dịch vụ nông nghiệp
GDP
Tổng thu nhập quốc nội
HTX
Hợp tác xã
HĐND
Hội đồng nhân dân
KT - XH
Kinh tế - Xã hội
PTNT
Phát triển nông thôn
QLBTR
Quản lý bảo vệ rừng
SDĐ
Sử dụng đất
TSHH
Tỷ suất hàng hóa
UBMTTQ
Ủy ban mặt trận tổ quốc
WTO
Tổ chức thƣơng mại Thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1: Tình hình dân số của huyện giai đoạn 2011-2013 48
Bảng 3.2: Tình hình lao động việc làm giai đoạn 2011-2013 49
Bảng 3.3. Tình trạng nghèo đói của huyện năm 2011-2013 50
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất nông sản trên địa bàn giai đoạn 2009-2011 51
Bảng 3.5: Giá trị sản xuất nông sản trên địa bàn phân theo nhóm cây
trồng giai đoạn 2009 - 2011 51
Bảng 3.6. Diện tích gieo trồng cây hàng năm giai đoạn 2009 - 2011 52
Bảng 3.7. Diện tích, sản lƣợng và năng suất cây lƣơng thực có hạt giai
đoạn 2009 - 2011 53
Bảng 3.8: Diện tích, sản lƣợng và năng suất một số cây màu lƣơng thực
giai đoạn 2009 - 2011 54
Bảng 3.9: Diện tích, sản lƣợng và năng suất một số cây công nghiệp
ngắn ngày giai đoạn 2009 - 2011 55
Bảng 3.10: Diện tích và sản lƣợng một số cây ăn quả giai đoạn 2009-
2011 57
Bảng 3.11: Sản lƣợng - giá trị - tỷ suất nông sản hàng hóa của ngành
trồng trọt năm 2009 - 2011 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn hai mƣơi năm thực hiện công cuộc “Đổi mới”, Việt Nam từ
một nƣớc tự cung tự cấp đã từng bƣớc tiến lên sản xuất hàng hóa. Trong đó
ngành nông nghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Chính vì vậy cần có sự quan tâm và đầu tƣ thích đáng tới ngành sản xuất vật
chất này.
Đảng và nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng và giải pháp nhằm thúc

đẩy chuyển dịch kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là khi Việt Nam
đã tham gia AFTA, APEC, gia nhập WTO. Nông nghiệp nƣớc ta có thế mạnh
về đất đai, lao động và có khả năng đa dạng hóa sản phẩm, nhƣng có yếu
điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ, sản xuất và chế biến,
kinh nghiệm thƣơng trƣờng, trình độ tổ chức quản lý… Những hạn chế đó
làm cho chất lƣợng sản phẩm còn thấp, giá thành sản xuất cao, hiệu quả thấp,
tính cạnh tranh chƣa cao. Để đáp ứng nhu cầu hội nhập và giữ đƣợc thị trƣờng
trong nƣớc, việc lựa chọn phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung
là hƣóng đi đúng đắn và phù hợp với giai đoạn đổi mới hiện nay.
qua, chƣơng trình phát triển sản xuất nông sản hàng
hoá tập trung
nhiều kết quả nổi bật. Tận dụng tiềm năng đất đai, lao động, huy động nội lực,
vốn trong dân cƣ đƣợc sử dụng và phát huy hiệu quả. Nhiều chỉ tiêu trong
lĩnh vực nông nghiệp đề ra đến năm 2012 đã hoàn thành và vƣợt kế hoạch.
Bắc Giang đã hình thành một số vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung
quy mô lớn, hiệu quả cao, nông sản gắn với địa danh tạo dấu ấn trong khu
vực, trong nƣớc và vƣơn ra thị trƣờng thế giới nhƣ vùng vải thiều Lục Ngạn,
gà đồi Yên Thế, lúa thơm Yên Dũng,… Đặc biệt, chăn nuôi có bƣớc tiến vƣợt
bậc. Số lƣợng gia súc, gia cầm thuộc nhóm các tỉnh chăn nuôi dẫn đầu cả
nƣớc. Thành công của chƣơng trình đã góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo
và đóng góp cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, với 29 xã và 1 thị
trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 101.850,41 ha trong đó đất
nông nghiệp là 28.976,11 ha chiếm 28,4% diện tích đất tự nhiên; đất lâm
nghiệp là 38.291,11 ha chiếm 38% diện tích đất tự nhiên còn lại là các loại đất
khác. Huyện Lục Ngạn có nhiều tiềm năng nông lâm nghiệp chƣa đƣợc khai

