Tải bản đầy đủ (.pdf) (288 trang)

nguyên tắc phân loại và danh pháp động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 288 trang )

CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT


LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử hình thành và phát triển của loài người cũng là lịch sử khám phá tự
nhiên, trước hết là khám phá thế giới động, thực vật. Nhu cầu khám phá này không
những để tìm nguồn thức ăn trong tự nhiên của con người mà còn là tìm môi trường
sống thích hợp trong tự nhiên, nơi con người là một mắt xích sinh thái của tự nhiên,
nơi con người và muông thú vừa dựa vào nhau để sống lại vừa cạnh trạnh với nhau
về nguồ
n thức ăn và chỗ ở. Để tồn tại trong môi trường nhiên hoang dã con người
không ngừng tích lũy kiến thức về thế giới tự nhiên nói chung và động vật nói
riêng. Từ nhận thức ban đầu chỉ là phân biệt các dạng động vật con người dần dần
biết sử dụng hàng loạt dấu hiệu quan sát được để phân biệt các nhóm động vật và
dần khái quát chúng thành hệ thống.
Từ những nhậ
n thức thô sơ ban đầu về thế giới động vật, trải qua hàng triệu
chúng mới trở thành tri thức phân loại học trong khoảng hơn hai nghìn năm trở lại
đây, kể từ khi các nhà tự nhiên học cổ đại là Hypocrates và Aristotte đặt nền móng
đầu tiên cho phân loại học. Chỉ trong thời gian 300 năm trở lại đây nhờ các học
thuyết phân loại của Linnaeus và đặc biệt của Darwin phân loại học mới tr
ở thành
một ngành khoa học thật sự. Đặc biệt, trong khoảng 100 năm trở lại đây loài người
đã được chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của phân loại học: số lượng các loài
động vật được biết không ngừng tăng lên theo thời gian, phân loại học động vật
không ngừng hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn. Đến nay người ta đã biết hơn
một triệu loài
động vật và hàng năm có thêm hàng ngàn loài mới tiếp tục được phát
hiện. Mặc dù khó ước lượng có bao nhiêu loài động vật đang tồn tại trên hành tinh
của chúng ta, nhưng bằng cách suy luận tương đối có cơ sở khoa học, người ta đã


ước tính có khoảng 5-10 triệu loài động vật có mặt trên trái đất. Như vậy, số loài
động vật đã biết mới chỉ là một phần nhỏ so với số còn chưa biế
t mà chủ yếu là các
nhóm động vật không xương sống như côn trùng và tuyến trùng.
Việt Nam là một nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, được coi như một trong
những vùng giao lưu của động, thực vật trong quá trình tiến hóa của tự nhiên nên có
nguồn động, thực vật khá phong phú và đa dạng. Việc thống kê nguồn tài nguyên
sinh vật mặc dù đã được người Pháp bắt đầu từ cách đây hơn mộ
t trăm năm, được
chúng ta tiếp tục từ hơn 50 năm qua, đã thu được những kết quả đáng kể. Cho đến
nay chúng ta đã thống kê được khoảng gần 15.000 loài động vật, trong đó có 310
loài thú, 840 loài chim, hơn 300 loài loài bò sát, hơn 160 loài ếch nhái, hơn 700 loài
cá nước ngọt, khoảng 2.500 loài cá biển và thêm vào đó có hàng chục ngàn loài
động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt (Cục BVMT, 2005). Tuy đã
đạt được nhi
ều thành tựu như trên, công việc điều tra phân loại của ta dường như
CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT

vẫn còn khá khiêm tốn và chắc chắn chúng ta còn nhiều việc phải làm, khi mà
nguồn tài nguyên động vật nhất là động vật không xương sống hầu như vẫn còn ít
được biết đến. Trong điều kiện nhiên nhiên đang bị hủy hoại do hoạt động của con
người gây ra làm cho không gian sinh tồn của động thực vật bị thu hẹp dẫn tới nguy
cơ diệt vong của nhiều loài động, thực vật thì việ
c điều tra, thống kê động vật nhất
là động vật không xương sống càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Khám phá thiên nhiên nói chung và nguồn tài nguyên động vật nói riêng không
những bổ sung những kiến thức quý báu cho khoa học và còn là cơ sở khoa học để
khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên động vật cho các mục tiêu kinh tế xã
hôi của đất nước. Tuy nhiên, công việc điều tra nghiên cứu động vật, thống kê và
sắp x

ếp chúng theo một hệ thống khoa học là công việc không dễ dàng. Để làm
được việc này các nhà động vật học cần được trang bị kiến thức phân loại. Nắm
được các nguyên tắc và phương pháp phân loại cũng như cách đặt tên động vật và
công bố theo chuẩn mực quốc tế.
Cuốn sách Nguyên tắc phân loại và Danh pháp động vật được biên soạn trên
cơ sở các tài liệu về phân loại động vật học, trong
đó chủ yếu là cuốn sách “Những
nguyên tắc phân loại động vật” (Principles of Taxonomy Zoology) của Ernst Mayr
(xuất bản năm 1969 và tái bản năm 1991). Sách trình bày một cách khái quát về các
nguyên tắc phân loại, phương pháp phân loại và thủ tục công bố phân loại. Sách
cũng giới thiệu Luật quốc tế về Danh pháp động vật – phiên bản mới nhất được hiệu
đính và xuất bản lần thứ 4 bởi Ủy ban Quốc tế về
Danh pháp động vật, có hiệu lực
từ ngày 1 tháng 1 năm 2000. Hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp các kiến thức chính
thống và cập nhật về phân loại động vật, giúp các nhà nghiên cứu động vật, cán bộ
giảng dạy sinh viên ngành sinh học nói chung và động vật học nói riêng, và những
người thích tìm hiểu khám phá tự nhiên có được những hiểu biết một cách có hệ
thống trong lĩnh vực nghiên cứu và công bố về phân loại học độ
ng vật.
Mặc dù đã cố gắng đến mức cao nhất, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu
sót khi biên tập một tài liệu dạng quy ước, nhất là phần Danh pháp quốc tế có khá
nhiều thuật ngữ chuyên môn chỉ có thể hiểu chuẩn xác bằng ngôn ngữ gốc là tiếng
Anh, nên khi chuyển sang tiếng Việt có một số chỗ chưa thật sát nghĩa. Vì vậy, tác
giả rất biết ơn nế
u được các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý, bổ sung để sách được
hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn GS.TSKH. Đặng Ngọc Thanh và PGS. TSKH.
Nguyễn Vũ Thanh đã đọc bản thảo và góp nhiều ý kiến quý báu cho lần xuất bản này.

TÁC GIẢ

CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT


MỤC LỤC Trang

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN THỨ NHẤT. CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT
5
Chương 1. VAI TRÒ CỦA PHÂN LOẠI HỌC 6
Sự da dạng của sinh vật 6
Phân loại học và Hệ thống học 10
Vị trí của Hệ thống học trong Sinh học 12
Nhiệm vụ của Phân loại học 15
Hệ thống học là một khoa học 18
Chương 2. LỊCH SỬ PHÂN LOẠI SINH VẬ
T 21
Các giai đoạn phát triển của phân loại 21
Các lý thuyết phân loại 30
Chương 3. THỨ HẠNG LOÀI 41
Những quan niệm về loài 41
Những khó khăn trong việc áp dụng khái niệm loài sinh học 43
Loài đa mẫu 46
Các thứ hạng dưới loài 47
Phân loại học quần thể 52
Chương 4. CÁC ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI CAO 55
Đơn vị phân loại cao 55
Các thứ hạng phân loại cao 57
PHẦN THỨ HAI. PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI
ĐỘNG VẬT 61

Chương 5. THU MẪU VÀ ĐỊNH LOẠI 62
Sưu tập phân loại 62
Bảo quản sưu tập 65
Định loại 69
Nghiên cứu tu chỉnh hoặc chuyên khảo 71
Chương 6. CÁC DẤU HIỆU PHÂN LOẠI 75
Bản chất của các dấu hiệu phân loại 75
Các dạng dấu hiệu 78
Chương 7. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG SỰ BIẾN DỊ 90
Biến dị không di truyền 92
Biến dị di truyề
n 97
Phân tích thống kê biến dị cá thể 100
Chương 8. QUYẾT ĐỊNH PHÂN LOẠI Ở MỨC ĐỘ LOÀI 108
CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT

Phân tích các lô vật mẫu đồng hương 108
So sánh các lô vật mẫu không đồng hương và không đồng thời 111
Chương 9. THỦ TỤC PHÂN LOẠI 119
Tập hợp các loài vào các đơn vị phân loại cao 119
Sắp xếp nhóm theo tộc hệ 125
Sự phân loại và rút thông tin 136
Chương 10. CÔNG BỐ PHÂN LOẠI HỌC 154
Các kiểu công bố 154
Đặc điểm của các công bố phân loại học 157
Cách trình bày một bài báo công bố về phân loại 166
PHẦN THỨ BA. LU
ẬT QUỐC TẾ VỀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT
171
Chương 1. DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 172

