Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề thi và đáp án thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 9 tham khảo các phòng, các tỉnh (10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.17 KB, 3 trang )

PGD KRÔNG PĂC ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN-Năm học 2007-2008
TRƯỜNG THCS EAYÔNG Môn thi: Sinh học – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1.( 2đ )
So sánh kết quả lai phân tích F
1
trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền
liên kết của 2 cặp tính trạng?
Câu 2.( 3đ )
Câu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình nguyên
phân? Mô tả cấu trúc đó? Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội?
Câu 3.(3đ )
Khi cho cây cà chua F
1
giao phấn với nhau, người ta thu được F
2
có: 450 cây quả
đỏ và 150 cây quả vàng
a. Hãy dựa vào 1 quy luật di truyền nào đó của Menđen để xác định tính trội tính
lặn và lặp quy ước gen.
b. Lập sơ đồ giao phấn của F
1
.
c. Xác định kiểu gen của P đã tạo ra các cây F
1
nói trên và viết sơ đồ lai minh họa.
Câu 4.(3đ )
Cho một đoạn mạch đơn ( mạch khuôn mẫu ) của gen có trình tự các nuclêôtit là –
A – X – T – T – A – X – X – G – A – A – T – X –
a. Hãy xác định trình tự các nuclêôtit của đoạn mạch đơn bổ sung với nó? Giải
thích vì sao?


b. Đoạn mạch ARN thông tin ( mARN ) được tổng hợp từ mạch khuôn mẫu của
gen có trình tự các nuclêôtit như thế nào? Giải thích?
c. Phân tử Prôtêin được tổng hợp do gen đó quy định có bao nhiêu axit amin, giải
thích?
Câu 5.( 3đ )
Một đoạn ADN bình thường, có số nuclêôtit loại Ađênin là 27 và loại Guanin là
63. Do tác nhân phóng xạ, đoạn ADN này bị đột biến và có số nuclêôtit loại Ađênin là 26
và loại Guanin vẫn giữ nguyên.
a. Đây là dạng đột biến nào?
b. Chiều dài của đoạn ADN bị đột biến thay đổi như thế nào so với đoạn ADN
bình thường?
c. Biểu thức A + G = T + X còn đúng hay không đối với đoạn ADN bị đột biến?
Vì sao?
Câu 6.( 3đ )
Một hợp tử ở người có 2n = 46 thực hiện nguyên phân:
a. Khi ở kì trung gian, sau khi tự nhân đôi hợp tử trên có bao nhiêu tâm động, bao
nhiêu Crômatit?
b. Khi chuyển sang kì đầu, hợp tử trên có bao nhiêu NST kép?
c. Khi chuyển sang kì giữa, hợp tử trên có bao nhiêu NST kép, bao nhiêu tâm
động, bao nhiêu Crômatit?
d. Khi ở kì sau, hợp tử trên có bao nhiêu NST đơn, bao nhiêu tâm động?
Câu 7.(3đ )
Ở người, gen D quy định lông mi dài là trội hoàn toàn so với gen d quy định lông
mi ngắn. Các gen này nằm trên NST thường.
Bố và mẹ đều có lông mi dài, sinh được 1 con gái có lông mi dài và một con trai có
lông mi ngắn.
Xác định kiểu gen của bố, mẹ, con trai và con gái?
…………………….Hết………………….
PDG KRÔNG PĂC ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN – Năm học 2007-2008
Trường THSC EaYông Môn: Sinh học lớp 9

Câu 1.(2đ )
Di truyền độc lập Di truyền liên kết
F
1
lai phân tích.
F
1
: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
AaBb ↓ aabb
G
F1
:AB, Ab, aB, ab ab
F
B
: 1AaBb: 1 Aabb : 1aaBb : 1 aabb
Kiểu hình : 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn
1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
- Kết quả xuất hiện biến dị tổ hợp: vàng,
nhăn và xanh, trơn
F
1
lai phân tích
F
1
: Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt

bv
BV

bv

bv

G
F1
: BV , bv bv

F
B
: 1
bv
BV
: 1
bv
bv

Kiểu hình : 1 thân xám , cánh dài .
1 thân đen , cánh cụt .
- Kết quả không xuất hiện biến dị tổ hợp
Câu 2.( 3đ ) Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình
nguyên phân.
Ở kì giữa: NST gồm 2 Crômatit ( nhiễm sắc tử chị em ) gắn với nhau ở tâm động. Tâm
động là nơi nối tơ vô sắc để giúp cho NST di chuyển về 2 cực của tế bào ( 1,5 đ )
Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội ( 2n ). Bộ NST mà trong
giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng gọi là bộ NST đơn bội ( n ). ( 1,5đ )
Câu 3.( 3đ )
a. Xác định tính trội, lặn và quy ước gen ( 1đ )
Xét kết quả F
2
có: 450 quả đỏ : 150 quả vàng ≈ 3 quả đỏ : 1 quả vàng. F
2

có tỉ lệ kiểu
hìnhcủa quy luật phân li của Menđen.Dựa vào quy luật này suy ra tính trạng quả đỏ trội
hoàn toàn so với quả vàng
Quy ước: Gen A – Quả đỏ; gen a – quả vàng
b. Sơ đồ giao phấn của F
1
(1đ )
F
2
có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn suy ra F
1
đều có kiểu gen dị hợp Aa
Sơ đồ lai: F
1
: Aa( quả đỏ ) x Aa( quả đỏ )
G
F1
: A, a ↓ A, a
F
2
: 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 quả đỏ: 1 quả vàng
c. Kiểu gen của P (1đ )
F
1
đều dị hợpAa suy ra kiểu gen của P phải thuần chủng về cặp tính trạng tương phản
nên cây quả đỏ có kiểu gen AA, cây quả vàng có kiểu gen aa
Sơ đò minh họa: P: AA( quả đỏ ) x aa( quả vàng )
G
P

: A ↓ a
F
1
: Aa( quả đỏ )
Câu 4.(3đ )
a. Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung là:
- T – G – A – A – T – G – G – X – T – T – A – G –
Vì các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kể với nhau theo nguyên tắc bổ sung;
- A – T - , - X – G – và ngược lại.
b. Mạch mARN có trình tự các nuclêôtit là:
- U – G – A – A – U –G – G –X – U – U – A – G –
Vì trong quá trình tổng hợp mARN, các nuclêôtit của gen liên kết với các nuclêôtit tự do
trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A – U, T – A, X – G, G – X
c. Trong quá trình tổng hợp axit amin của Prôtêin, ta có căn cứ cứ 3 nuclêôtit kế
tiếp nhau quy định 1 axit amin nên ta có số axit amin là 12 : 3 = 4 axit amin
Câu 5.( 3đ )
a. Số nuclêôtit loại Ađênin của đoạn ADN bị đột biến so với đoạn ADN bình
thường giảm: 27 – 26 = 1 nuclêôtit. Do vậy đây là đột biến mất 1 cặp nuclêôtit, cụ
thể là cặp A - T
b. Mỗi cặp nuclêôtit có chiều dài là 3,4 A
0
. Do mất 1 cặp nuclêôtit nên chiều dài
của đoạn ADN bị đột biến giảm đi 3,4 A
0
so với đoạn ADN bình thường.
c. Biểu thức A + G = T + X vẫn còn đúng với đoạn ADN bị đột biến vì theo
nguyên tắc bổ sung: A = T, X = G.
Câu 6.( 3đ )
a. Kì trung gian có 46 tâm động, 92 Crômatit
b. Kì đầu có: 46 NST kép

c. Kì giữa có: 46 NST kép, 46 tâm động, 92 Crômatit
d. Kì sau có: 92 NST đơn, 92 tâm động
Câu 7.( 3đ )
- Bố và mẹ đều có lông mi dài cho nên trong kiểu gen của con họ đều có mặt của 1 gen D
- Con trai có lông mi ngắn nên có kiểu gen là dd tức là con trai đã nhận 1 gen d từ bố và 1
gen d từ mẹ
- Từ 2 dữ liệu trên suy ra: Kiểu gen của bố là Dd
Kiểu gen của mẹ là Dd
- Người con gái có lông mi dài nên trong kiểu gen có mặt ít nhất 1 gen D. Vậy kiểu gen
của người con gái là DD hoặc Dd

×