Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

bộ đề và đáp án thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8 tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.09 KB, 67 trang )

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-
2014
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN THỨ NHẤT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1: ( 2,5 điểm)
Điền các sự kiện phù hợp tương ứng với mốc thời gian sau:
STT Thời gian Sự kiện lịch sử
1 8/1566
2 1789
3 02/1848
4 28/9/1864
5 1871
6 14/7/1889
7 1911
8 7/11/1917
9 1929 -1933
10 01/9/1939
Câu 2 : (4 điểm) Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng ?
PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 3: (3,5 điểm):
Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công mở đầu cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam năm 1858?
Câu 4: (4 điểm)
Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Cho biết
cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất ? Vì sao?
Câu 5: ( 6 điểm)
Trình bày khởi nghĩa Yên Thế (thời gian, lãnh đạo, căn cứ, Tóm tắt diễn
biến, kết quả, ý nghĩa). Cho biết cuộc khởi nghĩa này có những đặc điểm gì khác
so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ?
*****************Hết*******************


HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ 8
PHẦN THỨ NHẤT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1: ( 2,5 điểm)
(Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
STT Thời gian Sự kiện
1 Cách mạng Hà Lan
2 Cách mạng Tư sản Pháp
3 Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản
4 Quốc tế thứ nhất được thành lập
5 Công xã Pa ri
6 Quốc tế thứ hai thành lập
7 Cách mạng Tân Hợi ( Trung Quốc)
8 Cách mạng XHXC tháng Mười Nga thắng lợi
9 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
10 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
Câu 2 : (4 điểm)
Ở Nga năm 1917 đã xảy ra hai cuộc cách mạng , đó là cách mạng dân
chủ tư sản tháng Hai và cuộc cách mạng XHCN tháng Mười. (0,5 điểm)
Sở dĩ có hai cuộc cách mạng này là vì:
Vào đầu thế kỉ XX, ở Nga lúc này tồn tại nhiều mâu thuẫn : giữa nông
dân nga với chế độ phong kiến Nga hoàng ; giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư
sản ; giữa Đế quốc Nga với các dân tộc trong đế quốc Nga. (1 điểm)
Cách mạng tháng Hai năm 1917 tuy đã lật đổ chế độ phong kiến Nga
hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: hai chính quyền song
song tồn tại, đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu
công nhân, nông dân và binh lính …. (1 điểm)
Trước tình hình đó, Lênin và Đảng Bônsêvích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp
tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng
hai chính quyền song song tồn tại. Trong lúc đó, chính phủ lâm thời vẫn theo

đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng
nhân dân. (1 điểm)
Tháng 10 năm 1917, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đã nổ ra và
giành thắng lợi. (0,5 điểm)
PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 3: (3,5 điểm):
*Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công mở đầu cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam năm 1858 vì:
- Đà Nẵng là một vị trí chiến lược quan trọng, nếu chiếm được sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
(1 điểm)
- Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng, lại
nằm trên đường thiên lý Bắc Nam. (1 điểm)
- Đà Nẵng chỉ cách Huế 100 km, qua đèo Hải Vân, tại đây có nhiều người
theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu hoạt động từ trước làm
hậu thuẫn. Dụng ý của Pháp là sau khi chiếm được Đà Nẵng, sẽ tiến thẳng ra
Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng. (1 điểm)
- Hậu phương Đà Nẵng là đồng bằng Nam - Ngãi có thể lợi dụng để thực
hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. ( 0,5 điểm)
Câu 4: (4 điểm)
* Những cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương: (1,5 điểm)
- Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886-1887) (0,5 điểm)
- Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883- 1892) (0,5 điểm)
- Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885- 1895) (0,5 điểm)
* Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì:
( 2,5 điểm)
- Lãnh đạo: Phần lớn là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh, chỉ huy
thống nhất, chặt chẽ, có uy tín trong phong trào Cần Vương ( 0,5 điểm)
- Thời gian: Kéo dài 10 năm ( 0,5 điểm)
- Quy mô lớn, phân hóa trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà

Tĩnh, Quảng Bình. ( 0,5 điểm)
- Tinh thần: Chiến đấu cam go, quyết liệt. ( 0,5 điểm)
- Lập được nhiều chiến công ( 0,5 điểm)
Câu 5: ( 6 điểm)
* Khởii nghĩa Yên Thế: (4 điểm)
- Thời gian: 1884- 1913 ( 0,5 điểm)
- Lãnh đạo: Đề Thám, Đề Nắm ( 0,5 điểm)
- Căn cứ: Yên Thế- Bắc Giang ( 0,5 điểm)
- Diễn biến:
+ Giai đoạn 1884- 1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, dưới
sự chỉ huy của Đề Nắm. ( 0,5 điểm)
+ Giai đoạn 1893- 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự
chỉ huy của Đề Thám. ( 0,5 điểm)
+ Giai đoạn 1909- 1913: Pháp tập trung lực ượng tấn công Yên Thế, lực
lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10-2-1913 Đề Thám bị sát hại. Phong Trào tan
rã. ( 0,5 điểm)
- Kết quả: Thất bại. ( 0,5 điểm)
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân.
Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp. ( 0,5 điểm)
* Đặc điểm khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời: ( 2 điểm)
- Mục tiêu chiến đấu: Không phải là để bảo vệ chế độ phong kiến, khôi
phục ngôi vua (không phải là hưởng ứng Chiếu Cần Vương) mà là đứng lên đấu
tranh để bảo vệ mảnh đất Yên Thế, bảo vệ cuộc sống của những người nông dân
Yên Thế. ( 1 điểm)
- Thành phần lãnh đạo: Nông dân ( 0,5 điểm)
- Thời gian tồn tại: 30 năm ( 0,5 điểm)
Giáo viên ra đề: Ngô Thị Nhan
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: LỊCH SỬ 8
Thời gian ra đề: 120 phút ( không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 3 điểm )
Câu 1 (3điểm)
Vì sao ở nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng? Nêu ý nghĩa của
cách mạng tháng Mười?
PHẦN II. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7 điểm)
Câu 2 (2điểm)
Vì sao Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam? Duyên cớ của cuộc chiến tranh
xâm lược đó là gỉ?
Câu 3 (3điểm)
Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Cho biết
cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? vì sao?
Câu 4 (2điểm)
Nêu những chuyển biến trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc
khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ 8
NĂM HỌC 2013-2014
PHẦN I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 3 điểm )
Câu 1 (3điểm)
• Lý giải nước Nga có hai cuộc cách mạng năm 1917
Nêu được những ý sau:
- Cuộc cách mạng tháng Hai đã lật đổ được chế độ Nga Hoàng song ở nước
Nga xuất hiện cục diện hai chính quyền song song cùng tồn tại ở nước
Nga: Đó là chính phủ lâm thời tư sản và Xô Viết đại biểu của công nhân,
nông dân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của giai cấp
đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại ( 0,5 điểm)
- Chính phủ lâm thời tư sản vẫn theo đuổi chiến tranh đế quốc đàn áp nhân
dân lao động.( 0,5 điểm)
- Yêu cầu tất yếu của lịch sử nước Nga lúc bấy giờ là phải làm cuộc cách
mạng vô sản, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản giành chính quyền về tay
nhân dân.( 0,5 điểm)

• Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười
- Đối với nước Nga: (0.75 điểm)
+ Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh của đất nước
và số phận của hàng triệu con người.
+ Cách mạng tháng Mười đưa những người lao động lên nắm chính quyền
+ Xây dựng một chế độ mới - chế độ Xã hội chủ nghĩa
- Đối với thế giới: (0.75 điểm)
+ Cách mạng tháng Mười đã để lại nhiều bài học quý báu trong cuộc đấu
tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp
bức.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế.
PHẦN II. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7 điểm)
Câu 2 (2điểm)
Nêu được những ý :
- Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam:
+ Từ giữa thế kỷ XIX các nước tư bản phương Tây trong đó có Pháp đẩy
mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét
nguyên liệu ( 0,5 điểm)
+ Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên ( 0,5 điểm)
+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng suy yếu ( 0,5 điểm)
- Duyên cớ: Lấy có bênh vực đọa Gia Tô liên quân pháp -Tây Ban Nha kéo
đến xâm lược Việt Nam ( 0,5 điểm)
Câu 3 (3điểm)
Cần làm sáng tỏ những nội dung sau:
- Kể tên được ba cuộc khởi nghĩa lớn: ( 1 điểm )
+ Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)
+ Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)
+ Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
- Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì:

+ Khởi nghĩa diễn ra với quy mô lớn, phân bố trên địa bàn nhiều tỉnh: Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình ( 0,5 điểm)
+ Trình độ tổ chức cao: Nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ, Mỗi quân
thứ có vài trăm người, được chỉ huy thống nhất…. ( 0,5 điểm)
+ Nghĩa quân biết sử dụng phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng
tạo trong cách đánh địch, lập nhiều chiến công lớn. ( 0,5 điểm)
+ Khởi nghĩa diễn ra trong thời gian 10 năm, Khởi nghĩa thất bại cũng là dấu
mốc kết thúc phong trào Cần Vương trên phạm vi cả nước. ( 0,5 điểm)
Câu 4 (2điểm)
Nêu được những ý sau:
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng làm chỗ dựa, tay sai cho thực
dân Pháp tuy nhiên có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ vẫn cố tinh thần
yêu nước (0.5 điểm
- Giai cấp nông dân số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề, họ sẵn
sàng hưởng ứng tham gia cuộc đấu tranh giải phòng dân tộc, một bộ phận
vào làm trong các hầm mỏ, đồn điền(0.5 điểm)
- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí
nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn…bị chính quyền thực dân kìm
hãm.(0.25 điểm)
- Tiểu tư sản thành thị bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn
bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.(0.25 điểm)
- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn
điền,hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp lương thấp nên đời sống khổ cực, có
tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.(0.5 điểm)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC : 2013- 2014
MÔN LỊCH SỬ
(Thời gian làm bài 120 phút)
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1 . (3,0 điểm)

Hãy giải thích rõ tại sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách
mạng? Ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga ?
PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1. (3,0 điểm)
Phong trào Cần vương chống Pháp được chia thành những giai đoạn
nào? Trình bày nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương?
Câu 2. (4 điểm)
Quá trình thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam diễn ra như thế
nào? Hãy lí giải vì sao dưới thời Nguyễn nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp?
Hết
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC : 2013- 2014
MÔN LỊCH SỬ
(Thời gian làm bài 120 phút)
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1 . (3,0 điểm)
Đáp án
Biểu
điểm
- Ở Nga năm 1917 đã xảy ra hai cuộc cách mạng, đó là cách mạng dân chủ
tư sản tháng Hai và cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười. Sở dĩ có
hai cuộc cách mạng này là vì:
0,25
- Vào đầu thế kỉ XX, ở Nga lúc này tồn tại bốn mâu thuẫn cơ bản: giữa nông
dân Nga với chế độ phong kiến Nga hoàng; giữa giai cấp vô sản và giai cấp
tư sản; giữa dân tộc Nga với các dân tộc trong đế quốc Nga và giữa đế quốc
Nga với các nước đế quốc khác.
0,25
- Cách mạng tháng Hai năm 1917 nổ ra từ những mâu thuẫn nêu trên, song
mới chỉ giải quyết được một mâu thuẫn là giữa nông dân với chế độ phong

