Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 VÙNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.22 KB, 28 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN YÊN
TRƯỜNG PTCS ĐẠI DỰC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho
học sinh lớp 5 vùng cao

Giáo viên : Hà Thị Hường
Tổ : 4 + 5
NĂM HỌC : 2009 - 2010
1
MỤC LỤC
Trang
I . Phần mở đầu
I.1 - Lí do chọn đề tài 3
I.1.1 - Cơ sở lí luận 4
I.1.2 - Cơ sở thực tiễn 5
I.2 - Mục đích nghiên cứu .6
I. 3 – Thời gian, địa điểm 6
I. 4 – Phương pháp nghiên cứu 7
I. 5 - Đóng góp về mặt lí luận, về mặt thực tiễn 7
II .Phần nội dung
Chương I : Tổng quan
II. 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8
II. 1.2. Cơ sở lí luận 8
Chương II. Nội dung vấn đề nghiên cứu
II. 2.1. Thực trạng 9
II.2.2. Đánh giá thực trạng 9
II. 2.3. Biện pháp khắc phục lỗi chính tả 10
Chương III. Bài học kinh nghiệm
III.Phần kết luận và kiến nghị
III. 1. Kết luận 16


III. 2. Kiến nghị 16
IV. Tài liệu tham khảo
IV.1. Tài liệu tham khảo 18
IV.2 Phụ lục 19
V. Nhận xét của hội đồng cấp trường 26
VI.Nhận xét của hội đồng phòng Giáo dục 27
2
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chon đề tài :
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn
ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng
hoạt động, tương ứng với 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết .
Trong đó phân môn chính tả, giúp học sinh rèn luyện chữ viết đẹp, đúng chính
tả.
Nhưng với học sinh vùng cao, đa số HS tuy đã học lớp 5 nhứng tỉ lệ số lần mắc
lỗi chính tả trong một bài viết, kể cả bài chính tả hay trong làm toán còn rất
nhiều. Tại sao các em lại viết sai nhiều lỗi chính tả đến như vậy ? Có biện pháp
nào giúp các em khắc phục không, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định sẽ
nghiên cứu vấn đề lỗi chính tả, để đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm giúp
cho học sinh có thể khắc phục chuyện này .
Mặt khác, đối với các phân môn khác của môn Tiếng Việt cũng
như cac môn học khác, vấn đề viết sai chính tả có ảnh hưởng
khá nhiều đến kết quả học tập của các em . Nhất là với phân
môn tập làm văn ,một học sinh dù có năng lực viết văn hay đến
đâu nhưng khi trình bày sự cảm nhận của mình trên trang viết,
em đó lại mắc những lỗi chính tả thông thường thì điều đó cũng
gây "khó chịu" cho người đọc và sẽ làm ảnh hưởng đến chất
lượng bài viết của học sinh . Là một giáo viên trực tiếp giảng
dạy, tôi nghĩ nhiệm vụ của mình ngoài việc giúp cho học sinh
nắm đựoc kiến thức các bài học còn phải giúp các em có kĩ

năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, nhất là trong diễn đạt
bằng chữ viết . Muốn được như vậy thì việc hạn chế, khắc phục
vấn đề lỗi chính tả của học sinh là vấn đề quan trọng và cấp
thiết .
Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến : "
SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 VÙNG CAO." để hiểu
3
rõ nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho
học sinh trong trường
I .1.1. Cơ sở lí luận :
a. Mối quan hệ giữa âm chữ và nghĩa.
- Chữ viết của Tiếng Việt là chữ viết ghi âm nên nguyên tắc chính tả chủ yếu
của Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là mỗi âm vị được thể hiện
bằng một tổ hợp chữ cái, mỗi âm tiết, mỗi từ có một cách viết nhất định. Do đó
việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sử viết đúng. Để phát huy
một cách có ý thức. đặc biệt là những vùng phương ngữ, việc dạy chính tả phải
theo sát nguyên tắc này. Nghĩa là phải tôn trọng việc phát âm, lấy phát âm để
điều chỉnh chữ viết
b. Những bất hợp lý của chữ quốc ngữ.
Ở Tiếng Việt, nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc ngữ âm học, ngoài ra
chính tả Tiếng Việt còn được xây dựng trên một số nguyên tắc như: Nguyên tắc
truyền thống lịch sử, nguyên tắc khu biệt Những nguyên tắc này không đồng
nhất với ngữ âm học, do vậy chính tả Tiếng Việt vẫn còn những bất hợp lý.
Chính tả chữ viết (quốc ngữ) vừa đơn giản lại vừa phức tạp. Đơn giản vì chữ
quốc ngữ là chữ viết ghi âm ở dạng ổn định văn bản hợp lý, phát âm thế nào thì
viết thế ấy. Nhưng phức tạp ở chỗ: trong Tiếng Việt có hiện tượng cách phát âm
ở những vùng miền khác nhau (phương ngữ), trong khi đó hệ thống ghi âm tiêu
chuẩn của Tiếng Việt lại chưa được xác định một cách chính thức. Do đó khó
có thể phổ biến rộng rãi hệ thống ấy được. Hơn nữa trong Tiếng Việt hiện đại,
bên cạnh việc phát âm không phù hợp với tiêu chuẩn lại có trường hợp trong đó

một từ đồng thời mang hai biến thể phát âm, khó có thể nói biến âm nào là
chuẩn.
Ví dụ: tròng trành – chòng chành
nhún nhẩy - dún dẩy
trời – giời
Hoặc có khi cùng một cách phát âm nhưng lại có hai cách viết.
4
Ví dụ: /z/

