Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.88 KB, 32 trang )

Mở đầu
Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy. Phát
triển kinh tế - xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con
người), vật lực (nguồn lực vật chất, công cụ lao động, đối tượng lao động, tài
nguyên thiên nhiên, v.v...), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ)v.v..song chỉ có
nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác
muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người.
Chính vì vậy trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định
hướng XHCN, Đảng và Nhà Nước ta luôn chú trọng vấn đề đào tạo nguồn nhân
lực, coi đây là một trọng tâm trong "sự nghiệp trồng người", là chìa khóa mở cánh
cửa đến tương lai phồn thịnh và hội nhập quốc tế.
Có thể thấy để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chúng ta không thể có sự
lựa chọn nào khác là phải coi trọng xu hướng phát triển kinh tế thị trường, biến tri
thức trở thành trí lực - động lực cho sự phát triển của đất nước. Bởi vậy, hơn bất kỳ
khi nào vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay đang là
một vấn đè cấp bách, phải thực sự đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội. Trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ mới, đào tạo nguồn
nhân lực trong xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường phải trở thành nội dung
then chốt trong chiến lược phát triển con người ở nước ta nói chung và đặc biệt là
ở các doanh nghiệp nói riêng, vì đây là nơi thu hút khá nhiều lao động của đất
nước.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là đề tài rộng lớn đã và đang được
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Đẻ biết thêm về tình trạng đào tạo nhân sự ở
nước ta thì chúng ta cần tìm hiểu qua đề tài “Vấn đề đào tạo và phát triển nhân
lực trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay”
1
MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY.
1. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực
2. Các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực


3. Nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp
4. Các phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực
5. Tổ chức đào tạo và phát triển nhân lực.
II THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC TA HIỆN NAY.
III LIÊN HỆ THỰC TẾ Ở 1 DOANH NGHIỆP CỤ THỂ Ở NƯỚC TA
1Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế của doanh nghiệp
TOYOTA
2 Các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp
3 Nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
4 Các phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp
5 Tổ chức đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp
VI.KẾT LUẬN
2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY.
Trong quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế nào dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra
nhiều cơ hội phát triển, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sử dụng hiệu
quả mọi nguồn lực, tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết tốt hơn các quan hệ xã
hội, cải thiện đời sống con người,... Trong điều kiện mới đó, sự phát triển của mỗi
quốc gia phụ thuộc vào nguồn nhân lực là chủ yếu, thay vì dựa vào nguồn tài
nguyên, vốn vật chất như trước đây. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế gần đây
cũng chỉ ra rằng động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững
chính là yếu tố con người, nguồn nhân lực.
Đối với Việt Nam, một nước còn nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính, và
nguồn tài nguyên chưa được sử dụng hiệu quả thì nguồn lực con người đóng vai trò
quyết định. So với nhiều nước trên thế giới Việt Nam có lợi thế dân số đông, tuy
nhiên nếu không được đào tạo một cách bải bản thì dân đông sẽ trở thành gánh nặng
cho toàn bộ xã hội, nếu được đào tạo, đó sẽ là sẽ là nguồn nhân lực có tác động tích
cực trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào

khác, nguồn nhân lực chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội. Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nhân tố quan trọng bậc nhất để đưa
Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, có sức hấp dấn đối với các
nhà đầu tư nước ngoài.
1.1 Tầm quan trọng của nguồn nhân lực
• Khái niệm :
Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích
luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fischer &
Dornhusch, 1995). Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể
3
các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một
công việc lao động nào đó.
Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là lực lượng lao động của từng doanh
nghiệp, là số người có trong danh sách của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp là tất cả các cá nhân tham gia vào hoạt động của doanh
nghiệp. Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này có tính chất quyết định đến
sự thành bại của doanh nghiệp.
Ta cũng có thể hiểu nguồn nhân lực theo một nghĩa cụ thể hơn, đó là:
Nguồn nhân lực là một khái niệm rộng, bao gồm hai khía cạnh: Thứ nhất đó
là toàn bộ sức lao động và khả năng hoạt động của lực lượng lao động xã hội, thứ
hai là sức lao động, khả năng trình độ, ý thức của từng cá nhân và mối quan hệ qua
lại giữa các cá nhân đó.Mặt thứ hai của nguồn nhân lực đang ngày càng được quan
tâm và rất có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và chính nó nói lên chất
lượng của nguồn nhân lực.
1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực việt nam
• Đặc điểm về số lượng:
Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, dồi dào, với giá nhân công rẻ. Theo tổng điều
tra dân số và nhà vào thời điểm 1/4/2009, dân số Việt Nam đã đạt gần 85,8 triệu
người, đứng thứ 3 ở ĐNÁ và đứng thứ 13 trong nhóm nước có dân số đông nhất thế
giới.Sau 10 năm (từ 1999 đến 2009), dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu người.

Bình quân DS tăng gần 1 triệu người mỗi năm.Số người ở trong độ tuổi lao động
lớn. Sau gần 30 năm (từ 1979), tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã
tăng từ khoảng 50% lên 65%, nghĩa là tăng thêm 15%
4
Cơ cấu dân số VN có sự chuyển dich về độ tuổi.Việt Nam đang trong thời kỳ
“cơ cấu dân số vàng”(nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm
dân số trong độ tuổi phụ thuộc)Dân số VN cũng đang trước ngưỡng già hóa.Một
nước được gọi là dân số già khi số người trên 60 tuổi chiếm 10%; và trên 65 tuổi
chiếm 7,5%. Theo dự kiến đến năm 2015 nước ta mới bước vào giai đoạn dân số
già. Nhưng năm 2008 tỷ lệ người trên 60 tuổi ở nước ta là 9,5% - xấp xỉ già hóa.
Nếu dựa theo tỷ lệ người trên 65 tuổi năm 2008 là 7,5% thì dân số nước ta đã thuộc
vào giai đoạn già hóa.Dân số VN đang mất cân bằng giới tính.Mất cân bằng giới khi
sinh tại nước ta đã ở mức rất cao và vẫn tiếp tục tăng nhanh. Từ năm 1979 đến
1999, cứ 10 năm mới tăng 1 điểm % (ví dụ 110 nam trên 100 nữ thành 111 nam trên
100 nữ), nhưng trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2008, mỗi năm đã tăng 1 điểm %,
đạt mức 112 vào năm 2008. Nghịch lý về nguy cơ bùng nổ dân số.Một vấn đề đáng
lo ngại là số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 14-49 tuổi tăng nhanh. Trong 10 năm tới,
nhóm phụ nữ 20-34 tuổi (giai đoạn mắn đẻ nhất trong cuộc đời) sẽ đạt mức cực đại
là 12,3 triệu người. Lý do là vì số phụ nữ sinh ra trong những năm 1975-1995 (thế
5
hệ 8x, 9x) có quy mô đông nhất trong lịch sử nhân khẩu học Việt Nam. Các nhà
nhân khẩu học gọi hiện tượng này là "bùng nổ dân số lần hai".
• Đặc điểm về phẩm chất đạo đức tinh thần:
Phẩm chất đạo đức, tinh thần có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, nó thúc đẩy tính tích cực và gia tăng hiệu quả
làm việc của người lao động. Những phẩm chất đạo đức, tinh thần không chỉ chịu
ảnh hưởng của tồn tại xã hội đương thời mà phần lớn là chịu ảnh hưởng của lịch sử,
của truyền thống.Người Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, tự lực tự
cường, tư tưởng nhân văn nhân ái, trọng đạo lý lối sống trong ứng xử giữa người
với người, giữa cộng đồng với cộng đồng… Những truyền thống đạo đức này đã

