Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.95 KB, 19 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
Lời nói đầu

Dạy học là một nghệ thuật. Để đạt được nghệ thuật đó, người giáo
viên phải thực sự có tâm huyết, hết mình vì công việc dạy học, biến cái
nghề thành bản nghiệp của mình. Có như vậy, người giáo viên mới có thể
đào tạo được những thế hệ học trò xuất sắc và trưởng thành.
Năm học 2009 – 2010 là năm thứ tư thực hiện cuộc vận động của Bộ
Giáo dục: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục. Mặt khác, từ năm học 2005 – 2006, Phòng Giáo dục & Đào tạo
Từ Sơn đã tổ chức cho các trường coi thi chéo và chấm chéo để khảo sát
chất lượng học sinh. Điều này đã phần nào khẳng định nền Giáo dục của
Thị xã Từ Sơn là thực chất. Từ đó, giúp các em học sinh xác định rõ về
động cơ học tập của bản thân mình. Không những thế, Phòng Giáo dục &
Đào tạo Từ Sơn còn thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề để giáo viên
có thể trao đổi, học hỏi khinh nghiệm lẫn nhau nhằm mục đích nâng cao
chất lượng giáo dục.
Trường THCS Tương Giang là một đơn vị tiên tiến nhiều năm liền.
Hoạt động dạy - học của trường đã đi vào nề nếp tốt và đã có chiều sâu.
Chất lượng đại trà và tỉ lệ học sinh thi vào THPT của trường trong những
năm gần đây đều đạt được kết quả cao. Mục tiêu của nhà trường là duy trì
và phát huy kết quả đó.
Là một người giáo viên, với lòng yêu nghề, tôi mong muốn góp một
phần (dù rất nhỏ) của mình vào công tác giáo dục. Bản thân tôi được nhà
trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Đây là một công việc đòi
hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao. Do vậy yêu cầu đặt ra cho tôi là phải
thường xuyên tự bồi dưỡng bản thân mình, rèn luyện năng lực chuyên môn
để nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chỉ tiêu mà nhà trường giao
cho. Vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng học
sinh khi học bộ môn Ngữ văn, nhất là học sinh yếu kém. Song do hạn chế
về năng lực, lại là những suy nghĩ của cá nhân chắc hẳn không khỏi những


khiếm khuyết, rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của các cấp lãnh đạo
và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
1
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, có tầm quan trọng
trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh.Vì thế, nó
có vị thế đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS.
Nội dung chương trình được xây dựng trên quan điểm thích hợp giảm tải,
tăng thực hành và gắn với thực tế. Nguyên tắc tích hợp được biểu hiện cụ
thể trong mỗi tiết học, bài học và đựơc chuyển tải đến học sinh bằng
phương pháp dạy học tích cực. Cụ thể là: dạy - học thông qua cách tổ chức
các hoạt động của học sinh; rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường
hoạt động cá thể và hợp tác nhóm; kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá
của trò. Trong đó rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, đặc biệt cho
đối tượng học sinh yếu, kém là một việc làm cần thiết và quan trọng.
2. Cở sở thực tiễn:
Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải đổi mới cách dạy của thầy
và cách học của trò. Trò chủ động nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các đơn vị kiến
thức trong mỗi bài học thì mới chiếm lĩnh một cách có ý thức và ghi nhớ
sâu sắc. Có như thế mới phát huy được tính chủ động sáng tạo trong quá
trình học tập. Cách học này rất khó đối với học sinh yếu kém. Do đó đòi
hỏi phải có sự hổ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy cô. Là một giáo
viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi luôn mong muốn mình có
một phương pháp tối ưu, phù hợp, dễ hiểu để giúp các em tiếp thu kiến
thức tốt và có hứng thú học tập bộ môn. Trong thực tế, việc giúp đỡ các đối