thác, phát triển kinh tế nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Trong đó, việc triển
khai các chính sách của Nhà nƣớc chƣa đồng bộ và chƣa cụ thể, tính năng
động và kinh nghiệm sản xuất của nhiều nông hộ còn chƣa cao. Điều này đã
làm cho nông nghiệp phát triển không đồng đều ngay trong huyện, thu nhập
của ngƣời nông dân còn thấp, đời sống của ngƣời nông dân còn nhiều khó
khăn, bộ mặt nông thôn thay đổi chậm.
Thực hiện Nghị quyết số 52- NQ/TU ngày 10/5/2006 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI, chƣơng trình phát triển sản xuât
nông nghiệp hàng hoá giai đoạn 2006-2010 đã đạt đƣợc kết quả khá toàn diện,
tốc độ tăng trƣởng GDP nông nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt
2,6% tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 32,5% GDP của tỉnh; cơ cấu kinh tế
nông nghiệp có bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng chăn
nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt (trồng trọt giảm từ 62,4% năm 2005 xuống
còn 48,7% năm 2010; chăn nuôi tăng từ 34,5% năm 2005 lên 48,1% năm
2010 cao hơn bình quân trung cả nƣớc); giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích
đất nông nghiệp đạt 47 triệu đồng trên/ ha/năm lƣơng thực có hạt đạt 642
nghìn tấn. Bắc Giang là một tỉnh có tiềm năng thế mạnh thuận lợi về khí hậu,
thổ nhƣỡng, nguồn lực phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.
Huyện Lục Ngạn là một trong những tiềm năng phát triển sản xuất nông sản
hàng hoá tập trung lớn của tỉnh hiện nay và bền vững trong tƣơng lai.
Vấn đề đặt ra là cần phải đánh giá đúng những yếu tố ảnh hƣởng tới
phát triển sản xuất nông sản hàng hoá tập trung. Trên cơ sở đó, cần đƣa ra
những giải pháp thiết thực nhằm phát huy lợi thế của huyện, tạo điều kiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, tăng giá trị
hàng hoá cải thiện thu nhập nâng cao đời sống của ngƣời nông dân.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Phát triển

sản xuất nông sản hàng hoá tập trung ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá đƣợc thực trạng, đề xuất đƣợc gợi ý về giải pháp nhằm phát
triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung có tính bền vững ở huyện Lục
Ngạn iang, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời
sống của ngƣời dân địa phƣơng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông
sản hàng hóa tập trung.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở
huyện Lục Ngạn .
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất nông sản hàng
hóa tập trung ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
- Định hƣớng và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung của huyện Lục Ngạn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển
sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng sản xuất nông
sản hàng hóa tập trung và những nhân tố ảnh hƣởng đến sản xuất nông sản
hàng hóa tập trung ở huyện Lục Ngạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Ngạn
.

- Về thời gian: Từ năm 2009 - 2011.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề cơ bản về sản xuất nông sản
hàng hóa tập trung và các nhân tố tác động đến phát triển sản xuất nông sản
hàng hóa tập trung.
Phân tích thực trạng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang từ năm 2009-2011.
Nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển sản xuất nông
sản hàng hóa tập trung ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất một số quan điểm và giải pháp để phát triển sản xuất nông sản
hàng hóa ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông sản
hàng hóa tập trung.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Chƣơng 4: Giải pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
NÔNG SẢN HÀNG HOÁ TẬP TRUNG