được thể hiện nổi bật trong suốt hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc.Chịu thương,
chịu khó, cần cù, giỏi chịu đụng gian khổ, từ đó đã hình thành nên đức tính nhẫn
nại, kiên trì và nhanh chóng hòa nhập.Truyền thống đoàn kết cộng đồng, phương
thức ứng xử thông minh, khôn khéo, sáng tạo linh hoạt, mềm dẻo, không cực đoan,
biết kết hợp cương - nhu, thích ứng cao để tồn tại và phát triển. Tinh thần anh hùng
bất khuất, nhân ái, lạc quan, yêu chuộng công lý, trọng chính nghĩa…đây là những
phẩm chất quý báu mà không phải dân tộc nào cũng có được.
Luôn gần gũi với thiên nhiên, ưa lối sống giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu
kì xa hoa. Tư duy thực tế, tổng hợp, coi trọng kinh nghiệm. Lối sống trọng tình
nghĩa, vị tha khoan dung. Truyền thống ham học hỏi, hiếu học…Những phẩm chất
đạo đức truyền thống trên đây phần lớn là chịu ảnh hưởng của nền văn minh nông
nghiệp, hệ tư tưởng làng xã, cấu kết cộng đồng cao cộng với sự ảnh hưởng của triết
ký phật giáo đã hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp đó.Tuy nhiên bên cạnh
những giá trị truyền thống tốt đẹp đó người lao động Việt Nam còn có những mặt
hạn chế cần khắc phục, thay đổi.Nhược điểm của tư tưởng tâm lý người tiểu nông:
coi trọng địa vị, ngôi thứ, chủ nghĩa hình thức, gia trưởng, nặng về tình hơn về lý ( “
phép vua thua lệ làng” ), bảo thủ, dung hòa, hay nể nag, tùy tiện, mang nặng tâm lý
cộng đồng làng xã… những điểm đó làm cho con người trở nên thiển cận, đó kị,
cục bộ, bè phái…Nền kinh tế bao cấp đã ảnh hưởng không tốt tới phong cách của
6
người lao động: thụ động, thờ ơ, ỷ lại, thiếu năng động, thiếu ý thức trách nhiệm
trong công việc, tâm lý dựa dẫm.
• Đặc điểm về chất lượng nguồn nhân lực
-Về trí lực: Chất lượng nguồn nhân lực được phản ánh chủ yếu qua sức
mạnh trí tuệ, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng nguồn nhân lực,
đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức như hiện nay. Trình độ trí tuệ biểu hiện ở năng
lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao
động, thông qua các chỉ số như trình độ học vấn, dân trí của người dân, số lao động
đã qua đào tạo, trình độ và chất lượng đào tạo, mức độ lành nghề của công nhân,
trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, năng suất, chất lượng, hiệu quả lao

động…Lao động VN có phẩm chất cần cù, chịu khó, lại có khả năng tiếp cận nhanh
với khoa học và công nghệ tiên tiến. Nhanh nhẹn khéo léo trong công việc.Theo
nhận định của các chuyên gia nước ngoài thì so với công nhân các nước trong khu
vực, công nhân Việt Nam có trình độ tương đương. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực
như hàn, lắp cơ khí, công nhân VN có trình độ khá hơn hẳn.Lao động VN yếu về
trình độ ngoại ngữ, tác phong công nghiệp chưa cao, thiếu kĩ năng làm việc nhóm.
-Về thể lực: Hiện nay tầm vóc và thể lực của người Việt Nam đã được cải
thiện về chiều cao, cân nặng, tỷ lệ suy dinh dưỡng và tuổi thọ. Hiện nay chiều cao
trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 167cm, tuổi thọ trung bình của người
Việt Nam là 72,4 tuổi. Tuy nhiên thì thể lực của người Việt Nam vẫn còn kém nhiều
nước trong khu vực và so với yêu cầu nguồn nhân lực cần có ở nước ta. Hiện tại
nước ta nằm trong số các nước có mức sống thấp nhất thế giới ( gdp tính theo đầu
người là 835 USD - 2007 )Điều kiện lao động trong các cơ sở sản xuất, các cơ quan
hành chính sự nghiệp còn thấp kém, môi trường lao động bịi ô nhiễm, các yếu tố
nguy hiểm và độc hại vượt quá ngưỡng cho phép nhiều lần. Tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp có xu hướng gia tăng…Thu nhập thấp, đời sống khó khăn đó là
trạng thái chung của nguồn nhân lực nước ta hiện nay về phương diện mức sống và
sức khỏe.
7
1.3 Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế
Trong thời đại ngày nay khi mà các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày
càng cạn kiệt, loài người không thể dựa vào thiên nhiên như ngày xưa được nữa, vì
vậy mà loài người đang dần chú trọng khai thác nguồn tài nguyên vô tận đó là
nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực tham gia và chi phối mọi hoạt động kinh tế xã hội,
là chủ thể của mọi nguồn lực khác. Trong phát triển kinh tế, nguồn nhân lực cũng
đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến hiệu quả của hoạt động. Suy cho cùng,
mọi chính sách, quyết định đều từ con người mà ra. Và những quyết định đó cũng
được chính con người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện. Nguồn nhân lực có chất
lượng cao thì kết quả công việc sẽ tốt, kinh tế sẽ phát triển và ngược lại, chất lượng
nguồn nhân lực kém sẽ làm kinh tế trì trệ, kém phát triển. Chất lượng nguồn nhân

