BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o-
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“PHÂN TÍCH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN NĂNG LỰC
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN
THÔNG VIỆT NAM”
SINH VIÊN THỰC HIỆN :VŨ HOÀNG MAI LINH
MÃ SINH VIÊN :A16861
CHUYÊN NGÀNH :TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o-
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“PHÂN TÍCH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN NĂNG LỰC
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN
THÔNG VIỆT NAM”
Giáo viên hướng dẫn:Chu Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện :Vũ Hoàng Mai Linh
Mã sinh viên :A16861
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn cô giáo Chu Thị Thu Thủy, cô đã trực tiếp
hướng dẫn, sửa bài và nhiệt tình chỉ bảo em về nội dung, phương pháp để em hoàn thành
được khoá luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân thành nhất tới ban lãnh đạo Công ty cổ
phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Việt Nam, cùng toàn thể các anh,
các chị tại Công ty. Trong thời gian thực tập, với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh,
chị, em đã có cơ hội làm quen, tiếp xúc, vận dụng những kiến thức được học khi còn ngồi
trên ghế nhà trường vào môi trường thực tế tại doanh nghiệp. Được sự quan tâm và hướng
dẫn của mọi người trong cơ quan, dù trong một thời gian ngắn thôi em đã học hỏi được
nhiều điều. Và những điều đó đã giúp em hiểu ra rằng những tri thức mà bản thân tích lũy
được khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một tài sản quý báu. Những tri thức đó là nền tảng
giúp em tư duy, giải quyết những khó khăn trong thực tiễn. Thời gian thực tập tại công ty là
dịp em được trải nghiệm với môi trường bên ngoài, giúp em tích luỹ thêm kinh nghiệm làm
việc trước khi ra trường.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Chu Thị
Thu Thủy cùng các cô, chú, anh, chị làm việc tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển
công nghệ điện tử viễn thông Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng, song khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong
rằng khóa luận của em sẽ nhận được sự góp ý từ các thầy, cô giáo chấm bài.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có
sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của
người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và
được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 11
1.1. Những vấn đề chung về năng lực tài chính doanh nghiệp 11
1.1.1Khái niệm tài chính doanh nghiệp 11
1.1.2 Khái niệm năng lực tài chính của doanh nghiệp 12
1.2 Phương pháp phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp 12
1.2.1. Phương pháp so sánh 12
1.2.2. Phương pháp tỷ số 12
1.2.3. Phương pháp cân đối liên hệ 13
1.2.4. Phương pháp phân tích Dupont 13
1.3. Quy trình phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp 15
1.3.1 Thu thập thông tin 15
1.3.2. Xử lý thông tin 16
1.3.3.Dự đoán và quyết định 16
1.4 Sự cần thiết của phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp 16
1.5. Nội dung phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp 17
1.5.1.Khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh 17
1.5.1.1.Quy mô 17
1.5.1.2.Cơ cấu nguồn vốn 18
1.5.2.Quy mô tài sản, cơ cấu và chất lượng của tài sản. 19
1.5.3. Hiệu quả sử dụng tài sản 20
1.5.3.1. Hiệu quả sử dụng tài sản 20
1.5.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài sản dài hạn 21
1.5.3.3.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài sản ngắn hạn 21
1.5.4. Hiệu quả sử dụng vốn 23
1.5.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn. 24
1.5.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. 24
1.5.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 24
1.5.5.Khả năng sinh lời 25
1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp. 26
1.6.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 26
1.6.2.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
VIỆT NAM 29
2.1 Giới thiệu công ty 29
2.2. Phân tích tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2012 29
2.3. Nội dung phân tích năng lực tài chính của Công ty CP DET Việt Nam 31
2.3.1 Khả năng huy động vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh 31
2.3.2. Quy mô tài sản. cơ cầu và chất lượng của tài sản. 37
2.3.3.Hiệu quả sử dụng nguồn vốn 39
2.4. Đánh giá chung về năng lực tài chính của công ty CP DET Việt Nam 48
2.4.1. Những kết quả đạt được 48
2.4.2. Những điểm còn hạn chế và nguyên nhân 49
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN
THÔNG VIỆT NAM 52
3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 52
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty 52
3.3.3. Một số biện pháp khác cải thiện tình hình tài chính để làm tăng doanh thu và
chi phí 56
3.4. Một số đề xuất, kiến nghị 59
KẾT LUẬN 60
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CCDV Cung cấp dịch vụ
CP Cổ phần
CPBH Chi phí bán hàng
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
ĐVT Đơn vị tính
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐTC Hoạt động tài chính
GVHB Giá vốn hàng bán
LN Lợi nhuận
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TTS Tổng tài sản
VCSH Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Bảng Trang
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn năm 2010 –
2012 .20
Bảng 2.2 : Quy mô vốn qua các năm 2010 – 2012 22
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn 23
Bảng 2.4: Nguồn VCSH 25
Bảng 2.5:Nợ phải trả 26
Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản 28
Bảng 2.7 : Các hệ số khả năng thanh toán 29
Bảng 2.8 : Các khoản phải thu 31
Bảng 2.9 : Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình 31
Bảng 2.10: Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho 32
Bảng 2.11: Tỷ trọng các loại tài sản trong tổng tài sản dài hạn 33
Bảng 2.13: Các tỷ số khả năng sinh lời. 34
Bảng 2.13: Các tỷ số khả năng sinh lời 36
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp doanh thu 3 năm 2010- 2012 43
Bảng 3.2: Bảng chênh lệch tăng giảm doanh thu qua 3 năm 2011 – 2013 44
Bảng 3.3: Bảng chênh lệch lợi nhuận trong 3 năm 2011 – 2013 44
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp doanh thu sau cải thiện 46
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp doanh thu – chi phí – lợi nhuận 46
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, Việt nam đã chính thức gia nhập tổ chúc thương mại thế giới WTO.
