Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Hợp tác đa phương ASEAN+3 : vấn đề và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 136 trang )

HOÀNG KHẮC NAM




Hợp tác đa phương
ASEAN+3:



VẤN ĐỀ VÀ TRIỂN VỌNG











NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TP HỒ CHÍ MINH – 2008


3 4
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 8


PHẦN MỞ ĐẦU 11
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HP TÁC ĐA PHƯƠNG ASEAN+3 19
1.1. Tiền đề của hợp tác đa phương ASEAN+3 19
1.1.1. Tiền đề đòa lý 21
1.1.2. Tiền đề lòch sử 25
1.1.3. Tiền đề văn hóa-xã hội 28
1.1.4. Tiền đề quan hệ song phương 33
1.1.5. Tiền đề an ninh-chính trò 38
1.1.6. Tiền đề kinh tế 41
1.2. Quá trình hình thành ASEAN+3 47
1.2.1. Các cố gắng phát triển hợp tác đa phương,
xây dựng thể chế khu vực ở Đông Á
trong Chiến tranh lạnh 47
1.2.2. Sự ra đời của ASEAN+3 55
1.3. Những phát triển trong hợp tác đa phương ASEAN+3 68
1.3.1. Những tiến triển về mặt thể chế 68
1.3.2. Sự phát triển trong hợp tác kinh tế khu vực 82
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ TRONG HP TÁC ĐA PHƯƠNG
ASEAN+3 101
2.1. Vấn đề lòch sử 102
2.2. Vấn đề an ninh-chính trò 122
2.3. Vấn đề kinh tế 150
2.4. Vấn đề văn hoá-xã hội 173
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG CỦA ASEAN+3, TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ TỚI ASEAN VÀ VIỆT NAM 191
3.1. Triển vọng của ASEAN+3 191
3.2. Cơ hội và thách thức đối với ASEAN
trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 211
3.2.1. Cơ hội đối với ASEAN
trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 215

3.2.2. Thách thức đối với ASEAN
trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 221
3.3. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam
trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 227
3.3.1. Thuận lợi của Việt Nam
trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 228
3.3.2. Khó khăn của Việt Nam
trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 240
KẾT LUẬN 255
TÀI LIỆU THAM KHẢO 264






5 6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB

Asian

Development
Bank
Ngân hàng Phát triển
Châu Á
AFTA

ASEAN Free Trade

Area
Khu vực thương mại tự
do ASEAN
AIA

ASEAN Investment
Area
Khu vực đầu tư ASEAN

AMF

Asian Monetary
Fund
Q
uỹ

Tiền tệ Châu Á

APEC

Asia Pacific
Economic
Cooperation
Die
ãn đàn hợp tác kinh
tế Châu Á-Thái Bình
Dương
ARF

ASEAN Regional

Forum
Diễn đàn khu vực
ASEAN
ASEAN

Association of South
East Asian Nations
Hiệp hội các nước
Đông Nam Á
ASEAN PMC

ASEAN Post
Ministerial
Conference
Hội nghò sau hội nghò
bộ trưởng ASEAN
ASEM

Asia
-
Europe
Meeting
Hội nghò Á
-
Âu

BSA

Bilateral Swap
Arrangement

Hiệp đònh hoán đổi
tiền tệ song phương
CAFTA

China
-
ASEAN Free
Trade Area
Khu vực thương mại tự
do Trung Quốc-ASEAN
EAEG

East Asian
Economic Group
Nhóm
kinh tế Đông Á

EAFTA

East Asian Free
Trade Area
Khu vực thương mại tự
do Đông Á
EASG

East Asian Study
Group
Nhóm Nghiên cứu
Đông Á
EAVG


East Asian Vision
Group
Nhóm Tầm nhìn
Đông
Á
EAS

East Asian Summit

Hội ng
hò Thượng đỉnh
Đông Á
EPA

Economic
Partnership
Agreement
Hiệp đònh Đối tác
Kinh tế
EU

European Union

Liên minh Châu Âu

ESCAP

Economic and
Social Commision

for Asia and Pacific
Hội đồng Kinh tế X
ã
hội Châu Á và Thái
Bình Dương
FDI

Foreign Direct
Investment
Đa
àu tư trực tiếp nước
ngoài
FTA

Free Trade Area

Khu vực thương mại tự do
GDP

Gross Domestic
Product
Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

International
Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ quốc tế

MERCOSUR


Mercado Comun

de Sul
Thò trường chung Nam
Mỹ

7 8
NA
FTA

North American
Free Trade Area
Khu vực thương mại tự
do Bắc Mỹ
NIE

New Industrial
Economy
Nền kinh tế mới công
nghiệp hoá
OSCE

Organization for
Security and
Cooperation in
Europe
Tổ chức An ninh và
Hợp tác Châu Âu
RTA


Regional Trad
e
Agreement
H
iệp đònh thương mại
khu vực
WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade
Organization
Tổ chức Thương mại
thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang

Bảng 1.1
: Các lónh vực hợp tác của ASEAN+3

72


Bảng 1.2
: Các hội nghò thượng đỉnh ASEAN+3
(1997-2007)
76

Bảng 1.3
: Các hội nghò bộ trưởng của ASEAN+3
78

Bảng 1.4
: Tỉ trọng thương mại nội vùng trong xuất
khẩu của nhóm khu vực
84

Bảng 1.5
: Tỉ trọng đầu tư ở Đông Á 1995-2005


88

Bảng 1.6
: Sự gia tăng các FTA ở Đông Á 1976-2007


96

Bảng 2.1
: Các cuộc xung đột liên quan đến các nước
ASEAN+3 (Tính đến cuối năm 2001)

117

Bảng 2.2
: Một vài chỉ số cơ bản của các nước
ASEAN+3 (năm 2006)
135

Bảng 2.3
: Chi phí quân sự ở Đông Á (1997-2006)


146

Bảng 2.4
:
So sánh thu nhập quốc dân của các nước
ASEAN+3
152

Bảng 2.5
:
Các vấn đề trong hợp tác đa phương
ASEAN+3
189

Bảng 3.1:
Kim ngạch xuất nhập khẩu của ASEAN với
các thành viên ASEAN+3 (Các năm 1996,
2001, 2006)
214


Bảng 3.2:
Đầu tư vào ASEAN từ các thành viên
215


9 10
ASEAN+3 (Các năm 2004, 2005, 2006)

Bảng 3.3:
So sánh tổng sản phẩm quốc nội giữa Việt
Nam và các nước ASEAN+3 (năm 2006)
245

Bảng 3.4:
So sánh tỉ trọng công nghiệp và dòch vụ
trong GDP giữa Việt Nam với các nước
ASEAN+3 (năm 2006)
246

Bảng 3.5:
So sánh trò giá xuất khẩu giữa Việt Nam
với các nước ASEAN+3 (năm 2006)
247

Bảng 3.6:
So sánh mức tiêu dùng điện năng giữa Việt
Nam và các nước ASEAN+3 (năm 2005)
248





11 12
Phần mở đầu
rong vài năm gần đây, một xu hướng mới đã được hình
thành ở Đông Á – xu hướng tăng cường hợp tác đa
phương khu vực. Là một trong những thay đổi lớn nhất ở
Đông Á sau Chiến tranh lạnh, xu hướng này đang làm thay
đổi bản đồ đòa chính trò, đòa kinh tế cả trong khu vực và trên
thế giới. Xu hướng này đã lôi cuốn hầu hết quốc gia trong
vùng tham gia. Nhiều cố gắng thể chế hoá và chính sách thúc
đẩy hợp tác đa phương Đông Á đã và đang được triển khai.
Hợp tác Đông Á ngày càng trở thành đối tượng quan trọng
của các nhà chính trò, mối quan tâm của các nhà kinh tế và
đề tài nghiên cứu của các học giả.
Trước thực tế và viễn cảnh tiềm tàng này, càng ngày
người ta càng nói nhiều về “Chủ nghóa khu vực Đông Á” (East
Asian Regionalism), “Khu vực hóa Đông Á” (East Asian
Regionalization), “Cộng đồng Đông Á” (East Asian
Community), “Hội nhập Đông Á” ((East Asian Integration),
“Phục hưng Châu Á” (Asian Renaissance), Chủ nghóa Châu Á
mới (Neo-Asianism), sự nổi lên của “bản sắc Đông Á” (East
Asian Identity)
1
… Thực ra, mối quan tâm và sự sôi nổi nằm
sau các cụm từ này biểu lộ lòng mong muốn nhiều hơn là

1
Richard Stubbs, ASEAN Plus Three: Emerging East Asian Regionalism?, Asian

Survey, Vol.XLII, No.3, May/June 2002, University of California Press, p.446
phản ánh hiện trạng. Giữa thực tế và nội hàm của các thuật
ngữ này vẫn tồn tại một khoảng cách không nhỏ. Trở ngại
cho hợp tác đa phương Đông Á đã là quá lớn chứ chưa nói gì
đến hội nhập.
Sự nổi lên của hợp tác Đông Á liên quan nhiều đến
ASEAN+3. ASEAN+3 là một hiện tượng hợp tác đa phương
mới hình thành ở Đông Á trong cuộc khủng hoảng tài chính
1997-1998. Chính sự xuất hiện của ASEAN+3 với tư cách thể
chế khu vực thuần Đông Á đầu tiên đã làm tăng sự quan tâm
tới xu hướng hợp tác đa phương ở Đông Á.
Vấn đề hợp tác đa phương ASEAN+3 bắt đầu được quan
tâm nhiều hơn từ năm 1999 sau khi Hội nghò cấp cao
ASEAN+3 ra bản “Tuyên bố về Hợp tác Đông Á”. Từ đó, chủ
đề này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của học giả
trong và ngoài khu vực. Sự quan tâm tới vấn đề này ở Việt
Nam được bắt đầu muộn hơn một chút và chủ yếu là trong 5-6
năm trở lại đây. Đáng chú ý, ngoài các công trình nghiên cứu
của giới học giả, đã có những chương trình và dự án nghiên
cứu công phu của Nhóm Tầm nhìn Đông Á (EAVG), Nhóm
Nghiên cứu Đông Á (EASG) hay các tổ chức kinh tế lớn như
Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Châu Á (ADB). Trong
đó, công trình của các nhóm nghiên cứu thường chủ yếu đưa
ra khuyến nghò chính sách, còn công trình của WB và ADB
thì tập trung vào phân tích thực trạng kinh tế và đề ra giải
pháp cho hợp tác kinh tế khu vực.
T

13 14
Trong tình hình nghiên cứu chủ đề này ở cả trong nước

và ngoài nước, có xu hướng đánh đồng hợp tác Đông Á và hợp
tác ASEAN+3. Có vẻ như nghiên cứu ASEAN+3 đang bò chìm
lấp trong sự quan tâm ngày càng tăng tới Đông Á. Trên thực
tế, sự phân biệt rạch ròi giữa hợp tác ASEAN+3 và hợp tác
Đông Á là tương đối khó khi hầu hết các quốc gia Đông Á đều
tham gia ASEAN+3, khi sự vận động của chúng cùng chòu chi
phối của một môi trường khu vực chung, khi khuôn khổ và
mục tiêu hợp tác của cả hai gần như trùng lặp với nhau, khi
sự tồn tại của cả hai đều dựa trên hợp tác song phương và đa
phương giữa các nước trong vùng, và khi cả hai cùng được kỳ
vọng đem lại những tác động thuận lợi cho hòa bình và thònh
vượng trong khu vực… Về đại thể, tỉ trọng phần chung giữa
hợp tác ASEAN+3 và hợp tác Đông Á là rất lớn, mức độ gắn
bó giữa chúng với nhau là khá nhiều.
Tuy nhiên, xét về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khái
niệm hợp tác Đông Á và hợp tác ASEAN+3 không hoàn toàn
trùng nhau. Giữa chúng có sự phân biệt nhất đònh về chủ thể,
khuôn khổ và mức độ thể chế hoá. Nếu hợp tác ASEAN+3 chỉ
bao gồm 13 nước thành viên thì hợp tác Đông Á rộng hơn khi
bao gồm thêm những quốc gia hay vùng lãnh thổ khác như
Hongkong, Đài Loan, Nếu hợp tác ASEAN+3 thường để chỉ
những hợp tác đa phương trong khuôn khổ các quyết đònh hay
dự án cụ thể thì hợp tác Đông Á rộng hơn khi bao gồm cả
hợp tác đa phương và song phương giữa các nước trong khu
vực. Nếu hợp tác ASEAN+3 đã được thể chế hóa nhất đònh và
vận hành theo cơ chế chung thì hợp tác Đông Á lại chưa có
được một cơ chế ra chính sách chung với mức độ thể chế hoá
như vậy.
Đó là sự phân biệt về mặt lý thuyết. Nhưng sự phân biệt
này cũng có ích nhất đònh về mặt thực tiễn. Việc đánh đồng

hai xu hướng hợp tác ASEAN+3 và hợp tác Đông Á sẽ không
giúp thấy được vai trò của ASEAN+3 đối với hợp tác Đông Á.
ASEAN+3 chính là điểm khởi đầu cho sự nổi lên của chủ
nghóa khu vực Đông Á. Nó cũng đặt nền móng cho thể chế
hoá hợp tác đa phương ở Đông Á. ASEAN+3 cũng đóng vai
trò trục chính của hợp tác đa phương Đông Á hiện nay. Cho
đến giờ, ASEAN+3 vẫn là hình thức thể chế hợp tác duy nhất
chỉ có các nước Đông Á tham gia. Các cố gắng thể chế hoá
hợp tác Đông Á vẫn dựa chủ yếu vào ASEAN+3. Trên thực tế,
ASEAN+3 vừa mang tính thử nghiệm, vừa mang tính đònh
hướng cho hợp tác đa phương Đông Á.
Là phản ánh chính của hợp tác Đông Á hiện nay,
ASEAN+3 vẫn tiếp tục có vai trò rất lớn, nếu không nói là có
tính quyết đònh đối với hợp tác đa phương khu vực Đông Á.
Tương lai Đông Á nói chung, hợp tác đa phương Đông Á nói
riêng phụ thuộc đáng kể vào tiến trình hợp tác trong
ASEAN+3. Bên cạnh đó, sự tồn tại khuôn khổ hợp tác
ASEAN+3 đã ghi được dấu ấn lớn trong quan hệ quốc tế khu
vực. ASEAN+3 không chỉ buộc các nước phải điều chỉnh chính
sách đối ngoại, mà còn buộc các thể chế khu vực hiện hành
phải thay đổi. ASEAN+3 không chỉ tạo ra những nét mới
trong quan hệ quốc tế khu vực mà còn tác động đến quan hệ
của các đối tác bên ngoài với khu vực. Bởi ý nghóa như vậy

15 16
đối với hợp tác Đông Á nói riêng, đối với quan hệ quốc tế khu
vực nói chung, việc nghiên cứu hợp tác đa phương trong
khuôn khổ ASEAN+3 vẫn là cái gì đó không thể bỏ qua.
Hợp tác đa phương ASEAN+3 là một xu hướng có tiềm
năng bởi nó phù hợp với xu thế vận động chung của thế giới

và đáp ứng đúng lợi ích của các quốc gia trong khu vực. Cho
đến nay, quá trình hợp tác ASEAN+3 đã có được những
thành tựu đáng kể và vẫn đang tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên,
tốc độ của quá trình này là khá chậm chạp. Bất chấp nhiều
thuận lợi từ môi trường thế giới, khu vực và trong nước, hợp
tác đa phương ASEAN+3 vẫn phải đối mặt với nhiều khó
khăn. Sự chậm chạp của quá trình ASEAN+3 được quy đònh
bởi vô số vấn đề bất thuận đang đặt ra trên con đường này.
Các vấn đề đó không chỉ gây ra trở ngại mà còn là yếu tố
làm giảm thuận lợi khách quan, làm giảm ý chí và tinh thần
dấn thân vào hợp tác đa phương khu vực. Đồng thời, những
vấn đề này còn chứa đựng khả năng làm giảm tốc độ, làm
yếu thể chế, tạo sự nửa vời trong chính sách, hạn chế sự hiệu
quả của biện pháp và thậm chí có thể làm lệch mục tiêu của
tiến trình hợp tác đa phương ở Đông Á. Bởi thế, cho dù đã
hoạt động được 10 năm, ASEAN+3 vẫn là hiện tượng còn mới
mẻ, tương lai của nó là khó đoán đònh.
Rõ ràng, triển vọng hợp tác ASEAN+3 nói riêng, hợp tác
Đông Á nói chung phụ thuộc khá nhiều vào việc giải quyết
các vấn đề đó. Tuy nhiên, những vấn đề này ở Đông Á có
nhiều đặc thù không giống như các khu vực khác trên thế
giới. Với những đặc thù như vậy, ở Đông Á lại không có nhiều
tiền lệ giải quyết. Hơn nữa, cũng khác với các khu vực khác,
Đông Á có mức độ thể chế hoá tương đối thấp và còn thiếu
vắng cơ chế giải quyết tranh chấp. Điều này càng làm cho các
vấn đề thường có xu hướng bò kéo dài, tác động mạnh hơn và
từ đó đè nặng nhiều hơn lên khả năng hợp tác đa phương khu
vực. Vì thế, trong trường hợp ASEAN+3, khắc phục các vấn
đề này có lẽ cũng quan trọng không kém hợp tác như thế nào
cho hiệu quả. Đối với ASEAN+3, trong chừng mực nào đó,

thúc đẩy hợp tác đồng nghóa với quá trình giải quyết các vấn
đề tồn tại.
Nhưng vấn đề thì nhiều và đa dạng. Các vấn đề này đều
có thể tìm thấy trong bản thân từng nước và trong quan hệ
giữa chúng, trong cả lónh vực chính trò, kinh tế lẫn xã hội,
trong cả môi trường quốc tế và khu vực, trong các thể chế khu
vực và chính ASEAN+3,… Việc giải quyết chúng lại đòi hỏi
cách tiếp cận đồng bộ, toàn diện. Tuy nhiên, trong khuôn khổ
có hạn, cuốn sách này tập trung vào việc chỉ ra và phân tích
những vấn đề cơ bản đang là trở ngại cho hợp tác đa phương
ASEAN+3. Đó là yêu cầu cần thiết để có thể thúc đẩy hợp tác
đa phương ASEAN+3 nói riêng, hợp tác Đông Á nói chung
tiến về phía trước.
Với cách nhìn như trên, cuốn sách này được kết cấu
thành ba chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Quá trình hợp tác đa phương ASEAN+3.
Chương này có ba nội dung chính. Nội dung đầu là sự phân
tích các tiền đề cơ sở của quá trình hợp tác đa phương

17 18
ASEAN+3. Nội dung thứ hai xem xét các cố gắng xây dựng
thể chế khu vực ở Đông Á và quá trình hình thành khuôn
khổ hợp tác ASEAN+3 vào năm 1997. Nội dung thứ ba đánh
giá khái quát những phát triển nổi bật của ASEAN+3 trong
10 năm qua.
Chương 2: Vấn đề trong hợp tác đa phương ASEAN+3.
Chương này nhằm nhận diện các vấn đề cơ bản đóng vai trò
là nguồn gốc các khó khăn trong quá trình hợp tác đa phương
ASEAN+3. Các vấn đề được xem xét lần lượt trên nhiều
phương diện khác nhau như lòch sử, an ninh-chính trò, kinh tế

và văn hoá-xã hội. Trong từng phương diện, những vấn đề bất
thuận cụ thể và tác động của chúng tới tiến trình hợp tác đa
phương ASEAN+3 cũng được đề cập đến.
Chương 3: Triển vọng của ASEAN+3, tác động của
nó tới ASEAN và Việt Nam. Chương này gồm ba nội dung
chính. Nội dung đầu đánh giá triển vọng của tiến trình hợp
tác đa phương ASEAN+3 với những kòch bản khác nhau được
đưa ra. Nội dung thứ hai xem xét cơ hội và thách thức đối với
ASEAN trong tiến trình hợp tác ASEAN+3. Nội dung thứ ba
tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi
tham gia hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+3.
Là một nước trong khu vực Đông Á, Việt Nam không thể
không chòu tác động của những vận động mới trong khu vực.
Là một thành viên của ASEAN, Việt Nam không thể đứng
ngoài tiến trình hợp tác ASEAN+3. Trong một khu vực đang
vận động khá nhanh như Đông Á, trong một thể chế còn
nhiều vấn đề như ASEAN+3, việc tìm hiểu những vấn đề và
triển vọng của ASEAN+3 hi vọng có thể đóng góp phần nào
cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường hợp tác
khu vực của Việt Nam.
Nhân dòp này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á và Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hỗ trợ trong việc hoàn
thành và xuất bản cuốn sách.
Chắc chắn cuốn sách này không tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót. Rất mong bạn đọc lượng thứ và góp ý chân thành
cho tác giả để sau này có thể bổ sung và hoàn thiện hơn.
Tác giả






19 20
Chương 1

QUÁ TRÌNH HP TÁC ĐA PHƯƠNG ASEAN+3

1.1. Tiền đề của hợp tác đa phương ASEAN+3
Sự hình thành và phát triển hợp tác đa phương trong một
khu vực thường dựa trên những tiền đề nhất đònh. Các tiền
đề này đóng vai trò như động lực thúc đẩy hợp tác đa phương.
Chính sự tồn tại các tiền đề này đã giúp các nước trong vùng
nhận thức được những chia sẻ chung, giá trò chung và những
mục tiêu chung. Để thực hiện những cái chung này, hợp tác
song phương là không đủ và trong chừng mực nào đó là
không thể. Trên cơ sở đó, yêu cầu hợp tác đa phương khu vực
đối với các quốc gia đã được hình thành.
Không chỉ là động lực, các tiền đề này còn là điều kiện cho
hợp tác đa phương. Đó là nơi chứa đựng thuận lợi và khó khăn
đối với quá trình hợp tác đa phương khu vực. Một mặt, sự vận
động và mức độ chín muồi của các tiền đề đem lại thuận lợi
cho sự phát triển hợp tác đa phương khi chúng góp phần thúc
đẩy hệ thống quan hệ song phương trong khu vực, tạo điều
kiện cho sự hình thành chủ nghóa khu vực và làm tăng khả
năng tiến tới cộng đồng khu vực. Mặt khác, các tiền đề này
còn là nơi xuất phát và nuôi dưỡng những tác động bất thuận
cho quá trình hợp tác đa phương khu vực. Vì thế, tiền đề thế
nào thì sẽ in hình thế đó lên quá trình hợp tác đa phương.
Trên thực tế, các tiền đề này cũng chính là tiền đề của

cộng đồng khu vực bởi hợp tác đa phương khu vực là giai đoạn
đầu của quá trình tiến tới cộng đồng khu vực. Sự phát triển
hợp tác đa phương là nhân tố quy đònh sự hình thành cộng
đồng khu vực. Khi hợp tác đa phương phát triển đến mức độ
nào đó, cộng đồng khu vực sẽ dễ được hình thành hơn. Lẽ dó
nhiên, không phải cứ có hợp tác đa phương là sẽ có cộng đồng
khu vực. Nhưng có điều chắc chắn, sẽ không có được cộng
đồng khu vực nếu không có hợp tác đa phương. Hơn thế nữa,
kể cả khi có cộng đồng khu vực, hợp tác đa phương vẫn có ý
nghóa rất lớn bởi đó chính là phương thức duy trì cộng đồng
khu vực. Hợp tác đa phương là một phần không thể thiếu của
quá trình tiến tới cộng đồng khu vực. Vì vậy, các tiền đề trên
không chỉ tác động đến quá trình hợp tác đa phương mà còn
ảnh hưởng đến khả năng hình thành cộng đồng khu vực.
Xuất phát từ những ý trên, rõ ràng việc nghiên cứu quá
trình hợp tác đa phương ASEAN+3 và triển khai mô hình nào
đó của cộng đồng Đông Á đều cần tính đến các tiền đề này.
Trên thực tế, hai quá trình này có sự gắn bó mật thiết với
nhau bởi “hợp tác ASEAN+3… đang đóng vai trò chủ chốt
trong các nỗ lực xây dựng cộng đồng khu vực cho mục tiêu dài

21 22
hạn hiện thực hoá một cộng đồng Đông Á”.
2
Vì thế, đây
không chỉ là các tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của hợp
tác đa phương ASEAN+3 mà còn là cơ sở quy đònh khả năng
tiến tới cộng đồng Đông Á. Hơn nữa, ở Đông Á, các tiền đề
này có nhiều đặc thù, góp phần tạo ra những đặc điểm và vấn
đề riêng trong quá trình hợp tác đa phương cũng như sự hình

thành cộng đồng khu vực ở đây. Vì thế, việc xem xét các tiền
đề của hợp tác đa phương ASEAN+3 có thể giúp ích phần nào
trong việc tìm hiểu quá trình tiến tới cộng đồng Đông Á
Tiền đề của hợp tác đa phương ASEAN+3 có thể là nguyên
nhân và động lực, có thể là điều kiện và tác động đến quá
trình này. Để đóng được vai trò tiền đề cho hợp tác đa
phương ASEAN+3, chúng phải có được quy mô không gian
xuyên quốc gia, có tính bền vững tương đối và có lực đủ mạnh
để thúc đẩy hợp tác đa phương ở Đông Á. Vậy đó là những
tiền đề nào? Đối với trường hợp ASEAN+3, có thể coi tiền đề
đòa lý, lòch sử, văn hoá-xã hội, quan hệ song phương, an ninh-
chính trò và kinh tế như những cơ sở chính yếu cho sự hợp
tác này.
1.1.1. Tiền đề đòa lý
Xét về mặt đòa lý, một khu vực thường được xác đònh như
một nhóm quốc gia cùng nằm trong một vùng đặc thù về đòa

2
Chairman’s Statement of the 11th ASEAN Plus Three Summit, Singapore, 20
November 2007, http//www.aseansec.org
lý.
3
Bởi thế, một sự hợp tác đa phương khu vực cũng phải có
một không gian đòa lý, một cộng đồng khu vực cũng phải nằm
trong một khuôn khổ đòa lý nhất đònh.
Sự gần gũi về mặt đòa lý được coi là tiền đề quan trọng
của hợp tác đa phương khu vực bởi vì nó tạo nên mối quan hệ
đòa lý-nhân văn giữa các quốc gia, dân tộc trong vùng. Trên
cơ sở đó, ý thức về đòa bàn chung và môi trường chung, ý
niệm khu vực và tình cảm cộng đồng được hình thành. Sự gần

kề nhau cũng tạo sự tương tác chặt chẽ về đòa-chính trò khi
quốc gia này chính là môi trường an ninh trực tiếp của quốc
gia kia. Cùng với sự phụ thuộc lẫn nhau về an ninh ngày càng
tăng, không gian lợi ích sống còn của quốc gia ngày càng gắn
chặt với khu vực và ngược lại. Sự gần gũi đòa lý cũng đặt cơ
sở đòa-kinh tế cho sự hình thành quan hệ kinh tế trong khu
vực. Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia gần kề thường được
hình thành sớm và sự gần gũi đòa lý thường đem lại những
thuận lợi hơn cho sự liên kết kinh tế khu vực ngày nay. Trong
sự phát triển của mối quan hệ liên khu vực và toàn cầu, tính
khu vực và vò trí chiến lược của khu vực ngày càng được nhận
thức mạnh mẽ cả từ trong lẫn ngoài khu vực. Và như vậy, yếu
tố đòa-chiến lược đã góp phần nâng cao vai trò của sự gần gũi
đòa lý đối với sự cố kết khu vực.
Trong trường hợp Đông Á, sự gần gũi về mặt đòa lý cũng
đem lại những tác động như vậy đối với sự phát triển hợp tác

3
Edward D. Mansfield & Helen V. Milner, The New Wawe of Regionalism,
International Organization Vol 53 No 3 Summer 1999, The Massachusetts
Institute of Technology Press, pp. 590

23 24
đa phương và khả năng hình thành cộng đồng khu vực ở đây.
Tuy nhiên, vai trò của tiền đề đòa lý này không hoàn toàn
thuận lợi cho các quá trình này.
Thứ nhất, đứng từ góc độ nghiên cứu khu vực (regional
studies), vì chưa có sự thống nhất về tiêu chí xác đònh khu vực
4


nên có những quan niệm khác nhau về khuôn khổ Đông Á. Có
bốn quan niệm về khuôn khổ Đông Á. Quan niệm thứ nhất coi
Đông Á bao gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
5
Quan niệm thứ
hai coi Đông Á chính là Đông Bắc Á. Đây là cách gọi ở một số
nước Phương Tây nhưng chủ yếu trước kia. Ngoài ra, còn có
cách gọi Đông Á bao gồm cả Nam Á nhưng không phổ biến.
6

Gần đây, cùng với việc nhóm họp Hội nghò Thượng đỉnh Đông
Á từ năm 2005, xuất hiện một cách gọi mới về Đông Á bao
gồm 13 nước ASEAN+3 và Ấn Độ, Australia, New Zealand, tức
là bao gồm cả 1 nước Nam Á và 2 nước Châu Đại Dương.
Hiện nay, cách thứ nhất được sử dụng phổ biến với mức
độ thừa nhận chung cao hơn nhiều so với các cách kia. Các tổ
chức toàn cầu như WB, IMF đều sử dụng cách gọi này. Với

4
Về tiêu chí xác đònh khu vực trong nghiên cứu quốc tế, xin tham khảo thêm
Hoàng Khắc Nam, Phân đònh khu vực trong nghiên cứu quốc tế, Tạp chí
Khoa học, Tập 23, số 2, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, tr. 77-86
5
John Ravenhill, A Three Bloc World? The New East Asia regionalism,
International Relations of the Asia-Pacific Volume 2 (2002), pp. 168.
Chia Siow Yue & Mari Pangestu, The Rise of East Asian Regionalism, Draft,
December 2003, pp. 2
6
Eisuke Sakakibara & Sharon Yamakawa, Regional Integration in East Asia:
Challenges and Opportunities, Part Two: Trade, Finance and Integration,

World Bank East Asia Project, Global Security Research Center-Keio
University, pp. 191.
cách gọi thứ nhất, khuôn khổ hợp tác ASEAN+3 hiện nay gần
như trùng lặp với phạm vi Đông Á. Tuy nhiên, trong cách thứ
nhất, vẫn tồn tại những ý kiến không đồng nhất với nhau.
Đông Á chính là khuôn khổ ASEAN+3? Hay bao gồm thêm
Bắc Triều Tiên, Đài Loan, Hongkong? Hay cần thêm cả Mông
Cổ, phần Viễn Đông của nước Nga và Đông Timor? Sự khác
nhau này đang dẫn đến khó khăn trong quan niệm về cộng
đồng Đông Á cũng như trong cố gắng thúc đẩy hợp tác khu
vực. Theo chúng tôi, với mục tiêu nghiên cứu cộng đồng khu
vực, khuôn khổ thích hợp nhất của Đông Á có thể được coi
bao gồm Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc (gồm cả
Đài Loan và Hongkong) và 10 nước thành viên ASEAN ở
Đông Nam Á. Đây là những chủ thể có sự tương tác tương đối
chặt chẽ với nhau và đang có xu hướng tăng cường hợp tác
khu vực.
Vấn đề thứ hai là những đặc thù của điều kiện đòa lý ở
đây đã không làm sự gần gũi về đòa lý có tác động mạnh mẽ
đối với hợp tác đa phương và cộng đồng Đông Á. Các quốc gia
phân bố trải dài trên một diện rất rộng khiến nhiều nước ở
cách xa nhau, làm giảm sự hiểu biết lẫn nhau. Đòa hình đa
dạng và phức tạp gồm cả núi cao và biển cả tạo nên cản trở
giao lưu và thông thương. Khí hậu khác nhau cũng góp phần
tạo nên lối sống và nhân sinh quan khác nhau, hạn chế sự
hình thành bản sắc và các giá trò chung. Sự phân bố trải dài
và những khác nhau về đòa lý đem lại khả năng hình thành
các tiểu khu vực nhiều hơn là cho toàn khu vực Đông Á.
Những điều kiện đòa lý như vậy khiến mối liên hệ lòch sử


25 26
kém phát triển và ý thức khu vực xuất hiện muộn hơn nhiều
nơi khác. Các cố gắng hợp tác Đông Á mới chỉ nổi lên trong
thế kỷ XX và chủ yếu trong thời gian sau Chiến tranh lạnh.
Ngay ý thức về khu vực Đông Nam Á – nơi chủ nghóa khu vực
được coi là rõ nét hơn nhiều so với chủ nghóa khu vực Đông Á
– cũng chỉ là sản phẩm của thời hiện đại.
Rõ ràng, trong trường hợp Đông Á, sự gần gũi đòa lý là
một tiền đề quan trọng góp phần hình thành quan hệ đa
phương, thúc đẩy khả năng xây dựng một cộng đồng khu vực.
Nhưng đòa lý không phải là yếu tố duy nhất quy đònh nên khu
vực. Cho dù có những tác động tích cực, tiền đề này không
phải hoàn toàn thuận lợi cho sự phát triển hợp tác đa phương
cũng như sự hình thành cộng đồng ở đây.
1.1.2. Tiền đề lòch sử
Nếu đòa lý là không gian thì lòch sử là thời gian của một
cộng đồng khu vực. Sự gần gũi về mặt đòa lý tạo điều kiện cho
quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc hình thành sớm và được
duy trì suốt chiều dài lòch sử. Lòch sử quan hệ lâu dài giúp tạo
dựng và củng cố các liên hệ nhiều mặt giữa chúng – cơ sở cho
sự phát triển quan hệ, trong đó có quan hệ đa phương. Chính
bởi vai trò như vậy mà yếu tố lòch sử có thể được coi như một
tiền đề của hợp tác đa phương và cộng đồng khu vực.
Thực vậy. Quá trình quan hệ lâu dài trong lòch sử làm
tăng sự hiểu biết lẫn nhau và sự tương tác với nhau, từ đó
làm tăng khả năng cố kết khu vực. Những quan hệ lòch sử lâu
dài giúp tạo dựng và củng cố hệ thống quan hệ song phương
trong khu vực – nền tảng để hình thành quan hệ đa phương.
Các quá trình tương tác chính trò, trao đổi kinh tế, giao lưu
văn hoá, các cuộc di cư,… trong lòch sử giúp hình thành nên

những giá trò chung giữa các quốc gia, dân tộc gần kề, góp
phần hình thành bản sắc riêng của khu vực. Lòch sử chính là
một yếu tố quan trọng làm nên những đặc thù riêng, những
vấn đề riêng, những quan niệm riêng và cách hành xử riêng
trong quan hệ quốc tế khu vực. Trong thời hiện đại, dù mức
độ mạnh yếu khác nhau, lòch sử vẫn tiếp tục tác động lên ý
thức khu vực, tình cảm khu vực, quan niệm về hợp tác khu
vực và quá trình hình thành cộng đồng khu vực. Rõ ràng, quá
trình quan hệ lâu dài giữa các quốc gia, dân tộc ở gần kề
nhau là tiền đề cần được tính đến cho việc phát triển quan hệ
đa phương, cho sự hình thành cộng đồng khu vực.
Trên thực tế, lòch sử không đóng vai trò tiền đề như nhau
cho mọi hợp tác đa phương và liên kết khu vực. Nhiều học giả
không đánh giá cao vai trò tiền đề này của lòch sử. Điều này
dường như hợp lý khi những động thái thúc đẩy hợp tác đa
phương khu vực hiện nay thường là kinh tế hoặc chính trò.
Tuy nhiên, trong trường hợp Đông Á, vai trò của lòch sử là dễ
nhận thấy. Hầu hết các quốc gia, dân tộc ở đây đều có những
mối quan hệ lòch sử khá lâu dài. Có những quan hệ đã được
hình thành cách đây hàng nghìn năm. Mối quan hệ này tồn
tại cả trên hai kênh nhân dân-nhân dân, nhà nước-nhà nước.
Sự liên hệ giữa chúng diễn ra trong nhiều lónh vực của đời
sống, từ kinh tế, chính trò tới văn hoá, xã hội. Một quá trình
và quy mô như vậy khiến lòch sử đủ sức nặng tác động đến
quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực.

27 28
Quá trình quan hệ này vẫn được tiếp tục cho đến khi bò
ngăn trở bởi sự thâm nhập của chủ nghóa thực dân vào đây.
Tuy nhiên, sự can thiệp của các nước thực dân Phương Tây

cũng góp phần làm tăng ý thức về tình cảnh chung, nhu cầu
đoàn kết và tình cảm khu vực trong mối quan hệ lòch sử này.
Lòch sử can thiệp mạnh mẽ từ bên ngoài trong Chiến tranh
lạnh càng củng cố ý thức này. Ý niệm Đông Á bắt đầu xuất
hiện chính trong thời kỳ chủ nghóa thực dân. Và chủ nghóa
khu vực bắt đầu trở thành hành động thực tế sau một thời
gian dài Đông Á bò can thiệp mạnh mẽ từ bên ngoài.
Quá trình quan hệ như vậy đã đem lại cho lòch sử vai trò
tiền đề cho sự hợp tác đa phương trong ASEAN+3 và khả
năng hình thành một cộng đồng khu vực ở Đông Á. Nhưng đó
không phải là tác động một chiều. Lòch sử Đông Á chứa đựng
nhiều điều khiến cho khả năng phát triển hợp tác đa phương
cũng như sự hình thành cộng đồng khu vực ở đây không được
sớm sủa và thuận lợi như nhiều khu vực khác trên thế giới.
Những vấn đề này là:
Thứ nhất là sự hình thành nhà nước và quốc gia sớm ở
khu vực này đã tạo nên sức sống mạnh mẽ cho chủ nghóa
quốc gia ở Đông Á. Chủ nghóa quốc gia mạnh mẽ thường dẫn
đến chủ nghóa vò kỷ thái quá trong chính sách đối ngoại hoặc
sự đối lập với chủ nghóa khu vực. Thứ hai là quá trình biệt
lập lâu dài với sự thiếu vắng trải nghiệm đa phương. Quá
trình biệt lập lâu dài không chỉ làm cho quan hệ song phương
giữa một số nước trong khu vực không có được nền tảng lòch
sử vững chắc. Chủ nghóa biệt lập còn góp phần duy trì xu
hướng hướng nội và làm giảm sự dấn thân vào hội nhập khu
vực. Trong khi đó, sự thiếu vắng trải nghiệm đa phương đang
gây khó khăn trong việc tìm kiếm và xác đònh phương thức,
mô hình cho sự hợp tác đa phương khu vực – một cơ sở quan
trọng của cộng đồng khu vực. Thứ ba là lòch sử chiến tranh
và xung đột giữa các quốc gia trong khu vực. Chiến tranh và

xung đột lâu dài giữa các quốc gia trong lòch sử đã để lại
không chỉ các tranh chấp lãnh thổ vẫn còn tồn tại cho đến
ngày nay mà còn cả sự ác cảm dân tộc, tâm lý nghi kỵ, những
vấn đề nhạy cảm trong quan hệ với các nước lớn và cả những
vướng mắc lòch sử giữa nhiều quốc gia trong vùng. Tất cả
những điều này đều ảnh hưởng đáng kể đến nỗ lực thúc đẩy
hợp tác đa phương, hình thành cộng đồng khu vực ở Đông Á.
Như vậy, lòch sử không chỉ là cơ sở thuận lợi mà còn chứa
đựng nhiều cản trở cho sự phát triển hợp tác đa phương
ASEAN+3 cũng như cho khả năng tiến tới cộng đồng Đông Á.
Những cản trở này không chỉ đơn thuần là những vấn đề của
quá khứ mà vẫn tiếp tục tồn tại trong hiện tại và tương lai.
Sự hiện diện của chúng diễn ra trong nhiều lónh vực khác
nhau đem lại nhiều vấn đề đa dạng khác nhau.
1.1.3. Tiền đề văn hoá-xã hội
Giữa các quốc gia trong vùng thường có những tương đồng
giúp tạo nên đặc điểm phân biệt khu vực này với khu vực
khác. Sự tương đồng của một khu vực có thể là về văn hoá-xã
hội, số phận lòch sử, kinh tế, chính trò hay trên phương diện

29 30
đối ngoại Trong số này, những tương đồng về mặt văn hoá-
xã hội thường có quá trình dài lâu nên dễ có tính vững bền
hơn. Chúng cũng dễ đem lại ý thức khu vực và tình cảm cộng
đồng hơn. Sự tương đồng về văn hoá-xã hội thường dựa trên
các yếu tố như chủng tộc, các mối quan hệ đồng tộc, tôn giáo,
ngôn ngữ và các giá trò văn hoá khác. Cùng với lòch sử, văn
hoá-xã hội là tiền đề góp phần đem lại sự tương đồng đó.
Trong nhiều trường hợp, tương đồng văn hoá-xã hội được
coi là một cơ sở để xác đònh khu vực. Thậm chí, do có sự vận

động nên các tương đồng này có thể củng cố hoặc thậm chí
làm thay đổi khuôn khổ đòa lý của khu vực. Quan trọng hơn,
các tương đồng đó còn là những sợi dây liên kết tình cảm, ý
thức và hành vi giữa các quốc gia. Sự liên kết khu vực thường
được hình thành trên những tương đồng như vậy. Thực tế
cũng cho thấy điều này khi sự hội nhập khu vực đang diễn ra
khá nhiều theo vùng văn hoá và không gian xã hội.
Tiền đề văn hoá-xã hội tạo nên những nét chung về bản
sắc, giá trò và tình cảm cộng đồng với nhau. Bản sắc tạo nên
ý thức về khu vực và những cái “của chúng ta”. Sự chia sẻ giá
trò chung góp phần tạo nên sự đồng điệu trong ứng xử với
nhau và với bên ngoài. Còn tình cảm là những sợi dây gắn
kết để hình thành nên cộng đồng. Tất cả những điều này đều
có xu hướng thúc đẩy các quốc gia trong vùng hướng về nhau
nhiều hơn. Và trên cơ sở đó, quan hệ đa phương, chủ nghóa
khu vực và cộng đồng khu vực dễ được hình thành và phát
triển hơn.
Ở Đông Á, cũng tồn tại tiền đề văn hoá xã hội như vậy
tuy mức độ và tác động không giống như nhiều khu vực khác.
Những người theo chủ nghóa kiến tạo (Constructivism) đã
nhấn mạnh đến các giá trò này đối với chủ nghóa khu vực
Đông Á bên cạnh các yếu tố khác.
Thứ nhất, về phương diện văn hoá, ảnh hưởng lâu đời và
mạnh mẽ của hai nền văn minh lớn Trung Quốc và Ấn Độ
cũng như sự giao thoa giữa chúng đã tác động khá nhiều đến
nền văn hoá của nhiều quốc gia trong vùng. Ảnh hưởng và tác
động to lớn của hai nền văn minh này và sự giao thoa giữa
chúng tạo điều kiện hình thành những giá trò chung giữa các
quốc gia trong khu vực cũng như những nét riêng của khu vực
Đông Á, giúp thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau và mối quan hệ giao

lưu giữa các quốc gia, dân tộc.
Thứ hai, về mặt chủng tộc, tuy dân cư ở đây không thuần
nhất về mặt chủng tộc nhưng nhiều quốc gia trong vùng cùng
thuộc một chủng tộc như các nước Đông Bắc Á thuộc chủng
tộc Mongoloit hay nhiều nước Đông Nam Á thuộc Negro-
Autraloit. Giữa các đại chủng này có sự hỗn hợp nhất đònh
với nhau và sự hỗn hợp này phản ánh khá rõ ở nhiều dân tộc
Đông Nam Á.
7
Điều này chứng tỏ quá trình tiếp xúc lâu dài
và sự gần gũi giữa các cư dân trong vùng. Đáng chú ý ở đây,
cho dù có sự phân biệt ít nhiều nhưng chưa tồn tại chủ nghóa

7
Về vấn đề này, xin tham khảo thêm GS. Phan Hữu Dật, Vấn đề Nam Á,
Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội 1998, trang 645-688.

31 32
phân biệt chủng tộc – cản trở cực lớn cho hợp tác đa phương
và khả năng hình thành cộng đồng khu vực.
Thứ ba, về mặt xã hội, quá trình di cư lâu đời giữa các
cộng đồng trong khu vực đã tạo nên hình thế phân bố đan
xen và những liên hệ đồng tộc trải khắp khu vực. Trong thời
chủ nghóa thực dân, sự di cư trong vùng vẫn tiếp tục. Quá
trình di cư của người Hoa và sự phân bố Hoa kiều ở khắp
Đông Á có thể coi là một ví dụ điển hình. Quá trình này đã
tạo điều kiện cho mối quan hệ nhân dân-nhân dân, cho sự
tiếp xúc trao đổi giữa các nước về cả văn hoá tinh thần lẫn
văn hoá vật chất.

Thứ tư, về phương diện ngôn ngữ, ngôn ngữ là phương
tiện giao tiếp và là cây cầu nối bờ văn hoá. Ngôn ngữ cũng là
sự phản ánh của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá. Ở
Đông Á, quá trình quan hệ và giao lưu văn hoá lâu đời dẫn
đến sự phổ biến hiện tượng ngôn ngữ thẩm thấu vào nhau.
Thậm chí, có những ngôn ngữ thẩm thấu nhau với tỉ lệ khá
lớn như trường hợp tiếng Hoa trong ngôn ngữ của nhiều dân
tộc xung quanh.
Thứ năm, về phương diện tôn giáo, ở Đông Á có những
tôn giáo phổ biến xuyên biên giới trên nhiều vùng rộng lớn
như trường hợp Nho giáo, Phật giáo hay Hồi giáo Ảnh
hưởng tương đối mạnh của các tôn giáo này không chỉ đem lại
những tương đồng nhất đònh trong giá trò và niềm tin mà còn
làm nảy sinh những tình cảm xuyên biên giới giữa các cộng
đồng cùng một tôn giáo. Nhiều giá trò tôn giáo đã trở thành
giá trò dân tộc và từ đó là điểm chung liên quốc gia. Quá
trình phổ biến các tôn giáo có tính quốc tế ở Đông Á cũng
góp phần tạo nên sự liên hệ giữa những cộng đồng cùng tôn
giáo trong khu vực bất chấp mối liên hệ khá yếu ớt giữa giáo
hội các nước.
Tất cả những điểm trên tuy có giúp nhận biết Đông Á như
một khu vực khác với phần còn lại của thế giới nhưng chưa
giúp nhiều cho việc đem lại những giá trò chung và bản sắc
riêng cũng như tình cảm cộng đồng toàn khu vực. Đồng thời,
tiền đề văn hoá-xã hội ở Đông Á cũng chứa đựng nhiều điều
bất lợi cho sự hình thành cộng đồng Đông Á. Thứ nhất, ở
Đông Á, chưa từng tồn tại một tư tưởng triết học chung cổ vũ
cho sự hợp tác xuyên quốc gia giữa các dân tộc. Khổng giáo,
Phật giáo, Hồi giáo,… tuy có vai trò nhất đònh nhưng không
ảnh hưởng trên toàn bộ Đông Á. Sự khác biệt về tư tưởng và

sự đa dạng về trường phái đã ngăn cản sự hình thành nền tư
tưởng chung cho cả khu vực, trong đó có nhận thức và quan
niệm đối ngoại. Thứ hai, giao thoa văn minh Trung-Ấn không
có tác động như nhau trên toàn khu vực nên không giúp gì
nhiều cho việc tạo nên những giá trò chung cho khu vực.
Nguyên nhân của hiện tượng này có nhiều như khả năng nội
sinh và tính cách bảo thủ của cả hai nền văn minh, con
đường truyền bá khác nhau, phạm vi ảnh hưởng hạn chế
thường chỉ ở mức tiểu khu vực, sự đa dạng văn hoá bản đòa và
những quá trình “đòa phương hoá” khác nhau,… Thứ ba là mối
quan hệ giữa tương đồng và đa dạng ở Đông Á. Sự tương đồng
không phải là nhiều trong khi sự đa dạng ở đây rất lớn. Sự

33 34
tương đồng diễn ra chủ yếu trên quy mô tiểu khu vực trong
khi sự đa dạng văn hóa lại phổ biến trên toàn khu vực. Điều
này góp phần làm chậm chạp hợp tác đa phương khu vực và
ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành cộng đồng Đông Á.
Tiền đề văn hoá-xã hội có thể không phải là động lực
mạnh mẽ cho sự hợp tác đa phương của ASEAN+3 và một
cộng đồng ở Đông Á. Mặc dù vậy, sự tồn tại tiền đề này vẫn
có thể đem lại hi vọng vào sự hình thành các giá trò chung
Đông Á từ những tương đồng tiểu khu vực, sự xuất hiện các
giá trò chung mới, khả năng bổ sung lẫn nhau của đa dạng
văn hoá-xã hội,… Và điều này chính là sự đóng góp cho mối
quan hệ đa phương trong khu vực.
1.1.4. Tiền đề quan hệ song phương
Sự hình thành cộng đồng khu vực phụ thuộc vào sự phát
triển quan hệ đa phương. Nhưng quan hệ đa phương lại phụ
thuộc vào quan hệ song phương. Vì thế, sự phát triển quan hệ

song phương vừa là tiền đề của quan hệ đa phương, vừa là
tiền đề của cộng đồng khu vực.
Quan hệ song phương là cơ sở xuất phát của quan hệ đa
phương. So với quan hệ đa phương, quan hệ song phương là
cái bắt đầu, cái có trước. Lòch sử quan hệ đối ngoại của mọi
quốc gia, dân tộc đều là quá trình phát triển các quan hệ song
phương lâu dài trước khi có quan hệ đa phương. Quan hệ đa
phương chỉ được xuất hiện khi các quan hệ song phương đã
ngày càng nhiều và chồng chéo lên nhau, tạo ra những vấn
đề liên quan đến lợi ích của nhiều bên. Quá trình hình thành
quan hệ đa phương được bắt đầu trên nền quan hệ song
phương, được thực hiện qua kênh song phương và nhằm giải
quyết những vấn đề chung nảy sinh trong quá trình quan hệ
song phương. Trong chừng mực nào đó, có thể hiểu quá trình
quan hệ đa phương là sự tập hợp các quan hệ song phương
thành hệ thống theo những tiêu chí nhất đònh, vì những mục
tiêu chung nhất đònh.
Ngoài ý nghóa là cơ sở xuất phát, quan hệ song phương
còn là điều kiện cần cho sự phát triển quan hệ đa phương.
Tính điều kiện ở đây được thể hiện trên hai mặt. Đó là tính
hướng đích chung và mức độ phát triển nhất đònh của các
quan hệ song phương. Trong điều kiện đầu tiên, quan hệ đa
phương chỉ có được khi các chủ thể có cùng lợi ích, các quan
hệ song phương có chung mục đích và dòng vận động của
chúng cùng đi theo một hướng. Kênh này càng đồng thuận và
thông suốt, khả năng thực thi quan hệ đa phương càng cao.
Trong tính điều kiện thứ hai, khi quan hệ song phương phát
triển đến mức độ nào đó, lợi ích chung vượt khỏi khuôn khổ
song phương, sự giao thoa nối kết giữa các quan hệ song
phương được hình thành. Chỉ khi đó, quan hệ đa phương mới

có khả năng hiện thực. Những quan hệ song phương ngược
nghòch nhau, yếu ớt hay thiếu liên tục thường khó tạo ra sự
thúc đẩy cho sự hình thành và phát triển quan hệ đa phương.
Bên cạnh đó, quan hệ song phương còn là nguồn cung cấp
cơ chế và lực lượng cho quan hệ đa phương. Thông qua quá
trình quan hệ song phương, các cơ chế điều chỉnh quan hệ
được hình thành, các luật lệ và chuẩn mực ứng xử đối ngoại

35 36
được xây dựng, các lực lượng tham gia quan hệ đa phương
được hình thành. Do xuất hiện muộn hơn, do được xây dựng
trên nền quan hệ song phương, quan hệ đa phương có xu
hướng tiếp thu những yếu tố phù hợp trong cơ chế và lực
lượng của quan hệ song phương. Chính cơ chế và lực lượng có
sẵn này đã tạo thuận lợi cho sự hình thành và phát triển
quan hệ đa phương. Trên thực tế, tính mạng lưới của quan hệ
đa phương hiện nay nhờ khá nhiều vào cơ chế đa diện của
quan hệ song phương. Trong khi đó tính tầng nấc của quan hệ
đa phương cũng nhờ rất nhiều vào sự tham gia của các lực
lượng khác nhau từ nhà nước tới nhân dân mà vốn đã tham
gia quan hệ song phương.
Cuối cùng, phát triển quan hệ song phương còn là cách
thức duy trì và củng cố quan hệ đa phương. Quan hệ song
phương đóng vai trò như một kênh thực hiện quan hệ đa
phương. Nhiều lợi ích chung của quan hệ đa phương được thực
hiện đồng thời trên cả hai kênh đa phương và song phương.
Tương tự như vậy, không hiếm trường hợp vấn đề của quan
hệ đa phương chỉ có thể được giải quyết trên cơ sở song
phương. Không những thế, quan hệ song phương còn góp
phần củng cố quan hệ đa phương khi giúp tạo ra môi trường

thuận lợi, đem thêm nhiều cơ hội và giải pháp cho việc thúc
đẩy hợp tác đa phương. Nhìn chung, do quan hệ đa phương
kém vững bền hơn nên nó có sự phụ thuộc đáng kể vào chất
lượng hợp tác của quan hệ song phương.
Lòch sử Đông Á đã ghi nhận quá trình phát triển quan hệ
đối ngoại của các quốc gia, dân tộc trong khu vực đều bắt đầu
từ quan hệ song phương. Lòch sử này kéo dài hàng trăm năm
trước khi xuất hiện những cơ cấu đa phương trong khu vực từ
thập niên 1960. Trong đó, những cơ cấu thành công hơn như
ASEAN chẳng hạn đều xuất phát từ một nền quan hệ song
phương tương đối thuận lợi. Sự mở rộng ASEAN từ năm 1995
cũng dựa trên sự cải thiện quan hệ song phương. Trong khi
đó, những nỗ lực hợp tác đa phương không thành công hoặc
kém hiệu quả có nguyên nhân phổ biến là do các vấn đề tồn
tại trong quan hệ song phương mà sự bất thành của ASA
(1961) và MAPHILINDO (1963) là những ví dụ.
Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ song phương ở Đông Á
đang diễn ra những thay đổi theo hướng thuận lợi hơn cho sự
phát triển quan hệ đa phương. Thứ nhất, quan hệ song
phương giữa hầu hết các nước trong vùng đều được cải thiện
đáng kể, nhiều tranh chấp đã được gác lại, tính chất hữu
nghò, đối tác đã ngự trò các quan hệ song phương. Điều này
tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển quan hệ đa
phương. Thứ hai, quan hệ song phương giữa các quốc gia
trong vùng đã phát triển mạnh mẽ và diễn ra trên nhiều lónh
vực khác nhau, dẫn đến tình trạng phụ thuộc lẫn nhau ngày
càng sâu sắc. Trên cơ sở đó, quan hệ song phương ở Đông Á
đang ngày càng trở thành hệ thống – nền tảng quan trọng
cho sự tồn tại và phát triển của quan hệ đa phương. Thứ ba,
hầu hết các quan hệ song phương ở Đông Á hiện nay đều

hướng tới hoà bình, ổn đònh, hợp tác và phát triển. Tính
hướng đích chung của các quan hệ song phương là điều kiện
cần cho sự phát triển hợp tác đa phương. Thứ tư, do lợi ích

37 38
song phương mở rộng và sự xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề
chung đang vượt khỏi quy mô quan hệ song phương nên yêu
cầu hợp tác đa phương đang trở nên mạnh hơn bao giờ hết.
Và như vậy, cơ sở của hợp tác đa phương cũng trở nên sâu sắc
hơn bao giờ hết.
Mặc dù vậy, quan hệ song phương ở Đông Á cũng chứa
đựng nhiều vấn đề không có lợi cho sự phát triển quan hệ đa
phương. Ngoài những lý do đòa lý, lòch sử, văn hóa-xã hội đã
nêu ở trên, giữa các nước trong khu vực vẫn còn tồn tại nhiều
mâu thuẫn và sự cạnh tranh với nhau trong an ninh-chính trò
và kinh tế – những lónh vực có tính quyết đònh đối với quan
hệ đa phương. Những mâu thuẫn, cạnh tranh trong số này lại
khá sâu sắc và dai dẳng. Tình trạng này khá phổ biến ở
Đông Á. Chúng tựa như những “tổ mối trong chân đê”. Chúng
không chỉ làm cho chân đê thường xuyên không vững chắc
mà còn có thể dẫn đến sập đê nếu không được kiềm chế và
xử lý đúng đắn. Tình trạng này ở Đông Á là khá rõ qua sự
xuất hiện muộn màng của quan hệ đa phương ở đây so với các
khu vực khác, qua sự phát triển chậm chạp và chưa chắc chắn
của quan hệ này hiện nay bất chấp những thuận lợi kể trên
trong quan hệ song phương.
Tiền đề quan hệ song phương ở Đông Á chứa đựng cả cơ
hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn cho quá trình hợp
tác đa phương ASEAN+3 và tiến tới cộng đồng khu vực. Vì
thế, việc giải quyết các vấn đề song phương luôn là cái gì đó

hết sức quan trọng trên con đường này.
1.1.5. Tiền đề an ninh-chính trò
An ninh-chính trò luôn là vấn đề cơ bản của mọi quốc gia
nên thường tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành vi và
chính sách đối ngoại của đất nước. Trong bối cảnh môi trường
khu vực ngày càng gắn bó với nền an ninh-chính trò quốc gia,
bảo đảm an ninh-chính trò trở thành động lực cho xu hướng
tăng cường hợp tác đa phương, tiến tới cộng đồng khu vực.
Trên thực tế, an ninh-chính trò luôn là mục tiêu công khai
hoặc không công khai của xu hướng này. Bởi vai trò như vậy,
an ninh-chính trò chính là cơ sở quan trọng cho sự phát triển
quan hệ đa phương và tiền đề cho sự hình thành cộng đồng
khu vực. Điều này được phản ánh trên cả hai phương diện:
Chính trò quốc tế và chính trò trong nước.
Đối với Đông Á, những diễn biến trong nền chính trò quốc
tế và đối nội đang tỏ ra thuận lợi hơn bao giờ hết cho xu
hướng phát triển quan hệ đa phương trong khu vực. Dựa trên
sự thay đổi phân bố quyền lực thế giới, những người theo chủ
nghóa tân hiện thực (Neo-realism) cho rằng sự nổi lên của chủ
nghóa khu vực ở Châu Âu và Bắc Mỹ tạo ra sức ép buộc các
quốc gia Đông Á phải liên kết để nâng cao vò thế của mình
trên trường quốc tế. Một cách giải thích khác dựa trên lý
thuyết bá chủ cho rằng sự bá quyền của Mỹ hiện nay tạo ra
kích thích liên kết khu vực Đông Á để hạn chế bớt những tác
động tiêu cực từ bá chủ.
8
Trên cấp độ khu vực, có quan điểm

8
John Ravenhill, A Three Bloc World? The New East Asia regionalism,

International Relations of the Asia-Pacific Volume 2 (2002), pp. 168.

39 40
khác cho rằng sự nổi lên bá chủ khu vực sẽ lôi cuốn các nước
nhỏ hơn tham gia cộng tác với bá chủ trong các dàn xếp khu
vực
9
vừa để phân chia lợi lộc, vừa để kiềm chế bá chủ bằng
lợi ích tập thể. Một luận điểm nữa dựa trên đặc thù an ninh-
chính trò ở khu vực này là lòch sử can thiệp từ bên ngoài và
những nguy cơ xung đột giữa các nước trong khu vực. Những
nguy cơ này đang đe doạ sự phát triển quốc gia và sự ổn đònh
khu vực. Sự phát triển hợp tác đa phương, hình thành một
cộng đồng khu vực có thể là phương thức hữu hiệu để ngăn
chặn các nguy cơ này.
Gần đây, với sự nổi lên của các vấn đề an ninh phi truyền
thống, hợp tác đa phương khu vực đang có thêm một xung lực
mới. Xung lực này được tạo ra không chỉ vì đó là những mối
đe doạ chung và từ đó là ý thức về số phận chung. Hầu hết
các vấn đề này đều đòi hỏi phải có sự phối hợp hành động và
thống nhất nỗ lực giữa các quốc gia thì mới giải quyết được.
Và điều này dẫn đến yêu cầu tăng cường hợp tác đa phương.
Đối với nền chính trò trong nước, ở Đông Á, cũng có những
thay đổi thuận lợi hơn cho sự phát triển quan hệ đa phương
trong khu vực. Bên trong quốc gia, nhu cầu môi trường ổn
đònh cho phát triển đạt được sự thống nhất tương đối giữa các
lực lượng chính trò. Giới chính trò và giới lãnh đạo ngày càng
quan tâm đến chủ nghóa khu vực với chứng cứ là quá trình
dấn thân của tất cả các nước trong khu vực vào việc tăng
cường và thể chế hoá hợp tác khu vực. Vai trò của giới kinh


9
John Ravenhill, Bđd, pp. 169.
doanh tăng lên trong quá trình hoạch đònh chính sách càng
góp phần củng cố xu hướng và lợi ích của hợp tác kinh tế khu
vực. Giới khoa học cũng là một trong những lực lượng xã hội
tham gia tích cực và cổ vũ cho quá trình hợp tác khu vực
Đông Á. Những thay đổi như vậy trong nền chính trò đối nội
các nước tạo thuận lợi hơn cho chính sách và quá trình phát
triển hợp tác đa phương ở Đông Á. Minh chứng là các sáng
kiến được đề ra, các thể chế được hình thành, sự tham gia của
đông đảo lực lượng chính trò và tầng lớp xã hội khác nhau
vào quá trình hợp tác khu vực ở Đông Á từ sau Chiến tranh
lạnh, nhất là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.
Tuy nhiên, an ninh-chính trò cũng chứa đựng nhiều vấn đề
trên con đường phát triển hợp tác đa phương, tiến tới cộng
đồng Đông Á. Thứ nhất, đó là những nguy cơ bất ổn và chia
rẽ tiềm tàng trong khu vực. Xung đột ở đây đủ mọi loại hình,
từ tranh giành quyền lực đến tranh chấp lãnh thổ, từ cạnh
tranh kinh tế đến mâu thuẫn tư tưởng,… Khu vực này cũng là
nơi chứa đựng những nguy cơ xung đột chiến lược lớn như vấn
đề vũ khí hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, vấn đề Đài Loan,
vấn đề Biển Đông. Thêm vào đó, vấn đề khủng bố và đấu
tranh chống khủng bố đang làm tăng thêm sự phức tạp an
ninh ở Đông Á. Thứ hai, đó là nguy cơ cạnh tranh giữa các
cường quốc, nhất là mâu thuẫn Mỹ-Trung và Trung-Nhật. Sự
tồn tại các mâu thuẫn này tạo nên không chỉ tình trạng bất
ổn mà còn là cả nguy cơ chia rẽ trong khu vực, ảnh hưởng rất
lớn đến hợp tác đa phương và xu hướng tiến tới cộng đồng
Đông Á. Thứ ba, đó là sự chênh lệch vò thế đáng kể giữa các


41 42
quốc gia Đông Á. Vò thế quốc tế chênh lệch không chỉ dễ dẫn
đến sự phân tầng và đẳng cấp trong hợp tác khu vực. Nó còn
tạo nên sự khác nhau trong quan điểm khu vực và quốc tế, lợi
ích đối nội và đối ngoại, nhận thức vấn đề và chính sách khu
vực. Sự chênh lệch này rất dễ làm lệch hướng hợp tác đa
phương khu vực. Thứ tư, là sự đa dạng trong hệ tư tưởng, chế
độ chính trò và hệ thống chính trò ở Đông Á. Sự đa dạng này
góp phần tạo nên độ vênh trong thế giới quan, nhận thức, giá
trò và lợi ích giữa các nước Đông Á. Và từ đó là sự chênh
nhau trong lónh vực ưu tiên, lựa chọn chính sách, cách thức
tiến hành,… trong quan hệ khu vực. Và thứ năm, đó là sự nổi
lên của các vấn đề an ninh phi truyền thống. Các vấn đề này
đều có xu hướng tăng lên, góp phần làm phức tạp thêm bức
tranh an ninh trong khu vực.
Tất cả những vấn đề trên tạo nên tính kém ổn đònh cho
tương tác liên quốc gia trong khu vực và gây khó khăn cho sự
hợp tác đa phương ở Đông Á.
Nhìn chung, với những thay đổi sau Chiến tranh lạnh,
tiền đề an ninh-chính trò đang có vai trò tích cực đối với khả
năng phát triển quan hệ đa phương ở Đông Á. Tuy nhiên, sự
phức tạp và khó lường trong môi trường an ninh-chính trò ở
đây vẫn khiến con đường phát triển hợp tác đa phương
ASEAN+3, tiến tới cộng đồng Đông Á còn nhiều khó khăn.
1.1.6. Tiền đề kinh tế
Kinh tế là lợi ích cơ bản gắn chặt với nhu cầu phát triển
của quốc gia cũng như mọi thành viên trong xã hội nên luôn
là một mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại. Kinh tế
luôn là động lực căn bản cho sự mở rộng quan hệ đối ngoại

của các cộng đồng/quốc gia trong mọi thời kỳ lòch sử. Xu
hướng của kinh tế là sự tăng trưởng ngày càng cao và sự mở
rộng thò trường không ngừng. Cả hai điều này đều dẫn đến
yêu cầu tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tiên với các thò
trường gần kề bởi những lợi thế về đòa lý, lòch sử, văn hoá-xã
hội và yêu cầu giảm giá thành. Bên cạnh đó, kinh tế còn là
điều kiện cho sự phát triển hợp tác đa phương và hình thành
cộng đồng khu vực. Những quan hệ kinh tế xuyên quốc gia
được thiết lập và phát triển sẽ tạo điều kiện cho việc nâng
cao ý thức khu vực, tình cảm cộng đồng. Những liên kết kinh
tế cũng thúc đẩy sự hợp tác trên các lónh vực khác, góp phần
làm tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong vùng.
Cùng với đó, sự mở rộng lợi ích và không gian kinh tế, yêu
cầu ổn đònh môi trường và thể chế hóa quan hệ kinh tế quốc
tế sẽ dẫn đến xu hướng phát triển hợp tác kinh tế đa phương.
Trong bối cảnh hiện nay, khi phát triển kinh tế trở thành
ưu tiên và dưới tác động của khu vực hóa, kinh tế là yếu tố
điều chỉnh phạm vi khu vực mạnh nhất với sự đònh danh khu
vực thường dựa theo các hiệp đònh thương mại khu vực. Rõ
ràng, kinh tế đóng vai trò tiền đề quan trọng bậc nhất đối với
sự phát triển hợp tác đa phương và hình thành cộng đồng
khu vực, ít nhất là trong thời hiện đại.
Ở Đông Á, cùng với an ninh-chính trò, kinh tế đang tác
động mạnh mẽ tới phát triển hợp tác đa phương trong
ASEAN+3 và xu hướng hình thành cộng đồng Đông Á. Đầu

43 44
tiên là tác động xuất phát từ quá trình khu vực hoá kinh tế
Đông Á. Quá trình này đònh hình rõ rệt từ giữa những năm
1980 và ngày càng phát triển. Quá trình này xuất phát từ các

lực lượng thò trường quốc tế, chủ yếu là các Công ty Xuyên
quốc gia (TNC) rồi sau ngày càng được sự quan tâm của các
chính phủ, đặc biệt từ sau khủng hoảng 1997. Và cho đến
nay, quá trình này đã có sự tham gia đông đảo của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Khu vực hoá kinh tế làm tăng sự phụ
thuộc kinh tế lẫn nhau giữa các nước trong khu vực nên dẫn
đến yêu cầu thúc đẩy hợp tác đa phương. Đồng thời, khu vực
hoá kinh tế phát triển đang tạo điều kiện hình thành hệ
thống kinh tế ở Đông Á, đem lại cơ hội cho xu hướng tiến tới
cộng đồng Đông Á.
Thứ hai là tác động xuất phát từ nền kinh tế trong nước.
Hiện nay, tất cả các nước Đông Á đều ưu tiên phát triển kinh
tế, đều thi hành chính sách mở cửa và nhấn mạnh tới không
gian kinh tế khu vực. Thúc đẩy hợp tác kinh tế nội vùng đã
trở thành một trong những ưu tiên trong chính sách kinh tế
đối ngoại. Lợi ích và quan niệm như vậy đang trở thành động
lực quan trọng cho sự tham gia hợp tác đa phương ở Đông Á.
Bên cạnh đó, tình trạng khó khăn hay trì trệ trong nền kinh
tế một số nước khu vực cũng khiến chúng nhìn vào việc tăng
cường hợp tác kinh tế khu vực như một lối thoát. Ngoài ra, sự
tham gia vào kinh tế khu vực cũng được hi vọng đem lại xung
lực mới cho cải cách kinh tế trong nước.
Thứ ba là tác động từ nền kinh tế quốc tế. Sự phát triển
của chủ nghóa khu vực ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã tạo sức ép
cho chủ nghóa khu vực Đông Á nổi lên. Trước khả năng mở
rộng ra Châu Âu của EU, ra Châu Mỹ của NAFTA, các nước
Đông Á có nhu cầu liên kết lại với nhau để tăng tiếng nói của
mình trong nền kinh tế thế giới và trong các thể chế kinh tế
toàn cầu. Đồng thời, sự liên kết này còn giúp các nước này
mở rộng thò trường xuất khẩu và giảm sự phụ thuộc vào hai

thò trường kia.
Thứ tư là những tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng
tài chính năm 1997-1998. Cuộc khủng hoảng này cho thấy
những thể chế khu vực hiện hành và sự hợp tác kinh tế trước
đó giữa các nước Đông Á là không đủ để đối phó. Sự thất
vọng đối với phản ứng thiếu nhiệt tình của Phương Tây và
APEC đã làm tăng tình cảm khu vực. Khủng hoảng đã làm
tăng tiếng nói của các nhóm trong nước ủng hộ tự do hoá
thương mại và phi điều tiết trong khu vực, từ đó góp phần
làm tăng sự quan tâm của chính phủ đối với chủ nghóa khu
vực Đông Á.
10
Đây là tác động mà nhiều học giả cho là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành khuôn khổ hợp
tác đa phương ASEAN+3.
Cho dù đang đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với
ASEAN+3 và cộng đồng Đông Á, tiền đề kinh tế này cũng
chứa đựng những trở ngại không hề nhỏ. Những trở ngại này
đang gây khó khăn cho sự vận động của hợp tác đa phương
ASEAN+3 và xây dựng cộng đồng Đông Á.

10
John Ravenhill, Bđd, pp. 169.

45 46
Thứ nhất, khoảng cách trình độ phát triển giữa các
nước trong khu vực là quá lớn. Trình độ phát triển kinh tế
khác nhau dẫn tình trạng và vấn đề kinh tế trong nước
khác nhau, từ đó tạo ra những lợi ích và ưu tiên khác nhau
trong chính sách liên kết khu vực. Năng lực tham gia hợp

tác khu vực khác nhau dẫn đến nguy cơ kết quả thu được
khác nhau, từ đó là ý chí cộng tác khác nhau. Trình độ
chênh lệch cũng làm tăng tính bất tương xứng trong tương
tác giữa các quốc gia và cùng với đó là nguy cơ bất bình
đẳng mới và những khó khăn trong thể chế hoá quan hệ
kinh tế khu vực.
Thứ hai, đó là những cản trở từ bên ngoài đối với
sự hình thành và cố kết một thể chế khu vực Đông Á. Là
một khu vực tương đối mở, chứa đựng nhiều quyền lợi của
các nước lớn, lại có cơ sở hợp tác nội vùng lỏng lẻo, Đông
Á rất dễ bò chòu những tác động ngăn cản hợp tác từ
bên ngoài. Trong khi đó, vì nhiều lý do, các tác động này
cũng dễ xảy ra ở đây. Hợp tác đa phương ở Đông Á đã từng
bò thất bại bởi điều này như trường hợp EAEG và AMF
chẳng hạn.
Thứ ba là những cản trở từ bên trong các nước Đông Á.
Chủ nghóa ích kỷ kinh tế trong chính sách khu vực của
nhiều nước không chỉ làm xói mòn thiện chí mà còn có thể
tạo nên sự xung đột lợi ích. Cơ cấu kinh tế có nhiều tương
đồng tạo nên nguy cơ cạnh tranh thò trường và đầu tư nước
ngoài. Cạnh tranh nếu không được kiềm chế hợp lý sẽ tạo
sự chia rẽ mới ở Đông Á. Đó là chưa kể những khó khăn
kinh tế, sự trì trệ trong nước hay những bất cập về luật
pháp kinh tế cũng gây ra những tác động bất lợi cho chủ
nghóa khu vực và sự hợp tác giữa các nước. Hợp tác
ASEAN+3 đang phải đối mặt với tất cả các khó khăn này.
Như vậy, các tiền đề của hợp tác đa phương ASEAN+3
là cái gì đó hiện hữu. Đó là các cơ sở đòa lý, lòch sử, văn
hoá-xã hội, quan hệ song phương, an ninh-chính trò và kinh
tế. Trong đó, bốn cơ sở đầu đóng vai trò chủ yếu như điều

kiện, còn hai cơ sở sau vừa là điều kiện vừa là nguyên
nhân cho xu hướng tăng cường hợp tác đa phương ở Đông Á
hiện nay. Các tiền đề này có tính hai mặt rõ rệt khi vừa
đem lại những thuận lợi đáng kể, vừa chứa đựng những cản
trở không nhỏ cho quá trình hợp tác đa phương của
ASEAN+3. Các cản trở này chính là những vấn đề của
ASEAN+3 mà sẽ được đề cập kỹ hơn trong Chương 2.
Dưới tác động của những điều kiện mới trong thời hiện
đại, các tiền đề trên đã góp phần thúc đẩy sự hình thành
quan hệ đa phương trong khu vực. Ngay trong Chiến tranh
lạnh, xu hướng này đã bắt đầu diễn ra với những cố gắng
xây dựng thể chế khu vực ở Đông Á. Sau Chiến tranh lạnh,
những tiền đề này, đặc biệt an ninh-chính trò và kinh tế,
đã góp phần thúc đẩy xu hướng hợp tác đa phương ở đây
với dấu ấn quan trọng là sự hình thành ASEAN+3 – khuôn
khổ hợp tác đa phương khu vực đầu tiên. Hiện nay, hợp tác
đa phương đã trở thành xu hướng lớn trong khu vực và
đang đem lại hi vọng về khả năng hiện thực hóa một cộng
đồng Đông Á.

47 48
1.2. Quá trình hình thành ASEAN+3
1.2.1. Các cố gắng phát triển hợp tác đa phương, xây dựng
thể chế khu vực ở Đông Á trong Chiến tranh lạnh
Vấn đề thể chế có ý nghóa đặc biệt trong sự hình thành và
phát triển hợp tác đa phương. Thể chế hoá hợp tác khu vực
thường được xây dựng bởi yêu cầu phát triển hợp tác đa
phương. Ngược lại, thể chế hoá cũng có ảnh hưởng không nhỏ
đến khả năng tăng cường hợp tác đa phương khu vực. Một sự
hợp tác khu vực cần phải được xây dựng và thực hiện một cách

có tổ chức, trong trật tự và có sự tham gia của hầu hết các nước
trong khu vực. Quan hệ đa phương vốn tập trung nhiều sự khác
biệt về lợi ích, nhận thức, hành vi và năng lực chủ thể. Vì thế,
một thể chế chung là cần thiết để điều hoà lợi ích, dung hợp
nhận thức, thống nhất hành vi và phối hợp năng lực. Từ đó,
một thể chế hợp tác tồn tại có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho sự vận động và củng cố của hợp tác đa phương. Như
vậy, hình thành thể chế khu vực là sự phản ánh quan trọng
của hợp tác đa phương khi nó vừa là kết quả, vừa là điều kiện
cho sự tiếp tục phát triển của hợp tác đa phương.
Đông Á đã từng tồn tại và phát triển mà không có một
thể chế toàn khu vực. Đó là sự phát triển không bền vững
trong môi trường không ổn đònh và đầy bất trắc của thời kỳ
Chiến tranh lạnh. Đó cũng là sự phản ánh tình trạng chưa
phát triển của quan hệ đa phương.
Vấn đề thể chế hoá Đông Á nổi lên mạnh mẽ từ sau cuộc
khủng hoảng 1997-1998 cùng với sự nổi lên của chủ nghóa
khu vực Đông Á và việc hình thành khuôn khổ hợp tác đa
phương ASEAN+3. Nhưng đây không phải là điểm khởi đầu
của quá trình hợp tác đa phương cũng như thể chế hóa ở
Đông Á. Quá trình hợp tác đa phương đã xuất hiện từ trước
đó và trải qua thăng trầm cùng với các cố gắng xây dựng thể
chế hợp tác khu vực ở Đông Á. Cho đến khi chủ nghóa khu
vực Đông Á nổi lên sau khủng hoảng, thể chế hoá hợp tác đa
phương khu vực cũng bắt đầu chuyển mình theo hướng Đông
Á với sự nhóm họp các nước trong vùng vào khuôn khổ
ASEAN+3.
Vậy trước ASEAN+3, quá trình xây dựng thể chế hợp tác
đa phương ở Đông Á đã diễn ra như thế nào? Những nguyên
nhân nào khiến cho các nỗ lực thể chế hoá ở đây không

thành công?
Ý tưởng hình thành một thể chế hợp tác đa phương khu
vực không phải là mới. Nhu cầu thường xuyên được nhận thức
đã dẫn đến ý tưởng này ngay cả trong điều kiện bất khả thi
của Chiến tranh lạnh. Đã có hàng loạt sáng kiến được đề ra
nhưng hoặc thất bại, hoặc kém hiệu quả. Sau sự thiết lập Tổ
chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) của Mỹ năm 1954 – một
tổ chức rất ít người coi là tổ chức khu vực,
11
vào đầu những
năm 1960, nhà kinh tế Nhật Bản Saburo Okita cùng với
Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến
về “Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương”. Trong năm 1966, một

11
SEATO có 8 thành viên, trong đó chỉ có hai nước Đông Nam Á là Thái Lan
và Philippines.

49 50
số tổ chức được thành lập như Ngân hàng Châu Á (ADB), Hội
đồng Châu Á và Thái Bình Dương (ASPAC)
12
theo sáng kiến
của Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee, Mỹ và Nhật lập
Hội nghò bộ trưởng về phát triển kinh tế ở Đông Nam Á
(MCEDSEA). Tiếp theo trong năm 1967, có một thể chế ra
đời mà đến nay vẫn còn vai trò lớn - đó là ASEAN được
thành lập gồm 5 nước Đông Nam Á. Cũng trong năm 1967, có
một số đề nghò khác như thiết lập “Khu vực hợp tác Châu Á-
Thái Bình Dương” (APSC) và “Khu vực thương mại tự do Thái

Bình Dương” (PAFTA). Năm 1968, tổ chức phi chính phủ Hội
đồng kinh tế lòng chảo Thái Bình Dương (PBEC) ra đời. Năm
1970, xuất hiện ý tưởng của Hàn Quốc về “Thò trường chung
Châu Á”…
Cuối những năm 1970, có sáng kiến về cơ cấu hợp tác
Châu Á-Thái Bình Dương ba bên (giới chính trò, giới kinh
doanh, giới học giả) của Thủ tướng Nhật Masayoshi Ohira.
Năm 1980, Hội nghò hợp tác kinh tế Thái Bình Dương
(PECC) được thành lập theo sáng kiến của Thủ tướng Nhật
Bản Ohira và Thủ tướng Australia Fraser. Trong khoảng thời
gian hoà dòu trước khi Chiến tranh lạnh kết thúc, có thêm đề
nghò của Nhật về “Mạng lưới Châu Á” năm 1988, APEC được
thành lập năm 1989 theo sáng kiến của Thủ tướng Australia
Hawke và sáng kiến của Thủ tướng Malaysia Mahathir
Mohamad về “Nhóm kinh tế Đông Á” (EAEG) năm 1990.

12
ASPAC gồm 9 thành viên: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Thái
Lan, Nam Việt Nam, Malaysia, Australia, New Zealand. Lào là quan sát viên.
Các sáng kiến bắt đầu trở thành thực tiễn nhiều hơn kể từ
sau Chiến tranh lạnh như “Diễn đàn khu vực ASEAN” (ARF)
thành lập năm 1994, “Hội nghò Á-Âu” (ASEM) năm 1996. Năm
1997, quá trình thể chế hoá hợp tác Đông Á được đánh dấu
bằng hai sự kiện: một thất bại là sáng kiến của Nhật về “Quỹ
Tiền tệ Châu Á” (AMF) và một thành công là ASEAN+3.
Sự liên tục và tính kết nối của các sáng kiến cho thấy đây
là một quá trình. Trên cơ sở so sánh quá trình này trong và
sau Chiến tranh lạnh trong mối tương tác với sự vận động của
quan hệ đa phương, có thể đưa ra một vài nhận xét về các nỗ
lực xây dựng thể chế khu vực ở Đông Á:

Thứ nhất, do việc chính trò chi phối toàn diện quan hệ
quốc tế khu vực với các hệ quả chia rẽ và xung đột sâu sắc
cũng như sự can thiệp mạnh mẽ từ bên ngoài, hầu hết sáng
kiến thể chế hoá khu vực đã thất bại. Chính trò là nguyên
nhân chủ yếu bóp chết hoặc làm lệch hướng các sáng kiến.
Cũng có những tổ chức được ra đời những khá yếu ớt, hoặc
tồn tại không lâu, hoặc không vì mục tiêu hợp tác Đông Á.
APC và MCEDSEA chết yểu. ASEAN hoạt động không hiệu
quả, PECC hoạt động cầm chừng, APEC quan tâm đến khuôn
khổ liên khu vực… Môi trường chính trò thế giới và khu vực
không thuận lợi, động cơ và ý đồ chính trò khác nhau, những
diễn biến chính trò phức tạp trong khu vực đã quy đònh tình
trạng thể chế hoá yếu ớt này. Xu hướng hoà dòu và hợp tác
sau Chiến tranh lạnh đã đem lại điều kiện thuận lợi hơn cho
quá trình thể chế hoá khu vực. ASEAN, APEC bắt đầu có sức

×