lực cũng là một trong những tiêu thức để đánh giá vị thế, trình độ của doanh nghiệp
cũng như mọi tổ chức kinh tế, xã hội khác. Vì vậy vai trò của công tác đào tạo và
phát triển nhân lực là rất quan trọng, là nhiệm vụ và ưu tiên hàng đầu trong mọi
doanh nghiệp và trong mọi nền kinh tế.
2. Các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực
Trong doanh nghiệp có nhiều hình thức đào tạo và phát triển nhân lực khác
nhau, tùy thuộc vào các tiêu thức phân loại. Có một số tiêu thức phân loại như sau:
• Theo đối tượng: Theo tiêu thức này thì có 2 hình thức đào tạo và phát triển
đó là đào tạo phát triển nhân viên và đào tạo phát triển nhà quản trị:
- Đào tạo và phát triển nhân viên là hình thức đào tạo giúp cho nhân viên có
được các kỹ năng và tay nghề phù hợp để thực hiện công việc theo yêu cầu hiện tại
và tương lai.
- Đào tạo và phát triển nhà quản trị hình thức này được áp dụng cho các nhà
quản trị với mục đích giúp họ nâng cao kỹ năng thực hành quản trị, làm quen với
các phương pháp quản lý mới, hiện đại và có hiệu quả
• Theo địa điểm: Theo hình thức này thì có 2 hình thức đó là : đào tạo và phát
triển tại doanh nghiệp và đào tạo ngoài doanh nghiệp
8
- Đào tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp : đây là hình thức đào tạo
được thực hiện ngay trong doanh nghiệp. Có thể là đào tạo trong chương trình hội
nhập hội viên mới như đào tạo về chuyên môn, về môi trường làm việc của doanh
nghiệp. Cũng có thể là đào tạo trong quá trình làm việc, đây là hình thức đào tạo
nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động để họ có thể thực
hiện tốt hơn công việc hiện tại và tương lai. Chẳng hạn như giúp họ thi nâng bậc
nghề , sử dụng công nghệ mới. Việc đào tạo thường được phân công theo kế hoạch
đào tạo giữa người hướng dẫn hoặc các nhân viên lành nghề, có kỹ năng tay nghề
cao với những nhân viên có tay nghề, trình độ thấp.
- Các hình thức đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp do các bộ phận
chức năng trong doanh nghiệp thực hiện. Người đào tạo, huấn luyện ở đây có thể là
nhà quản trị, các chuyên gia kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao trong doanh