/i/
Bản thân hệ thống âm vị Tiếng Việt còn một số vị âm không ghi thống
nhất, một âm có thể ghi bằng nhiều con chữ.
/k/
Hoặc trong bộ chữ cái Tiếng Việt còn chữ “h” là một hiện tượng đặc biệt.
Nó vừa sử dụng độc lập làm đại diện cho phụ âm /h/ thể hiện bằng con chữ “h”,
vừa được sử dụng theo cách ghép với các con chữ khác làm đại diện cho 7 âm
nữa đó là: ch, gh. kh, nh, ngh, ph, th. Do vậy khi sử dụng cần chú ý không nên
lầm tưởng là trong Tiếng Việt có phụ âm kép. Dù “h” đứng một mình hay “h”
đứng sau các chữ khác (c, g, k, n, ng, p, t) thì ch, gh, kh, nh, ngh, ph, th đều có
giá trị như nhau. Mỗi hình thức trong 7 hình thức đó đều chỉ thay thế cho 1 âm
mà thôi. Do vậy có quan niệm g đơn, g kép, ng đơn, ng kép là bất hợp lý. Cách
nhận biết tốt nhất về “ng” và “ngh” là dựa vào khả năng kết hợp chung với
nguyên âm.
Trước những bất hợp lý trên, việc xác định những trọng điểm chính tả
cũng là cơ sở để đưa ra một biện pháp cụ thể sửa lỗi chính tảđó là cần dạy cho
học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng những biến thể phát âm địa
phương, đồng thời phải nghĩa để sử dụng dựa vào các văn cảnh cụ thể để ghi
nhớ cho học sinh cách phân biệt chính tả.
I .1.2. Cơ sở thực tiễn.
Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học nhận thức hiện thực khách quan mang đậm

màu sắc cảm tính. Các giác quan như tai, mắt được sử dụng nhiều trong nhận
5
d: dải lụa
gi: giải thích
i: lí luận
y: Lý Thường Kiệt
c (con cuốc)
k (cái kim)
q (tổ quốc)
thức sự vật, cho nên trực quan cụ thể là những yếu tố đặc biệt quan trọng góp
phần tạo nên nhận thức và tư duy của học sinh Tiểu học. “Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng” câu nói nổi tiếng của Lê- nin khi người giải thích
quy luật nhận thức hiện đại, đặc biệt được thể hiện ở học sinh Tiểu học. Khi dạy
chính tả cho học sinh Tiểu học, giáo viên sửa lỗi chính tả cho học sinh nhất là
học sinh vùng cao khi sự tiếp xúc với các loại văn bản còn ít thì giáo viên cần
vận dụng triệt để đặc điểm, nhận thức của trẻ em ở lứa tuổi này .
I .2 Mục đích nghiên cứu :
1. Tìm hiểu thực trạng viết sai chính tả của học sinh lớp 5
trường PTCS Đại Dực.
2. Phát hiện những nguyên nhân dẫn đến thực trạng sai chính
tả của học sinh trong khối .
3. Đề ra các biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp
5 trường PTCS Đại Dực .
4. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân để vận dụng
vào việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng chữ viết, không mắc
phải lỗi chính tả.
I. 3 Thời gian - địa điểm :
I .3.1 Thời gian :
Ngay từ đầu năm học, được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường
giảng dạy lớp 5D tại cơ sở Phài Giác trường PTCS Đại Dực. Qua 1 năm công

tác giảng dạy lớp 5C tại cơ sở Khe Ngàn biết được thực trạng mắc lỗi chính tả
của học sinh lớp 5 vẫn còn rất phổ biến .Tôi đã tiến hành lựa chọn đề tài và thực
hiện nghiên cứu ngay từ tháng 9/2009 đến thỏng 4/2010.
Tháng 9 chọn đề tài và đặt tên đề tài.
Tháng 10 viết đề cương.
Tháng 11 đến tháng 4 thực hiện, nghiên cứu, hoàn thành đề tài
I .3.2 Địa điểm :
Đề tài này nghiên cứu tại Trường PTCS Đại Dực
I. 3.3 Phạm vi đề tài :
6
I. 3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu :
- Biện pháp sửa lỗi chính tả
I .3.3.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu :
Nơi nghiên cứu : Xã Đại Dực – huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh .
I. 3.3.3 Giới hạn về khách thể nghiên cứu :
- Bài viết của học sinh lớp 5 trường PTCS Đại Dực.
I.4. Phương pháp nghiên cứu :
I. 4.1. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động :
Cách tiến hành :
- Thu thập các bài kiểm tra của học sinh ở các môn học lớp 5 .
- Đọc, phát hiện và thống kê lỗi chính tả mà học sinh mắc phải
trong các bài kiểm tra ấy .
I.4.2. Phương pháp xử lí thông tin :
Cách tiến hành :
- Dựa trên các lỗi chính tả đã thống kê, tiến hành sắp xếp, phân
loại theo tiêu chí ngữ âm .
- Trên cơ sở đó, tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân của
việc học sinh viết sai chính tả .
I.4. 3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia :
Cách tiến hành :

