Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

SUY NGẪM VỀ TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.67 KB, 1 trang )

SUY NGẪM VỀ : “TIÊN HỌC LỄ,HẬU HỌC VĂN”
“Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm giáo dục của người xưa. Phương châm
này xuất phát từ quan điểm dạy học của Nho gia (Khổng Tử và môn đệ). Tuy vậy,
đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên giá trị. Để hiểu được giá trị của phương châm giáo
dục ấy, chúng ta cần hiểu rõ hai từ: “Lễ”, “văn” và mối quan hệ biện chứng của nó.
“Lễ” là phạm trù chỉ đạo đức. “Lễ” có nghĩa là cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa giữa
người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định. Theo đó, trong giao tiếp,
ứng xử, trong giải quyết các mối quan hệ phải biết kính trên nhường dưới, biết đặt lợi ích
riêng sau lợi ích chung. “Văn” có nghĩa là chữ, là kiến thức của loài người được tích lũy
qua nhiều thế hệ.
Muốn trở thành người có “lễ” thì phải học, mà học thì phải học “văn”, tức là học kiến
thức. Tuy nhiên, học nhiều không có nghĩa là có đạo đức. Nếu một người có học mà
không có “lễ” thì được xem là hạng bất nhân. Như vậy, “lễ” - “văn” không thể tách rời
nhau.
Ông cha ta từ ngày xưa đã quán triệt sâu sắc tinh thần giáo dục “Tiên học lễ, hậu học
văn”, “lễ” và “văn” đều quan trọng như nhau. Thứ tự “tiền” - “hậu” trong mối quan hệ
“lễ” - “văn” nên hiểu một cách tương đối, không nên cho rằng ông cha ta chú trọng “lễ”
hơn “văn” Tuy vậy, trong giáo dục, trong ứng xử, giao tiếp, trong giải quyết các mối
quan hệ thì phải lấy đạo đức làm trọng.
Bác Hồ đã từng khẳng định: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không
có tài thì làm việc gì cũng khó.
Có một nghịch lý đáng lo ngại, xã hội ngày càng hiện đại thì con người dường như ít chú
trọng đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau; trong giao tiếp, giải quyết các mối quan hệ thì
tỏ ra vô “lễ” - không biết kính trên nhường dưới, luôn đặt lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất
lên trên các lợi ích khác. Nguyên nhân sâu xa là do giáo dục lệch lạc. Lối giáo dục chỉ
chú trọng đến truyền đạt kiến thức, hạ thấp giáo dục đạo đức. Người dạy chỉ chú trọng
truyền đạt kiến thức, quan tâm không đầy đủ vấn đề đạo đức của người học. Người học
chỉ quan tâm đến tiếp thu kiến thức, coi thường rèn luyện phẩm chất đạo đức.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan niệm GD-ĐT ít nhiều bị tác động, chi phối
bởi lối giáo dục thực dụng, đề cao truyền thụ kiến thức, xem nhẹ giáo dục đạo đức. Vì
vậy, đề cao quan niệm giáo dục đúng đắn của người xưa là cách thiết thực để hạn chế


những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường.
Để đào tạo ra những con người vừa có tài, vừa có đức thì vai trò của người thầy rất quan
trọng. Do đó, người thầy phải mẫu mực cả “lễ” và “văn”, đặc biệt là tư cách đạo đức.
Phương châm giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn” là sự phối hợp giữa giáo dục đạo đức
và truyền thụ tri thức, đề cao giáo dục đạo đức. Đây là nguyên tắc đào tạo ưu việt ông cha
ta đã đúc kết nên.
ST

×