kiến; các mâu thuẫn khác vẫn tồn tại, đòi hỏi tiếp tục phải giải quyết.
0,25
- Mặt khác, cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 tuy đã lật đổ
chế độ phong kiến Nga hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở
Nga: hai chính quyền song song tồn tại - Chính phủ lâm thời của giai cấp tư
sản và các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
0,25
- Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp
tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình
trạng hai chính quyền song song tồn tại.
0,5
- Trong lúc đó, Chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc,
bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân. Tháng Mười năm
1917, cuộc cách mạng thứ hai được gọi là cách mạng xã hội chủ nghĩa đã nổ
ra và giành thắng lợi.
0,5
* Ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga:
- Tháng Mười năm 1917, cuộc cách mạng thứ hai được gọi là cách mạng xã
hội chủ nghĩa đã nổ ra và giành thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga đã
làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước Nga. Lần đầu tiện người lao
động Nga lên nắm chính quyền xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ XHCN
trên một đất nước rộng lớn.
0, 5
- Cách mạng tháng Mười Nga đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới,
cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải
phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
0, 5
PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1 (3,0 điểm):
Phong trào Cần vương chống Pháp được chia thành những giai đoạn

nào? Trình bày nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần
vương?
* Phong trào Cần vương chống Pháp chia 2 giai đoạn:
0,25
+ Giai đoạn 1 từ năm 1885 - 1888: phong trào kháng chiến bùng lên rộng
khắp ở Bắc và Trung Kì, có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra.
+ Giai đoạn 2 từ năm 1888 - 1896: Vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào quy
tụ thành những cuộc KN lớn (Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê).
0,25
* Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương:
- Khách quan: Thực dân Pháp lực lượng còn đang mạnh, cấu kết với tay
sai đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
0,25
- Chủ quan:
+ Do hạn chế của ý thức hệ phong kiến: “Cần Vương” là giúp vua chống
Pháp, khôi phục lại Vương triều phong kiến. Khẩu hiệu Cần Vương chỉ
đáp ứng một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực
chất, không đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự
phát triển xã hội và nguyện vọng của nhân dân là xoá bỏ giai cấp phong
kiến, chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
0,25
+ Hạn chế của người lãnh đạo: Do thế lực phong kiến Việt Nam suy tàn
nên ngọn cờ lãnh đạo không có sức thuyết phục (chủ yếu là văn thân, sĩ
phu yêu nước thuộc giai cấp phong kiến và nhân dân), hạn chế về tư
tưởng, trình độ, chiến đấu mạo hiểm, phiêu lưu. Chiến lược, chiến thuật
sai lầm.
0, 5
+ Tính chất, phương pháp: Các cuộc khởi nghĩa chưa liên kết được với
nhau, Pháp lần lượt đàn áp một cách dễ dàng.
0,5

* Ý nghĩa lịch sử phong trào Cần Vương.
- Mặc dù thất bại xong phong trào Cần Vương đã nêu cao tinh thần yêu
nước, ý chí chiến đấu kiên cường, quật khởi của nhân dân ta, làm cho
thực dân Pháp bị tổn thất nặng nề, hơn 10 năm sau mới bình định được
Việt Nam.
0,5
- Tuy phong trào Cần vương thất bại nhưng đã tạo tiền đề vững chắc cho
các phong trào đấu tranh giai đoạn sau.
0,25
- Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cho thấy vai trò lãnh đạo của giai
cấp phong kiến trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
0,25
Câu 2. (4,0 điểm)
Quá trình thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam diễn ra như thế
nào? Hãy lí giải vì sao dưới thời Nguyễn nước ta bị mất vào tay thực dân
Pháp?
- Ngày 31.8.1858, 3000 quân Pháp và Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển
Đà Nẵng. Âm mưu: Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”: Chiếm
Đà Nẵng rồi đánh ra Huế và buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
0,25
- 1.9.1858: Pháp nổ súng xâm lược nước ta, sau 5 tháng xâm lược chúng
chiếm được bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Thất bại ở kế hoạch “đánh nhanh,
thắng nhanh” thực dân Pháp thay đổi kế hoạch:
0,25
- 2.1859 Chúng tập trung đánh Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt
rồi tan rã. 1861 Pháp đánh rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì, chiếm:
Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.
0,25
- 5.6.1862 triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho Pháp nhiều quyền
lợi, cắt một phần lãnh thổ cho Pháp (3 tỉnh miền Đông Nam Kì: Gia Định,

