Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam Nông Thị Hồng Nhung.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 119 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––




NÔNG THỊ HỒNG NHUNG



CẤU TRÚC MỘT CÔNG TRÌNH BÁCH KHOA
VỀ VĂN HÓA CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC







THÁI NGUYÊN - 2014



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––




NÔNG THỊ HỒNG NHUNG



CẤU TRÚC MỘT CÔNG TRÌNH BÁCH KHOA
VỀ VĂN HÓA CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TẠ VĂN THÔNG




THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc
ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn


Nông Thị Hồng Nhung




















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy Tạ Văn Thông, ngƣời đã hƣớng dẫn tôi
viết luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô đã giảng dạy, phòng Sau đại học, Trung tâm
Học liệu Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Xin cảm ơn nhà văn - nhà nghiên cứu Hoàng Triều Ân (tác giả cuốn “Từ điển văn
hóa cổ truyền dân tộc Tày" sống tại thị trấn Hòa An, thành phố Cao Bằng), ngƣời đã
cung cấp nhiều tri thức và tƣ liệu quý có liên quan đến luận văn.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân, đồng nghiệp và các học viên Cao
học Ngôn ngữ K20 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn


Nông Thị Hồng Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii
PHỤ LỤC vi
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tƣợng nghiên cứu 7
5. Phạm vi nghiên cứu 8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
7. Đóng góp của luận văn 9
8. Bố cục của luận văn 9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN VĂN 11
1.1. Lý thuyết về Từ điển học và Công trình bách khoa học 11
1.1.1. Từ điển 11
1.1.1.1. Định nghĩa 11
1.1.1.2. Phân loại từ điển 12
1.1.2. Các công trình bách khoa 15
1.1.2.1. Khái niệm “công trình bách khoa” (“bách khoa toàn thƣ”) 15
1.1.2.2. Phân loại công trình bách khoa 17
1.1.3. Cấu trúc vĩ mô và vi mô trong một công trình bách khoa 18
1.1.3.1. Cấu trúc vĩ mô (cấu trúc bảng đầu mục) 18
1.1.3.2. Cấu trúc vi mô 21
1.2. Lý thuyết về văn hóa học 23
1.2.1. Khái niệm về văn hóa - văn hóa cổ truyền 23
1.2.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1.2.2.1. Ngôn ngữ là thành tố của văn hóa 25
1.2.2.2. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá 25
1.2.2.3. Các lớp từ ngữ văn hóa trong ngôn ngữ 26
1.3. Tiểu kết 27
Chƣơng 2: CẤU TRÚC CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH BÁCH KHOA VỀ
VĂN HÓA CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM 28
2.1. Cấu trúc trong cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày của Triều Ân,
Hoàng Quyết, Hoàng Đức Toàn 28
2.1.1. Cấu trúc vĩ mô 28
2.1.1.1. Kết cấu chung của công trình 28
2.1.1.2. Các loại mục trong cấu trúc vĩ mô 29
2.1.1.3. Cơ sở thiết lập và đặc điểm các đơn vị mục 31
2.1.1.4. Cách sắp xếp các mục trong từ điển 32
2.1.2. Cấu trúc vi mô 33
2.1.2.1. Các tri thức trong kết cấu vi mô của mỗi loại mục 33
2.1.2.2. Hình thức thể hiện các loại tri thức trong kết cấu vi mô trong mục 40
2.1.2.3. Cách thức tổ chức các yếu tố trong cấu trúc vi mô 41
2.2. Cấu trúc cuốn Từ điển văn hóa phong tục, cổ truyền Việt Nam của Nguyễn Nhƣ
Ý và Chu Nhƣ 44
2.2.1. Cấu trúc vĩ mô 44
2.2.1.1. Kết cấu chung của công trình 44
2.2.1.2. Các loại mục trong cấu trúc vĩ mô 44
2.2.1.3. Cơ sở thiết lập và đặc điểm các mục 47
2.2.1.4. Cách thức sắp xếp các mục trong từ điển 48
2.2.2. Cấu trúc vi mô 48
2.2.2.1. Các tri thức trong kết cấu vi mô của mỗi loại mục 48
2.2.2.2. Hình thức thể hiện các loại tri thức trong cấu trúc vi mô của mục 61
2.2.2.3. Cách thức tổ chức các yếu tố trong cấu trúc vi mô 61
2.3. Tiểu kết 64
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC CỦA MỘT CÔNG TRÌNH BÁCH KHOA VỀ

VĂN HÓA CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3.1. Bƣớc đầu đánh giá các công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền ở Việt Nam 66
3.1.1. Về cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày của Triền Ân, Hoàng Quyết,
Hoàng Đức Toàn 66
3.1.2. Về cuốn Từ điển văn hóa, phong tục cổ truyền Việt Nam của Nguyễn Nhƣ Ý,
Chu Huy 69
3.2. Khái quát về văn hóa các dân tộc Việt Nam 72
3.2.1. Một số đặc trƣng cơ bản của văn hóa cổ truyền của các dân tộc Việt Nam 72
3.2.2. Các vùng văn hóa Việt Nam 73
3.2.2.1. Vùng văn hóa Tây Bắc 73
3.2.2.2. Vùng văn hóa Việt Bắc 74
3.2.2.3. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ 74
3.2.2.4. Vùng văn hóa Trung Bộ 75
3.2.2.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên 75
3.2.2.6. Vùng văn hóa Nam Bộ 75
3.2.3. Các thành tố cơ bản của văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam 76
3.2.3.1. Ngôn ngữ 76
3.2.3.2. Tôn giáo 77
3.2.3.3. Tín ngƣỡng 77
3.2.3.4. Lễ hội 78
3.2.3.5. Phong tục tập quán 78
3.2.3.6. Nghề thủ công 79
3.2.3.7. Các loại hình nghệ thuật truyền thống 79
3.2.3.8. Ẩm thực 79
3.2.3.9. Công trình kiến trúc 80
3.2.3.10. Trang phục 80
3.2.3.11. Văn học 80

