Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Chuyên đề Lịch sử Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực trong tiết học Lịch sử 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.71 KB, 36 trang )

Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập rất
nhiều đến chất lượng của bộ môn lịch sử. Rất nhiều học sinh, kể cả sinh viên nắm
không vững kiến thức cơ bản, hoặc nhầm lẫn nhân vật lịch sử Trung Quốc với Việt
Nam. Nhiều cuộc thi tìm hiểu lịch sử được tổ chức nhằm khơi gợi sự ham thích tìm
hiểu lịch sử trong cộng đồng đã tạo được sự chú ý, thu hút nhiều người tham gia.
Tuy nhiên trong các trường phổ thông, môn lịch sử chưa thực sự được quan tâm
nhiều.
Qua tìm hiểu tôi nhận thấy hầu như các em không thích học môn lịch sử, vì đây là
môn học có nhiều kiến thức, nhiều sự kiện lịch sử, khó học, khó nhớ. Mặt khác các
em cho rằng không phải là môn học chính nên đầu tư nhiều thời gian cho các môn
học khác như: Toán, Văn, Anh văn,
Với những lý do trên, để nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng bộ môn lịch
sử, tôi đã chọn đề tài: “ Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính
tích cực tronglịch sử ở lớp 6”.
Làm thế nào để các em yêu thích môn lịch sử? Làm sao để các em biết được cội
nguồn dân tộc ta trong quá khứ đã đấu tranh như thế nào, đã dựng nước và giữ nước
ra sao? Biết bao chiến sĩ, đồng bào ngã xuống để hôm nay chúng ta có được một
cuộc sống ấm no, tươi đẹp, giàu mạnh. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ phải làm gì để xây
dựng đất nước và giữ nước như lời Bác dặn khi Người về thăm Đền Hùng năm
1954:
“ Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước”.
Là giáo viên đứng lớp, tôi thiết nghĩ ngoài phương pháp dạy học chung, thì mỗi
giáo viên tùy theo kinh nghiệm và hiểu biết của mình, phải tự tìm tòi ra một số
hướng đi thích hợp, hiệu quả để truyền lại kiến thức cho học sinh sao cho có kết quả
Trường TH&THCS Đại Dực 1 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch


sử ở lớp 6
tốt nhất và bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em. Như nhà chính trị Xi-xê-rông
người Rô-ma cổ đại đã nói: “Lịch sử là thầy dạy cuộc sống”
Vì vậy, trong dạy học lịch sử cần áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực chủ
động, sáng tạo cho học sinh, trong đó sử dụng một số biện pháp nhằm gây hứng thú
trong giờ học lịch sử lớp 6 nói chung và học lịch sử trong trường trung học cơ sở nói
riêng là một biện pháp hiệu quả và rất cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi chọn đề tài này với mục đích là mong muốn đóng góp một vài kinh nghiệm
của mình cùng với các thầy cô, anh chị và các bạn đồng nghiệp, góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở, hình thành cho các
em tư duy sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động học tập, tìm tòi nghiên cứu
nhằm tạo sự say mê, hứng thú yêu thích môn lịch sử hơn.
3. Thời gian và địa điểm.
- Thời gian tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5
năm 2015.
- Địa điểm: Trường TH&THCS Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn .
Kinh nghiệm của tôi một mặt để giúp cho mình tìm ra phương pháp giảng dạy
Lịch sử hợp lí để học sinh thêm yêu thích học tập bộ môn. Học sinh vận dụng tốt
các kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng học bài, làm bài, phân tích, so sánh, tổng
hợp, khái quát, phát triển khả năng tư duy một cách tích cực.Từ đó học sinh biết liên
hệ giữa quá khứ với hiện tại. Hiểu sâu sắc truyền thống lịch sử dân tộc để bồi đắp
tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Như vậy các em sẽ hứng thú với môn
học lịch sử, yêu thích bộ môn hơn. Không chỉ áp dụng cho học sinh khối 6, kinh
nghiệm này còn có thể được áp dụng cho các khối lớp 7, 8, 9 để góp phần nâng cao
hiêu quả giáo dục trong trường phổ thông.
Trường TH&THCS Đại Dực 2 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương I. Tổng quan.
1.1. Cơ sở lý luận
Như ta đã biết lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, đặc thù của môn học lịch
sử là phải tiếp cận nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân
lịch sử, không chỉ của dân tộc mà còn cả thế giới, từ cổ đại cho đến hiện đại. Khi
học lịch sử yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách
chính xác, đầy đủ. Vì vậy, đòi hỏi các em phải cần cù, say mê, và chịu khó lĩnh hội
kiến thức thì mới đạt được kết quả cao. Vì thế mà bộ môn lịch sử khó gây được
hứng thú học tập ở học sinh.
Môn lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những
hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống của dân tộc, tự hào với những
thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ hiện tại có thái độ
đúng đắn đối với sự phát triển trong tương lai.
Nhưng những nhận thức, quan niệm sai lệch về ví trí, chức năng của khoa học lịch
sử và môn lịch sử trong đời sống xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới phương pháp
nghiên cứu, học tập không đúng làm giảm sút chất lượng bộ môn trên nhiều mặt.
Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, phổ thông, nhớ sai
hoặc nhầm lẫn kiến thức là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường học nói chung
và trường THCS nói riêng.
Vì vậy, trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo QĐ số 16/2006
của Bộ GD&ĐT ngày 5/6/2006 nêu rõ: “ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối tượng học sinh,
điều kiện trường lớp, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp
tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem
lại niền vui, hứng thú học tập.”
Trường TH&THCS Đại Dực 3 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực,