1.1. và phát triển sản xuất nông sản hàng
hoá tập trung

1.1.1. Một số lý luận về nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của
nhiều nƣớc, đặc biệt là trong các thế kỷ trƣớc đây khicông nghiệp chƣa
phát triển.
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi ngƣời nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông
nghiệp sinh nhai.
- Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thƣơng mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
trƣờng hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên
sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ

cốc, các sản phẩm đƣợc chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi
1.1.1.2. Vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển chung của nền kinh tế
quốc dân
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân của bất kỳ quốc gia nào. Nó không chỉ là một ngành kinh tế
đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học, kỹ thuật. Nông nghiệp:
+ Cung cấp lƣơng thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội.
+ Cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực
đô thị.
+ Làm thị trƣờng tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ.
+ Nông nghiệp tham gia vào thị trƣờng xuất khẩu.
+ Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trƣờng.
+ Nông nghiệp là nền tảng chính trị cho mỗi quốc gia
+ Nông nghiệp gắn liền với sinh kế của đại bộ phần cƣ dân nông thôn
gắn liền với các truyền thống và văn hóa mỗi vùng miền
+ Nông nghiệp chứa đựng và gìn giữ văn hóa vật thể và phi vật thể.
Trong bối cảnh Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa nhƣ hiện nay thì sản xuất nông sản sao cho phù hợp
với điều kiện kinh tế thị trƣờng là vấn đề quan trọng và sống còn đối với nền
nông nghiệp. Việc sản xuất nông sản ở đây không còn là tự cung tự cấp nữa
mà phải là sản xuất hàng hóa.
1.1.1.3. Đặc điểm của nông nghiệp
Nông nghiệp có sáu đặc điểm chủ yếu nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Thứ nhất, đối tƣợng sản xuất của nông nghiệp là sinh vật. Bao gồm các
cây trồng, vật nuôi và các sinh vật khác, sinh trƣởng và phát triển theo các
quy luật riêng của chúng và chịu tác động rất nhiều từ ngoại cảnh.

Thứ hai, đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể
thay thế.
Thứ ba, nông nghiệp đƣợc phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn
do đặc tính của đất đai quy định.
Thứ tư, sản phẩm nông nghiệp vừa đƣợc tiêu dùng tại chỗ, vừa đƣợc
trao đổi trên thị trƣờng.
Thứ năm, cung về nông sản hàng hóa và cầu về đầu vào nông nghiệp
mang tính chất thời vụ do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp.
Thứ sáu, nông nghiệp có liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp,
dịch vụ.
1.1.2. Một số lý luận về phát triển sản xuất nông sản hàng hoá tập trung
1.1.2.1. Khái niệm về hàng hóa, sản xuất hàng hóa tập trung
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào
đó của con ngƣời và dùng để trao đổi với nhau. Hàng hóa có hai thuộc tính:
giá trị và giá trị sử dụng.
Nhƣ vậy, một sản phẩm sản xuất ra đƣợc đem trao đổi thì đƣợc coi là
hàng hóa và muốn trao đổi đƣợc thì hàng hóa đó phải có một giá trị nhất định
(giá trị của hàng hóa), sản phẩm đó phải đáp ứng nhu cầu của ngƣời sử dụng
(giá trị sử dụng). Sản phẩm, hàng hóa trao đổi trên thị trƣờng chịu sự chi phối
của hai quy luật: quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh.
, để bán, không phải để tiêu dùng bởi
chính ngƣời sản xuất ra sản phẩm đó. Để hiểu đƣợc khái niệm này, ta cần
phân biệt hai hình thức của sản xuất hàng hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Thứ nhất,
. Điều này đƣợc thể hiện trƣớc hết ở mục đích của
ngƣời sản xuất. Việc tạo ra sản phẩm ở đây không phải