Định Tường, Biên Hoà + đảo Côn Lôn).
0,25
- 1867 Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà
Tiên). Sau đó Pháp xúc tiến công cuộc đánh chiếm ra Bắc Kì lần thứ nhất
(1873)
0,25
- 1874 Triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất (chính thức thừa nhận 6 tỉnh
Nam Kì thuộc Pháp) -> Làm mất một phần lãnh thổ quan trọng của Việt
Nam.
0,25
- 1882 Pháp đánh ra Bắc Kì lần II: Chiếm được Bắc Kì. 1883 Nhân lúc triều
đình Nguyễn lục đục, chia rẽ, vua Tự Đức chết… Pháp kéo quân vào cửa
biển Thuận An uy hiếp, buộc triều đình ký hiệp ước Hác-măng (25.8.1883)
- thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kì.
0,25
- 1884 Pháp tiếp tục ép triều đình Huế phải ký hiệp ước Pa-tơ-nốt
(6.6.1884) - Đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt
Nam.
0,25
* Nhận xét:
Như vậy sau gần 30 năm, TD Pháp với những thủ đoạn, hành động trắng
trợn đã từng bước đặt ách thống trị trên đất nước ta. Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã
chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. “Với tư cách là
quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ Thuộc địa nửa phong kiến.
0, 5
* Dưới triều Nguyễn nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp vì:
- Chế độ phong kiến nước ta dưới triều Nguyễn đã khủng hoảng toàn diện:
Chính trị: không ổn định, kinh tế không phát triển do nông nghiệp không
được trú trọng. Quốc phòng không có khả năng chống xâm lược. Xã hội:
Đời sống nhân dân cực khổ …

0,5
- Nhà Nguyễn nắm ngọn cờ dân tộc trực tiếp chống Pháp nhưng lại hèn
nhát, đặt quyền lợi giai cấp, dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc, sợ mất ngai
vàng, “sợ dân hơn sợ giặc”…
0,5
- Nhà Nguyễn không động viên được sức mạnh toàn dân, không đoàn kết
được các dân tộc trong kháng chiến, thụ động đầu hàng, để mất nước dễ
dàng.
0,5
Hết
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Năm học: 2013- 2014
Môn thi: lịch sử 8
Thời gian làm bài: 120 phút
I.PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI( 3 điểm)
Câu 1:(1 điểm)
Nêu đặc điểm của một số nước đế quốc tiêu biểu(Anh,Pháp ,Mỹ ,Đức)?
Vì sao Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “ chủ nghĩa đế quốc cho vay
lãi ”?
Câu 2:(2 điểm)
Vì sao năm 1917 nước Nga lại có hai cuộc cách mạng? Nêu ý nghĩa lịch sử của
cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM( 7 điểm )
Câu 1:(4 điểm)
Trình bày hững nét chính về cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)?Nguyên
nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa? Cuộc khởi nghĩa có những đặc điểm gì khác
so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ?
Câu 2:( 3 điểm)
Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp từ cuối thế
kỷ XIX- đầu thế kỷX X, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa như thế nào?Lập

bảng thống kê về tình hình các giai cấp,tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế
kỷ XIX- đầu thế kỷ XX(giai cấp,tầng lớp;nghề nghiệp;thái độ với độc lập dân
tộc)?
HẾT

ĐÁP ÁN CHẤM THI MÔN LỊCH SỬ 8
I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 3 điểm )
Câu 1 : ( 1 điểm)
*Nêu được đặc điểm chủ yếu của các nước đế quốc( 0.5 đ)
-Anh: chủ nghĩa đế quốc thực dân
- Pháp: chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
-Đức: chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến
- Mĩ: Xứ sở của các “ ông vua công nghiệp”
*Chủ nghĩa đế quốc pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi vì ngoài việc bóc lột
hệ thống thuộc địa ,Pháp còn thu lợi nhuận từ chính sách đầu tư ra tư bản nước
ngoài bằng cho vay nặng lãi ( 0.5 đ)
Câu 2 ( 2 điểm
*Năm 1917 nước Nga có hai cuộc cách mạng vì
-Cuộc cách mạng tháng hai 1917 đã lật đổ được chế độ Nga Hoàng nhưng để lại
một cục diện hai chính quyền song song tồn tại trên đất nước Nga Đó là
cuộc cách mạng dân chủ tư sản 0.5đ
-Chính phủ lâm thời tư sản tiếp tục theo đuổi các cuộc chiến tranh đế quốc ,đàn
áp nhân dân lao động 0.25 đ
>cuộc cách mạng vô sản- cách mạng tháng Mười năm 1917 diễn ra lật đổ chính
phủ lâm thời tư sản giành chính quyền về tay nhân dân lao động 0.25 đ
*Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917(1 điểm)
-Đối với nước Nga: làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hoàng
triệu con người Nga,lần đầu tiên trong lịch sử đưa người lao động lên nắm chính
quyền,xây dựng chế độ mới –chế độ xã hội chủ nghĩa trên một diện tích rộng
lớn….0.5đ

-Đối với thế giới: dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới,để lại nhiều bài
học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ,nhân dân lao
động và các dân tộc bị áp bức,tạo điều kiện cho sự phát triển của phong trào
cộng sản,công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc……0.5 đ
II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 7 điểm )
Câu 1: (4 điểm)
*Những nét chính về cuộc khởi nghĩa Yên Thế (2 điểm)
-Địa bàn: vùng rừng núi rậm rạp ở Yên Thế -Bắc Giang… 0.25đ
-Nguyên nhân:+kinh tế nông nghiệp sa sút,đời sống nông dân vô cùng đói
khổ ,một bộ phận phải lên Yên Thế…0.25đ
+Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của Pháp,để bảo vệ cuộc sống của mình
họ đã đứng lên đấu tranh…0.25đ
-Diễn biến
+Giai đoạn 1884-1892: nhiều toán quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của
Đề Nắm…0.25đ
+Giai đoạn 1893-1908: nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự
chỉ huy của Đề Thám bắt tên điền chủ Sét-nay,…hai lần giảng hòa với
pháp….bắt liên lạc với các nhà yêu nước… 0.25đ
+Giai đoạn 1909-1913:Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế ,lực
lượng nghĩa quân hao mòn dần .Ngày 10-2-1913 Đề Thám bị sát hại phong trào
tan rã…0.25đ
-Ý nghĩa:+ góp phần làm chậm quá trình xâm lược bình định của thực dân
Pháp 0.25đ
+ chứng tỏ sức mạnh và khả năng cách mạng to lớn của giai cấp nông
dân 0.25đ
*Nguyên nhân thất bại: Do Pháp còn mạnh câu kết với phong kiến,lực lượng
nghĩa quân còn mỏng và yếu lại cô lập bó hẹp trong phạm vi một địa
phương,chưa có sự lãnh đạo cưa một giai cấp tiên tiến…1đ
*Cuộc khởi nghĩa Yên Thế khác với các cuộc khởi nghĩa cùng thời
- Không chịu sự chi phối của tư tưởng Cần Vương,mang tính dân tộc yêu nước