3.3. Đề xuất cấu trúc của công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc
Việt Nam 81
3.3.1. Nguyên tắc biên soạn, các loại công trình bách khoa văn hóa cổ truyền, kết
cấu công trình 81
3.3.1.1. Nguyên tắc 81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3.3.1.2. Các loại công trình bách khoa văn hóa cổ truyền của các dân tộc thiểu số 82
3.3.1.3. Kết cấu công trình 82
3.3.2. Đặc tính của mục trong công trình bách khoa văn hóa cổ truyền của các dân
tộc thiểu số 83
3.3.3. Cấu trúc vĩ mô 83
3.3.3.1. Cơ sở để thiết lập bảng đầu mục 83
3.3.3.2. Bảng phân loại mục trong công trình bách khoa văn hóa cổ truyền của các
dân tộc thiểu số 84
3.3.4. Cấu trúc vi mô 85
3.3.4.1. Các yếu tố trong một mục 85
3.3.4.2. Đề cƣơng chính của một số loại mục 85
3.4. Tiểu kết 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các loại mục trong cấu trúc vĩ mô 29

Bảng 2.2. Sự có mặt của các yếu tố trong cấu trúc vi mô của mỗi mục 40
Bảng 2.3. Quy tắc chính tả, hình thức thể hiện các yếu tố trong cấu trúc vi mô của
mỗi mục 41
Bảng 2.4. Các loại mục trong cấu trúc vĩ mô 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hiện nay, các công trình tra cứu mang tính bách khoa ngày càng nhiều,
đƣợc mở rộng về kích cỡ, đƣợc hoàn thiện về nội dung tri thức. Điều này xuất phát từ
vai trò và khả năng phục vụ đắc lực cho nhu cầu hiểu biết, đào tạo nâng cao vốn tri
thức của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân. Nhƣng điều đáng lƣu tâm là hiện nay ở
Việt Nam, các công trình tra cứu mang tính bách khoa về văn hóa nói chung và đặc
biệt là về văn hóa cổ truyền của các dân tộc còn rất ít ỏi. Các công trình này (nếu có)
lại thƣờng chƣa phản ánh đƣợc bức tranh muôn màu đặc sắc, bề dày truyền thống văn
hóa của các dân tộc.
1.2. Việc biên soạn các công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền càng cấp
thiết và có ý nghĩa hơn trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới và xu hƣớng toàn cầu
hóa, khi nhu cầu giới thiệu và quảng bá về hình ảnh của đất nƣớc Việt Nam trong mắt
bạn bè thế giới, trong đó có những nét đặc sắc trong văn hóa cổ truyền của các dân
tộc, đã trở thành một yêu cầu quan trọng. Đặc biệt trong giao đoạn giao lƣu và tiếp
biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, nhu cầu nâng cao tri thức về văn hóa các
cộng đồng trong quốc gia của mình, để hiểu biết về chính mình, để tự hào và ý thức
bảo tồn, phát triển những nét bản sắc riêng càng trở nên cấp thiết.
Hiện nay ở Việt Nam, do những nguyên nhân khác nhau nhiều dân tộc (đặc
biệt là các dân tộc thiểu số) đang để mai một dần vốn văn hóa truyền thống của dân
tộc mình. Đó là điều rất đáng lƣu tâm và cần đƣợc điều chỉnh. Để giải quyết vấn đề
này, ngoài việc nâng cao bản lĩnh của con ngƣời Việt Nam trƣớc cánh cửa hội nhập,

cần phải tôn vinh văn hóa cổ truyền của các dân tộc, phải nghiên cứu, sƣu tầm và
biên soạn các công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền. Có thể xem đây là một yêu
cầu đặt ra cho các nhà khoa học: cấp thiết biên soạn các công trình tra cứu mang tính
bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc ở Việt Nam.
1.3. Bản thân tác giả là ngƣời con của một dân tộc thiểu số, sinh ra và đƣợc
nuôi dƣỡng trong cái nôi văn hóa Tày. Trong quá trình sinh sống, gắn bó trên mảnh
đất quê hƣơng Cao Bằng đa dân tộc, tác giả luôn thƣờng trực một ý nguyện bảo tồn
và quảng bá những viên ngọc văn hóa cổ truyền của các dân tộc nơi đây. Ngoài ra, lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
là một giáo viên vùng cao hàng ngày đƣợc tiếp xúc với các em học sinh dân tộc thiểu
số, tác giả cũng hi vọng sẽ góp phần giúp cho học sinh và giáo viên là ngƣời dân tộc
Tày và thuộc những dân tộc khác ở những vùng ngƣời Tày sinh sống có cơ sở hiểu rõ
hơn về văn hóa dân tộc Tày và dân tộc mình.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài“Cấu trúc một bách khoa về văn hóa cổ
truyền các dân tộc ở Việt Nam” đã đƣợc lựa chọn để thực hiện trong luận văn này.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu lí luận về từ điển học và các công trình bách khoa ở Việt Nam
Để biên soạn thành công các công trình tra cứu bách khoa thì việc nghiên cứu
những vấn đề lí luận có ý nghĩa quan trọng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá
trị đặt nền móng cơ sở khoa học cho việc biên soạn các công trình bách khoa. Có thể
kể ra những nghiên cứu lí luận về Từ điển học và các công trình bách khoa của các
tác giả tiêu biểu nhƣ Hoàng Phê, Nguyễn Ngọc Trâm, Chu Thị Bích Thu, Hà Học
Trạc, Vũ Quang Hào, Nguyễn Kim Thản Ở đây chỉ xin nhắc đến một vài công trình
tiêu biểu:
Ở Việt Nam, từ những năm 1968- 1969, đã bắt đầu triển khai có hệ thống việc
tìm hiểu lí luận từ điển học, trong điều kiện rất thiếu tài liệu tham khảo và những bài
học kinh nghiệm trong công tác từ điển học của các nƣớc, cũng nhƣ kinh nghiệm của

