1
LỜI MỞ ĐẦU
Mở rộng giao thương quốc tế là xu thế chủ đạo và tất yếu trong thời đại ngày
nay. Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào nền sản
xuất trong nước mà còn phải quan hệ với các nước bên ngoài. Do có sự khác nhau
về điều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu...mà mỗi quốc gia có thế mạnh trong
việc sản xuất một số mặt hàng nhất định. Điều đó cho thấy, trong nền kinh tế của
các quốc gia, XNK luôn đóng một vai trò quan trọng. Hoạt động này không chỉ tác
động đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại của quốc gia đó
cũng như quyết định tầm ảnh hưởng của quốc gia đó đối với phần còn lại của thế
giới.
Đối với một nền kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ như Việt Nam, việc đặt
XNK vào trọng tâm nền kinh tế lại càng được quan tâm. Xuất khẩu để tận dụng
những lợi thế quốc gia nhằm thu về những khoản ngoại tệ góp phần vào việc phát
triển đất nước; nhập khẩu các máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, các mặt
hàng phù hợp với nhu cầu thị trường. Chủ thể của các hoạt động XNK đó không
phải ai khác mà chính là các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Với đặc điểm là một
nền kinh tế thị trường còn non trẻ, cơ cấu doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở loại
hình vừa và nhỏ, kinh nghiệm ngoại thương hạn chế thì những khó khăn vướng mắc
là điều không thể tránh khỏi. Các vướng mắc này thường nằm ở vốn để thực hiện
đơn hàng, thời gian giao dịch, loại tiền thanh toán, các hình thức thanh toán, biến
động tỷ giá hối đoái, tập quán kinh doanh, sự điều tiết của chính phủ nước đối tác.
Do vậy, cần có sự trợ giúp của ngân hàng thương mại để việc buôn bán suôn sẻ và
hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Tài trợ XNK chính là loại hình dịch vụ ngân hàng
nhằm mục đích đó.
Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ này, cùng với việc may mắn được
nhận vào thực tập tại phòng kinh doanh dịch vụ, chi nhánh Bến Thành – Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam, là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm về hoạt động
tài trợ XNK cho các doanh nghiệp. Từ đó, kết hợp với những kiến thức đã được đào
tạo tại trường và một số tài liệu chuyên ngành, tôi quyết định chọn đề tài cho báo
2
cáo thực tập giữa khóa của mình là: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG THỰC HIỆN
TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM (VIETCOMBANK) - CHI NHÁNH BẾN THÀNH GIAI ĐOẠN
2007 - 2009 (TỪ 21/06 – 25/07/2010).
Trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập này, người viết đã
nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Ban lãnh đạo Chi nhánh
Vietcombank Bến thành, Ban lãnh đạo phòng Kinh doanh - dịch vụ chi nhánh
Vietcombank Bến Thành và sự nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn của các anh chị nhân
viên trong chi nhánh. Người viết bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến tất cả mọi
người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, và hỗ trợ trong thời gian qua.
Đồng thời, sinh viên thực hiện cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến
các giảng viên trường Đại học Ngoại thương, đặc biệt là giáo viên trực tiếp hướng
dẫn Th.S Nguyễn Đức Vinh đã luôn theo sát và hướng dẫn tận tình để sinh viên có
thể hoàn thành kỳ thực tập và thu hoạch thực tập này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì hạn chế về kiến thức và thời gian, sự
non nớt về kinh nghiệm thực tế nên báo cáo thực tập giữa khóa này không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những lời nhận xét góp ý của quý thầy
cô, quý cơ quan cùng với người đọc báo cáo để báo cáo thực tập giữa khóa này
thêm hoàn chỉnh. Qua đó tôi có thể rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân
cũng như những kiến thức cần thiết cho công việc sau này.
Chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
3
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH BẾN THÀNH
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Vietcombank chính thức được thành lập theo
Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm
1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương
(nay là Ngân hàng nhà nước). Theo Quyết định nói trên, Vietcombank đóng vai trò
là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các
dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh
ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho
Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ
nghĩa (cũ)... Ngoài ra, Vietcombank còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng
nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của
Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài
chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ,
Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành
lập lại Vietcombank theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết
định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 2 tháng 6 năm 2008 Ngân hàng được chính thức chuyển sang mô hình
Ngân hàng Thương mại cổ phần với tên gọi đầy đủ là “Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank)” (theo giấy phép thành lập và hoạt động ngân
hàng TMCP ngày 23/5/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu
ngày 2/6/2008) sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc
phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.