tượng này vẫn chưa chú trọng đúng mức. Giáo viên chưa có kinh nghiệm,
chưa vạch ra kế hoạch cụ thể để giúp đỡ các em. Cho nên, chất lượng môn
học chưa cao; học sinh yếu kém còn nhiều ở từng khối lớp. Để tiến tới
trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2009 – 2010, tôi mạnh dạn đưa ra sáng
kiến với đề tài: “Một vài biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém học môn
Ngữ văn cấp THCS”.
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
2
Sáng kiến kinh nghiệm
II. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ:
Vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn đối với học
sinh yếu kém luôn là vấn đề nóng bỏng cần quan tâm đối với các nhà giáo
dục. Vấn đề này đã có nhiều nhà nghiên cứu, bàn luận từ nhiều năm nay
song việc thực hiện chưa thật đạt hiệu quả cao.
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA BÀI VIẾT:
Trong bài viết này tôi mạnh dạn đưa ra những sáng kiến, nhằm nâng
cao chất lượng của bộ môn Ngữ văn. Mặt khác, nó sẽ giúp cho học sinh
yếu kém có hứng thú khi học bộ môn.
IV. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1/ Thực trạng ban đầu :
a/ Thuận lợi :
Đầu năm học 2002 - 2003 và liên tục ba năm sau đó, giáo viên đã được
tập huấn đầy đủ về nội dung chương trình, phương pháp dạy- học đổi mới
theo yêu cầu thay sách giáo khoa môn Ngữ văn cấp THCS. Trong từng
năm học, giáo viên còn được dự các chuyên đề, hội thảo nhằm nâng cao
phương pháp dạy - học và chất lượng bộ môn. Qua 8 năm học trực tiếp
giảng dạy và nghiên cứu nội dung chương trình SGK Ngữ văn cấp THCS
bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm dạy học nhất định.
b/ Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, chúng tôi còn gặp phải một số khó

khăn trong quá trình dạy - học. Khó khăn lớn nhất đó là mặt bằng chất
lượng đầu vào thấp, còn nhiều học sinh yếu kém. Đối tượng này, do mất
căn bản nên thường thụ động, tiếp thu và ghi chép chậm, hiểu bài một cách
mơ hồ, soạn bài sơ bài, đến lớp lại không dám bộc lộ những suy nghĩ hiểu
biết cá nhân. . Cứ như thế, lỗ hổng kiến thức ngày càng lớn, các em thiếu
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
3
Sáng kiến kinh nghiệm
tự tin vào bản thân, mất dần ý thức tự giác học tập dẫn đến lười nhác và
buông thả.
Thêm vào đó, giáo viên chưa kinh nghiệm trong việc giúp đỡ học sinh
yếu, kém; chưa phân loại học sinh ngay từ đầu năm học để có kế hoạch
giúp đỡ kịp thời . Thường thì đến cuối kỳ, giáo viên mới tổ chức dạy vài ba
buổi phụ đạo chứ chưa vạch ra một kế hoạch cụ thể để theo dõi kiểm tra
quá trình tiến bộ của học sinh. Thêm vào đó, việc hướng dẫn phương pháp
tự học cho học sinh yếu, kém còn chung chung ; trong các tiết học, giáo
viên chưa quan tâm đúng mức, chưa tạo điều kiện tối đa cho các em bộc lộ
tư duy, chưa thường xuyên biểu dương, khen ngợi những biểu hiện tiến bộ
của các em. Cho nên, đối tượng học sinh này còn chậm tiến bộ, chất lượng
học môn Ngữ văn còn thấp .
2/ Các giải pháp đã sử dụng:
Vấn đề vướng mắc nêu trên đựơc đem ra bàn bạc ở tổ chuyên môn.
chúng tôi đã đề ra các biện pháp giải quyết như: hướng dẫn học sinh
phương pháp tự học, tổ chức dạy phụ đạo…. Các cấp quản lý chuyên môn
đã tổ chức hội thảo nhằm tìm ra giải pháp khắc phục. Những nổ lực nói
trên đã bước đầu cải thiện được tình hình chất lượng môn Ngữ văn. Nhưng
nhìn chung hiệu quả chưa cao, chưa có “cẩm nang” để chữa căn bệnh đại
trà này. Do đó cần phải tiếp tục tìm biện pháp cụ thể khắc phục thực trạng.
3/ Tiềm năng thực hiện đề tài:
Hiện nay cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Bộ