nƣớc ta. Có thể kể đến một loạt bài viết trình bày về lí thuyết từ điển học nói chung
cũng nhƣ một số công việc “bếp núc” cụ thể của từ điển học, bắt đầu từ bài viết của
Hoàng Phê“Về việc biên soạn một cuốn từ điển tiếng Việt mới” in trên tạp chí Ngôn
ngữ số 2/ 1969. Sau khi kiểm kê lại những từ điển tiếng Việt hiện có, ông chỉ ra
nguyên nhân những hạn chế ở những cuốn từ điển đó. Sau đó, tác giả thảo luận về
vấn đề quan điểm mới và phƣơng pháp mới trong công việc biên soạn từ điển. Đồng
thời trong bài báo này tác giả đã đề cập đến vấn đề các phƣơng châm biên soạn, theo
ông cần quán triệt và chú ý trƣớc tiên trong toàn bộ việc biên soạn là tính khoa học
và tính tƣ tƣởng và tính tiện dùng. Cũng trong tập chí Ngôn ngữ số 2 này, Bùi Khắc
Việt có bài viết giới thiệu“Một vài kinh nghiệm biên soạn từ điển ngôn ngữ ở các
nƣớc xã hội chủ nghĩa”.
Thứ đến trên tạo chí Ngôn ngữ số 3/1977, tác giả Đặng Chấn Liêu giới thiệu
“kinh nghiệm làm từ điển hai thứ tiếng”. Thứ nhất đó là kinh nghiệm về xác định đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
tƣợng của từ điển định soạn để định trƣớc đƣợc quy mô của loại từ điển và thứ hai
tác giả bàn đến nhiều hơn cả về vấn đề phức tạp về ngữ nghĩa trong việc tìm từ tƣơng
đƣơng giữa hai thứ tiếng.
Thứ đến có thể kể bài “Vấn đề lƣợng thông tin của từ điển ngữ văn” của Bùi
Đình Mỹ trên tạp chí Ngôn ngữ số 2/1991, bàn về khối lƣợng, định nghĩa, về kênh
hình, việc tăng giá trị sử dụng của từ điển ngữ văn.
Đặc biệt trong số các công trình nghiên cứu lí luận từ điển học phải kể đến
Hoàng Phê, Nguyễn Ngọc Trâm…cuốn Một số vấn đề từ điển học (NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1997). Sự ra đời của công trình này đã đánh giá một cột mốc quan
trọng lĩnh vực nghiên cứu lí luận từ điển học. Đó là tác phẩm về từ điển học đầu tiên
ở nƣớc ta. Do một số khó khăn nên công trình chỉ dừng lại ở việc tập hợp các bài viết
nhƣng tập sách đƣợc soạn thảo theo kế hoạch của một tập thể. Đó là các bài viết tâm
đắc nhƣ: “Một số vấn đề từ điển học” của Hoàng Phê, Nguyễn Ngọc Trâm, “Một vài

nhận xét về cấu trúc vĩ mô của từ điển giải thích tiếng Việt” tác giả Nguyễn Ngọc
Trâm, “Hệ thống các kiểu chú trong từ điển tiếng Việt” của Đào Thản, “Một vài suy
nghĩ về từ điển song ngữ” của Lê Khả Kế Các bài viết đã bàn về những vấn đề cơ
bản của từ điển học và có những đóng góp giá trị trong lịch sử nghiên cứu lí luận từ
điển học. Tuy nhiên các tác giả cũng nhận thấy “ hạn chế của cuốn sách là chƣa trình
bày đƣợc đầy đủ, toàn diện những vấn đề của từ điển học [ ] mới chỉ khảo sát
những vấn đề của từ điển ngôn ngữ, từ điển ngôn ngữ mới chú vào từ điển giải tích”
[38, tr.6].
Hà Học Trạc, Lịch sử - lí luận và thực tiễn biên soạn bách khoa toàn thƣ,
NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2004. Đây là công trình quy mô có gía trị tổng kết
về lịch sử - lí luận và thực tiễn biên soạn bách khoa toàn thƣ ở Việt Nam. Công trình
đã đƣa ra những tri thức lí luận hiểu rõ hơn các khái niệm về từ điển, từ điển bách
khoa, và bách khoa toàn thƣ, cũng nhƣ các phƣơng pháp biên soạn bách khoa toàn
thƣ từ các khâu cơ bản trong việc biên soạn cho đến việc tuyển chọn và biên tập các
mục bách khoa, niêm biểu các sự kiện lớn và sách dẫn Đó là tổng kết và đề xuất
quý báu làm cơ sở lí luận mở đƣờng cho việc biên soạn thành công bộ Bách khoa
toàn thƣ Việt Nam sau này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Trong công trình Kiểm kê từ điển học Việt Nam (NXB Đại học quốc gia, Hà Nội,
2005), Vũ Quang Hào đã liệt kê khá đầy đủ toàn cảnh từ điển học lí thuyết Việt Nam,
với số lƣợng hơn 180 tài liệu.Trong số đó, nhiều tài liệu đã đặt ra và giải quyết thấu đáo
một số vấn đề cơ bản của từ điển học Việt Nam. Cuốn sách nhận xét rằng từ điển học lí
thuyết Việt Nam đã làm tốt vai trò dẫn dắt từ điển học thực hành Việt Nam.
Ngoài ra còn số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành nhƣ tạp chí Ngôn
ngữ,Thông tin khoa học và xã hội, Ngôn ngữ và đời sống, Từ điển học và bách khoa thƣ:
- Vƣơng Lộc (1969), Một vài nhận xét về từ điển giải thích của ta, Ngôn ngữ, s2.
- Hồng Dân (1971), Vấn đề miêu tả hƣ từ trong việc biên soan từ điển giải

thích, Ngôn ngữ, s1.
- Nguyễn Kim Thản (1983), Các công trình bách khoa và việc biên soạn các
công trình bách khoa ở Việt Nam, Thông tin khoa học và xã hội.
- Đặng Chấn Liêu (1997), Vài kinh nghiệm làm từ điển hai thứ tiếng, Ngôn ngữ, s3.
- Hồ Hải Thụy (2005), Suy nghĩ lại về làm từ điển, Ngôn ngữ và Đời sống
s.12-2004 + s.1+2.
- Tạ văn Thông (2010) Mục trong công trình bách khoa văn hóa Việt Nam.
Tạp chí Từ điển và bách khoa thƣ, s3.