đồng nghĩa nền kinh tế Việt nam mở cửa chuyển sang kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là làm
cách nào có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
kinh tế cao mới có thể đứng vững lâu dài trên thị trường, mới có đủ sức cạnh tranh với
những doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vừa có điều kiện tích lũy và mở
rộng hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn
nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để làm được điều này điều cần thiết trước tiên là phải nắm
bắt được những thông tin kinh tế, chính trị, xã hội, nhất là thông tin kinh tế để kịp thời
có những thay đổi cho phù hợp với nền kinh tế mới. Công ty Cổ phần đầu tư và phát
triển công nghệ điện tử viễn thông Việt Nam với những nỗ lực và thông tin nắm bắt
được đã dần dần tạo được nguồn vốn, nguồn hàng, tăng tích lũy để mở rộng kinh
doanh. Công việc kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, đó chỉ là
bước khởi đầu để công ty bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn mà cả
nước nói chung và ngành thương mại nói riêng phải phấn đấu và nỗ lực hết mình thì
mới có thể đứng vững được.
Trong quá trình tham gia thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và phát trỉên công
nghệ điện tử viễn thông Việt Nam, em nhận thấy rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh
là vấn đề quan trọng không thể thiếu đối với bất kì doanh nghiệp nào. Do đó cần tìm ra
những biện pháp nhằm đem lại hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp, đây là một
trong những khó khăn mà hiện nay công ty đang quan tâm. Tuy vậy nó không phải lúc
nào cũng theo ý thích của con người vì trong kinh doanh luôn tạo ra bất ngờ cho chúng
ta. Khi tham gia những giờ học về chuyên ngành Tài Chính, em cũng như nhiều bạn
sinh viên khác đều thắc mắc không biết rằng những môn học ấy sẽ ứng dụng như thế
nào trong thực tiễn. Cho đến khi thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công
nghệ điện tử viễn thông Việt Nam em mới hiểu rằng những kiến thức mà em được học
là một tài sản vô hình quý báu giúp em hiểu biết được những quy tắc, những nguyên lý,
những ý nghĩa của các con số tài chính. Cũng giống như Archimède, khi phát hiện ra
quy tắc đòn bẩy, ông nảy ra ý tưởng “Nếu cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được cả
Trái Đất”. Do đó, bằng những kiến thức đã được học tập và tích lũy khi còn ngồi trên
những giảng đường của Trường Đại học Thăng Long, em cũng muốn nêu ra những suy
nghĩ và quan điểm của mình về những vấn đề tài chính của công ty và các giải pháp
cải thiện năng lực tài chính của công ty. Do vậy em đã chọn đề tài: “PHÂN TÍCH
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN NĂNG LỰC
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG VIỆT NAM ” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây để đánh giá
đúng thực trạng hiện tại của công ty.
- Đưa ra những lợi thế và những khó khăn trong hiện tại cũng như tương lai đối
với sự phát triển kinh doanh của công ty.
- Tìm hiểu những vấn đề còn tồn đọng cần khắc phục tại Công ty cổ phàn đầu tư
và phát triển điện tử viễn thông việt nam.
- Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: giải thích thuật ngữ chuyên ngành, khái
niệm; xây dựng khái niệm; lựa chọn thuật ngữ; nghiên cứu tư liệu; sưu tầm tư liệu;
phân tích tư liệu; tổng hợp tư liệu; tóm tắt khoa học.
- Thống kê các số liệu thứ cấp từ phòng kế toán(2010-2011-2012) để phân tích và
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện
tử viễn thông Việt Nam.
- Tổng hợp các phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty thông qua
các phương pháp so sánh,tỷ số,phân tích đuupont và phương pháp biểu đồ,thống kê.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đối tượng: Năng lực tài chính
- Phạm vi không gian: tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện tử viễn thông
Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích: 2010 – 2012 và định hướng phát triển
trong tương lai.
5. BỐ CỤC CHÍNH CỦA KHÓA LUẬN .
Phần mở đầu.
Phần nội dung.
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực tài chính của công ty.
Chương 2: Thực trạng năng lực tài chính của công ty.
Chương 3: Giải pháp cải thiện năng lực tài chính tại công ty.
Kết luận
Thang Long University Library
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
1.1. Những vấn đề chung về năng lực tài chính doanh nghiệp
1.1.1Khái niệm tài chính doanh nghiệp
“Tài chính là một phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã
hội dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các
quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi
điều kiện nhất định”. Trích dẫn trong tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính,
kế toán xã vùng trung du, miền núi và dân tộc, trang số 10, kèm theo quyết định số
3905/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Vậy tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá
trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định mà doanh nghiệp đề ra.
Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, DN có các mối
quan hệ tài chính chủ yếu sau:
a)Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước
Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ Nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn cổ
phần theo những nguyên tắc và phương thức nhất định để tiến hành sản xuất kinh
doanh và phân chia lợi nhuận. Đồng thời, mối quan hệ tài chính này cũng phản ánh
những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và
phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nước với
các doanh nghiệp được thể hiện thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp
vào ngân sách Nhà nước theo luật định.
b)Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính
Các quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ các nhu cầu vốn của
doanh nghiệp. Với thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp
nhận được các khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn và ngược lại,
các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thời hạn nhất định. Với thị
trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian khác, doanh nghiệp
tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn bằng cách phát hành
các chứng khoán. Ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả mọi khoản lãi cho các
chủ thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp bằng một khoản tiền cố định hay phụ thuộc
vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. (Thị trường chứng khoán) Thông qua thị
trường tài chính, các doanh nghiệp cũng có thể đầu tư vốn nhàn rỗi của mình bằng
cách kí gửi vào hệ thống ngân hàng hoặc đầu tư vào chứng khoán của các doanh
nghiệp khác.
c)Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác
Các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao
động Là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng vốn
để mua sắm các yếu tố sản xuất như vật tư, máy móc thiết bị, trả công lao động, chi trả
các dịch vụ Đồng thời thông qua các thị trường, doanh nghiệp xác định nhu cầu sản
phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng để làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư,
kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn
thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
d)Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp
Đây là mối quan hệ tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ tài chính giữa các
bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữa các thành viên trong
doanh nghiệp, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn.
1.1.2 Khái niệm năng lực tài chính của doanh nghiệp
A.G.Côvaliốp, Tâm lý học cá nhân, Nxb Giáo Dục, H. 1971, tr90. “
Năng lực” là
khả năng làm việc tốt, nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn. “Năng lực” là khả
năng đủ để làm một công việc nào đó hay “Năng lực” là những điều kiện được tạo ra hoặc
vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó.
Tài chính (như đã đề cập ở trên) là một phạm trù kinh tế. phản ánh các quan hệ
phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình tạo lập,
phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục
tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.
Vậy năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản
thân doanh nghiệp. là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả
năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ
để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường.
1.2 Phương pháp phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp
Phương pháp phân tích năng lực tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ
biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên
trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính
tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.Về lý thuyết, có
nhiều phương pháp phân tích tài chính, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng
bốn phương pháp sau:
1.2.1. Phương pháp so sánh
Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiêu tài chính phải thống
nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán và theo mục
đích phân tích mà xác định số gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời
gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá
trị so sánh có thể lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân so sánh
bao gồm:
- So sánh giữa số thực hiện trong kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu
hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của
doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành của các
doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu.
được hay chưa được.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so
sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và
tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
1.2.2. Phương pháp tỷ số
Tỷ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất, một tỷ số là mối quan hệ tỷ
lệ giữa hai dòng hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối tài sản. Phương pháp phân tích
tỷ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ
tài chính. Sự biến đổi các tỷ là sự biến đổi các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc,
phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức, để nhận xét, đánh
giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với
giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Thang Long University Library
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các
nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động
của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu
vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả
năng sinh lời.
Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt
động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau. Tuỳ theo giác độ phân tích, người
phân tích lựa chọn các phân tích chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của
mình.
Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích chúng, chắc chắn ta sẽ phát hiện được
tình hình tài chính. Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hướng vì một số
dấu hiệu có thể được kết luận thông qua quan sát số lớn các hiện tượng nghiên cứu
riêng rẽ.
1.2.3. Phương pháp cân đối liên hệ
Cơ sở của phương pháp này là dựa trên mối quan hệ của các nhân tố liên hệ cân
đối doanh thu và chi phí, mua sắm và sử dụng vật tư… Có thể xây dựng phương pháp
phân tích mà trong đó, các chỉ tiêu, nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu
hiện dưới dạng là tổng số hoặc hiệu số (mối quan hệ lỏng lẻo). Trong mối quan hệ cân
đối này, các nhân tố đứng độc lập tách biệt với nhau và cùng tác động đồng thời đến
sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.
Mỗi một sự biến đổi của từng nhân tố độc lập giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc
sẽ làm cho chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu thay đổi một lượng tương ứng và
không cần phải đặt nguyên tố đó trong các điều kiện giả định.
Có thể khái quát mô hình chung của phương pháp này như sau:
Với những giả sử như trên, có đối tượng phân tích (đối tượng nghiên cứu) là Q
và Q chịu ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d và mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ
tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số kết hợp với hiệu số như sau:
Q = a + b + c – d
Kỳ kế hoạch: Q
0
= a
0
+ b
0
+ c
0
– d
0
Kỳ thực hiện: Q
1
=a
1
+ b
1
+ c
1
– d
1
Đối tượng phân tích:
Số tuyệt đối: Q = Q
1
– Q
0
= (a
1
+ b
1
+ c
1
– d
1
) – (a
0
+ b
0
+ c
0
– d
0
)
Số tương đối:
0
1
Q
Q
x 100
Các nhân tố ảnh hưởng: Q
a
= a
1
– a
0
Q
b
= b
1
– b
0
Q
c
= c
1
– c
0
Q
d
= d
1
– d
0
Tổng hợp. phân tích và kiến nghị: Q = Q
a
+ Q
b
+ Q
c
+ Q
d
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
chỉ tiêu phân tích cần rút ra những nguyên nhân và kiến nghị những giải pháp nhằm
đưa các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở kỳ tiếp theo đạt được những
kết quả cao hơn.
1.2.4. Phương pháp phân tích Dupont
Công ty Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ sử dụng các mối quan hệ tương hỗ giữa
các tỷ lệ tài chính chủ yếu để phân tích các tỷ số tài chính. Vì vậy, nó được gọi là
phương pháp Dupont. Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các
nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản
chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh
nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép
phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đối với các tỷ số tổng hợp.
