Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

đánh giá bò đực giống holstein friesian nuôi tại moncada thông qua số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất sữa của con cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 138 trang )



















BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT


VIỆN CHĂN NUÔI










LÊ BÁ QUẾ



ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN
NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA SỐ, CHẤT
LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
SỮA CỦA CON GÁI




LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP










HÀ NỘI - 2013



















BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI








LÊ BÁ QUẾ


ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN
NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA SỐ, CHẤT LƯỢNG
TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA CỦA CON GÁI



Chuyên ngành: Chăn Nuôi
Mã số: 62 62 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Đức
2. TS. Lê Văn Thông


HÀ NỘI - 2013
i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và
chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, năm 2013
Nghiên cứu sinh




Lê Bá Quế








ii

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận án này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của hai Thầy hướng dẫn khoa
học: PGS.TS. Nguyễn Văn Đức, TS. Lê Văn Thông và các thầy, cô đã
giành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài. Nhân dịp hoàn thành luận án này, tôi xin được bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy hướng dẫn.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể: Ban lãnh đạo
Viện Chăn Nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin, các thầy giáo, cô giáo, các
phòng ban, bộ môn Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ về mọi mặt, tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân
viên Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương, Trạm nghiên cứu và sản
xuất tinh đông lạnh Moncada, Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu,
Công ty cổ phần sữa Đà lạt đã ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi
mặt trong quá trình hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể bạn bè, anh em, đồng

nghiệp và

gia đình tôi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ về mọi
mặt, động viện khuyến khích tôi hoàn thành luận án này.

Hà Nội, năm 2013
Nghiên cứu sinh


Lê Bá Quế

iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan………………………………………………………………i
Lời cảm ơn……………………………………………………………… ii
Mục lục………………………………………………………………… iii
Danh mục viết tắt……………………………………………………… vii
Danh mục bảng…………………………………………………………viii
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
1.4. Những đóng góp mới của luận án 4
CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
2.1. Đặt vấn đề 5
2.2. Chất lượng tinh ở bò và các yếu tố ảnh hưởng 5

2.2.1. Giống và cá thể 5
2.2.2. Tuổi bò đực 6
2.2.3. Thời tiết khí hậu 6
2.2.4. Chế độ dinh dưỡng 7
2.2.5. Tần suất khai thác tinh 8
2.2.6. Chăm sóc nuôi dưỡng 8
2.2.7. Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch 9
2.2.8. Tình hình nghiên cứu về số lượng và chất lượng tinh
dịch trong và ngoài nước 9
2.2.9. Tinh đông lạnh và một số yếu tố ảnh hưởng đến tinh đông lạnh 15
iv

2.2.10. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai khi sử dụng
tinh đông lạnh 20
2.3. Khả năng sản xuất sữa 22
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng sữa 22
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về khả năng
sản xuất sữa 29
2.4. Giá trị trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống HF thông
qua sản lượng sữa của đàn con gái để chọn lọc đực giống 35
2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chọn lọc bò
đực giống HF 38
2.5.1. Trong nước 38
2.5.2. Ngoài nước 38
2.6. Các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này 41
CHƯƠNG III CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG
SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG
HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI MONCADA 43
3.1. Đặt vấn đề 43
3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 44

3.2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 44
3.2.2. Bố trí thí nghiệm 44
3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi trong nghiên cứu này bao gồm: 45
3.2.4. Phương pháp nghiên cứu 46
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 48
3.3. Kết quả và thảo luận 49
3.3.1. Số lượng và chất lượng tinh dịch của bò đực giống HF 49
3.3.2. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng của tất cả các lần
khai thác tinh đạt tiêu chuẩn sản xuất/ năm (VAC hữu ích) 69
v

3.3.3. Chất lượng và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò
đực giống HF 70
3.3.4. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh của
từng bò đực giống HF 75
3.3.5. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu theo lứa đẻ của bò cái HF 78
3.4. Kết luận và đề nghị 79
3.4.1. Kết luận 79
3.4.2. Đề nghị 81
CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN
FRIESIAN THÔNG QUA KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA
CỦA ĐÀN BÒ CON GÁI 82
4.1. Đặt vấn đề 82
4.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 83
4.2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 83
4.2.2. Bố trí thí nghiệm 83
4.2.3. Chỉ tiêu theo dõi 83
4.2.4. Phương pháp nghiên cứu 84
4.2.5. Xử lý số liệu 84
4.3. Kết quả và thảo luận 86

4.3.1. Sản lượng sữa chu kỳ đầu của đàn con gái của từng bò
đực giống HF 86
4.3.2. Chất lượng sữa 92
4.3.3. Hệ số tương quan giữa sản lượng sữa, tỷ lệ protein sữa
và tỷ lệ mỡ sữa 97
4.3.4. Sản lượng sữa và chất lượng sữa bò HF ở hai khu vực
chăn nuôi 97
vi

4.3.5. Phân loại bò đực giống HF theo sản lượng sữa tiêu
chuẩn và giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản
lượng sữa chu kỳ đầu của đàn bò con gái 99
4.4. Kết luận và đề nghị 103
4.4.1. Kết luận 103
4.4.2. Đề nghị 103
CHƯƠNG V THẢO LUẬN CHUNG 104
5.1. Chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh 104
5.2. Sản lượng, chất lượng sữa chu kỳ đầu của đàn con gái và gái
trị giống về tiềm năng cho sữa của các bò đực HF 106
CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 109
6.1. Kết luận 109
6.2. Đề nghị 109
NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ
CÔNG BỐ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa của chữ viết tắt
A Hoạt lực tinh trùng