Vấn đề nghiên cứu lí luận về từ điển học và công trình bách khoa đã sớm
đƣợc các nhà từ điển học Viêt Nam quan tâm và dày công nghiêm cứu. Mỗi công
trình nghiên cứu đi sâu vào một chủ đề riêng, tâm đắc nhất của các tác giả về lí luận
từ điển học, nhờ vậy đã đúc rút đƣợc những kinh nghiệm, nêu nhiều đề xuất mới,
đóng góp vào lí thuyết từ điển nói chung và đặt cơ sởn nhất định cho việc biên soạn
những công trình sau này. Đây là cơ sở lí luận rất quan trọng tạo điều kiện tiền đề tốt
cho sự phất triển từ điển học của Việt Nam trên con đƣờng hội nhập với nền văn hóa
thế giới.
2.2. Những công trình bách khoa nghiên cứu về văn hóa các dân tộc trên thế giới
và ở Việt Nam
Trong những năm gần đây việc biên soạn và công bố các công trình bách khoa
về văn hóa ngày càng trở nên cấp thiết. Điều này xuất phát từ nhu cầu mở mang nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
thức của các dân tộc trong quá trình giao lƣu và tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ
hiện nay. Các công trình tiêu biểu nhƣ :
- Bùi Thiết (1993), Từ điển lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa, H.
- Nguyễn Đức Thọ (chủ biên) (1993), Từ điển di tích văn hóa Việt Nam, Nxb.
KHXH và Nxb Mũi Cà Mau.

- Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (1993), Từ điển văn hóa Việt nam, Nxb Văn hóa
thông tin, H.
- Hữu Ngọc (chủ biên) (1995), Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, NXB Thế
giới, Hà nôi.
- Triều Ân, Hoàng Quyết (1996), Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày,, NXB
Văn hóa dân tộc, H.
- Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Thu Hà, Phạm Minh Thảo (1999), Từ điển văn
hóa gia đình Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, H.
- Vũ Ngọc Khánh (2000),Từ điển Việt Nam văn hóa, phong tục, tín ngƣỡng,
Vũ Ngọc Khánh, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
- Hoàng Thị Dung, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Thị Huế (2001), Từ điển văn hóa
ẩm thực Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội.
- Doãn Hiệp (chủ biên) (2001), Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa, Nxb
Văn hóa thông tin, H.
- Phạm Thị Vinh (chủ biên) (2003), Từ điển văn hóa Inddoneeessia, Nxb
KHXH,H.
- Trung tâm dịch thuật (2004), Từ điển Văn hóa bách khoa, Nxb VHTT, H.
- Trần Ngọc Bảo (2005), Từ điển ngôn ngữ văn hóa – du lich Huế Xƣa, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
- Nguyễn Nhƣ Ý, Chu Nhƣ (2013), Từ điển văn hóa, phong tục cổ truyền Việt
Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam. H.

Điểm lại các công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt
Nam, có thể nhận xét:
Thứ nhất: Các công trình trên cho thấy các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến
bức tranh văn hóa phong phú đặc sắc của các dân tộc Việt Nam đặc biệt là trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6

trong xu hƣớng hội nhập văn hóa hiện nay. Các tác phẩm ấy đã góp phần quan trọng
trong việc lƣu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc, để cho ngƣời
đời nay và mai sau đƣợc biết và trân trọng.
Thứ hai: Ở Việt Nam những công trình bách khoa chuyên biệt về văn hóa cổ
truyền - các công trình cung cấp đầy đủ tri thức về văn hóa cổ truyền Việt Nam hoặc
văn hóa cổ truyền của các vùng miền, dân tộc, hoặc công trình chỉ nghiên cứu về một
thành tố trong văn hóa cổ truyền nhƣ (văn hóa gia đình, văn hóa ẩm thực, văn hóa du
lịch, tín ngƣỡng, lễ hội ), cho đến nay vẫn không nhiều. Điều đó có thể do nhiều
nguyên do khác nhau, trong đó có thể là do thiếu những khuôn mẫu. Chúng có thể
giúp cho các tác giả hình dung khái quát về “xƣơng sống” của các tác phẩm trong
tƣơng lại, đó là cấu trúc vĩ mô, vi mô của các mục trong các công trình này.
Thiết nghĩ, hiện nay một đề tài tìm hiểu về cấu trúc một công trình bách khoa
về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam rất cấp thiết, sẽ góp phần hình dung
khái quát về cấu trúc của loại công trình bách khoa về văn hóa ccỏ truyền. Nó
không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa các dân tộc, mà còn có thể
thúc đẩy việc nghiên cứu và biên soạn các công trình tra cứu mang tính bách khoa
về văn hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Thông qua việc tìm hiểu và khảo sát một số công trình tra cứu về văn hóa cổ
truyền của các dân tộc Việt Nam, nhiệm vụ của luận văn là khảo sát và tìm hiểu về
cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô trong một công trình tra cứu bách khoa về văn hóa
cổ truyền ở Việt Nam.
Trên cơ sở tìm hiểu và khảo sát đó luận văn sẽ bƣớc đầu xác lập mô hình cấu
trúc vĩ mô và vi mô, làm cơ sở để biên soạn các công trình bách khoa về văn hóa cổ
truyền các dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về từ điển học và công trình bách khoa, về văn hóa cổ
truyền các dân tộc liên quan đến đề tài.
- Sƣu tầm tài liệu liên quan đến văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
- Tìm hiểu và khảo sát các kiểu loại cấu trúc vĩ mô (hệ thống mục), cấu trúc vi
mô (các tri thức đƣợc triển khai, sắp xếp trong một mục) của các công trình bách
khoa về văn hóa nói chung.
- Từ cơ sở lí thuyết và thực tế khảo sát và tìm hiểu trên đề xuất phƣơng hƣớng
về mô hình cấu trúc biên soạn đối với một công trình tra bách khoa về văn hóa cổ
truyền các dân tộc Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn là hai công trình bách khoa về văn
hóa cổ truyền sau:
Thứ nhất: cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền của dân tộc Tày,Triều Ân, Hoàng
Quyết, Hoàng Đức Toàn, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà nội.1996.
Công trình gồm 281 trang, với tổng số 127 mục - con số nói lên quá trình lao
động không mệt mỏi của các tác giả ngƣời đã dành trọn niềm đam mê cho văn hóa
Tày. Đặc trƣng của cuốn từ điển này là từ điển song ngữ (tên đầu mục viết bằng tiếng
Tày và nội dung mục viết bằng tiếng Việt). Cuốn từ điển đã giới thiệu những nét đặc
trƣng trong văn hóa cổ truyền đƣợc hình thành và đƣợc gìn giữ, bảo tồn cho đến ngày
nay của ngƣời Tày – một dân tộc có dân số tƣơng đối đông, sinh sống tập trung và ổn
định tại Việt Nam.
Cuốn sách là kết quả nhiều năm sƣu tầm, lựa chọn những nét bản sắc nhất về
văn hóa của các tác giả - những ngƣời con đƣợc lớn lên trong các nôi văn hóa Tày.
Cuốn từ điển đã phản ánh sâu sắc bức tranh văn hóa đa sắc màu của ngƣời
Tày, của những chủ nhân đôn hậu, yêu quý con ngƣời, có lối sống riêng mang vẻ cổ
kính mà hiện đại. Các mục đƣợc biên soạn trong cuốn từ điển phản ánh khá đậm nét
cả đời sống văn hóa vật chất (những di tích văn hóa, các tổ chức văn hóa, văn hóa ẩm
thực ) và đời sống văn hóa tinh thần (lễ hội, phong tục, quan niệm dân gian )
mang đậm nét bản sắc văn hóa Tày.