Trước hết ta xem xét mối quan hệ tương tác giữa tỷ số doanh thu trên vốn chủ sở
hữu (ROE) với tỷ số doanh thu trên tổng tài sản (ROA)
ROA =
Lợinhuậnsauthuế
Doanhthu
×
Doanhthu
Tổngtàisản
=
Lợinhuậnsauthuế
Tổngtàisản
(1.1)
Tỷ ROA cho thấy tỷ suất sinh lợi của tài sản phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Thu nhập ròng của doanh nghiệp trên một đồng doanh thu
- Một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Chú ý:+ Khi xác định tử số của chỉ số ROA, đứng trên góc độ chủ doanh nghiệp tử số
thường sử dụng lợi nhuận ròng dành cho cổ đông; đứng trên góc độ chủ nợ thường sử
dụng lợi nhuận trước thuế hơn là lợi nhuận ròng.
+ Tỷ số ROA phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm
của ngành sản xuất. Các ngành như dịch vụ, du lịch, tư vấn, thương mại tỷ số này
thường rất cao, trong khi các ngành chế tạo, ngành hàng không thì tỷ số này lại thấp.
Do đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với
các doanh nghiệp tương tự trong cùng một ngành.
Tiếp theo, ta xem xét tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (ROE):
ROE =
Lợinhuậnsauthuế
Vốnchủsởhữu
Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời trên mỗi một
đồng vốn chủ sở hữu.
Chú ý:+ Tỷ số ROE phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, quy
mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh
với những doanh nghiệp tương tự trong cùng một ngành.
Nếu tài sản của doanh nghiệp chỉ được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì doanh
lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bằng nhau vì khi đó tổng tài sản = tổng nguồn
vốn.
ROA =
Lợinhuậnsauthuế
Tổngtàisản
=
Lợinhuậnsauthuế
Vốnchủsởhữu
= ROE(1.2)
Nếu doanh nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cho các tài sản của mình thì ta có mối
liên hệ giữa ROA và ROE:
ROE =
Tổngtàisản
Vốnchủsởhữu
× ROA(1.3)
Kết hợp (1.1) & (1.3) ta có:
Thang Long University Library
ROE =
Lợinhuậnsauthuế
Doanhthu
×
Doanhthu
Tổngtàisản
×
Tổngtàisản
VốnCSH
=
Lợinhuậnsauthuế
Doanhthu
×
Doanhthu
Tổngtàisản
×
Tổngtàisản
Tổngtàisản − Nợ
=
Lợinhuậnsauthuế
Doanhthu
×
Doanhthu
Tổngtàisản
×
1
1 − Rd
Với Rd = Nợ / Tổng tài sản là hệ số nợ và phương trình này gọi là phương trình
Dupont mở rộng thể hiện sự phụ thuộc của doanh lợi vốn chủ sở hữu vào doanh lợi
tiêu thụ, vòng quay toàn bộ vốn và hệ số nợ.
Từ đây ta thấy sử dụng nợ có tác dụng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu nếu
doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ, hệ số nợ càng lớn thì lợi nhuận càng cao và ngược
lại, nếu doanh nghiệp đang bị lỗ thì sử dụng nợ càng tăng số lỗ.
Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp nhà phân tích phát hiện và
tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp. Nếu doanh lợi vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì nhà phân tích có
thể dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích Dupont để tìm ra nguyên
nhân chính xác. Ngoài việc được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác trong
cùng ngành. các chỉ tiêu đó có thể được dùng để xác định xu hướng hoạt động của
doanh nghiệp trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh nghiệp có
thể sẽ gặp phải. Nhà phân tích nếu biết kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ và phương
pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh
nghiệp.
Ngoài các phương pháp phân tích chủ yếu trên, người ta còn sử dụng một số
phương pháp khác: phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tài
chính kể cả phương pháp phân tích các tình huống giả định.
Trong quá trình phân tích tổng thể thì việc áp dụng linh hoạt, xen kẽ các
phương pháp sẽ đem lại kết quả cao hơn khi phân tích đơn thuần, vì trong phân tích tài
chính kết quả mà mỗi chỉ tiêu đem lại chỉ thực sự có ý nghĩa khi xem xét nó trong mối
quan hệ với các chỉ tiêu khác. Do vậy, phương pháp phân tích hữu hiệu cần đi từ tổng
quát đánh giá chung cho đến các phần chi tiết, hay nói cách khác là lúc đầu ta nhìn
nhận tình hình tài chính trên một bình diện rộng, sau đó đi vào phân tích đánh giá các
chỉ số tổng quát về tình hình tài chính và để hiểu rõ hơn ta sẽ phân tích các chỉ tiêu tài
chính đặc trưng của doanh nghiệp, so sánh với những năm trước đó, đồng thời so sánh
với tỷ lệ tham chiếu để cho thấy được xu hướng biến động cũng như khả năng hoạt
động của doanh nghiệp so với mức trung bình ngành ra sao.
1.3. Quy trình phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp
1.3.1 Thu thập thông tin
Phân tích năng lực tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và
thuyết minh thực trạng sử dụng tình hình tài chính của doanh nghiệp, phục vụ cho quá
trình dự đoán tài chính. Nó bao gồm những thông tin nội bộ đến những thông tin bên
ngoài. những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số
lượng và giá trị trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo
tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân
tích năng lực tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
1.3.2. Xử lý thông tin
Giai đoạn tiếp theo của phân tích năng lực tài chính là quá trình xử lý thông tin đã
thu thập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu,
ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu
phân tích đã đặt ra: xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục
tiêu nhất định nhằm tính toán so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân các
kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
1.3.3.Dự đoán và quyết định
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để
người sử dụng thông tin dụ đoán nhu cầu và đưa ra quyết định tài chính. Có thể nói.
mục tiêu của phân tích năng lực tài chính là đưa ra quyết định tài chính. Đối với chủ
doanh nghiệp phân tích tài chính nhằm dưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu
hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của doanh nghiệp, tăng trưởng.
phát triển, tối đa hoá lợi nhuận. Đối với người cho vay và đầu tư vào xí nghiệp thì đưa
ra các quyết định về tài trợ và đầu tư; đối với nhà quản lý thì dưa ra các quyết định về
quản lý doanh nghiệp.