- Trao đổi với giáo viên dạy các lớp 5 trường PTCS Đại Dực,
trao đổi với họ về nguyên nhân sai chính tả của học sinh và biện
pháp khắc phục lỗi chính tả .
- Trao đổi xin ý kiến của các giáo viên của trường PTCS Đại Dực
.
I.5 Đóng góp về mặt lí luận, về mặt thực tiễn
I.5.1 Về mặt lí luận
Đây là vấn đề đựơc nhiều giáo viên cũng như phụ huynh học
sinh quan tâm, tuy nhiên đi sâu nghiên cứu thì không nhiều.
Trong sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi mạnh dạn đưa ra một
7
số biện pháp nhằm giúp học sinh vùng cao khắc phục tình trạng
viết sai lỗi chính tả trong các bài viết của mình.
I.5.2. Về mặt thực tiễn
Bản thân tôi luôn có ý thức rèn cho học sinh thói quen viết
đúng chính tả, tự có ý thức sửa lỗi chính tả trong bài viết của
mình. Ngay trong năm đầu tiên nhận công tác giảng dạy tại lớp
5, tôi nhận thấy thực trạng học sinh viết sai lỗi chính tả trong
bài viết còn rất nhiều. Tôi đã bắt dầu quan sát và đi nghiên cứu
tìm hiểu đề tìm ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh của
mình khắc phục tình trạng này.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Chương 1. Tổng quan :
Biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 vùng cao.
II. 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thực trạng viết sai lỗi chính tả kể cả đối với với sinh viên, học sinh trung học
và học sinh Tiểu luôn làm chúng ta thấy băn khoăn .Không ít giáo viên đã tự đặt
ra câu hỏi tại sao học sinh lại viết sai nhiều lỗi như vậy trong một bài viết. Bản
thân tôi cho rằng việc giáo viên phát hiện ra nguyên nhân sai chính tả của học
sinh và tìm ra biện pháp khắc phụ vấn đề đó là rất cần thiết nhất là với học sinh

tiểu học vùng cao.
II.1.2. Cơ sở lí luận.
Trước hết phải khẳng định rằng môn Tiếng Việt ở Tiểu học SGK đã xác
định được những trọng điểm chính tả cơ bản cần dạy cho học sinh. Các bài tập
trong SGK cũng khá đa dạng, phù hợp với từng khối lớp và cấu trúc đi từ dễ đến
khó.
Tuy nhiên về hạn chế SGK còn đánh đồng nội dung dạy học trong cả
nước cho nên có thể nói nội dung dạy chính tả trong SGK Tiếng Việt vừa thừa
lại vừa thiếu do chưa sử lý được việc dạy chính tả theo khu vực. Thừa ở các em
vừa phải luyện tập ở cả những nội dung mà các em đã biết, không mấy khi sai
sót. Thiếu ở chỗ không đủ thời gian để đi sâu hơn, luyện tập nhiều hơn để tránh
8
những lỗi mà các em thường mắc phải. Nội dung chính tả được trình bày trong
SGK Tiểu học còn mang tính ngẫu nhiên, chủ quan, áp đặt, không được xây
dựng dựa trên sự điều tra khảo sát tình hình chính tả ở từng vùng, từng khu vực.
Chính tả trong SGK chưa thống nhất, điều này cũng gây không ít khó khăn cho
việc dạy học chính tả ở Tiểu học, đặc biệt ở những vùng cao

II.2. Chương 2. Nội dung vấn đề ngiên cứu
II.2.1.Thực trạng.
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát sách vở chính tả, vở tập làm
văn của học sinh lớp 5 trường PTCS Đại Dực, bản thân tôi nhận thấy: Vở chính
tả, tập làm văn của các em và các vở khác mắc khá nhiều lỗi chính tả. Thống kê
số lỗi chính tả của các em tôi thấy có 3 lỗi cơ bản sau.
- Lỗi chính tả do không nắm vững chính tả: lỗi này thường gặp khi viết
các phụ âm đầu: d/gi; ch/tr; ng/ngh ; s/x ; âm cuối: n/ng ; các tiếng có chứa
nguyên âm đôi ; thanh ~//
- Lỗi chính tả do viết theo lối phát âm địa phương và do không nắm vững
âm chính. Đây là lỗi cơ bản nhất mà qua khảo sát tôi nhận thấy.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi xin được thống kê số liệu học sinh

mắc lỗi chính tả ở lớp 5 thu được đầu năm như sau:
Lớp Tổng số
học sinh
Các lỗi chính tả thường mắc
l - n; ~// d/gi/r; tr/ch; s/x; g/gh;~// Cấu tạo vần
5C 10 2 em 7 em 5 em
5D 10 4 em 8 em 7 em
II.2 2. Đánh giá thực trạng
Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng sai trên tôi thấy những nguyên nhân
chủ yếu do:
9
Một là : Học sinh phát âm sai. Thường các em còn phát âm lẫn lộn giữa âm
nên không phân biệt được khi viết. Muốn viết đúng chính tả thì phải phát âm
đúng vì chính âm đi trước chính tả. Do vậy ta phải chú trọng việc phát âm chuẩn
cho học sinh trong các giờ tập đọc. Mặt khác mỗi giáo viên phải là một chuẩn
mực sống động để học sinh bắt trước và noi theo. Ngoài ra việc đổi mới các
phương pháp dạy học và áp dụng quy trình soạn giáo án theo hướng đổi mới,
giúp học sinh nắm bắt các mẹo luật chính tả cũng hết sức cần thiết để giúp học
sinh viết đúng chính tả. Giáo viên chưa lưư ý đến giọng đọc của mình khi đọc
bài cho học sinh viết.
Hai là: Do học sinh chưa nắm chắc được một số hiện tưưong chính tả
theo quy định.
Ba là : Do học sinh lười đọc bài ở nhà, ít đọc, ít viết, thậm chí là về đến
nhà các em chẳng màng đến bài vở.
Bốn là: Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em, không tạo
điều kiện để các em có chỗ học tập có đủ ánh sáng, chỗ ngồi đảm bảo cho con
em ngồi viết đúng tư thế tránh mệt mỏi trong khi viết.
Năm là : Do học sinh còn lơ đễnh khi viết bài. Một số em còn viết hoa
tuỳ tiện, một số em lại viết đúng nhưng quên bỏ dấu thanh.
II.2.3.Biện pháp khắc phục lỗi chính tả