Thứ hai: cuốn Từ điển văn hóa, phong tục cổ truyền Việt Nam, Nguyễn Nhƣ
Ý, Chu Nhƣ, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013. Đây là cuốn từ điển về văn hóa cổ
truyền đƣợc biên soạn trong thời gian gần đây nhất, là năm 2013; có đối tƣợng là văn
hóa của tất cả các dân tộc Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
Công trình này gồm hơn 2000 mục khác nhau, phản ánh các khái niệm, hiện
tƣợng trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của ngƣời Việt Nam trong tiến
trình hình thành và phát triển của dân tộc. Hệ thống các mục trong cuốn từ điển là:
- Công cụ sản xuất, phƣơng thức sản xuất, các sản phẩm vật chất, các nghề thủ
công, cách chế tác công cụ lao động, các phƣơng tiện đánh bắt
- Cách thức ăn mặc, cƣ trú, đi lại của con ngƣời thuộc các giới, lứa tuổi, dân
tộc khác nhau.
- Các phong tục, tập quán, nghi lễ, gắn với vòng đời của con ngƣời từ khi sinh
ra cho đến lúc chết theo lẽ tự nhiên “sinh - lão - bệnh- tử”.
- Các nghi lễ các điều cấm kỵ trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng của các
giáo phái các tín đồ.
- Các lễ nghi, tập quán thờ cúng tổ tiên
- Các hình thức vui chơi giải trí dân gian nhƣ: hát xoan, hát quan họ, dân ca
dân vũ đi theo đó là các loại nhạc cụ, các trò diễn xƣớng dân gian
- Các yếu tố trong thiết chế xã hội xƣa thể hiện qua các đơn vị hành chính, các
chức tƣớc, học vị
5. Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu cấu trúc (vĩ mô và vi mô) của các mục trong các công
trình tra cứu bách khoa. Không tìm hiểu về vốn văn hóa cổ truyền của các dân tộc dƣới
góc độ văn hóa, văn học nghệ thuật, hay tín ngƣỡng, cách thức tri nhận văn hóa
- Chủ yếu tìm hiểu về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam, không nghiên
cứu về văn hóa đƣơng đại.

- Chỉ tìm hiểu về sự thể hiện vốn văn hóa cổ truyền của các dân tộc đƣợc đề
cập đến trong hai cuốn từ điển đã lựa chọn trong phần đối tƣợng nghiên cứu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thống kê phân loại
Căn cứ vào các văn bản khảo sát, luận văn tiến hành thống kê, phân loại
hệ thống các mục, các tri thức đƣợc sử dụng trong một mục của các công trình
bách khoa về văn hóa và từ đó tìm ra quy luật xuất hiện của chúng trong các văn
bản cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
6.2. Phương pháp miêu tả
Trên cơ sở thống kê phân loại, liệu luận văn đi đến phân tích, tổng hợp, đánh
giá mô hình cấu trúc khái quát chung, từ đó có cơ sở đề xuất cho việc biên soạn một
công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền của các dân tộc Việt Nam.
6.3. Phương pháp điền dã
Để tìm hiểu kĩ càng hơn về những điều đã đƣợc ghi nhận trong các công trình
nói trên, tác giả luận văn sẽ tiến hành một số cuộc đi xuống vùng nông thôn, gặp các
trí thức dân tộc, để mắt thấy tai nghe và hỏi kĩ hơn về một số nhận xét và điểm đáng
lƣu ý khi tìm hiểu vốn văn hóa cổ truyền.
7. Đóng góp của luận văn
7.1. Về mặt lí luận
Luận văn sẽ bổ sung thêm những tƣ liệu về Từ điển học nói chung và Công
trình bách khoa học nói riêng, cách thức phân tích cấu trúc và đánh giá về một công
trình tra cứu mang tính bách khoa chuyên ngành, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu
và biên soạn các công trình tra cứu nói chung.
Đồng thời, luận văn có thể coi là sự đóng góp về tƣ liệu và cách nhìn nhận đối
với ngành Văn hóa học.
7.2. Về mặt thực tiễn

- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo về cấu trúc chung cho việc biên soạn
một công trình tra cứu mang tính bách khoa về văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt
Nam, là động lực thúc đẩy việc biên soạn loại công trình này trong tƣơng lai.
- Luận văn có thể là một cơ sở giúp cho bạn đọc thuộc những dân tộc khác
nhau tìm hiểu về vốn văn hóa cổ truyền của các dân tộc Việt Nam, cũng nhƣ một dân
tộc cụ thể. Từ đó, độc giả thấy đƣợc khái quát sự thống nhất trong đa dạng, nét đặc
sắc trong bức tranh muôn màu văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm
3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và một số vấn đề có liên quan đến luận văn
Chương 2: Kết quả khảo sát một số công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền
của dân tộc Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
Chương 3: Đề xuất về cấu trúc của một công trình bách khoa về văn hóa cổ
truyền của các dân tộc Việt Nam.
Phần Phụ lục:
- Phụ lục 1: Một số hình ảnh về ngƣời Tày và sinh hoạt văn hóa cổ truyền Việt Nam
- Phụ lục 2: Một số trang hai công trình là đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN


1.1. Lý thuyết về Từ điển học và Công trình bách khoa học
1.1.1. Từ điển
1.1.1.1. Định nghĩa
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về từ điển. Theo L.Zguasta, một trong
những định nghĩa tốt nhất về thuật ngữ “từ điển” mà đƣợc nhiều ngƣời thừa nhận và
sử dụng đó là định nghĩa của C.C.Bergl: “Một cuốn từ điển là một danh mục đƣợc
sắp xếp có hệ thống của các hình thức ngôn ngữ đƣợc xã hội hóa, thu nhận từ những
thói quen nói năng của một cộng đồng ngôn ngữ nhất định và đƣợc biên soạn chú
giải sao cho ngƣời đọc có một trình độ nhất định hiểu đƣợc ý nghĩa của từng hình
thức ngôn ngữ riêng rẽ và biết đƣợc điều cần yếu về chức năng của nó trong cộng
đồng ngôn ngữ đó.”[42, tr.245]
Các nhà từ điển học Việt Nam cũng có những cách khác nhau định nghĩa về
khái niệm “từ điển” trong các công trình nghiên cứu lí luận của mình. Theo cuốn Một
số vấn đề từ điển học:“Từ điển là loại sách tra cứu, ở đó thu thập và cung cấp những
thông tin về kí hiệu ngôn ngữ. Đúng nhƣ tên gọi của mình, các thông tin trong từ
điển có tính chất khách quan, thƣờng đƣợc coi nhƣ là một chân lí. Từ điển không
phải là một công trình sáng tác nhằm trình bày những kiến giải cá nhân mà là một
công trình biên soạn, dựa vào tƣ liệu ngôn ngữ mà tổng hợp, đúc rút và soạn thảo
ra.” [38, tr.26]. Cách định nghĩa dựa trên đặc điểm về chức năng, tính chất của loại
sách này.
Luận văn chọn cách định nghĩa của Nguyễn Ngọc Trâm bởi định nghĩa đã
nhấn mạnh mặt đặc điểm chức năng của các loại từ điển là sách công cụ dùng để
tra cứu trong công tác hàng ngày, chủ yếu là để tra cứu, tìm kiếm thông tin thông
tin nhanh chóng, thuận tiện. Đây là chức năng quan trọng, thiết yếu của loại sách
này. Đồng thời định nghĩa cũng nêu lên yêu cầu thông tin của cuốn từ điển: các
thông tin phải đảm bảo khách quan. Cơ sở để biên soạn từ điển là tƣ liệu ngôn ngữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12