Asgđ Hoạt lực tinh trùng sau giải đông
C Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch
ck Chu kỳ
cs. Cộng sự
CR Cọng rạ
ĐCKL Đặc cấp kỷ lục
ĐTC Đạt tiêu chuẩn
ĐVT Đơn vị tính
GTG Giá trị giống (EBV: Estimated Breeding Value)

HF Holstein Friesian
K Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
NN Nông nghiệp
NXB Nhà xuất bản
pH Độ pH
PTNT Phát triển nông thôn
SH BĐ Số hiệu bò đực
SLS
Sản lượng sữa
TLMS
Tỷ lệ mỡ sữa
TLPS
Tỷ lệ protein sữa
TNS Tiềm năng sữa
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTNT Thụ tinh nhân tạo
V Thể tích tinh dịch (hay lượng xuất tinh)
VAC Tổng số tinh trùng sống và hoạt động tiến thẳng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng trang
2.1: Ảnh hưởng của việc cung cấp thức ăn đến lượng sữa và chi phí
thức ăn cho 1kg sữa bò 25
2.2. Mức độ tin cậy của gía trị giống 37
3.1: Lượng xuất tinh của từng bò đực giống HF (ml) 50
3.2. Hoạt lực tinh trùng của các đực giống HF (%) 52
3.3. Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của các đực giống HF (tỷ) 56
3.4: pH tinh dịch của bò đực giống HF 59
3.5: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống HF (%) 60
3.6: Tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực HF (%) 63
3.7: Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong một lần khai thác
tinh của bò đực giống HF (tỷ) 65
3.8. VAC hữu ích của bò đực giống HF (tỷ) 70
3.9. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông tinh đông lạnh của bò HF 71
3.10: Kết quả sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ đạt tiêu chuẩn của bò
đực giống HF (liều/con/năm) 74
3.11. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu (%) của từng bò đực giống HF 76
3.12. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu theo lứa đẻ của bò cái HF (%) 78
4.1: Sản lượng sữa chu kỳ đầu đàn con gái của từng đực giống HF
(kg/305 ngày) 86
4.2: Sản lượng sữa tiêu chuẩn (4% mỡ)/chu kỳ đầu đàn con gái của
từng đực giống HF 91
4.3. Tỷ lệ mỡ sữa chu kỳ sữa đầu đàn con gái của từng đực giống HF 93
4.4: Tỷ lệ protein sữa chu kỳ đầu của đàn con gái từng bò đực
giống HF (%) 95
4.5: Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của bò HF tại Mộc Châu và
Đức Trọng 98
4.6: Phân loại bò đực gống HF theo sản lượng sữa tiêu chuẩn của

đàn con gái 99
4.7. Giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống HF 101

1

CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Để nâng cao năng suất, chất lượng giống bò sữa, cũng như muốn phát
triển ngành chăn nuôi bò sữa nhanh và vững chắc, công tác chọn lọc giống,
đặc biệt là chọn lọc bò đực giống để sản xuất tinh đông lạnh sử dụng cho thụ
tinh nhân tạo (TTNT) đóng vai trò rất quan trọng. Công tác chọn bò đực
giống không những nêu ra đường hướng, chương trình chọn giống phù hợp
với thời tiết khí hậu, điều kiện tập quán chăn nuôi của từng nước, từng vùng,
mà nó còn phản ánh trình độ phát triển chăn nuôi bò của một quốc gia.
Các nước có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển như Hoa Kỳ, Canada,
Nhật Bản, rất quan tâm đến công tác chọn bò đực giống. Hàng năm, có tới
hàng trăm bò đực giống sữa được đưa vào kiểm tra đánh giá theo những
phương pháp chọn lọc hiện đại nhằm chọn được những bò đực giống có chất
lượng tốt nhất để sản xuất tinh đông lạnh cho phối giống, tạo ra những đàn bò
cái có năng suất ngày một cao hơn.
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và không có
giống bò sữa bản địa nên ngành chăn nuôi bò sữa phát triển chậm. Để phát triển
ngành chăn nuôi bò sữa, Việt Nam đã nhập giống bò Holstein Friesian (HF) từ
năm 1920-1923 về để khai thác sữa, nhưng với số lượng rất ít. Trong thập kỷ
60 và 70 của thế kỷ XX, Việt Nam đã nhập bò cái giống sữa Lang Trắng Đen
Bắc Kinh (Trung Quốc), bò cái và bò đực giống HF từ Cu Ba về nuôi tại Mộc
Châu, Ba Vì Hà Nội và một số nơi khác. Sau năm 1975, một số bò sữa HF
nhập nội đó được chuyển vào nuôi tại Đức Trọng, Lâm Đồng (Lương Văn

Lãng, 1983). Những năm gần đây, nước ta tiếp tục nhập thêm bò đực và bò cái
giống HF từ Hoa Kỳ, Australia và New Zealand. Ngoài nhập bò giống, nước ta
còn nhập tinh, phôi đông lạnh của giống bò HF từ nhiều nước trên thế giới như
2