1.4 Sự cần thiết của phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp
Việc phân tích năng lực tài chính đảm bảo tối đa cho công cụ huy động đầy đủ
và kịp thời các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra bình thường và liên tục.
Phân tích năng lực tài chính doanh nghiệp trước hết giúp doanh nghiệp xác định
đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp của mình trong
từng thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy
động vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động
của doanh nghiệp. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều
hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn từ bên ngoài. Do
vậy phân tích năng lực tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn trong
việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho
doanh nghiệp hoạt động liên tục và có hiệu quả với chi phí huy động vốn ở mức thấp
nhất.
Bên cạnh đó, khi năng lực tài chính của DN được phân tích đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp có kế hoạch thanh toán. nâng cao chất lượng sản phẩm. dịch vụ, tạo uy
tín đối với nhà cung cấp, khách hang, từ đó nhận được những ưu đãi từ nhà cung cấp,
thị trường tiêu thụ mở rộng lại góp phần tăng hiệu quả kinh doanh. Khi đó, mục tiêu
lợi nhuận của doanh nghiệp được thực hiện, giá trị của doanh nghiệp ngày càng tăng
lên và cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng trưởng.
Việc phân tích năng lực tài chính đảm bảo việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và
hiệu quả
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ
chức sử dụng vốn. Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng vào việc đánh giá
và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của
các dự án đầu tư từ đó góp phần lựa chọn dự án đầu tư tối ưu. Việc huy động vốn kịp
thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được các
cơ hội kinh doanh. Mặt khác việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh
doanh có thể giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời
giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi vay. Việc hình
Thang Long University Library
thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức
thưởng phạt vật chất một cách hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy người lao động
gắn bó với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc phân tích năng lực tài chính đảm bảo cho việc giám sát, kiểm tra chặt chẽ
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Quá trình hoạt động kinh doanh của DN cũng là quá trình vận động, chuyển hóa
hình thái của vốn tiền tệ. Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài
chính và thực hiện các chỉ tiêu tài chính, lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp có
thể đánh giá tổng hợp và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát
hiện được kịp thời những tồn tại hay khó khăn vướng mắc trong hoạt động SXKD, từ
đó có thể đưa ra các quyết định để điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với diễn biến
thực tế kinh doanh.
1.5. Nội dung phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các yếu tố định
lượng và các yếu tố định tính:
Thứ nhất, các yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có, bao gồm:
quy mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời…
Thứ hai, các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các
nguồn lực tài chính được thể hiện qua trình độ tổ chức, trình độ quản lý,trình độ công
nghệ, chất lượng nguồn nhân lực…
Để dễ dàng cho việc đánh giá, xem xét năng lực tài chính của một DN, ta có thể phân
chia thành các nhóm chỉ tiêu như sau:
- Khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Quy mô tài sản, cơ cấu và chất lượng của tài sản
- Hiệu quả sử dụng tài sản
- Hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
- Khả năng sinh lời.
1.5.1.Khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
1.5.1.1.Quy mô
Trong nền kinh tế thị trường, DN có thể huy động, sử dụng nhiều nguồn vốn
khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn của mình. Nhìn tổng thể dựa trên tiêu chí về
nguồn gốc của NV, thì nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả.
Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các
thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. Có ba
nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra
từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối) và chênh lệch
đánh giá lại tài sản. Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn kinh doanh (vốn góp và lợi nhuận
chưa chia), chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ phát
triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn gồm vốn
đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp
phát không hoàn lại )
Nợ phải trả gồm chủ yếu là vốn vay và một phần là vốn chiếm dụng của bên thứ
ba. Vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có
thể huy động được số vốn lớn, tức thời. Tuy nhiên, sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý
đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp lý, đúng
mục đích; quản lý tốt quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ và kỳ thu tiền, kế hoạch sản xuất kinh
doanh phải được lập bám sát thực tế nếu không vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng
đối với doanh nghiệp. Bên cạnh vốn vay, DN còn có nguồn vốn không thường xuyên
là vốn chiếm dụng của bên thứ ba như vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (tín dụng
thương mại), lương cán bộ công nhân viên chậm thanh toán…
Để đánh giá đúng năng lực tài chính của DN thông qua chỉ tiêu nguồn vốn thì
vốn chủ sở hữu phải được xem xét nhiều nhất. Doanh nghiệp có VCSH lớn thì tạo
được lòng tin đối với đối tác do khả năng chi trả, thanh toán được đảm bảo. VCSH
càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng đối phó tốt với những nguy cơ luôn tiềm
tàng trong điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn như hiện nay. Một trong những
chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá khả năng tài chính vững vàng, mức độ tài trợ của
VCSH cho hoạt động SXKD của DN là tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn:
TỷsuấttựtàitrợTSDH =
Vốnchủsởhữu
TSDH
Tỷ suất này lớn hơn 1 thể hiện khả năng tài chính vững vàng. Vốn chủ sở hữu của DN
đáp ứng được nhu cầu cho mua sắm TSDH phục vụ SXKD của doanh nghiệp, góp
phần đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Ngược lai, nếu nhỏ hơn 1 có nghĩa là một
phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn vay, Nếu vốn vay đó là vốn ngắn hạn
thì DN đang kinh doanh trong cơ cấu vốn mạo hiểm.
1.5.1.2.Cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị
nguồn vốn mà DN huy động, sử dụng vào hoạt động SXKD.