GD&ĐT đang được các cấp quản lý giáo dục triển khai và thực hiện triệt
để. Vấn đề khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp là nhiệm
vụ cấp thiết được toàn xã hội quan tâm. Mỗi một giáo viên, mỗi một tập
thể sư phạm đã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm để nâng cao
chất lượng dạy học. Phụ huynh học sinh có ý thức và tinh thần trách nhiệm
hơn đối với con em mình. Các tổ chức, các đoàn thể xã hội cùng kề vai với
nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Tất cả những biểu hiện kể trên là
tiềm năng hiện có để tôi thực hiện đề tài này.
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
4
Sáng kiến kinh nghiệm
V. PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:
1. Phương pháp khảo sát thống kê:
Tôi đã thực hiện phương pháp này qua việc dự giờ thăm lớp của đồng
nghiệp và qua thực tế giảng dạy của bản thân. Sau đó, tôi thống kê số học
sinh yếu kém ở trong các lớp. Từ đó tôi nắm được đối tượng cần quan tâm
nhằm đề ra phương pháp tối ưu nhất để vận dụng sao có hiệu quả.
2. Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu:
Từ kinh nghiệm thực tế, kết hợp với việc đọc, tìm hiểu tâm lí lứa tuổi,
tôi đã tổng hợp lại và đưa ra phương pháp tôi ưu nhất để hướng dẫn học
sinh yếu kém yêu thích môn văn trước, sau đó là nâng cao chất lượng bộ
môn.
3. Phương pháp thực nghiệm:
Tôi đã tiến hành soạn và giảng cho học sinh yếu kém ở các lớp để các
em nắm được qui tắc viết chính tả, có hứng thú với việc học tập bộ môn,
tích luỹ được vốn kiến thức và có kĩ năng khi làm bài thi. Sau đó, tôi cho
học sinh làm bài kiểm tra để biết được kết quả tiếp thu bài của các em đạt
đến mức độ nào.
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
5

Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN HAI: NỘI DUNG
I. BIỆN PHÁP:
1./ Những biện pháp chung cho toàn cấp học:
a/ Khảo sát, phát hiện và phân loại trình độ học sinh:
Việc làm đầu tiên của giáo viên sau khi nhận lớp là trong thời gian
ngắn nhất phải phân loại được trình độ học sinh trong lớp. Ngay tuần học
thứ nhất, bằng mắt nghề nghiệp và cảm tính của giáo viên sẽ nhận ra được
mức độ học tập của từng học sinh. Thường thì các em khá, giỏi luôn chủ
động tích cực phát biểu xây dựng bài, tiếp thu kiến thức rất nhanh; học sinh
trung bình thì e dè, nhút nhát, ít năng động hơn; còn lại đối tượng yếu,
kém. Ở đối tượng này, học sinh học thụ động, tiếp thu, ghi chép chậm. Sau
khi phát hiện đựơc đối tượng cần quan tâm, giáo viên cần kiểm nghiệm lại
bằng một bài khảo sát ở tuần thứ hai. Kết quả bài khảo sát là cơ sở để giáo
viên nắm bắc được đối tượng học sinh yếu kém trong lớp.
Lưu ý: Thời gian tổ chức làm khảo sát là do giáo viên tự bố trí ngoài
số giờ qui định trong tuần. Việc khảo sát, phân loại trình độ học sinh cần
làm kỹ, chính xác ở lớp 6 để có cơ sở cho những năm học sau.
b/ Tổ chức kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu, kém:
b1/ Hướng dẫn các chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị bài mới là việc làm cần thiết và quan trọng. Qui trình chuẩn
bị bài mới được thực hiện ở nhà, bắt đầu từ việc đọc kỹ kết quả cần đạt của
bài học, sau đó soạn từng phân môn theo câu hỏi trong SGK:
- Phần đọc - hiểu văn bản : Các thao tác cụ thể:
+ Đọc văn bản:
• Truyện dân gian: Đọc kết hợp với kể .
• Truyện, ký, kịch: Đọc kết hợp với tóm tắc tác phẩm.
• Thơ: Đọc theo nhịp và học thuộc bài thơ.
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
6

Sáng kiến kinh nghiệm
+ Nghiên cứu phần chú thích, ghi nhớ nghĩa của một số từ khó và học
tập cách dùng từ của văn bản.
+ Trả lời các câu hỏi phần đọc - hiểu: Đây là khâu quan trọng, học sinh
cần khai thác thấu đáo nội dung, nghệ thuật chủ yếu của văn bản.
+ Tiếp cận các kiến thức trong phần ghi nhớ.
+ Làm các bài tập trong phần luyện tập.
- Phân môn Tiếng việt và TLV: Xuất phát từ kiến thức phần văn bản
học sinh cần:
+ Làm các bài tập tìm hiểu.
+ Tiếp cận các đơn vị kiến thức trong phần ghi nhớ.
+Áp dụng vào giải quyết phần luyện tập.
Ở hai phân môn này cần chú trọng khả năng thực hành, làm nhiều bài
tập ứng dụng để hiểu sâu sắc lý thuyết.
* Lưu ý: - Đây là yêu cầu khó đối với học sinh yếu kém vì khả năng tự
học của đối tượng này rất thấp. Song không phải vì thế mà không rèn giũa.
Giáo viên bắt buộc học sinh phải soạn bài theo đúng hường dẫn, soạn theo
khả năng hiểu bài của mình, tuyệt đối không soạn để đối phó, không chép
của bạn, không chép từ sách tham khảo , . . .Mặt khác, phải thường xuyên
kiểm tra, chấm điểm vở soạn, điều chỉnh kịp thời phương pháp tự học của
học sinh. Có thế mới rèn luyện được thói quen, nề nếp, ý thức tự học của
đối tượng tự học của học sinh yếu, kém.
- Thời gian hướng dẫn: giáo viên tranh thủ 15 phút đầu giờ, thời gian
kiểm tra bài cũ hay tập trung riêng học sinh yếu, kém trong một khối lại để
hướng dẫn.
- Qui định về vở soạn:
+ Học sinh chuẩn bị một quyển vở soạn.
+ Mỗi trang chia làm hai cột.
Phần soạn nội dung kiến thức Phần điều chỉnh, bổ sung
b2/ Rèn luyện các kỹ năng cơ bản :