Biện pháp 1.Tích cực luyện phát âm đúng
Vì Tiếng Việt được xây dựng trên cơ sở ghi âm. Do vậy có thể nói nguyên
tắc cơ bản chính tả tiếng Việt là nguyên tắc âm học, cho nên cần rèn học sinh
thói quen phát âm chuẩn, đọc đúng thì mới viết chính xác. Vì vậy trong các tiết
Tập đọc giáo viên chú ý luôn rèn đọc đúng cho học sinh một cách tỉ mỉ, thường
xuyên, không được bỏ qua hay coi nhẹ. Thường xuyên gọi học sinh yếu đọc bài
để giúp đỡ, sửa sai cách phát âm.
Trong tất cả các giờ học ở các môn học khác giáo viên cũng cần phải có
giọng nói rõ ràng, phát âm chuẩn để học sinh nghe một cách chuẩn xác hơn.
Khi đọc bài nhất là khi đọc cho học sinh viết bài chính tả cần đọc to, rõ ràng
10
với tốc độ phù hợp và ngắt câu để dọc cho hợp lí. Trường hợp cá biệt giáo viên
có thể đọc từng câu cho học sinh viết.
Trong giờ chính tả giáo viên nên dành một phần nhỏ thời gian để luyện phát
âm đúng cho học sinh yếu các từ khó trướnc khi bắt đầu viết bài.
Biện pháp 2 . Phân biệt chính tả bằng phân tích so sánh.
Song song với việc phát âm, giáo viên có thể áp dụng biện pháp phân tích
cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, phát hiện những điểm khác
nhau để lưư ý học sinh và ghi nhớ.
Ví dụ : Khi viết tiếng " làng " học sinh dễ lẫn lộn với tiếng " làn ", giáo
viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
- làng = l + ang + thanh huyền
- làn = l + an + thanh huyền
So sánh để thấy được sự khác nhau: tiếng " làng " có âm cuối " ng " ; tiếng "
làn " có âm cuối là " n ". Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết các em sẽ không
viết sai.
Biện pháp 3 . Phân biệt bằng nghĩa từ
Một số biện pháp để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giúp học sinh
hiểu nghĩa chính xá của từ. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết
Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết

trong tiết chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm
hay phân tích cấu tạo tiếng.
Ví dụ: Phân biệt " bàn " và " bàng " ( trong từ đơn ). bàn = cái bàn –
bàng = cây bàng hoặc phân biệt Bác và bát : Bác = anh của bố; Bác Hồ - bát
= đồ dùng ăn cơm ( bát đũa )
Với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong
văn cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa của từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ .
Biện pháp 4 . Ghi nhớ một số mẹo luật chính tả
Một số hiện tượng chính tả mang tính quy luật đối với hàng loạt từ có thể
giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả một cách hữu hiệu:
11
+ Để phân biệt âm đầu tr/ ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con
vật đều bắt đầu bằng ch, ví dụ: chăn, chiếu, chổi, chảo, chai, chày, chén, chum,
chạn, chuông,chiêng chồn, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chiền chiện,
chẫu chàng
+ Để phân biệt âm đầu s/x : Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt
đầu bằng s : sả, si. sồi, sứ, sắn, sim, sao, su su, sầu đâu, sơn trà, sậy, sâu, sến,
sầu riêng sam, sán, sáo, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử
+ Hầu hết các từ tận cùng là ng/nh là từ tượng thanh: oang oang, đuùng
đuùng, loảng xoảng, đoàng đoàng, sang sảng, quang quác, chập cheng, leng
keng, bình bịch, thình thịch, rập rình, xập xinh, huỳnh huỵch, thùng thùng
Biện pháp 5 . Vận dụng củng cố bằng các bài tập chính tả
Giáo viên nên cho học sinh thực hiện các dạng bài tập chính tả khác nhau
để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng
từ ngữ trong văn cnảh cụ thể. Sau mỗi bài tập giáo viên giúp học sinh rút ra các
quy tắc chính tả để các em ghi nhớ.
Ngoài ra việc dạy viết đúng chính tả của giáo viên đối với học sinh
không chỉ ở môn chính tả mà còn cần lưu ý nhắc nhở học sinh trong tất cả các
môn học khác trong chương trình, đặc biệt là môn Tập làm văn. Việc này phải
được tiến hành kiên trì và liên tục để giúp học sinh dần có ý thức rèn kĩ năng "