4
Trải qua 46 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank luôn giữ vững vị thế
là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại
quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín
dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại như: kinh doanh
ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Vietcombank
đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh
khác nhau như : cho vay (~10%), tiền gửi (~12%), thanh toán quốc tế (~23%),
thanh toán thẻ (~55%)… Với thế mạnh về công nghệ, Vietcombank là ngân hàng
tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ
ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân
hàng tới gần khách hàng” như: dịch vụ Internet Banking, VCB-Money (Home
Banking), SMS Banking, Phone Banking…
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank
ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính
tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3
công ty con tại Việt Nam, 1 công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3
công ty liên kết, 1 văn phòng đại diện tại Singapore; với đội ngũ cán bộ công nhân
viên lên đến 10.041 người (tính đến hết năm 2009). Bên cạnh đó VCB còn phát
triển một hệ thống Autobank với 11.183 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán
thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới
1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngoài lĩnh vực hoạt động chủ yếu là các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng,
Vietcombank còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và
ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm,
bất động sản, quỹ đầu tư, góp vốn ở các ngân hàng TMCP khác...
Tổng tài sản của Vietcombank tại thời điểm cuối năm 2009 lên tới 255.496
tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 141.621 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt hơn 16.710 tỷ
đồng, lợi nhuận trước thuế đạt ngưỡng 5.004 tỷ đồng.
5
2. Chi nhánh Bến Thành – Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
2.1 Khái quát chung về Vietcombank Bến Thành
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bến Thành tiền thân là
phòng giao dịch số 1, trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 1994.
Năm 2001, ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã kiến
nghị lên hội sở chính (VCB TW) về việc thành lập chi nhánh cấp 2 nhằm tạo thuận
lợi trong công tác huy động vốn và cho vay trên địa bàn hoạt động của mình, đồng
thời tăng tính cạng tranh với các ngân hàng khác trong cả nước. Trên cơ sở đó, theo
quyết định số 453/QĐ/TCCB-BT ngày 19/09/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị
ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương CN Bến Thành chính
thức được nâng cấp thành chi nhánh cấp 2 trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam. Qua đó, Vietcombank Bến Thành trở thành một trong những chi nhánh
cấp 2 đầu tiên trong số 10 chi nhánh cấp 2 trực thuộc Vietcombank Hồ Chí Minh.
Tháng 11/2006 Ngân hàng được nâng cấp từ chi nhánh cấp 2 trực thuộc
Vietcombank Hồ Chí Minh lên chi nhánh cấp 1, nhận được sự hỗ trợ trực tiếp của
ban lãnh đạo của chi nhánh đầu mối Vietcombank Hồ Chí Minh và Vietcombank
Trung ương.
Trụ sở Vietcombank Bến Thành
- Địa chỉ : 69 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP HCM
- Telephone: 08 33835923
- Fax: 08 38325041
Về cơ cấu tổ chức, Vietcombank Bến Thành bao gồm:
Ban lãnh đạo gồm 03 người: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc.
07 Phòng ban trực thuộc: Phòng Hành chính nhân sự, Phòng Nghiên cứu
tổng hợp, Phòng Kiểm tra nội bộ, Phòng Kế toán thanh toán – quản lý nợ, Phòng
Kinh doanh – dịch vụ, Phòng Ngân quỹ, Phòng quan hệ khách hàng.
6
2.2 Cơ cấu tổ chức hành chính
2.3 Bộ phận sinh viên tham gia thực tập
Tên bộ phận: Phòng Kinh doanh – Dịch vụ
Trưởng phòng: Nguyễn Thị Thu Sương
Số lượng nhân viên: 24 người.
Nhiệm vụ:
Phòng kinh doanh dịch vụ có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ dịch vụ ngân
hàng nhằm phục vụ khách hàng thông qua đó đem lại doanh thu cho chi nhánh.
Cụ thể, phòng kinh doanh dịch vụ gồm những bộ phận nhỏ ở những mảng
riêng biệt trên phương loại hình dịch vụ ngân hàng:
Tiết kiệm
Hối đoái
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
Phòng Kế toán
thanh toán -
Quản lý nợ
Phòng Kinh
doanh - dịch vụ
Phòng Ngân
quỹ
PHÓ GIÁM
ĐỐC
Phòng Quan hệ
khách hàng
Phòng Hành
chính nhân sự
Phòng Nghiên
cứu tổng hợp
Phòng Kiểm tra
nội bộ
Chú thích:
Mối quan hệ chỉ huy
7
Thanh toán quốc tế
Bộ phận quản lý hồ sơ thông tin khách hàng cá nhân
Bộ phận thẻ
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÀI TRỢ XNK
1. Tầm quan trọng của tài trợ XNK đối với nền kinh tế
Nhờ có hoạt động tài trợ XNK, hàng hóa XNK được lưu thông trôi chảy.
Hàng hóa XNK thực hiện thường xuyên theo nhu cầu của thị trường, từ đó tăng tính
năng động cho nền kinh tế quốc gia, đồng thời cũng đảm bảo được tính ổn định của
nền kinh tế.
Việc nhận được tài trợ XNK sẽ làm doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh
doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Từ đó tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế
quốc gia phát triển theo.