sâu sắc….0.25đ
-Thời gian tồn tại lâu dài nhất:29 năm 0.25đ
- Lãnh đạo không phải là văn than sũ phu mà là giai cấp nông dân…0.25đ
-Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt ….0.25đ
Câu 2:(3 điểm)
*Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa xã hội Việt Nam có nhiều
biến đổi
-Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng làm tay sai thực dân Pháp.Tuy nhiên
một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước…0.25đ
-Giai cấp nông dân bị bóc lột ngày càng nặng nề chịu hai tầng áp bức của đế
quốc và phong kiến…0.25đ
- Đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều.Cùng với đó là sự xuất
hiện của các tầng lớp ,giai cấp mới như: tầng lớp tư sản,tầng lớp tiểu tư sản,giai
cấp công nhân 0.5đ
* Lập bảng thống kê các giai cấp ,tầng lớp(2 điểm) đúng mỗi giai cấp tầng lớp
được 0.5 đ
Giai cấp,tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc
Địa chủ phong kiến
Kinh doanh ruộng
đất,bóc lột địa tô
Đầu hàng làm tay sai cho
pháp,một bộ phận nhỏ có ý thức
dân tộc
Nông dân Làm ruộng ,nộp
nhiều loai tô thuế
Có ý thức dân tộc sâu sắc,sẵn
sàng hưởng ứng tham gia đấu
tranh,là lực lượng cách mạng
đông đảo
Tư sản Kinh doanh Chưa có thái độ hưởng ứng hay

tham gia các cuộc vận động cách
mạng đầu thế kỷ xx.Một bộ phân
có ý thức dân tộc nhưng cơ bản là
thỏa hiệp với Pháp
Tiểu tư sản Làm công ăn
lương,buôn bán nhỏ
Có ý thức dân tộc,tích cực tham
gia vào các cuộc vận động cứu
nước đầu thế kỷ XX
Công nhân Bán sức lao động
,làm thuê trong các
nhà máy xí nghiệp
hầm mỏ
Kiên quyết chống đế quốc giành
độc lập,xóa bỏ chế độ phong
kiến.Họ là lực lượng lãnh đạo
cách mạng
HẾT
PHÒNG GD-ĐT LƯƠNG TÀI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN THỨ NHẤT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1: (2,5 điểm)
Điền tên các sự kiện quan trọng của lịch sử thế giới cho phù hợp với thời gian
trong bảng sau:
STT Thời gian Tên sự kiện
1 8/1566
2 1789
3 02/1848
4 28/9/1864

5 1871
6 14/7/1889
7 1911
8 7/11/1917
9 1929 -1933
10 01/9/1939
Câu 2 : (4 điểm) Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng ?
PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 3: (3,5 điểm):
Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công mở đầu cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam năm 1858?
Câu 4: (4 điểm)
Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Cho biết
cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất ? Vì sao?
Câu 5: ( 6 điểm)
Trình bày khởi nghĩa Yên Thế (thời gian, lãnh đạo, căn cứ, Tóm tắt diễn
biến, kết quả, ý nghĩa). Cho biết cuộc khởi nghĩa này có những đặc điểm gì khác
so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ?
*****************Hết*******************
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 8
PHẦN THỨ NHẤT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1: (2,5 điểm)
(Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
ST
T
Thời
gian
Sự kiện
1 Cách mạng Hà Lan
2 Cách mạng tư sản Pháp

3 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
4 Quốc tế thứ nhất được thành lập
5 Công xã Pa-ri được thành lập
6 Quốc tế thứ hai thành lập
7 Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc)
8 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi
9 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
10 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
Câu 2 : (4 điểm)
Ở Nga năm 1917 đã xảy ra hai cuộc cách mạng , đó là cách mạng dân
chủ tư sản tháng Hai và cuộc cách mạng XHCN tháng Mười. (0,5 điểm)
Sở dĩ có hai cuộc cách mạng này là vì:
Vào đầu thế kỉ XX, ở Nga lúc này tồn tại nhiều mâu thuẫn : giữa nông
dân nga với chế độ phong kiến Nga hoàng ; giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư
sản ; giữa Đế quốc Nga với các dân tộc trong đế quốc Nga. (1 điểm)
Cách mạng tháng Hai năm 1917 tuy đã lật đổ chế độ phong kiến Nga
hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: hai chính quyền song
song tồn tại, đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu
công nhân, nông dân và binh lính …. (1 điểm)
Trước tình hình đó, Lênin và Đảng Bônsêvích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp
tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng
hai chính quyền song song tồn tại. Trong lúc đó, chính phủ lâm thời vẫn theo
đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng
nhân dân. (1 điểm)
Tháng 10 năm 1917, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đã nổ ra và
giành thắng lợi. (0,5 điểm)
PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 3: (3,5 điểm):
*Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công mở đầu cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam năm 1858 vì:

- Đà Nẵng là một vị trí chiến lược quan trọng, nếu chiếm được sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
(1 điểm)
- Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng, lại
nằm trên đường thiên lý Bắc Nam. (1 điểm)
- Đà Nẵng chỉ cách Huế 100 km, qua đèo Hải Vân, tại đây có nhiều người
theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu hoạt động từ trước làm
hậu thuẫn. Dụng ý của Pháp là sau khi chiếm được Đà Nẵng, sẽ tiến thẳng ra
Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng. (1 điểm)
- Hậu phương Đà Nẵng là đồng bằng Nam - Ngãi có thể lợi dụng để thực
hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. ( 0,5 điểm)
Câu 4: (4 điểm)
* Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương: (1,5 điểm)
- Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886-1887) (0,5 điểm)
- Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883- 1892) (0,5 điểm)
- Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885- 1895) (0,5 điểm)
* Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì ( 2,5
điểm)
- Lãnh đạo: Phần lớn là văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ – Tĩnh, chỉ huy
thống nhất, chặt chẽ, có uy tín trong phong trào Cần Vương. ( 0,5 điểm)
- Thời gian: Kéo dài 10 năm ( 0,5 điểm)
- Quy mô: Lớn, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình. ( 0,5 điểm)
- Tinh thần: Chiến đấu cam go, quyết liệt. ( 0,5 điểm)
- Lập được nhiều chiến công ( 0,5 điểm)
Cõu 5: ( 6 điểm)
* Khởi nghĩa Yên Thế: (4 điểm)
- Thời gian: 1884- 1913 ( 0,5 điểm)
- Lãnh đạo: Đề Thám, Đề Nắm ( 0,5 điểm)
- Căn cứ: Yên Thế- Bắc Giang ( 0,5 điểm)

- Diễn biến:
+ Giai đoạn 1884- 1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ
huy của Đề Nắm. ( 0,5 điểm)
+ Giai đoạn 1893- 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ
huy của Đề Thám. ( 0,5 điểm)
+ Giai đoạn 1909- 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng
nghĩa quân hao mòn. Ngày 10-2-1913 Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã.
( 0,5 điểm)
- Kết quả: Thất bại ( 0,5 điểm)
- ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp
phần làm chậm quá trình bình định của Pháp. ( 0,5 điểm)
* Đặc điểm khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời: (2 điểm)
- Mục tiêu chiến đấu: không phải là để bảo vệ chế độ phong kiến, khôi phục
ngôi vua (không phải là hưởng ứng Chiếu Cần Vương) mà là đứng lên đấu tranh
để bảo vệ mảnh đất Yên Thế, bảo vệ cuộc sống của những người nông dân Yên
Thế. ( 1 điểm)
- Thành phần lãnh đạo: Nông dân ( 0,5 điểm)
- Thời gian tồn tại: 30 năm ( 0,5 điểm)
PHÒNG GD-ĐT LƯƠNG TÀI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN THỨ NHẤT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1: (1,0 điểm)
Lập niên biểu diễn biến cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, theo
mẫu:
Thời gian Sự kiện
Câu 2: (1,5 điểm)
Trình bày bối cảnh, nội dung và kết quả cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật
Bản.
PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu 3: (2,5 điểm)
Pháp có âm mưu gì khi mở cuộc tấn công Đà Nẵng năm 1858? Chúng đã
thất bại như thế nào trong việc thực hiện kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh”?
Câu 4: (1,5 điểm)
Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862. Nhận xét về
tính chất hiệp ước và thái độ triều đình Huế ?
Câu 5: ( 3,5 điểm)
Trình bày diễn biến, ý nghĩa khởi nghĩa Hương Khê ? Tại sao nói Khởi
nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương?
********************Hết*******************
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 8
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Lịch sử
Câu 1: (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Thời gian Sự kiện
7/10 (20/10)
Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo công
việc cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
24/10 (6/11) Lê-nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa.
25/10 (7/11)
Quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông, các bộ trưởng của
chính phủ bị bắt, chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.
Đầu năm 1918 Cách mạng XHCN tháng Mười Nga giành được thắng lợi hoàn toàn.
Câu 2: (1,5 điểm)
1. Bối cảnh: (0,5 điểm)
- Các nước tư bản phương Tây ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật
Bản. Trước tình hình đó, Nhật Bản cần có sự lựa chon: hoặc duy trì chế độ
phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây, hoặc
canh tân để phát triển đất nước. (0,25 đ)
- 1/1868, sau khi lên ngội, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt các

cải cách tiến bộ trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, giáo dục, quân sự nhằm
đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu. (0,25 đ)
2. Nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị: (0,75 điểm)
- Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp
phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ
tầng, đường sá, cầu cống phục vụ giao thông liên lạc. (0,25 đ)
- Chính trị, xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư
sản lên nắm chính quyền. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội
dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú
đi du học ở phương Tây. (0,25 đ)
- Quân sự: Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ
thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú
trọng
(0,25 đ)
3. Kết quả: (0,25 điểm)
Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành
thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
Câu 3: (2,5 điểm)
* Hành động của Pháp:
+ Chiều 31/8/1858 liên quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển
Đà Nẵng. (0,25 đ)
+ Sáng 1/9/1858 liên quân Pháp- Tây Ban Nha đã nổ súng tấn công Đà
Nẵng, rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà (0,25 đ)
*Âm mưu của Pháp khi chọn Đà Nẵng:
+ Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng,lại
nằm trên đường thiên lí Bắc –Nam (0,25 đ).
+ Hậu phương Đà Nẵng là vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi có thể lợi dụng
để thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” (0,25 đ)
+Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100 km, qua đèo Hải Vân.Tại đây có nhiều
người theo đạo Thiên chúa và một số gián điệp đội nốt thầy tu hoạt động từ