Trong điều kiên hiện nay, có nhiều kênh để DN có thể huy động được lượng vốn cần
thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là
doanh nghiệp cần phối hợp huy động và sử dụng các nguồn vốn để tạo ra một cơ cấu
vốn hợp lý nhằm đưa lại lợi ích tối đa cho DN.
Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng vì :
Cơ cấu nguồn vốn là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình
quân của DN.
Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên
một cổ phần và rủi ro tài chính của một DN hay công ty cổ phần.
Cũng chính vì vậy mà cơ cấu nguồn vốn là một trong những tiêu chí phản
ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp. Khi nguồn vốn của doanh nghiệp được
huy động, phân phối và sử dụng hiệu quả thì tình hình tài chính của DN có căn
cứ để đánh giá là tốt.
Khi xem xét cơ cấu NV. người ta thường chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ
phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn
của DN được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:
a)Tỷ số nợ hoặc tỷ số vốn chủ sở hữu (tỷ suất tự tài trợ)
Tỷ số nợ được đo bằng tỷ số giữa tổng nợ phải trả và tổng NV hay tổng tài sản của DN
:
Tỷsốnợ =
Nợphảitrả
Tổngnguồnvốn
Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường
thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược
lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ
đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của
Thang Long University Library
bình quân ngành. Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao
trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản.
Rất khó để có thể đánh giá được mức độ vay nợ phù hợp với doanh nghiệp hay tỷ số
nợ như thế nào là tốt đối với một DN nói chung, vì tỷ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố:
loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, tính chất – lĩnh vực hoạt động, mục
đích vay…Và cũng tùy vào từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp mà có tỷ số nợ
phù hợp khác nhau. Tuy nhiên thông thường tỷ số nợ trên 50% là chấp nhận được.
Nhìn tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Do đó, có thể xem xét cơ cấu NV của doanh nghiệp qua tỷ số vốn chủ sở hữu hay tỷ
suất tự tài trợ :
Tỷsuấttựtàitrợ =
Vốnchủsởhữu
Tổngnguồnvốn
= 1 - Tỷ số nợ
b)Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp còn được thể hiện qua tỷ số nợ trên vốn chủ sở
hữu :
TỷsốnợtrênVCSH =
Nợphảitrả
VốnCSH
Thông thường. nếu tỷ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của DN được tài trợ
chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của DN được tài trợ chủ yếu bởi
nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, tỷ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả
chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì DN ít gặp khó khăn hơn
trong tài chính. Tỷ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc
phá sản của DN càng lớn.
Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có
nghĩa là DN đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên DN có thể gặp rủi ro trong
việc trả nợ, đặc biệt là càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một
tăng cao.
Huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong điều kiện
cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. khi mà những cơ hội kinh doanh chỉ đến
trong chớp nhoáng. DN muốn thành công thì đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh nhạy
nắm bắt thời cơ. Khi đã nắm bắt được thời cơ đó thì vấn đề còn lại là liệu DN có huy
động được đủ vốn để biến thời cơ thành hiện thực hay không. Do đó, việc xây dựng
được một cơ cấu vốn hợp lý là hết sức quan trọng. nhưng việc huy động được một
lượng vốn đầy đủ, kịp thời nhằm đảm bảo cho hoạt động SXKD được diễn ra bình
thường. liên tục mới là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Nhưng như thế nào
là kịp thời thì không thể định lượng được, vì vậy, đây là một chỉ tiêu mang tính định
tính.
Ngoài việc đảm bảo nhu cầu vốn thường xuyên, DN phải luôn chủ động, linh
hoạt để tìm được nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu vốn bất thường phát sinh
trong quá trình SXKD. Để làm được điều này, thì uy tín của doanh nghiệp là rất quan
trọng. Với những DN được khách hang, đối tác tin tưởng, việc này trở nên dễ dàng
hơn, được ưu tiên hơn những doanh nghiệp khác trong điều kiện nguồn vốn ngày càng
trở nên khó khan, khan hiếm.
1.5.2.Quy mô tài sản, cơ cấu và chất lượng của tài sản.
Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có một quy mô. kết cấu tài sản khác nhau, phù
hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Quy mô của tài sản thể hiện sự lớn
mạnh của doanh nghiệp, khả năng trang bị cho nhu cầu SXKD, từ đó thể hiện năng lực
sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
a)Cơ cấu tài sản
Cơ cấu tài sản phản ánh tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản của doanh
nghiệp qua đó thể hiện vị trí, vai trò của từng loại tài sản trong doanh nghiệp. Cũng
qua đó phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật nói chung và máy móc thiết
bị nói riêng phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Một cơ cấu của tài sản hợp lý
còn thể hiện năng lực quản lý, trình độ tổ chức của các nhà quản trị doanh nghiệp. Cơ
cấu tài sản hợp lý giúp DN tận dụng được hết năng lực hoạt động của tài sản, tiết kiệm
chi phí sản xuất, góp phần nâng cao hiêu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp qua quy mô, cơ cấu của tài sản ta
phải căn cứ vào hình thức pháp lý, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm kinh tế,
kĩ thuật của ngành kinh doanh cũng như nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp trong từng
thời kì phát triển.
b)Chất lượng của tài sản
Chất lượng tài sản phản ánh ở viêc tài sản của doanh nghiệp được sử dụng như
thế nào, có phát huy được hết khả năng hoạt động của nó hay không. Đây là một chỉ
tiêu nói lên tính bền vững về tài chính, năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Cùng với việc đảm bảo đủ vốn cho SXKD thì việc nâng cao chất lượng của tài sản
trong doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với hoạt động
SXKD của doanh nghiệp.