Hoa kỳ, Nhật Bản, Canada để nhân nhanh số lượng, cũng như cải tiến chất
lượng đàn bò sữa Việt Nam.
Định hướng công tác giống bò sữa Việt Nam là nhân thuần giống bò
sữa HF nhập khẩu và lai tạo bò lai hướng sữa (HF lai). Bò lai hướng sữa nước
ta phổ biến là sử dụng bò đực HF lai với bò cái Lai Zebu. Bò lai hướng sữa
hiện nay có tỷ lệ nguồn gen HF khác nhau như 1/2HF, 3/4HF, 7/8HF Nhìn
chung, sức sản xuất sữa của đàn bò cái HF và các nhóm bò HF lai này vẫn
còn chưa cao. Nguyên nhân là năng suất sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Giống, dinh dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi, thời tiết khí hậu, quản lý, khai thác,
các yếu tố này chưa được kiểm soát tốt. Một trong những yếu tố đó là chất
lượng bò đực giống HF chưa được đánh giá một cách chính xác nên chưa
phân loại, xếp cấp được từng cá thể theo từng chỉ tiêu quan trọng để xây dựng
chương trình phối giống thích hợp đã làm ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa của
đàn bò sữa nước ta.
Sản xuất tinh bò đông lạnh ở Việt Nam đã có từ những năm 1970
(Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997). Nhiều dự án, đề tài nghiên cứu
đánh giá tuyển chọn bò đực giống HF đã thực hiện, song những công trình đó
còn nhiều hạn chế như: Chỉ thông qua đời trước, chỉ thông qua sinh trưởng phát
triển về thể vóc của bò đực, chỉ thông qua khả năng sản xuất tinh một cách đơn
lẻ. Những cách chọn lọc bò đực giống đó chưa thật sự chính xác dẫn đến chưa
lựa chọn được nguồn tinh đông lạnh thích hợp để nâng cao tỷ lệ thụ thai, năng
suất, chất lượng sữa của đàn bò. Moncada là cơ sở chăn nuôi bò đực giống và
sản xuất tinh đông lạnh đã hoạt động từ những năm 1970, liên tục được cải thiện
và đến nay đạt kết quả rất tốt, nhưng công tác tuyển chọn bò đực giống sữa cũng
chỉ mới dừng lại ở chọn đời trước, chọn bản thân và chọn qua số lượng tinh sản

xuất được.
Chính vì vậy, bò đực giống HF cần phải được kiểm tra, đánh giá một
cách đầy đủ, toàn diện từ chọn lọc thông qua đời trước, qua đặc điểm của chị
3

em gái, qua khả năng sinh trưởng, phát triển của bản thân và qua đời sau. Để
thực hiện được quy trình chọn bò đực giống như vậy phải mất một thời gian
rất dài đồng thời chi phí rất lớn, nên trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi chỉ
tập trung nghiên cứu đánh giá qua chất lượng tinh và khả năng sản xuất sữa
của đàn con gái, những bò đực giống HF đã được chọn thông qua đời trước và
qua bản thân. Vì đó là những tiêu chí rất quan trọng, rất cần thiết và cấp bách
trong công tác chọn lọc, phân loại bò đực giống chuyên sữa. Xuất phát từ thực
tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá bò đực giống Holstein Friesian
nuôi tại Moncada thông qua số, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất
sữa của con gái”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xếp loại được từng bò đực giống HF theo số lượng, chất lượng tinh
dịch, khả năng sản xuất tinh đông lạnh và tỷ lệ thụ thai.
- Xếp loại được từng bò đực giống HF theo giá trị giống (GTG) về tiềm
năng sản xuất sữa thông qua sản lượng sữa (SLS) của con gái.
- Chọn được những bò đực giống HF có GTG cao về tiềm năng cho sữa
nhằm góp phần phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả và bền vững ngành chăn
nuôi bò sữa Việt Nam.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu khoa học về phương pháp đánh
giá chọn lọc bò đực giống sữa HF đạt kết quả chính xác, thông qua giá trị kiểu
hình về số lượng, chất lượng tinh và giá trị giống về tiềm năng sữa dựa trên
sản lượng sữa của đời sau.
Kết quả của đề tài là căn cứ khoa học cho các nhà làm giống bò sữa,

các cơ sở chăn nuôi bò sữa xây dựng kế hoạch nhân giống bằng TTNT.
4

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả của đề tài trình bày trong luận án là tư liệu khoa học thực
tiễn cho các cơ quan quản lý, các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, giáo
viên, sinh viên ngành Chăn nuôi tham khảo.
Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người chăn nuôi bò sữa lựa
chọn chính xác tinh đông lạnh của những bò đực giống có đặc tính thích hợp
nhất đối với từng chỉ tiêu như tỷ lệ thụ thai, sản lượng sữa, chất lượng sữa đàn
bò con gái và GTG về tiềm năng cho sữa của từng đực giống để cải thiện,
nâng cao chất lượng đàn bò sữa con cháu.
Đồng thời, kết quả của đề tài nghiên cứu là tư liệu thực tiễn cho các
nhà quản lý khoa học trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chọn
lọc bò đực giống chuyên sữa.
1.4. Những đóng góp mới của luận án
Xác định và phân loại được từng cá thể bò đực giống HF theo giá trị
giống về tiềm năng sản xuất sữa thông qua sản lượng sữa con gái, làm căn cứ
cho việc chọn lọc bò đực giống chuyên sữa đạt độ chính xác cao, từ đó góp
phần phát triển nhanh và bền vững ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta.
Xác định được hướng nghiên cứu mới cho cơ sở chăn nuôi bò đực
giống, sản xuất tinh đông lạnh, trong việc nâng cao tổng số tinh trùng hoạt
động tiến thẳng (VAC) đạt tiêu chuẩn sản xuất và nâng cao số lượng tinh
đông lạnh cọng rạ.
5