viết đúng " trong mọi tình huống.
Biện pháp 6. Phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh
Trong các giờ dạy chính tả thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, lấy
học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học, giáo viên cần phát huy tính tích
cực của học sinh, cho học sinh tự tìm ra những từ khó trong bài viết đoạn viết.
Tập cho học sinh thói quen đổi chéo vở, hoặc tự rà soát lỗi chính tả của
bạn mình .
Trong giờ học giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo cả về bài dạy và đồ
dùng dạy học. Sử dụng các hình thức dạy học phong phú , linh hoạt trong một
giờ dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
12
Thường xuyên tổ chức cho học sinh yếu thi viết đúng để tuyên dương,
động viên cho các em cố gắng. Tạo môi trường thân thiện trong lớp học, xây
dựng đôi bạn cùng tiến bộ trong lớp học .
Đối với những em thường xuyên viết sai lỗi chính tả, giáo viên cho em đó
về nhà tập viết chữ sai nhiều lần để khắc sâu, tránh nhầm lẫn. Đồng thời phải
có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên của giáo viên.
Giáo viên nên khuyến khích học sinh tích cực đọc các loại sách, báo có
trong thư viện trường, cơ sở trong các giờ ra chơi thậm chí là mượn về nhà đọc.
Khuyến khích học sinh có sổ tay từ ngữ để ghi lại những từ hay, từ đúng
và luyện viết từ đó cho thuần thục việc này có thể tự thực hiện theo cách sau:
+ Học sinh viết ra một từ đúng chính tả.
+ Nhìn vào từ đó và đọc thành tiếng.
+ Che từ đó đi và viết lại.
+ Mở ra và kiểm tra lại xem viết có đúng không.
* Phần chấm chữa bài chính tả cũng góp phần quan trọng vào việc sửa lỗi
chính tả cho học sinh vì thế việc này cũng đòi hỏi giáo viên đầu tư nhiều thời
gian và công sức, dành thời gian chữa bài tỉ mỉ cho từng em. Giáo viên cần
động viên khen ngợi kịp thời những tiến bộ dù rất nhỏ của học sinh.


13
II.3. Chương 3. Bài học kinh nghiệm
Qua kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn tôi nhận thấy rằng trọng điểm
chính tả mà học sinh lớp 5 trường PTCS Đại Dực mắc phải chính là do không
nắm vững chính tả. Trước thực tế như vậy, bản thân người giáo viên phải hết
sức cố gắng nỗ lực nhiều mặt như: tâm lý học lý luận dạy học, các kiến thức về
ngữ âm, về văn học làm sao phải để học sinh “tâm phục khẩu phục”. Có như
vậy chất lượng giáo dục chính tả vùng phương ngữ mới thu được kết quả như
mong muốn.
Muốn làm được đìêu đó, trước hết người giáo viên phải đặt phân môn
chính tả nắm trong mối quan hệ giữa các phân môn khác của Tiếng Việt, đặc
biệt là phân môn tập đọc và từ ngữ. Học sinh muốn viết đúng được thì phải hiểu
được nghĩa và phát âm đúng từ đó. Nếu học sinh phát âm sai, tuỳ tiện sẽ dẫn đến
hiểu sai và viết sai hoặc do thói quen lâu ngày không được sửa chữa. Trong các
giờ tập đọc, chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho việc sửa lỗi phát âm cho học
sinh, đặc biệt là dấu ~// .
Giáo viên phát âm mẫu cho học sinh học tập và hướng dẫn cách phát âm tỉ mỉ.
Đặc biệt giáo viên không bao giờ được phạm sai lầm về lỗi phất âm này. Nếu
không việc sửa lỗi của giáo viên sẽ mất tác dụng.
14
Ngoài ra giáo viên hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả trên cơ sở hiểu
đúng nghĩa của từ. Muốn viết đúng một từ, học sinh phải biết đặt từ đó trong
mối quan hệ với cụm từ và các văn bản. Nếu ta tách từ đó ra khỏi văn bản có thể
học sinh sẽ không hiểu được nghĩa và do đó dẫn đến việc viết sai chính tả.
VD: Khi đọc tiếng “cuốc” nếu không đặt nó trong mối quan hệ, cụm từ,
câu thì rất khó xác định nghĩa để viết đúng. Nhưng nếu đặt nó trong câu: “Mẹ
em vác cuốc ra đồng” hoặc trong từ “Tổ quốc” thì học sinh dễ dàng viết đúng.
Bên cạnh đó muốn học sinh viết đúng giáo viên phải cho học sinh nắm
được khả năng kết hợp của các kí hiệu từ trong các trường hợp sau:
+ Các con chữ phụ âm kết hợp với các con chữ nguyên âm để tạo nên phụ