gây hứng thú cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi xét cho cùng công việc
giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động. Giáo dục phải
được thực hiện thông qua hành động và hành động của bản thân (tư duy và thực
tiễn).
Việc phát huy tính tích cực, khơi dậy sự hứng thú học tập, phát triển ý thức, ý chí,
năng lực, bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu
của giáo dục. Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục rất coi trọng việc dạy học lịch sử.
Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm gần đây, chương trình SGK mới của bộ GD-ĐT đã có rất nhiều
những thay đổi về nội dung của bài học, về số lượng câu hỏi, bài tập, bài thực hành,
sơ đồ, biểu đồ, lược đồ…Những sự thay đổi đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng
giáo dục ở đối tuợng học sinh, mà chất lượng của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào
phương pháp dạy học của giáo viên.
Nếu như trước đây việc truyền thụ kiến thức là nhiệm vụ quan trọng và đòi hỏi
người dạy phải đóng vai trò chủ đạo tận dụng hết mọi năng lực của mình để giúp
học sinh bằng phương pháp thuyết giảng cho học sinh tiếp thu là chính. Thì nay
phương pháp này không hợp lý trong chương trình SGK mới từng bộ phận. Chương
trình học ở các bậc học để áp dụng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung
tâm, học sinh đóng vai trò chủ đạo trong tiết học thì người thầy người giáo viên
soạn giảng phải có những phương pháp dạy học mới, đặc biệt là phải biết vận dụng
linh hoạt các phương pháp trong một tiết dạy nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ
động của học sinh.
Trường TH&THCS Đại Dực 4 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
Vấn đề nghiên cứu của tôi tuy không mới song rất là cần thiết trong dạy và học
môn lịch sử, đặc biệt là rất cần thiết đối với học sinh vùng cao – nơi nhận thức của

các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Vận dụng linh
hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực trong lịch sử ở lớp 6”.với
mong muốn tìm ra được phương pháp dạy học phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục.
2. Chương 2. Nội dung vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm qua, bộ môn lịch sử được các cấp, các ngành quan tâm hơn như
thường tổ chức thi tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp THPT.
Được sự chỉ đạo quan tâm sâu sắc của các cấp, ban ngành, đặc biệt là Sở Giáo dục
& đào tạo, Phòng Giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các anh
chị đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm.
Giáo viên có đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, máy vi
tính, đèn chiếu phục vụ cho việc giảng dạy.
Nhà trường có kết nối internet nên việc truy cập thông tin về chuyên môn cũng
có nhiều thuận lợi.
Bản thân giáo viên có nhu cầu nghiên cứu, tìm tòi cái mới, cái hay trong bài
giảng.
Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập lịch sử, đó là điều cần thiết cho
các em học tập ở trường và ở nhà.
Bên cạnh những thuận lợi trên, mặc dù môn lịch sử có vai trò quan trọng nhưng
trong thực tế, hầu như học sinh chưa ham học, chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch
sử, chỉ đối phó tức thời, là lớp đầu cấp nên năng lực tiếp thu còn hạn chế, chưa đáp
ứng được yêu cầu nội dung và phương pháp dạy học mới “lấy học trò làm trung
tâm”, nên chất lượng và hiệu quả thấp.
Qua đợt kiểm tra khảo sát đầu năm ở lớp 6 tôi đang giảng dạy và thu được kết quả
như sau:
Trường TH&THCS Đại Dực 5 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
Giỏi Khá TB Yếu Kém

Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
6
(26 HS)
0 2 = 7,7% 14 = 53,9% 10 = 38,4 % 0
Tỷ lệ HS yếu khá cao là điều làm tôi rất lo lắng đến chất lượng bộ môn lịch sử.
Theo tôi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:
- Giáo viên sử dụng phương pháp mới chưa phù hợp với các đối tượng học sinh.
- Thiết bị dạy học, sách nghiên cứu rất ít chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn
lịch sử 6 theo phương pháp mới.
- Các giờ học lịch sử chưa gây được sự hứng thú cho học sinh.
- Với đặc điểm của môn lịch sử 6 (1 tiết trong một tuần) thì 1 tiết dạy 45 phút như
hiện nay, nếu không chuẩn bị, sắp xếp chu đáo sẽ không đạt được yêu cầu về hai
phía cả thầy lẫn trò.
- Các em học sinh lớp 6 mới chập chững từ bậc Tiểu học lên, cách học của bậc
THCS còn khá mới mẻ và xa lạ với các em. Không như những môn học khác là học
từ dễ đến khó còn đối với môn Lịch sử lại học từ xa đến gần. Như chúng ta đã biết
những gì càng xa thì càng khó nhớ, cái gì càng gần thì càng khó quên, vậy mà các
em học sinh lớp 6 lại học những gì đã diễn ra hàng vạn năm trước.
- Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn, chưa yêu thích môn lịch sử,
nên ý thức học tập của các em chưa tốt.
- Các em thấy khó nhớ các sự kiện, khó học và chán nản.
- Một khó khăn nữa cũng ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả học tập của các em đó
là kĩ năng làm bài. Hầu hết các em đều chưa biết cách làm bài nên kết quả bài làm
trên giấy tương đối thấp.
Trường TH&THCS Đại Dực 6 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
- Học sinh đến học từ nhiều cơ sở lẻ khác nhau nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến
việc học tập của các em. Hầu hết các em còn rụt rè, kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn
chế ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp thu bài.

- Nhận thức của nhiều phụ huynh Hs chưa cao, chưa có ý thức nhắc nhở con em
mình học bài và chuẩn bị bài ở nhà
Tuy còn nhiều khó khăn, song với trách nhiệm của người đứng lớp tôi luôn mong
muốn học sinh tiếp thu bài tốt, đạt kết quả cao. Vì vậy, tôi đã cố gắng nghiên cứu
thực hiện đề tài của mình.
2.2. Các giải pháp
Xuất phát từ thực tế bộ môn và quá trình giảng dạy của mình, tôi thấy giáo viên
cần đầu tư, tìm tòi, nghiên cứu và sử dụng các phương pháp phù hợp. Giáo viên có
thể sử dụng nhiều phương pháp như: Tạo tình huống, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận
nhóm, cặp đôi, trực quan, tạo trò chơi, bài giảng điện tử…không chỉ giúp các em
nắm vững, nhớ lâu kiến thức mà còn tạo nên một không khí thoải mái, gần gũi, nhẹ
nhàng, sôi nổi, để lôi cuốn học sinh nhằm phát huy tính tích cực, say mê, hứng thú
hơn trong tiết học lịch sử. Có như vậy học sinh mới yêu thích và sẽ nâng cao được
chất lượng dạy học bộ môn.
Có nhiều biện pháp phát huy tính tích cực nhằm tạo sự hứng thú học tập của học
sinh. Trong khuôn khổ của bài sáng kiến kinh nghiệm, qua nhiều năm dạy học, qua
đồng nghiệp, bạn bè đặc biệt qua đợt thi giáo viên giỏi cấp trường. Tôi xin trình bày
một số biện pháp mà bản thân đã sử dụng trong những năm qua và thu được kết quả
hết sức khả quan.
2.2.1. Phương pháp tạo tình huống
Ngay khi bắt đầu tiết học (bắt đầu giảng bài mới), giáo viên phải “nêu tình
huống” có vấn đề, để giới thiệu bài mới, nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và tạo
sự hấp dẫn cho bài học.
Ví dụ1: Bài 8. Thời nguyên thủy trên đất nước ta
Trường TH&THCS Đại Dực 7 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
Trước khi bắt đầu bài học, tôi cho học sinh quan sát vị trí của Việt Nam trên bản
đồ thế giới và giới thiệu mở bài : Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Châu Á
gần gũi với quê hương loài người. Lịch sử Việt Nam hình thành và phát triển khá

