Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU HỌC TỐT MÔN TOÁN Ở LỚP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.6 KB, 29 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

MỤC LỤC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU
HỌC TỐT MƠN TỐN Ở LỚP 1
LỜI NGỎ............................................................................................................................. 2
A.ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 3
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................................. 3
I/ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.......................................................................................... 4
• Thuận lợi
• Khó khăn
II/NỘI DUNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.....................................4
1.Nghiên cứu chương trình....................................................................................... 4
2.Nắm đặc điểm tâm lý và phát triển của học sinh yếu mơn tốn..............6
3.Phân loại học sinh học yếu mơn tốn................................................................ 7
a/ Học sinh chưa nắm được khái niệm về số...................................................7
b/ Học sinh chưa biết điền dấu < > =................................................................. 9
c/ Học sinh chưa thực hiện được phép tính................................................... 12
d/ Học sinh chưa giải được bài tốn có lời văn............................................20
e/ Học sinh có học yếu có tính cẩu thả............................................................ 25
4.Kết hợp với phụ huynh học sinh....................................................................... 26
III/KẾT QUẢ................................................................................................................... 27
IV/BÀI HỌC KINH NGHIỆM................................................................................ 29
C.KẾT LUẬN................................................................................................................... 30
D.Ý KIẾN ĐỀ XUẤT................................................................................................... 31

Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

Lời ngỏ
Kính thưa hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm
Để thực hiện được một đề tài là cả một quá trình tìm tòi, học hỏi,
chắt chiu kinh nghiệm của mỗi giáo viên cùng với những nổ lực không
ngừng. Bên cạnh đó cũng rất cần sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của
nhà trường, của đồng nghiệp trong suốt quá trình ta thực hiện đề tài, học
sinh cũng là một trong những cộng sự thật sự cần thiết để hoàn thành đề
tài sáng kiến kinh nghiệm.
Chính vì vậy đề tài của tôi được hình thành một phần là dựa vào kinh
nghiệm của bản thân tôi một phần là những điều nói trên nhưng chắc
chắn vẫn chưa hoàn thiện vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của
Tổ chuyên môn, chuyên môn nhà trường và các cấp để đề tài của tôi được
hoàn thiện hơn, nhằm mục đích sử dụng những phương pháp trong sáng
kiến để truyền đạt cho Học Sinh có hiệu quả hơn, thiết thực hơn. Tơi xin
chân thành cảm ơn.
Người viết

Nguyễn Thị Thúy Vân

Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ đều được đặc trưng bởi dạng hoạt
động cơ bản, ở Mẫu Giáo trò chơi là hoạt động chủ đạo, còn đối với học sinh
lớp 1 học tập là dạng hoạt động chủ đạo. Để tạo được sự ham thích trong học
tập và đạt được hiệu quả giáo dục, người giáo viên cần nắm được dạng hoạt
động chủ đạo và những thói quen cần thiết của học sinh khối lớp mình phụ
trách. Nhiều năm dạy lớp 1, tơi thấy lớp nào cũng có khoảng 5  10 em học
yếu mơn Tốn. Đến lớp trong giờ học Toán các em chưa nhận dạng ra được
số hoặc chưa đếm được số từ 1  10, mặc dù đó đã là kiến thức ở lớp Mẫu
Giáo các em đã được học rồi, trong giờ Toán các em học lơ là, nằm dài trên
bàn, không tập trung, các em thường xuyên không thuộc bài, mỗi khi hướng
dẫn các em bài mới thật là vất vả, các em rất ham chơi mà các em quên mất
là mình đến trường để học, bên cạnh những đối tượng này còn có em thiếu tự
tin, rụt rè làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập.
Từ những thực tế nêu trên, tôi suy nghĩ phải làm thế nào để tạo sự
hứng thú học tập đối với học sinh học yếu môn Tốn và ở các mơn học khác,
giúp các em phát triển tồn diện vừa có trí tuệ vừa có thể lực tốt nên trong
năm học này tôi lưu ý đến học sinh thuộc diện này. Với lòng yêu nghề, mến
trẻ đã thôi thúc tôi, làm thế nào để đàn em thân u của mình học tốt được
mơn Tốn, cuối năm khơng có học sinh yếu kém. Kết quả từ trung bình đến
khá – giỏi đó chính là lý do tơi chọn đề tài:
“ Một số biện pháp giúp học sinh yếu học tốt mơn Tốn ở lớp 1”.

B. GIẢI QUYẾT VẤN DỀ
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
 Thuận lợi:
Năm học 2010 – 2011 tôi chủ nhiệm lớp 1/2 là lớp học hai buổi ở
điểm chính trường Tiểu học Minh Thạnh, được chi Bộ và nhà trường quan
tâm giúp đỡ nhiều hơn các điểm khác, vì vậy tơi có nhiều thời gian quan tâm
hơn, hướng dẫn giáo dục các em và có dịp tiếp xúc trao đổi với phụ huynh..

Bản thân tôi đã dạy lớp 14 năm trong đó chủ nhiệm lớp một đựơc 8 năm nên
Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

ít nhiều tích luỹ được kinh nghiệm dạy lớp, nhất là lớp nào cũng có học sinh
yếu nên có dịp nắm được cá tính của các em học sinh này.
Khó khăn:
Trường học nằm trong vùng nông thôn, đa số là con nông dân nên phụ
huynh học sinh không mấy quan tâm đến việc học của con cái mình, thiếu sự
quan tâm chăm sóc, nhắc nhở các em học tập. Có một số các em không qua
lớp Mẫu giáo.
Thường tâm lý các em chưa ham học tốn, lười tư duy, chưa nhận
dạng đựơc số, tính tốn cịn q chậm.
Một số em khơng đủ dụng cụ học tập, sách giáo khoa, vở bài tập tốn,
que tính, bảng con…

II.NỘI DUNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Nghiên cứu, tìm hiểu chương trình mơn tốn mạch đi của SGK.
Giáo viên cần nắm vững chương trình Tốn để có kế hoạch hướng dẫn
học sinh ở lớp Một: Năm học có 35 tuần, mỗi tuần có 4 tiết tốn, một tiết có
35 phút, nội dung mơn Tốn ở lớp Một trong chương trình Tiểu học do Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo ban hành ngày 09/01/2001 như sau:
a.Số học :
-Các số đến 10. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.
-Nhận biết quan hệ số lượng (nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau).

-Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10. Sử dụng các dấu = (bằng),
< (bé hơn), > (lớn hơn).
-Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng.
-Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép trừ.
-Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
-Số 0 trong phép cộng, phép trừ.
-Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
-Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ.

Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

-Các số đến 100. Phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong phạm vi
100.
-Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 100. Giới thiệu hàng chục, hàng
đơn vị. Giới thiệu tia số.
-Phép cộng và phép trừ khơng nhớ trong phạm vi 100. Tính nhẩm và
tính viết.
-Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ (các
trường hợp đơn giản)
b.Đại lượng và đo đại lượng.
-Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăngtimet. Đọc, viết, thực hiện phép tính
với các số đo theo đơn vị đo xăngtimet. Tập đo và ước lượng độ dài.
-Giới thiệu đơn vị đo thời gian: tuần lễ, ngày trong tuần. Làm quen
bước đầu với đọc lịch (loại lịch hằng ngày), đọc giờ đúng trên đồng hồ (khi

kim phút chỉ vào số 12).
c.Yếu tố hình học.
-Nhận dạng bước đầu về hình vng, hình tam giác, hình trịn.
-Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, điểm ở ngồi một hình; đoạn thẳng.
-Thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ ơ vng; gấp, ghép
hình…
d.Giải tốn có lời văn .
-Giới thiệu bài tốn có lời văn.
-Giải các bài tốn đơn bằng một phép cộng hoặc một phép trừ, chủ yếu
là các bài toán thêm, bớt một số đơn vị.
2.Nắm được đặc điểm tâm lý và phát triển của học sinh học yếu
mơn Tốn.
Với kinh nghiệm đã nhiều năm dạy lớp Một, bản thân chúng tôi nhận thấy
đặc điểm tâm lý của trẻ em ở lứa tuổi này dễ chịu sự tác động ý chí trực tiếp
bên ngồi, các em rất nhút nhát, thiếu tự tin, không dám phát biểu, tôi ln
phải mất thời gian để trị chuyện gần gũi động viên tinh thần các em, để em
cảm thấy cô giáo rất thương mình, quan tâm đến mình nhiều hơn các bạn.
Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

Bác Hồ đã nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục
mà nên”. Ở lứa tuổi học sinh nhỏ là các em dễ chịu sự tác động ý chí trực tiếp
của thầy cơ giáo sẵn lịng tin vào thầy cơ, nhất nhất nghe theo trong lời căn
dặn của thầy cô. Chính vì ở các lớp tiểu học, học sinh cịn gắn liền môn học
với người thầy, người cô đã dạy dỗ các em, cho nên nếu các em yêu mến

thầy, cơ thì việc học tập do thầy cơ hướng dẫn cũng lôi cuốn các em và làm
cho các em yêu thích ,mà muốn các em u mến thì nhân cách của người
thầy người cơ có tác động giáo dục hết sức mạnh mẽ.
Vào lớp một do bước đầu chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động
học tập.Vào trường học các em phải tiếp xúc với những cơng việc địi hỏi có
trách nhiệm và bắt buộc phải làm, mặc dù những cơng việc này khó khăn. Ở
đây đơi khi các em phải khắc phục tình trạng mệt mỏi, khơng ham thích và
phải nỗ lực ý chí, nhiệm vụ của người thầy, người cô là làm cho trẻ chuyển từ
nếp sống trước tuổi học sang hoạt động học tập một cách thoải mái và vừa
sức, chú ý đến các khả năng của các em đồng thời giải thích cho các em thấy
rõ vị trí và nhiệm vụ mới của mình, nhưng phải thực sự tế nhị và phải có lịng
u nghề mến trẻ.
2.Phân loại học sinh học yếu mơn Tốn.
a.Học sinh chưa nắm được khái niệm số từ 1 -> 100.
-Các em: Hằng, Thành, Tuệ, Dung, Nhung, Khôi, Kỳ,Thái, Giang,
Như. Những em này ghi nhớ rất kém vì mối liên hệ có điều kiện được hình
thành rất chậm và khơng bền vững. Các em chậm hiểu lại mau quên, các em
không có khả năng ghi nhớ ngay sau khi học, em chỉ nhớ những gì đơn giản
dễ hiểu. Trí nhớ kém khả năng chú ý khơng có vì thế việc học gặp nhiều khó
khăn, từ đó mà các em khơng thích học.
-Đối với diện này, tôi dạy các em nhớ từ số, dấu, qua cách luyện đọc
và luyện nghe và quan sát như sau:
-Khi xếp hàng vào lớp em thứ nhất số mấy, hàng nào, buộc em đó phải
nhớ vị trí xếp hàng.
-Xếp theo thứ tự từ 1 -> 10, cho xếp thuận rồi xếp ngược, cho em quay
mặt đi, đảo một vài số rồi hỏi em đã thay đổi vị trí số nào so với lúc đầu.
Chúng tơi cịn luyện em nhớ tên các bạn trong lớp. Để tránh học vẹt mỗi khi
Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh

1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

học bài mới. Tôi luôn kiểm tra bài cũ, chỉ không thứ tự các bài trước để giúp
em củng cố kiến thức, khi xếp chỗ ngồi tôi xếp cạnh em ngồi học giỏi để giúp
truy bài cho em vào đầu giờ.
-Trong khi dạy bài mới tôi thường xuyên gọi em trả lời, động viên em
phát biểu, mặc dù em không hề giơ tay, cuối giờ để khắc sâu kiến thức bài
học, tôi tổ chức cho các em vui chơi và có những em học yếu cùng thực hiện
trị chơi.
Ví dụ: Sử dụng bộ đồ dùng học toán, tranh ảnh, chữ số.
Khi dạy bài số 7, để hình thành biểu tượng về số 7 sau khi hướng dẫn
học sinh tranh vẽ như sách giáo khoa, chúng tơi u cầu học sinh đính 6 hình
vng sau đó thêm 1 hình vng nữa. Từ đó học sinh sẽ tự kết luận 6 hình
vng thêm 1 hình vng là 7 hình vng.
-Học sinh đính tiếp 6 hình tam giác thêm 1 hình tam giác và kết luận 6
hình tam giác thêm 1 hình tam giác là 7 hình tam giác.

-Học sinh đính tiếp 6 hình trịn và thêm 1 hình trịn và kết luận 6 hình
trịn thêm 1 hình trịn là 7 hình trịn.
-Học sinh lấy 6 que tính thêm 1 que tính và kết luận là 6 que tính
thêm 1 que tính là 7 que tính.
-Từ đó học sinh hình thành biểu tượng về số 7. Tiếp theo u chúng tơi
u cầu học sinh tìm những số 7 trong hộp đồ dùng học tập toán của học sinh
để đính vào bảng cài và viết số 7 vào bảng con.
-Tơi đọc số 7 thì các em đính vào bảng cài số 7 hoặc là tôi đọc 7 con
bướm thì các em đính vào bảng cài 7 con bướm, tôi lưu ý các đối tượng học
yếu xem các em có thực hiện đúng khơng và có biện pháp sửa chữa kịp thời.

-Tơi thực hiện tiếp trị chơi làm cho bằng 7.
Ví dụ: Khi dạy bài số 7, củng cố về dấu = tơi tổ chức cho các em chơi
“trị chơi làm cho bằng 7”.
1.Mục đích: Củng cố khái niệm số 7, nắm vững cấu tạo số 7, rèn luyện
khả năng quan sát, sự khéo léo, nhanh nhẹn.

Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

2.Chuẩn bị: Nếu định chơi thi đua giữa các cá nhân trong lớp thì giáo
viên chuẩn bị vẽ vào giấy khổ A4 để phôtocopy cho đủ theo số học sinh của
lớp. Nếu chơi đồng đội thì chỉ cần cắt sẵn cho mỗi đội một bộ gồm: 7 hình
vng, 7 lá cờ, 7 bơng hoa, 7 đồng hồ, 7 tam giác, 7 ô tô, 7 phong thư và một
hình vẽ như sau:










7












3.Cách chơi: Chơi cả lớp, Giáo viên sẽ phát cho mỗi bạn một tờ
phôtôcopy và yêu cầu vẽ tiếp vào các ô (xung quanh số 7) sao cho trong mỗi
ơ có đủ 7 hình. Bạn nào xong sớm nhất, vẽ và tơ đẹp thì thắng cuộc.
Nếu chơi đồng đội thi đua thì ở dưới lớp cổ vũ; 5 bạn ở mỗi đội cần tập
trung dán tiếp các hình vào từng ơ sao cho đủ 7 hình ở mỗi ơ. Đội nào dán
xong trước, đúng, đẹp thì đó là đội thắng cuộc. (Chú ý để ơ đủ lớn để có thể
dán, vẽ đủ 7 hình).
Ghi chú: Có thể cho HS chơi với số khác, ví dụ “Làm cho bằng 8”…
Ngồi ra, tơi cịn tranh thủ những giờ khác nhưng cũng giúp em học
được mà không làm cho em cảm thấy gị bó, áp đặt.
Ví dụ: Khi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần. Tôi hỏi: Tổ một có 8 học sinh :
* Tổ Một phải xếp bao nhiêu cái ghế ?
* Tổ Hai ít hơn 1 em thì xếp bao nhiêu cái ghế?
* Tổ Ba nhiều hơn 1 em thì xếp mấy cái ghế ?
Với cách dạy như vậy dần dần các em cũng tự mình thực hiện nhớ
được các số đã học, nhận dạng được các số mặc dù chưa nhanh bằng các bạn

Nguyễn Thị Thúy Vân


Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

nhưng cũng tạo cho em sự ham thích học tập, cịn tỏ ra hoạt bát hơn, nhanh
nhẹn hơn.
b)Học sinh chưa so sánh được các dấu < > =
Trong chương trình Tốn lớp 1, trước khi so sánh các số, học sinh đã
làm quen với quan hệ “Nhiều hơn, Ít hơn”, tiếp đó mới so sánh các số dùng
các từ “Lớn hơn, Bé hơn”, “Bằng Nhau” đồng thời dùng các kí hiệu so sánh “
<, >, =”
Ví dụ : Dạy bài “Bé hơn, dấu <” để cho học sinh dễ hiểu, tơi đính bên
trái một quả cam, bên phải hai quả cam và hỏi học sinh bên trái có mấy quả
cam? Bên phải có mấy quả cam? Gợi ý để học sinh dễ phát biểu: (Một quả
cam ít hơn hai quả cam ) .Tương tự giáo viên đính số 1 bên 1 quả cam và số
2 vào bên 2 quả cam rồi cho học sinh so sánh 1 thế nào so với số 2 và cho
học sinh đọc 1 < 2.

1

<

Tương tự cho học sinh so sánh
hoặc

2 > 1,

3 > 2,


2
2 < 3,

4<5

4 > 3…..

Rèn học sinh so sánh số trong bảng con, các bài tập trong sách giáo
khoa nhìn hình ghi số rồi so sánh.
*Để giúp các em phân biệt được khi nào điền dấu <, >, =
Tôi hướng dẫn em bằng cách hỏi em tay nào là tay trái, tay nào là tay
phải. Dấu bé thì mũi nhọn hướng về tay trái, dấu lớn thì mũi nhọn hướng về
tay phải (tay cầm bút). Nếu thấy mũi nhọn hướng về số nào thì số đó bé hơn.
Với cách trên em khơng nhầm lẫn khi làm tốn dạng điền dấu hoặc điền số
vào ơ trống, cịn đối với dấu = thì tơi hướng dẫn các em để làm cho bằng
nhau khi thấy 2 số giống nhau thì so sánh = nhau.
Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

3

=

3


4

=

4

1

Ví dụ:

<

5

10

>

6

Để gây hứng thú học tập, tơi tổ chức trị chơi và cho em đó cùng tham
gia với các bạn trong lớp nhằm gây hứng thú học tập cho em.
• TRỊ CHƠI THI VƯỢT DỐC
1.Mục đích: Củng cố về so sánh và sắp thứ tự các số trong phạm vi 10.
2.Chuẩn bị:
-Giáo Viên chuẩn bị sẵn trên giấy khổ lớn hai hình vẽ như sau:
4
3
1

2
6

8

3

0

0

2
7

9

6
5

5

8
9

4

-12 miếng bìa nhỏ, trong đó 5 miếng viết dấu lớn hơn (>), 3 miếng viết
dấu bằng (=) và 4 miếng viết dấu nhỏ hơn (<).
3.Cách chơi: Hai bạn đại diện cho hai tổ cùng chơi. Các bạn còn lại cổ
vũ và giám sát. Mỗi người chơi phải chọn những miếng bìa có dấu thích hợp

(>, <, =) gắn vào các ơ trống trên mỗi bậc thang của hình vẽ để lên được đỉnh
dốc.
Bạn nào lên được đỉnh dốc trước thì người đó thắng cuộc.
Ghi chú: Giáo viên có thể thay đổi các số trên hình vẽ để cho các nhóm
khác nhau chơi.
-Bước đầu căn bản về so sánh có 1 chữ số các em đã nắm vững thì đến
số có 2 chữ số các em sẽ thực hiện được nhưng còn chậm nên giáo viên phải
thường xuyên quan tâm theo dõi để giúp đỡ em khi học số có hai chữ số.
* Ví dụ: Khi dạy bài Một chục – Tia số:
-Hình thành cho học sinh hiểu một chục = 10, tức là khi gộp 10 que
tính lại thì sẽ được 1 chục, từ đó giới thiệu bó que tính tương ứng với 1 chục.
-Các số từ 11 -> 99, chúng tôi hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng
học tốn để hình thành các số (bó que tính và các que tính rời).
Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

Ví dụ: Số 19: học sinh lấy 1 bó que tính (là 1 chục) và 9 que rời, sau đó
hướng dẫn học sinh phát biểu 10 que tính và 9 que tính là 19 que tính, sau đó
chúng tơi hướng dẫn học sinh đính số 19 lên bảng cài.
-Số 19 là số có hai chữ số ,số 1 đứng trước ở hàng chục, số 9 đứng sau
ở hàng đơn vị (cho học sinh nhắc lại nhiều lần ) .Hình thành các số có hai
chữ số tiếp theo tương tự
-Giúp các em dễ nhớ tôi hướng dần các em nên xem lịch hoặc là đọc
số in trong trang sách mỗi ngày để các em nhớ số mà không quên
b)Học sinh chưa thực hiện được phép tính:

Học sinh thuộc diện này thì có các em : Thành, Hiếu, Khơi, Hằng, Kỳ.
Các em này thường có tính hiếu động, khơng ngồi n một chỗ, ít tập trung
nghe cô giảng bài, thường xuyên thiếu dụng cụ học tập, như: bảng con, viết,
vở, que tính, ln làm việc riêng trong giờ học vì thế làm ảnh hưởng đến bạn
ngồi bên cạnh.
Đối với mơn tốn khi thực hiện phép tính khơng thể luyện nhớ mãi
được, vì em phải biết cách tính, nên trong giờ học tốn tơi ln thực hiện
những phép tính đơn giản như 1 + 1 = mấy ?
Có hai quả cam cho em hết một quả cịn mấy? Sau đó tăng dần lên
những phép tính phức tạp. Với lối học từ dễ đến khó làm cho các em cảm
thấy các phép tính khơng khó khăn lắm với mình.
Ngồi ra tơi tranh thủ vào giờ chơi trị chuyện cùng em, tôi hỏi cô cho
em 5 cái bánh, em ăn hết 2 cái bánh thì cịn lại mấy cái bánh? hoặc là sáng
nay mẹ cho 2 viên kẹo, bây giờ cơ cho thêm 2 viên kẹo nữa thì em có tất cả
mấy viên kẹo?
*Để giúp em phân biệt được khi nào là ghi phép cộng, khi nào là làm
phép trừ tôi hướng dẫn các em một cách dễ nhớ, cộng là thêm nên nhiều hơn,
trừ là bớt đi nên ít hơn. Nhờ vậy nên em khơng gặp khó khăn khi làm các
dạng tốn.
Ví dụ: 6

1= 7

;

8 =10

2 ;

10


2= 8

Nắm được kiến thức cơ bản trên nên em không thấy khó khi làm các
phép tính như :
Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

Ví dụ: 5 + 3 = 8
5 là em giơ 5 ngón tay lên + 3 là em thêm 3 ngón tay vào nữa rồi đếm
lại = mấy (8) viết kết quả ngay sau dấu =
-Đối phép trừ: VD: 10 – 3 = ?
Lấy 10 que tính hoặc (10 ngón tay) trừ đi 3 là bớt ra 3 thì cịn mấy đếm
lại rồi ghi kết quả ra ngay sau dấu =
Còn đối với phép tính ghi theo cột dọc tơi hướng dẫn em phải ghi theo
cột thẳng cột với nhau và đặt dấu cộng ngay phía trước ở giữa hai số.
Ví dụ:

+

4
5
9

-Thực hiện được phép tính căn bản thì em cũng dễ dàng làm được

những phép tính cộng trừ khơng nhớ trong phạm vi 100 mà khơng cịn cảm
thấy gị bó, áp đặt như trước. Để cho em cảm thấy vui khi thực hiện được
phép tính do chính mình làm ra tơi cho em tham gia các trị chơi tốn, giúp
em cảm thấy thoải mái, vui vẻ trong học tập y như “Học mà chơi, chơi mà
học” tơi hướng dẫn các em trị chơi xếp thành phép tính đúng.
*TRỊ CHƠI XẾP THÀNH PHÉP TÍNH ĐÚNG.
1.Mục đích
Luyện tập làm tính cộng, trừ trong phạm vi 9.
2.Chuẩn bị.
10 quân bài, trên đó ghi các số và dấu như sau:

8
6

2

9

6

+

3

Bao nhiêu bạn (nhóm) chơi thì cần bấy nhiêu bộ quân bài trên.
3.Cách chơi.

Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh

1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

Có thể chơi theo cá nhân hoặc theo nhóm.
Mỗi bạn (nhóm) phải dùng 10 quân bài trên để xếp thành hai phép tính
đúng. Bạn (hoặc nhóm) nào làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc.
Hướng dạy học Toán hiện nay là tác động vào người học, nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dạy Toán theo hướng tổ
chức các hoạt động học tập ,tạo ra cơ hội để các em được “ Hoạt động học
tập” tạo ra sự hợp tác giữa trò và trò, giữa trò và thầy việc học theo cách đó
sẽ hấp dẫn, lơi cuốn các em vào quá trình học tập một cách tự giác, tự nhiên,
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học.
-Đối với học sinh lớp Một tư duy còn hạn chế các em tiếp thu theo lối
“Vật đặt trước lời” nên dạy Toán ở lớp Một giáo viên phải dùng những hình
ảnh cụ thể để cung cấp kiến thức mới cho học sinh.
Ví dụ: Dạy bài phép cộng trong phạm vi 7: Giúp các em dễ hiểu và
thực hiện được phép tính cộng trong phạm vi 7 ,chúng tơi hướng dẫn các em
sử dụng bộ đồ dùng học Toán để hình thành phép tính, tơi u cầu học sinh
đính vào bảng cài theo lời giáo viên : có 6 quả cam thêm 1quả cam, học sinh
đính 6 quả cam thêm một quả cam vào bảng cài, sau đó tơi yêu cầu các em
sẽ đính phép tính 6 +1= 7 vào bảng lớp, các phép tính cịn lại tơi hướng dẫn
tương tự
-Để khắc sâu kiến thức cho tôi tổ chức trị chơi
*Đính nhanh phép tính
1.Mục đích: Luyện học sinh tập làm tính cộng nhanh
2.Chuẩn bị: Bộ dồ dùng học Tốn trong đó các em lấy ra các số từ
110
3.Cách chơi : Có thể chơi theo cá nhân hoặc theo nhóm

Giáo viên đọc 5 +2 =7 thì các em phải ghép được phép tính 5 + 2 = 7
vào bảng cài em nào ra phép tính đúng sẽ thắng, khi chơi tôi luôn theo dõi
những em học yếu để giúp đỡ em nếu những em yếu mà em nào đúng, chúng
tôi lấy bảng cài của em giơ lên cho cả lớp xem và khen em đó trước lớp.
*Đối với dạng Tốn tìm thành phần chưa biết(Điền số thích hợp
vào ơ trống):
Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

Với dạng này học sinh yếu kém không thuộc được bảng cộng trừ nên
gặp khó khăn khi điền số vào ơ trống, chính vì thế tơi hướng dẫn học sinh
như sau :
Ví d ụ: 2+  = 7
7 thì em lấy 7 ngón tay lên co vào 2 ngón cịn lại mấy ngón? Đếm lại
rồi ghi 5 vào ơ trống
Ví dụ: 9 -  = 5
Giáo Viên hướng dẫn 9 lấy 9 ngón tay co vào 5 ngón, cịn lại mấy
ngón? Đếm rồi ghi 4 vào ơ trống
Ví dụ :  - 3 = 4
Giáo viên dạy học sinh đưa 4 ngón tay thêm vào 3 ngón nữa đếm tất cả
bao nhiêu ngón tay? Ghi số 7 vào ơ trống
*Biết tính giá trị biểu thức có đến hai dấu phép cộng, trừ
Là học sinh yếu nên tất cả các thao tác của em đều chậm và thường
không thực hiện được nên khi dạy Giáo viên nên hướng dẫn như sau:
Ví dụ: 5 + 2 + 1 = ?

5 thì lấy 5 que lên + 2 là thêm 2 vào + 1 là thêm 1 que vào nữa. Sau đó
đếm lại tất cả que được 8 ghi 8 ngay sau dấu bằng: 5 + 2 + 1 = 8
Ví dụ: 9 – 5 + 3 = ?
9 là lấy 9 que lên trừ 5 là bớt 5 que xuống + 3 là thêm 3 vào, đếm lại
ghi 7 vào kết quả: 9 – 5 + 3 = 7
Khi các thao tác trên đã được thực hiện thuần nhuyễn Giáo viên hướng
dẫn các em từng bước như sau:
Ví dụ: 6 + 2 + 1 = ?
*Bước 1: Tôi hướng dẫn các em lấy 6 + 2 được 8,
*Bước 2: lấy 8 + 1 được 9 viết kết quả vào ngay sau dấu bằng 9
* Hướng dẫn học sinh cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 các số
trịn chục tơi hướng dẫn như sau : Tuỳ theo sự hiểu biết của học sinh mà tôi
hướng dẫn theo nhiều cách để học sinh dễ hiểu
Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

Ví dụ : 20 +30 =?

80 – 50 = ?

Cách 1: 20 còn được gọi là gì ?( 2 chục )
30 cịn được gọi là gì ?(3 chục )
Vậy 2 chục +3chục = ? Chục (5 chục)
5chục ở đây được viết như thế nào ?(50)
Phép tính : 20+30 =50(cho học sinh nhắc lại nhiều lần )

Cách 2: Tôi hướng dẫn học sinh cộng theo từng hàng, nghĩa là hàng
đơn vị cộng trước, hàng chục cộng sau, nếu các em chậm hiểu vẫn cịn tính
sai thì tơi cho em cộng số nào trước thì gạch một chấm nhỏ ở dưới số đó để
tránh bị nhầm số các em sẽ cộng hai lần hoặc ghi kết quả đảo ngược
Ví dụ: 20 + 30 = 50 thì học sinh nhầm ghi là: 20 + 30 = 05
*Khi các em đã nắm được căn bản cách tính thì các sẽ làm được dạng
Tốn cộng trừ số có hai chữ số cộng với số có một chữ số tơi hướng dẫn học
sinh cách tính theo hai bước như sau:
*Bước 1: Hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính .
Để thực hiện phép tính 35 + 24 =?
-Học sinh lấy 35 que tính (gồm 3 bó và 5que rời ) rồi xếp 3 bó ở bên
trái. 5 que rời ở bên phải. Giáo viên nói và viết vào bảng “ có 3 bó viết 3 ở
cột chục, có 5 que rời viết 5 ở cột đơn vị’’
-Học sinh lấy tiếp 24 que tính (gồm 2 bó và 4 que rời) rồi xếp 2 bó ở
bên trái (dưới 3 bó) xếp 4 que rời ở bên phải (dưới 5 que). Giáo viên nói và
viết vào bảng “ có 2 bó, viết 2 vào cột chục dưới 3, có 4 que rời viết 4 vào cột
đơn vị dưới 5’’.
-Nêu vấn đề có 35 que tính và 24 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que
tính ? Em làm tính thế nào ? (35 + 24 = ?).
-Học sinh gộp các bó và các que rời với nhau để được 5 bó và 9 que
rời Giáo viên nói và viết vào bảng “5 que cộng với 4 que là 9 que, viết 9 ở
cột đơn vị, 3 bó cộng 2 bó là 5 bó, viết 5 ở cột chục” (dưới gạch ngang).
-Vậy 35 +24 =59

Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

* Bước 2: Hướng dẫn kỹ thuật làm tính cộng. Ta đặt tính viết 35 rồi
viết 24 (ở dưới ) sao cho số chục thẳng với số chục, số đơn vị thẳng cột với
số đơn vị viết dấu + ở trước hai số, kẻ gạch ngang rồi tính từ phải sang trái
+

35
24
* 5 cộng 4 bằng 9 viết 9
59

* 3 cộng 2 bằng 5 viết 5

Vậy 35 + 24 = 59
-Cho vài học sinh nhắc lại cách cộng trên
*Phép trừ giáo viên cũng hướng dẫn học sinh thực hiện tương tự như
phép cộng
-Đối với phép tính thực hiện theo hàng ngang thì đối tượng là học sinh
khá giỏi các em nhẩm theo cách nào thuận tiện nhất ra kết quả nhanh nhất và
đúng thì em ghi vào, cịn đối với học sinh yếu thì tơi hướng dẫn các em tính
nhẩm như sau.
Ví dụ: 15 + 1 = ?
Cách 1: Em cộng hàng đơn vị trước và số khi cộng, tôi hướng dẫn các
em chấm một chấm nhỏ dưới hàng đơn vị đã cộng trước 5 + 1 được 6 viết 6
ngay sau dấu bằng ở xa ra một chút, phần trước số 6 để viết hàng chục là 1
viết 1 sang, theo cách này các em đã biết cách cộng nhẩm theo hàng ngang
thành thạo mà không sai.
Cách 2: Đối với cách 1 các em chưa làm được hay ghi nhầm là ngược
kết quả: 15 + 1 = 61. Thì tơi hướng dẫn các em thực hiện lại phép tính như

sau: 15 gồm có mấy chục và mấy đơn vị (1chục,5 đơn vị)
Cộng 1 ở hàng nào? (1 ở hàng đơn vị). Vậy khi cộng các em nhớ cộng
hàng đơn vị với hàng đơn vị trước, hàng chục với hàng chục sau.
Nên 15 + 1 = 16
Đối với phép trừ, phép cộng số có 2 chữ số tôi cũng hướng dẫn từng
bước các em đã có căn bản về cách cộng trừ trong phạm vi 10  100 thì khi
làm bài, học bài các em sẽ hứng thú thích thú hơn. Vì vậy các bài học về Đại
lượng và Đo đại lượng, Đồng hồ thời gian, Tuần lễ, Ngày các em cũng dễ
Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

dàng tiếp nhận mà khơng cảm thấy khó khăn, gị bó, áp đặt, khi phải học như
lúc trước, để gây hứng thú ở các em, giúp các em thoải mái trong học tập và
nắm vững kiến thức trong các bài học, tôi hướng dẫn các em chơi trò chơi giờ
nào việc nấy.
Trò chơi: GIỜ NÀO VIỆC NẤY.
1.Mục đích:
Luyện tập về đọc giờ đúng và nhận biết về một số thời điểm diễn ra
các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày.
2.Chuẩn bị
Mỗi bạn có một tấm bảng hai mặt màu xanh, đỏ.
3.Cách chơi
GV hoặc một bạn hô: “ 6 giờ sáng……..thức dậy”
“ 9 giờ sáng……..ăn cơm tối”
“ 7 gìờ sáng……..đi học”……

Cả lớp lắng nghe và giơ bảng mặt đỏ nếu thấy đúng, giơ mặt xanh nếu
thấy sai. Bạn nào giơ nhầm sẽ được nhắc nhở, cả lớp được dịp cười vui.
Chẳng hạn, với câu: “9 giờ sáng………ăn cơm tối” nếu bạn nào giơ mặt đỏ
là bị nhắc nhở. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy nhiều lần.
* Các yếu tố hình học: Đối tượng là học sinh yếu nên khi dạy, giáo
viên hướng dẫn kỹ các phần sau: Tơi đưa ra hình tam giác thường và giới
thiệu tên hình: “Đây là hình tam giác”, nhằm giúp học sinh nhận ra một vật
mẫu. Sau đó tơi dịch chuyền vật mẫu đến những vị trí khác nhau cũng như
giới thiệu tiếp các hình tam giác khác như tam giác đều, tam giác vuông để
học sinh quan sát và trả lời “ Đó cũng là hình tam giác”.
-Sau đó tơi cho học sinh sử dụng đồ dùng học Tốn của mình tìm ra
một số hình tam giác và đọc lên “Hình tam giác” học sinh được thao tác trên
các vật mẫu. Có sự hướng dẫn của giáo viên từ đó biểu tượng cụ thể về “
Hình tam giác”. Trên cơ sở đó học sinh sẽ tìm trong thực tế những đồ vật có
dạng hình tam giác biển báo giao thông, cờ đuôi nheo …..

Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

* Khi dạy các bài hình vng, hình trịn tơi cũng thực hiện tương tự
như bài hình tam giác. Nhằm rèn luyện học sinh kỹ năng nhận dạng hình, óc
quan sát, trí tưởng tượng, sau khi hình thành các biểu tượng về hình vng,
hình trịn, hình tam giác chúng tơi tổ chức trị chơi như sau:
*Trị chơi người máy gồm: NGƯỜI MÁY GỒM….
1.Mục đích

Rèn kĩ năng nhận dạng và phân biệt các hình vng, hình tam giác,
hình trịn; rèn luyện óc quan sát và kĩ năng thao tác tạo hình.
2.Chuẩn bị
Mỗi HS cần có bộ đồ dùng học Tốn 1 gồm 10 hình tam giác, 10
hình vng, 10 hình trịn.
GV cần vẽ sẵn lên giấy khổ A 4 hình sau, phơtơcopy cho mỗi HS một
bản.

Người máy gồm:
Hình trịn
Hình tam giác
Hình vng
3.Cách chơi
Giáo viên u cầu Học Sinh quan sát kĩ bức vẽ, sau đó làm hai việc:
Điền số hình trịn, hình tam giác, hình vuông vào chỗ chấm trên
bức vẽ.
Chọn trong bộ đồ dùng (đã chuẩn bị) ra đủ và đúng các hình như thế
để xếp tạo dáng một người máy. Bạn nào xong sớm nhất lớp là người thắng
cuộc.
d)Học sinh chưa giải được bài tốn có lời văn :
Mơn Tốn là một trong những mơn có vị trí rất đặc biệt quan trọng.
Một trong những điểm quan trọng nhất là các em phải có kỹ năng giải tốn và
trình bày các bài tốn. Đồng thời nội dung đề thi của phần giải toán chiếm
Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012


gần phân nữa số điểm của bài thi. Thế mà tất cả các em học sinh của tôi kể cả
những học sinh khá, các em thành thạo và thích làm các phép tính cộng, trừ
trong phạm vi 10 -> 100… Cịn các bài tốn có lời văn thì các em hầu như
rất e ngại. Từ những nguyên nhân trên tôi đã nghiên cứu và học được những
kinh nghiệm của quý thầy cô, quý đồng nghiệp, đồng thời qua nhiều năm
giảng dạy, tơi đã tìm ra những biện pháp khi giải một bài tốn có lời văn để
hướng dẫn học sinh của tôi theo diện từ yếu đến trung bình ở lớp tơi có các
em như là:
Em Trọng, Dung, Như, Thái …, những em thực hiện được phép tính
nhưng lại khơng cẩn thận khi làm bài, cũng như khi viết bài, thường quên
viết kết quả của phép tính hoặc tên đơn vị kèm theo, chữ viết nguệch ngoạc
khi giải tốn thường khơng viết được lời giải.
Mặc dù đến tuần 23 học sinh mới chính thức học cách “Giải bài tốn
có lời văn” song chúng ta đã có ý ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm nay ngay
từ bài “phép cộng trong phạm vi 3 (luyện tập)” ở tuần 7.
Giúp học sinh nhìn tranh vẽ nêu đề bài tốn rồi viết kết quả phép tính
có ý với tình huống trong tranh.
Ví dụ: Giúp học sinh nêu “Một bông hoa và một bông hoa là mấy bông
hoa? Rồi học sinh trả lời (một bông hoa và một bông hoa là hai bông hoa) và
viết 2 vào sau dấu bằng để có 1 + 1 = 2.
Bắt đầu từ tuần 7 cho đến tuần 16 tuy hầu hết các tiết dạy về phép cộng
trừ trong phạm vi 10 đều có các bài tập thuộc dạng “nhìn tranh nêu phép
tính’’ở đây học sinh được làm quen với việc: - Xem tranh vẽ.
-Nêu bài toán bằng lời.
-Nêu câu trả lời.
-Và điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh).
Học sinh tập nêu bằng lời: “có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh.
Hỏi có tất cả mấy quả bóng? ” rồi tập nêu miệng câu trả lời “có tất cả 3 quả
bóng”. Sau đó viết vào đây 5 ơ trống để có phép tính.


Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

Tiếp đó, kể từ tuần 17, học sinh được làm quen với việc đọc tóm tắt rồi
nêu đề tốn bằng lời, sau đó nêu cách giải và tự điền số và phép tính thích
hợp vào dãy 5 ơ trống ở đây khơng cịn tranh vẽ nữa.
Ví dụ: Có :
Cho:

3

7

quả bóng

quả bóng

Cịn: …... quả bóng?

-Viết phép tính thích hợp “ tức là nhìn vào tranh và các thao tác đính
vật mẫu của giáo viên để đính phép tính, đến phần giải bài tốn các em được
làm quen với “ Đặt đề bài tốn” (theo tóm tắt đã ghi trong SGK) hai phần
này có quan hệ mật thiết với nhau nên học sinh cần nắm vững cấu tạo của
một bài tốn có lời văn gồm có 2 phần chính là những cái đã cho (đã biết) và

cái phải tìm (chưa biết).
-Giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ đề tốn, hiểu rõ một số từ khóa
quan trọng như “thêm vào, tất cả…” hoặc bớt, bay đi, cịn lại..” (có thể kết
hợp với tranh vẽ để học sinh quan sát).
-Khi dạy các bài tốn có lời văn cho đối tượng này tôi thường sử dụng
tranh ảnh, hoặc que tính để hướng dẫn học sinh, vì đối với các em trí nhớ rất
chậm cho nên tơi hướng dẫn từng phần theo các bước cụ thể như sau:
* Bước 1: tơi cho 2 em khá giỏi đọc đề tốn, cả lớp đọc thầm theo, sau
đó gọi em đứng dậy đọc, tơi hướng dẫn em tìm hiểu bài tốn qua tranh ảnh.
Ví dụ: cho học sinh nêu câu trả lời các câu hỏi “Bài tốn biết cho nhà An có
5 con gà thì tơi đưa tranh vẽ 5 con gà lên bảng, mẹ mua thêm 4 con gà nữa
(thì tơi đính tiếp thêm 4 con gà nữa vào tranh). Bài tốn hỏi gì? Hỏi nhà An
có tất cả mấy con gà?” Khi học sinh trả lời hoặc nhắc lại câu trả lời của bạn
để tìm hiểu bài tốn, tơi ghi tóm tắt bài tốn lên bảng.
Tóm tắt:

:

5 con gà.

Thêm
Nguyễn Thị Thúy Vân



:

4 con gà.
Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

Có tất cả

:

con gà.?

Cho học sinh đọc lại tóm tắt của bài tốn.
* Bước 2: Khi học sinh đã hiểu được bài toán. Cho biết gì? Bài tốn
hỏi gì? Tơi hướng dẫn em cách giải bài tốn như sau: tơi nêu câu hỏi để học
sinh trả lời: Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào? (hướng
dẫn học sinh trả lời “Em phải làm phép tính cộng, lấy 5 cộng 4 bằng 9”. Như
vậy nhà An có 9 con gà cho học sinh đọc lại nhiều lần.
* Bước 3: Tôi hướng dẫn học sinh viết bài giải của bài tốn, ghi bài
giải sau đó viết câu lời giải, muốn viết được câu lời giải thì em phải dựa vào
câu hỏi để nêu câu lời giải như: “Nhà An có là:” “Số con gà có tất cả là:”
“Nhà An có tất cả là”. Cho học sinh lựa chọn câu trả lời nào thích hợp nhất
rồi viết ra:
+Viết phép tính: tơi hướng dẫn các viết phép tính trong bài giải 5 cộng
4 bằng chín ở đây 9 chỉ 9 con gà nên viết con gà trong dấu ngoặc đơn (con
gà).
+Viết đáp số: hướng dẫn học sinh viết đáp số = 9 con gà.
+Sau đó để khắc sâu cách giải bài tốn có lời văn cho các em dễ nhớ
tơi nhấn mạnh từng phần khi giải tốn có lời văn như thế nào?
+Viết câu lời giải -> viết phép tính (tên đơn vị trong dấu ngoặc )->viết
đáp số
Bài giải

Nhà An có tất cả là :
5 + 4 = 9 (con gà )
Đáp số : 9 con gà
Học sinh được tự đặt đề bài toán dựa vào thao tác trên các vật mẫu,
(tranh ảnh) nên dễ dàng nắm được đề bài từ đó các em sẽ giải được bài tốn
một cách nhanh chóng.
Ví dụ như: học sinh cầm tay phải có 4 que tính tay trái có 3 que tính,
sau đó gần lại với nhau nhìn vào số que tính và dựa vào thao tác để tự đặt
một đề bài toán. Chẳng hạn “Tay phải em cầm 4 que tính, tay trái em cầm 3
que tính. Hỏi hai tay em cầm mấy que tính? ” Hoặc Có 4 que tính lấy thêm 3
Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

que tính nữa. “Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?”. Khi học sinh đã mắt thấy
tai nghe, hiểu được bài tốn cho gì? Bài tốn hỏi gì? Thì các em mới giải
được bài tốn, với cách này tơi sử dụng để tổ chức trò chơi như sau:
Trò chơi 1. Thi đua giải nhanh bài toán:
Cách chơi: Chia lớp thành hai đội A và B, mỗi đội 3 học sinh, chơi
tiếp sức.
-Học sinh thứ 1 viết lời giải.
-Học sinh thứ 2 viết phép tính.
-Học sinh thứ 3 viết đáp số.
Nhận xét cách chơi: Học sinh cả lớp cùng Giáo viên nhận xét và biểu
dương đội thắng cuộc.
Trò chơi thứ 2: Giáo viên dùng tranh ảnh hoặc mẫu vật thật để làm

động tác dựa theo đề bài tốn: Cả lớp cùng giải bài tốn đó theo thao tác của
Giáo viên vào bảng con hoặc vào giấy nháp.
Nhận xét: Giáo viên biểu dương tổ thực hiện, hoặc cá nhân giải nhanh
và đúng.
Ví dụ: Trên cành có 9 con chim, có 2 con bay đi. Hỏi trên cành cịn lại
mấy con chim?
Giáo viên đính tranh 9 con chim, dùng động tác tay tách 2 con chim
bay lên cao. Học sinh dựa vào thao tác của Giáo viên để giải tốn:
Bài giải
Số chim trên cành cịn lại là:
9 – 2 = 7 (con chim)
Đáp số: 7 con chim.
e)Đối với học sinh yếu có tính cẩu thả:
Với cá tính này nếu giáo viên không uốn nắn, sửa chữa kịp thời thì sẽ
ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ vì lớp Một là lớp quan trọng bởi những gì đã
hình thành và định hình ở trẻ rất khó thay đổi, khó cải tạo.
Là học sinh đại trà ( học một buổi ) nên mỗi khi quên mang đồ dùng
học tập thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giờ học mà đối tượng này lại thường
xuyên quên mang sách, vở, bút, bảng con… Qua trao đổi với phụ huynh các
Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

em, tôi biết được ba mẹ các em rất bận việc ở ngoài đồng và đa số là công
nhân cạo mủ cao su đi sớm về tối nên hầu như không kiểm tra hoặc chuẩn bị
sách vở cho em đi học được.

Vì thế để tự các em cũng có thể sắp xếp đồ dùng theo thời khóa biểu
thì ngay từ những tuần đầu, tơi mang tất cả sách vở của các em bao lại đánh
dấu theo số 1, 2, 3, 4… vào tập cũng như sách (công việc này tôi lặp đi lặp lại
nhiều lần nên các em dễ dàng nắm được số, tôi hướng dẫn em cách sắp xếp
ngăn nắp. Những tập sách mà ngày nào cũng để chung một ngăn tủ ở lớp,
những quyển sách, vở nào cần mang đi theo thời khóa biểu thì để riêng. Nhờ
cách đánh dấu bằng số, nên dù chưa đọc được chữ các em cũng tự chuẩn bị
được sách, vở đồ dùng học tập cho mình một cách đầy đủ mà không cần ba
mẹ làm hộ. Dần dần các em ở đối tượng này hình thành thói quen bớt cẩu thả
và hạn chế quên mang dụng cụ .
Học sinh hiện nay ở lớp tơi học Tốn thì rất yếu mà chữ viết chưa đẹp,
khơng đúng kích cỡ, đúng qui cách lại thường xun bơi xóa, các số viết
không cẩn thận, ngay hàng, nên mỗi khi chấm điểm giáo viên thường xuyên
nhắc nhở em và gạch dưới chữ hay số viết sai bằng bút đỏ và viết lại số đúng
bằng mực đỏ cho em dễ nhận thấy. Để rèn cho các em viết chữ và số được
đẹp hơn, tôi thường xuyên cho em xem những tập “Vở sạch chữ đẹp” để giúp
các em có ý thức giữ vở sạch và luyện viết chữ đẹp.
Trong những giờ rèn viết bảng con tôi thường lưu ý đến đối tượng này,
tôi sửa chữa từng nét, từng số, cách đặt dấu cộng, trừ dấu bằng cho các em,
khi học sinh làm bài tập trong bảng con hoặc bảng lớp tôi theo dõi quan sát
cả lớp và chỉ ra những chổ chưa đúng, chưa đẹp để các em sửa chữa, tôi luôn
khen, động viên mỗi khi có tiến bộ. Hình thức trên chưa đủ, vì các em chỉ
học tại lớp, về nhà khơng có tự học được. Nên việc học ở nhà tơi rất lưu ý.
u cầu em phải có 1 quyển vở tự rèn học ở nhà. Ngày nào đi học thì đem
theo.
Ví dụ: như hơm nay cơ dạy số 5 thì em phải viết vào vở số 5, cách viết
thì tôi sẽ viết mẫu 1 số hoặc 1 vần mẫu vào vở rồi em nhìn vào chữ mẫu tự
viết. Những ngày kiểm tra tơi khơng cho biết trước, vì làm như thế các em
khơng dám bỏ qua. Từ đó các em đã có thói quen viết ngay hàng, khơng cong
vẹo, tập học sạch sẽ hơn, em khơng cịn có thói quen viết ngốy mà đã tự có

Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

ý thức rèn chữ, rèn số. Từ đấy em có hứng thú hơn trong học tập, em khơng
cịn sợ mỗi khi học bài phải viết, phải làm tốn nữa mà tỏ ra rất thích học, sau
những giờ học tơi thường tổ chức trị chơi, các em có dịp thi đố tài năng của
mình từ đấy mà mạnh dạn, tự tin hơn.
4.Kết hợp với phụ huynh học sinh:
Tôi xin phép BGH họp những cha mẹ có học sinh học yếu mơn Tốn
nhằm phổ biến nội dung phụ đạo học sinh cho phụ huynh biết để chăm lo và
nhắc nhở con em mình. Tơi cho phụ huynh biết việc học văn hóa ở lớp 1 nói
chung học Tốn nói riêng là phải liên tục và kiến thức các bài học phải liên
tục kế tiếp nhau. Nếu bị gián đoạn một hai ngày sẽ bị hỏng kiến thức. Việc
học các bài kế tiếp sẽ rất khó khăn nhất là với mơn Tốn. Vì vậy việc đảm
bảo chun cần, luôn phải thực hiện tốt, phụ huynh không nên vì những việc
tiệc tùng của gia đình, hay quá cưng chìu con em mình mà để cho học sinh
nghỉ học.
Ví dụ: Hôm nay học phép cộng dạng 14 + 3 ngày mai sẽ học luyện tập,
nếu nghỉ học 1 -> 2 ngày sẽ bị mất căn bản, vì bài kế tiếp sẽ là phép trừ dạng
17 – 3 lúc này các em sẽ khơng biết cách tính như thế nào ?
Trong giờ học có các bài tập trong sách giáo khoa đã dược giáo viên
hướng dẫn làm ở lớp, nhưng vì đối tượng là học sinh yếu nên giáo viên
hướng dẫn phụ huynh cho các em làm lại các bài tập đó ở nhà với sự kiểm
sốt của phụ huynh - Tôi hướng dẫn cách kèm cặp học sinh ở nhà thật cụ thể
để phụ huynh dạy không bị sai lệch với cách dạy của cơ ở lớp.

Lúc đầu có nhiều phụ huynh vẫn chưa thấy được sự cần thiết phải phối
hợp cùng Giáo viên chủ nhiệm lớp để dạy dỗ con em, nhưng bằng sự nhiệt
tình chúng tơi thường xuyên gặp gỡ trao đổi cộng với sự tiến bộ của học sinh,
dần dần phụ huynh đã hiểu và kết hợp chặt chẽ với cơ. Từ đó kết quả học tập
của học sinh ngày càng nâng cao.

III. KẾT QUẢ
Ở lớp Một các em đang trong giai đoạn vui chơi chuyển sang hoạt
động học tập, các em còn rất hiếu động, thích hoạt động, cho nên hoạt động
học tập mang tính chất học mà chơi, chơi mà học sẽ kích thích sự tìm tịi học
hỏi từ đó sẽ phát triển được tư duy của các em.
Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012

Trong một tiết dạy tôi thường xuyên quan tâm đến đối tượng học sinh
yếu tạo cho em thấy được sự quan tâm chăm sóc của cơ dành cho mình là
nhiều hơn các bạn làm cho em cảm thấy vui khi đi học, khơng cịn cảm thấy
áp lực, khó chịu như trước nữa.
Tơi ln vận dụng những kiến thức các em đã có để hình thành kiến
thức mới nghĩa là tạo tình huống có vấn đề sẽ kích thích học sinh hứng thú
tích cực trong học tập.
Với những việc làm trên tôi thu được kết quả như sau :
Năm học : 2010 – 2011

1


Trương Thị Thùy Dung

Yếu

TB

K

K

Cuối
HKII
G

2

Trương Đắc Hiếu

Yếu

TB

K

K

K

3


Nguyễn Thị Thùy Linh

Yếu

TB

TB

K

G

4

Nguyễn Hữu Duy Thành

Yếu

TB

K

K

K

5

Tạ Trí Tuệ


Yếu

TB

K

K

G

6

Trương Thùy Giang

Yếu

TB

TB

K

K

7

Nguyễn Minh Khơi

Yếu


TB

TB

K

K

6

Nguyễn Ngọc Thái

Yếu

TB

TB

K

K

7

Nguyễn Ngọc Quỳnh Như

Yếu

TB


TB

K

K

Giữa HKI

Cuối
HKI

TT

Họ và tên học sinh

Đầu
năm

GiữaH
KI

Cuối
HKI

Giữa
HKII

Năm học : 2011 – 2012
TT


Họ và tên học sinh

Đầu năm

1

Nguyễn Thanh Bình

Yếu

TB

K

2

Nguyễn Văn Đại

Yếu

TB

K

3

Nguyễn Kiều Ngọc Diễm

Yếu


TB

K

4

Lê Quốc Kiệt

Yếu

TB

K

5

Phạm Thị Mỹ Lệ

Yếu

TB

K

6

Đặng Gia Hân

Yếu


TB

TB

7

Vũ Diệp Khánh Như

Yếu

TB

TB

8

Lê Hoàng Phúc

Yếu

TB

K

9

Trần Thị Mỹ Tâm

Yếu


TB

TB

Nguyễn Thị Thúy Vân

Giáo viên -Truờng Tiểu học Minh Thạnh
1


×