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Đặt vấn đề

Để đánh giá và tuyển chọn được những bò đực giống HF có chất lượng
về sinh sản tốt, có tiềm năng di truyền về sản lượng sữa cao để truyền lại cho
các thế hệ sau, việc hiểu biết về chất lượng tinh dịch, giá trị giống, các yếu tố
ảnh hưởng và các phương pháp nghiên cứu đánh giá là rất quan trọng và cần
thiết, nó giúp cho công tác tuyển chọn bò đực giống đạt độ chính xác cao.
2.2. Chất lượng tinh ở bò và các yếu tố ảnh hưởng
Để đánh giá chất lượng tinh dịch ở bò trong sản xuất tinh đông lạnh,
phục vụ cho TTNT, cần phải được đánh giá ngay sau mỗi lần khai thác tinh
và thường dựa vào các chỉ tiêu cơ bản như: Lượng xuất tinh, hoạt lực tinh
trùng, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng sống, tỷ lệ tinh trùng
kỳ hình, tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong một lần khai thác
tinh vv. Chất lượng tinh ở bò thường chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng như:
giống và cá thể; tuổi; thời tiết, khí hậu; chế độ dinh dưỡng; tần suất khai thác
tinh; chăm sóc nuôi dưỡng; tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh
dịch…vv.
2.2.1. Giống và cá thể
Tuỳ từng giống, tầm vóc to hay nhỏ, cường độ trao đổi chất mạnh hay
yếu, khả năng thích nghi với thời tiết khí hậu tốt hay không mà số lượng và
chất lượng tinh dịch khác nhau. Ví dụ, bò đực giống ôn đới (800-1000kg) mỗi
lần lấy tinh có thể cho 8-9ml hay thậm chí 10-15ml, còn bò vàng Việt Nam
chỉ cho được 3-5ml (Hà Văn Chiêu, 1996). Bò ôn đới nhập vào nước ta do
thích nghi với khí hậu mùa hè kém nên lượng tinh dịch giảm và tính hăng
cũng kém (Nguyễn Xuân Trạch, 2003).

6

2.2.2. Tuổi bò đực
Lượng xuất tinh và số lượng tinh trùng của bò đực trưởng thành thường
nhiều và ổn định hơn so với bò đực trẻ. Bò đực sản xuất tinh dịch tốt và ổn
định nhất ở độ tuổi từ 3 đến 6 năm tuổi, ở những bò đực già hơn tinh dịch thể

hiện những đặc trưng như giảm tỷ lệ tinh trùng sống, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ
hình và giảm khả năng có thể đông lạnh (Hiroshi, 1992).
Tuổi thọ của bò đực giống có thể đạt 18-20 năm nhưng do nhiều
nguyên nhân khác nhau nên thường chỉ được sử dụng từ 5 đến 8 năm
(Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006).
2.2.3. Thời tiết khí hậu
Như mọi cơ thể sống khác, bò đực chịu tác động trực tiếp của môi
trường chủ yếu là các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng vv Theo
quy luật giới hạn sinh thái (Hà Văn Chiêu, 1999), mỗi loài hoặc mỗi cơ thể đều
có một khoảng thích hợp của một yếu tố khí hậu nào đó. Ngoài giới hạn thích
hợp sẽ làm giảm khả năng sống của cơ thể và bị tác động cộng hưởng bởi các
yếu tố môi trường. Trong mối quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật, tác động
của môi trường tới sinh sản là quan trọng nhất, việc tác động của môi trường
đến sản xuất tinh dịch của con đực là rất phức tạp, khó xác định được nhân tố
nào là quan trọng vào từng thời điểm nhất định.
Đến nay, chưa rõ yếu tố nhiệt độ, ẩm độ hay độ dài ngày tác động
mạnh hơn đến số lượng và chất lượng tinh dịch. Ở nhiệt độ không khí 6
0
C, dịch
hoàn được nâng lên gần với thân bò đực, khi nhiệt độ không khí 24
0
C dịch
hoàn buông thõng xuống để điều hòa nhiệt độ dịch hoàn (Hà Văn Chiêu, 1999).
Thông qua ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm không khí, yếu tố mùa vụ biểu
hiện khá rõ rệt. Ở các tháng mát mẻ, nhiệt độ không khí 18-20
0
C và độ ẩm
thích hợp là 83-86%, bò đực HF, bò Zebu đều thể hiện sức sản xuất tinh cao
hơn. Vào các tháng nắng nóng nhiệt độ không khí trên 30
0

C và độ ẩm quá cao
7

trên 90%, hoặc thấp <40%, sức sản xuất tinh của bò đực giống giảm đi rõ rệt
(Hà Văn Chiêu, 1999).