sớm, là cái nôi của loài người. Vậy con người xuất hiện ở Việt Nam như thế nào?
Cuộc sống của họ ra sao? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
Ví dụ 2: Bài 12. Nước Văn Lang
Sau khi kiểm tra bài cũ, tôi cho học sinh xem hình ảnh về lễ hội ở đền Hùng (Phú
Thọ), rồi đọc 2 câu ca dao để giới thiệu bài mới:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”
Câu ca dao trên nói lên điều gì? Nhớ ơn tổ tiên cội nguồn dân tộc. Giổ tổ ở trên là
giỗ ai? Hùng Vương là người có công dựng nước Văn Lang: Nhà nước đầu tiên của
dân tộc ta. Vậy Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Được thành lập ra
sao? Tổ chức nhà nước như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
2.2.2. Sử dụng phương pháp tích hợp môn học
Môn lịch sử 6 có liên quan kiến thức với các môn học như: Văn học, Địa lý, Giáo
dục công dân…đặc biệt là môn Văn học.
* Những câu chuyện truyền thuyết
Các tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể đã tác động mãnh mẽ, đến
tư tưởng, tình cảm của học sinh, góp phần quan trọng làm cho bài học lịch sử sinh
động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
Giáo viên có thể sưu tầm, lồng ghép vào bài giảng, làm cho bài giảng thêm sinh
động, dễ nhớ, dễ hiểu.
Ví dụ 1: Bài 12. Nước Văn Lang
- Khi miêu tả nghề nông trồng lúa nước ở ven sông gặp khó khăn do lũ lụt, giáo
viên liên hệ đến câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh rồi đặt câu hỏi: Theo em, truyền
Trường TH&THCS Đại Dực 8 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó? (Hoạt
động chống thiên tai lũ lụt).
Giáo viên hỏi tiếp: Chi tiết nào trong chuyện nói lên hoạt động chống lũ lụt? (Khi
Thủy Tinh dâng nước lên thì Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng

thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước)
- Khi dạy đến các bộ lạc liên kết lại với nhau để chống ngoại xâm thì giáo viên
liên hệ đến chuyện Thánh Gióng.
Giáo viên hỏi: Chuyện Thánh Gióng nói lên điều gì?
(Nói lên ý thức của các bộ lạc liên minh chống ngoại xâm để tự vệ).
- Hay khi dạy tới mục Nước Văn Lang thành lập giáo viên liên hệ đến sự tích Âu
Cơ – Lạc Long Quân (Năm mươi người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, phong người
anh cả lên làm vua lấy tên là Hùng Vương, lập ra nhà nước Văn Lang).
Ví dụ 2: Bài 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
Khi dạy tới mục 3: Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới? Giáo
viên liên hệ đến chuyện: Trầu cau, chuyện Bánh chưng, bánh giày để nói lên phong
tục tập quán của nhân dân ta hồi đó tục ăn trầu – nhuộm răng, tục cưới hỏi, làm
Bánh chưng – bánh giày trong ngày tết để thờ cúng tổ tiên, núi, sông, mặt trời, mặt
trăng, đất, nước…. đây chính là bản sắc văn hóa của dân tộc ta.
* Những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ, thơ ca
Các câu danh ngôn ca dao, tục ngữ, thơ ca trong văn học cũng đã tác động mãnh
mẽ, đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, góp phần quan trọng làm cho bài học lịch
sử thêm sinh động, dễ nhớ, hấp dẫn, tạo sự hứng thú học tập của học sinh và giáo
dục lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước.
Ví dụ: Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử
Cuối bài học, giáo viên giải thích câu danh ngôn của nhà chính trị Xi-xê-rông người
Rô- ma cổ đại: “ Lịch sử là thầy dạy cuộc sống”. Ý nói cần thiết phải học lịch sử.
Bài 12. Nước Văn Lang
Trường TH&THCS Đại Dực 9 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
Giáo viên giải thích câu danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“ Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Câu nói này có nghĩa là Bác muốn nhắc nhở thế hệ trẻ biết ơn các vua Hùng có

công dựng nước, mà ra sức học tâp, phấn đấu để sau này có trách nhiệm xây dựng
và bảo vệ đất nước.
Hay để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh về công lao của các Vua Hùng,
giáo viên liên hệ đến câu ca dao:
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”.
2.2.3. Sử dụng phương pháp đàm thoại
Đây là phương pháp dùng lời nhưng dưới hình thức trao đổi qua lại giữa thầy và
trò. Thường giáo viên là người chủ động đề ra các câu hỏi và yêu cầu học sinh trả
lời. Với những câu hỏi theo cấp độ nhỏ, trong đó thầy hỏi với mục đích vừa kích
thích học sinh suy nghĩ, vừa dẫn dắt, gợi ý để học sinh trả lời. Trong quá trình giải
đáp, những chỗ nào học sinh có thiếu sót, lúc đó giáo viên mới bổ sung hoặc đặt ra
câu hỏi gợi ý.
Ví dụ 1. Bài 4. Các quốc gia cổ đại Phương Đông.
Khi dạy mục 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ
bao giờ? Giáo viên đặt các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời:
Hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu?
Trả lời: Ở lưu vực các con sông lớn.
Hỏi: Vì sao các quốc gia đó lại ra đời ở lưu vực các dòng sông?
Trả lời: Đất đai màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho cuộc sống của con người.
Hỏi: Với việc ra đời ở lưu vực các con sông thì các quốc gia phương Đông phát
triển nền kinh tế gì?
Trả lời: Kinh tế nông nghiệp.
Hỏi: Em hãy liên hệ đến nền kinh tế nước ta.
Trường TH&THCS Đại Dực 10 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
Trả lời: Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp.
Hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ bao giờ?
Trả lời: Cuối thiên niên kỉ thứ IV đến đầu thiên niên kỉ thứ III TCN.