của một cộng đồng và từ điển không phải là một công trình nhằm trình bày những
kiến giải cá nhân.
Từ những định nghĩa về “từ điển” trên đây ta thấy một số đặc tính chung của
loại công trình này đuợc chỉ ra nhƣ sau:
- Về chức năng, từ điển là dùng để tra cứƣ, tìm kiếm thông tinn qua các lớp từ
đƣợc thu thập trở thành các mục.
- Các đầu mục đƣợc sắp xếp theo thứ tự nhất định có thể đi kèm theo các
thông tin phụ liên quan đến đầu mục này.
- Trong mỗi mục ngoài các đầu mục, là phần còn lại (còn đƣợc quan niệm là
phần thuyết) có vai trò giảng giải về nội dung của đầu mục hoặc cung cấp thông tin
về cái đƣợc nêu ra trong phần “đề”.
1.1.1.2. Phân loại từ điển
Nói đến phân loại từ điển ở đây là nói đến việc phân loại theo lý thuyết. Về
phƣơng diện này, có nhiều ý kiến và cách phân loại khác nhau.
Trong cuốn “Kiểm kê từ điển học Việt Nam”, tác giả Vũ Quang Hào đã dẫn ra
cách phân loại từ điển của L.V. Séc- ba công bố năm 1940 trong bài báo nổi tiếng
“Thực nghiệm lí thuyết đại cuơng về từ điển học”:
1) Từ điển bách khoa và từ điển ngôn ngữ
2) Từ điển tổng toàn và từ điển thông thƣờng
3) Từ điển thông thƣờng và từ điển ý niệm
4) Từ điển giải thích và từ điển đối dịch
5) Từ điển phi lịch sử và từ điển lịch sử
Theo Ladislav.Zgusta trong Giáo trình từ điển học (1971), sự phân loại đầu
tiên mang tích bao quát nhất là sự phân biệt giữa từ điển ngôn ngữ và từ điển bách
khoa. “Từ điển ngôn ngữ chủ yếu đề cập đến ngôn ngữ, tức là đề cập đến các đơn vị
từ vựng của một ngôn ngữ và tất cả các đặc tính ngôn ngữ của chúng Ngƣợc lại từ
điển bách khoa chỉ đề cập đến các biểu vật của đơn vị ngôn ngữ (denotate) của các
đơn vị từ vựng (từ) chúng cung cấp các thông tin ngoài ngôn ngữ, có tính chất vật
chất hoặc phi vật chất, chúng chỉ sắp xếp theo thứ tự của các đơn vị từ vựng, bằng
cách đó các mảnh đoạn của thế giới ngôn ngữ khi ngƣời ta nói tới” [42, tr.246].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
Ldislav.Zgusta phân loại từ điển ngôn ngữ thành các loại cơ bản sau đây:
1)Theo tiêu chí thời gian, có sự đối lập giữa từ điển lịch đại và từ điển đồng đại.
Theo ông đây là sự phân loại quan trọng nhất đối với từ điển ngôn ngữ. ông cũng lƣu ý
rằng có “tình trạng luôn luôn chồng chéo giữa lĩnh vực của từ điển lịch đại và từ điển
đồng đại” và “khái niệm về từ điển đƣợc coi là đồng đại chỉ là rất tƣơng đối” [42,tr.248].
2) Theo phạm vi thu thập toàn bộ hay một bộ phận từ vựng của một ngôn ngữ,
có từ điển phổ thông và từ điển hạn chế (từ điển đặc biệt).
3)Theo số lƣợng ngôn ngữ đƣợc miêu tả có từ điển một thứ tiếng và từ điển
hai thứ tiếng (trƣờng hợp ba thứ tiếng trở lên thƣờng hiếm).
4) Theo cỡ của từ điển có: Từ điển cỡ nhỏ, từ điển cỡ vừa và từ điển cỡ lớn .
Theo La.Zgusta “ đây là một trong những mặt không thể nói đƣợc một cách chính
xác mà chỉ có thể là sự đánh giá có tính chất ấn tƣợng (nhƣ Malkiel thƣờng gọi)”
[42, tr.269].
Tiếp thu ánh sáng của thành quả nghiên cứu của từ điển học nƣớc ngoài, ở
Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu lí luận đƣa ra các cách phân loại từ
điển. Hà Học Trạc trong cuốn “Lịch sử - lí luận và thực tiễn biên soạn bách khoa
toàn thƣ” đã đƣa ra cách phân loại nhƣ sau :
Từ điển bao gồm từ điển ngôn ngữ, từ điển khái niệm, từ điển thuật ngữ, từ
điển bách khoa và bách khoa toàn thƣ.
Và ông đã chỉ ra rằng: “Từ điển thuật ngữ chuyên môn, từ điển bách khoa, và
bách khoa toàn thƣ thuộc loại từ điển khái niệm. Từ điển khái niệm ít liên quan đến
ngôn ngữ học [ ] Lí luận và phƣơng pháp biên soạn từ điển bách khoa và bách khoa
toàn thƣ không thể nào giải quyết trong khuôn khổ của từ điển học với tƣ cách là một
bộ phận hợp thành của ngôn ngữ học”[37, tr.92].
Hoàng Thị Huyền Linh trong luận án “Một số vấn đề thông tin ngữ nghĩa
trong từ điển Tiếng Việt” cho rằng: “Các tiêu chí ở mỗi sự phân loịa trên có thể tiếp tục

đƣợc cụ thể hóa, theo đó có thể phân loại từ điển thành nhiều loại nhỏ hơn. Thêm nữa,
do các tiêu chí tƣơng đối độc lập, nên có thể có sự phối hợp một số tiêu chí trong phân
loại từ điển” [18, tr.42]. Do mục đích của luận án, tác giả đã có sự phân biệt kĩ hơn giữa
từ điển bách khoa và từ điển ngôn ngữ, mà cụ thể là từ điển giải thích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
Trong bài viết “Giới thiệu sơ luợc về từ điển và từ điển học Việt Nam”, Chu
Bích Thu chọn cách phân lọai nhƣ sau: “Gọi chung những từ điển một thứ tiếng là từ
điển giải thích, phân biệt với từ điển song ngữ và đa ngữ là từ điển đối dịch. Trong
đó từ điển giải thích lại chia thành hai loại: từ điển ngữ văn và từ điển bách khoa
[ ] Trong đó từ điển đối dịch lại bao gồm từ điển đối dịch ngữ văn và từ điển đối
dịch thuật ngữ” [32, tr.12]. Theo các tác giả đây là cách phân loại không logic,
không triệt để nhƣ cách phân loại truyền thống, nhƣng là cách phân loại dễ theo dõi
và cũng dễ trình bày, mặt khác cũng phần nào phù hợp với thực tế ở Việt Nam.
Luận văn này theo cách phân loại từ điển theo Vũ Quang Hào trong cuốn “Kiểm
kê từ điển học Việt Nam”(2005), bởi đây là cách phân loại tƣơng đối có hệ thống:
CÁC CÔNG TRÌNH (SÁCH) TRA CỨU

Từ điển ngữ văn Từ điển khái niệm Các công trình bách khoa




Một thứ Nhiều thứ Một thứ Nhiều thứ Từ điển Bách khoa
tiếng tiếng tiếng tiếng bách khoa thƣ
Theo Vũ Quang Hào, trong các công trình tra cứu từ 1 đến 6, lại có thể phân ra
thành nhiều loại nhỏ.
1) Từ điển ngữ văn một thứ tiếng bao gồm từ điển từ điển giải thích, từ điển