Ở các nước ôn đới chất lượng tinh dịch kém nhất vào mùa đông, tốt
nhất vào mùa hè và mùa thu. Nguyên nhân chủ yếu là do ánh sáng. Nhưng ở
nước ta tinh dịch thường kém nhất vào mùa hè do nắng nóng. Tinh dịch tốt
nhất là vụ Đông-Xuân, mùa Hè giảm nhiều, mùa Thu lại tăng lên (Nguyễn
Xuân Trạch và cs., 2006).
2.2.4. Chế độ dinh dưỡng
Thức ăn là một trong những nhân tố cơ bản gây ảnh hưởng trực tiếp và
gián tiếp đến số lượng và chất lượng tinh dịch. Trao đổi chất của bò đực giống
cao hơn so với bò thường 10-12% vì thành phần tinh dịch là đặc biệt hơn so với
các sản phẩm khác. Vì vậy, nhu cầu thức ăn cho bò đực giống đòi hỏi đầy đủ cả
về số lượng và chất lượng (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004).
Chế độ dinh dưỡng kém làm chậm thành thục về tính, giảm tính hăng
của đực giống, giảm sự hình thành tinh trùng, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình.
Chế độ nuôi dưỡng tốt, cân bằng dinh dưỡng có tác dụng làm cho con đực
sớm thành thục về tính, khả năng sinh tinh cao. Nhưng nếu chế độ dinh dưỡng
quá cao sẽ làm bò đực béo, trong thân thể và dịch hoàn tích mỡ, tuần hoàn
máu kém lưu thông, làm giảm khả năng sinh tinh, tăng tỷ lệ tinh trùng chết và
tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao.
Khẩu phần ăn cân đối, giàu đạm, giàu vitamin sẽ làm tăng số lượng tinh
dịch và tinh trùng. Thức ăn thiếu vitamin A hoặc ít caroten, quá trình sinh tinh
bị giảm đi rõ rệt, khẩu phần thức ăn giàu chất xanh sẽ khắc phục được nhược
điểm trên. Trong thực tế chăn nuôi vào vụ Đông-Xuân do thiếu thức ăn xanh
bò chỉ ăn các thức ăn như cỏ khô thì nên quan tâm bổ sung vào khẩu phần ăn
các loại vitamin cần thiết cũng như các chất khoáng đặc biệt là khoáng vi

lượng. Khẩu phần ăn cho bò phải đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của
chúng, theo tuổi, giống, tốc độ tăng trọng, khối lượng cơ thể và năng lực sản
8

xuất tinh dịch.
Trong khẩu phần ăn, các vitamin A, D và E vô cùng quan trọng trong
chăn nuôi bò nói chung và bò đực giống nói riêng. Bò trưởng thành thiếu
vitamin A có bộ lông xơ xác, da thô. Ở bò làm giống thì khả năng sinh sản kém.
2.2.5. Tần suất khai thác tinh
Thời gian từ ngày lấy tinh này đến ngày lấy tinh tiếp theo là khoảng
cách lấy tinh của đực giống.
Khoảng cách lấy tinh ảnh hưởng đến lượng xuất tinh, chất lượng tinh,
nồng độ và hoạt lực của tinh trùng. Đối với bò đực giống HF, khoảng cách lấy
tinh 3-5 ngày là tốt nhất. Nếu khoảng cách lấy tinh ngắn có thể lượng
tinh/mỗi lần lấy tinh thu được ít, nhưng số lần lấy tinh thì nhiều (Hà Văn
Chiêu,1996) dẫn đến tổng lượng xuất tinh trong một khoảng thời gian nhất
định tăng so với lấy tinh có khoảng cách dài. Nếu khoảng cách lấy tinh dài,
lượng xuất tinh lấy được nhiều, nhưng tỷ lệ tinh trùng chết cao, hoạt lực tinh
trùng yếu. Việc xác định khoảng cách lấy tinh phải căn cứ vào lượng xuất tinh
và chất lượng tinh, đặc biệt phải dựa trên các chỉ tiêu cơ bản như họat lực
tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng trong tinh dịch (C), Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
(K)… của lần lấy trước đó của từng cá thể bò đực giống để quyết định lần lấy
tinh tiếp theo. Để duy trì khả năng sinh sản lâu dài của bò đực thì khoảng cách
lấy tinh thích hợp cho bò là 3-4 ngày/lần (Cheng Ruihe, 1992).
2.2.6. Chăm sóc nuôi dưỡng
Chăm sóc là công việc tác động trực triếp lên cơ thể bò đực giống
như: cách cho ăn, tắm chải, vận động, thái độ của người chăm sóc và
trực tiếp lấy tinh sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng tinh
khai thác. Có thể sẽ không lấy được ít tinh dịch nào trong một thời gian
dài và có thể làm hỏng bò đực giống nếu chăm sóc quản lý không tốt

(Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006).
9

Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, bò
được tắm, chải, vận động thoải mái hàng ngày, tuần hoàn máu lưu thông vv…,
giúp bò đực khoẻ mạnh sẽ làm tăng khả năng sinh tinh và chất lượng tinh
cũng được tăng lên.
2.2.7. Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch
Để có được chất lượng tinh dịch tốt, ngoài các yếu tố nêu trên, tay nghề
của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch cũng là một trong những yếu tố hết sức
quan trọng.
Từ khâu chuẩn bị bò đực giống khai thác tinh, chọn lựa bò giá như:
thao tác bắt, cố định, vệ sinh, thao tác cho nhảy nhứ, nhảy thật… đến chuẩn bị
dụng cụ lấy tinh như: âm đạo giả, độ nhớt, độ ấm, độ căng trong lòng âm đạo
giả… (nếu khai thác tinh bằng phương pháp dùng âm đạo giả), chuẩn bị máy,
phễu hứng tinh, ống hứng tinh… (nếu khai thác tinh bằng điện) đều phải được
làm rất cẩn thận theo đúng quy trình.
Các thao tác chuẩn bị của kỹ thuật viên cần đảm bảo đúng theo các quy
trình khai thác tinh dịch sẽ làm cho bò đực giống cảm nhận được sự hưng
phấn gần như nhảy trực tiếp thì lượng xuất tinh dịch sẽ cao, chất lượng tinh
dịch sẽ tốt (Hà Văn Chiêu, 1999).
2.2.8. Tình hình nghiên cứu về số lượng và chất lượng tinh dịch trong và
ngoài nước
2.2.8.1. Lượng xuất tinh (V)
Theo nghiên cứu của Brito và cs. (2002) ở Brazil, bò đực giống nói
chung có lượng xuất tinh từ 6,0 đến 7,8ml; ở bò đực giống Bos taurus (gồm
bò HF, Simantal, Red Angus ) có lượng xuất tinh là 7,0ml; ở bò đực giống
Bos indicus lượng xuất tinh đạt 6,6ml. Tác giả Sarder (2003) cho biết, lượng
xuất tinh của bò đực giống ở Pakistan là 5-6ml. Nghiên cứu trên bò Brahman
nuôi tại Florida Mỹ, Michael và cs. (1982) cho biết, lượng xuất tinh là 5,3ml.

10

Leon và cs. (1991) nghiên cứu trên 30 bò đực Nâu Thụy Sỹ và 30 bò đực
Zebu công bố kết quả trên bò Zebu: lượng xuất tinh trung bình là 6,4ml.
Herliantien (2009) cho biết lượng xuất tinh ở bò đực Brahman tại Trung tâm
thụ tinh nhân tạo Singosari ở Indonesia là 2-14ml.
Ở Việt Nam, Hà Văn Chiêu (1999) nghiên cứu ở bò đực HF, Zebu cho
biết lượng xuất tinh ở bò đực giống HF là 5,7ml và ở bò Zebu là 4,25ml.
Trong lúc đó, kết quả nghiên cứu của Trần Trọng Thêm và cs. (2004) trên bò
đực giống HF có lượng xuất tinh từ 3 đến 5ml. Nghiên cứu trên bò lai F
3
-HF,
Nguyễn Văn Đức và cs. (2004) công bố, lượng xuất tinh bình quân là 4,11ml.
Phùng Thế Hải và cs. (2009), nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra tại
Việt Nam lượng xuất tinh là 5,42ml. Phạm Văn Tiềm và cs. (2009), nghiên
cứu trên bò đực giống Brahman lượng xuất tinh là 6,89ml.
2.2.8.2. Hoạt lực của tinh trùng (A)
Michael và cs. (1982) nghiên cứu trên bò Brahman tại Florida, Hoa kỳ
cho biết hoạt lực tinh trùng bình quân đạt 47%. Tác giả Bajwa (1986), nghiên
cứu ở Pakistan công bố hoạt lực tinh trùng dao động từ 67% đến 70%. Trong
lúc đó, nghiên cứu của Hiroshi (1992) trên bò đực giống HF ở Nhật Bản cho
biết hoạt lực của tinh trùng dao động từ 60 đến 90%. Sugulle (1999) công bố,
hoạt lực tinh trùng ở bò đực giống tại Bangladesh đạt từ 60 đến 68%.
Nghiên cứu của Brito và cs. (2002) tại Brazil thấy rằng hoạt lực tinh
trùng của bò Bos taurus đạt từ 57,5 đến 61,2% và trên bò Bos indicus đạt 59%.
Tatman và cs. (2003) nghiên cứu trên bò Brahman ở Hoa Kỳ cho biết hoạt lực
tinh trùng trung bình đạt 60,0%. Hoflack và cs. (2006) nghiên cứu ở Bỉ cho
biết, hoạt lực tinh trùng của bò đực giống HF dao động từ 40 đến 95%. Trong
lúc đó, Hoflack và cs. (2008) nghiên cứu ở bò đực giống Belgian Blue tại Bỉ
cho biết sự dao động hoạt lực tinh trùng rất lớn từ 5 đến 90%.

11

Tại Việt Nam, Trần Tiến Dũng và cs. (2002) nghiên cứu về sự vận
động của tinh trùng cho biết, tuỳ theo sức sống mà tinh trùng sẽ vận động
theo một trong ba phương thức sau:
- Tiến thẳng.
- Xoay vòng.
- Lắc lư.
Chỉ có tinh trùng vận động tiến thẳng mới có khả năng tham gia quá
trình thụ tinh. Do vậy người ta đánh giá hoạt lực tinh trùng thông qua ước
lượng tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng hoặc mức "sóng động’’ của mặt thoáng vi
trường tinh dịch do hoạt động của tinh trùng tạo nên. Trong sản xuất tinh bò
đông lạnh thì chỉ những lần khai thác tinh dịch có hoạt lực từ 70% trở lên mới
được đưa vào pha chế để sản xuất tinh đông lạnh ( Bộ NN&PTNT, 2003).
Hà Văn Chiêu (1999) cho biết, hoạt lực tinh trùng của giống bò HF
nuôi ở Việt Nam đạt 61,82% và hoạt lực tinh trùng của bò đực giống nhóm
Zebu nuôi ở Việt Nam đạt 58,76%. Nguyễn Văn Đức và cs. (2004) công bố,
hoạt lực tinh trùng bình quân của bò đực giống HF lai đạt 61,77% ở bò đực
giống F
2
-HF và 51,79% ở bò đực giống F
3
-HF. Phùng Thế Hải và cs. (2009),
nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra ở Việt Nam có hoạt lực tinh trùng
bình quân đạt 60,28%. Phạm Văn Tiềm và cs. (2009), nghiên cứu trên bò đực
giống Brahman tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada có
hoạt lực tinh trùng bình quân đạt 65,32%.
2.2.8.3. Nồng độ tinh trùng (C)
Kết quả nghiên cứu của Lubos Holy (1970) về, nồng độ tinh trùng
trong tinh dịch của bò đực giống ở Cuba từ 0,3tỷ/ml đến 2 tỷ/ml. Bajwa