Ví dụ 2:
Bài 8. Thời nguyên thủy trên đất nước ta
Khi dạy mục 1: Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
Giáo viên hỏi: Nước ta xưa kia là một vùng đất như thế nào?
Trả lời: Rừng núi rậm rạp, nhiều hang động , sông, suối…
Hỏi: Tại sao thực trạng cảnh quan đó lại rất cần thiết đối với người nguyên thủy?
Trả lời: Vì người nguyên thủy sống phụ thuộc vào thiên nhiên.
Hỏi: Di tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta?
Trả lời: Ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng sơn); Núi Đọ, Quan Yên (Thanh
Hoá); Xuân Lộc (Đồng Nai)
Hỏi: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những hiện vật gì của Người tối cổ?
Trả lời: Chiếc răng.
Hỏi: Qua niên đại của hiện vật cho biết Người tối cổ có mặt trên đất nước ta khi
nào? Trả lời: Khoảng 40-30 vạn năm trước đây.
Hỏi: Quan sát trên lược đồ ở trang 26(SGK), em có nhận xét gì về địa điểm sinh
sống của Người tối cổ trên đất nước ta?
Trả lời: Người tối cổ sống khắp nơi trên đất nước ta.
2.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm giúp học sinh mở rộng, đào sâu kiến thức trong học tập, trên cơ
sở nhìn nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa, phát
triển được tư duy khoa học. Giúp học sinh phát triển các kĩ năng giao tiếp, tranh
luận, bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức.
Quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên còn tạo ra mối quan hệ hai
chiều giữa giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về
các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh.
Trường TH&THCS Đại Dực 11 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
- Thảo luận diễn ra dưới hình thức:
+ Thảo luận theo nhóm

+ Thảo luận cặp đôi
- Giáo viên cần quan tâm đến các khâu quan trọng sau:
+ Chuẩn bị nội dung thảo luận:
+ Tổ chức thảo luận
+ Tổng kết thảo luận
Ví dụ : Bài 8. Thời nguyên thủy trên đất nước ta
Sau khi dạy hết phần 3 giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm. Chia lớp
thành 6 nhóm (5 – 6 em một nhóm), thời gian thảo luận trong 3 phút.
* Nhóm 1, 2, 3:
- Nhờ đâu mà con người ngày càng tiến bộ?
- Quan sát và so sánh công cụ ở H20 với công cụ ở H21, H22, H23.
* Nhóm 4, 5, 6:
- Công cụ tiến bộ thể hiện ở chổ nào?
- Tác dụng của sự tiến bộ đó là gì?
.Sau 3 phút thảo luận của học sinh giáo viên nhận xét và đưa ra kết quả chính xác.
- Nhóm 1, 2, 3:
+ Nhờ lao động sản xuất, trước hết là chế tác công cụ.
+ Hình thù rõ ràng hơn, được mài ở lưỡi sắc bén hơn.
- Nhóm 4, 5, 6:
+ Từ ghè đẽo thô sơ đến mài ở lưỡi.
+ Tạo ra nhiều nguồn thức ăn, mở rộng sản xuất, nâng cao cuộc sống.
Ví dụ: Bài 15 . Nước Âu Lạc (tt)
Mục 4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng
Cho học sinh quan sát hình 41 trang 44 sách giáo khoa và quan sát các tranh ảnh về
thành Cổ Loa. Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo cặp đôi ( 2 em).
Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận:
- Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình Thành Cổ Loa ?
- Nêu những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc?
Trường TH&THCS Đại Dực 12 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch

sử ở lớp 6
Tiến hành thảo luận trong 3 phút.
Qua thảo luận giáo viên tổng kết:
Thành Cổ Loa là công trình sáng tạo to lớn của nhân dân ta thời Âu Lạc.
Điểm giống: Tổ chức bộ máy nhà nước.
Khác: Sau nhiều thế kỉ độc lập thời Hùng Vương, quyền hành của nhà nước đã
cao hơn và chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
2.2.5. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
Hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ có ý nghĩa to lớn trong dạy học lịch sử: mắt
thấy, tai nghe, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, có tác dụng giáo dục tư
tưởng, tính cách, phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ
cho học sinh
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ. Sau đó đặt
câu hỏi học sinh trả lời để khắc sâu kiến thức.
Ví dụ 1: Bài 8: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ hình 24/trang 26 SGK lịch sử 6.
Trường TH&THCS Đại Dực 13 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
Giáo viên hỏi: Người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta? Yêu cầu học sinh
lên bảng chỉ trên lược đồ?
Đáp án: Ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng sơn); Núi Đọ, Quan Yên (Thanh
Hoá); Xuân Lộc (Đồng Nai)
Hỏi: Nhìn trên lược đồ em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của người tối cổ
trên đất nước ta?
Đáp án: Sau khi quan sát học sinh trả lời Người tối cổ sống khắp nơi trên đất nước
ta.
Ví dụ 2: Bài 15: Nước Âu Lạc(tt)
Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn ở sách giáo khoa (từ sử cũ chép….Lạc
tướng ), sau đó yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ Thành Cổ Loa, trả lời câu hỏi.