Nghe, nói, đọc, viết là bốn kỹ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh
yếu, kém:
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
7
Sáng kiến kinh nghiệm
- Việc đọc được tiến hành ở hai mức độ: đọc thông thạo, trôi chảy rồi
đến diễn cảm. Ở mức độ thứ nhất, giáo viên cho học sinh tự giác thực hiện
ở nhà bằng cách đọc nhiều lần văn bản trước khi soạn bài. Khi đọc chú ý
cách phát âm, cách ngắt giọng,… cho hợp lý. Đến lớp, giáo viên tạo điều
kiện để đối tượng này được đọc trước lớp và uốn nắn cách đọc cho các em.
Từ đó, điều chỉnh và nâng dần kỹ năng đọc của học sinh lên mức độ đọc
diễn cảm. Muốn đọc diễn cảm, cần phải nắm bắt được thần thái của văn
bản, mạch cảm xúc, ngữ điệu nhân vật, . . . và đặc biệt phải hoá thân vào
tác phẩm thì mới biểu hiện được nội dung tư tưởng của tác phẩm. Kỹ năng
này cần đưa vào luyện tập ở cuối tiết văn học. Có thể gọi học sinh khá, giỏi
đọc mẫu, sau đó cho học sinh yếu kém đọc lại từng đoạn ngắn để rèn
luyện.
- Song song với kỹ năng đọc là rèn luyện kỹ năng viết: Yêu cầu đầu
tiện đặt ra cho các em là phải viết sạch sẽ, rõ ràng, chữ viết đúng chính tả.
Sau đó mới đến kỹ năng diễn đạt: dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn
thành bài theo đặc điểm của từng thể loại. Muốn thực hiện tốt hai yêu cầu
này cần cho học sinh lập sổ tay Văn học để tích luỹ vốn từ; ra bài tập thêm
để tăng cường thời gian luyện viết ở nhà; giới thiệu sách để học sinh tham
khảo,… Điều cần thiết là giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, chấm điểm
và sửa chữa kịp thời cho học sinh rút kinh nghiệm.
- Bên cạnh kỹ năng trên, học sinh cần phải rèn luyện kỹ năng nghe và
nói. Giáo viên cần sắp xếp cho học sinh yếu, kém ngồi ở những vị trí thích
hợp như: những bàn đầu, đầu bàn dãy giữa để các em tập trung nghe cho
tốt. Trong giờ học, nhất là các tiết luyện nói nên ưu tiên cho đối tượng học
sinh này được rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng lời trước tập thể nhóm và

