Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Điều tra tình hình xuất hiện bệnh trên cá bống kèo (pseudapocryptes lanceolatus) ở tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 69 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN



DƢƠNG KIM THANH GIÀU



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN




ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH XUẤT HIỆN BỆNH TRÊN
CÁ BỐNG KÈO (Pseudapocryptes lanceolatus) Ở TỈNH
BẠC LIÊU





CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGs. Ts. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH


2012




i


LỜI CẢM TẠ
Trƣớc tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Cô Đặng Thị Hoàng Oanh đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin đƣợc gửi lời cảm ơn quý Thầy Cô và các Anh Chị đang công tác tại Khoa
Thủy Sản đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Em chân thành cảm ơn chị Dung, anh Hoàng, anh Văn và chị Hà đã nhiệt tình
giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá trình thu thập số liệu cho đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản – Khóa 34 đã giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!























ii


TÓM TẮT
Để góp phần gia tăng những thông tin về kỹ thuật nuôi và những bệnh xảy ra trên
cá bống kèo nên đề tài: "Điều tra tình hình xuất hiện bệnh trên cá bống kèo
(Pseudapocryptes lanceolatus) ở tỉnh Bạc Liêu" đƣợc thực hiện từ tháng
1/2012 đến tháng 5/2012. Kết quả điều tra cho thấy ngƣời nuôi gặp phải những
khó khăn chính là thiếu hiểu biết về kỹ thuật nuôi, con giống và thị trƣờng tiêu
thụ chƣa ổn định. Các hộ nuôi thả giống với mật độ trung bình 125,17

40,05
(con/m
2
) cho lợi nhuận tƣơng đối cao, trung bình khoảng 8.23

14.94 (Triệu
đồng/1000m
2
). Qua điều tra cũng cho thấy các bệnh thƣờng xuất hiện trong ao
nuôi nhƣ bệnh xuất huyết, bệnh lở loét, bệnh cong thân, bệnh đƣờng ruột, và
bệnh gan, các bệnh này đã gây nhiều thiệt cho ngƣời nuôi (tỷ lệ hao hụt có thể
cao đến 80%), ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu môi trƣờng đã kiểm

tra vẫn nằm trong giới hạn cho phép và phù hợp với đối tƣợng nuôi. Kết quả
phân tích sau các đợt thu mẫu đã xác định đƣợc một số giống loài ký sinh trùng
sau: Trichodina (thuộc họ Trichodonidae), trùng miệng lệch Chilodonella (thuộc
họ Chilodonellidae), trùng loa kèn Epistylis (thuộc họ Epistylidae) và Ergasilus
(thuộc họ Ergasilidae). 20 chủng vi khuẩn phân lập từ thận và kiểm tra các chỉ
tiêu sinh lý thuộc giống Streptococcus, Lactococcus, Enterococcus.



iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU 1
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá bống kèo 3
2.1.1 Phân loại 4
2.1.2 Đặc điểm hình thái 4
2.1.3 Phân bố và tập tính sống 5
2.1.4 Đặc điểm dinh dƣỡng 6
2.1.5 Mùa vụ sinh sản 6
2.2 Tổng quan về tình hình nuôi cá bống kèo ở tỉnh Bạc Liêu 7
2.3 Một số bệnh thƣờng gặp trên cá 8

2.3.1 Bệnh xuất huyết 8
2.3.2 Bệnh trắng da (tuột nhớt) 8
2.3.3 Bệnh sán lá đơn chủ 8
2.3.4 Bệnh do giáp xác ký sinh 9
2.3.5 Một số yếu tố môi trƣờng 9
CHƢƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 10
3.2 Vật liệu nghiên cứu 10
3.2.1 Dụng cụ 10
3.2.2 Hóa chất 10
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 10
3.3.2 Điều tra phỏng vấn 10
3.3.2 Điều tra thu mẫu hiện trƣờng 12
3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu 16
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Thông tin điều tra từ các hộ nuôi 17
4.1.1 Thông tin chung về các hộ đƣợc khảo sát 17
4.1.2 Thông tin khảo sát về kỹ thuật nuôi 17
a. Chuẩn bị và cải tạo ao 17
b. Thả giống 18


iv


c. Quản lý môi trƣờng nƣớc 20
d. Thức ăn và cho ăn 21
e. Quản lý sức khỏe cá nuôi 21
f. Thu hoạch và hiệu quả kinh tế 22
g. Thuận lợi và khó khăn chung 23

4.1.3 Thông tin khảo sát về bệnh 23
4.2 Kết quả phân tích môi trƣờng 25
4.2.1 pH 25
4.2.2 NH
4
+
/NH
3
26
4.2.3 NO
2
-
26
4.2.4 NO
3
-
27
4.3 Kết quả phân tích mẫu cá bệnh 27
4.3.1 Dấu hiệu lâm sàng 27
4.3.2 Kết quả phân tích ký sinh trùng 27
a. Trùng bánh xe 28
b. Trùng miệng lệch 28
c. Trùng loa kèn 30
d. Ergasilus 30
4.3.3 Nhuộm Giemsa 31
4.3.4 Kết quả phân lập vi khuẩn từ mẫu cá bệnh 32
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 34
5.1 Kết luận 34
5.2 Đề xuất 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

PHỤ LỤC 38












v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1. Hiệu quả kinh tế của ngƣời nuôi 23
Bảng 4.2. Các chỉ tiêu môi trƣờng đƣợc ghi nhận qua các đợt thu mẫu 26
Bảng 4.3. Cƣờng độ và tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên cá bống kèo qua các đợt
thu mẫu 29



























vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1. Ao nuôi cá bống kèo 18
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các chỉ tiêu lựa chọn cá giống đƣợc ghi nhận
20
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ xuất hiện bệnh trên ao nuôi cá bống kèo 25
Hình 4.4. Cá bống kèo có dấu hiệu lờ đờ, dạt vào bờ ao 28
Hình 4.5. Những dấu hiệu bệnh lý thƣờng gặp trên cá bống kèo bị bệnh trong ao
nuôi 30
Hình 4.6. Động vật đơn bào ký sinh trên cá bống kèo 32
Hình 4.7. Vi khuẩn tồn tại trong mô thận cá bống kèo 33

Hình 4.8. Đặc điểm hình dạng khuẩn lạc và kết quả nhuộm Gram vi khuẩn
34




















vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASTT: áp suất thẩm thấu
ÂL: âm lịch
BL: Bạc Liêu
CĐN: cƣờng độ nhiễm

DT: diện tích
ĐLC: độ lệch chuẩn
TB: trung bình
TLN: tỷ lệ nhiễm
VNĐ: Việt Nam đồng





