(1986), nghiên cứu về nồng độ tinh trùng của bò đực Zebu ở Pakistan cho biết
biến động từ 0,80 tỷ/ml đến 1,20 tỷ/ml. Laing và cs. (1988) cho biết bò đực
giống có nồng độ tinh trùng dao động từ 0,5 đến 2,5 tỷ/ml. Nghiên cứu ở
Mexico về nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của bò đực Zebu là 1,05 tỷ/ml
12

(Leon và cs., 1991). Nghiên cứu trên bò đực giống HF nuôi tại Hoa Kỳ được
Garner và cs. (1996) công bố nồng độ tinh trùng bình quân đạt 1,5 tỷ/ml.
Brito và cs. (2002) nghiên cứu trên 107 bò đực giống ở Brazil thấy rằng nồng
độ tinh trùng bò đạt từ 1,3 đến 1,5 tỷ/ml. Sarder (2003) nghiên cứu ở Pakistan
thấy rằng, bò đực địa phương lai HF có nồng độ tinh trùng dao động từ 1,131
tỷ/ml đến 1,471 tỷ/ml. Tác giả Sugulle và cs. (2006) nghiên cứu ở Bangladesh
cho biết, nồng độ tinh trùng của bò lai HF biến động từ 0,983 tỷ/ml đến 1,483
tỷ/ml. Ở một nghiên cứu của Muino và cs. (2008) công bố, bò đực giống HF
trưởng thành nuôi tại Tây Ban Nha có nồng độ tinh trùng trong tinh dịch bình
quân đạt 1,18 tỷ/ml. Hoflack và cs. (2008) nghiên cứu trên bò đực giống Belgian
Blue, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch dao động từ 0,15 đến 1,482 tỷ/ml.
Ở Việt Nam, nồng độ tinh trùng của giống bò HF đạt 1,229 tỷ/ml và
giống Red Sindhy đạt 1,128 tỷ/ml (Nguyễn Xuân Hoàn, 1993). Kết quả
nghiên cứu của Phùng Thế Hải và cs. (2009) thực hiện trên bò đực giống HF
trẻ sinh ra ở Việt Nam công bố nồng độ tinh trùng bình quân đạt 1,07 tỷ/ml.
Phạm Văn Tiềm và cs. (2009), nghiên cứu nồng độ tinh trùng trên bò đực
giống Brahman tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada thu
được 1,06 tỷ/ml.
2.2.8.4. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)
Theo kết quả nghiên cứu của Hiroshi (1992) ở Nhật Bản, tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình dao động từ 1% đến 20%. Brito và cs. (2002) cho biết, tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình của bò đực giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo ở Brazil
dao động từ 16,3 đến 19,1%.
Holflack và cs. (2008) cho biết, bò đực giống Belgian Blue có tỷ lệ tinh

trùng kỳ hình cao hơn ở bò đực giống HF. Ở bò đực giống Belgian Blue, tỷ lệ
tinh trùng kỳ hình phần đầu dao động từ 2,0 đến 49,25%; tỷ lệ kỳ hình phần
thân và đuôi từ 5,83 đến 50,50%; tỷ lệ tinh trùng có giọt tương bào ở gần tâm
13

từ 0,5 đến 45,5%; tỷ lệ tinh trùng có giọt tương bào ở xa tâm từ 0 đến 17,17%.
Còn ở bò đực giống HF, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phần đầu từ 0,5 đến 48,5%;
tỷ lệ kỳ hình phần thân và đuôi từ 1,5 đến 53,0%; tỷ lệ tinh trùng có giọt
tương bào ở gần tâm từ 0 đến 19%; tỷ lệ tinh trùng có giọt tương bào ở xa tâm
từ 0 đến 11%.
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Hà Văn Chiêu (1999) tinh
trùng của giống bò HF ở Việt Nam có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 17,84%.
Kết quả nghiên cứu trên bò đực giống lai F
3
HF của Nguyễn Văn Đức và cs.
(2004) công bố, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình bình quân là 11,02%. Phùng Thế
Hải và cs. (2009) nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra tại Việt Nam
cho biết, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình bình quân là 12,12%. Tác giả Phạm Văn
Tiềm và cs. (2009) nghiên cứu trên bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm
Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
bình quân là 12,58%.
2.2.8.5. Tỷ lệ tinh trùng sống
Risco và cs. (1993) nghiên cứu trên bò Brahman tại Florida Hoa Kỳ cho
biết, tỷ lệ tinh trùng sống bình quân đạt 83,01%. Hoflack và cs. (2006) thấy
rằng, tỷ lệ tinh trùng sống ở bò đực giống HF cao hơn ở bò đực giống Belgian
Blue. Tỷ lệ này ở bò đực giống HF dao động từ 77,25 đến 97,67%; còn ở bò
đực giống Belgian Blue là từ 29,5 đến 87,25%. Nghiên cứu trên bò đực giống
HF tại Bỉ, Hoflack và cs. (2008), tỷ lệ tinh trùng sống đạt 86,3%. Theo Muino
và cs. (2008) nghiên cứu trên bò đực HF tại Tây Ban Nha cho biết, tỷ lệ tinh
trùng sống đạt 87,0%.

Kết quả nghiên cứu ở nước ta trên bò đực giống HF và Zebu tại Moncada
của Hà Văn Chiêu (1999) cho biết, tỷ lệ tinh trùng sống từ 7% đến 93%, bình
quân đạt 79,3%. Phùng Thế Hải và cs. (2009) nghiên cứu trên bò đực giống HF
14

trẻ sinh ra tại Việt Nam cho biết, tỷ lệ tinh trùng sống bình quân đạt 71,75%.
Phạm Văn Tiềm và cs. (2009) nghiên cứu trên bò đực giống Brahman tại Trạm
Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, tỷ lệ tinh trùng sống bình quân
đạt 78,51%.
2.2.8.6. Tổng số tinh trùng sống hoạt động tiến thẳng/lần khai thác (VAC)
Garner và cs. (1996) cho biết, tổng số tinh trùng sống tiến thẳng trong
một lần khai thác (VAC) của bò đực giống HF nuôi tại Hoa Kỳ là 6,20 tỷ/lần
khai thác. Nghiên cứu của Brito và cs. (2002) công bố, tổng số tinh trùng
hoạt động tiến thẳng trong một lần khai thác trên bò đực giống HF tại Brazil
là 8,2 tỷ/lần khai thác.
Tại nước ta, Phạm Văn Tiềm và cs. (2009) nghiên cứu trên đàn bò đực
giống Brahman nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh
Moncada cho biết, tổng số tinh trùng sống tiến thẳng trong lần khai thác đạt
4,93 tỷ/lần khai thác.
2.2.8.7. pH tinh dịch
Tác giả Lubos Holy (1970) nghiên cứu cho biết, pH của tinh dịch bò
dao động trong khoảng từ 6,2 đến 6,9, các trường hợp ngoại lệ là do nguyên
nhân khách quan gây ra. Leon và cs. (1991) nghiên cứu trên nhóm bò Zebu
cho biết pH là 6,96.
Kết quả nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoàn (1993) trên tinh dịch bò có độ
pH từ 6,4 đến 6,9. Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt
(1997) cho biết, tinh dịch bò đực giống có pH dao động từ 6,4 đến 6,7.Theo
Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997), tinh dịch bò có pH 6,2-6,8.
Kết quả nghiên cứu của Hà Văn Chiêu (1999), pH tinh dịch bò đực giống HF
là 6,52. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thế Hải và cs. (2009), nghiên cứu trên

bò đực giống HF trẻ sinh tại Việt Nam, bình quân có pH là 6,9. Phạm Văn
15

Tiềm và cs. (2009) nghiên cứu trên bò đực giống Brahman tại Trạm nghiên
cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada cho biết, pH là 6,68.
2.2.9. Tinh đông lạnh và một số yếu tố ảnh hưởng đến tinh đông lạnh
2.2.9.1. Tinh đông lạnh
Tinh đông lạnh ở bò là tinh dịch được khai thác bằng phương pháp
nhân tạo, qua kiểm tra đánh giá đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định, được
pha chế với môi trường pha loãng thích hợp và được sản xuất theo một quy
trình nhất định nào đó, sau đó được đông lạnh ở nhiệt độ thấp và bảo quản
trong ni tơ lỏng ở nhiệt độ -196
o
C để phục vụ cho công tác TTNT bò. Chất
lượng tinh đông lạnh bò chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
2.2.9.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh đông lạnh
a. Môi trường pha loãng tinh dịch bò
Pha loãng đã phát huy được tính ưu việt của thụ tinh nhân tạo như tăng
khả năng chịu lạnh, tăng hiệu quả sử dụng tinh dịch bò. Môi trường pha loãng
cần đảm bảo áp suất thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu của một chất lỏng phụ thuộc
vào nồng độ hòa tan của các phân tử và các ion có trong dung dịch đó. Để cho
tinh trùng tồn tại được, áp suất thẩm thấu của môi trường (áp suất ngoại bào)
phải tương đương như áp suất thẩm thấu bên trong tinh trùng (áp suất nội bào),
tức là có hiện tượng đẳng trương. Các dung dịch ưu trương (áp suất ngoại bào
lớn hơn áp suất nội bào) sẽ làm cho tinh trùng teo lại. Các dung dịch nhược
trương (áp suất ngoại bào thấp hơn áp suất nội bào) sẽ làm cho tinh trùng
trương phồng lên và có thể gây vỡ màng tinh trùng. Tuy nhiên trong thực tế
khả năng chịu đựng áp suất thẩm thấu của tinh trùng không chặt chẽ mà chúng
chịu đựng và tồn tại được trong một khoảng giá trị áp suất thẩm thấu biến thiên
nhất định dao động từ 250 đến 500 mosmol, nhờ khả năng thích ứng và độ bền

thẩm thấu của màng tế bào (Innecda, 1995, trích từ Hà Văn Chiêu, 1999). Vì

×