trước lớp nhằm rèn luyện tính mạnh dạn, khả năng tư duy độc lập và bộc lộ
mức độ tiếp thu của cá nhân. Qua đó, giáo viên nắm bắt đuợc tiến bộ của
từng em trong từng giờ học.
* Lưu ý: Việc rèn luyện bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết phải được
thực hiện xuyên suốt trong từng năm học và toàn cấp học. Giáo viên phải
tận dụng mọi thời gian có thể trong tiết học để giúp đỡ học sinh rèn luyện.
Qui trình kiểm tra đánh giá nên lồng ghép vào việc kiểm tra bài cũ, trong
thời gian luyện tập, trong các tiết trả bài kiểm tra, . . . đặc biệt là thường
xuyên nhắc nhở học sinh ý thức tự rèn luyện bản thân .
b3/ Phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu, kém:
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
8
Sáng kiến kinh nghiệm
Tục ngữ có câu : “Học thầy không tày học bạn”. Muốn học sinh yếu,
kém tiến bộ, ngoài sự giúp đỡ của thầy cần phải có sự hổ trợ đắc lực của
bạn bè. Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để hình thành
những “đôi bạn cùng tiến” giúp đỡ nhau trong học tập: Một học sinh giỏi
kèm một học sinh kém, một học sinh khá kèm một học sinh yếu. Nhiệm vụ
của từng đôi bạn là phải giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ. Các em khá, giỏi có
thể hướng dẫn, kiểm tra việc học bài, soạn bài của bạn mình. Trên lớp thì
cùng nhau thảo luận những vấn đề khó, lúc về nhà thì nhắc nhở nhau hoàn
thành các công việc mà giáo viên giao cho. Sau một tuần, một tháng hay
một đợt thi đua giáo viên sơ kết kết quả tiến bộ của từng đôi bạn. Khen
ngợi biểu dương, cho điểm thưởng những đôi bạn nào có thành tích học tập
tốt nhất.
b4/ Phát huy trí lực của học sinh yếu, kém trong giờ học :
Như đã nói ở phần thực trạng, học sinh yếu, kém thường thụ động,
quen nghe, quen ghi chép mà không chủ động phát biểu xây dựng bài. Cho
nên, muốn phát huy trí lực của các em trong giờ học cần có nhiều cách:
Một là khích lệ, động viên, biểu dương, khen ngợi kịp thời khi các em

có biểu hiện tích cực trong giờ học như: Tự giác phát biểu, nêu được một ý
kiến hay, một câu nói đúng, …
Hai là tạo điều kiện, cơ hội cho các em bộc lộ suy nghĩ, tư duy bằng
những câu hỏi dễ, bài tập đơn giản; khơi gợi hứng thú bằng nhiều tình
huống có vấn đề buộc học sinh phải giải quyết.
Ba là qui định mỗi em trong một tiết học phải phát biểu tối thiểu một
lần.
Bốn là nhắc nhở, khiển trách những em chưa tích cực trong giờ học.
b5/ Quan tâm thích đáng đến việc chấm, sữa bài cho học sinh yếu
kém:
Kết quả các bài kiểm tra định kỳ của học sinh yếu, kém thường thấp,
nhất là ở phân môn TLV cho nên, khâu chấm sữa bài cho các em rất quan
trọng. Giáo viên đọc kĩ bài làm của học sinh, phát hiện lỗi và ghi kí hiệu
cho học sinh nhận biết để sữa. Lời phê của giáo viên phải khái quát được
mức độ bài làm về kiến thức và kĩ năng; có hàm ý động viên, khuyến khích
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
9
Sáng kiến kinh nghiệm
sự vươn lên và rút kinh nghiệm ở lần sau; tránh những lời phê chung và
thiếu tế nhị như: Yếu, kém,… làm học sinh nản lòng và mất niềm tin vào
bản thân. Khi trả bài trên lớp, cần ưu tiên cho đối tượng học sinh này tự
nêu cách chữa các lỗi đã mắc , tạo không khí học hỏi lẫn nhau trong lớp,
tránh chế độ chê bai, miệt thị. . . .Những bài làm chưa đạt yêu cầu, giáo
viên có thể yêu cầu học sinh viết lại đoạn văn, bài văn (nếu thấy cần thiết)
và nhất thiết phải thu bài viết lại của học sinh để chấm lần hai.
b6/ Tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém:
Do hỏng một số kiến thức cơ bản , nên giáo viên cần tổ chức dạy phụ
đạo cho học sinh yếu, kém ngoài giờ chính khoá. giáo viên bộ môn kết hợp
với giáo viên chủ nhiệm để tổ chức lớp học vào ngày chủ nhật, có thể dạy
cho các em 3 tiết/ tuần, bắt đầu dạy vào tuần thứ 3 của năm học. Công việc