1




CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tổng sản lƣợng
thủy sản năm 2011 ƣớc đạt 5,2 triệu tấn (tăng 4,4% so với kế hoạch năm và 1,4%
so với cùng kỳ năm ngoái), sản lƣợng nuôi trồng đạt 3 triệu tấn (tăng 7,8% so với
kế hoạch năm); diện tích nuôi trồng đạt 1.093 ha (bằng 97,3% kế hoạch năm và
tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái). Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tính đến
ngày 26/12/2011, đạt 6 tỷ USD, đã vƣợt 5,3% so với kế hoạch (5,7 tỷ USD) đề ra
từ đầu năm nay và tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn dự kiến năm 2012 cả nƣớc phấn đấu đạt tổng sản lƣợng
thủy sản 5,35 triệu tấn, trong đó nuôi trồng thủy sản đạt 3,15 triệu tấn (Hải Yến,
2011).
Để đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy thì năm 2011, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) đã đƣa 762.000 ha mặt nƣớc vào nuôi thủy sản, tăng 9.000 ha so
năm 2010 và các tỉnh ĐBSCL cũng trúng mùa thủy sản nuôi với tổng sản lƣợng
thu hoạch ƣớc đạt 2,192 triệu tấn, tăng 252.000 tấn so với năm 2010. Trong đó
phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu
(Trang tin Xúc tiến Thƣơng mại - Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2011).
Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có tổng diện tích nuôi thủy sản hơn 126.000 ha, chiếm
12,6% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL với nhiều hình thức nuôi
khác nhau (Đào Bá Cƣờng, 2011). Trong năm 2011, Bạc Liêu thu đƣợc sản
lƣợng thủy sản là 251 ngàn tấn từ nuôi và khai thác biển, vƣợt mức kế hoạch 7%
(Trang tin Xúc tiến Thƣơng mại - Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2011). Ngoài đối
tƣợng nuôi chủ lực là tôm có giá trị kinh tế về xuất khẩu thì các loài thủy đặc sản
nội địa cũng đƣợc Bạc Liêu chọn nuôi, trong đó phải kể đến là cá bống kèo.
Cá bống kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) thuộc họ Gobiidae, cá phân bố
chủ yếu ở khu vực châu Á, đặc biệt phong phú ở vùng ven biển các tỉnh ĐBSCL.
Chúng có tập tính làm hang trên các bãi bồi và di cƣ ra biển theo thủy triều
(Kottelat và Whitten, 1996 đƣợc trích dẫn bởi Trần Đắc Định và ctv, 2011).
Cá bống kèo là loài ăn tạp thiên về thực vật trong tự nhiên, thức ăn chủ yếu

của chúng là tảo khuê và bùn bã hữu cơ (Trần Đắc Định và ctv, 2002). Theo
Phạm Văn Khánh (2006) thì cho rằng khi nuôi thƣơng phẩm trong ao, ngoài thức
ăn tự nhiên, cá còn sử dụng thức ăn công nghiệp khá tốt. Vì thế mà cá bống kèo
có thể nuôi ghép với tôm trong ruộng lúa hay trong ao vuông nuôi chuyên tôm,
ruộng muối và hiện nay nhiều hộ đã chuyển sang nuôi thƣơng phẩm. Cá bống
kèo đang góp phần giúp ngƣời dân ở Bạc Liêu thoát nghèo một cách hiệu quả.


2



Song, do việc nuôi thƣơng phẩm thƣờng ở mật độ cao kết hợp với việc sử dụng
nhiều thức ăn nên vấn đề chất lƣợng nƣớc không đảm bảo và bệnh có thể xảy ra.
Do cá bống kèo hay cá bống kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes lanceolatus,
Bloch & Schneider, 1801) là đối tƣợng mới đƣợc chọn nuôi trong những năm
gần đây nên tài liệu nghiên cứu về đối tƣợng này chƣa nhiều và chỉ tập trung vào
một số đặc điểm sinh học nhƣ phân loại, phân bố, hình dạng cấu tạo hay tập tính
di cƣ, nguồn lợi Do đó, có nhiều vấn đề liên quan đến loài cá bống kèo chƣa
đƣợc nghiên cứu để có thể hiểu biết đầy đủ về đối tƣợng quan trọng này. Một
trong những vấn đề đó là thông tin về kỹ thuật nuôi và những bệnh có thể xảy
trên cá bống kèo trong ao nuôi thƣơng phẩm. Vì vậy, việc tìm hiểu những thông
tin từ thực tiễn trong những ao nuôi cá bống kèo để làm tiền đề cho các nghiên
cứu chuyên sâu về bệnh và hƣớng đến xây dựng một mô hình nuôi cá bống kèo
an toàn là rất cần thiết. Để góp phần cung cấp thông tin về kỹ thuật nuôi và
những bệnh xảy ra trên đối tƣợng mới này và đƣợc sự đồng ý của Khoa Thủy
Sản – Trƣờng Đại Học Cần Thơ, đề tài: "Điều tra tình hình xuất hiện bệnh
trên cá bống kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) ở tỉnh Bạc Liêu" đƣợc tiến
hành.
Mục tiêu của đề tài

Đề tài đƣợc thực hiện nhằm góp phần tìm hiểu về kỹ thuật nuôi và các bệnh
thƣờng gặp trên cá bống kèo trong ao nuôi thƣơng phẩm để cung cấp thông tin
cho ngƣời nuôi và các nghiên cứu tiếp theo trên cá bống kèo.
Nội dung của đề tài
1. Điều tra những thông tin về kỹ thuật nuôi và bệnh thƣờng xảy ra trên cá
bống kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) trong ao nuôi ở tỉnh Bạc Liêu
thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các chủ ao nuôi.
2. Khảo sát các chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc ao nuôi cá bống kèo.
3. Xác định các nhóm ký sinh trùng và vi khuẩn thƣờng gặp ở cá bống kèo
nuôi trong ao.