Chương 2. SỐ TỪ TRONG TÊN KHOA HỌC ĐỘNG VẬT 173
Chương 3. TIÊU CHUẨN CÔNG BỐ 175
Chương 4. TIÊU CHUẨN HIỆU LỰC 178
Chương 5. NGÀY CÔNG BỐ 191
Chương 6. HIỆU LỰC CỦA CÁC TÊN VÀ CÁC MỤC DANH PHÁP 193
Chương 7. SỰ HÌNH THÀNH VÀ XỬ LÝ CÁC TÊN 200
Chương 8. CÁC TAXON HỮU DANH NHÓM HỌ VÀ CÁC TÊN
CỦA CHÚNG
212
Chương 9. CÁC TAXON HỮU DANH NHÓM GIỐNG VÀ CÁC
TÊN CỦA CHÚNG
215
Chương 10. CÁC TAXON HỮU DANH NHÓM NHÓM LOÀI VÀ
CÁC TÊN C
ỦA CHÚNG
216
Chương 11. TƯ CÁCH TÁC GIẢ 219
Chương 12. SỰ ĐỒNG DANH 224
Chương 13. KHÁI NIỆM CHUẨN TRONG DANH PHÁP 231
Chương 14. CÁC MẪU CHUẨN TRONG NHÓM HỌ 233
Chương 15. CÁC MẪU CHUẨN TRONG NHÓM GIỐNG 234
Chương 16. CÁC MẪU CHUẨN TRONG NHÓM LOÀI 243
Chương 17. ỦY BAN QUỐC TẾ VỀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT 256
Chương 18. CÁC QUY ĐỊNH QUẢN LÝ LUẬT DANH PHÁP 265
TÀI LIỆU THAM KHẢO
268
MỘT SỐ THUẬT NGỮ PHÂN LOẠI HỌC
270

NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT


5












PHẦN THỨ NHẤT

CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI
ĐỘNG VẬT

















CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT

6

Chương 1
VAI TRÒ CỦA PHÂN LOẠI HỌC
I. SỰ ĐA DẠNG CỦA SINH VẬT
Hệ sinh vật trên hành tinh vô cùng phong phú và đa dạng. Trải qua nhiều
thế kỷ đến nay con người mới nhận dạng và mô tả được khoảng trên một triệu
loài động vật và nửa triệu loài thực vật, số còn chưa được mô tả hiện sống trên
trái đất theo sự ước lượng khác nhau, phải có từ 3 đến 10 triệu (Mayr, 1969).
Theo các số liệu đã có, số lượ
ng các loài đã mất đi có thể tính đến nửa tỷ. Mỗi
loài lại có thể có nhiều dạng khác nhau (các dạng sinh dục, dạng sinh trưởng và
dạng theo mùa các dạng hình thái cà các phenon khác).
Như vậy có thể nói, trải qua nhiều thế kỷ con người cũng chỉ mới biết một
phân nhỏ về giới động vật và chủ yếu là các động vật có xương sống lớn ở trên
đất liền. Còn rất nhiều
động vật không xương sống đặc biệt là côn trùng (ước
tính khoảng vài triệu loài) và tuyến trùng sống tự do trong đất, nước, biển và
tuyến trùng ký sinh ở côn trùng (ước tính khoảng một triệu loài) hầu như vẫn
chưa được biết. Rất nhiều nhóm động vật không xương sống có kích thước hiển
vi và cả thế giới về về động vật đơn bào vẫn còn là điều bí ẩn cần sự
khám phá
của con người.
Cần nhớ rằng mọi sự ước tính hoặc kiểm tính đều có những nhầm lẫn,

những nhầm lẫn đó có 2 nguồn gốc,và may mắn là lại có xu hướng cân bằng lẫn
nhau. Một là, vì ở tất cả các nhóm động vật vẫn còn bộ phận này hoặc bộ phận
khác các loài hiên đang tồn tại mà còn chưa được mô tả. Hai là, ở các nhóm còn
ít được nghiên cứu cái gọi là s
ố lượng loài mới chỉ là số tên loài thống kê được
mà thôi, trong số này có không ít các tên động vật và tên loài địa lý, mà vẫn
được coi như các loài thật sự.
Tổng số loài hiện còn sống (kể cả giun tròn, ve bét và động vật nguyên sinh)
ước tính tới 5, thậm chí tới 10 triệu. Số loài đã bị mất đi theo sự ước tính hiện nay
tới 50 hoặc 100 lần nhiều hơn (Cailleux, 1954). Chỉ riêng ở một nhóm trùng lỗ
(Foraminiphera) tới năm 1964 đ
ã mô tả được 28.000 loài. Năm 1953 Sabroski đã
tính được 685.000 loài côn trùng, và cứ tiếp tục mỗi năm thêm khoảng 6.000 loài,
thì đến thời điểm 1969 con số đó chắc hẳn tới gần 750.000 loài.
Việc thành lập danh mục loài ở các nhóm khác nhau được hoàn thành ở
mức độ khác nhau. Chắc chắn là 99% các loài chim còn sống được mô tả. Thế
nhưng lại còn một số nhóm còn ít được nghiên cứu thuộc chân khớp động vật
nguyên sinh và động vật không x
ương sống ở biển, trong các nhóm này chỉ mới
mô tả được dưới 10% các lòai hiện có. Tất nhiên, đó chỉ là những sự đánh giá
phỏng chừng, vì chưa ai có các số liệu chính thức.
NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT

7
Mặc dù vậy, với những gì đã khám phá được đến nay con người có thể tạm
vẽ được bức tranh về thế giới động vật như ở bảng dưới đây. Cần phải thấy rằng
hệ thống phân loại động vật, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ lớn nhưng đây cả
là một vấn đề còn quá nhiều vấn đề
mà có lẽ còn lâu mới đạt được sự thống nhất.
Ngay cả ở mỗi ngành, mỗi nhóm động vật cũng có nhiều quan điểm với nhiều hệ

thống phân loại được trình bày khác nhau. Vì vậy, tìm được sự thống nhất dù chỉ
là tương đối cho hệ thống phân loại động vật là việc làm không đơn giản. Điều
quan trọng là mỗi nhà phân loại cố gắng trình bày được một h
ệ thống mà nhiều
người chấp nhận hơn cả.
Bảng 1
Tóm tắt Hệ thống phân loại động vật và số lượng loài của các ngành
và một số lớp động vật
GIỚI ĐỘNG VẬT (ANIMALIA) Số loài
PHÂN GIỚI ĐỘNG VẬT ĐƠN BÀO (PROTOZOA) * **
Ngành động vật nguyên sinh (Protozoa)
28.350 260.000
Lớp Trùng chân giả (Sarcodina)
Lớp Trùng roi (Flagellata)
Phân lớp Trùng roi thực vật (Phytomastigina)
Phân lớp Trùng roi động vật (Zoomastigina)
Lớp Trùng bào tử (Sporozoa)
Lớp Trùng tơ (Ciliata)
PHÂN GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA BÀO TRUNG GIAN (PARAZOA)
Ngành Hải miên (Porifera) 4.800 > 5.000
Lớp Thân lỗ đá vôi (Calcispongia)
Lớp Thân lỗ thuỷ tinh (Hyalospongia)
Lớp Thân lỗ sừng (Demospongia)
PHÂN GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA BÀO (METAZOA)
Ngành Xoang tràng (Coelenterata / Cnidaria) 5.300 10.000
Lớp Thủy tức (Hydrozoa)
Lớp Sứa (Scyphozoa)
Lớp San hô (Anthozoa)
Ngành Sứa lược (Ctenophora) 80 150
Phân lớp Sứa lược có xúc tu (Tentaculata)

Phân lớp Sứa lược không có xúc tu (Atentaculata)
Ngành Giun dẹp (Platyhelminthes) 12.700 > 28.000
Lớp Sán tơ (Turbellaria) 3.000
CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT

8
Lớp Sán lá song chủ (Digenea / Trematoda) > 18.000
Lớp Sán lá đơn chủ (Monogenoidea) > 2.200
Lớp Sán dây (Cestoda) > 5.000
Ngành Giun vòi (Nemertini) 800 900
Ngành Giun tròn (Nematoda) 10.000 500.000
Lớp Chromadorea
Lớp Enoplea
Ngành Nemathelminthes 2.500 2.250
Lớp Giun tơ bụng (Gastrotricha) 150
Lớp Kinorhyncha (Echinoderida) 100
Lớp Giun đầu gai (Acanthocephala) 500
Lớp Giun cước (Gordiacea / Nematomorpha) <100
Lớp Giun bánh xe (Rotifera / Rotatoria) 1.500
Ngành Giun đốt (Annelida) 8.500 15.000
Phân ngành Giun đốt không đai sinh dục (Aclitellata)
Lớp Giun nhiều tơ (Polychaeta)
Lớp Echiurida
Phân ngành Giun đốt có đai sinh dục (Clitellata)
Lớp Giun ít tơ (Oligochaeta)
Lớp Đỉa (Hirudinea)
Ngành Thân mềm (Mollusca) 107.250 112.000
Lớp Nhiều mảnh vỏ (Polyplacophora)
Lớp Không vỏ (Aplacophora)
Lớp Một mảnh vỏ (Monoplacophora)

Lớp Chân bụng (Gastropoda)
Lớp Chân rìu (Pelecypoda / Bivalvia)
Lớp Chân đầu (Cephalopoda)
Ngành Chân khớp (Arthropoda) 838.000 >1.000.000
Phân ngành Tôm ba lá (Trilobithomorpha)
Lớp Trùng ba thùy (Trilobita) Đã tuyệt chủng
Phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata)
Lớp Giáp cổ (Palaeostraca / Mesostomata)
Lớp Hình nhện (Arachnida)
Lớp Nhện biển (Pantopoda / Pycnogonida)
Phân ngành Chân khớp có mang (Branchiata)
NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT

9
Lớp Giáp xác (Crustacea)
Phân lớp Giáp đầu (Cephalocarida)
Phân lớp Giáp xác lớn (Malacostraca)
Phân lớp chân mang (Branchiopoda)
Phân lớp Chân chèo (Remipedia)
Phân lớp Chân hàm (Maxillopoda)
Phân lớp Giáp trai (Ostracoda)
Phân ngành Chân khớp có ống khí (Tracheata)
Lớp Nhiều chân (Myriapoda)
Lớp Côn trùng (Insecta) 750.000 >1.000.000
Ngành Da gai (Echinodermata) 6.000 6.000
Phân ngành Pelmatozoa
Lớp Quả biển (Carpoidea) (đã tuyệt chủng)
Lớp Cầu biển (Cystoidea) (đã tuyệt chủng)
Lớp Nụ biển (Blastoidea) (đã tuyệt chủng)
Lớp Hộp biển (Edrrioasteroidea) (đã tuyệt chủng)

Lớp Huệ biển (Crinoidea)
Phân ngành Eleutherozoa
Lớp Ophiocistia (đã tuyệt chủng)
Lớp Sao biển (Asteroidea)
Lớp Đuôi rắn (Ophiuroidea)
Lớp Cầu gai (Echinoidea)
Lớp Hải sâm (Holothuroidea)
Ngành Dây sống (Chordata) 43.000 62.000
Phân ngành Sống đuôi (Urochordata) 3.000
Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata) 30
Phân ngành Động vật có xương sống (Vertebrata) 41.700 57.739
Lớp Miệng tròn (Cyclostomata)
Phân lớp Bám đá (Petromyzones)
Phân lớp Mixini
Lớp Cá sụn (Chondrichthyes)
Phân lớp Mang tấm: (Elasmobranchii)
Phân lớp Toàn đầu (Holocephali)
Lớp Cá xương (Osteichthyes) > 20.000
Phân lớp Vây tia (Actinopterygii)
CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT

10
Phân lớp Cá nhiều vây (Polypteri)
Phân lớp Cá vây tay (Crossopterygii)
Phân lớp Cá phổi (Dipnoi)
Lớp Lưỡng thê (Amphibia) 2.500 6.000
Lớp Bò sát (Reptilia) 6.300 8.225
Lớp Chim (Aves) 8.600 10.000
Liên bộ Chim hàm cổ (Paleognathes)
Liên bộ Chim hàm mới (Neognathes)

Lớp thú (Mammalia) 3.700 5.800
Phân lớp Thú đơn huyệt (Prototheria)
Phân lớp Thú thấp (Metatheria)
Phân lớp Thú có nhau (Eutheria)
* Số loài theo E. Mayr, 1969
** Số loài theo K. Rohde, 1993 và một số tài liệu khác

II. PHÂN LOẠI HỌC VÀ HỆ THỐNG HỌC
1. Các thuật ngữ và định nghĩa
Thuật ngữ phân loại học (Taxonomy) bắt nguồn từ chữ Hy lạp taxis (cách
sắp xếp) và nomos (quy luật) và lần đầu tiên được De Candolle (1813) đề nghị
cho lý thuyết phân loại học thưc vật. Từ này được hình thành một cách đúng đắn
và không cần sửa chữa, vì nó cũng rất phù hợp với các quan niệm hiên đại: Phân
loạ
i học là lý thuyết và thực hành phân loại các sinh vật.
Thuật ngữ hệ thống học (Systematics) bắt nguồn từ chữ Hy lạp được Latin
hóa Systema, được dùng cho các hệ thống phân loại do các nhà tự nhiên học, đặc
biệt là Linnaeus đưa ra (Systema Naturae, 1735). Sâu đó, Simpson (1961) đã đưa
ra định nghĩa mới đầy đủ hơn: Hệ thống học là sự nghiên cứu một cách khoa
học các sinh vật khác nhau, sự đa dạng của chúng c
ũng như tất cả và từng mối
quan hệ qua lại giữa chúng với nhau, hoặc có thể định nghĩa đơn giản hơn: Hê
thống học là khoa học về sự đa dạng của sinh vật. Chữ “quan hệ qua lại”
(relationship) được dùng không phải trong nghĩa phát sinh chủng loại hẹp mà
được hiểu một cách rộng rãi bao gồm tất cả các quan hệ qua lại sinh học giữa
các sinh vật.
Điều đó giải thích hệ thống học là cả một lĩnh vực khoa học rộng
lớn, bao gồm cả sinh học tiến hóa, sinh thái học và sinh học tập tính.
Trong hệ thống học động vật cũng như trong bất kì khoa học nào việc định
nghĩa chính xác các thuật ngữ làm giảm bớt rất nhiều sự nhầm lẫn. Các thuật

ngữ thường dung trong sách này như “loài”, “ngành” , “đa mẫu”, v.v. sẽ
được
NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT

11
định nghĩa trong các chương trình thích hợp. Ở đây chỉ xem xét một số thuật ngữ
liên quan tới tất cả các chương.
Phân loại học (Clasification) một phần trùng nghĩa với từ phân loại học.
Tuy nhiên thuật ngữ này cũng dùng để biểu thị quá trình phân loại: “phân loại
động vật – đó là việc phân chia động vật thành nhóm (hoặc lô) trên cơ sở quan
hệ qua lại của chúng” (Simpson 1961). Ở nghĩa này sự phân loại g
ần như tương
đương với cái mà thường gọi là phân loại học beta.
Quá trình phân loại hoàn toàn khác so với quá trình định loại. Khi phân loại
chúng ta sắp xếp các quần thể và các nhóm quần thể ở tất cả mọi mức độ vào
một trật tự nhất định, và dùng phương pháp quy nạp; khi tiến hành định loại, sắp
xếp vị trí của các cá thể riêng biệt vào các phân hạng đã được tách từ trướ
c (các
taxon). Các mặt quan trọng nhất của việc phân loại là sự tập hợp các sinh vật vào
các nhóm và đặt các nhóm này vào các bậc nhất định.Trong việc này điều cực kỳ
quan trọng là các thuật ngữ phải chính xác và không được mang nhiều nghĩa.
Taxon (Taxon): Taxon là một nhóm sinh vật đã được công nhận như một
đơn vị chính thức ở một bậc nhất định của thang bậc phân loại. Mayr (1969) đã
định nghĩa: Taxon là m
ột nhóm phân loại của một bậc nào đó tách riêng khá rõ
khiến ta có thể dành cho nó một thứ hạng nhất định. Định nghĩa này cho thấy,
giới hạn giữa taxon này với taxon khác của cùng một bậc thường phụ thuộc vào
lập luận của nhà phân loại.
Cần chú ý hai điểm. Một là, khái niệm taxon bao giờ cũng hàm ý những đối
tượng động vật cụ thể, ví dụ: loài nói chung không phải là taxon, như

ng loài nhất
định nào đó lại là một taxon. Hai là, taxon phải được các nhà phân loại chính thức
công nhận. Các tập hợp đó chỉ là những taxon trong trường hợp nếu chúng được
chính thức tách ra, ví dụ: thành các phân giống độc lập. Cũng tương tự như vậy,
các deme và thể tách biệt (isolate) chỉ là những taxon trong trường hợp nếu chúng
chính thức được tách thành các phân loại độc lập.
Nhà phân loại học thường phân loại các taxon bậc loài. Tuy nhiên, đ
a số các
taxon trong nội bộ không đồng nhất do biến dị theo mùa và tuổi, do lưỡng hình
sinh dục và đa hình di truyền cho nên điều khó nhất trong việc phân loại là việc
xác định xem những đối tượng nào là thuộc vào taxon bậc loài này.
Phenon. Bước đầu tiên trong phân loại là chia tách các nhóm vật mẫu tương
đối đồng nhất và phân chúng theo các taxon bậc loài. Không có thuật ngữ để chỉ
một nhóm vật mẫu tương đối thống nhất về phenotype, nhưng c
ũng có thể gọi các
nhóm như vậy là phenon – dùng để gọi nhóm vật mẫu đồng nhất về phenotype ở
bậc loài. Tuy nhiên, trong thực tế đực và cái thường thuộc vào các phenon khác
nhau, còn trong trường hợp loài đồng hình, thì trái lại, có thể có tình trạng một số
loài khác nhau lại thuộc cùng một phenon. Sự thừa nhận thuật ngữ thông dụng để
chỉ nhóm vật mẫu đồng nhất về phenotype làm dễ dàng hơn cho việc trình bày thủ
CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT

12
tục nghiên cứu phân loại.
Thứ hạng (Rank) là bậc hay cấp độ trong thang bậc phân loại. Đó là phân
hạng mà thành phần của nó là các taxon thuộc một bậc nào đó. Ví dụ thứ hạng
loài là phân hạng mà thành phần của nó là tất cả taxon bậc loài.
Việc hiểu rõ ý nghĩa thuật ngữ “thứ hạng” dựa trên sự hiểu biết thang bậc phân
loại. Những thuật ngữ như loài, giống, họ, và b
ộ là để gọi các thứ hạng. Như vậy thứ

hạng là từ trừu tượng, là tên đặt cho một phân hạng nào đó, còn các taxon thuộc các
thứ hạng này lại là các đối tượng động vật cụ thể. Trước khi người ta đưa vào phân
loại từ “taxon” , thì thuật ngữ “thứ hạng” thường được dùng một cách không phân
biệt để chỉ các nhóm động vật cũng như bậc phân loại.
III. VỊ TRÍ C
ỦA HỆ THỐNG HỌC TRONG SINH HỌC
Hệ thống học chiếm một vị trí đặc biệt trong các khoa học sinh vật, đặc biệt
trong nghiên cứu sự đa dạng của các sinh vật. Một trong những nhiệm vụ chính
của nhà phân loại học là xác định các đặc tính riêng của mỗi loài và mỗi taxon ở
bậc cao hơn bằng cách so sánh. Một nhiệm vụ khác là làm sáng tỏ đặc tính nào
là chung cho các taxon này hay các taxon khác và do những nguyên nhân sinh
học nào mà xuất hiệ
n tính chất giống và khác nhau của các đặc điểm đó. Cuối
cùng, hệ thống học nghiên cứu tính biến dị trong nội bộ đơn bị phân loại. Như
vậy, hệ thống học chiếm một vị trí đặc biệt trong khoa học sinh học. Nhờ phân
loại, sự đa dạng của giới hữu cơ trở thành có thể tiếp cận và nghiên cứu được đối
với các ngành khoa h
ọc sinh vật khác. Không có phân loại thì phần lớn kết quả
thu đươc trong các lĩnh vực sinh học trở nên mơ hồ. Hệ thống học liên quan đến
các quần thể, loài và các taxon cao hơn. Hệ thống học không chỉ cung cấp thông
tin hết sức cần thiết về sự đa dạng và trật tự phát triển của sinh vật, mà điều có
giá trị hơn nữa là phát triển cách suy nghĩ, phương hướng giả
i quyết các vấn đề
sinh học hết sức quan trọng đối với sinh học nói chung theo quan điểm tiến hóa
và phát triển (Mayr, 1968)
1. Đối với sinh thái học
Hầu hết các chuyên gia sinh thái học đều khẳng định sự phát triển mạnh của
sinh thái học phụ thuộc vào việc định loại đúng đắn các sinh vật nghiên cứu và
có được hệ thống học hoàn thiện đối với tất cả các nhóm động v
ật. Hệ thống học

là cơ sở chủ yếu của bất kỳ loại nghiên cứu sinh thái nào; không có nó nhà sinh
thái học sẽ bất lực và có thể trở nên vô ích.
Cũng như vậy, các lĩnh vực nghiên cứu khác cũng phụ thuộc vào phân loại
học. Các thời kì địa chất và phân tầng địa chất phụ thuộc vào việc định loại
chính xác các dạng hóa thạch chỉ thị. Ngay cả sinh học thự
c nghiệm cũng cần
đến các kết quả nghiên cứu của phân loại học. Trong thực tế, có không ít những
giống có 2-3 hoặc nhiều loài rất giống nhau. Những loài này thường khác nhau
NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT

13
về các đặc điểm sinh thái học và tế bào học nhiều hơn so với các đặc điểm hình
thái bên ngoài. Không ít các ví dụ về việc hai nghiên cứu đi đến những kết luận
hoàn toàn khác nhau về các đặc điểm sinh lý của một “loài” nào đó, chỉ vì thực
ra một người nghiên cứu loài a, còn người kia loài b. Hóa sinh học so sánh cũng
rất cần đến phân loại học. Tiến hóa của phân tử - một lĩ
nh vực của nghiên cứu
sinh học phân tử, mà tầm quan trọng của nó ngày càng lớn, chỉ có thể thành
công trên một cơ sở phân loại học đúng đắn. Chỉ khi nào am hiểu phân loại học,
nhà sinh thái học mới có thể quyết định được là những sinh vật nào có thể cung
cấp chìa khóa để hiểu biết các giai đoạn quan trọng của tiến hóa phân tử. Một
trong những thành tựu cơ bản của phân loạ
i học có chất lượng tốt là giá trị dự
đoán của nó. Nó cho ta khả năng chuyển những kết luận rút ra được trên cơ sở
nghiên cứu các đặc điểm đã biết, sang cho các đặc điểm trước đây chưa được
nghiên cứu. Có nhiều động vật ta không thể giữ được trong phòng thí nghiệm,
một số khác lại không sinh sản được trong tình trạng phi tự nhiên. Trong trường
hợp này một h
ệ thống phân loại tốt sẽ cho phép ta tiến hành được các nghiên cứu
ngoại suy dựa trên các vật mẫu đã hiểu biết rõ về mặt di truyền. (Tất nhiên giá trị

của các kết luận này bị hạn chế ở chỗ mỗi loài là một hệ thống duy nhất). Nhà
phân loại học có thể bổ sung được nhiều lỗ hổng trong kiến thức của chúng ta
mà các chuyên viên trong các lĩnh vực thực nghiệm không thể
làm được. Những
năm gần đây sự hợp tác của các nhà phân loại học và các nhà nghiên cứu miễn
dịch học, hóa sinh so sánh, sinh lý so sánh và nghiên cứu tập tính động vật càng
trở nên phổ biến hơn. Ở đây, cần nhấn mạnh một số lĩnh vực nghiên cứu sinh
học mà phân loại học đã có cống hiến lớn.
2. Đối với các ngành sinh hoc ứng dụng.
Cống hiến của phân loạ
i học vào các khoa học ứng dụng vừa có tính chất
trực tiếp vừa gián tiếp. Đó là các vấn để thuộc về y học, bảo vệ sức khỏe, kinh
tế nông nghiệp, bảo vệ thiên nhiên, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, v.v.
Dựa trên khía cạnh phân loại học người ta đã tìm ra được chìa khóa giải quyết
những vấn đề phức tạp của côn trùng học ứng dụng. Ví dụ, vật truyền b
ệnh sốt
rét giả thiết ở châu Âu là muỗi sốt rét Anopheles maculipennis Meigene, đã
được tìn thấy ở khắp các lục địa, trong lúc đó bệnh sốt rét lại không vượt quá
các vùng giới hạn. Người ta đã tiêu phí một số tiền lớn một cách vô ích, do
không hiểu được bản chất mối quan hệ giữa sự phân bố của muỗi và bệnh sốt
rét. Chỉ sau khi Hackett (1937) và Bates (1940) tiến hành những nghiên cứu kỹ
lưỡng v
ề phân loại học mới biết thực chất loài “maculipennis” thực ra là tập
hợp bao gồm một số loài đồng hình, chứ không phải chỉ là một loài. Chúng
khác nhau về chỗ ở và sinh học sinh sản và chỉ một số loài nào đó là truyền
bệnh sốt rét ở một vùng nào đó mà thôi. Những hiểu biết mới về phân loại học
này đã cho phép sử các biện pháp tiêu diệt những tác nhân đích thự
c gây bệnh
và đạt hiệu quả tốt nhất.
CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT


14
Do chỗ các biện pháp đấu tranh sinh học chống côn trùng có hại lại trở nên
ngày càng được chú ý hơn, việc xác định chính xác nơi phát sinh gốc của côn
trùng đó và khu hệ vật ký sinh của chúng có một ý nghĩa rất lớn. Pemberton
(1941) đưa ra một ví dụ cho các nghiên cứu phân loại, có tầm quan trọng lớn đến
mức nào trong các biện pháp sinh học chống vật gây hại. Hai mươi năm về trước
bọ râu dài Syagrius pascoe bắt đầu gây hại rấ
t lớn cho dương xỉ Sadleria ở đảo
Hawai. Trong tài liệu côn trùng học không thấy có các dẫn liệu về việc tìm thấy
loài này ở các nơi bên ngoài đảo Hawai, ngoài các khu nhà kính trồng cây ở
Australia và New Zeland và như vậy là không biết được đâu là nơi phát sinh gốc
của nó. Tuy nhiên, sau đó năm 1921 trong khi nghiên cứu các vấn đề khác ở
Australia, Pemberton đã tình cờ tìm được trong số những bọ cánh cứng trong bộ
mẫu côn trùng cũ ở Sydney, một vật mẫu
độc nhất loài Syagrius fulvitarsis có
ghi thời gian (năm 1857) và một địa điểm ở Australia, nói đã thu thập đươc vật
mẫu đó. Điều này đã giúp giải quyết vấn đề, vì khi nghiên cứu các vùng rừng đã
ghi trên nhãn vật mẫu người ta đã tìm thấy một quần thể nhỏ bọ cánh cứng nói
trên và hơn thế nữa cả vật ký sinh thuộc họ ong Braconidae kí sinh vào ấu trùng
của chúng. Các ký sinh vật được thu th
ập ngay để gửi về Hawai và việc sử dụng
chúng đã đưa tới sự giảm hẳn số lượng bọn công trùng gây hại. Như vậy, các
dẫn liệu ghi trên nhãn của vật mẫu côn trùng độc nhất năm 1857 ở Australia đã
là chìa khóa cho sự thành công của biện pháp sinh học chống bọn côn trùng gây
hại này ở đảo Hawai 65 năm sau.
Clausen (1942) và Sabrosky (1955) cũng đã trình bày chi tiết một vài thành
công trong việc dùng biện pháp đấu tranh sinh học, đạ
t đươc nhờ phân loại học,
cũng như các thất bại hết sức tai hại do nguyên nhân định loại không đúng.