trước(0,25 đ)
+Khi chiếm xong Đà Nẵng,Pháp sẽ đánh thẳng ra Huế, buộc triều đình đầu
hàng(0,25 đ)
*Sự thất bại của Pháp :
+ Triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng
Nam. Ông huy động quân dân đắp lũy ngăn không cho giặc tiến sâu vào nội
địa(0,25 đ)
+ Nhân dân được lệnh làm “vườn không nhà trống”, gây cho pháp nhiều
khó khăn. (0,25 đ)
+ Suốt 5 tháng liền, quân Pháp bị giam chân tại chỗ, lực lượng hao mòn
dần, thuốc men, thực phẩm thiếu thốn do tiếp tế khó khăn (0,25 đ)
+ Pháp thất bại trong âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” và buộc phải thay
đổi kế hoạch kéo quân vào Gia Định (0,25 đ)
Câu 4: (1,5 điểm)
1. Nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 (1,0 điểm)
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông
Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn. (0,25 đ)
- Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
(0,25 đ)
- Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ
lệnh cấm đạo trước đây. (0,25 đ)
- Bồi thường cho pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được
dân chúng ngừng kháng chiến… (0,25 đ)
2. Nhận xét về tính chất hiệp uớc và thái độ triều đình Huế. ( 0,5 điểm)
- Với hiệp ước Nhâm Tuất triều đình Huế đã cắt đất cầu hoà, đi ngược lại
với ý chí nguyện vọng của nhân dân, đặt quyền lợi dòng họ đặt lên trên quyền
lợi của dân tộc. (0,25 đ)
- Hiệp ước Nhâm Tuất đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền độc lập của dân
tộc, nhân dân ta bất bình phản đối hành động bán nước của triều đình Huế. (0,25

đ)
Câu 5: ( 3,5 điểm)
a. Diễn biến:
Khởi nghĩa Hương Khê chia làm 2 giai đoạn chính:
* Giai đoạn đầu (1885 - 1888): Đây là giai đoạn chuẩn bị, xây dựng lực lượng
và cơ sở chiến đấu. (0,25 đ)
+ Nghĩa quân tổ chức huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích
trữ lương thảo. Lực lượng nghĩa quân chia làm 15 quân thứ, …., tự chế
tạo được súng trường theo mẫu của Pháp, (0,25 đ)
* Giai đoạn sau (1889 - 1896): là thời kỳ chiến đấu quyết liệt của nghĩa
quân(0,25 đ)
+ 1889-1892: Đánh tan nhiều trận càn quét và tấn công của Pháp. (0,25 đ)
+ Đối phó lại, 1892 Pháp mở nhiều cuộc càn quét vào các căn cứ …. Pháp
tăng thêm binh lực rồi siết chặt vòng vây, mở nhiều cuộc tấn công vào Ngàn
Trươi.(0,25đ)
+ Nghĩa quân Hương Khê anh dũng đánh trả, nhưng thế lực của nghĩa quân
ngày càng suy yếu dần. (0,25 đ)
+ Trong một trận giao chiến ác liệt, Phan Đình Phùng bị thương nặng, ông hi
sinh ngày 28/12/1895. (0,25 đ)
+ Sang đầu năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa bị Pháp
bắt. Khởi nghĩa Hương Khê đến đây kết thúc. (0,25 đ)
b. Kh i ở ngh a H ng Khê l cu c kh i ngh a tiêu bi u nh t c a phong ĩ ươ à ộ ở ĩ ể ấ ủ
tr o C n V ng vì: à ầ ươ
- Thành phần lãnh đạo: các văn thân sỹ phu yêu nước - thủ lĩnh tài giỏi Phan
Đình Phùng,Cao Thắng. (0,25 đ)
- Địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh ở Trung Kỳ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình. (0,25 đ)
- Thời gian tồn tại lâu: 10 năm( 1885-1895)-lâu nhất trong phong trào Cần
Vương và khi khởi nghĩa tan rã cũng là lúc phong trào Cần Vương kết thúc.
(0,25 đ)

- Lập được nhiều chiến công(0,25 đ)
- Tính chất ác liệt chống Pháp và chống chính quyền phong kiến bù nhìn.
(0,25 đ)
=> Đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần Vương dưới sự
lãnh đạo của các văn thân, sỹ phu yêu nước, thể hiện tinh thần dân tộc sâu
sắc. (0,25 đ)
PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG
TÀI
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN THI: LỊCH SỬ; LỚP: 8 PHỔ THÔNG
Thời gian làm bài 120 phút
Câu 1. (2,0 điểm)
Vì sao Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở Châu Á không những không trở
thành 1 nước thuộc địa hay nửa thuộc địa mà còn trở thành 1 nước đế quốc hùng
mạnh?
Câu 2. (2,0 điểm)
Vì sao ở Nga năm 1917 lại diễn ra 2 cuộc cách mạng?
Câu 3. (2,0 điểm)
Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tại sao kế
hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng của thực dân Pháp bị thất bại?
Câu 4. (4,0 điểm)
a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với chính phủ
Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó.
b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí những
hiệp ước trên?
Hết
( thi cú 01 trang).
PHềNG GD&T LNG TI HNG DN CHM
chấm đề thi CHN HC SINH giỏi