Trường TH&THCS Đại Dực 14 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
Hỏi: Tại sao gọi Cổ Loa là Loa thành?
Trả lời: Thành có hình xoáy trôn ốc.
Hỏi: Tại sao An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa?
Trả lời: An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa để bảo vệ đất nước.
Hỏi: Thành được xây dựng trong bao lâu? Quá trình xây dựng diễn ra như thế nào?
Trả lời: Theo truyền thuyết Nỏ thần thành được xây dựng trong 18 năm, xây rồi lại
bị đổ nhiều lần, sau nhờ có Thần Kim Quy (Rùa vàng) giúp sức mới xây xong.
Hỏi: Thành Cổ Loa được xây dựng như thế nào?
Trả lời: Thành có 3 vòng khép kín, tổng chiều dài chu vi khoảng 16000m. Chiều
cao khoảng 5-10 m, mặt thành rộng 10 m, chân thành rộng 10- 20 m…
Hỏi: Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình Thành Cổ Loa vào thế kỉ III- II
TCN ở nước ÂU Lạc?
Trả lời: Thành Cổ Loa là thành trì rất vững chắc của nước Âu Lạc. Là công trình
sáng tạo to lớn của nhân dân ta thời Âu Lạc, thêm một biểu tượng cho nền văn minh
của người Việt cổ.
Trường TH&THCS Đại Dực 15 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
2.2.6. Phương pháp lập biểu đồ, niên biểu, so sánh.
Đây là phương pháp hệ thống hóa các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian,
đồng thời nêu lên mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một gian đoạn lịch sử.
Chúng ta có thể sử dụng 2 loại niên biểu:
* Niên biểu tổng hợp:
Là bản liệt kê những sự kiện lớn xẩy ra trong một thời gian dài. Loại niên biểu này
giúp học sinh không những nắm các sự kiện chính, mà còn nắm được mốc thời gian
của các sự kiện quan trọng.
Ví dụ: Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta.

Lập niên biểu về người nguyên thủy trên đất nước ta.
Giáo viên gọi học sinh lên bảng điền vào chỗ trống các sự kiện thích hợp theo thứ tự
thời gian.
Thời gian Sự kiện
40-30 vạn năm ………………………………………………….
3- 2 vạn năm ………………………………………………….
12000- 4000 năm ………………………………………………….
* Niên biểu so sánh: Dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xẩy ra, nhằm làm nổi
bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện, hoặc rút ra kết luận khái quát nhằm khắc sâu
kiến thức đã học.
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài 12 (Nhà nước Văn Lang) và bài 15 (Nhà nước
Âu Lạc(tt)). Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh sự khác nhau giữa Nhà nước Văn
Lang và Nhà nước Âu Lạc.
Văn Lang Âu Lạc
Kinh đô ………………………

………………………

Quân đội ………………………

………………………….
Thành trì ………………………

…………………………
Trường TH&THCS Đại Dực 16 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
Quyền hành của Vua ………………………

…………………………

Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 4 (Các quốc gia cổ đại phương Đông), bài 5 (Các
quốc gia cổ đại phương Tây). Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh sự khác nhau
giữa nhà nước cổ đại phương Đông và nhà nước cổ đại phương Tây
Phương Đông Phương Tây
Thời gian hình thành ………………………… ………………………
Kinh tế …………………………

………………………….
Cơ cấu xã hội …………………………
….
…………………………
Thể chế nhà nước …………………………

…………………………
2.2.7. Giáo án điện tử
Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm phát
huy tính tích cực học tập của học sinh và đã đem lại hiệu quả hết sức khả quan. Đây
là một phương pháp dạy học hiện đại nhất hiện nay. Học sinh rất thích học với
phương pháp này, các em rất hào hứng, say mê học tập. Để đạt được kết quả tốt thì
giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo từ kiến thức, tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, bản
đồ, lược đồ… phải phù hợp với từng kiểu bài lên lớp. Khi trình chiếu phải tạo hiệu
ứng phù hợp, nhẹ nhàng, để các em có thói quen quan sát, nghe giảng và ghi bài.
Đây là cách học tối ưu nhất vì nó đem lại hiệu quả cao. Đối với học lịch sử thì việc
tái tạo lại các hình ảnh, các sự kiện lịch sử…bằng “ mắt thấy, tai nghe” là vấn đề rất
cần thiết trong học tập môn lịch sử. Chính vì thế, mà khi tôi dạy học bằng công nghệ
thông tin thì các em rất thích, rất hào hứng và tích cực học tập, từ đó sẽ nâng cao
được chất lượng bộ môn.
Ví dụ: - Bài 6: Văn hóa cổ đại.
Trường TH&THCS Đại Dực 17 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch

sử ở lớp 6
Khi dạy về kiến trúc Phương Đông tôi cho các em xem Thành Ba- bi- lon, hay
Vạn lí Trường Thành…