xuất hàng hoá giản đơn, trình độ kỹ thuật của sản xuất còn lạc hậu, phân công
lao động xã hội chƣa phát triển.
Thứ hai, đó là sản xuất hàng hoá lớn. Điều này khác biệt cơ bản giữa
sản xuất hàng hoá giản đơn và sản xuất hàng hoá lớn. Trƣớc hết thể hiện ở
mục đích của ngƣời sản xuất. Trong sản xuất hàng hoá lớn, ngay từ trƣớc khi
tiến hành
, nó là quá trình tất nhiên, không phải là sự ngẫu nhiên.
sự khác nhau giữa hai hình thức sản xuất
.
Sản xuất nông sản hàng hóa tập trung: Là quá trình tập trung lực lƣợng
sản xuất của một đơn vị để sản xuất một hay một số sản phẩm hàng hoá phù
hợp với điều kiện của đơn vị đó cũng nhƣ với nhu cầu của thị trƣờng.
Để đánh giá trình độ sản xuất nông sản hàng hóa tập trung của một
vùng, có thể sử dụng hệ thống chỉ tiêu, trong đó, chỉ tiêu chính là tỷ suất giá
trị sản phẩm hàng hoá trong tổng giá trị sản xuất, các chỉ tiêu bổ sung là qui
mô giá trị sản phẩm hàng hoá, tỷ trọng đầu tƣ các yếu tố đầu vào cho sản xuất
sản phẩm hàng hoá
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, cũng nhƣ xuất phát từ những
yêu cầu về sinh thái, về thị trƣờng, về tài chính của doanh nghiệp, nên các
vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung thƣờng phải kết hợp với phát triển
đa dạng một cách hợp lý. Sự kết hợp đó phải tuân thủ nguyên tắc là: không
đƣợc cản trở sự phát triển của sản phẩm hàng hóa tập trung và tốt nhất là tạo
điều kiện cho sản phẩm hàng hóa tập trung phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
1.1.2.2. Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung
a. Khái niệm nông sản, nông sản hàng hóa
Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất

hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng. Ngày nay, nông sản
còn hàm nghĩa là những sản phẩm từ hoạt động làm vƣờn và thực tế nông sản
thƣờng đƣợc hiểu là những sản phẩm hàng hóa đƣợc làm ra từ tƣ liệu sản xuất
là đất.
Nông sản hàng hóa là phần nông sản do các đơn vị sản xuất thuộc mọi
thành phần kinh tế trong nông nghiệp bán ra thị trƣờng trong nƣớc hay xuất
khẩu; bao gồm cả phần bán cho các công ty quốc doanh, hợp tác xã, ngƣời
tiêu dùng, ngoài phần tiêu dùng trực tiếp của ngƣời sản xuất nông nghiệp và
gia đình họ.
b. Khái niệm phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung
Phát triển sản xuất nông sản hàng hoá bền vững là một quá trình từ một
nền nông nghiệp truyền thống, phân tán, lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém lên
một nền sản xuất nông sản hiện đại một nền kinh tế mở, hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới. Để khẳng định một ngành sản xuất nông sản hiện đại thì phát
triển sản xuất nông sản hàng hoá tập trung sẽ tạo thành vùng hàng hoá đƣợc
đầu tƣ đầy đủ các lĩnh vực khoa học công nghệ kỹ thuật đạt đƣợc năng xuất
đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng đáp ứng đƣợc thị trƣờng rộng lớn và vƣơn xa
trong tƣơng lai.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông sản hàng hóa
tập trung
Nhân tố thị trường: Thị trƣờng có vai trò vừa là điều kiện, vừa là môi
trƣờng của kinh tế hàng hóa; nó thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng, khối
lƣợng nông sản hàng hóa tiêu thụ trên thị trƣờng, nó điều tiết (thúc đẩy hoặc
hạn chế) quan hệ kinh tế của cả ngƣời quản lý, nhà sản xuất và ngƣời tiêu
dùng thông qua tín hiệu giá cả thị trƣờng. Đầu ra là một khâu quan trọng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
quá trình sản xuất. Nếu các cơ quan chức năng, các sở ban ngành và nhà nƣớc