nghiệp, và cũng có thể là mời người đào tạo bên ngoài vào thực hiện công tác huấn
luyện trong doanh nghiệp. Hình thức này thường được tiến hành thường xuyên vì có
rất nhiều ưu điểm như : các kiến thức được bổ sung kịp thời và sát với yêu cầu công
việc; hình thức tổ chức linh hoạt, không làm gián đoạn công việc của người được
đào tạo, tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên kiến thức được đào tạo ở đây chủ yếu
phục vụ ngay công việc chuyên môn hiện tại nên ít có tính hệ thống, tầm bao quát bị
hạn chế.
- Đào tạo và phát triển nhân lực bên ngoài doanh nghiệp :đây là các hình
thức đào tạo và phát triển nhân lực được thực hiện ở các tổ chức bên ngoài doanh
nghiệp. Doanh nghiệp gửi người lao động tham dự những khóa học do các trường
học, học viện ngoài doanh nghiệp tổ chức, hoặc liên kết với các trung tâm đào tạo.
Mục đích của công việc đào tạo này rất khác nhau như : nâng cao trình độ, chuyển
hướng kinh doanh… Nội dung đào tạo có thể là kiến thức chuyên môn, kỹ năng
quản trị kinh doanh hay quản lý hành chính… Các hình thức đào tạo và phát triển
nhân lực bên ngoài doanh nghiệp có ưu điểm : kiến thức có tính hệ thống và tầm
bao quát lớn, cách tiếp cận mới mẻ…Tuy nhiên có hạn chế là : buộc người được
9
đào tạo phải tách rời công việc đang đảm nhận, làm ảnh hưởng đến thu nhập của
người lao động, nhà quản trị khó kiểm soát…
• Theo cách thức tổ chức: Theo cách này, doanh nghiệp có thể áp dụng các
hình thức đào tạo như :đào tạo trực tiếp, đào tạo từ xa, đào tạo qua internet
- Đào tạo trực tiếp : đây là hình thức người đào tạo hướng dẫn, huấn luyện
trực tiếp người lao động trong doanh nghiệp theo mục đích, yêu cầu nội dung công
việc. Trong quá trình đào tạo có thể sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật để giảng dậy,
tùy theo các phương pháp và đối tượng đào tạo khác nhau
- Đào tạo từ xa : hình thức đào tạo này thường được thực hiện trên các
phương tiện thông tin như : vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí…Nội
dung đào tạo thường theo chương trình đã được hoạch định trước với khoảng thời
gian nhất định. Người học có thể mua các băng, đĩa về tự học tại nhà
- Đào tạo qua mạng internet : đây là hình thức đào tạo mà việc tổ chức các

khóa học được thực hiện qua mạng internet. Nội dung được các chuyên gia đào tạo
trong và ngoài doanh nghiệp đưa lên mạng, người tham gia đào tạo sẽ tự tải các nội
dung đào tạo về nghiên cứu, học tập. Đây là hình thức hiện đại và đang được áp
dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp lớn vì nó cho phép tiết kiệm chi phí, thời
gian, công tác tổ chức…
3. Nội dung đào tạo và phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp.
• Đào tạo và phát triển về chuyên môn kỹ thuật:
Đào tạo và phát triển về chuyên môn kỹ thuật cần được thực hiện thường
xuyên , liên tục trong suốt quá trình làm việc của người lao động ở doanh nghiệp,
nhằm giúp cho cán bộ, nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để thực
hiện tốt công việc hiện tại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới cho tương lai.Đào
tạo về chuyên môn kỹ thuật cho người lao động tập trung vào các nội dung chủ yếu
sau :
- Đào tạo và phát triển các tri thức nghề nghiệp : đó là những kiến thức căn
bản và chuyên sâu về nghề nghiệp. Mỗi nghề có những tri thức riêng mà người lao
10
động muốn đảm nhận nghề này cần phải nắm vững và hiểu biết về nó. Ví dụ, để làm
giám đốc doanh nghiệp cần phải có những kiến thức như kỹ năng điều hành, quản
lý doanh nghiệp, quản lý nhân sự…
- Đào tạo và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp: để thực hiện tốt nhất các
công việc được giao, mỗi người lao động phải có các kỹ năng nghề nghiệp nhất
định. Nhà quản trị phải có kỹ năng tổ chức và điều hành doanh nghiệp, kỹ năng tư
duy, kỹ năng thông tin; nhân viên bán hàng cần có kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao
tiếp…
- Đào tạo và phát triển phẩm chất, kinh nghiệm nghề nghiệp: trong doanh
nghiệp, mỗi người lao động có những phẩm chất khác nhau, tùy thuộc vào nghành
nghề mà họ lựa chọn. Nhà quản trị cần phải có tinh thần trách nhiệm , năng động,
sáng tạo, dám đương đầu, nhẫn lại, trung thành…
• Đào tạo về chính trị và lý luận :
Đào tạo, phát triển về chính trị và lý luận nhằm nâng cao phẩm chất chính