- Bài 11: Những chuyển biến về xã hội
Khi nói về văn hóa Đông Sơn, giáo viên cho các em xem hình ảnh Trống Đồng.
Từ đó các em biết được đây là biểu tượng của nền văn minh người Việt cổ rất đáng
tự hào.

2.2.8. Trò chơi ô chữ
Trường TH&THCS Đại Dực 18 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
Sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết,
không chỉ nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà còn tạo nên một không khí hăng
say học tập, các em có thể độc lập suy nghĩ tìm tòi hoặc phối hợp với các bạn trong
nhóm để có đáp án nhanh và chính xác.
Trò chơi có thể sử dụng dưới nhiều hình thức nhưng phải khắc sâu nội dung của
bài học, thông qua câu hỏi các em phải tìm ra câu trả lời, đó là các sự kiện hay nhân
vật lịch sử. Vì thế khi các em được học lịch sử qua hình thức trò chơi sẽ thấy thoải
mái hơn, hứng thú hơn, từ đó ghi nhớ tốt những kiến thức cơ bản mà không bị gò
ép.
Ví dụ 1. Bài 12. Nước Văn Lang
Giải ô chữ hàng ngang để tìm chùm chìa khoá hàng dọc.
1) Người đứng đầu nhà nước Văn Lang (9 chữ)
2) Nơi yên nghỉ của các vua Hùng được gọi là (4 chữ)
3) Đây là tên một nhân vật trong truyền thuyết đã bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi
để ngăn dòng nước lũ (7 chữ)
4) Đây là chức quan đứng đầu các bộ (8 chữ)
5) Con trai vua được gọi là (8 chữ)

6) Con gái vua được gọi là (7 chữ)
7) Đây là tên của một truyền thuyết nói về công cuộc chống ngoại xâm của nhân
dân ta (10 chữ)
Trường TH&THCS Đại Dực 19 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
Sau khi học sinh trả lời hết câu hỏi hàng ngang, giáo viên yêu cầu trả lời từ khóa
hàng dọc là VĂN LANG.
Cuối cùng giáo viên chiếu đáp án lên bảng và nhận xét kết quả của các em.

H Ù N G V Ư Ơ N G
L Ă N G
S Ơ N T I N H
L Ạ C T Ư Ớ N G
Q U A N L A N G
M Ị N Ư Ơ N G
T H Á N H G I Ó N G
Ví dụ 2.
Bài 15. Nước Âu Lạc
Trò chơi: Ngôi sao may mắn
Các câu hỏi nằm trong các ngôi sao, giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt chọn các
ngôi sao để trả lời câu hỏi. Nếu học sinh chọn được ngôi sao may mắn thì không cần
trả lời mà vẫn có điểm.
- Ngôi sao 1. Vua An Dương Vương cho xây Thành Cổ Loa ở đâu?
Trường TH&THCS Đại Dực 20 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
Đáp án: Ở Phong Khê –huyện Đông Anh – Hà Nội.
- Ngôi sao số 2: Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
Đáp án: Phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù, không nên chủ quan, tin người,

phải đoàn kết dân tộc dựa vào sức dân để đánh giặc.
- Ngôi sao số 3: Nêu nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Triệu Đà?
Đáp án: Do chủ quan nên mắc mưu kẻ thù, nội bộ chia rẽ, nhân dân không ủng
hộ.
- Ngôi sao số 4: Lực lượng quân đội dưới thời An Dương Vương gồm những binh
chủng nào?
Đáp án: Thủy binh và bộ binh.
- Ngôi sao số 5: là hình ngôi sao may mắn
2.3. Kết quả thực hiện
Trong năm học 2014 - 2015 tôi đã áp dụng những biện pháp trên, đồng thời luôn
thiết kế thêm những câu hỏi gợi mở. Ngoài ra tôi còn yêu cầu học sinh tìm tòi hình
ảnh, tư liệu lịch sử, các câu chuyện liên quan đến bài học, các trò chơi…để các em
nhớ lâu, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh để gây hứng
thú học tập của học sinh. Qua các tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi, tôi đều được
các thầy, cô giáo dự giờ và đánh giá tiết dạy tốt, sôi nổi, học sinh học tập rất tích
cực.
Kết quả đạt được cuối kì I như sau:

Giỏi Khá TB Yếu Kém
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
6
(26 HS)
1 = 3,8% 10 = 38,5% 14 = 53,9% 1 = 3,8% 0
Trường TH&THCS Đại Dực 21 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6

Từ kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi so với đầu năm đã tăng lên đáng
kể, tỉ lệ học sinh yếu đã giảm

Qua đây, tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực
nhằm tạo sự hứng thú trong học lịch sử lớp 6 mà tôi đang thực hiện đã đem lại kết
quả bước đầu hết sức khả quan.
Tôi sẽ tiếp tục thực hiện phương pháp phát huy tính tích cực trong các năm học
tiếp theo.
2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã rút ra một số kinh
nghiệm sau:
- Trong mỗi tiết dạy giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu của tiết, mục của bài học sau
đó cung cấp thông tin và phân bổ thời gian hợp lí để học sinh tiếp nhận thông tin.
- Giáo viên lựa chọn và sử dụng linh hoạt các hương pháp phù hợp với nội dung
bài dạy
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, thường xuyên nghiên cứu thêm tài
liệu tham khảo để xây dựng phương pháp phù hợp trong các tiết dạy và vận dụng
linh hoạt hơn để giải quyết nhiệm vụ nhận thức ở mỗi bài học.
- Giáo viên cần kết hợp các phương tiện dạy học khác như đồ dùng trực quan, hình
ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, hệ thống thao tác sư phạm khi lên lớp để góp
phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu
quả giờ dạy
- Trong quá trình giảng dạy, ngôn ngữ nói phải truyền cảm, không quá nhanh hoặc
quá chậm, phải lôi cuốn, hấp dẫn, trình bày phải có điểm nhấn, tránh đều đều .
- Giáo viên phải chú ý hiểu học sinh, lắng nghe ý kiến của các em, về tất cả các
lĩnh vực, để giải đáp những thắc mắc của các em. Cần tạo cơ hội cho học sinh trong
cả lớp được trả lời, thảo luận nhóm, không làm nặng nề giờ học, tạo không khí
thoải mái, nhẹ nhàng để đạt kết quả tối đa.
Trường TH&THCS Đại Dực 22 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
- Giáo viên dạy môn Lịch sử phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong
phương pháp dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ

dùng dạy học đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài dạy.
- Người giáo viên Lịch sử cần tự bồi dưỡng năng khiếu vẽ bản đồ, lược đồ khoa
học và chính xác. Sử dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực (cần phát huy
phương pháp ứng dụng CNTT), nhằm thu hút sự chú ý của học sinh. Nên có những
buổi học ngoại khoá, tham quan du lịch các di tích bảo tàng lịch sử.
III. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc sử dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
trong học lịch sử được vận dụng trong các tiết dạy sẽ đạt được kết quả học tập cao
nhất của học sinh về tất cả các mặt giáo dưỡng , giáo dục và phát triển. Đây là hoạt
động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm giúp cho học sinh độc lập lĩnh hội kiến thức
một cách thông minh, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế (học tập và cuộc
sống) Điều này quan trọng và đòi hỏi nhiều công sức, lao động sáng tạo, ý thức tinh
thần trách nhiệm cao của mỗi một giáo viên. Và cần đòi hỏi phát triển năng lực tư
duy và hành động của mình trước khi giáo dục cho học sinh, cho nên phải nắm vững
lý luận, rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên.

2. Kiến nghị:
* Đối với nhà trường: Cần bổ sung đầy đủ hệ thống bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để
phục vụ quá trình giảng dạy. Nhà trường cần mua một số tư liệu, tài liệu có liên
quan đến lịch sử và cách giảng dạy bộ môn lịch sử.
* Đối với Phòng giáo dục:
Tổ chức những hội thảo, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm, các cuộc thi sáng tạo và
sử dụng đồ dùng dạy học ở tất cả các môn trong đó có môn lịch sử.
Trường TH&THCS Đại Dực 23 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của riêng tôi, có thể còn những khiếm
khuyết. Tôi rất mong quý thầy, cô đóng góp ý kiến xây dựng, để kinh nghiệm của

tôi được hoàn thiện hơn và được áp dụng có hiệu quả hơn trong quá trình dạy học.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đông Ngũ, ngày 20 tháng 12 năm
2014
Người viết

Phùng Hải Yên


Trường TH&THCS Đại Dực 24 Phùng Hải Yên
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch
sử ở lớp 6
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO – PHỤ LỤC
1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cuốn “Phương pháp dạy học Lịch sử” Phan Ngọc Liên
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 2002
2. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Lịch sử - Lớp 6
Nhà xuất bản giáo dục năm 2010
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn lịch sử trung học cơ sở
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2010
Trường TH&THCS Đại Dực 25 Phùng Hải Yên

×