Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

những tác động tích cực của việc chuyển giao công nghệ quốc tế đối với nước chuyển giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.36 KB, 23 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Kể từ khi Amstrong- người đầu tiên đăt chân lên măt trăng (1969) đã đánh
dấu môt thời kì phát triển như vũ bão của nền khoa học công nghê trên thế giới, là
động lực trực tiếp thúc đẩy lực lượng sản xuất mỗi quốc gia phát triển. Chính sự
phát triển kỳ diệu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang tác động
sâu sắc đến mọi mặt kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Sự phát triển ở mỗi quốc gia
dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển cũng như chậm phát triển không thể
nằm ngoài xu thế phát triển của khoa học và công nghệ. Mỗi một trình độ khoa học
công nghệ nhất định tạo ra một nền sản xuất tương ứng, song cái đích phát triển
của mỗi quốc gia đều hướng tới là sự giàu có phồn vinh, không ngừng nâng cao
trình độ khoa học, công nghệ của nước mình.
Tuy nhiên luôn có sự chênh lệch về trình độ khoa học, công nghệ giữa các quốc gia
bởi quy luật phát triển không đều tạo ra. Vì vậy dù là nước tư bản chủ nghĩa phát
triển hay các nước đang và chậm phát triển đều phải học hỏi tiếp thu công nghệ của
nước ngoài thông qua con đường chuyển giao công nghệ để rút ngắn khoảng cách
về trình độ khoa học công nghệ của nước mình so với nước khác, cũng như phát
huy triệt để lợi thế của người đi sau. Vì vậy, chuyển giao công nghệ là con đường
tất yếu để mỗi quốc gia giải quyết tốt nhất các vấn đề khoa học nằm ngoài khả
năng và cũng cần thiết để mỗi quốc gia phát huy triệt để những lợi thế tương đối
của mình trong sản xuất một lĩnh vực cụ thể nhằm tăng tính cạnh tranh và đồng
thời tránh hàng rào bảo hộ kỹ thuật ngày càng tinh vi trên các thị trường.
Hiểu được tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ trong thế kỷ mới, nhóm
chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Những tác động tích cực của
việc chuyển giao công nghệ quốc tế đối với nước chuyển giao” nhằm đem đến sự
khuyến khính, động lực mới cho các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước
đang có chiến lược thực hiện chuyển giao công nghệ . Trong quá trình nghiên cứu,
chắc chắn vẫn còn tồn tại nhiều điểm thiết sót, nhóm chúng tôi rất chân thành
mong được sự góp ý.
CHƯƠNG I: KHOẢN LỢI TỪ VIỆC BÁN CÔNG NGHỆ
1. Cái nhìn chung về chuyển giao công nghệ:
Ngày nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa, việc nâng cao chất lượng và sức


cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc chuyển giao công nghệ ngày càng đóng
vai trò quan trọng. Không chỉ đơn giản là việc chia sẻ chất xám trên mọi ngành,
mọi lĩnh vực kinh tế, nó còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nước nhận chuyển
giao từ việc tiếp nhận những tiến bộ kĩ thuật và quyền sở hữu về tri thức, với động
lực chính là lợi nhuận và thị trường.
Như chúng ta được biết, chuyển giao công nghệ theo nghĩa thông thường là
việc di chuyển và tiếp nhận công nghệ qua biên giới và là một quá trình đi kèm với
việc huấn luyện toàn diện của một bên và sự học hỏi và tiếp nhận của một bên
khác. Hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm nhập khẩu công nghệ và xuất
khẩu công nghệ. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào nhận chuyển giao
(nhập khẩu công nghệ) được hiểu là việc chuyển giao công nghệ từ ngoài biên giới
hoặc từ trong khu chế xuất của nước nhận chuyển giao vào lãnh thổ nước đó.
Để việc thực hiện chuyển giao công nghệ thành công cần có sự tham gia và
dựa vào tri thức bản địa. Từ đó hình thành quyền sở hữu quy trình, thể chế và kết
quả và thúc đẩy chuyển giao quyền sử dụng hợp pháp và phát triển theo định
hướng riêng.
Bên cạnh đó, chuyển giao công nghệ còn là hiện tượng hướng vào con người
phụ thuộc vào các quan hệ chặt chẽ giữa nhà tài trợ, đối tượng tiếp nhận và đối
tượng trung gian. Đó là chia sẻ tri thức giữa các cá nhân ở địa phương, nhà hoạch
định chính sách, nhà khoa học, nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ.
2. Những yếu tố cấu thành nên lợi nhuận từ việc bán công nghệ của bên giao
công nghệ:
Gần đây, hy vọng của các doanh nghiệp trong nước là sự hợp tác sâu sắc của
các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các liên danh nước ngoài, theo đó những công
nghệ mới, hệ thống nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ được triển khai tại nước
nhận chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể một phần nào đó chưa
được thụ hưởng những dịch vụ nhờ sự phát triển của hạ tầng, hệ thống giao thông,
công nghệ thông tin còn chưa xuất hiện tại mảnh đất này.
Thực chất, mục đích đầu tiên ta có thể thấy được từ việc chuyển giao
công nghệ đó là lợi nhuận. Ta nhận thấy công nghệ mới giá thành không hề rẻ,