không tìm đƣợc đầu ra ổn định cho các sản phẩm sản xuất, sẽ dẫn tới giá trị
các sản phẩm sản xuất giảm sút, ngƣời nông dân rơi vào tình trạng thu không
đủ để bù chi. Nếu đầu ra luôn giữ mức ổn định, ngƣời nông dân sẽ yên tâm
tập trung vào sản xuất, từ đó là điều kiện để phát triển sản xuất nói chung và
phát triển sản xuất nông sản hàng hóa nói riêng.
Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên: Đối tƣợng sản xuất của
nông sản là những cơ thể sống, phát triển theo quy luật sinh học nhất định, rất
nhạy cảm với những yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết -
khí hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển của cây trồng, đến năng suất và
chất lƣợng sản phẩm. Chính vì vậy, đối với phát triển nông sản hàng hóa, đòi
hỏi phải nghiên cứu tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt,
thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phƣơng. Mặt khác,
sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các vùng lãnh thổ đã hình thành nên
các vùng cây con đặc sản có lợi thế cạnh tranh rất cao.
Nhóm nhân tố thuộc về thể chế, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước:
Chính sách kinh tế vĩ mô có ý nghĩa tạo ra môi trƣờng kinh doanh để hình
thành nền nông sản hàng hóa. Vì thế, nếu chính sách đúng đắn, thích hợp nó
sẽ phát huy đƣợc tính năng động của các chủ thể sản xuất - kinh doanh, khai
thác tốt nhất mọi tiềm năng thế mạnh của đất nƣớc, thúc đẩy sự phát triển
nông nghiệp hàng hóa nói chung và nông sản hàng hóa nói riêng và ngƣợc lại
nếu các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc không đúng đắn, không thích
hợp nó sẽ trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển nông sản hàng hóa.
Chất lượng giống cây trồng: Chất lƣợng giống cây trồng là một nhân tố
quan trọng để phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, vì nó quyết
định đến năng suất, sản lƣợng thu hoạch nông sản. Nếu chất lƣợng giống cây
trồng tốt, sẽ cho sản lƣợng cao hơn, phát triển sản xuất nông sản. Và ngƣợc
lại, nếu giống cây trồng không tốt sẽ làm cản trở sự phát triển của sản xuất
nông sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
Trình độ cán bộ kỹ thuật khuyến nông và kiến thức người nông dân:
Cán bộ kỹ thuật khuyến nông là những ngƣời trực tiếp chỉ đạo hƣớng dẫn
nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về thời vụ và kỹ thuật gieo trồng,
chăm sóc, tƣới tiêu, phòng trừ sâu bệnh theo từng loại cây, đảm bảo đạt năng
suất cao, chất lƣợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn hàng hoá. Do vậy, nếu trình độ
cán bộ kỹ thuật khuyến nông yếu kém, dẫn tới việc ngƣời nông dân không thể
áp dụng đƣợc đúng các quy trình kỹ thuật cần thiết, làm giảm năng suất và
chất lƣợng sản phẩm, kìm hãm sự phát triển của sản xuất nông sản hàng hóa
tập trung. Ngƣợc lại, nếu trình độ cán bộ kỹ thuật khuyến nông giỏi, có thể áp
dụng đƣợc những khoa học tiên tiến và hƣớng dẫn ngƣời nông dân áp dụng,
sẽ làm cho năng suất sản phẩm cao, phát triển sản xuất nông sản.
Khoa học công nghệ: Ngày nay, khoa học công nghệ đang cực kỳ phát
triển và đổi mới. Nếu con ngƣời biết áp dụng chúng vào trong tất cả các lĩnh
vực nói chung và lĩnh vực sản xuất nói riêng thì sẽ làm tăng năng suất lao
động, phát triển quy mô, và nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Điều này là vô
cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh nhƣ hiện nay.
Hệ thống cơ sở hạ tầng: Nếu cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ, đảm bảo hệ
thống thủy lợi, đáp ứng đủ nhu cầu tƣới tiêu, giao thông thuận lợi sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung. Và
ngƣợc lại, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém là một nhân tố cản trở sự phát triển của
ngành sản xuất nói chung và sản xuất nông sản hàng hóa tập trung nói riêng.
Vốn đầu tư: Vốn đầu tƣ cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến
sự phát triển sản xuất nói chung và sản xuất nông sản hàng hóa nói riêng. Nếu
số vốn đầu tƣ cao, đầu tƣ vào khoa học công nghệ và khâu tiêu thụ, bảo quản,
khâu giống thì năng suất và sản lƣợng nông sản hàng hóa sẽ tăng cao. Và
ngƣợc lại, nếu số vốn đầu tƣ thấp, sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất nông
sản hàng hóa.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
1.1.3. Vai trò của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá
1.1.3.1. Những vấn đề về thị trường
- Khái niệm thị trường: Thị trƣờng là một phạm trù kinh tế của sản xuất
hàng hoá. Đây là một phạn trù rất phức tạp nên có nhiều cách diễn đạt.
+ Theo thuyết giá trị kinh tế học: Thị trƣờng là nơi mà ngƣời mua và
ngƣời bán gặp nhau để thoả mãn nhu cầu của mình bằng việc trao đổi hàng
hoá và dịch vụ.
+ Theo quan hệ giao dịch: Thị trƣờng là tập hợp tất cả những ngƣời
mua thực sự hay tiềm tàng đối với một sản phẩm.
+ Theo góc độ Marketing: Thị trƣờng bao gồm tất cả những khách hàng
tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng
tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.
- Chức năng của thị trường: Thị trƣờng có rất nhiều chức năng, và mỗi
chức năng lại có vai trò khác nhau. Nhìn chung, thị trƣờng có 4 chức năng
quan trọng sau đây:
+ Chức năng thừa nhận công dụng của hàng hoá (giá trị sử dụng) và lao
động đã bỏ ra (chi phí) để sản xuất nó.
+ Chức năng điều tiết, kích thích: Thị trƣờng đƣợc xem nhƣ là “bàn tay
vô hình” điều tiết các quan hệ sản xuất, quan hệ cung cầu và tạo động lực thúc
đẩy xã hội phát triển.
+ Chức năng thực hiện: Khi hoàn thành chức năng này thì các yếu tố
giá cả, khối lƣợng hàng hoá bán ra và khối lƣợng sản phẩm ngƣời mua có nhu
cầu sẽ rằng buộc nhau chứ không độc lập biến đổi, thị trƣờng sẽ điều tiết các
yếu tố trên về trạng thái cân bằng.
+ Chức năng thông tin: Chức năng này giúp cho các nhà sản xuất hoạch
định kế hoạch sản xuất một cách đúng đắn, giúp cho ngƣời tiêu dùng biết
đƣợc nơi nào có bán mặt hàng phù hợp với mình để quyết định mua.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
- Phân loại thị trường: Thị trƣờng là một lĩnh vực phức tạp đƣợc thể
hiện bằng nhiều hình thái khác nhau. Căn cứ vào loại sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ đƣợc trao đổi, mua bán và phạm vi trao đổi thì thị trƣờng đƣợc phân
thành nhiều loại: Thị trƣờng có các loại hàng hoá, dịch vụ cho tiêu dùng, sản
xuất; thị trƣờng có các loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho tiêu dùng cá
nhân; thị trƣờng bất động sản; thị trƣờng tài chính; thị trƣờng sức lao động;
thị trƣờng trong nƣớc; thị trƣờng nƣớc ngoài, .v.v… Mỗi loại thị trƣờng lại có
thể có nhiều hình thức cụ thể khác nhau. Trong nông nghiệp có thể phân loại
thị trƣờng nhƣ sau:
+ Thị trƣờng nông sản hàng hoá, dịch vụ.
+ Thị trƣờng tƣ liệu sản xuất.
+ Thị trƣờng ngƣời buôn bán trung gian.
+ Thị trƣờng hàng tiêu dùng.
- Cơ chế thị trường: là cơ chế tự điều tiết bởi các phạm trù, các quy luật
kinh tế của thị trƣờng, trong đó ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng tác động qua
lại với nhau trên thị trƣờng nhằm xác định số lƣợng và giá cả hàng hoá. Cơ chế
thị trƣờng bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây: Giá cả thị trƣờng, quan hệ cung
cầu, và quan hệ cạnh tranh. Kinh tế thị trƣờng có một số ƣu thế sau đây:
+ Hoạt động năng động, có hiệu quả;
+ Cơ chế thị trƣờng tạo ra sự thích ứng tự phát giữa cung và cầu;
+ Kích thích việc cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất;
+ Cơ chế thị trƣờng thực hiện phân bổ nguồn lực một cách tối ƣu;
+ Cơ chế thị trƣờng thực hiện việc điều tiết mềm dẻo hơn so với sự
điều tiết của Nhà nƣớc.
Tuy nhiên, kinh tế thị trƣờng cũng có những khuyết tật nhất định, đó là:
+ Ƣu thế của cơ chế thị trƣờng chỉ có thể phát huy khi có cạnh tranh

