Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Xã Hội Học – Công Tác Xã Hội – Đông Nam Á
Ngành Xã Hội Học
Môn: Những Nguyên Lý Chủ Nghĩa Marx – Lê Nin Phần 2
Tiểu luận: Quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lê Nin
về các chức năng của tôn giáo
Giáo diên giảng dạy:
Lớp: ĐH12XH01
Sinh viên thực hiện: mssv
Bùi Ngọc Nam 1256012083
Thành phố hồ Chí minh, ngày 28 tháng 08 năm 2013
Bùi Ngọc Nam 1256012083
Mục Lục
I. CÁC KHÁI NIỆM:
I.1 Triết học:
1.1 Ở phương Đông:
Theo Trung Quốc thì triết học học chỉ sự hiểu biết, nhận thức sâu sắc của
con người về thế giới và về đạo lý làm người. Theo người Ấn Độ thì Triết học có
nghĩa là chiêm ngưỡng nhưng với hàm ý là sự hiểu biết dựa trên lý trí, là con
đường suy nhẫm để dẫn dắt con người đến lẽ phải.
1.2 Ở phương Tây:
Triết học có nghĩa là yêu mến sự thông thái, không chỉ nói tới sự hiểu biết
sâu sắc về nhiều lĩnh vực tri thức ở tầm cao nhất của Triết học mà còn thể hiện
khát vọng vươn tới tầm cao nhận thức. Hay nói cách khác thì triết học là hình
thái cao nhất của tri thức
1.3 Theo quan điểm của Triết học Marx – Lê Nin:
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới,
về vị trí và vai trò của con người trong thế giới.
I.2 Tôn giáo:
2.1 Quan điểm về tôn giáo trong các hệ tư tưởng ngoài chủ nghĩa Marx – Lê
Nin:
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống
xã hội. Theo dòng lịch sử, các tôn giáo lần lượt ra đời với các loại hình tôn giáo
khác nhau. Các đề tài nghiên cứu về tôn giáo của các chủ nghĩa khác nhau cho ta
những cái nhìn thật khác biệt và đa dạng về tôn giáo. Theo Chủ Nghĩa Duy Tâm
Khách Quan thì tôn giáo là một sức mạnh kỳ bí thuộc “tinh thần” tồn tại vĩnh
hằng và đem lại sinh khí cho con người. Chủ Nghĩa Duy Tâm Chủ Quan thì lại
cho rằng tôn giáo là thuộc tính vốn có trong ý thức của con người, tồn tại không
Bùi Ngọc Nam 1256012083
lệ thuộc vào hiện thực khách quan. Một số nhà thần học khác lại cho rằng tôn
giáo chính là niềm tin vào cái thiêng liêng, huyền bí, ở đó ẩn chứa sức mạnh siêu
nhiên có thể giúp con người thoát khỏi khổ đau và có được hạnh phúc. Niềm tin
vào cái thiêng liêng, cái siêu nhiên ấy chính là niềm tin vào Thượng đế. Như vậy
niềm tin vào sự “tối thượng” hay Thượng đế chính là tôn giáo. Ngoài các khái
niệm trên còn có những khái niệm của các nhà triết học duy vật trước Marx, của
các nhà xã hội học tư sản, của E.Durkheim, của M.Weber, của quan điểm phân
tâm học, của nhân loại học , văn hóa học
2.2 Tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lê Nin:
Tôn giáo là một hiện tượng thuộc đời sống tinh thần của xã hội ra đời rất
sớm trong lịch sử nhân loại và chịu sự quy định của đời sống vật chất. Tôn giáo
tồn tại phổ biến trong hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử, Trong các tác
phẩm của mình, C.Marx và Ph.Ăng ghen đều xem sản xuất vật chất là cơ sở của
sự hình thành và phát triển của các hiện tượng mang tính lịch sử xã hội, trong đó
có tôn giáo từ đó ta có thể suy ra ở đâu có sản xuất vật chất thì ở đó tôn giáo. Bất
cứ tôn giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó cũng bao gồm: ý thức tôn
giáo, hệ thống tổ chức tôn giáo và những hoạt động mang tính chất nghi thức tín
ngưỡng.