1.5.3. Hiệu quả sử dụng tài sản
1.5.3.1. Hiệu quả sử dụng tài sản
Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí.
Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chung
Hiệu suất sử dụng tài sản:
Hiệusuấtsửdụngtàisản =
Doanhthu
GiátrịTStrungbìnhcủaDN
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng tài sản như thế nào trong việc tạo
ra doanh thu. Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ tính hiệu quả càng lớn. Tỷ trọng này
thấp chứng tỏ tồn tại một số tài sản sử dụng không hiệu quả, có thể tăng hiệu quả sử
dụng chúng hoặc loại bỏ. Tất nhiên doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định thấp như
các doanh nghiệp thương mại đương nhiên có tỷ trọng doanh thu trên tài sản cao hơn
so với các doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư nhiều vào tài sản cố định như các doanh
nghiệp sản xuất.
Tỷ suất sinh lời tổng tài sản =
ợậế
ổàảìâ
Là tỷ suất sinh lợi trên tài sản, nghĩa là đo lường hiệu quả hoạt động của công ty
mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính.
Chỉ số này cho biết công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ
một đồng tài sản. Thông thường để đánh giá,. ta thường so sánh với chỉ số này của
Thang Long University Library
năm trước đó hoặc với các công ty có cùng quy mô trên thị trường. Chỉ số này phụ
thuộc từng ngành cụ thể.
1.5.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài sản dài hạn
HiệuquảsửdụngTSCĐ =
DoanhthutiêuthụSPtrongkỳ
SốTSCĐbìnhquântrongkỳ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ. Đối với doanh nghiệp chỉ tiêu
này càng lớn càng tốt
HàmlượngvốnTSCĐ =
Vốn
(
TSCĐ
)
sửdụngbìnhquântrongkỳ
DTTtrongkỳ
Chỉ số này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu cần sử dụng bao nhiêu đơn vị
vốn. tài sản cố định. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
Nếu chỉ xem xét các chỉ tiêu trên trong một thời kỳ thì chưa thể đánh giá chính
xác. Doanh nghiệp đã sử dụng vốn có hiệu quả hay chưa mà cần so sánh với các kỳ
trước để xem xét sự biến động, hay so sánh với các doanh nghiệp khác, so sánh với
mức trung bình của ngành để đánh giá sẽ là toàn diện hơn
Tỷsuấtsinhlờitàisảndàihạn =
Lợinhuậnsauthuế
Tàisảndàihạn
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng giá trị tài sản dài hạn bình quân đưa vào sử
dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ
doanh nghiệp sử dụng tài sản dài hạn có hiệu quả.
1.5.3.3.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài sản ngắn hạn :
Các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh
nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức
có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền
tệ (tiền mặt. tiền gửi …), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các
tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán,
Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hang, khoản nợ tiền
hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa
doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản thuế chưa
nộp ngân hàng nhà nước, các khoản chưa trả lương.
Khả năng thanh toán được đo lường thông qua các tỷ số tài chính sau:
a)Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản
nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải
thu, hàng tồn kho…HS này được tính theo công thức sau:
HSkhảnăngTTnợNH =
Tàisảnngắnhạn
Nợngắnhạn
Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Nếu
hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả
nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình
hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều
cách để huy động thêm vốn.
Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem có hiệu quả
không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không. Tuy nhiên, nếu hàng
tồn kho của doanh nghiệp thuộc loại khó bán thì DN lại gặp khó khăn trong vấn đề trả
nợ và hệ số này đã phản ánh không chính xác khả năng thanh toán của DN. Vì vậy cần
quan tâm đến hệ số khả năng thanh toán nhanh.
b)Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giá khả năng
thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành
tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho:
HSkhảnăngTTnhanh =
TiềnvàTĐT + ĐầutưTCNH + CáckhoảnPT
Nợngắnhạn
Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một DN có lành mạnh hay
không. Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao
và ngược lại. Hệ số này bằng 1 hoặc lớn hơn, cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán
ngay các khoản nợ ngắn hạn cao. DN không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán
ngay các khoản nợ ngắn hạn. Trái lại, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, DN sẽ
không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính
xác hơn, DN sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.
Phân tích sâu hơn, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán nợ NH rất
nhiều cho thấy, tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho. Trong trường hợp
này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp. Tất nhiên, với tỷ lệ nhỏ
hơn 1, DN có thể không đạt được tình hình tài chính tốt nhưng điều đó không có nghĩa
là DN sẽ bị phá sản vì có nhiều cách để huy động thêm vốn cho việc trả nợ. Ở một
khía cạnh khác, nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lưu
động thấp, hiệu quả sử dụng vốn cũng không cao.
c)Hệ số khả năng thanh toán ngay
HSkhảnăngTTngay =
TiềnvàTĐT + ĐTTCNH
Nợngắnhạn
Theo công thức này. hàng tồn kho ở đây là hàng hóa. thành phẩm. hàng gửi
bán. vật tư chưa thể bán nhanh. hoặc khấu trừ. đối lưu ngay được. nên chưa thể chuyển
thành tiền ngay được. các KPT cũng vậy. Và khả năng thanh toán nhanh của doanh
nghiệp cao hay thấp. tình hình tài chính được đánh giá tốt hay xấu tùy thuộc vào lượng
tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lớn hay bé. nợ ngắn hạn nhỏ hay lớn.