hoàn hảo;
+ Do chạy theo lợi ích cá nhân nên tài nguyên thiên nhiên bị khai thác
cạn kiệt;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
+ Làm phân hoá giàu nghèo;
+ Gây nên khủng hoảng chu kỳ.
1.1.3.2. Vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường trong quá trình
phát triển kinh tế hàng hoá
- Lý luận chung về sự can thiệp của Nhà Nước vào nền kinh tế: Cơ chế
thị trƣờng là phƣơng thức vận động khách quan của nền kinh tế hàng hóa dựa
trên cơ sở các yếu tố, các mối quan hệ, môi trƣờng, động lực và các quy luật
vận động khách quan của thị trƣờng (nhƣ quy luật giá trị, quy luật cung cầu,
quy luật cạnh tranh…). Nền kinh tế hàng hóa phát triển đến trình độ cao gọi là
kinh tế thị trƣờng. Bởi vậy kinh tế thị trƣờng là nền kinh tế vận động theo cơ
chế thị trƣờng. Kinh tế thị trƣờng không phải là giai đoạn khác biệt, độc lập,
tách rời với kinh tế hàng hóa mà nó là giai đoạn cao của phát triển kinh tế
hàng hóa. Bất kỳ một nhà nƣớc nào cũng có vai trò kinh tế. Tùy thuộc vào chế
độ xã hội, giai đoạn lịch sử và từng quốc gia khác nhau mà vai trò kinh tế của
nhà nƣớc có những biểu hiện khác nhau. Ở nƣớc ta, trong quá trình chuyển từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng thì vai trò của
Nhà nƣớc cũng có sự thay đổi căn bản. Việc tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền
vững, gắn liền với công bằng xã hội phụ thuộc rất lớn vào vai trò của Nhà
nƣớc với tƣ cách là cơ quan quản lý vĩ mô của nền kinh tế. Kinh tế nhà nƣớc
là một bộ phận chủ đạo trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- Vai trò kinh tế của Nhà nước: Về phƣơng diện là tác nhân kinh tế,
Nhà nƣớc vừa là ngƣời tiêu dùng, đồng thời vừa là ngƣời sản xuất và do đó

cũng tham gia vào hành vi của xuất - nhập khẩu. Nhƣ vậy, nhà nƣớc có tham
gia vào tổng cung và tổng cầu, điều hòa tiền tệ, giá cả. Về phƣơng diện nền
kinh tế vĩ mô, Nhà nƣớc:
+ Thông qua thể chế, các chính sách và công cụ để tạo điều kiện cho sự
ổn định và phát triển;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
+ Tiến hành dự đoán, xây dựng chiến lƣợc phát triển, các kế hoạch,
chƣơng trình và các dự án phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả;
+ Thiết lập khuôn khổ pháp luật, đề ra các nguyên tắc mà doanh
nghiệp, ngƣời tiêu dùng và ngay cả chính phủ cũng phải tuân theo;
+ Đảm bảo các lợi ích công cộng của xã hội;
+ Thực hiện việc cân đối ngân sách quốc gia;
+ Tăng cƣờng và hoàn thiện các quan hệ thị trƣờng tạo điều kiện cho sự
tăng trƣởng nhanh chóng;
+ Đảm bảo sự công bằng xã hội.
- Vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường trong quá trình
phát triển kinh tế hàng hoá: Ở Việt Nam, tại hội nghi trung ƣơng 6 của BCH
trung ƣơng đảng toàn quốc lần thứ XI có nêu “trong thời gian tới cần tiếp tục
xác định kinh tế nhà nƣớc gữi vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trƣờng
định hƣóng XHCN…” do vậy vai trò của nhà nƣớc đối với nền kinh tế thị
trƣờng trong quá trình phát triển kinh tế hang hoá đƣợc thể hiện thông qua
nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong đó quản lý kinh
tế vĩ mô là chủ yếu.
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung
1.2.1. Kinh nghiệm của Băc Ninh
Cùng với thực hiện "dồn điền, đổi thửa" để tích tụ ruộng đất sản xuất
hàng hoá, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phƣơng của

Bắc Ninh đã giúp đỡ các hợp tác xã, nông dân xây dựng 13 vùng nông sản
hàng hoá tập trung theo phƣơng châm "liền vùng, cùng trà, khác chủ" có qui
mô từ 50 - 100 ha, tạo điều kiện tăng nhanh sản lƣợng, giá trị thu nhập cho
ngƣời lao động.
Ở vùng nông sản hàng hoá tập trung tại nhiều huyện Từ Sơn, Yên
Phong, Thuận Thành, Gia Bình, Quế Võ nông dân đƣa các giống lúa chất
lƣợng cao, lúa đặc sản, lúa nếp vào gieo cấy, áp dụng các biện pháp khoa học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
kĩ thuật trong thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế lên gấp từ
1,5 - 2 lần so với các giống lúa thƣờng. Tại các huyện Thuận Thành, Lƣơng
Tài, xã viên các hợp tác xã trao đổi, hoán vị ruộng đất cho nhau theo hƣớng
tiện canh, tiện cƣ, hình thành các khu đồng chuyên gieo cấy các giống lúa mới
DT 122 có phẩm cấp, năng suất, sản lƣợng cao, giải quyết tốt nhu cầu lƣơng
thực, cung ứng cho thị trƣờng. Huyện Yên Phong và Quế Võ hình thành các
vùng chuyên trồng khoai tây có diện tích lớn trên dƣới 1.000 ha, mở ra khả
năng nhân nhanh đƣợc các cánh đống có thu nhập cao từ 50 triệu
đồng/ha/năm trở lên. Tại các huyện Yên Phong, Lƣơng Tài, thành phố Bắc
Ninh sau hoán đổi ruộng đất theo hƣớng chuyển từ ô thửa nhỏ sang ô thửa
lớn, bà con hình thành các vùng trồng rau rau an toàn đƣa đƣợc mức doanh
thu bình quân lên từ 160 triệu đồng đến 170 triệu đồng/ha. Đặc biệt, nhiều
vùng thuộc các huyện Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, thành phố Bắc Ninh đã
xây dựng, duy trì, mở rộng các khu đồng trồng hoa, cây cảnh tập trung, đạt
doanh thu trên 200 triệu đồng/ha/năm.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phƣơng tiếp tục
chỉ đạo, vận động nhân dân chuyển đối ruộng đất công khai, dân chủ, cùng có
lợi để có điều kiện phát triển mạnh các vùng nông sản hàng hoá tập trung
nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo, làm

giàu chính đáng.
1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm
Giàng gặp nhiều khó khăn về thời tiết, mƣa úng, sâu, bệnh, dịch hại, chuột
diễn biến phức tạp. Ảnh hƣởng của lạm phát diễn ra trên phạm vi toàn cầu,
giá vật tƣ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tăng cao và không ổn định. Tuy
vậy huyện đã chủ động nắm bắt tình hình, khắc phục khó khăn tập trung chỉ
đạo thực hiện tƣơng đối tốt các đề án, thúc đẩy phong trào phát triển nông
nghiệp và nông thôn, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông nghiệp
hàng năm.

×