Tôn giáo là một sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự
nhiên và lịch sử cụ thể, xác định. Bản chất của tôn giáo là sự phản ánh sự bế tắc,
bất lực của con người trước tự nhiên, xã hội. Tôn giáo ra đời khi con người
không thể giải thích được các hiện tượng tự nhiên vd: việc tôn thờ thần sấm,
thần rừng, thần mưa
Tôn giáo ngày càng biến đổi và có sự phát triển không ngừng cùng với sự
phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị của lịch sử. Trước
đây khi chưa giải thích được các hiện tượng tự nhiên thì người ta thường dùng
tôn giáo để giải thích, sau này khi khoa học kỹ thuật phát triển đã có khả năng
Bùi Ngọc Nam 1256012083
giải thích các hiện tượng tự nhiên thì Tôn Giáo lại góp phần bù đắp những hụt
hẫng trong cuộc sống, xoa dịu những nỗi đau tâm hồn trong con người thời đại.
II. CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ
NGHĨA MARX – LÊ NIN:
II.1 Chức năng “đền bù hư ảo”:
1.1 Chức năng đền bù hư ảo:
Những nỗi đau quá sức chịu đựng của con người nhỏ bé, yếu đuối vẫn
xẩy ra trong sống thường nhật. Một người vợ mất chồng, một người mẹ mất con,
một người bị thương nặng khi mắc tai nạn giao thông, . Họ sẽ làm gì nếu
không hướng về thế giới tâm linh để được tiếp thêm nguồn sức mạnh tinh thần,
để được an ủi, vỗ về. Niềm tin về một tôn giáo cho chúng ta một cái nhìn khách
quan hơn về những đau khổ, mất mát chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Luận
điểm nổi tiếng của C. Marx: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã làm nổi
bật chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo.
1.2 Chức năng đền bù hư ảo thể hiện trong hai Tôn Giáo điển hình - Thiên
Chúa Giáo và Phật Giáo về sự chết.
Với Kitô giáo thì sự chết chỉ là sự kết thúc tạm thời trên cuộc sống trần
gian để dẫn sang một cuộc sống mới “Ngay khi còn sống, con người đã mang
trong mình sự chết, vì thế mà con người sẽ phải chết. Chết là một kết thúc của ta
trong cuộc sống này, và mọi cái ta sở hữu cũng đều chấm dứt. Thật là một tư
tưởng cay đắng cho những ai chỉ biết vui hưởng của cải trần gian, nhưng lại là
một viễn tượng đáng khát vọng cho những người sống cơ cực (x. Hc 41, 1). Sự
chết nhắc nhở ta về bản chất thật ngắn ngủi, thật mong manh phù du của đời
sống con người trên dương thế. Đứng trước định mệnh khắt khe đó, người ta dễ
có một nhận định sầu thảm đôi khi sinh ra một thất vọng chán chường (x. Sm 12,
23). Tuy nhiên sự khôn ngoan chân thực thì vượt xa nhận định ấy khi nhận biết
thân phận mình nằm trong vòng tay Thiên Chúa. Điều đó giúp ta khám phá ý
Bùi Ngọc Nam 1256012083
nghĩa sự sống đích thực qua sự chết.” (trích:
Với Phật giáo thì sự chết chỉ là sự gián đoạn tạm thời của một hình thái.
Nó không phải là sự tiêu diệt toàn bộ một cá nhân mà nó là biểu hiện của một
sự chuyển đổi sang một sự hiện hữu khác. "Thực thế, đời sống của con người đi
là ngắn ngủi, giới hạn, phù du, đầy khổ đau và ưu phiền, nó như một hạt sương
tan biến khi mặt trời mọc, như bọt nước, như đường rãnh xẻ trong nước, như
dòng thác chảy cuốn tất cả không bao giờ dừng lại, như một con vật nuôi để làm
thịt lúc nào cũng đối đầu với cái chết" (An, III, 70).(trích:
/>nga/5662-Su-Song-va-Su-Chet-trong-Phat-Giao.html).
Từ cái nhìn về quan niệm của hai tôn giáo trên, ta thấy rằng nếu chúng ta
đi theo quan niệm nào thì cái chết cũng nhẹ nhàng, thanh thản và cái chết như
một sự giải thoát con người khỏi bể khổ, từ đógiúp vơi nhẹ nỗi đau của những
người còn sống.
Chức năng đền bù hư ảo không chỉ là chức năng chủ yếu, đặc thù mà còn
là chức năng phổ biến của tôn giáo. Ở đâu có tôn giáo ở đó có chức năng đền bù
hư ảo. Vì bất cứ nơi đâu, dù bạn là ai thuộc tầng lớp nào trong xã hội thì cũng
đều phải đối mặt với những khó khăn, sinh, lão, bệnh, tử, thất bại, vất vả trong
của cuộc sống.
1.3 Mặt trái của chức năng đền bù hư ảo trong tôn giáo:
Như đã trình bày ở trên, chức năng đền bù hư ảo tạo cho con người một
chỗ dựa để vượt qua những nỗi đau để vươn lên trong cuộc sống nhưng đồng
thời nó cũng sẽ ru ngủ tất cả những ai quá cậy dựa vào tôn giáo làm cho con
người thiếu sự cố gắng vượt khó nơi bản thân, để rồi từ đó cậy dựa vào những
sức mạnh siêu nhiên làm mất đi tính năng động, sáng tạo của con người.
II.2 Chức năng thế giới quan:
2.1 Chức năng thế giới quan:
Bùi Ngọc Nam 1256012083
Thế giới quan hay quan điểm của con người về thế giới. Con người từ xa
xưa đã có khao khát khám phá về thế giới, họ muốn hiểu rõ nguồn gốc của thế
giới, thế giới này do ai sinh ra, nó sẽ kết thúc thế nào, tại sao con người lại hiện
diện trong cuộc sống và đâu là vai trò tối hậu của con người trên thế giới. Những
khao khát thật chính đáng nhưng do những hạn chế của khoa học kỹ thuật chưa
giúp con người có câu trả lời thỏa đáng vì lẽ đó con người đã tự đặt ra câu trả lời
với quan điểm riêng của mỗi tôn giáo. Từ đó đưa ra những cái nhìn khác nhau về
thế giới và con người.
2.2 Quan niệm về thế giới ở hai tôn giáo điển hình - Thiên Chúa Giáo và
Phật Giáo.
• Thiên Chúa Giáo.
Với người Công giáo thì Thiên Chúa chính là người đã tạo nên tất cả,
Chúa là người điều hành mọi việc trong toàn thể vũ trụ bao la, Thiên chúa đã tạo
ra thế giới trong 6 ngày:
“ Ngày thứ 1: Thiên chúa tạo ra sự sáng và sự tối (sáng là ngày, tối là đêm).
Ngày thứ 2: Thiên chúa tạo ra không gian- mà ta vẫn gọi là bầu trời.
Ngày thứ 3: Thiên chúa tạo ra đất, nước, cây cỏ.
Ngày thứ 4: Thiên chúa tạo ra muôn vì tinh tú để làm cơ sở phân chia thời tiết,
tháng, năm. Trong đó có 2 vì tinh tú lớn là Mặt trời cai trị ban ngày và Mặt trăng
cai trị ban đêm.
Ngày thứ 5: Thiên chúa tạo ra muôn loài. Đó là muông thú ở trong rừng, chim
trên trời và cá dưới nước.
Ngày thứ 6: Thiên chúa theo hình hài, khuôn mẫu của mình đã tạo ra thủy tổ của
loài người là Ađam và Êva.
(trích: />• Phật Giáo.
Bùi Ngọc Nam 1256012083
Phật giáo lại cho ta một lời giải thích khác về nguồn gốc của thế giới và
con người: “nguồn gốc loài người trên trái đất này được xuất phát từ một thế
giới khác, thế giới đó có tên là Quang Âm Thiên và đồng thời có những ưu điểm
vượt trội hơn so với thế giới của chúng ta. các chúng sanh ở Quang Âm thiên sau
khi thác sinh sẽ được chuyển sinh vào thế giới mà chúng ta đang sống. Buổi đầu
hình thành thế giới, chưa có sự phân biệt giữa ngày và đêm, chưa có sự phân biệt
giữa nam và nữ. Đất đai lúc đó có màu sắc và hương vị rất ngon ngọt. Khi ấy,
“những chúng sanh này, do ý sanh, nuôi sống bằng tự hỷ, tự chiếu hào quang,
phi hành trên hư không” (Kinh Khởi Thế Nhân Bổn). Sau đó, có một số chúng
sanh nổi lên ý tưởng thử nếm vị ngọt của đất. Sau khi nếm, trong họ khởi dậy
lòng tham ái thì ngay lúc đó, ánh sáng trên thân thể của họ biến mất. Lòng tham
ái đã khiến cho các chúng sanh ấy trở nên thô xấu, họ không còn được tự tại,
thanh thản như lúc đầu. Đồng thời, ý thức về giới tính xuất hiện, các chấp thủ
phát sanh, điều kiện sống thay đổi…họ phải lao động cực nhọc để tồn tại và
phải tranh đấu với nhiều điều kiện sống khắc nghiệt khác để khẳng định sự hiện
hữu của mình” (trích: />diem-cua-phat-giao-ve-nguon-goc-loai-nguoi.html)
2.3 Mặt trái của chức năng thế giới quan tôn giáo:
Trong một luận điểm Marx khẳng định “con người chính là thế giới con
người, là nhà nước, là xã hội. nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, một
thế giới quan đảo ngược, vì bản thân chúng là thế giới đảo ngược” vì vậy theo
cái nhìn của Marx – Lê Nin thì cái nhìn của tôn giáo là cái nhìn dựa trên cơ sở
của chủ nghĩa duy tâm là sản phẩm tinh thần do con người tạo ra, xa lạ với thế
giới quan khoa học và phi thực tại. điều này dẫn đến việc người dân xây dựng
một thế giới ảo mộng, thiếu thực tế.
II.3 Chức năng điều chỉnh hành vi:
3.1 Chức năng điều chỉnh hành vi
Bùi Ngọc Nam 1256012083
Các tôn giáo khác nhau đều có những hệ thống chuẩn mực giá trị nhằm
điều chỉnh hành vi con người tới điều thiện, và sự hoàn thiện nhân cách. Các
hành vi này tùy mức độ mà bị bắt buộc hay tự giác. Mức độc thực hiện tùy thuộc
vào nhận thức của các tín đồ vào tôn giáo đó.
Để có được sự bênh vực, nâng đỡ của các thần linh thì con người phải
tuân theo những chuẩn mực mà tôn giáo đó đặt ra, từ đó con người có xu hướng
điều chỉnh hành vi trong các mối quan hệ xã hội tạo nên mối liên kết tốt đẹp,
cách ứng xử nhân văn giữa các cá nhân và cộng đồng. Dựa trên tính chất thước
đo về phẩm giá của những chuẩn mực tôn giáo, con người sẽ biết đánh giá
những hành vi bảo vệ con người khỏi những sai lệch trong tư tưởng và hành vi,
phục hồi lại những giá trị đã mất.
3.2 Các ví dụ về việc điều chỉnh hành vi của hai tôn giáo điển hình Thiên
Chúa Giáo và Phật Giáo.
• Một số chuẩn mực của đạo Công Giáo:
“ Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế
nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương
của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình
thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình
thương của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để niềm vui của Thầy ở
trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. Ðây là điều răn của
Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không ai
có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn
hữu. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy
truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc
chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được
nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho anh em biết. Không phải anh em đã chọn Thầy,
nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được
hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng
Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. Ðiều Thầy truyền dạy anh
Bùi Ngọc Nam 1256012083
em là hãy yêu thương nhau."
(trích: />“Ðức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em”
(3,16).
2.“Phần chúng ta, chúng ta hãy yêu thương, vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng
ta trước” (4,19).
3. “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương
cách chân thật và bằng việc làm” (3,18).
(trích: />luat-cua-ngai/2013/05/)
• Một số giáo lý của Đạo Phật: ( Trích trong 66 điều Phật Dạy)
Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách
nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.
Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu
bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được
niềm vui đích thực.
Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức
được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người
khác.
Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính
mình mới đúng.
Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.
Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không
bao giờ được thanh thản.
Bùi Ngọc Nam 1256012083
Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao
giờ nghe được tiếng lòng người khác.
Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa
khẩu hạ lưu tình”.
Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị
chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?
(Nguồn: />hoc-cho-cuoc-song-va-ngo-ra-chan-ly-cuoc-doi)
3.3 Mặt trái của chức năng điều chỉnh hành vi trong tôn giáo:
Việc điều chỉnh hành vi có thể đưa con người hoàn thiện hơn nhưng mặt
khác nó cũng ru ngủ, dẫn dắt con người đến những hành vi mê tín, cuồng tín như
coi bói, ôm bom tự sát, tin vào lên đồng, gieo quẻ ngoài ra việc này còn là cơ
hội để các kẻ xấu lợi dụng dẫn dắt con người tới những phong trào xấu phi tôn
giáo: Chúa vào nam (1954), Hồi giáo cực đoan
II.4 Chức năng liên kết:
4.1 Chức năng liên kết.
Chức năng liên kết của Tôn giáo được thể hiện trong việc con người cùng
nhau phấn đấu để thực hiện một mục tiêu chung. Họ tập hợp lại với nhau, cùng
nhau thực hiện các nghi lễ, không những thế họ còn được liên kết chặt hơn trong
các tổ chức tôn giáo, các cơ sở tôn giáo. Chức năng liên kết của tôn giáo gắn
chặt các tín đồ lại với nhau trong một mối dây vô hình. Từ sự liên kết giữa các
cá nhân tạo nên những mối quan hệ đan xen nhau tạo thành một cộng đồng xã
hội vững mạnh.
4.2 Tính liên kết được thể hiện trong hai tôn giáo đại diện - Phật Giáo và
Công Giáo:
• Phật Giáo:
Bùi Ngọc Nam 1256012083
Các Tăng Ni – Phật Tử được liên kết lại với nhau để thắp nhang bái Phật,
cầu chúc cho nhau những điều tốt lành. Họ cùng nhau quy tụ lại trong các dịp lễ
lớn: Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan Báo Hiếu, Lễ Tắm Phật Các tăng ni phật tử còn
được liên kết với nhau trong các tổ chức hoạt động như: Cô Nhi Viện, các
chương trình từ thiện
• Công Giáo:
Khác với Phật Giáo, Công giáo có sự liên kết chặt chẽ và rõ ràng hơn. Các
Giáo dân của Công Giáo được tập hợp lại hàng ngày và đặc biệt là vào mỗi Chủ
Nhật để cùng nhau cử hành các nghi thức phụng vụ, Các dịp lễ lớn của người
Công Giáo quy tụ đông đảo người dân không phân biệt tôn giáo như Lễ Giáng
Sinh, Lễ Phục Sinh Trong mỗi nhà thờ lại có những tổ chức khác nhau như hội
Bác ái xã hội, nhóm cầu nguyện, hội Legio Các tổ chức của các nhà thờ tùy
theo quy mô lại được liên kết với nhau thành một mạng lưới trong Giáo Hạt,
Giáo Phận và có quy mô Giáo Hội (trên toàn thế giới).
4.3 Mặt trái của vai trò liên kết trong tôn giáo:
Ta thấy rằng, các tín đồ được liên kết với nhau một cách chặt chẽ trong
các tôn giáo, nhưng giữa các tôn giáo thì mối dây liên kết trở nên lỏng lẻo, đôi
khi lại xảy ra hiện tượng xung đột tôn giáo. Nếu sự xung đột tôn giáo xảy ra thì
hậu quả thật khó lường. Nó là nguyên nhân của các cuộc bạo loạn trong nước và
chiến tranh giữa các nước. Trong cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ của các nước
Trung Đông có một phần nguyên nhân không nhỏ xuất phát từ tôn giáo. “Phải
chăng số phận đã cột chặt hai dân tộc Do Thái và Ả-rập với nhau, hòa trộn
những ham muốn, những tín ngưỡng và những bi kịch của họ. Sự tranh chấp
mang màu sắc kinh thánh trên mảnh đất Palestine có quá nhiều hứa hẹn này thật
hiếm có. Người ta tranh nhau không chỉ từng sườn đồi, từng con suối mà cả
Thánh và Lịch sử. Mảnh đất này là thánh địa của ba tôn giáo: Ki-tô giáo, Do
Thái giáo và Hồi giáo. Cả ba tôn giáo này đều coi Jerusalem là Đất Thánh của
mình. Theo Thánh tích của người Ki-tô giáo, Jerusalem là nơi qua đời của Chúa
Bùi Ngọc Nam 1256012083
Jesus; đối với người Hồi giáo đây là nơi nhà Tiên tri Mohammad bay lên trời;
còn đối với người Do Thái giáo, với Đền Salomon là thành phố thiêng liêng
nhất, là cội nguồn bản sắc của họ.”
(trích: />Mới đây nhất là cuộc bùng phát xung đột tôn giáo ở Myanmar “Xung đột
giữa người đạo Hồi và đạo Phật ở miền trung Myanmar khiến ít nhất 20 người
chết, nhiều ngôi đền, nhà cửa bị thiêu rụi. Bạo lực có nguy cơ lan rộng khắp
nước. Chiều 22/3, nhiều ngôi nhà bốc cháy dữ dội và đám đông theo đạo Phật
tức giận vẫn đổ xuống những con phố hoang tàn sau ba ngày xảy ra bạo lực ở
thành phố Meiktila cách thành phố thương mại Yangon 540km về phía bắc.Tại
Meiktila, các nhóm người theo đạo Phật bắt đầu đốt khu nhà của người Hồi giáo
hôm 21/3. U Aung Soe, phóng viên của một tạp chí địa phương, cho biết anh
chứng kiến 15 thi thể cháy đen trên đường phố sáng 22/3, và ước tính tổng số
người thiệt mạng là hơn 40. Hôm qua, Tổng thống Myanmar Thein Sein ban bố
tình trạng khẩn cấp tại bốn thị trấn ở Meiktila. nhà của những tín đồ Hồi giáo ở
ngôi làng ngoại ô Meiktila bị đốt cháy rụi. Lực lượng an ninh có vẻ không đủ
sức ngăn tình trạng bạo loạn.” (trích: />gioi/619017/bung-phat-xung-dot-ton-giao-o-myanmar-tpp.html)
II.5 Các chức năng khác của Tôn Giáo:
Trên đây là 4 chức năng cơ bản nhất của Tôn Giáo theo quan điểm của
Chủ nghĩa Marx – Lê nin. Ngoài 4 chức năng cơ bản trên tôn giáo còn có các
chức năng khác nữa như Chức năng giao tiếp: chức năng này thể hiện ở việc các
tín đồ giao tiếp với nhau ở các nơi thờ tự. Mỗi người đều có hai đối tượng để
giao tiếp đó là sự giao tiếp với thế giới thần linh thể hiện ở việc cầu khấn, dâng
sớ, đốt vàng và sự giao tiếp với thế giới loài người như việc chia sẻ kinh thánh
với nhau của các tín đồ theo Thiên Chúa Giáo hay việc cùng nhau chia sẻ những
tư tưởng đạo đức trong giáo lý nhà Phật Các chức năng ít biểu hiện hơn của
tôn giáo nhưng cũng giữ một nhiệm vụ không nhỏ đó là chức năng nhận thức,
Bùi Ngọc Nam 1256012083
chức năng giao lưu văn hóa, chức năng đạo đức Các chức năng trên của tôn
giáo không hề tách biệt mà đan xen hòa trộn vào nhau, bổ túc lẫn nhau tạo nên
một hệ thống chặt chẽ.
III. TÔN GIÁO TỒN TẠI NHƯ MỘT PHẦN KHÔNG THỂ THIẾU CỦA
XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI.
Sự tồn tại của tôn giáo theo suốt tiến trình lịch sử loài người đã khẳng
định vai trò quan trọng của tôn giáo đối với đời sống xã hội. Những chức năng
của tôn giáo như chức năng đền bù hư ảo, chức năng thế giới quan, chức năng
điều chỉnh hành vi, chức năng liên kết giúp con người hướng thiện và vươn
đến việc tự hoàn thiện nhân cách. Tôn giáo đã trở thành một thành tố văn hóa
gắn liền với sự phát triển của các nền văn minh lớn trên thế giới. Tuy nhiên trong
các chức năng của tôn giáo đều tồn tại những mặt trái vì vậy ta cần phải khai
thác những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực của tôn giáo.
IV. CÁC TRANG WEB VÀ TÀI LIỆU ĐÃ THAM KHẢO HOẶC TRÍCH
DẪN:
IV.1 Trang web
m
vo-nga/5662-Su-Song-va-Su-Chet-trong-Phat-Giao.html
ve-nguon-goc-loai-nguoi.html
luat-cua-ngai/2013/05/
cuoc-song-va-ngo-ra-chan-ly-cuoc-doi
myanmar-tpp.html
Bùi Ngọc Nam 1256012083
ve-nguon-goc-loai-nguoi.html
IV.2 Tài liệu:
Giáo Trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Chủ Nghĩa Marx – Lê Nin
Trần Đăng Sinh – Đào Đức Doãn “Giáo Trình Tôn Giáo Học”
Vấn Đề Tôn Giáo Và Chính Sách Tôn Giáo Của Đcs Việt Nam
Gs. Đặng Nghiêm Vạn “Lý Luận Vể Tôn Giáo Và Tình Hình Tôn Giáo Ở
Việt Nam”
Bùi Ngọc Nam 1256012083