chính trong các buổi học này là giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ, rèn luyện
kỹ năng của hai phân môn TV và TLV, tăng cường thực hành tạo lập văn
bản, hướng dẫn thêm về phương pháp tự học. Phải nói rằng chỉ có học phụ
đạo, giáo viên mới có thời gian, điều kiện để giúp đỡ tận tình cho từng học
sinh. Qua đó, các em cảm thấy tự tin hơn vaò bản thân, sự mặc cảm, tự ti
dần dần được xoá bỏ, chất lượng học tập mà nhờ đó cũng được tăng lên.
c/ Quá trình kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả :
c1/ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và PHHS:
- Đối với giáo viên chủ nhiệm: Ngay từ đầu năm, sau khi khảo sát,
phân loại trình độ học sinh, giáo viên bộ môn cần phải báo cáo cho GVCN
biết số lượng và danh sách học sinh yếu, kém trong lớp, trao đổi kế hoạch
giúp đỡ đối tượng này với GVCN để phối hợp thực hiện. Lên lịch làm việc
hằng tuần với GVCN để thông báo tình hình học sinh. Từ thông tin đó,
GVCN có cơ sở để nhận xét, đánh giá cuối tuần.
- Đối với phụ huynh học sinh: Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong
việc theo dõi việc học của học sinh ở nhà. Cho nên, giáo viên cần thông
báo cho phụ huynh biết kết quả khảo sát đầu năm để gia đình có sự quan
tâm đúng mức đối với học sinh yếu, kém như: quản lý tăng cường thời gian
tự học; đôn đốc, nhắc nhở học sinh thực hiện đầy đủ những yêu cầu của
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
10
Sáng kiến kinh nghiệm
giáo viên; kiểm tra kết quả học tập của con em mình hằng ngày, hằng
tuần…. Bên cạnh đó, cần lập sổ liên lạc bộ môn để tiện trao đổi thông tin
với phụ huynh.
c2/ Lập sổ theo dõi học sinh yếu kém:
- Trang 1: Ghi danh sách học sinh yếu, kém.
( Mẫu: thứ tự, họ và tên học sinh, kết quả bài khảo sát đầu năm).
- Trang 2,3: Theo dõi đôi bạn cùng tiến.
( Mẫu: Thứ tự, họ và tên đôi bạn, kết quả học tập: M, 15


, 45

; nhận xét
).
- Trang 4,5: Theo dõi điểm trung bình môn.
( Mẫu: Thứ tự, họ và tên học sinh TBm K1,TBm K2, TBm CN).
- Phần còn lại: Theo dõi cụ thể từng em (phần này dành cho mỗi em
một trang. Giáo viên ghi nhận xét, đánh giá từng tuần để thông báo cho
GVCN và phụ huynh HS)
* Lưu ý : Sổ theo dõi này được lưu trong bốn năm học. Nếu giáo viên
được phân công dạy theo lớp thì sẽ thuận tiện trong việc theo dõi giúp đỡ
học sinh yếu, kém. Nếu giáo viên không được dạy theo lớp thì bàn giao sổ
này cho người dạy năm sau để quá trình theo dõi được liên tục.
2/ Những biện pháp cụ thể cho học sinh yếu, kém ở từng
khối lớp :
a/ Lớp 6:
- Hướng dẫn kỹ phương pháp học tập bộ môn cho học sinh ngay từ đầu
năm học:
+ Giải thích tên gọi Ngữ văn.
+ Cấu trúc chương trình môn học, bài học.
+ Cách soạn bài theo từng phân môn.
+ Cách kiểm tra đánh giá .
- Chú trọng rèn luyện kỹ năng đọc và viết đúng chính tả:
+ Rèn kỹ năng đọc trong các tiết học văn bản.
Thực hiện hết các bài tập viết chính tả ở lớp (có kiểm tra vở bài tập và
chấm điểm).
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
11
Sáng kiến kinh nghiệm

+ Sửa lỗi chính tả trong các tiết trả bài viết.
- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản theo từng kiểu bài:
+ Cần cho học sinh yếu kém nắm đựơc các bước làm bài. Đặc biệt,
phải thành thạo trong khâu lập dàn ý.
+ Đối với kiểu bài tự sự, nên lưu ý cho học sinh yếu kém về đặc trưng
của ba dạng bài: Kể một câu chuyện có sẵn theo sách (kể bằng lời văn của
mình, đóng vai nhân vật); kể chuyện đời thường (người thật, việc thật) , kể
chuyện tưởng tượng (tưởng tượng trên cơ sở có thật).
+ Đối với kiểu bài miêu tả: Chú trọng nghệ thuật viết văn tả cảnh và tả
người, vận dụng các phép tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ để
làm cho lời văn giàu sức biểu cảm. Cần cho học sinh yếu kém viết từng
đoạn văn ngắn để rèn cách diễn đạt. Giới thiệu tài liệu tham khảo, những
đoạn văn miêu tả hay cho học sinh đọc và vận dụng.
b/ Lớp 7:
- Hướng dẫn kỹ cách học phần văn học cổ (Thơ chữ Hán):
+ Đọc kỹ bản nguyên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
+ Tìm hiểu nghĩa của từng yếu tố Hán- Việt.
+ Xác định thể thơ.
+ Đối chiếu bản dịch thơ với bản nguyên âm để hiểu đúng nội dung bài
thơ.
- Phần văn nghị lụân : Yêu cầu học sinh nhận định được vấn đề nghị
luận, trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của từng văn bản. Phân biệt
đâu là dẫn chứng, đâu là lý lẽ và cách dùng dẫn chứng, lý lẽ để phục vụ
cho luận điểm. Đây là nội dung khó nên giáo viên cần có câu hỏi gợi mở
cho từng tình huống cụ thể trong mỗi văn bản thì học sinh yếu kém mới
soạn và học được bài.
- Phần Tiếng việt: Nội dung “ Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu” rất
khó đối với những học sinh mất căn bản về cấu trúc ngữ pháp của câu. Cho
nên, cần lồng ghép việc ôn tập những kiến thức cũ như: Cách xác định chủ
ngữ, vị ngữ; cấu tạo các cụm từ (đã học ở lớp 6) vào tiết dạy bài mới. Bên