Bên cạnh đó, khi các ngân hàng thực hiện việc tài trợ XNK, họ đã gián tiếp
phục vụ các chương trình mục tiêu phát triển đất nước, thông qua việc đẩy mạnh
việc tài trợ XNK ở các lĩnh vực được nhà nước khuyến khích và hạn chế nghiệp vụ
này ở những lĩnh vực đang cần thu hẹp về quy mô. Đồng thời, thực hiện tài trợ
XNK sẽ làm cho quan hệ với nước ngoài nói chung và quan hệ kinh tế quốc tế nói
riêng mở rộng, từ đó thắt chặt quan hệ kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
2. Tầm quan trọng của tài trợ XNK đối với ngân hàng thƣơng mại
Đối với ngân hàng thương mại, đây là là hoạt động đem lại lợi nhuận và phí
dịch vụ. Đây là hình thức tín dụng hiệu quả cao, an toàn, nguồn vốn được sử dụng
đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh.
Các hoạt động tài trợ chủ yếu mang tính chất ngắn hạn, phù hợp với kỳ hạn
huy động vốn của ngân hàng. Điều này sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro thanh
khoản khi cơ cấu kỳ hạn trong vốn huy động lệch với cơ cấu kỳ hạn của vốn tài trợ.
Ngân hàng đảm bảo được nguồn vốn tài trợ của mình được sử dụng đúng
mục đích vì hoạt động tài trợ gắn liền với từng thương vụ. Trong nhiều trường hợp
8
đồng vốn tài trợ được thanh toán trực tiếp cho bên thứ 3 mà không cần thông qua
bên xin tài trợ, như thanh toán tiền hàng nhập khẩu, thanh toán tiền nguyên vật liệu
cho các đại lý thu gom hàng cho người xuất khẩu.
Tài trợ XNK nâng cao tính an toàn vốn cho ngân hàng thông qua việc quản
lý được các nguồn thanh toán. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, ngân hàng đã chỉ
định việc thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản của người xuất khẩu mở tại
ngân hàng khi ngân hàng chuyển đổi bộ chứng từ giao hàng để đòi tiền nhà nhập
khẩu nước ngoài. Do vậy, nguồn thu để trả nợ được ngân hàng quản lý hết sức chặt
chẽ, tránh được tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp trong thời gian tạm thời nhàn
rỗi, giúp ngân hàng tránh rủi ro.
Thông qua tài trợ XNK, ngân hàng có thể mở rộng quan hệ với cá doanh
nghiệp và ngân hàng nước ngoài, từ đó nâng cao uy thế và vị thế của mình trên
trường quốc tế.
3. Tầm quan trọng của tài trợ XNK đối với doanh nghiệp
Nguồn vốn từ tài trợ XNK và một nguồn vốn quan trọng phục vụ quá trình
sản xuất cũng như tái sản xuất của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả
thực hiện hợp đồng. Cụ thể: doanh nghiệp sẽ có vốn để thu mua hàng hóa xuất
khẩu, sản xuất cho đơn đặt hàng (tài trợ xuất khẩu), đặc biệt là những thương vụ
lớn, giá trị hợp đồng vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Tương tự, với nguồn vốn
từ tài trợ nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc thanh toán, tạo uy tín đối
với đối tác xuất khẩu. Từ đó, lợi nhuận tăng trưởng, doanh nghiệp sẽ mở rộng kinh
doanh, tạo việc làm, tăng nộp ngân sách nhà nước.
Việc xác định được ngân hàng tài trợ thương mại sẽ tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ xác
định được năng lực thực hiện hợp đồng và có thể đưa ra các quyết định chính xác.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo dòng ngân lưu, thực hiện tốt
thương vụ với điều kiện thanh toán ưu đãi cho người mua, tăng sức cạnh tranh trên
thị trường.
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẾN THÀNH
GIAI ĐOẠN 2007-2009
I. MỘT SỐ HÌNH THỨC TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN THÀNH
1. Tài trợ xuất khẩu
1.1 Chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa
1.1.1 Dịch vụ chiết khấu truy đòi
Vietcombank tạm ứng tới một tỷ lệ nhất định trị giá bộ chứng từ thanh toán
theo L/C (trả ngay hoặc trả chậm không quá 360 ngày) hoặc nhờ thu. Nếu sau đó
Ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán cho bộ chứng từ đã được chiết khấu,
khách hàng phải hoàn trả lại số tiền đã được tạm ứng cho Vietcombank.
Khách hàng
Các doanh nghiệp xuất khẩu theo phương thức thanh toán trả chậm nhưng có
nhu cầu nhận được nguồn vốn sớm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi ích khi sử dụng sản phẩm
Khách hàng được thanh toán trước thời hạn quy định của L/C hoặc trước khi
yêu cầu nhờ thu được thanh toán, nhờ đó đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh, tăng
độ thanh khoản của bộ chứng từ, chủ động được luồng tiền trong hoạt động kinh
doanh của mình. Mặt khác, khách hàng có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của
mình bằng cách cấp tín dụng cho người NK thông qua việc chấp nhận thanh toán trả
chậm.
Để sử dụng sản phẩm
Khách hàng cần có yêu cầu chiết khấu truy đòi bằng văn bản và đáp ứng đủ các yêu
cầu sau: