Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.4 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM Khoa Tài Chính Nhà Nước
TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA
VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN NAY
(Từ Tháng 1 đến tháng 5 năm 2011)

Giảng Viên Hướng Dẫn
Quách Doanh Nghiệp
Nhóm Thực Hiện
Vũ Minh Tuấn TCNN6- K34
Đinh Trọng Thành TCNN6 –K34
Ý Kiến Giảng Viên
1
ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM Khoa Tài Chính Nhà Nước
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................


................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Phụ Lục
Phụ Lục...................................................................................................................................... 2
I. Lời mở đầu
2
ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM Khoa Tài Chính Nhà Nước
Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ mô quan trọng phản
ánh hoạt động đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới. Có quan hệ chặt chẽ
với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác như bản cân đối tiền tệ, cân đối ngân sách, hệ thống
tài khoản quốc gia. Chính vì vậy cán cân thanh toán của một quốc gia có vai trò cực kỳ
quan trọng trong hoạch định phát triển kinh tế, và ổn định vĩ mô của mỗi quốc gia.
Những năm trở lại đây Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bất ổn trong cán cân
thanh toán quốc tế như tình trạng thâm hụt kép ngân sách và tài khoản vãng lai kéo dài liên
tục qua nhiều năm, nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn dè dặt, dữ trữ ngoại hối sụt giảm
mạnh không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng ngoại tệ trong nước. Có nhiều nguyên nhân gây
nên thực trạng nay trong đó lạm phát là một trong những nguyên nhân quan trọng, gây ảnh
hưởng nhiều nhất đến cán cân thanh toán quốc tế hiện nay.
Dưới đây chúng tôi xin được trình bày một vài nét về tình hình cán cân thanh toán quốc tế
của Việt Nam kể từ tháng 1 đến tháng 5/ 2011, cũng như tình hình lạm phát hiện nay đã có
những tác động như thế nào đến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Và xin đề xuất
một số kiến nghị cho thực trạng này. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng với năng lực có
hạn, nên bài tiểu luận sẽ không tranh khỏi sai sót. Do vậy chúng tôi rất mong ý kiến đóng

góp của thầy để các bài tiểu luận sau sẽ thực hiện tốt hơn.
3
ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM Khoa Tài Chính Nhà Nước
II. Cơ sở lý luận
2.1 Khái niệm
Các giao dịch trong hoạt động kinh doanh quốc tế xuất hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau và rất đa dạng. Công cụ thống kê dùng để đo lường các giao dịch kinh tế
quốc tế giữa những người dân trong nước và người dân nước ngoài được gọi là cán
cân thanh toán quốc tế (balance of payments).
2.2 Cấu trúc của cán cân thanh toán
2.2.1 Tài khoản vãng lai (current account)
a. Xuất nhập khẩu thuần về dịch vụ
b. Xuất nhập khẩu thuần về hàng hóa (cán cân mậu dịch)
c. Thu nhập thuần (thu nhập từ đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư
gián tiếp nước ngoài cộng với tiền lương của người lao động nước
ngoài)
d. Chuyển giao thuần (tổng các khoản cho, biếu tặng, viện trợ từ những
người di cư nước ngoài)
2.2.2 Tài khoản vốn (capital account)
Các giao dịch vốn liên quan đến việc mua bán tài sản cố định chẳng hạn như
bất động sản.
2.2.3 Tài khoản tài chính (financial account)
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
b. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thuần
c. Các khoản mục tài chính khác
2.2.4 Sai số thông kê
Các dữ liệu không thống kê được hoặc các khoản mục bị bỏ sót, chẳng hạn
như các giao dịch bất hợp pháp, rửa tiền v.v.
2.2.5 Dữ trữ ngoại hối
Đo lường sự thay đổi trong dữ trữ của một quốc gia bao gồm vàng, ngoại tệ

và các vị thế tài khoản đối với IMF
2.3 Tác động của lạm phát đến cán cân thanh toán
Nếu một quốc gia có tỉ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, thì
tài khoản vãng lai này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Bởi vì người tiêu dùng và
các doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua nhiều hơn từ nước ngoài (do lạm phát trong
nước cao), trong khi xuất khẩu sang nước khác sụt giảm
4
ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM Khoa Tài Chính Nhà Nước
Lạm phát gián tiếp tác động đến tỉ giá hối đoái, khi lạm phát tăng so với các quốc gia khác
thì làm đồng tiền nội tệ giảm giá tương đối so với đồng ngoại tệ dẫn đến tỉ giá hối đoái
tăng. Tỉ giá tăng tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán.
III. Thực trạng cán cân thanh toán của Việt Nam
3.1 Tài khoản vãng lai
3.1.1 Xuất nhập khẩu thuần về hàng hóa
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5 (từ 01/5 đến 15/5) đạt 6,65 tỷ USD,
giảm 19,7 % so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 4/2011.
Với kết quả đạt được trong 15 ngày đầu tháng 5/2011 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/5/2011 đạt 66,17 tỷ USD, tăng 29,4% so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 30,2 tỷ USD, tăng 31,2% và nhập khẩu là
35,98 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:
Về xuất khẩu:
Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5/2011 đạt 2,9 tỷ USD,
giảm 20,2% so với 15 ngày cuối tháng 4/2011. Theo số liệu thống kê hải quan trong nửa
đầu tháng 5/2011, hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch đều giảm, trừ mặt hàng
dầu thô đạt 242 triệu USD, tăng gấp 2 lần (tương ứng tăng 122 triệu USD) so với 15 ngày
trước đó.
Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
trong kỳ này đạt 1,41 tỷ USD, giảm 22,2% so với 15 ngày cuối tháng 4/2011, nâng tổng
kim ngạch xuất khẩu của nhóm này từ đầu năm đến hết ngày 15/4/2011 lên 14,06 tỷ USD,

tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 46,6% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Về nhập khẩu:
5
ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM Khoa Tài Chính Nhà Nước
Trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5/2011 đạt 3,74 tỷ USD, giảm
19,3% so với 15 ngày cuối tháng 4/2011.
Như vậy, tính đến hết ngày 15/5/2011, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 35,98 tỷ
USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm 2010.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 1,73 tỷ USD, giảm
7% so với 15 ngày cuối tháng 04/2011, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm này từ
đầu năm đến hết ngày 15/5/2011 lên 15,55 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước và
chiếm 43,2% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Nhìn chung tình trạng thâm hụt cán cân thương mại vẫn còn khác cao, tuy nhiên theo đánh
giá của các chuyên gia thì cán cân thương mại đang có chuyển biến tích cực và dự đoán sẽ
thặng dư vào cuối năm nay.
Hình 1: Tình hình xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2011
Nguồn Cục CNTT & Thống kê Hải quan- Cục Hải quan
6

×