cạnh việc phân tích các ngữ liệu mà SGK đưa vào, giáo viên phải cho
những ví dụ đơn giản hơn để học sinh yếu kém dễ nhận diện.
Ví dụ: Bài “ Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu” ở mục (II) câu (c).
Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như
trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
12
Sáng kiến kinh nghiệm
Đây là một câu mở rộng thành phần cụm từ (cụm động từ) không hề
đơn giản đối với học sinh yếu kém. Nên sau khi phân tích câu này giáo
viên cho thêm một ví dụ đơn giản hơn và gọi một em học sinh yếu lên phân
tích:
Cô giáo // khen bạn Nam/ học giỏi.
c/ Lớp 8:
- Kiểu bài thuyết minh:
+ Chú trọng việc tìm hiểu tri thức về đối tượng thuyết minh.
+ Cụ thể hoá dàn ý cho từng dạng đề thuyết minh (4 dạng cơ bản trong
chương trình lớp 8: t/m một đồ vật, t/m một thể loại văn học, t/m một cách
làm (một phương pháp), t/m một danh lam thắng cảnh).
+ Lựa chọn đề bài phù hợp cho bài viết số 3 (đối tượng được thuyết
minh phải gần gũi dễ hiểu, dễ nắm bắt được đặc điểm).
- Kiểu bài nghị luận:
+ Lập cho học sinh một đề cương ôn tập về văn nghị luận đã học ở lớp
7:
. Luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Lập luận là gì? .
. Các phép lập luận đã học?.
. Dàn ý của hai dạng: nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.
+ Cho học sinh học tập nghệ thuật lập luận của các văn bản nghị luận
trung đại:
. Cách nêu luận điểm, cách dùng lý lẽ và lựa chọn dẫn chứng.

. Giọng điệu văn phong chính luận.
+ Giúp phân biệt nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
+ Cách đưa các yếu tố: Tự sự, miêu tả, biểu cảm và bài văn nghị
luận…
d/ Lớp 9:
- Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức phần Văn học (văn bản) bằng
cách lập bảng hệ thống theo mẫu sau:
+ Văn bản nhật dụng:
Văn bản Tác giả Năm s/tác Chủ đề PTBĐ Nghệ
thuật
Nội
dung
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
13
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Văn học trung đại :
TT Văn
bản
Tác giả T/g s/tác T/ loại PTBĐ N/ thuật nội dung
+ Thơ hiện đại Việt Nam
TT Văn
bản
Tác giả T/g s/tác T/ loại PTBĐ N/ thuật nội dung
+ Truyện hiện đại Việt Nam:
TT Văn
bản
Tác giả T/g s/tác T/ loại PTBĐ N/ thuật nội dung
+ Văn học nước ngoài:
TT Văn
bản

Tác giả Thế kỷ T/ loại VH
nước
N/ thuật nội dung
* Lưu ý:
- Ngay từ đầu năm học, giáo viên cho học sinh lập các mẫu trên vào
giấy A
4
. Học xong văn bản nào thì cập nhật văn bản ấy vào đúng mẫu. Làm
được như thế thì việc ôn tập ở cuối học kỳ và cuối năm học sẽ nhẹ nhàng
hơn.
- Kiểu bài nghị luận ở học kỳ 2 lớp 9 khá nặng lại không đủ thời gian
luyện tập nên cần phải:
+ Tăng cường tiết luyện tập trong các buổi dạy phụ đạo.
+ Cụ thể hoá dàn ý các dạng bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
II/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Với những giải pháp như đã trình bày ở trên , tôi đã thay đổi được thực
trạng dạy - học môn Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 7,8,9 trong mấy năm học
vừa qua. Học sinh yếu, kém được rèn luyện các kỹ năng cơ bản, có thói
quen nề nếp tự học, phát huy được tính chủ động tích cực trong giờ học.
Nhờ đó mà chất lượng bộ môn này ngày càng tăng. Cụ thể như sau:
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
14
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm
học
Lớp TSHS
CLKSĐN HK1 HK2
Yếu Kém Yếu Kém Yếu Kém
2006-
2007

6 34 11 2 10 1 9 1
2007-
2008
7 34 9 1 8 0 7 0
2008-
2009
8 34 7 0 6 0 5 0
2009-
2010
9 34 5 0 4 0
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
15
Sáng kiến kinh nghiệm
PhÇn C: KÕt LuËn
Bước đầu áp dụng những biện pháp trên vào thực tiễn dạy học ở một
số lớp nhất định, tôi thấy rằng học sinh yếu kém có giảm dần so với những
lớp chưa được áp dụng. Như vậy, việc đề ra những biện pháp giúp đỡ học
sinh yếu kém là thật sự cần thiết. Muốn phát huy tối đa hiệu quả của việc
làm này, đòi hỏi giáo viên phải tận tuỵ, tận tâm, vạch ra kế hoạch cụ thể
ngay từ đầu năm. Từ đó, theo dõi giúp đỡ để đối tượng học sinh này vươn
lên trong học tập.
Quá trình giúp đỡ học sinh yếu kém có thể tóm tắc như sau:
- Những biện pháp chung cho toàn cấp học:
Một là khảo sát, phân loại học sinh ngay từ đầu năm.
Hai là tổ chức kế hoạch giúp đỡ:
+ Hướng dẫn cách soạn bài mới.
+ Rèn luyện kỹ năng cơ bản.
+ Phân công học sinh khá, giỏi hỗ trợ.
+ Phát huy trí lực học sinh yếu, kém trong giờ học.
+ Quan tâm thích đáng đến việc chấm, sửa bài kiểm tra.

+ Tổ chức dạy phụ đạo.
Ba là cách thức theo dõi kiểm tra, đánh giá của giáo viên.
- Những biện pháp cụ thể cho từng khối lớp:
Tổng kết kinh nghiệm này là ý kiến chủ quan của bản thân tôi rút ra
qua những năm dạy học thay sách môn Ngữ văn cấp THCS. Do đó, đề tài
này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Rất mong
được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để đề tài này mang tính
khả thi trên diện rộng.
• Kiến nghị:
1/ Đối với GVCN: GVCN cần phải phối hợp chặt chẽ với GVBM
trong việc thực hiện kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu, kém.
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
16
Sỏng kin kinh nghim
2/ i vi PHHS: Quỏn trit thi gian hc nh, thng xuyờn theo
dừi s liờn lc v trao i tỡnh hỡnh vi giỏo viờn hng tun.
3/ i vi lónh o nh trng: Nờn phõn cụng giỏo viờn dy theo lp
quỏ trỡnh theo dừi, giỳp hc sinh yu, kộm c liờn tc, xuyờn sut
trong ton cp hc.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tơng Giang, ngày 30 tháng 03 năm 2010
Ngời viết
Đoàn Thị Thái
on Th Thỏi Trng THCS Tng Giang
17
Sáng kiến kinh nghiệm
Trang
Lời nói đầu

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Mục đích yêu cầu của bài viết
IV. Thực trạng của vấn đề
V. Phương pháp cơ bản để thực hiện sáng kiến
P HẦN HAI: NỘI DUNG
I. Biện pháp:
1. Những biện pháp chung cho toàn cấp học
a. Khảo sát, phát hiện và phân loại trình độ học sinh
b. Tổ chức kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu kém
c. Quá trình kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả
2. Những biện pháp cụ thể cho học sinh yếu, kém ở từng khối lớp
a. Lớp 6
b. Lớp 7
c. Lớp 8
d. Lớp 9
II. Kết quả nghiên cứu
PHẦN BA: KẾT LUẬN:
1
2
2
2
3
3
5
6
6
6
6

6
10
11
12
12
13
13
14
16

Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
18
Sáng kiến kinh nghiệm
Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang
19

×