Năm học 2013-2014
Môn: Lịch sử 8
(Gm 03 trang)
Cõu
1
Vỡ sao Nht Bn l quc gia duy nht Chõu khụng tr thnh 1
nc thuc a hay na thuc a m cũn tr thnh 1 nc quc
hựng mnh?
2,0
- Hon cnh ca Nht Bn: Ging nhiu nc Chõu khỏc nhng cú
la chn hon ton khỏc cỏc nc chõu (ch phong kin lõm vo
tỡnh trng khng hong, trong khi cỏc nc phng Tõy li ũi Nht
Bn m ca. Thc trng ú ũi hi Nht Bn hoc duy trỡ ch
phong kin lc hu, hoc canh tõn phỏt trin t nc. Trc thc t
ú, Nht Bn chn con ng canh tõn phỏt trin t nc.
0,5
- 1.1.1868, Thiờn Hong Minh Tr ó tin hnh cuc duy tõn minh tr
ton din trờn tt c cỏc lnh vc:
+ Kinh t
+ Chớnh tr - xó hi
+ Vn húa giỏo dc.
+ Quõn s.
1,0
- Duy Tõn Minh Tr - 1 cuc bin i xó hi ton din, tin b tớch cc
trờn ton b cỏc lnh vc nờn ó giỳp Nht Bn thoỏt khi tỡnh trng 1
nc thuc a v tr thnh 1 nc quc hựng mnh.
0,5
Cõu Vỡ sao Nga 1917 li din ra 2 cuc cỏch mng?
2,0
2

- Ở Nga năm 1917 đã diến ra 2 cuộc cách mạng là cách mạng dân chủ
tư sản tháng Hai và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
0,25
- Lí do diễn ra cách mạng tư sản tháng Hai: Ở Nga đầu 1917 tồn tại
nhiều mâu thuẫn chồng chéo, trong dó có 4 mâu thuẫn cơ bản đó là:
+ Mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến Nga Hoàng
+ Giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
+ Giữa dân tộc Nga với các dân tộc khác trong đế quốc Nga.
+ Giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác
1,0
- Lí do diễn ra cách mạng tháng Mười:
+ CM tháng Hai mới chỉ giải quyết 1 mâu thuẫn ở trên, 3 mâu thuẫn
còn lại chưa đượcn giải quyết nên yêu cầu tiếp tục 1 cuộc cách mạng.
+ Sau cách mạng tháng Hai, 1 cục diện chính trị đặc biệt lại tồn tại: Sự
hiện diện 2 chính quyền song song đại diện quyền lợi 2 giai cấp đối
kháng.
0,75
Câu
3
Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tại
sao kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng của thực dân
Pháp bị thất bại?
2,0
- Nguyên nhân
1,0
+ Từ giữa thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm
lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét tài nguyên
+ Việt Nam có vị trí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên
+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu
- Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng của thực dân Pháp

bị thất bại, vì
1,0
+ Nhân dân đấu tranh quyết liệt
+ Thái độ, hành động tích cực phối hợp của nhà Nguyễn với nhân
dân
+ Nguyễn Tri Phương thực hiện kế hoạch lập phòng tuyến
Câu
4
a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với
chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của
các hiệp ước đó.
Tên Hiệp ước Nội dung chủ yếu
Hiệp ước Nhâm
Tuất (1862)
Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản
của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia
Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở
ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho
Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây
Ban Nha tự do truyền đạo ; bồi thường cho Pháp
4,0đ
0,5
288 vạn lạng bạc; Pháp sẽ "trả lại" thành Vĩnh
Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc
được dân chúng ngừng kháng chiến.
Hiệp ước Giáp
Tuất (1874)
Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình chính
thức thừa nhận sáu tính Nam Kì hoàn toàn thuộc
Pháp.

Hiệp ước Hác-
măng (1883)
Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ
của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình
Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì
thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp
nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản
vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông
qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các
tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công
việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an
và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể
cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình
Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
Hiệp ước Pa-tơ-
nôt (1884)
Nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng,
chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì
nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong
kiến bù nhìn.
0,5
0,5
0,5
b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn
kí những hiệp ước trên?
2,0
- Nhân dân ta đã phản đối mạnh mẽ việc triều đình nhà Nguyễn kí các
hiệp ước đầu hàng, "quyết đánh cả Triều lẫn Tây"
1,0
- Nhân dân không tuân thủ lệnh của triều đình, tiếp tục đẩy mạnh

kháng chiến chống thực dân Pháp
1,0
Tổng điểm toàn bài
10,0
- HẾT -
PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG
TÀI
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN THI: LỊCH SỬ; LỚP: 8 PHỔ THÔNG
Thời gian làm bài 120 phút
Câu 1. (2,0 điểm)
Tại sao nói khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là cuộc khủng hoảng
kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất và gây hậu quả nặng nề nhất?
Câu 2. (2,0 điểm)
Tại sao nói cách mạng Tân Hợi là cách mạng tư sản không triệt để?
Câu 3. (2,0 điểm)
Tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp tới xã hội Việt Nam?
Câu 4. (4,0 điểm)
Vai trò, trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước vào tay thực
dân Pháp?
Hết
(Đề thi có 01 trang).

×