3



CHƢƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá bống kèo
Cho đến nay việc nghiên cứu và phát triển nuôi cá bống kèo trên thế giới và ở
nƣớc ta chƣa nhiều. Tuy nhiên, những nghiên cứu bƣớc đầu cho thấy tiềm năng
có thể phát triển mạnh việc nuôi loài cá này trong tƣơng lai. Các lĩnh vực nghiên
cứu về cá bống kèo hiện nay tập trung vào các vấn đề chính nhƣ: đặc điểm phân
loại, hình thái, vùng phân bố, biến động quần thể, khai thác cá bống kèo giống,
đặc điểm dinh dƣỡng, sinh sản và một số mô hình nuôi.
Theo Trần Đắc Định và ctv. (2008) (đƣợc trích dẫn bởi Trần Thị Thanh Lý,
2010) khi nghiên cứu sự biến động quần đàn cá bống kèo cho thấy tuổi tối đa của
cá đạt là 4,2 năm, cá bổ sung vào quần đàn khai thác là 2 lần trong năm vào thời
điểm tháng 2 và tháng 6. Kích thƣớc khai thác đầu tiên đƣợc xác định là 10,31
cm, hệ số chết do khai thác là (F=1,92) chiếm 56% tổng số chết (Z=3,45%) của

quần đàn, hệ số khai thác tối đa F
max
=0,66 và hệ số khai thác tối ƣu E
0,1
=0,56.
Kết quả cho thấy quần đàn cá đang bị khai thác quá mức về tăng truỏng.
Trong mô hình nuôi cá bống kèo thâm canh trong ao đất, với diện tích ao trung
bình là 0,6±0,7 (ha), mật độ nuôi trung bình 80,9±44 (con/m
2
), thời gian nuôi
trung bình 4,23±0,43 (tháng), năng suất đạt đƣợc 4,884±3,013 (kg/ha/vụ), lợi
nhuận đạt đƣợc 90.368±95.832 (ngàn đồng/ha/vụ).
Nuôi cá bống kèo thâm canh trên bể với mật độ 50-150 con/m
2
cho năng suất,
lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận khá cao. Mật độ nuôi 100 con/m
2
là thích hợp nhất
với mô hình này cho năng suất 1,95±0,05 (kg/m
2
) lợi nhuận 39.418±1.635
(đồng/m
2
) và tỷ suất lợi nhuận 68±3 (%) (Nguyễn Tấn Nhơn, 2008).
Theo nghiên cứu của Trƣơng Hoàng Minh và ctv. (2009) thì cá bống kèo
giống có mật độ cao ở vùng ngoài khơi, kế đến là rừng dầy và mật độ thấp dần ở
nơi có ít cây rừng và vào sâu trong nội đồng. Kích cỡ cá bống kèo giống nhỏ nhất
(1,61±0,02cm nội đồng) ở hƣớng ngoài khơi và lớn nhất khi vào sâu trong nội
đồng (1,8±0,03cm). Điều này cho thấy cá có thể sinh sản ngoài khơi sau đó con
giống trôi dạt vào các khu vực ven bờ và cửa sông, rừng ngập mặn.

Cá bống kèo là loài rộng muối, có thể chịu đựng đƣợc độ mặn từ 0‰ đến 96
‰ tùy theo phƣơng pháp thuần hóa. Đặc biệt, cá bống kèo là loài có khả năng
điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT) rất hiệu quả, ở độ mặn 10‰ ASTT của máu
cá ngang bằng với ASTT của môi trƣờng và biến động rất ít khi độ mặn thay đổi
(Trần Trƣờng Giang, 2009).


4



Bùi Thị Mỹ Duyên và ctv. (2010) phân tích chuỗi giá trị cá bống kèo
(Pseudapocryptes lanceolatus) ở hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu cho thấy
(100%) cá bống kèo giống đƣợc khai thác từ tự nhiên trong đó, hộ khai thác chủ
yếu cung cấp cho thƣơng lái (52%), kế đến là cơ sở ƣơng (37%) và sau cùng là
ngƣời nuôi (11%). Thời gian khai thác cá bống kèo giống trung bình 5±2 tháng.
Hầu hết thƣơng lái bán lại cho ngƣời nuôi với giá 97,3 đồng/con, cơ sở ƣơng (sau
2-7 ngày) bán lại cho ngƣời với giá 100,7 đồng/con. Thời gian nuôi khoảng 4
tháng với chi phí bình quân 38.200 đồng/kg cá. Ngƣời nuôi bán cá cho thƣơng lái
(100% với giá 60.900 đồng/kg), từ thƣơng lái đến dựa (75% với giá 78.500 đòng
/kg), ngƣời bán lẽ ở chợ (21,7% với giá 67.867 đồng/kg), thƣơng lái nhỏ lẽ khác
(2,5% với giá 77.000 đồng/ kg), siêu thị (0,1% với giá 90.000 đồng/kg). Sau khi
trừ chi phí tăng thêm, ngƣời khai thác và ngƣời nuôi đạt lợi nhuận cao nhất, kế
đến là bán lẻ ở chợ và thƣơng lái (không tính chi phí cho nhà hàng và siêu thị).
2.1.1 Phân loại
Theo Mai Đình Yên (1992) thì ở Nam Bộ có hai loại cá bống kèo là
Pseudapocryptes lanceolatus (cá bống kèo vẩy nhỏ) và Parapocryptes
serperaster (cá bống kèo vẩy to). Theo hai tác giả Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị
Thu Hƣơng (1993) thì ở ĐBSCL cũng có hai loại cá bống kèo là cá bống kèo vẩy
to (Parapocryptes serperaster) và cá bống kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes

lanceolatus). Nguyễn Hữu Phụng (1997) đã định loại đƣợc hai loài cá bống kèo
Pseudapocryptes lanceolatus và Pseudapocryptes macrolepis. Theo Larson
(2000) xác định và có tên là Pseudapocryptes elongatus có tên đồng nghĩa là
Pseudapocryptes lanceolatus (Bloch & Schneider, 1801); (Rainboth, 1996). Tên
tiếng việt là cá kèo, cá bống kèo hay cá bống kèo vẩy nhỏ. Tên tiếng anh là
Lanceolate goby (Trích dẫn từ Trần Thị Thanh Lý, 2010). Theo Bloch &
Schneider, 1801, cá bống kèo vẩy nhỏ thuộc họ Gobiidae và chúng đƣợc phân lợi
nhƣ sau:
Bộ: Perciformes
Họ: Gobiidae
Giống: Pseudapocryptes
Loài: Pseudapoccryptes lanceolatus (Bloch & Schneider, 1801)
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Theo Rainboth (1996) thì cá bống kèo có chiều dài đến 20cm, chiều cao thân
bằng 14% chiều dài chuẩn, có 6-7 vạch đen chạy xiên từ lƣng đến giữa bên thân,
có những chấm nhỏ trên má, nắp mang và gáy nhƣng không có trên thân. Kết quả


5



nghiên cứu của Kottelat và Whitten (1996) thì cá bống kèo có chiều lớn nhất là
20 cm.
Theo Mai Đình Yên (1992) thì cá bống kèo vẩy nhỏ đƣợc mô tả nhƣ sau:
Thân trụ dài, dẹp dần về phía đuôi. Đầu hơi nhọn. Mõm tù và trần. Nếp gấp mõm
có hai lá bên nhỏ. Mắt nhỏ nằm sát nhau trên đỉnh đầu và không có cuống. Miệng
hầu nhƣ nằm ngang, rạch miệng kéo dài đến bờ sau của ổ mắt. Có một cặp răng
chó sau một điểm tiếp hợp ở hàm dƣới. Lƣỡi cắt ngang. Thân phủ dài tròn rất bé.
Hai vây lƣng rời nhau. Vây thứ hai gần nhƣ dối xứng với vây hậu môn. Khởi

điểm vây ngực phía trên khởi điểm vây bụng. Vây đuôi dài và nhọn. Thân màu
xám đen, bụng màu nhạt. Phần đầu ở trên nắp mang có màu xám thẩm hơn. Dọc
trên thân có các đốm hình yên ngựa kéo dài xuống hông. Vi ngực màu nhạt, lấm
tấm các đốm vây đuôi có nhiều hàng chấm đen, các vây còn lại trắng nhạt. Công
thức vi của cá là: D=V; I/30-31;A=I.28-29;P=18-19’V=I/15.
Ngoài ra, theo Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng (1993) thì cá bống kèo
vẩy nhỏ có những đặc điểm sau:
Răng hàm trên một hàng, đỉnh tà, răng trong nhỏ mịn. Răng hàm dƣới một hàng
mọc xuyên thƣa, đỉnh tà. Không có râu, dƣới mỏm có hia mép râu nhỏ phủ lên
trên môi. Mắt gần chóp mõm hơn gần cuối nắp mang. Khoảng cách giữa hai mắt
hẹp, nhỏ hơn hoặc tƣơng đƣơng với 1/2 đƣờng kính của mắt. Lổ mang hẹp đƣờng
mang phát triển, phần dƣới dính với eo mang. Khoảng cách giữa hai vi lƣng lớn
hơn chiều dài của gốc vi lƣng thứ nhất. Khởi điểm của vi hậu môn sau khởi điểm
của vi lƣng thứ hai nhƣng điểm kết thúc ngang nhau, hai vi bụng dính nhau tạo
thành giác bám dạng hình phểu, miệng phểu hình bầu dục, vi đuôi dài và nhọn.
Cá có màu xám ửng vàng, nửa trên của thân có khoảng7-8 sọc đen hƣớng xéo về
phía trƣớc. Các sọc này rõ về phía đuôi. Công thức vi của cá là D1.V; D2.I,30-
33; A.I,27-30; P.17-20; V.I,5 (Trong đó D1: vi lƣng thứ nhất; D2: vi lƣng thứ
hai; A: vi hậu môn; P: vi ngực; V: vi bụng).
2.1.3 Phân bố và tập tính sống
Cá bống kèo có vùng phân bố rộng: từ Ấn Độ, Thái Lan đến Mã Lai, quần đảo
Ấn Độ-Úc Châu, Trung Quốc và Việt Nam (Bloth và Schneider, 1801). Theo
Rainboth (1996) thì cá bống kèo cũng đƣợc tìm thấy ở Tahiti và vùng ven biển
Bắc Trung Quốc. Cá bống kèo đƣợc tìm thấy phổ biến ở vùng cửa sông ven biển,
khai thác bằng lƣới kéo vào con nƣớc rong và nƣớc kém của thủy triều. Theo
Kottelat và Whitten (1996) thì cá bống kèo sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới,
khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá bống kèo sinh trƣởng và phát triển là 23-28
0
C.



6



Ở Việt Nam cá bống kèo phân bố chủ yếu ở vùng ven biển ĐBSCL (Trƣơng Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng, 1993; Rainboth, 1996; Mai Đình Yên, 1992).
Cá bống kèo sống chủ yếu ở vùng nƣớc lợ, mặn nhƣng cũng có thể sống ở nƣớc
ngọt, chúng làm hang ở các bãi bùn và có thể trƣờn lên các bãi này để tìm thức
ăn (Bloch và Schneider, 1801).
Theo Trƣơng Hoàng Minh và ctv. (2009), khi nghiên cứu về sự phân bố của cá
bống kèo giống ở hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu cho thấy cá phân bố nhiều ở
vùng rừng ngập mặn ven biển trôi nổi theo dòng nƣớc từ ngoài khơi vào nội địa
khoảng 8 km, mật độ tập trung nhiều vào tháng 6-9. Mật độ cá bống kèo giống có
liên quan chặt chẽ với lƣợng mƣa, độ mặn, lƣu tốc dòng chảy và độ trong.
Theo Trần Thị Thanh Lý (2010), kết quả cho thấy cá trong ao nuôi quảng canh
cải tiến bắt đầu di cƣ sau 4 tháng nuôi, khi cá đạt chiều dài (SL) trung bình 89,8
mm; đến tháng thứ 9 thì không còn quan sát thấy hiện tƣợng cá di cƣ. Trong khi
đó ngoài tự nhiên cá bống kèo di cƣ ra vùng cửa sông xảy ra suốt năm với chiều
dài trung bình từ 116,1 mm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố sinh
thái nhƣ nhiệt độ, độ mặn và biên độ triều ít bị biến động giữa hai con nƣớc,
nhƣng biến động lớn qua các tháng.
2.1.4 Đặc điểm dinh dƣỡng
Theo Trần Đắc Định và ctv. (2002), cá bống kèo là loài cá có tính ăn thiên về
thực vật do tỷ lệ giữa chiều dài ruột (L
i
) và chiều dài chuẩn (L

) là 3,27. Kết quả
khảo sát trong ống tiêu hóa của cá bống kèo thì thấy tảo lam, tảo khuê và mùn bã

hữu cơ là chủ yếu từ kết quả nghiên cứu cho thấy tảo khuê chiếm tỉ lệ cao nhất
trong chuỗi thức ăn của cá bống kèo (83,1%), kế đến là mùn bã hữu cơ trong nền
đáy (14,9%) và tảo lam (1,9%). Ngoài ra, một số ít động vật phù du cũng hiện
diện trong thức ăn của cá bao gồm: Copepoda (0,06%) và Cladocera (0,03%).
Kết quả này cho thấy cá bống kèo sống trong môi trƣờng rất giàu tảo khuê và
mùn bã hữu cơ, nền đáy là bùn hay bùn cát.
Kết quả này tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của (Sarker và ctv ,1980 đƣợc trích
dẫn bởi Trần Thị Thanh Lý, 2010) khi nghiên cứu đặc điểm dinh dƣỡng trên cá
bống kèo cho thấy: Đây là loài cá ăn thực vật. Kết quả tìm thấy 84% thực vật
phù du trong ống tiêu hóa của cá. Các loài tảo chủ yếu là: Pleurosigma, Navicula,
Nitzschia, Synedra, Cloteriopsis và Oscilatoria. Khẩu phần ăn của cá trong thí
nghiệm này là 1.3-10.5% trọng lƣợng thân.
2.1.5 Mùa vụ sinh sản
Theo Võ Thành toàn (2005), cá bống kèo sinh sản tự nhiên ở các thủy vực vùng
bãi bồi ven biển. Kết quả xác định các tham số tăng trƣởng nhƣ trên thì mật độ cá


7



bống kèo giống xuất hiện có xu hƣớng tăng và cao nhất tập trung vào giữa tháng
10, sau đó giảm rất nhanh vào cuối tháng 10. Từ tháng 3-5 thì mật độ cá giống ít
hơn rất nhiều so với các tháng 8, 9 và 10. Điều này cũng phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Trần Đắc Định và ctv. (2007), chỉ số thành thục (Gonadosomatic
Index-GSI) của loài cá bống kèo đạt cao nhất từ tháng 6-11 và gần nhƣ trong suốt
mùa mƣa (tháng 4-11) với 2 đỉnh cao của sự đẻ trứng là tháng 7 và 10.
Theo kết quả nghiên cứu về sinh học sinh sản cá bống kèo của Trần Đắc Định và
ctv (2007) trong 1.058 mẫu cá thu từ 2/2004-6/2005 với tỉ lệ đực: cái là 0,96 :
1,00. Kết quả quan sát cho thấy chiều dài của con cái trƣởng thành là 15,4cm và

con đực là 16,3cm, khả năng sinh sản của cá từ 2,652 đến 29,406 tế bào trứng/cá
thể có chiều dài cơ thể từ 12,8cm-22,4cm. Quan hệ giữa chiều dài và khả năng
sinh sản F=0,1517*TL
3,9757
.
Theo Miller (1984) và Blaber (2000) trích bởi Trần Thị Thanh Lý (2010) thì gần
nhƣ tất cả họ cá bống đẻ trứng liên tục hoặc nhiều lần trong năm và thƣờng vào
mùa mƣa.
Theo Trƣơng Hoàng Minh và ctv. (2009) thì cá bống kèo giống xuất hiện trong
mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 theo những con nƣớc cƣờng hàng tháng (15 và
30 ÂL).
Hiện nay chƣa có nghiên cứu nào cho biết các loại bệnh của cá mà đặc biệt là
những dấu hiệu về mô học khi cá bống kèo có những dấu hiệu bệnh lí.
2.2 Tổng quan về tình hình nuôi cá bống kèo ở tỉnh Bạc Liêu
Ở Bạc Liêu, phong trào nuôi cá bống kèo trên ruộng muối đã bắt đầu từ năm
2002, nhiều hộ nông dân đã thử đƣa cá bống kèo vào trong ruộng muối và đạt thu
nhập từ 30 – 40 triệu đồng/ha/năm. Với chi phí đầu tƣ thấp mà hiệu quả kinh tế
cao, giá vốn của một kg cá thƣơng phẩm trung bình là 11.317 đồng, tỷ lệ thu
nhập/tổng chi phí của ao nuôi là 2,1. Theo Lê Kim Yến (2005), Bạc Liêu đã phát
triển bốn mô hình nuôi cá bống kèo là luân canh muối-cá, tôm-cua-cá, bán thâm
canh và tôm-rừng-cua-cá (Trích dẫn bởi Lê Thuần Nhân, 2006).
Và đến năm 2010, tỉnh Bạc Liêu có tổng diện tích đất canh tác thủy sản trên
124.000ha, có 9.200ha nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, diện tích nuôi
trồng thủy sản 126.000ha (Hoàng Trang - TTKNKN Bạc Liêu, 2011). Trong đó:
- Mô hình nuôi cá bống kèo công nghiệp với diện tích: 342,22 ha, tập trung ở
TP. Bạc Liêu: 86 ha; Đông Hải: 152,5 ha; Vĩnh Lợi: 31,22 ha; Hòa Bình:
73.5ha. Tổng thu nhập từ mô hình khoảng 150-240 triệu đồng/ha/năm.


8




- Mô hình Muối - cá bống kèo: mô hình này phát triển ở các huyện Đông Hải
với diện tích 1.301 ha; xã Vĩnh Thịnh huyện Hòa Bình: 10 ha. Tổng thu nhập
137 triệu đồng/ha. Lợi nhuận đạt đƣợc 80 triệu đồng/ha.
2.3 Một số bệnh thƣờng gặp trên cá
Ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng có nhiều có nhiều đối tƣợng cá nƣớc
lợ đƣợc nuôi nhƣ cá mú (Epinephelus spp), cá măng (Chanos chanos), cá chẽm
(Lates calcarifer), cá đối (Mugil cephalus), và các đối tƣợng này đã gặp nhiều
bệnh gây thiệt hại nghiệm trọng cho ngƣời nuôi.
2.3.1 Bệnh xuất huyết
Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas sp.
Dấu hiệu bệnh lý
Cá bệnh thƣờng tách đàn, bơi lờ đờ trên mặt nƣớc quanh thành bè hay gốc ao,
kém ăn hoặc bỏ ăn. Bệnh nặng trên thân, các gốc vây, miệng xuất hiện những
điểm xuất huyết đỏ, dần dần tạo thành vết loét ăn sâu vào cơ có mùi hôi thối, trên
vết loét có thể có nấm ký sinh.
2.3.2 Bệnh trắng da (tuột nhớt)
Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn Pseudomonas dermoalba.
Bệnh xuất hiện trên những cá bị xây xát hoặc bị sốc do nhiệt, đánh bắt và vận
chuyển.
Dấu hiệu bệnh lý
Cá bệnh thƣờng tách đàn, bơi lội yếu ớt, kém ăn hoặc bỏ ăn, trên thân có nhiều
vệt nhớt trắng đục, bệnh nặng sẽ xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ làm hoại tử
cơ, có nấm ký sinh quanh cơ nên dễ nhằm với với bệnh nấm thủy mi, vây cá bị
rách hoặc đứt.
2.3.3 Bệnh sán lá đơn chủ

Tác nhân gây bệnh
Là các loài sán lá đơn chủ thuộc giống Dactylogyrus và Gylodactyrus.
Dấu hiệu bệnh lý
Sán ký sinh ở mang, da cá hút máu và niêm dịch của cá, phá hoại tổ chức tế bào
mang làm cá thƣờng bị ngạt thở, nổi đầu, tập trung ở chỗ nƣớc thoáng, mang cá
nhợt nhạt, trắng từng vùng và có nhiều nhớt.


9



2.3.4 Bệnh do giáp xác ký sinh
Tác nhân gây bệnh
Một số giáp xác nhƣ trùng mỏ neo (Lernaea), rận cá (Argulus).
Dấu hiệu bệnh lý
Một số loài giáp xác ký sinh trên da, mang, vây, của cá. Khi ký sinh nhiều,
ngoài việc hút máu cá. Tiết nộc độc phá hoại da còn tạo thành vết thƣơng sƣng
đỏ tạo điều kiện cho các tác nhân khác nhƣ nấm, vi khuẩn cơ hội phát triển. Cá bị
nhiễm bệnh sẽ kém ăn, gầy dần và chết. Trùng mỏ neo và rận cá có thể nhìn thấy
bằng mắt thƣờng khi ký sinh trên cá.
2.3.5 Một số yếu tố môi trƣờng
Môi trƣờng là tập hợp nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến toàn bộ đời sống của cá. Sự
biến đổi của một trong những yếu tố này nếu vƣợt quá giới hạn chịu đựng có thể
làm cho cá nói riêng và thủy sinh vật nói chung sẽ bị bệnh và chết hàng loạt nhƣ
nhiệt độ, độ mặn, oxy, pH, NO
2
, NO
3
, NH

3
/NH
4
, Theo Trƣơng Quốc Phú
(2004) thì giới hạn nhiệt độ cho phép là từ 10-40
o
C, nếu nhiệt độ lớn hoặc nhỏ
hơn giới hạn này thì ít có loài cá nào sống sót. Độ mặn là một trong những yếu tố
quan trọng nhất quy định vùng phân bố của thủy sinh vật (Nguyễn Văn Thƣờng,
2004).


10



CHƢƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài
Từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2012.
Địa điểm thực hiện đề tài
- Phòng thí nghiệm Bộ môn Sinh Học và Bệnh Thủy Sản, Khoa Thủy Sản,
Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
- Địa điểm điều tra và thu mẫu: huyện Đông Hải, Hòa Bình, tp. Bạc Liêu trên
địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ
- Bộ tiểu phẩu, lame, lamen, kính hiển vi, ống tiêm 1ml, ống nhỏ giọt nhựa,
khay nhựa, thƣớc đo chiều dài cá, đèn cồn, cốc thủy tinh, lọ đựng mẫu, que

cấy, cân.
- Pipet, micropipette, hộp đầu col, đĩa Petri, ống nghiệm, giá ống nghiệm.
- Chai môi trƣờng 500ml, 250ml, 100ml.
- Tủ ấm, tủ cấy vi khuẩn, tủ lạnh, nồi autoclave, tủ sấy.
- Giấy bóng mờ, giấy vệ sinh, găng tay, bút lông, bút chì, bình xịt cồn, cá từ.
3.2.2 Hóa chất
- Bộ test môi trƣờng pH, NH
3
/NH
4
, NO
2
, NO
3
.
- Nƣớc muối sinh lý 0.85%, cồn 70%, 100%, nƣớc cất.
- Nƣớc cất, muối NaCl, dung dịch nhuộm Gram, methanol, paraffin.
- Môi trƣờng nuôi cấy vi khuẩn: TSA, NA, NB.
- Các hóa chất môi trƣờng test sinh hóa: O/F test, bộ test Oxidase/Catalase.
- Hóa chất nhuộm Giemsa: dung dịch Natt & Herick, dung dịch Giemsa,
dung dịch Wright, dung dịch pH 6,2-6,8, dung dịch pH 6,2.
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.2 Điều tra phỏng vấn
a. Số liệu thứ cấp


11




Thu thập ở Sở Thủy sản, Phòng Nông Nghiệp và Trạm khuyến ngƣ các huyện
ở tỉnh Bạc Liêu có phong trào nuôi cá bống kèo thƣơng phẩm phát triển. Số liệu
thứ cấp bao gồm:
- Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu.
- Tình hình nuôi thƣơng phẩm cá bống kèo ở Bạc Liêu nói chung và các
huyện có phong trào nuôi thƣơng phẩm phát triển nói riêng.
b. Số liệu sơ cấp
Phỏng vấn trực tiếp 30 hộ ở các huyện Đông Hải, Hòa Bình và tp. Bạc Liêu từ
số liệu thứ cấp (phụ lục 1).
Số liệu sơ cấp gồm các nhóm thông tin chính sau:
Kỹ thuật nuôi
 Xây dựng công trình cải tạo ao
 Hình thức nuôi
 Mùa vụ nuôi
 Mật độ thả nuôi
 Thức ăn và cách cho ăn
 Quản lý nƣớc và quản lý sức khỏe cá nuôi
 Thu hoạch
 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi.
Thông tin về những bệnh đã và đang xảy ra trong quá trình nuôi
 Tên bệnh
 Giai đoạn và mùa vụ xuất hiện
 Dấu hiệu bệnh lý (bên ngoài và bên trong)
 Nguyên nhân (nếu có)
 Số cá chết mỗi ngày
 Biện pháp xử lý (điều trị)
 Hiệu quả điều trị
 Mức độ thiệt hại




12



3.3.2 Điều tra thu mẫu hiện trƣờng
a. Phƣơng pháp kiểm tra yếu tố môi trƣờng nƣớc
Sử dụng bộ test môi trƣờng Sera Sauerstoff – Test của Heinsberg (Đức).
b. Phƣơng pháp phân tích mẫu cá
 Thu mẫu cá ở các ao nuôi. Mỗi đợt thu cách nhau khoảng 7 ngày.
 Thu khoảng 5 – 8 cá/ao/đợt.
 Phân tích mẫu tại hiện trƣờng.
 Kiểm tra các chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc nhƣ pH, NH
3
/NH
4
, NO
2
, NO
3
.
 Phân tích ký sinh trùng và vi khuẩn trên cùng một con cá.
Phƣơng pháp kiểm tra ký sinh trùng
Kiểm tra theo phƣơng pháp kiểm tra từng phần: chỉ giải phẫu và kiểm tra một số
cơ quan tập trung của nhiều ký sinh trùng (da, mang, ruột và xoang cơ thể)
Yêu cầu về mẫu vật: cá phải còn sống.
 Nghiên cứu các cơ quan bên ngoài
 Nhớt da, vây
Dùng dao (hoặc lame) cạo thật nhẹ nhàng lớp nhớt trên thân cá từ nắp mang
đến đuôi. Có thể quan sát riêng mẫu nhớt da trên lƣng hoặc dƣới bụng.

Để mẫu lên một miếng lame sạch rồi nhỏ một giọt nƣớc muối sinh lý hay
nƣớc ngọt lên mẫu (tùy theo mẫu cá).
Đậy lamen lại và quan sát dƣới kính hiển vi quang học với vật kính có độ
phóng đại 10X để tìm kí sinh trùng.
 Nhớt mang
Dùng nhíp nâng và cắt rời nắp mang. Bỏ nắp mang vào hộp lồng có chứa
nƣớc muối sinh lý và quan sát dƣới kính hiển vi soi nổi.
Cắt lấy toàn bộ các cung mang, cho vào đĩa lồng có chứa nƣớc muối sinh lý.
Quan sát dƣới kính soi nổi tìm kí sinh trùng có kích thƣớc lớn.
Cạo nhớt trên cung mang. Ép tiêu bản và quan sát dƣới kính hiển vi ở vật
kính 10X-40X để tìm nhóm kí sinh trùng nhỏ.
 Nghiên cứu các cơ quan nội tạng
 Quan sát xoang bụng
Mổ cá và quan sát kỹ xoang bụng tìm bào nang và bào tử của ký sinh trùng.


13



 Quan sát ruột
Mổ hết ruột để tìm kí sinh trùng có kích thƣớc lớn (giun tròn, giun đầu gai). Phết
mẫu nhớt ruột và quan sát kính hiển vi quang học. Trƣờng hợp cá lớn cắt thành
từng đoạn rồi kiểm tra từng đoạn.
Định danh ký sinh trùng theo Bùi Quang Tề, 2001.
 Phương pháp tính mức độ cảm nhiễm ký sinh trùng
Để biết mức độ cảm nhiễm ký sinh trùng cần phải xác định số lƣợng ký sinh
trùng đã kiểm tra:
- Đối với ngoại ký sinh trùng có kích thƣớc lớn, nhìn thấy bằng mắt thƣờng
và cƣờng độ bắt gặp không lớn lắm (trùng mỏ neo, rận cá, đĩa cá) thì đếm

toàn bộ ký sinh trùng trên một cơ thể cá.
- Đối với nội ký sinh trùng có kích thƣớc lớn, nhìn thấy bằng mắt thƣờng và
cƣờng độ bắt gặp cung cao (giun tròn, chân khớp) thì đếm ký sinh trùng
trên một cơ quan hoặc một bộ phận cơ quan.
- Đối với ký sinh trùng nhỏ chỉ nhìn thấy bằng dụng cụ quang học thì đếm
số trùng có trên một lame, nếu số trung quá nhiều thì đếm số trùng trong
một thị trƣờng.
Mức độ cảm nhiễm của ký sinh trùng đƣợc đặc trƣng bằng hai đại lƣợng là
cƣờng độ cảm nhiễm và tỷ lệ cảm nhiễm, hai đại lƣợng này đại lƣợng này đƣợc
tính nhƣ sau:






Phƣơng pháp phân tích mẫu vi khuẩn
 Phƣơng pháp lấy mẫu bệnh phẩm
Trƣớc khi giải phẫu cá đƣợc giết chết bằng cách hủy nảo. Đặt cá trên khai sạch,
sau khi đã đo chiều dài và cân trọng lƣợng. Quan sát cá bằng mắt thƣờng ghi
nhận tất cả các biểu hiện nhƣ: vết thƣơng, điểm xuất huyết, mùi và các triệu
chứng của bệnh. Sau khi đã mổ cá đã đƣợc kiểm ký sinh trùng thì tiến hành lấy
mẫu vi sinh.

Con cá/cơ quan/lame/thị trƣờng
Số trùng
Số mẫu nhiễm KST
Tổng số mẫu đã kiểm tra
x 100
Tỉ lệ nhiễm (%) =


Cƣờng độ nhiễm =



14



 Phết mẫu
Mục đích: Nhận biết hình dạng và mật độ vi khuẩn tồn tại trong mô cá.
Các cơ quan phết mẫu: thận.
Thực hiện:
Phết mẫu: Dùng kẹp gấp 1 ít mẫu rồi lần lƣợt phết lên lame.
Để khô tự nhiên với nhiệt độ phòng.
Rồi cố định bằng methanol trong 1-2 phút.
Sau đó để khô tự nhiên.
Nhuộm Giemsa:
Phƣơng pháp nhuộm mẫu (Humason, 1979 trích dẫn bởi Rowley, 1990).
Cho lame mẫu vào dung dịch Wright trong 3-5 phút.
Chuyển mẫu sang dung dịch pH 6,2 – 6,8 từ 5-6 phút.
Sau đó cho vào dung dịch Giemsa trong 20-30 phút.
Cho mẫu vào dung dịch pH 6,2 từ 15-30 phút.
 Phân lập vi khuẩn từ gan, thận, tỳ tạng
Khi giải phẩu để tránh nhiễm các tạp khuẩn từ bên ngoài da cá, cần áp dụng các
nguyên tắc vô trùng trong quá trình phân lập vi khuẩn. Dùng cồn 70% sát trùng
mặt ngoài của cá và dùng giấy lau sạch các chất nhầy trên cơ thể cá để tiêu diệt
các tạp khuẩn ký sinh trùng ở phần da cá. Dùng kéo tiệt trùng mổ cá bằng 3
đƣờng cắt. Khi mổ cá tránh làm vỡ các cơ quan nội tạng.
Dùng dao mổ rạch một đƣờng trên gan, dùng que cấy đã đốt nóng và để nguội

lấy mẫu bệnh phẩm cấy trên môi trƣờng TSA hoặc NA (thêm 1,5% NaCl).
Tƣợng tự lấy bệnh phẩm trên thận và tỳ tạng.
Ủ trang tủ ấm ở nhiệt độ 30-32
o
C. Sau 24-48h kiểm tra sự phát triển của vi khuẩn
để tách ròng.
Các dòng vi khuẩn phân lập đƣợc tách ròng trên môi trƣờng TSA hoặc NA (thêm
1,5% NaCl). Sau đó tiến hành kiểm tra các đặc điểm hình thái, đặc tính sinh lý,
sinh hóa theo phƣơng pháp
 Tách ròng vi khuẩn
Mẻ cấy ròng (thuần) là mẻ cấy trong đó chỉ có một loài hoặc một chủng vi
sinh vật duy nhất sống mà thôi. Thao tác tách ròng mẻ cấy vi khuẩn cần đƣợc


15



thực hiện nếu sau khi phân lập vi khuẩn phát triển trên môi trƣờng nhân tạo với
nhiều loại khuẩn lạc khác nhau.
Tách ròng vi khuẩn bằng cách dùng que cấy nhặt từng loại khuẩn lạc từ trên
đĩa có chứa nhiều loại vi khuẩn cấy vào các đĩa agar mới.
 Xác định đặc điểm hình thái vi khuẩn
Sau khi ủ vi khuẩn 24-48 giờ (ở 30-32
0
C), ta tiến hành quan sát hình dạng,
màu sắc của khuẩn lạc. Quan sát khả năng di động, hình dạng và kích thƣớc vi
khuẩn sau khi nhuộm Gram.
 Quan sát hình dạng khuẩn lạc
Một khuẩn lạc do nhiều tế bào vi khuẩn hợp thành và có đặc điểm hình thái

khác nhau tùy theo từng loài vi khuẩn. Khuẩn lạc có thể có các hình dạng, bề nổi,
rìa hay bề mặt khác nhau.
 Quan sát màu sắc khuẩn lạc
Trên môi trƣờng phân lập tổng quát (Trypticase Soy Agar (TSA), Nutrient
Agar (NA) thì khuẩn lạc có thể có màu trắng đục, trắng ngà, kem, vàng kem,
xám, Môi trƣờng phân lập chuyên biệt (TCBS Agar, Aeromonas Agar,
Pseudomonas agar, ) khuẩn lạc thƣờng có màu vàng hay xanh, một ít có màu
đen.
 Quan sát tính di động
Nhỏ 1 giọt nƣớc muối sinh lý lên lame, tiệt trùng que cấy, lấy một ít vi
khuẩn trải đều lên giọt nƣớc. Đậy lamen lại, quan sát ở vật kính 100X (có giọt
dầu).
 Nhuộm Gram
Quan sát hình dạng và kích thƣớc của vi khuẩn:
Nhỏ 1 giọt nƣớc cất lên lame. Tiệt trùng que cấy, lấy 1 ít vi khuần trải đều
lên giọt nƣớc. Để khô tự nhiên, hơ lƣớt lame trên ngọn lửa đèn cồn để cố định vi
khuẩn.
Các bƣớc nhuộm Gram:
Nhỏ dung dịch Crystal violet (dd1) lên lame, để yên 1 phút. Sau đó rửa lại
bằng nƣớc cất cho hết màu tím rồi vẩy cho ráo nƣớc.
Nhỏ dung dịch Iodine (dd2) lên lame, để yên 1 phút.
Tẩy màu bằng aceton (dd3): nhỏ từ từ aceton lên lame cho đến khi giọt nuớc
trên lame không còn màu tím.


16



Nhỏ dung dịch Safranin (dd4) lên lame, để 2 phút. Sau đó rửa lại bằng nƣớc

cất và vẩy cho khô nƣớc. Để lame mẫu khô ở nhiệt độ phòng.
Quan sát tiêu bản nhuộm ở vật kýnh 100X có 1 giọt dầu soi kính.
 Xác định đặc điểm sinh lý của vi khuẩn
 Kiểm tra tính ròng của vi khuẩn
Kiểm tra các khuẩn lạc trên đĩa cấy có cùng nằm trên đƣờng cấy, đồng nhất
về màu sắc và hình dạng.
Quan sát tiêu bản vi khuẩn nhuộm Gram, xem các tế bào vi khuẩn có đồng
nhất về kých thƣớc, hình dạng, màu sắc (màu tím/hồng).
 Kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản
Sau khi khuẩn lạc đã thuần. Tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu sinh lý.
 Phản ứng Oxidase
Dùng que cấy tiệt trùng nhặt một khuẩn lạc cho tiếp xúc trên que thử
oxidase. Quan sát que thử trong 30 giây và ghi nhận sự thay đổi màu sắc.
 Phản ứng Catalase
Nhỏ 1 giọt dung dịch 3% H
2
O
2
lên lame. Dùng que cấy tiệt trùng lấy 1 ít vi
khuẩn cho vào dung dịch 3% H
2
O
2
.
 Khả năng lên men và oxy hóa đƣờng glucose (O-F test)
Chuẩn bị 2 ống nghiệm chứa môi trƣờng O-F đã tiệt trùng.
Dùng que cấy tiệt trùng lấy 1 ít vi khuẩn trên đĩa agar và cấy thẳng vào 2
ống nghiệm chứa môi trƣờng O/F (cấy thẳng đứng tới đáy ống nghiệm), sau đó
phủ 0.5-1ml dầu paraffin tiệt trùng vào 1 ống nghiệm tạo diều kiện yếm khí trong
ống nghiệm (kiểm tra khả năng lên men glucose: F), ống còn lại sẽ kiểm tra tính

hiếu khí của vi khuẩn (khả năng oxy hóa: O) và ủ trong tủ ấm 30-32
0
C. Đọc kết
quả sau 24-48 giờ (có thể kiểm tra kết quả trong vòng 7 ngày).
3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu của đề tài đƣợc thu nhập, tổng hợp và xử lý bằng phần mềm
Microsoft excel và luận văn đƣợc trình bày bằng chƣơng trình Microsoft word.


17



CHƢƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin điều tra từ các hộ nuôi
4.1.1 Thông tin chung về các hộ đƣợc khảo sát
Qua phỏng vấn 30 hộ nuôi cá kéo cho thấy thì diện tích nuôi trung bình là
5.843,33 m
2
(

6.660,52), lớn nhất là 36.000 m
2
và nhỏ nhất là 800m
2
(Hình 4.1).
Thời gian nuôi trung bình 4,2 tháng (

0,43), dài nhất là 5 tháng và ngắn nhất là

3,5 tháng. Tuy nhiên, phần lớn hộ nuôi cho rằng thời gian nuôi cá bống kèo còn
phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ nuôi trong năm và giá sản phẩm. Đa số hộ nuôi
có kinh nghiệm nuôi dƣới 4 năm (chiếm 86,67%), các hộ nuôi còn lại thì có kinh
nghiệm từ 5 - 10 năm (chiếm 13,33%). Tuy nhiên, những hộ nuôi này nuôi cá
theo kinh nghiệm bản thân hoặc học hỏi qua bạn bè là chính, rất ít hộ có kiến
thức về kỹ thuật nuôi cá bống kèo.

Hình 4.1. Ao nuôi cá bống kèo

4.1.2 Thông tin khảo sát về kỹ thuật nuôi
a. Chuẩn bị và cải tạo ao
Theo Trần Đắc Định và ctv. (2002), khi nghiên cứu về đặc điểm dinh dƣỡng
của cá bống kèo thì cho rằng cá bống kèo sống trong môi trƣờng rất giàu tảo
khuê và mùn bã hữu cơ, nền đáy là bùn hay bùn cát. Vì thế, trƣớc khi thả giống,
ao nuôi cá bống kèo cần đƣợc tạo một lớp bùn đáy và gây màu nƣớc làm thức ăn
cho cá giống. Qua điều tra chỉ có hai hộ nuôi không tiến hành cải tạo (chiếm

×