âm đơn như “gi”, “qu”. Con chữ phụ âm đi trước, con chữ nguyên âm đi sau.
Trong thực tế chính tả, khi xuất hiện “q” thì nhất thiết sẽ có “u” đi kề liền.
Đây là luật yêu cầu học sinh cần nắm vững.
+ Các con chữ phụ âm kết hợp với nhau để tạo nên phụ âm đơn.
VD “ngh”, “ng”, “gh”, “tr”. Trong Tiếng Việt dùng 9 kí hiệu từ đơn: ph,
th,ch, kh, nh, ng, gh, ngh, tr. Với hình thức chuỗi như vậy không bao giờ được
phép kết chuỗi đảo ngược các thứ tự sắp xếp như rt, hn
+ Các con chữ nguyên âm kết hợp với nhau để tạo nên một kí tự nguyên
âm đôi. VD: iê, ia, ươ, uô, ua, uâ
Một điều rất quan trọng trong dạy chính tả cho học sinh vùng phương ngữ
là dạy cho các em biết được một số mẹo luật chính tả. “Mẹo” được hiểu như
cách làm độc đáo giúp học sinh phân biệt, ghi nhớ được cách viết đúng những
chữ cái hay nhầm lẫn trong khi viết chính tả.
Một số mẹo phân biệt “ch” với “tr”, “s” với “x”.
+ “tr” không đứng trước những chữ bắt đầu bằng âm đệm nhưng “ch” thì
có.VD: ôm choàng, bị choáng
+ “tr” không bao giờ láy với “ch” và ngược lại. Do đó chỉ có những từ láy
cùng láy âm “tr” hoặc “ch” như: Chăm chỉ, trâng tráo, trân trân
15
Hoặc phân biệt s/x như: Các từ chỉ tên thức ăn hoặc đồ dùng liên quan
đến thức ăn thì viết là “x”. VD: Xôi, xào, xoong
Những từ chỉ thiên nhiên hoặc chỉ tên cây cối, các loại quả thì viết là “s”
VD: Ngôi sao, giọt sương, sen, súng
Tuy nhiên tất cả những mẹo luật trên chỉ ở mức độ tương đối. Người giáo
viên phải biết áp dụng linh hoạt để giảng dạy cho các em.
Để tiết dạy chính tả đạt kết quả cao, gây hứng thú trong học tập cho học
sinh, giáo viên có thể tổ chức hoạt động học dưới hình thức trò chơi như tìm
nhanh các cặp từ so sánh đối lập, tìm những bài hát ở Tiểu học có phụ âm đầu là
n/l.
Mục đích cuối cùng của bài chính tả là phải ghi nhớ các trường hợp viết

đúng một cách có ý thức mà trong đó thực chất của loại bài so sánh là: giúp học
sinh nắm vững nội dung ngữ, nghĩa của từ gắn với chữ viết. Giáo viên so sánh
để
phân biệt những trường hợp dễ lẫn lộn cho các em. Mặt khác giáo viên cần
năng động, sáng tạo trong giảng dạy. Soạn ra những bài luyện tập phù hợp với
các em ở địa phương mình. Cho học sinh đặt câu với những từ dễ mắc lỗi hoặc
có thể đưa ra những đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để
học sinh tự mình phát hiện lỗi, tìm hiểu nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng.
Qua việc tìm hiểu nguyên nhân là: tìm được những trọng điểm chính tả
cần dạy cho học sinh trên xã Đại Dực. Qua một thời gian thực hiện, kết quả thu
được như sau:
Lớp Tổng số
học sinh
Các lỗi chính tả thường mắc
l - n; ~// d/gi/r; tr/ch; s/x; g/gh;~// Cấu tạo vần
5C 10 2 em 2 em 1 em
5D 10 1 em 3 em 3 em
16
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
Việc xác định các trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh vùng phương ngữ là
việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Chúng ta đang thực hiện luật phổ cập
giáo dục Tiểu học để tạo nên một mặt bằng dân số, trình độ dân trí nhất định
trong cả nước. Tuy nhiên trình độ này có đồng đều hay không điều đó tuỳ thuộc
vào chất lượng giảng dạy và học tập ở mỗi địa phương. Là một giáo viên vùng
phương ngữ, tôi nhận thấy phải trang bị cho các em những kiến thức chuẩn mực
để các em có đầy đủ năng lực để học tiếp lên các lớp trên và giao tiếp với xã hội
một cách tự tin, chững chạc. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên
giảng dạy ở các vùng phương ngữ. Nhiệm vụ này không chỉ tiến hành trong một
thời gian ngắn mà cho ta kết quả tốt ngay được mà phải tiến hành trong một thời

gian dài.
III. 2. Kiến nghị
Để chủ trương đổi mới phương pháp dạy học nói chung, việc dạy chính tả cho
học sinh tiểu học đạt hiệu quả cao hơn tôi có một số đề xuất như sau sau:
- Đối với công tác quản lý:
Cần có hướng dẫn cụ thể giúp các cấp cán bộ quản lý, giúp giáo viên có
nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về đổi mới phương pháp dạy học.
17
Cần biên soạn những tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học
phù hợp, cụ thể với từng phân môn theo từng khối lớp.
Giáo viên sau khi học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ (ở các
lớp học cao đẳng, đại học ) cần có chế độ chính sách rõ ràng, tạo điều kiện cho
họ yên tâm công tác) thúc đẩy ý thức tự học ở mỗi người.
- Đối với giáo viên Tiểu học:
Phải kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Cần nắm bắt rõ
năng lực học tập của từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả. Tự học
và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục của nhà trường
- Đối với học sinh.
Các em học sinh phải thực hiện tốt bốn nhiệm vụ của học sinh, tích cực
học tập và rèn luyện.
- Đối với nhà trường:
Cần có kế hoạch từng bước xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo
danh mục thiết bị chuẩn của Bộ Giáo dục.
Cần phải lựa chọn xem cần trang bị cái gì trước, cái gì sau sao cho phù
hợp với điều kiện của trường mình
Đại Dực, 28 tháng 4 năm 2010
Người viết
Hà Thị Hường
18