3. Đối với các ngành sinh học lý thuyết
Người ta thương nhấn mạnh đến chức năng thực hành của phân loại hoc một
cách quá mức đến mức bỏ qua hoặc coi nhẹ cống hiến của hệ thống học trong
việc xây dựng những quan niệm lý thuyết sinh học. Ví dụ
, khái niệm quần thể
xâm nhập vào sinh học và phân loại học như là một trong hai nguồn gốc của di
truyền học quần thể. Phân loại học không những đã trả lời được vấn đề tăng số
lượng loài đã diễn ra như thế nào mà còn góp phần làm sáng tỏ cấu trúc các loài
và vai trò tiến hóa của các quần thể ngoại vi. Chính các nhà phân loại học đã chỉ
ra tầm quan trọng của ch
ọn lọc tự nhiên, trong khi các nhà di truyền học cho
rằng quá trình đột biến đã làm cho chọn lọc tự nhiên vốn được coi như một nhân
tố tiến hóa trở nên không còn ý nghĩa nữa. Như vậy, vai trò của phân loại học
trong sinh học có thể tóm tắt như sau:
− Cung cấp một bức tranh về sự đa dạng của giới hữu cơ trên hành tinh chúng
ta ở và là khoa học duy nhất nghiên cứu hoàn thiện vấn
đề này.
− Cung cấp thông tin và cho phép dựng lại phát sinh của sự sống.
NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT

15
− Phát hiện nhiều hiện tượng tiến hóa quan trọng trong sinh học và thúc đẩy
các lĩnh vực sinh học khác nghiên cứu các nguyên nhân của chúng
− Là nguồn thông tin độc nhất cho nhiều lĩnh vực sinh học (ví dụ, địa sinh học).
− Tạo ra giá trị tìm tòi và thúc đẩy sự hiểu biết trong nhiều lĩnh vực sinh học,
như: hóa sinh học tiến hóa, miễn dịch học, sinh thái học, di truyền học, tập
tính học, lị
ch sử địa chất.
− Tạo tiền đề cho nghiên cứu các sinh vật có ý nghĩa kinh tế và y học.
Như vậy phân loại học tác động đáng kể tới sự mở rộng phạm vi và thành

tựu của sinh học, tạo nên một sự liên kết chặt chẽ và sự cân bằng tốt nhất trong
nội bộ khoa học sinh vật nói chung.
IV. NHIÊM VỤ CỦA PHÂN LOẠI HỌC
Phân loại học không ch
ỉ đơn thuần là việc định loại vật mẫu và xây dựng các
bảng định loại, không đơn thuần là phát hiện và mô tả các taxon mới mà lớn hơn
đó là công vỉệc của hệ thống học. Đó là phân loại và nghiên cứu so sánh các sinh
vật về mọi mặt cũng như việc biểu hiện vai trò của các taxon thấp và cao trong hệ
thống tự nhiên và trong tiến hóa. Đó là sự tổng hợp các hiểu biết nhi
ều mặt, là lý
thuyết và phương pháp được áp dụng trong tất cả các mặt của việc phân loại. Mục
đích cuối cùng của hệ thống học không phải chỉ là trình bày sự đa dạng của sinh
vật, mà còn làm sáng tỏ và hiểu biết quá trình tiến hóa của nó.
Nhà phân loại học hiện đại là nhà tự nhiên học được đào tạo đầy đủ để nghiên
cứu sinh thái và tập tính loài trong điều kiện tự
nhiên. Đa số các nhà phân loại học
trẻ đã có sự chuẩn bị cơ sở về các lĩnh vực sinh học khác nhau trong đó có cả di
truyền học. Kinh nghiệm của công tác thực địa cũng như trong phòng thí nghiệm đã
trang bị cho họ một cơ sở tốt để nghiên cứu sâu hơn.
Quá trình phân loại gồm hai thủ tục cơ bản là phân tách các tổ hợp và sắp
xếp theo bậc phân loạ
i. Mỗi thủ tục lai gồm hai giai đoạn riêng.
1. Phân tách các tổ hợp
Nhiệm vụ đầu tiên của phân loại học là phân tách mức độ đa dạng của các
cá thể, ở các nhóm hơi khác nhau nhưng trong nội bộ lại đồng nhất và xác nhập
sự sai khác rõ rệt giữa các nhóm này. Mỗi nhóm như vậy là một phenon. Phenon
không nhất thiết phải là một quần thể theo ý nghĩa sinh học; đó có thể là một
nhóm v
ật mẫu hỗn hợp của một quần thể (đực, cá thể non, dạng hình thái và
v.v.), hoặc là (trong trường hợp loài đồng hình) là sự pha trộn một vài quần thể,

và trong trường hợp vật mẫu dị phát sinh về địa lý nó còn có thể là hỗn hợp một
số phân loài
Nhiệm vụ thứ hai là xếp các phenon vào loài này hoặc loài khác - taxon thấp
nhất thường dùng trong phân loại. Trong đa số các nhóm động vật đều thấy có
CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT

16
trường hợp một vài phenon thuộc một loài sinh học, được mô tả và đặt tên thành
nhiều loài. Một số nhóm cho đến nay vẫn không thể xác định được một cách dứt
khoát là thuộc vào loài này hoặc loài khác các cá thể thuộc giới tính (ví dụ ở
ong), đẳng cấp khác nhau (ở kiến) hoặc các thế hệ khác nhau (ở sán lá). Ở một
số nhóm người ta lại dùng các sơ đồ định loại khác nhau cho ấu trùng và cá thể
trưởng thành. Các sơ đồ
này không gọi là phân loại sinh học được vì rằng chúng
ta tiến hành phân loại các loài, trong khi đó ấu trùng và các cá thể trưởng thành
chỉ là sự thể hiện vể phenotype của cùng một genotype.
Sau khi các đơn vị cơ bản đã được tách ra, cần cho chúng các biểu tượng định
danh, “các tên gọi”. Tên gọi động vật trong phân loại học, cũng như các hệ thống
thông tin khác, có hai thuộc tính cơ bản nhất là tính chất phổ biến và ổn định.
Th
ống kê các loài. Khi sự hiểu biết của ta càng tăng lên thì ngay cả nhiệm
vụ đầu tiên này của các nhà phân loại học là phân tách và mô tả loài cũng lớn
thêm theo thời gian. Năm 1758, Linnaeus đã mô tả 4.162 loài động vật, năm
1898 Modius đã thành lập danh mục 415.600 loài đã được xem xét. Hiện nay số
đó có thể đã vượt quá một triệu.
2. Tập hợp và phân theo bậc (ranking)
Nhận biết và mô tả các loài mới chỉ là giai đoạn đầu c
ủa việc phân loại. Nếu
như nhà phân loại học dừng ở đó, thì chẳng bao lâu họ sẽ vấp phải một đống lộn
xộn tên gọi các loài. Do đó nhiệm vụ thứ hai của nhà phân loại học là sắp xếp các

loài vào hệ thống nhất định. Họ phải tập trung chúng vào các tổ hợp lớn nhỏ các
taxon gần gũi bậc loài và các đơn vị cao hơn, và xếp chúng cho phù hợp vớ
i thang
bậc các thứ hạng. Nói cách khác là họ phải tiến hành phân loại.
Lưu trữ thông tin. Có lẽ, không thấy trong một lĩnh vực khoa học nào việc lưu
trữ thông tin và việc trích rút thông tin lại có ý nghĩa quan trọng như trong phân
loại học. Không thể hoàn thành được tốt việc tu chỉnh hoặc mô tả chuyên khảo
một taxon cao nào đó, nếu không xây dựng được danh mục sơ bộ tất cả các loài đã
được mô tả. Đi
ều đó đúng với bất kỳ công việc nào trong phân loại học beta và
gama. Vấn đề lại còn phức tạp hơn ở chỗ ít có lĩnh vực nghiên cứu nào mà tài liệu
lại nhiều tản mát như trong phân loại học. Các loài càng được mô tả nhiều, người
nghiên cứu phân loại càng nhiều, vấn đề trở nên phức tạp hơn.
Hiện nay nhờ công nghệ thông tin với hệ thống máy tính mạnh, việc mã hóa
t
ất cả các thông tin phân loại để lưu trữ chúng và phục vụ kết nối giữa các Trung
tâm phân loại và các nhà phân loại học đã góp phần làm cho tình hình trên đây
được cải thiện đáng kể và việc lưu giữ cũng như trích rút thông tin trở nên dễ
dàng và hiệu quả hơn nhiều.
3. Các giai đoạn phân loại.
Việc phân loại một nhóm phân loại trải qua những giai đoạn phát triển khác
NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT

17
nhau. Giai đoạn đầu gọi là phân loại anpha, chú ý chủ yếu đến việc mô tả các
loài mới và sơ bộ phân ra thành các giống lớn. Ở giai đoạn phân loại beta, các
quan hệ tương hỗ được làm sáng tỏ một cách chi tiết hơn ở mức độ loài và ở thứ
hạng cao hơn. Ở giai đoạn phân loại gama chủ yếu người ta chú ý vào tính biến
dị trong loài, quá trình tiến hóa khác nhau và nguyên nhân của s
ự đa dạng hữu

cơ. Ba giai đoạn ấy có sự chồng lấn và xen kẽ lẫn nhau, nhưng việc chuyển từ
phân loại học anpha đến phân loại học gama kế tiếp nhau một cách rõ ràng
trong lịch sử phân loại học của bất cứ một nhóm nào. Tất nhiên ngay cả ở những
nhóm đã được nghiên cứu khá kỹ về phân loại học vẫn còn cần nghiên cứu bổ
sung
ở mức độ phân loại học anpha và beta, nhưng mục đích thực sự của bất cứ
nhà phân loại học sinh học nào cũng là xây dựng quan niệm thích đáng về nhóm
sinh vật mà họ quan tâm.
Phân loại học gama có đủ lý do tồn tại và phát triển lâu dài, vì rằng việc giải
thích nguyên nhân là một phần của bất kỳ một khoa học nào và hệ thống học
động vật cũng không phải là một ngoại lệ
. Nếu như nhà phân loại học chỉ thỏa
mãn với việc lập bảng sắp xếp đơn giản cho sự đa dạng của thế giới sinh vật thì
đó chỉ là kỹ thuật chứ chưa phải là khoa học.
4. Phương hướng nghiên cứu phân loại học
Cũng như đa số các nhà nghiên cứu khác nhà phân loại học thường phải giải
quyết các vấn đề phân loạ
i học từ những hướng khác nhau và theo những cách
khác nhau. Một là, tùy thuộc vào mức độ nghiên cứu nhóm sinh vật mà nhà
nghiên cứu có thể xác định vấn đề, mục tiêu và mức độ cần phải giải quyết về
phân loại học. Hai là, đa số các nhà chuyên môn thường tiến hành xen kẽ các
công việc khác nhau nhưng phục vụ cho một mục tiêu đã đặt ra. Ví đụ, để tập
hợp các dẫn liệu cần cho việc nghiên cứ
u tu chỉnh, thì việc nghiên cứu biến dị
địa lý ở một loài nào đó trên cơ sở nghiên cứu hình thái, giải phẫu của vật mẫu
sống, tiến hành phân tích các dẫn liệu phân bố sẽ tạo cho nhà nghiên cứu một sự
thoải mái và tránh đơn điệu trong công việc. Phân loại học trên thực địa đặt ra vô
số nhiệm vụ, những nhiệm vụ đó sẽ có vẻ hấp dẫn, nế
u xen kẽ công việc này với
các nghiên cứu vật mẫu bảo tàng.

Gần đây, một số người không phải là nhà phân loại học đã đề nghị loại bỏ
phần lớn nội dung phân loại học mà họ coi như đã lỗi thời hoặc đã hoàn thanh sứ
mang phân loại học. Thay vào đó họ đề nghị nên tập trung một số lĩnh vực hẹp
nào đó của phân loạ
i học như hóa học so sánh protein, phân loại học tập tính
hoặc những nguyên tắc biến dị địa lý. Họ quên rằng các phương hướng khác
nhau không loại trừ lẫn nhau; ngay cả đối với nhiều nhóm sinh vật vẫn cần sự cấp
thiết về mặt phân loại ở mức độ alpha cơ bản nhất. Ngay con người chúng ta, xét
về mặt phân loại học cũng là một trong những loài đa hình nhất. M
ột số nhà
nghiên cứu thích dùng máy tính điện tử, số khác lại thích quan sát tập tính sinh
CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT

18
vật; một số quan tâm đến côn trùng; một số khác lại quan tâm đến cá; một số thích
nghiên cứu sách vở, một số khác lại thich nghiên cứu với các ống nghiệm, một số
thích các vật mẫu đã định hình, một số khác lại thích vật mẫu sống. Tính đa hình
của con người không chịu khuất phục tính nguyên tắc. Mở rộng khái niệm của
phân loại học cho phép các nhà nghiên cứu có sự quan tâm nhiều chiều, nhi
ều vẻ
và thể hiện tài năng tốt nhất.
V. HỆ THỐNG HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1. Tổ chức phân loại học
Vị trí của nhà phân loại học chuyên nghiệp ở trong các viện bảo tàng,
trường đại học và các cơ quan nhà nước khác nhau. Vì có sự hiểu biết rộng về cơ
sở động vật học, hình thái học, sinh lý học, di truyền học và sinh thái học, các
nhà phân loại học ngoài chứ
c năng nghiên cứu họ đặc biệt thích hợp cho
việc giảng giáo trình động vật học đại cương hoặc sinh học đại cương.
Ngoài chức năng nghiên cứu và giảng dạy thuần túy nhà phân loại học cũng đảm

nhận những nghiên cứu phục vụ thực tiễn. Ví dụ, khi phát hiện thấy tầm quan
trọng của trùng lỗ (Foraminifera) trong việc xác định các tầng địa chất có dầu
hỏ
a thì nhu cầu nghiên cứu về các đối tượng cổ sinh vật học hiển vi tăng lên đến
mức không thể nào thỏa mãn được trong suốt vài chục năm. Mặc dù đến nay
việc thăm dò dầu khí bằng các phương pháp địa vật lý chiếm ưu thế, thì nhu cầu
nghiên cứu về cổ sinh vật học hiển vi cũng giảm xuống rõ rệt. Trước đây, khi
biện pháp hóa học phòng chống côn trùng còn thịnh hành thì nhu cầu phân lo
ại
học côn trùng chưa lớn lắm, nhưng hiện nay khi biện pháp đấu tranh sinh học
được chú ý, thì nhu cầu phân loại học côn trùng đã tăng lên nhằm phục vụ cho
phòng trừ sinh học. Tương tự, do ý nghĩa kinh tế, quân sự mà biển mang lại cho
con người, các nghiên cứu hải dương, trong đó các nhà động vật học ở biển đã
không ngừng tăng lên. Đặc biệt, nhiều viện bảo tàng và trường đại họ
c đã đặt ra
những yêu cầu mới về nghiên cứu động vật không xương sống ở biển. Các trung
tâm nghiên cứu sinh học phân tử cũng đã và đang sử dụng các nhà phân loại học
để giải quyết nhiều vấn đề tiến hóa mà nếu chỉ nghiên cứu thuần túy ở góc độ
hóa sinh học so sánh sẽ khó giải quyết được.
Phạm vi hoạt động của phân loại nói chung, yêu cầu đối v
ới các nhà phân
loại học cũng rất khác nhau. Có những nhà phân loại học tiến hành việc phân
tích quần thể, một số khác đánh giá các dấu hiệu khi phân loại các taxon cao
hơn. Hiện nay, mặc dù phân loại học phân tử đã khá phát triển, nhưng nhu cầu
các nhà phân loại học hình thái không những không giảm mà còn tăng lên. Thậm
chí khá nhiều lĩnh vực phân loại, nhiều nhóm động vật cần được phân loại
nhưng thiếu hụt độ
i ngũ chuyên gia có đủ khả năng giải quyết. Đương nhiên, để
thành công với những xu hướng nghiên cứu mới, nhà phân loại học hiện đại cần
NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT


19
phải tiếp cận với các phương pháp phân tích phân tử mới kết hợp với các kỹ
năng truyền thống.
Gần đây đã xuất hiện xu hướng xóa nhòa ranh giới giữa “các nhà phân loại
học” và “các nhà sinh học khác”. Các nhà di truyền học quần thể đã tích cực phân
loại ruồi dấm Drosophila ở trình độ cao và mô tả những loài mới. Các nhà lưỡng
thể học đã mô tả những loài đồng hình ế
ch nhái mới khi phân tích âm thanh của
chúng. Các nhà côn trùng học cũng đã phát hiện được những loài như thế ở bọn ve
sầu và cánh giống. Các nhà sinh thái học đôi khi cũng tiến hành công tác phân loại
để hoàn thiện các nghiên cứu sinh thái của mình. Chính các nhà phân loại học đã
quan tâm một cách sâu sắc đến địa sinh vật, và phần lớn các cống hiến cơ bản nhất
cho lĩnh vực sinh học này là của các nhà phân loại học. Hiện nay, khi thành ngữ
“dấu hiệ
u phân loại” không chỉ có nghĩa là các đặc điểm hình thái mà còn là một
biểu hiện bất kỳ nào của genotype, người ta thấy cơ một diễn thế liên tục giữa
phân loại học, sinh lý học, nghiên cứu tập tính, di truyền học, hóa sinh học và, v.v.
Điều này có nghĩa là các nhà sinh học có những yêu cầu rất khác nhau cũng vẫn có
thể tìm thấy chỗ đứng trong phân loại học. Ngay cả nhà nghiên cứu có xu hướng
toán học cũng có th
ể cống hiến vào phân loại học bằng cách sử dụng phương pháp
xử lý các số liệu bằng máy tính.
2. Đào tạo chuyên gia phân loại
Trước đây hầu hết các nhà phân loại trẻ học nghề “phân loại học” cũng
giống như người học việc trẻ học ở thợ cả. Điều này giải thích về chất lượng
không đồng đều của các công trình phân loại họ
c trong quá khứ. Ngày nay, đối
với nhà phân loại học đòi hỏi một sự thông thạo rộng đến nỗi phương pháp học
kiểu học sinh không còn phù hợp được nữa. Nhà phân loại học được đào tạo tốt

phải có sự chuẩn bị kiến thức rộng về động vật học, biết khá đầy đủ hình thái so
sánh của nhóm động vật mình đi sâu và có hiểu biết tốt về di truy
ền học và sinh
học phát triển. Những khái niệm chung về phân loại động vật không những có
lợi, mà còn là cần thiết phải trang bị cho mỗi nhà sinh học, bất kể là thuộc lĩnh
vực chuyên môn nào. Hơn thế nữa, nhà phân loại học cần phải am hiểu nhiều về
phương pháp thống kê và sử dụng thành thạo computer. Mặc dù phân loại học là
lĩnh vực đòi hỏi không những về mặt lý thuy
ết mà hơn thế nữa - kỹ năng và kinh
nghiệm thực tiễn luôn đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, giáo trình chuyên môn
về phương pháp và nguyên tắc phân loại học đã có thể đáp ứng cơ bản những
kiến thức cần thiết cho những người trẻ bước vào lĩnh vực phân loại học.
3. Các hội khoa học phân loại
Các nhà phân loại học động vật ở đa số các nước có t
ổ chức khoa học của
mình. Một số Hội tập hợp tất cả các nhà phân loại học, một số khác là hội các nhà
phân loại học chuyên môn như hội các nhà điểu học Mỹ, hội côn trùng học Mỹ,
CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT

20
Hội tuyến trùng học Mỹ, hoặc hội các nhà phân loại bướm, v.v. Các nhà phân loại
học động vật được tập hợp trong hội phân loại động vật – một hội độc nhất ở Mỹ,
có phạm vi hoạt động rộng lớn và xuất bản tạp chí “Hệ thống học động vật”
(Systematic Zoology). Ở châu Âu cũng tổ chức các Hội tương tự của các nhà phân
loại học và xu
ất bản các tài liệu chuyên ngành về phân loại học.
Hiên nay có nhiều Tạp chí công bố các nghiên cứu liên quan đến phân loại
học như: Evolution (Tiến hóa), American naturalist (Nhà tự nhiên học Mỹ) và
Ecology (Sinh thái học), Journal of the Linnaean Society of London (Tạp chí Hội
Linnaeus London ở Anh), ở Đức, bắt đầu từ 1963, có Zeitschrift fur zoologische

Systematik und Evolutionsforschung (Tạp chí phân loại học động vật và nghiên
cứu tiến hóa). Ngoài ra, còn rất nhiều tạ
p chí chuyên ngành cho các nhóm động
vật khác nhau, ở mức độ quốc gia hoặc quốc tế được xuất bản.
4. Tương lai của phân loại học
Phân loại học vừa là phần cơ bản nhất vừa là phần tổng quát nhất của động
vật học: cơ bản nhất vì rằng nói chung không thể nghiên cứu được các động vật
khi còn chưa xây dựng được phân loại học của chúng, còn tổng quat nh
ất, vì
rằng các phần khác nhau (của phân loại học) thu thập, sử dụng, tổng kết và khái
quát lại tất cả những gì biết được về động vật, về hình thái, tâm lý hoặc sinh thái
của chúng.
Hoạt động của nhà phân loại học trong lĩnh vực sắp xếp và phân loại các
sinh vật vẫn luôn luôn cần thiết, ngay cả khi xã hội bỗng nhiên coi trọng các mặt
thực hành của khoa học hơn. Nhu cầu về
phân loại học sẽ luôn luôn tồn tại – và
ta còn cảm thấy nhu cầu ấy còn tăng thêm trong việc nghiên cứu tính đa dạng
hữu cơ và ý nghĩa của nó, vì rằng không một môn khoa học khác lại cho chúng
ta những hiẻu biết lớn lao về thế giới trong đó chúng ta đang sống như phân loại
học.Và phải chăng việc phát hiện ra các dạng sống còn chưa biết trên hành tinh
của chúng ta lại ít quan trọng hơn so vớ
i việc ghi lên bản đồ bầu trời sao các
ngôi sao mới.
Có lẽ ít có điều ham thích nào lại thỏa mãn được như việc nghiên cứu lịch sử
tự nhiên, còn sự hiểu biết sâu sắc và thấu hiểu tường tận luôn luôn mang lại niềm
vui sướng lớn nhất. Nghiên cứu phân loại học không phải chỉ làm thỏa mãn người
nghiên cứu nó, mà còn gợi nên sự sùng kính trước vẻ tuyệt diệu của giới sinh vậ
t,
điều đó phải coi như một phần thế giới quan của mỗi con người chân chính.






NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT

21

Chương 2
LỊCH SỬ PHÂN LOẠI SINH VẬT

Nếu phân loại học chỉ giới hạn trong việc mô tả và đặt tên các loài, thì sẽ
không sao thoát ra khỏi mớ hỗn độn của hàng triệu loài đang tồn tại trên trái đất.
Vì vậy, nhiệm vụ của phân loại là đưa mớ hỗn độn đó vào trật tự. Khả năng phân
loại các đối tượng của môi trường xung quanh vốn không phải chỉ có ở con
người. Khả năng đó, còn xuấ
t hiện cả ở các động vật khác ở mức độ thấp hơn
trình độ con người nhiều. Các động vật, phân loại các đối tượng ở quanh chúng
thành ra “thức ăn” và “không phải thức ăn”, “địch thủ” và “vật có khả năng ghép
đôi về giao phối”; chúng phân biệt “kẻ thù” với “vật mồi” và chính các phản ứng
của chúng đối với các đối tượng này đã xác minh điều đó. Con ngườ
i đã phân
loại các đối tượng và xử dụng các từ quen thuộc hoặc lựa chọn cho việc này từ
khi quan hệ ngôn ngữ xuất hiện. Sự phân loại các động vật gặp ở môi trường
xung quanh của con người có lẽ cũng cổ xưa ngang như con người vậy, măc dù
những sự phân loại đầu tiên, có lẽ rất chung chung và không rõ ràng. Các từ như
“động vật” “bọ cánh cứng” hoặc “giun” chứ
ng minh điều đó. Việc phân loại tốt
làm cho các nhà sinh học và xét cho cùng cho mỗi người có liên quan với các
sinh vật nắm được một lượng thông tin lớn và đa dạng. Nó làm nảy sinh ra tư

duy nhờ sự liên tưởng. Như vậy, mục đích của hệ thống học là xây dựng được
một hệ thống có giá trị cao về dự đoán và mở ra khả năng nắm được một lượng
thông tin tố
i đa.
Để định nghĩa chính xác được sự phân loại là không dễ dàng. Tuy nhiên, đa
số các nhà động vật học đồng ý thừa nhận định nghĩa sau: Phân loại động vật là
sự sắp xếp các động vật thành các nhóm dựa trên sự giống nhau (similarity) và
mối quan hệ họ hàng (relationship) của chúng hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ
này. Hai thuật ngữ giống nhau và quan hệ dùng trong định nghĩa này là nguyên
nhân củ
a các cuộc tranh luận diễn ra sôi nổi trong hàng thế kỳ nay.
I. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÂN LOẠI
Lịch sử phân loại học cũng cổ xưa như loài người. Bắt đầu từ khi xuất hiện
con người có thể vạch ra hàng loạt thời kỳ hoặc mức độ trong sự phát triển kiến
thức phân loại học. Hiện nay chưa có được một lịch sử phân loại học th
ật đấy
đủ, ở đây chỉ trình bày tóm tắt sơ lược lịch sử của phân loại học trên cơ sở sử
dụng các dẫn liệu mới có gần đây.
1. Thời kỳ thứ nhất: Phân loại học Aristotle (khu hệ động vật địa phương)
Nhà tự nhiên học Hy Lạp cổ đại Hyppocrates (460-377 trước công nguyên)
CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT

22
đã liệt kê các loại động vật, mặc dù trong một số công trình của ông còn lưu
giữ đã không tìm thấy các chỉ dẫn về phân loại. Ông tổ thực sự của phân loại
sinh vật có lẽ phải kể đến là Aristotle (384-322 trước công nguyên), người đã
để hết tâm trí cho việc nghiên cứu động vật học, đặc biệt là sinh vật ở biển.
Ông không những chỉ nghiên cứu hình thái so sánh, mà còn chú ý nhiều đến
việc nghiên cứ
u phôi học, cách sống của động vật và sinh thái học. Ông đặt tên