chính tả, từ điển, từ điển đồng nghĩa, từ điển trái nghĩa, từ điển trái nghĩa – đồng
nghĩa, từ điển đồng âm, từ điển gần âm gần nghĩa, từ điển tần số, từ điển tác giả. từ
điển tác phẩm, từ điển thành ngữ, tục ngữ, từ điển chữ tắt, từ điển ngƣợc, từ điển ngữ
âm, từ điển ngữ pháp, từ điển phƣơng ngữ.
2) Từ điển ngữ văn hai nhiều thứ tiếng (hay còn gọi là từ điển đối dịch và từ
đối chiếu) loại này chủ yếu bao gồm từ điển đối chiếu hai thứ tiếng (từ điển song
ngữ), một số loại đói chiếu 3 thứ tiếng hiếm hơn loại đối chiếu 4-5 thứ tiếng.
3) Từ điển thuật ngữ một thứ tiếng hay còn gọi là từ điển thuật ngữ tƣờng giải.
1
2
3
4
5
6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
4) Từ điển thuật ngữ đối chiếu nhiều thứ tiếng hay còn gọi là từ điển thuât ngữ
đối chiếu.
5) Từ điển bách khoa là loại sách tra cứu phản ánh tri thức của một xã hội nhất
định về một hay nhiều ngành khoa học kĩ thuât hoặc về hoạt động thực tiễn. Nó cung
cấp tri thức vắn tắt về nội dung các khái niệm của một hoặc nhiều ngành khoa học kĩ
thuật. Nếu nhƣ công trình bách khoa là loại xuất bản phẩm chủ yếu dùng để học hoặc
để tra cứu thì từ điển bách khoa là loại sách dùng để tra cứu và giải đáp các thắc mắc,
thƣờng không phức tạp.
6) Công trình bách khoa là loại sách tra cứu phản ánh tri thức của một xã hội
nhất định về một hay nhiều ngành khoa học kĩ thuât hoặc về hoạt động thực tiễn .Nó
có chức năng hệ thống hóa tri thức cơ bản của một ngành (công trình bách khoa
chuyên ngành) hoặc tất cả các ngành (công trình bách khoa tổng hợp hay bách khoa

toàn thƣ)
Tác giả này còn chỉ ra tiêu chí phân loại của từ điển bách khoa và công trình
bách khoa là ở chức năng và quy mô.
Có thể phân loại từ điển theo những tiêu chí khác nhau. Các tiêu chí phân loại
trên có thể đƣợc cụ thể hóa hơn và có thể phối hợp đan xen nhiều tiêu chí, nên đã dẫn
đến tình trạng là trên thực tế các kiểu loại từ điển rất đa dạng và phong phú. Việc
phân loại từ điển có ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu lí luận từ điển học và thực tế
biên soạn từ điển.
1.1.2. Các công trình bách khoa
1.1.2.1. Khái niệm “công trình bách khoa” (“bách khoa toàn thƣ”)
Từ cổ đại các nhà bác học ở những cái nôi văn hóa lớn của nhân loại đã viết
những công trình mang tính chất công trình bách khoa đầu tiên, về thế giới xung
quanh loài ngƣời và bản thân loài ngƣời.
Công trình bách khoa là mƣợn từ tiếng Hán. trong tiếng Hán công trình bách
khoa là thuật ngữ dịch từ Encylopedie hoặc Encyclopaedia có nguồn gốc từ Hi lạp
từ thời Platon, nghĩa đen là giáo dục trong một chu trình, tức là giảng dạy tất cả các
tri thức.
Nhƣ vậy công trình bách khoa là công trình hệ thống hóa toàn bộ các tri thức,
nhằm mục đích là giáo dục ngƣời đọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

16
Trên tạp chí Từ điển học và bách khoa thƣ (7-2012), số 4 (tr18). tác giả
Nguyễn Trung Thuần cho rằng Đào Duy Anh ở Việt Nam là ngƣời đầu tiên sử dụng
thuật ngữ bách khoa từ điển và bách khoa toàn thƣ trong bộ “Giản yếu Hán Việt từ
điển” (1923) do ông biên soạn.
Theo Hà Học Trạc “Bách khoa toàn thƣ là công trình trong đó, ngƣời ta
trình bày dƣới dạng chủ đề hoặc theo thứ tự mục sắp xếp theo thứ tự chữ cái
toàn bộ tri thức của nhân loại (bách khoa toàn thƣ tổng hợp) hoặc những tri

thức thuộc một lĩnh vực( bách khoa toàn thƣ chuyên ngành) hoặc những tri thức
về một địa phƣơng.” [37, tr.93].
Hà Học Trạc đã sử dụng thuật ngữ “bách khoa toàn thƣ” tƣơng đƣơng với
công trình bách khoa. Ông lại phân biệt bách khoa toàn thƣ thành 3 loại: “Bách khoa
toàn thƣ là công trình trong đó ngƣời ta trình bày dƣới dạng chủ đề hoặc theo hình
thức mục sắp xếp theo thứ tự chữ cái toàn bộ các tri thức của nhân loại (bách khoa
toàn thƣ tổng hợp) hoặc các tri thức của một lĩnh vực (bách khoa toàn thƣ chuyên
ngành) hoặc tri thức về một địa phƣơng (bách khoa toàn thƣ địa phƣơng)”[37, tr.93].
Trong cuốn “Kiểm kê từ điển học Việt Nam”, Vũ Quang Hào viết “Công trình
bách khoa là loại sách tra cứu phản ánh tri thức của một xã hội nhất định về một hay
nhiều ngành khoa học kĩ thuật hoặc về hoạt động thực tiễn. Nó có chức năng hệ
thống hóa tri thức cơ bản của một ngành (công trình bách khoa chuyên ngành) hoặc
của tất cả các ngành ( công trình bách khoa tổng hợp hay còn gọi là bách khao toàn
thƣ). công trình bách khoa gúp cho ngƣời đọc thu lƣợm đƣợc những thông tin quan
trọng nhất, cô đọng và sâu sắc nhất không những về nội dung khái niệm, về phạm trù
do các mục biểu thị mà còn về lịch sử, quá trình phát sinh, phát triển của khái niệm
và của các khoa học liện quan đến khái niệm đó, về các phƣơng pháp nghiên cứu, về
cuộc thảo luận hay tranh cãi xung qunah khái niệm đó.”[12, tr.52]
Trong định nghĩa này, Vũ Quang Hào ngoài việc chỉ ra đặc điểm về chức
năng, nội dung và phân loại công trình bách khoa, đã phân tích rõ hơn nội dung tri
thức trong công trình bách khoa và nhấn mạnh đặc điểm quan trọng của bách khoa
toàn thƣ là tính khoa học và tính tiện dụng.

×