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
IV.1 Tài liệu tham khảo
- Sách Tiếng việt 5 : Tác giả Nguyễn Minh Thuyết – Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sách giáo viên Tiếng Việt 5 : Tác giả Nguyễn Minh Thuyết – Nhà xuất bản
Giáo dục.
- Hỏi – đáp về dạy học Tiếng Việt 5: Tác giả Nguyễn Minh Thuyết –
Nhà xuất bản Giáo dục.
- Để dạy tốt các môn học lớp 5: Tác giả Trần Hoàng Tuý – Nhà xuất
bản Giáo dục.
- Quyển từ điển Tiếng Việt –Nhóm biên soạn Hồng Mây, Ngọc Sương,
Minh Mẫn - Nhà xuất bản Thống Kê
- Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5, tập hai : Tác giả Nguyễn
Thị Bảo Ngọc, Nguyễn My Lê, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ – Nhà xuất bản
Giáo dục .
19
IV.2. Phụ lục
DẠY THỰC NGHIỆM
Giáo án số 1 : Dạy ngày 25 tháng 11 năm 2009
Tuần 14.
Chính tả ( Nghe - viết )
Tiết 14. Chuỗi ngọc lam
I. Mục đích, yêu cầu
- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn từ Pi-e ngạc nhiên cô bé
mỉm cười rạng rỡ chạy vụt đi trong bài Chuỗi ngọc lam.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt những tiếng có âm đầu dễ lẫn tr/ch.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn viết chữ đúng, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy - học
- Vở viết bài chính tả mẫu của giáo viên.
- Một số trang trong từ điển tiếng Việt có các tiếng tranh, chanh, trưng, chưng,
trúng, chúng, trèo, chèo.

- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng nội dung, bút dạ.
tranh : trưng: trúng: trèo :
chanh: chưng: chúng: chèo :
- Hai tờ phiếu viết nội dung bài tập 3
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 Hs lên bảng viết các từ chỉ
khác nhau ở âm đầu s / x.
- Gọi Hs nhận xét từ bạn viết trên bảng.
- Gv nhận xét chữ viết của Hs, ghi điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- 2 Hs lên bảng viết. Hs dưới lớp viết
vào nháp.
- Hs nhận xét.
20
- Gv nêu MĐ,YC của tiết học.
2. Hướng dẫn Hs viết chính tả
- Gv đọc đoạn văn cần viết chính tả trong
bài Chuỗi ngọc lam .
?: Nội dung của đoạn văn là gì ?
- Yêu cầu học Hs đọc thầm lại đoạn văn
tìm từ khó dễ lẫn và chú ý cách trình bày
đoạn văn.
- Gv đọc từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Gọi Hs nhận xét
- Gọi Hs đọc các từ trên bảng, Gv sửa để
Hs phát âm đúng.
- Gv cho Hs quan sát vở mẫu

- Gv đọc từng câu, cụm từ cho Hs viết.
- Gv đọc toàn bài.
- Gv theo dõi kết hơp chấm chữa bài 3-4
bài viết của Hs.
3. Hướng dẫn Hs làm bài tập chính tả
Bài tập2 (a )
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập
- Hs theo dõi, xác định nhiệm vụ của
tiết học.
- Hs theo dõi trong SGK
-Hs :Đoạn văn kể lại cuộc đối thoại
giữa chú Pi-e và cô bé Gioan. Chú
Pi-e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm
từ con lợn đất để mua tặng chị chuỗi
ngọc lam nên chú đã gỡ mảnh giấy
ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được
chuỗi ngọc tặng chị .
- Hs tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính
tả.
- 2 Hs lên bảng viết, Hs dưới lớp viết
vào nháp( ngạc nhiên, Nô-en, Pi-e,
trầm ngâm, Gioan, chuỗi, rạng rỡ)
- Hs nhận xét các từ bạn viết.
- 3 - 4 Hs đọc các từ đó.
- Hs quan sát.
- Hs nghe – viết bài.
- Hs nghe và soát lại bài.
- Hs đổi chéo vở cho bạn bên cạnh để
soát lỗi cho nhau.
- 1 Hs đọc, cả lớp theo dõi.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn
21
- Gv chia 2 nhóm, phát cho các nhóm
trang từ điển phô tô và bảng nội dung
BT,yêu cầu các nhóm làm bài vào bảng
phụ.
- Gv tổ chức cho các nhóm báo cáo kết
quả thảo luận.
- Gv cùng Hs nhận xét, bổ sung phần
thảo luận của các nhóm.
- Gv tuyên dương nhóm tìm được đúng
nhanh, nhiều từ ngữ.
trong nhóm dựa vào các trang từ điển
và vốn từ của mình, cử bạn chữ đẹp
trong nhóm hoàn thành BT.
- Các nhóm dán bảng phụ lên bảng,
đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
- Hs nhận xét.
tranh
chanh
tranh ảnh, bức tranh, tranh thủ, tranh giành, tranh công, tranh việc,
quả chanh, chanh chua, chanh chấp, lanh chanh, chanh đảo,
trưng
chưng
trưng bày, đặc trưng, sáng trưng, trưng cầu, trưng dụng, trưng mua,
bánh chưng, chưng cất, chưng mắm, chưng hửng,
trúng
chúng
trúng đích, bắn trúng, trúng đạn, trúng đọc, trứng tuyển, trúng cử,

chúng ta, chúng tôi, chúng mình, chúng bạn, dân chúng, công chúng,
trèo
chèo
leo trèo, trèo cây, trèo cao ngã đau,
vở chèo, hát chèo, chèo đò, chèo lái, chèo chống, chèo thuyền,
Bài tập 3
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv nhắc Hs ghi nhớ điều kiện BT đã
nêu: chữ ở các ô số 1 có vần ao hoặc
au, chữ ở các ô số 2 bắt đầu bằng ch
hoặc tr.
- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- Gv dán lên bảng 2 tờ phiếu đã viết
sẵn nội dung mẩu tin.
- Gv nhận xét, chấm điểm.Yêu cầu Hs
- 2 Hs đọc, cả lớp nghe.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn Nhà môi
trường 18 tuổi
- Hs làm bài cá nhân vào VBT bằng bút
chì.
- 2 Hs lên bảng thi làm bài đúng,
nhanh.Mỗi Hs làm bài xong, đọc lại
mẩu tin đã hoàn chỉnh.
- Hs nhận xét.
22
chữa bài theo lời giải đúng: (hòn) đảo,
(tự) hào, (một) dạo, (trầm) trọng, tàu,
(tấp) vào, trước (tình hình đó), (môi)
trường, (tấp) vào, chở (đi), trả (lại).
4. Củng cố, dặn dò

- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
hăng hái trong giờ học.
- Dặn Hs ghi nhớ những từ đã tìm
được để không viết sai chính tả. Về
nhà tìm thêm những từ bắt đầu bằng
tr/ch
- Hs chữa bài.
- Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm:



Giáo án số 2 : Dạy ngày 12 tháng 1 năm 2010
Tuần 21.
Chính tả ( Nghe - viết )
Tiết 21. Trí dũng song toàn
I. Mục đích, yêu cầu
- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn từ "Thấy sứ thần Việt
Nam chết như sống" của truyện Trí dũng song toàn.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt những tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/
gi.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn viết chữ đúng, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy - học
- Vở viết bài chính tả mẫu của giáo viên.
- Giấy khổ to viết nội dung BT3 a( chỉ những câu có chữ cần điền ), bút dạ.
III.Các hoạt động dạy – học
23
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 Hs lên bảng viết các từ chứa

âm đầu r/d/ gi
- Gọi Hs nhận xét từ bạn viết trên bảng.
- Gv nhận xét chữ viết của Hs, ghi điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- Gv nêu MĐ,YC của tiết học.
2. Hướng dẫn Hs viết chính tả
- Gv đọc đoạn văn cần viết chính tả trong
bài Trí dũng song toàn.
?: Nội dung của đoạn văn là gì ?
- Yêu cầu học Hs đọc thầm lại đoạn văn
tìm từ khó dễ lẫn và chú ý cách trình bày
đoạn văn.
- Gv đọc từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Gọi Hs nhận xét
- Gọi Hs đọc các từ trên bảng, Gv sửa để
Hs phát âm đúng.
- Gv cho Hs quan sát vở mẫu
- Gv đọc từng câu, cụm từ cho Hs viết.
- 2 Hs lên bảng viết. Hs dưới lớp viết
vào nháp
- Hs nhận xét.
- Hs theo dõi, xác định nhiệm vụ của
tiết học.
- Hs theo dõi trong SGK
-Hs : Đoạn văn kể về sứ thần Giang
Văn Minh khảng khái khiến vua nhà
Minh tức giận, sai người ám hại ông.
Vua Lê Thần Tông khóc thương
trước linh cữu ông,ca ngợi ông là anh

hùng thiên cổ.
- Hs đọc thầm đoạn văn và tìm từ
khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- 2 Hs lên bảng viết, Hs dưới lớp viết
vào nháp( thảm hại, giận quá, linh
cữu )
- Hs nhận xét các từ bạn viết.
- 3 - 4 Hs đọc các từ đó.
- Hs quan sát.
- Hs nghe – viết bài.
24
- Gv đọc toàn bài.
- Gv theo dõi kết hơp chấm chữa bài 3-4
bài viết của Hs.
3. Hướng dẫn Hs làm bài tập chính tả
Bài tập2 (a )
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo cặp.
- Gv tổ chức cho các nhóm báo cáo kết
quả thảo luận.
- Gọi 2 cặp phát biểu,, viết từ lên bảng.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Hs nghe và soát lại bài.
- Hs đổi chéo vở cho bạn bên cạnh để
soát lỗi cho nhau.
- 1 Hs đọc, cả lớp theo dõi.
- 2 Hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo
luận, làm bài, viết từ viết từ tìm được
ra nháp.

+ 1 Hs đọc nghĩa của từ, 1 Hs đọc và
viết từ đó lên bảng.
- Hs các cặp khác nhận xét.
- 2 Hs đọc các từ vừa tìm được.
Lời giải : Các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi.
+ Giữ lại để dùng về sau: dành dụm, để dành.
+ Biết rõ, thành thạo: rành, rành rẽ.
+ Đồ dùng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao: cái giành
Bài tập 3 ( a )
- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung bài
tập.
- Tổ chức cho Hs thi điền từ tiếp sức.
+ Chia lớp thành 2 đội chơi.
+ Tổng kết cuộc thi.
- 1 Hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Tham gia trò chơi: " Thi điền từ tiếp
sức" dưới sự điều khiển của Gv.
+ 2 đội suy nghĩ bài tập trong 2 phút.
+ Mỗi Hs chỉ điền một chỗ trống
+ Đội nào điền nhanh, đúng là đội
thắng.
Lời giải: Điền r/d/gi vào chỗ trống cho thích hợp.
+ Nghe cây lá rầm rì + Cõng nước làm mưa rào
+ Là gió dang dạo nhạc + Gió chẳng bao giờ mệt !
25

×