d)Tỷ số khả năng trả lãi tiền vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng
trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này. các chủ nợ có thể đi đến gây sức
ép lên công ty. thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay phải trả trên lãi vay phải trả:
Tỷsốkhảnăngtrảlãitiềnvay =
LNtrướcthuế + Lãivayphảitrả
Lãivayphảitrả
Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan
trọng. Rõ rang, tỷ số khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi
của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn. Khả năng trả lãi vay của doanh
nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi
Thang Long University Library
vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể
làm giảm lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó
dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực
tế lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các doanh
nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó
để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn
hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình
Vòng quay dự trữ. tồn kho:
Vòngquaydựtrữ, tồnkho =
Giávốnhàngbán
Tồnkhobìnhquântrongkỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một kỳ nhất định,
qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tài chính xác định mức dự trữ vật tư, hàng hóa hợp
lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Vòng quay khoản phải thu trong kỳ
QKPTtrongkỳ =
Doanhthubánhàngtrongkỳ
Cáckhoảnphảithubìnhquân
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Chỉ tiêu
này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao. Chỉ tiêu này cho biết doanh
nghiệp đã quản lý các khoản phải thu như thế nào. Nó cũng phản ánh chinh sách tín
dụng của doanh .
Hiệu suất sử dụng TSLĐ(vòng quay tài sản lưu động):
HiệusuấtTSLĐtrongkỳ =
Doanhthuthuầntrongkỳ
TSLĐbìnhquântrongkỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn
vị doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSLĐ càng cao.
Hiệu quả sử dụng TSLĐ:
HiệuquảsửdụngTSLĐ =
Lợinhuậnsauthuế
TSLĐsửdụngbìnhquantrongkỳ
Hệ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn TSLĐ. Nó cho biết mỗi đơn vị
TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiệu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Mức đảm nhiệm TSLĐ:
MứcđảmnhiệmTSLĐ =
TSLĐsửdụngbìnhquântrongkỳ
Doanhthuthuần
Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệp phải sử dụng bao
nhiêu phần trăm đơn vị tài sản lưu động. Chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả kinh tế càng
cao.
1.5.4. Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản
xuất, kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chi phí.
Hiệu quả sử dụng vốn là nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong hoạt động tài
chính của doanh nghiệp, vì vậy việc xem xét và đánh giá nó sao cho chính xác phải dựa
trên nhiều tiêu thức để có thể tránh khỏi những nhìn nhận một cách phiến diện. Cụ thể
các chỉ tiêu dùng để nghiên cứu bao gồm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
chung. các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định.
1.5.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn.
Hệ số sinh lời tổng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh một trình độ sử dụng của doanh nghiệp, cho biết một đồng
vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hệsố sinh lờitổngvốn =
Lợinhuậnsauthuế
Tổngvốnsảnxuấtkinhdoanh
Hiệu suất sử dụng tổng vốn
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản tham gia sản xuất kinh doanh thì
thu về bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng
được đánh giá cao.
Hiệusuấtsửdụngtổngvốn =
Doanhthuthuần
Tổngvốnsảnxuấtkinhdoanh
1.5.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh
đem lại bao nhiêu đồng doanh thu (hoặc bao nhiêu đồng doanh thu thuần). Chỉ tiêu này
càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.
HiệusuấtsửdụngVCĐtrong1kỳ =
Doanhthu
(
Doanhthuthuần
)
trongkỳ
VCĐsửdụngbìnhquântrongkỳ
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ được tính bằng bình quân số học của VCĐ có ở đầu kỳ
và cuối kỳ.
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ =
áịòạĐáịòạ
Hệ số sinh lời vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn cố định đem đầu tư vào sản xuất kinh doanh
thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng
vốn cố định càng tốt.
Hệsố sinh lờiVCĐ =
Lợinhuậnsauthuế
VCĐbìnhquân
Hàm lượng vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn
cố định. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.
HàmlượngVCĐ =
Vốncốđịnhsửdụngbìnhquântrongkỳ
Doanhthuthuầntrongkỳ
1.5.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết số lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ, nó phản ánh tốc
độ luân chuyển của vốn lưu động. Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn lưu động càng tăng và ngược lại.
Vòngquayvốnlưuđộng =
Doanhthuthuần
VLĐbìnhquântrongkỳ
Thang Long University Library
Vốn lưu động trong kỳ =
ốĐđầỳốĐốỳ
Thời gian một vòng luân chuyển
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng và
cũng phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Thời gian luân chuyển càng nhỏ thì
tốc độ luân chuyển càng lớn, đảm bảo vốn lưu động tránh hao hụt mất mát trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Thời gian của kỳ phân tích thường là 360 ngày (1 năm).
Thờigian1vòngluânchuyển =
Thờigiancủakỳphântích
SốvòngluânchuyểnVLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động, nó cho biết một đồng
vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
Hệsố sinh lờiVLĐ =
Lợinhuậnsauthuế
VLĐsửdụngbìnhquântrongkỳ
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần có bao nhiêu đồng vốn
lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
HệsốđảmnhiệmVLĐ =
VLĐsửdụngbìnhquântrongkỳ
Doanhthuthuần
1.5.5.Khả năng sinh lời
Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều hướng đến một mục tiêu cuối cùng là lợi
nhuận. Vì vậy, để đánh giá năng lực tài chính của DN thì không thể bỏ qua các chỉ tiêu
phản ánh khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời gồm có:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷsuấtlợinhuậntrêndoanhthu =
Lợinhuận
Doanhthu
× 100%
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số
này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi
càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số
này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế. khi theo dõi tình hình
sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của
toàn ngành mà công ty đó tham gia
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai
nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của
việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì
càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
ROA =
Lợinhuận
TổngTSBQ
× 100%
ROA sẽ cung cấp thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư
(hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty khác nhau có sự khác biệt rất lớn và
phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so
sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so
giữa các công ty tương đồng nhau.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)