bởi đó là sản phẩm từ tri trức, nên chuyển giao công nghệ như là chuyển giao chất
xám. Vì vậy, khi bán công nghệ, nhà chuyển giao luôn muốn lấy lại được lợi nhuận
xứng đáng với tri thức được bỏ ra. Nhờ đó, thông qua việc bán công nghệ, nước
chuyển giao sẽ thu được một khoản lợi nhuận khá lớn, có tác động tích cực đến
doanh thu và thu nhập bình quân đầu người.
Không chỉ vậy, khi nước chuyển giao công nghệ thực hiện việc chuyển giao,
để thực hiện công nghệ ở nước khác sau khi chuyển giao, nước chuyển giao có thể
sử dụng nguồn nhân lực rẻ và lành nghề ở nước mình và sử dụng nguồn tài nguyên
từ địa phương nhờ vậy nước đó cũng có thể giảm được chi phí nguyên vật liệu,
nhân công và các chi phí sản xuất khác. Như khi Nhật Bản muốn chuyển giao công
nghệ tàu siêu tốc Shinkansen, ngoài lợi nhuận từ tiền bán công nghệ, Nhật Bản đưa
nhân công rẻ và lành nghề cùng với nguồn nguyên liệu từ nước mình để có thể
giảm phần lớn chi phí, và từ đó càng tăng thêm phần lợi nhuận.
Tuy nhiên, khi chuyển giao công nghệ với mục đích chính là lợi nhuận, nước
chuyển giao cần phải quan tâm đến tình hình kinh tế và khả năng của nước nhận
công nghệ có thích hợp với công nghệ mà mình định chuyển giao hay không, như
vậy công việc chuyển giao mới có thể diễn ra thuận lợi. Chính vì Nhật Bản chưa
xác nhận đúng khả năng của Việt Nam, chưa đủ để tiếp nhận công nghệ tàu
Shinkansen nên việc chuyển giao công nghệ vẫn chưa được quyết định.
3. Một số trường hợp chuyển giao công nghệ điển hình:
Để biết chính xác khoản lợi nhuận mà các nước chuyển giao công nghệ thu
được khi thực hiện việc chuyển giao, có thể xem xét một vài trường hợp chuyển
giao công nghệ sau đây.
- Công ty Cổ phần phân bón vi sinh Fitophoocmon ký kết được một hợp đồng
chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón cho doanh nghiệp Hưng Phát An
trị giá 2,5 tỷ đồng.
- CTCP Cavico Khoáng sản và Công nghiệp (CMI), vào ngày 03/08/10 vừa
qua Công ty vừa ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ độc quyền sản xuất
đá ốp lát nhân tạo cao cấp Breton Stone tại Việt Nam trị giá 20 triệu EUR
với Công ty Breton (Italy).

- Nhật Bản chuyển giao hệ thống đường sắt cao tốc Shinkansen giữa Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh dài 1.500km với số tiền 55,8 tỉ USD (5,05 nghìn
tỉ yên), bao gồm cả khoản xây dựng. Tuy nhiên, như đã nói thì vẫn còn gặp
khó khăn khi đàm phán với Việt Nam.
- Mỗi năm Việt Nam thu được 48 tỉ đồng từ việc chuyển giao các thành tựu
khoa học trong lĩnh vực Công nghệ sinh học.
Từ các ví dụ cụ thể, ta có thể nhận thấy lợi nhuận thu được thông qua việc bán
công nghệ là con số đáng kể, và tác động mạnh trực tiếp đến nền kinh tế của nước
chuyển giao.
CHƯƠNG 2: LỢI NHUẬN BÁN HÀNG TIẾP THEO SAU VIỆC BÁN
CÔNG NGHỆ
Tác động tích cực của chuyển giao công nghệ đối với nước chuyển giao không chỉ
đến từ việc thu được một khoảng lợi nhuận lớn từ việc buôn bán công nghệ mà còn
thu tiếp lợi nhuận từ việc bán hàng tiếp theo sau việc bán công nghệ đó. Trong hầu
hết các trường hợp, song song với việc chuyển giao công nghệ , bên cung cấp công
nghệ còn có thể bán nguyên vật liệu, thiết bị, thành phẩm, phụ tùng và các phần
cứng cho bên tiếp nhận công nghệ. Ngoài ra, bên nhận có thể còn cần đến các dịch
vụ bảo dưỡng, hỗ trợ kĩ thuật liên quan đến việc chuyển giao và vì vậy họ yêu cầu
bên giao cung cấp các dịch vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan chuyển giao
công nghệ.
1. Các dạng phụ thuộc của bên tiếp nhận dẫn đến bên giao công nghệ có được
khoản thu lớn tiếp theo sau việc bán công nghệ:
Sở dĩ bên cung cấp công nghệ có được những lợi ích đó là bởi vì thực tế của hoạt
động chuyển giao công nghệ đã cho thấy rằng những tiến bộ kỹ thuật mà bên nhận
công nghệ có được bao giờ cũng đi đôi với sự lệ thuộc kinh tế, sự lệ thuộc này có
thể thành văn hay bất thành văn (ngầm hiểu). Thông thường bên nhận công nghệ bị
lệ thuộc dưới các dạng như sau:
a. Phụ thuộc dạng Tie-ins (bắt mua kèm), để có thể vận hành sản xuất theo
công nghệ được chuyển giao, bên nhận công nghệ buộc phải mua máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh kiện, chịu chi phí chuyên gia khá

cao…của bên chuyển giao hoặc từ những nguồn khác với những điều kiện
thương mại thuận lợi hơn. Sự ràng buộc của bên chuyển giao đối với bên nhận
còn thể hiện trong các dịch vụ bảo dưỡng, sữa chữa, kiểm định chất lượng, tiếp
thị, cung cấp thông tin…
* Ví dụ khi Samsung của Nhật Bản chuyển giao công nghệ lắp ráp màn hình ti
vi trắng đen vi mạch cho Việt Nam, mối lợi lớn nhất của Nhật Bản không phải
ở tỷ lệ phí kỳ vụ (trả cho hỗ trợ kĩ thuật và nhượng quyền sử dụng nhãn) mà là
việc giành được quyền bán chính dây chuyền lắp ráp nó, và sau đó là tiếp tục
bán toàn bộ linh kiện theo kèm, bộ phận kèm cho đối tác nước sở tại. Hoặc là
như trường hợp của cuộc săn tìm phụ tùng cho tên lửa phòng không S – 300 của
Trung Quốc, hiện nay Belarus đang chào đón sự quan tâm của Trung Quốc đến
việc chuyển giao công nghệ S- 300, nhằm hướng đến việc mua sắm phụ tùng và
dịch vụ bảo dưỡng S- 300. Với việc chuyển giao công nghệ này sẽ đem lại một
khoản lợi nhuận tương đối lớn cho Belarus nếu tiếp tục hỗ trợ về kĩ thuật và phụ
tùng liên quan.
b. Phụ thuộc dạng Tie-outs (không được mua của người khác): một khi đã
mua công nghệ từ một nguồn, bên nhận công nghệ bị ràng buộc chỉ có thể sử
dụng công nghệ đó, không được phép (hoặc được phép nhưng thực chất không
thể) mua một công nghệ tương tự hoặc bổ sung công nghệ từ nguồn khác.
*Dạng phụ thuộc Tie-outs này thể hiện rất rõ trong chiến lược chuyển giao công
nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam. Khả năng tiêu thụ ô tô ở Việt Nam ngày
càng tăng mạnh, làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ sau bán hàng như bảo hành,
bảo dưỡng, thay thế phụ tùng ngày càng mạnh. Tuy nhiên phụ tùng ô tô ở Việt
Nam phần lớn do nhập từ các công ty nước ngoài qua hợp đồng chuyển giao
công nghệ, nên giá thành trong nước cao hơn nhiêu so với giá chính hãng tại
nước sản xuất. Riêng Toyota Việt Nam cho biết, năm 2009 có hơn 500.000 lượt
xe vào làm dịch vụ tại 23 trạm dịch vụ trên toàn quốc của nhà sản xuất này. Các
doanh nghiệp ô tô còn tăng thêm thời hạn bảo hành xe, từ thời gian bảo hành là
18 tháng với 30.000 km dần dần được nâng lên đến 2 năm với 50.000 km, 3
năm với 100.000 km. Tuy nhiên các chi tiết phụ tùng thay thế có độ rời rạc cao,

buộc khách hàng phải đăng kí nhập hàng chính hãng về, từ đó đem lại một
khoản lợi nhuận lớn cho công ty mẹ, tức là nước chuyển giao công nghệ.
Toyota tại Nhật Bản đang không ngừng mở rộng dây chuyền sản xuất cao, sản
xuất là nhiều chi tiết phụ tùng máy mới với đa dạng mẫu, ngoài ra còn mở rộng
sản xuất ngay tại nước có công ty con như Mississippi (Mỹ), California (Mỹ),…
Với khoản lợi nhuận lớn sau việc bán công nghệ, hoạt động sản xuất của nhà
máy Nhật sẽ được mở rộng, hạ giá thành sản xuất trong nước.
c. Phụ thuộc dạng Grant-backs, bắt buộc bên nhận chuyển giao phải cung cấp
miễn phí mọi thông tin, mọi ý tưởng, giải pháp về cải tiến, đổi mới liên quan tới
công nghệ cho bên chuyển giao.
*Trường hợp nhượng quyền của McDonald’s là một ví dụ điển hình. Hiện nay có
hơn 30.000 hệ thống cửa hàng McDonald’s trên 119 quốc gia. Tất cả hệ thống cửa
hàng này đều phải chấp nhận những thỏa thuận trong giấy phép nhượng quyền và
chuyển giao công nghệ của McDonald’s về việc đòi hỏi hình thức sản xuất hoặc
những phương thức quản lý và chất lượng của sản phẩm. McDonald’s khẳng định
rằng tất cả những đại lý của Mc Donald’s bán ra những sản phẩm như nhau và đạt
được chất lượng tương đồng, điều này đã dẫn tới sự tiêu chuẩn hóa của quy trình.
Để đáp lại, phía nhận quyền đồng ý điều khiển nhà hàng của họ theo tiêu chuẩn về
chất lượng, về dịch vụ, về vệ sinh, về giá trị của McDonald’s. McDonald’s thường
xuyên kiểm tra chất lượng đầu ra của bên nhượng quyền, nếu những tiêu chuẩn
không được duy trì, họ có thể bị rút giấy phép. Ngoài ra McDonald’s cũng yêu cầu
bên nhượng quyền trong quá trình kinh doanh thương hiệu McDonald’s có bất kỳ ý
tưởng hay giải pháp mới thay đổi chất lượng của nhà hàng đều phải báo cáo và
được sự đồng ý của McDonald’s.
2. Sản phẩm với chi phí sản xuất thấp- hệ quả từ lợi nhuận của việc bán hang
tiếp theo sau việc bán công nghệ:
Chính những điều kiện ràng buộc này khiến cho bên giao công nghệ thu được
một lợi nhuận lớn từ những công nghệ đã cũ ở nước mình và góp phần tái đầu
tư nghiên cứu những công nghệ mới. Ngoài ra, với việc sử dụng nguồn chi phí
rẻ từ nguyên vật liệu tại chỗ, nhân công rẻ và lành nghề, tài nguyên có sẵn ở địa

phương giúp cho bên cung cấp công nghệ có cơ hội tạo ra được sản phẩm với
chi phí sản xuất thấp hơn tại cơ sở sản xuất của chính mình. Đơn cử như trường
hợp chuyển giao công nghệ DECOWOOD trên cơ sở nhựa POLYRESIN bền
và sợi thủy tinh từ Trung Quốc. Giá thành của sản phẩm nhựa này khi sản xuất
tại Việt Nam chỉ bằng 60% giá tiền hàng nhập từ Taiwan nhưng độ bền và mỹ
thuật vân màu thì tương đương nhau. Vì thế, sản phẩm tại nước sở tại có cơ hội
cạnh tranh nhiều hơn và giúp bên giao công nghệ nhanh chóng chiếm lĩnh và
mở rộng thị trường.
Hợp đồng mua thiết kế và chuyển giao công nghệ chế tạo ô tô giữa Vinaxuki
và Nagara (Nhật Bản) đã được triển khai tháng 8-2009 là một trong số những
trường hợp chuyển giao công nghệ thành công. Hiện Nagara bắt đầu triển khai
thực hiện bán thiết kế và chuyển giao công nghệ chế tạo ô tô. Với mục tiêu nội
địa hóa tới 60%, dự án được đầu tư công nghệ cao theo tiêu chuẩn kỹ thuật
Nhật Bản, Nagara đang tiếp tục bán các thiết bị, máy móc, hỗ trợ kĩ thuật cho
bên Vinaxuki, nhằm việc chuyển giao công nghệ sản xuất có hiệu quả, đáp ứng
yêu cần của đối tác Nhật Bản. Không dừng lại ở đó, Vinaxuki sẽ tiếp tục hợp
tác để sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng và ô tô theo công nghệ Nhật Bản
mang nhãn hiệu Vinaxuki. Từ đó Nagara có thể tạo ra sản phẩm với chi phí sản
xuất thấp hơn tại cơ sở sản xuất ở Việt Nam. So với thói quen "chọn mua vì
thương hiệu ngoại" trước kia, người tiêu dùng đang dần lựa chọn các hãng lắp
ráp ô tô trong nước với chất lượng cao, giá cả hợp lý hơn so với những sản
phẩm nhập khẩu nguyên chiếc.
CHƯƠNG 3: THU HÚT VỐN TỪ CHUYỂN GIAO ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG
NGHỆ
Hoạt động chuyển giao công nghệ mang lại một nguồn vốn khá đáng kể cho các
nước tiến hành chuyển giao công nghệ. Từ đó tạo nhiều điều kiện thuận lợi để xúc
tiến đổi mới công nghệ, vốn là một định hướng đúng đắn để nâng cao năng lực sản
xuất và cạnh tranh trên thị trường, và đem đến nhiều lợi ích tích cực cho những
nước này.
1. Khái niệm về đổi mới công nghệ:

Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt
lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn,
hiệu quả hơn.
Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông
số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả…(đổi mới quá trình) hoặc có thể
nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường ( đổi mới sản phẩm).
Đổi mới công nghệ có thể đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn
mới (ví dụ sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là mới
ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ đổi mới
công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều ngang).
2. Các trường hợp và hình thức đổi mới công nghệ:
Có 5 trường hợp đổi mới công nghệ:
- Đưa ra sản phẩm mới.
- Đưa ra phương pháp sản xuất và thương mại hóa mới.
- Chinh phục thị trường mới.
- Sử dụng nguồn nguyên liệu mới.
- Tổ chức mới đơn vị sản xuất.
Và 2 hình thức đổi mới công nghệ:
- Đổi mới công nghệ theo tính sáng tạo ( đổi mới giai đoạn và đổi mới liên
tục).
- Đổi mới công nghệ theo sự áp dụng ( đổi mới sản phẩm và đổi mới quá
trình)
3. Những tác động của chuyển giao công nghệ đối với hoạt động sản xuất và
kinh doanh:
Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất
lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản
lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lí tiết kiệm nguyên vật liệu…Nhờ vậy
sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đổi mới công nghệ thực sự là một hướng
đi đúng đắn của một doanh nghiệp, một công nghiệp đầy tiềm năng.

Nhờ vào những khoản lợi từ việc bán công nghệ và việc bán hàng tiếp
theo sau việc bán công nghệ, nước chuyển giao công nghệ sẽ có điều kiện để
phát triển, cải tiến và thích ứng đối với sản phẩm; đặc biệt là sự phù hợp của
sản phẩm với điều kiện mới của nước sở tại.
4. Các trường hợp đổi mới công nghệ điển hình:
a) Toyota:
Toyota, nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Nhật Bản, là một trong những tập đoàn
lớn đã thực hiện chuyển giao công nghệ với rất nhiều nước trong khu vực và trên
khắp thế giới. Với nguồn vốn thu được, họ đã đầu tư thỏa đáng cho hoạt động đổi
mới công nghệ và cho ra đời những sản phẩm cải tiến và mang lại lợi ích từ nhiều
mặt. Trong những năm gần đây, Toyota đã giới thiệu chiếc concept mới của hãng –
Toyota Hybrid X Concept – với một ngôn ngữ thiết kế mới và công nghệ hybrid
hiện đại.
Hybrid X Concept khái quát một tầm nhìn mới cho loại xe concept với
những cải tiến đáng kể liên quan đến môi trường. Nó được chế tạo và lắp ráp với
mục đích rõ ràng: đa năng, tiện dụng nhằm phục vụ nhu cầu của các gia đình hiện
đại.
Cho đến nay có thể khẳng định rằng Hybrid X là một chiếc xe cải tiến nhất
thế giới gắn liền với công nghệ Hybrid Synergy Drive với nhiều ưu điểm như kinh
tế, sạch sẽ và tiện dụng. Nó là một bước tiếp cận gần hơn đến tấm nhìn của Toyota
về công nghệ thân thiện với môi trường và ngôn ngữ thiết kế của nhãn hiệu này
trên dòng xe hybrid trong tương lai.
b) Apple:
Tương tự như Toyota, Apple đã đầu tư đổi mới công nghệ rất thành công,
gần đây nhất là cho ra đời một sản phẩm dạng “lai” giữa điện thoại thông minh và
máy tính xách tay, mang tên iPad.
iPad là một chiếc máy tính bảng (tablet) hào nhoáng có màn hình cảm ứng
rộng 9,7 inch (25 cm), bề dày nửa inch (1,27 cm), và nặng 1,5 pound (0,7 kg). iPad
sử dụng một phiên bản hệ điều hành của iPhone và có thể chạy gần như toàn bộ
140.000 ứng dụng hiện có của iPhone. Ngoài ra, iPad có đủ mọi chức năng mà giới

chuyên môn kỳ vọng trước đó như lịch, sổ địa chỉ, bản đồ Pin của chiếc máy tính
bảng này đủ chạy trong 10 giờ đồng hồ. Giám đốc điều hành (CEO) Steve Jobs của
Apple miêu tả iPad là một thiết bị “dạng thứ ba” có đủ mọi chức năng tryền thông
như lướt web, chơi video và game. CEO Jobs cũng tuyên bố, iPad chính là “công
nghệ tiên tiến nhất của chúng tôi đặt trong một thiết bị kỳ diệu và mang tính cách
mạng.”
Giới phân tích đã cho hay, họ ấn tượng với công nghệ mà Apple trình diễn
trong iPad, và sản phẩm này chứng minh Apple luôn có đủ khả năng để đem đến
những ý tưởng mới và công nghệ mới.
CHƯƠNG 4: XÂM NHẬP LẦN NHAU VỀ CÔNG NGHỆ VÀ LỢI THẾ
CỦA CÁC NƯỚC CHUYỂN GIAO
1. Xâm nhập lẫn nhau về công nghệ trong quá trình chuyển giao công nghệ
Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt, sự
phát triển của mỗi quốc gia dù là quốc gia phát triển, đang phát triển cũng
như chậm phát triển không thể nằm ngoài xu thế phát triển của khoa học
công nghệ. Tuy nhiên, qui luật phát triển không đều giữa các quốc gia luôn
tạo ra sự chênh lệch về trình độ khoa học công nghệ. Vì vậy dù là nước tư
bản chủ nghĩa phát triển hay các nước đang và chậm phát triển đều phải học
hỏi tiếp thu công nghệ của nước ngoài thông qua con đường chuyển giao
công nghệ để rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học công nghệ của
nước mình so với nước khác, cũng như phát huy triệt để lợi thế của người đi
sau. Qua con đường chuyển giao công nghệ, các quốc gia có thể xâm nhập
lẫn nhau về công nghệ, học hỏi thông qua công nghệ của nước khác để phát
triển công nghệ của mình hiện đại hơn, phù hợp hơn với xu thế thay đổi từng
ngày trong thị trường cạnh tranh khắc nghiệt.
Sự xâm nhập lẫn nhau về công nghệ là một trong những mặt tích cực
quan trọng của chuyển giao công nghệ. Mặt này thường thể hiện rõ
trong những công nghệ được chuyển giao xuất xứ từ những nước phát
triển.
Điển hình nhất có thể kể đến Fuji Xerox, một tập đoàn chuyên về sản xuất

các thiết bị ngành in được sát nhập từ công ty hàng đầu với bề dày lịch sử
hơn 100 năm tại Mỹ (Xerox) và tập đoàn chuyên về giải pháp phim ảnh Fuji
của Nhật. Liên minh Fuji Xerox nhanh chóng lớn mạnh với những giải pháp,
công nghệ về in ấn chiếm được hầu hết cảm tình của người sử dụng trên
khắp thế giới, nhất là đối với dòng máy in laser Xerox 9700. Sự ra đời của
Fuji Xerox 9700 đã mở ra bước tiến đầu tiên và là cuộc cách mạng trong
ngành in ấn theo công nghệ laser. Về mặt kỹ thuật, đó là bước đột phá, tác
động mạnh đến ngành công nghiệp máy tính đang phát triển như vũ bão vào
những năm 70-80 của thế kỉ trước. Fuji Xerox cũng có những cải tiến đáng
kể để đạt được yêu cầu chất lượng khắt khe của thị trường Nhật Bản sau khi
liên doanh Fuji - Xerox ra đời, nhằm kết hợp tối đa ưu điểm của 2 nền kinh
tế hàng đầu thế giới để tạo ra loại sản phẩm “Công nghệ Mỹ, chất lượng
Nhật”. Hay có thể kể đến một trong những sự kết hợp giữa hai công nghệ
đầu tiên đã đi vào lịch sử đó là sự kiện lắp ghép hai vật thể bay trong không
gian gần trái đất. Năm 1975, lần đầu tiên tàu “Liên hợp” của Nga và tàu
“Apollo” của Mỹ kết nối với nhau trong vũ trụ. Từ đó, cái tên EPAS (Dự án
thử nghiệm tàu “Liên hợp” và “Apollo”) ra đời, gắn liền với chuyến bay
chung này cùng quá trình chuẩn bị cho chuyến bay. Các dự án như EPAS,
“Hòa bình – tàu con thoi” và ISS đòi hỏi phải có sự phối hợp của chuyên gia
hai nước Nga và Mỹ, chủ yếu để tạo ra giao diện kết nối các thành phần với
nhau.
Bên cạnh đó, những máy móc, thiết bị tối tân nhất được chế tạo nhằm phục vụ cho
chính trị, quân sự cũng là những sản phẩm công nghệ dựa trên những công nghệ
xuất xứ từ các nước khác nhau. Tháng 5/2007, hải quân Hàn Quốc đã hạ thuỷ chiếc
tàu chiến được trang bị hệ thống Aegis đầu tiên, chiếc Sejong vĩ đại nặng 7.600 tấn
do tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin và tập đoàn công nghiệp nặng
Hyundai của Hàn Quốc hợp tác sản xuất. Sự kết hợp giữa công nghệ Mỹ và Hàn đã
tạo ra Aegis, một trong những hệ thống phòng thủ trên biển tối tân nhất, được thiết
kế để cùng lúc theo dấu và phá huỷ hàng loạt tên lửa đang lao tới. Nói riêng về
phát triển các hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới, việc này đòi hỏi công nghệ

chế tạo rất cao mà ngoài Nga và Mỹ, các nước khác khó có thể độc lập thực hiện.
Do vậy, xu hướng hợp tác phát triển các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến đã
tạo nên bước đột phá mới. I-xra-en và Nhật Bản đã được Mỹ trợ giúp về công nghệ
để chế tạo các loại tên lửa phòng không mới như SM-3 (Nhật Bản), Arrow-2. Các
nước Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và I-ran được Nga giúp đỡ công nghệ chế
tạo tên lửa để phát triển một số loại tên lửa tiên tiến. Trung Quốc đã phát triển
thành công hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (tương tự hệ thống tên lửa phòng
không S-300P) và đang phát triển tên lửa phòng không HQ-17 dựa theo công nghệ
chế tạo tên lửa 9317 của Nga. Hãng GSKB Almaz-Antai (Nga) đang hỗ trợ Hàn
Quốc công nghệ để nước này nghiên cứu phát triển hệ thống tên lửa phòng không
tầm trung KM/SAM, có tính năng tương tự hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến
Vityaz của Nga.
Những đột phá trong phát triển tên lửa đã tạo nên những hệ thống tên lửa phòng
không thế hệ mới, tiên tiến hơn, đủ sức tiêu diệt các mục tiêu trên không và đánh
chặn các loại tên lửa tiến công của đối phương, kể cả các phương tiện, mục tiêu
tàng hình.
2. Lợi ích của bên chuyển giao công nghệ dựa trên những tình huống đàm phán
chuyển giao:
Xu hướng hợp tác, chuyển giao công nghệ giữa các nước, đặc biệt là các nước phát
triển nhằm tạo ra thiết bị tối tân, hiện đại đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Việc
chuyển giao công nghệ giữa các nước giúp cả đôi bên có cơ hội tiếp cận những
công nghệ tiên tiến hơn giúp phát triển hoàn thiện những công nghệ đang có trong
nước. Nếu xét riêng về sự thâm nhập công nghệ từ những nước phát triển vào
những nước đang phát triển thì quá trình này diễn ra tương đối dễ dàng. Vì nếu
công nghệ được chuyển giao từ nước phát triển vào nước phát triển thì thực tế là
năng lực đàm phán của nước đang phát triển thấp hơn. Vì vậy bên cung cấp công
nghệ thường gặp những tình huống đàm phàn tương đối dễ dàng, đặc biệt là khi
nước nhận chuyển giao công nghệ có nhu cầu thị trường trong nước cao, việc chấp
nhận giá cả công nghệ cao hơn so với các nước khác cũng không gây bất lợi gì đối
với bản thân nước nhận chuyển giao công nghệ.

Tháng 7/2007, tại TP.HCM, Siêu thị công nghệ (Vinatech) cùng tập đoàn Taise và
Ohhara (Nhật Bản) ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất bột giấy phi gỗ
của Nhật Bản lên tới 50 tỷ đồng. Tuy công nghệ sản xuất bột giấy được chuyển
giao lại với giá khá cao, nhưng hiện nay việc đầu tư phát triển nguyên liệu bột giấy
trong nước chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng
60% bột sản xuất giấy theo phương pháp hoá học, nên Vinatech dễ dàng chấp nhận
công nghệ được chuyển giao từ Nhật Bản với cái giá 50 tỷ đồng. Sự phát triển mất
cân đối giữa bột và giấy của ngành giấy đã khiến cho nhu cầu về bột sản xuất giấy
tăng mạnh. Trên cơ bản, dù phải chấp nhận giá cả nhận công nghệ cao hơn so với
nước khác, nhưng nếu đem so sánh với việc sản xuất bột giấy từ gỗ thì phương
pháp phi gỗ được đánh giá khá cao bởi nó cho phép tận dụng được thế mạnh
nguyên liệu sẵn có của Việt Nam. Nguyên liệu này một phần là do có sẵn, một
phần có thể nhờ trồng canh tác ngắn ngày. Do không phải phá rừng lấy nguyên liệu
nên công nghệ sản xuất bột giấy từ nguyên liệu phi gỗ là giải pháp tận dụng
nguyên liệu, giúp hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, việc sử dụng dây
chuyền sản xuất bột giấy cao cấp từ nguyên liệu phi gỗ ở quy mô công suất nhỏ
vẫn cho phép lắp đặt rải rác theo địa phương, tùy theo các vùng nguyên liệu. Đầu
ra sản phẩm là bột giấy chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong nước và
Nhật Bản.
Trong một số trường hợp, đặc biệt là chuyển giao công nghệ từ nước phát
triển sang những nước đang phát triển, dù công nghệ được chuyển giao với
giá cao, nhưng bên tiếp nhận công nghệ vẫn chấp nhận dễ dàng do nhu cầu và
sự phù hợp về công nghệ đối với môi trường, điều kiện tại nước sở tại.
CHƯƠNG 5: LỢI THẾ CỦA BÊN CHUYỂN GIAO KHI THÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG VÀO BÊN TIẾP NHẬN CÔNG NGHỆ
1. Tác động 2 chiều khi chuyển giao công nghệ cho các nước đang và kém phát
triển:
Hoạt động chuyển giao công nghệ của các nước chuyển giao đang góp phần làm
giảm nguy cơ nghèo đói của phía tiếp nhận công nghệ. Các nước công nghiệp đã
thừa nhận họ không thể phát triển cũng như duy trì sự giàu có của mình nếu như

đại bộ phận dân số thế giới đang sống trong cảnh nghèo khó. Thực tế cho thấy,
quá trình toàn cầu hóa diễn ra đã mang lại những tác động nhiều mặt. Một trong
số đó chính là vấn đề nghèo đói.
Trước đây, khi nạn nghèo đói diễn ra, trong một thế giới ít thông tin, mọi
người còn ít nhiều xa lạ với công nghệ thì sự nghèo đói đó bị chìm đi phần nào.
Tuy nhiên, giờ đây, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ mà một trong những
mặt biểu hiện cụ thể nhất đó là sự tiến bộ vượt bậc của lĩnh vực công nghệ và
thông tin. Do vậy, con người trở nên nhanh nhạy hơn trong việc nắm bắt các vấn
đề xảy ra xung quanh mình. Nhưng cũng vì thế mà một số người vội vàng đổ lỗi
cho toàn cầu hóa khi họ nhìn nhận một cách rõ rệt sự chênh lệch của mình với các
quốc gia, dân tộc khác mà họ đã quên đi rằng đó chính là một cơ hội lớn để cải
thiện và đem đến sự phát triển, phồn thịnh cho chính quốc gia của họ.
Nếu nhìn lại diễn biến gần đây của thế giới sẽ thấy rằng dòng vốn luân
chuyển giữa các quốc gia đang rất mạnh mẽ; bên cạnh đó là các nhân tố tác động
khiến các quốc gia, nhất là các quốc gia phải có biện pháp để cải thiện bức tranh
kinh tế; đặc biệt là quá trình chuyển giao công nghệ sôi nổi giữa các quốc gia, nhân
tố quan trọng trong việc hiện đại hóa nền kinh tế xã hội. Giáo sư Nguyễn Quốc
Vọng, một kiều bào Úc nói rằng: “Quá trình chuyển giao công nghệ về nước cần
có cơ chế tiếp nhận có tính toán đến lợi ích của cả người chuyển giao và thành lập
trung tâm tiếp nhận đủ tầm”.
Theo ý kiến trên, có thể thấy rằng chuyển giao công nghệ là một quá trình
diễn ra mà đôi bên: bên chuyển giao và bên tiếp nhận đều mong muốn nhận được
nhận những lợi ích khả thi nhất. Trong đó, khi chuyển giao công nghệ cho một
quốc gia đồng nghĩa với việc quốc gia đó sẽ có thêm phần thuận lợi trong việc cải
thiện kinh tế (giải quyết vấn đề việc làm, tiền lương, v.v ). Chính vì vậy, khi tiếp
nhận công nghệ thì quốc gia đó cũng cần tính toán cân nhắc những ích lợi mà bên
chuyển giao có thể nhận được (VD: Chế độ ưu đãi khi thâm nhập vào thị trường
nước tiếp nhận công nghệ).
Chuyển giao công nghê, như đã trình bày ở trên, là tạo điều kiện thuận lợi
cho nước tiếp nhận phát triển hoạt động kinh tế. Cụ thể là, khi tiếp nhận công nghệ

đồng nghĩa với việc chất lượng hàng hóa được nâng cao, do đó sức mua sẽ tăng lên
và tăng cơ hội bán được hàng hóa, vì vậy dẫn đến việc tăng uy tín đối với khách
hàng. Việc này đóng một vai trò khá quan trọng trong bất kì nền kinh tế ở bất cứ
quốc gia nào.
Vào những năm 80 của thế kỉ trước, đã có những nhà đầu tư đã mạnh dạn
đặt chân vào thị trường Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau: công nghiệp, dịch
vụ, bất động sản, v.v… Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp điện tử và tự
động hóa đã mang lại làn gió mới và thúc đẩy các doanh nghiệp cùng ngành trong
nước phát triển theo; tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp mới chỉ tận dụng
những chính sách ưu đãi từ Chính phủ mà chưa mấy quan tâm đến việc chuyển
giao công nghệ. Hãng xe Toyota Việt Nam là một ví dụ điển hình.
Toyota Việt Nam tham gia thị trường Việt Nam từ năm 1994, nhưng cho đến
nay những mặt hàng của hãng xe này mới chỉ chiếm 7-10% tỉ lệ nội địa hóa và hầu
hết các bộ phận, linh kiện quan trọng vẫn phải nhập về từ các quốc gia trong khu
vực. Ví dụ trên cho thấy mặc dù quá trình chuyển giao công nghệ đã diễn ra và có
những tác động tích cực nhưng thật sự những nước tiếp nhận vẫn chưa thể cải thiện
được nền kinh tế .
2. Thông qua chuyển giao công nghệ
Một tác động không kém phần quan trọng của quá trình chuyển giao công
nghệ, đó là tạo danh tiếng, nhanh chóng tạo thị trường mới, thâm nhập vào thị
trường của bên tiếp nhận chuyển giao công nghệ cũng như tạo lối vào cho những
thị trường được bảo hộ. Chuyển giao công nghệ là một yếu tố không thể thiếu
trong bất cứ chiến lược thâm nhập thị trường nào. Thông qua chuyển giao công
nghệ, nước chuyển giao có thể mở rộng thị trường một cách thành công, từ đó
nâng cao được khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia. Sự xâm nhập thị
trường là một hệ quả tất yếu của từ việc chuyển giao công nghệ.
Ví dụ cụ thể minh chứng cho khẳng định trên là sự chinh phục thị trường
quốc tế của mô tô Jingchen, Trung Quốc. Bộ thương mại Trung Quốc vừa đưa
Jingchen vào danh sách những thương hiệu xuất khẩu cần được ưu tiên phát triển.
Sau 10 năm vươn ra thị trường quốc tế, Jingchen đã thực hiện thành công chính

sách phát triển do chính phủ Trung Quốc đề ra, trở thành thương hiệu được ưa
chuộng trong nước và quốc tế.
Sau 10 năm đề ra mục tiêu trở thành một nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn thế
giới, hãng mô tô Jingchen đã đạt được ước nguyện khi ngày càng gây được nhiều
tiếng vang trên thị trường quốc tế, có sản phẩm được tiêu thụ trên 51 quốc gia và
vùng lãnh thổ ở tất cả các châu lục. Theo thống kê trong năm 2005 và 2006,
Jingchen đã xuất khẩu 500.000 xe mô tô, đạt doanh thu hơn 180 triệu USD và là
đơn vị dẫn đầu trong ngành công nghiệp Trung Quốc về giá trị xuất khẩu. Từ đầu
năm đến nay, doanh thu của Jingchen vẫn phát triển ổn định so với cùng kỳ năm
ngoái, và tiếp tục duy trì vị trí số một trong các mặt hàng xuất khẩu của Trung
Quốc. Bài học thành công của Jingchen một lần nữa cho thấy bản lĩnh và tài năng
của các doanh nhân Trung Quốc trong việc áp dụng chuyển giao công nghệ vào
chiến dịch xâm nhập thị trường.
Không dừng lại ở đó, một điển hình khác về vấn đề tạo lập thị trường nhờ
vào quá trình chuyển giao công nghệ là sự kiện đại gia Motorola mà chủ tịch của
tập đoàn này đã đến Thượng Hải bàn về việc xâm nhập thị trường Trung Quốc với
đương kim chủ tịch nước Giang Trạch Dân (lúc đó mới chỉ là một quan chức nhỏ ở
đây). Do đó, năm 2000, Motorola đã chiếm đến 31% thị phần thị trường viễn thông
Trung Quốc. Ba năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Motorola vẫn không
ngừng đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng, và sản xuất với tổng số vốn lên tới 3,4
tỷ đôla, cao nhất trong tất cả các doanh nghiệp phương Tây, các đối thủ đáng gờm
của nó như Nokia cũng đã rót vào Trung Quốc 2.4 tỷ đôla và xây dựng một cụm
liên hợp lớn sản xuất mobile và các cấu kiện gần Bắc Kinh. Thực tế đó cho thấy sự
xâm nhập thị trường của các thương hiệu nói chung và các thương hiệu lớn nói
riêng vào các thị trường tiềm năng là một điều tất yếu và điều đó luôn diễn ra song
song với quá trình chuyển giao công nghệ.
Trên đây là những ví dụ về lĩnh vực công nghệ viễn thông. Ngoài ra chuyển
giao công nghệ còn ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực khác trong đời sống, đơn cử
là dịch vụ thức ăn nhanh. Như chúng ta đã biết, một trong những thương hiệu thức
ăn nhanh hàng đầu thế giới là McDonald’s. McDonald's được thành lập năm 1955

và trong vòng 30 năm đầu công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa
với hơn 10.000 nhà hàng trải khắp các bang nước Mỹ.
Khi thị trường Mỹ đã bão hoà thì chìa khóa cho định hướng phát triển mới
của McDonald's chính là thị trường quốc tế đầy tiềm năng. Năm 2000, McDonald's
thu về 21 tỷ USD từ 28.707 nhà hàng đặt tại các thị trường bên ngoài, con số này
chiếm 53% tổng doanh thu 40tỷ USD của công ty. Tuy vậy, McDonald's chưa có ý
định dừng cuộc "bành trướng" của mình lại. Theo họ, ở các thị trường tiềm năng,
mức độ thâm nhập thị trường của McDonald's mới chỉ dừng lại ở mức một nhà
hàng cho 500.000 dân. Thêm nữa, McDonald's mới chỉ phục vụ chưa tới 1% dân
số toàn cầu. Với những thành công đã có, ban lãnh đạo công ty vạch ra chiến lược
nhanh chóng mở rộng thị trường trong thời gian tới và hướng phát triển ở cả 3 thị
trường lớn: Châu Âu, Đông Á và Mỹ Latinh.
KẾT LUẬN
Qua 5 chương nhóm đã trình bày trên đây, chúng ta đã phần nào có cái nhìn tổng
quan về những tác động tích cực của chuyển giao công nghệ đối với các nước
chuyển giao. Chuyển giao công nghệ giúp các nước chuyển giao, thông thường là
các nước phát triển và các NICs, TNCs, tăng thêm lợi nhuận từ việc bán công nghệ
mà không cần sản xuất, có điều kiện sử dụng lao động rẻ và lành nghề đó - nguồn
nhân lực có giá trị và có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất ở địa phương và sử
dụng tài nguyên địa phương- việc sản xuất ngay tại nơi có tài nguyên sẽ tiết kiệm
thời gian và chi phí vận chuyển. Song song với việc chuyển giao công nghệ, bên
cung cấp có thể bán vật liệu, linh kiện, thành phẩm theo kèm và “phần cứng” cho
bên nhận công nghệ. Bên nhận có thể cần các dịch vụ liên quan đến việc chuyển
giao, vì vậy họ yêu cầu bên giao cung cấp các dịch vụ cho nhiều lĩnh vực khác
nhau liên quan đến công việc chuyển giao. Hơn thế nữa, chuyển giao công nghệ là
một cơ hội cực kỳ tốt để phía cung cấp có điều kiện thu hút một lượng vốn khổng
lồ nhằm đổi mới, cách tân công nghệ của mình, thay thế dần dần công nghệ và
thiết bị đã lạc hậu, từ đó tiến tới việc xâm nhập lẫn nhau về công nghệ (đặc biệt với
chuyển giao công nghệ có cùng xuất xứ từ các nước phát triển). Một lợi ích nữa từ
chuyển giao công nghệ quốc tế là nó giúp các nước cung cấp tiếp cận nhanh chóng

các thị trường mới. Hầu hết bên cung cấp công nghệ không có một mạng lưới phân
phối toàn diện và bao trùm thế giới. Việc thiết lập các luồng phân phối vào các
nước xa xôi có nền văn hoá khác nhau đòi hỏi nhiều thời gian, tốn kém và đầy rủi
ro chưa lường trước được. Trong trường hợp này sự chuyển giao công nghệ để sản
xuất ở nước sở tại là biện pháp tốt nhất để nắm được kiến thức và kinh nghiêm về
tiêu thụ và phân phối, đồng thời tạo uy tín với khách hàng. Bên nhận công nghệ có
thể là người đầu tiên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của bên cung cấp trong nước
mình và thậm chí ở các nước láng giềng.
Trong quá trình chuyển giao, bên cung cấp không thể nào tránh khỏi những
rủi ro và các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến mình, nhưng nếu biết khắc chế và
kiểm soát những rủi ro đó ở mức thấp nhất thì tất cả những lợi ích mà bên cung cấp
chuyển giao có được sẽ là một cơ hội rất tốt để bên chuyển giao thu được những
khoản lợi nhuận khổng lồ, nâng cao trình độ khoa học công nghệ và ngày càng
phát triển, đẩy mạnh hơn thị trường tiêu thụ, hệ thống sản xuất và danh tiếng
thương mại của bên chuyển giao công nghệ.

×