trị,nắm vững lý luận, hoàn thiện nhân cách cho nhân viên của doanh nghiệp, tạo ra
con người vừa hồng vừa chuyên:
- Đào tạo và phát triển về chính trị : Mỗi người lao động là một tế bào của
doanh nghiệp, và cũng là tế bào của nền kinh tế xã hội. Khi thực hiện công việc họ
đều có các mối quan hệ qua lại lẫn nhau, gắn bó lợi ích với nhau. Vì vậy con người
cần phải có thái độ đúng đắn trong công việc để không chỉ làm lợi cho mình mà còn
lợi cho toàn doanh nghiệp, cho xã hội. Mặt khác,cuộc sống và hoạt đông kinh doanh
luôn thay đổi đòi hỏi con người phải có bản lĩnh nhất dịnh để thích ứng, tồn tại và
phát triển. Điều này có được thông qua đào tạo chính trị cho người lao động. Người
lao động có quan điểm chính trị đúng đắn sẽ vững vàng hơn trong công việc, dám
đương đầu với những thử thách, những biến động môi trường xung quanh.Nội dung
đào tạo và phát triển về chính trị cho người lao động bao gồm :
+ Các nghị quyết, chính sách, chủ trương, đường lối của đảng và nhà nước
11
+ Các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và liên quan đến người lao động trong doanh nghiệp
+ Các quy định, hướng dẫn của các cơ quan chủ quản và các cơ quan ban
nghành khác có liên quan
+ Đạo đức kinh doanh
+ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Như vậy, đào tạo và phát triển về chính trị là để người lao động :
+ Biết kết hợp hài hòa giữa mục tiêu chung của doanh nghiệp với mục tiêu
toàn xã hội, giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung của doanh nghiệp
+ Có quan điểm quản trị doanh nghiệp đúng đắn, không trái với định hướng
chung thể hiện trong đường lối chính sách của đảng và nhà nước
+ Trung thành với doanh nghiệp, với đồng nghiệp, có niềm tin vào sự thành
công của doanh nghiệp, niềm tin vào đồng nghiệp
+ Có lập trường tư tưởng vững vàng, bản lĩnh trước thách thức của môi
trường kinh doanh đầy biến động
+Trong sáng về đạo đức, có trách nhiệm với công việc được giao, quan tâm

đến các thành viên trong doanh nghiệp
Đào tạo và phát triển về lý luận :
- Đào tạo và phát triển về lý luận cho người lao động nhằm giúp họ hiểu bản
chất của sự vật, biết cách hành động cũng như biết được phương hướng trong công
việc thực tế. Người được trang bị lý luận tốt có khả năng ôn cũ biết mới, từ việc biết
rồi suy ra việc chưa biết. Để thực hiện công việc có hiệu quả, cần kết hợp học đi đôi
với hành, lý luận kết hợp với thực tiễn. Giáo dục lý luận ở đây là cung cấp những tri
thức, kinh nghiệm đã được tổng kết và khái quát thành quy luật.
Nội dung chủ yếu của đào tạo và phát triển về lý luận cho người lao động
trong doanh nghiệp bao gồm:
+ Các học thuyết về kinh tế, quản trị kinh doanh. Người làm kinh doanh phải
biết được quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu dùng như thế nào, biết mối quan hệ
cung cầu, các học thuyết quản trị để thực hành có hiệu quả…
12

×