cho các nhóm động vật lớn chủ yếu như chim, cá, cá voi và côn trùng, và sâu
hơn ông đã phân biệt các nhóm Mandibulata và Haustellata, cũng như các
nhóm có cánh và không cánh; ông cũng dùng các thuật ngữ xác định đối với
các nhóm nhỏ hơn như Coleoptera và Diptera, các tên này còn giữ đến ngày
nay. Ông cũng xác lập những thứ hạng lựa chọn, các giống, và dùng làm các
dấu hiệu phân biệt hiện tượng có máu hay không có máu, có hai chân hoặc bốn
chân, có lông mao hoặc có lông vũ, có vỏ
cứng hoặc không có vỏ cứng, v.v.
Đó là một tiến bộ lớn hơn so với những gì đã có trước kia, và hệ thống của
Aristotle đã thống trị trong phân loại đông vật trong suốt thời gian 2000 năm
tiếp theo. Mặc dù Aristotle chưa xây dựng được một hệ thống phân loại động
vật có trình tự nhưng ông xứng đáng là ông tổ phân loại học sinh vật. Hơn nữa,
ông còn là người
ủng hộ triết học toàn vẹn (bao gồm cả siêu hình học) và là
người sáng lập logic học. Những quan điểm triết học của ông ta đã ảnh hưởng
tới phân loại học còn lớn hơn cả sự phân loại do ông đề ra. Chính Aristotle đã
gợi cho các nhà tư nhiên học và triết học tư tưởng sắp xếp động vật theo một
thang bậc tự nhiên duy nhất theo mức độ “hoàn thiện” củ
a chúng. Điều đó dẫn
tới xu hướng phân loại động vật thành “động vật thấp” và “động vật cao” mà
sau năm 1859 đã được biểu hiện trong các thuật ngữ tiến hóa luận.
Sự phục hưng lịch sử tự nhiên sau thời kì trung cổ cùng với những nghiên
cứu mạnh mẽ toàn thể trái đất và những phát minh bắt đầu từ thế kỉ XV đã dẫn
tới việ
c số lượng các loài động vật và thực vật đã biết tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên,
các tập bách khoa toàn thư nổi tiếng của Gesner (1551-1558) và Aldrovandi
(1599) cũng chỉ được xây dựng hoặc trên nguyên tắc trật tự chữ cái, hoặc làm
theo các phân loại sơ lược của Aristotle. Trong số các tác giả thời kỳ này thì có
lẽ Ray (1627-1705) là người xây dựng được cách phân loại tự nhiên hơn cả.
Nhìn chung ở thời kì này các nhà thực vật học đã vượ

t xa các nhà động vật học
và trở thành những người đầu tiên di tìm các phương pháp và nguyên tắc mới.
Những ý đồ này đạt tới đỉnh cao ở thời kỳ tiếp sau.
2. Thời kỳ thứ hai: Phân loại học Linnaeus.
Nhà tự nhiên học người Thụy Điển, Linnaeus (1707-1778) đã có ảnh hưởng
lớn lên tất cả sự phát triển tiếp theo, đến nỗi người ta gọi ông là cha đẻ của phân
loại họ
c. Trong lần xuất bản thứ 10 tác phẩm “Systema naturae” của mình (1758)
lần đầu tiên ông đã trực tiếp áp dụng phương pháp tên hai từ đối với động vật
NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT

23
Bản thân Linnaeus không xem đó là một thành tựu cơ bản và ông còn tự
hào nhiều hơn về việc ông đã tiếp tục áp dụng logic học của Aristotle vào
phân loại. Thế giới mà chúng ta thấy được, theo ông là do thượng đế tạo ra,
còn sự phân loại là phản ánh bối cảnh nhất định của đấng tạo hóa. Đối với
những người kế tục Aristotle, các từ “thiên nhiên” và “có tính chất tự nhiên”
(ví dụ “hệ thống tự
nhiên”) có một ý nghĩa riêng biệt hoàn toàn (Cain, 1958).
Trong khi có những sáng tạo vĩ đại với phương pháp tên hai từ và với những
tập danh mục tên sinh vật và đặc tính chuẩn loại có rất nhiều lợi ích, thì
Linnaeus lại tỏ ra tụt lùi trở lại với triết học kinh viện thời kỳ trung cổ và với
Aristotle. Song giá trị thuận tiện của thang bậc chặt chẽ các thứ hạng và danh
pháp tên hai từ nhất quán rất to lớn, khiế
n cho người sau không phải mất
nhiều công, để vứt bỏ triết học của Linnaeus và giữ lấy những gì hay nhất
trong phương pháp của ông ta.
Đa số các cách phân loại trước đây là những sơ đồ định loại chân phương
dựa trên các dấu hiệu riêng lẻ. Thường được xây dựng thành các bảng lưỡng
phân đơn giản, sử dụng các dấu hiệu then chốt riêng lẻ. Các dấu hiệu này thường

liên quan vớ
i sự thích nghi rộng hoặc hẹp; ví dụ, người ta đã phân động vật
thành động vật ở đất, ở nước và ở trên không, hoặc tập hợp các loài chim bơi có
chân màng vào một nhóm và và các chim ở đầm có chân dài vào một nhóm
khác. Xu hướng thực dụng ấy được bổ khuyết các lý thuyết phân loại khác nhau
đặc biệt được biểu lộ trong “Systema naturae” của Linnaeus. Những nhà tự
nhiên học có suy nghĩ sâu sắc nhất hiểu ngay rằng số
đo định loại này thường
dẫn tới việc tạo nên các nhóm hết sức không đồng nhất, nghĩa là đưa tới những
sự phân loại nhân tạo. Các cách phân loại trước kia là một hỗn hợp kỳ dị các
nhóm “tự nhiên” và nhân tạo. Bản thân Linnaeus cũng đã áp dụng phương pháp
kinh nghiệm chủ nghĩa này đối với các nhóm mà ông biết hơn cả, ví dụ côn
trùng, xây dựng nên cách phân loại mà phần lớn còn được thừa nh
ận hiện nay.
Các cách phân loại do ông xây dựng cho các nhóm khác như chim, lưỡng cư và
động vật không xương sống thấp không thành công lắm.
Các nhà tự nhiên học cùng thời với Linnaeus có khuynh hướng kinh nghiệm
chủ nghĩa và duy danh chủ nghĩa đặc biệt là M. Adanson đã phê phán kịch liệt
triết học Aristotle của Linnaeus.
3. Thời kỳ thứ ba: Phân loại học kinh nghiệm.
Thời gian một trăm năm tư khi tái bản lần thứ 10 tác phẩm “Systema
naturae” đến vi
ệc phát hành cuốn “nguồn gốc các loài” của Darwin là thời kỳ có
những biến chuyển không lớn nhưng liên tục. Các nguyên tắc nghị luận suy diễn
có tính chất tiên quyết không còn thông dụng nữa và các nhà phân loại học ngày
càng có xu hướng tách các taxon bằng kinh nghiệm, trên cơ sở của toàn bộ tổ
hợp dấu hiệu, chứ không phải là một số “dấu hiệu” chủ yếu. Thuật ngữ “hệ
CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP ĐỘNG VẬT

24

thống tự nhiên” đã mất ý nghĩa như Linnaeus quan niệm dựa trên “bản chất”
bẩm sinh của sinh vật (như triết học kinh viện định nghĩa); hệ thống “tự nhiên”
bắt đẫu có nghĩa là hệ thống dựa trên sự xem xét toàn bộ tổ hợp các dấu hiệu.
Rút cục cái mà những người kế tục Aristotle coi là “tự nhiên” lại bắt đầu bị coi
như là tùy tiện và nhân tạo.
Đặc tr
ưng của thời kỳ này là sự tăng nhanh chóng và không ngừng số lượng
các động vật đã biết. Các cuộc du lịch vòng quanh thế giới đã giới thiệu các nhà
động vật học các động vật học châu Phi, Australia và châu Mỹ. Các chuyên viên
nghiên cứu chim, bò sát, thân mềm hoặc côn trùng, hoặc thậm chí một nhóm côn
trùng riêng lẻ nào đó – cánh vảy, cánh cứng hoặc kiếp, đã thay thế các nhà tự
nhiên học địa phương.
Công việc của các nhà phân loại h
ọc thời kỳ này đã xác nhận sự khẳng định
của các nhà tự nhiên học trước đây rằng sự đa dạng vô tận của sinh vật được tổ
chức lại thành các nhóm tự nhiên. Các nhà phân loại kinh nghiệm thời kỳ này đã
làm được một việc phi thường là xây dựng nên “hệ thống tự nhiên” theo nghĩa
mới của chữ này. Tuy nhiên, là những người bị chinh phục bới các thuyết triế
t
học của các nhà kế tục Aristotle, Cuvie các nhà theo thuyết duy danh và thuyết
Lamac, cũng vì quá bận rộn vào việc nghiên cứu quá nhiều các loài mới, nên họ
đã không để lại dấu ấn nào về việc sắp xếp trật tự tự nhiên.
4. Thời kỳ thứ tư: Phân loại học tiến hóa (theo Darwin)
Trước năm 1859 để giải thích tính tự nhiên của hệ thống, nhà phân loại học
thường phải lựa chọn gi
ữa hai cách lý giải đối lập. Một là, theo các nhà duy danh
luận và khẳng định rằng không có các nhóm phân loại tự nhiên, các taxon là tùy
tiện và chỉ là kết quả của hoạt động lý trí con người có xu hướng muốn sắp xếp
trật tự mà thôi. Tính tự nhiên của đa số các taxon được xác lập bằng kinh
nghiệm rõ ràng với quan điểm này đến nỗi cho tới năm 1859 chưa hẳn đã có ai

ủng hộ ý kiến đó. Còn cách lý giải đố
i lập cho rằng trật tự thiên nhiên là điều
chỉnh trước của tạo hóa, còn mỗi taxon là tổ hợp các biến thể của một loại hình
cơ bản nào đó mang trong mình nó bản chất của loại hình đó một cách cố định.
Công lao vĩ đại của Darwin chính là ông đã nêu ra được khả năng lý giải thứ ba
trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài”.
Sự thừa nhận lý thuyết tiến hóa trên thực tế
đã không ảnh hưởng tới các hệ
thống phân loại đã được khẳng định. Thực tế, thuyết tiến hóa đã đưa ra cơ sở lý
luận cho những thành tựu thành thực tiễn của các nhà phân loại học kinh
nghiệm. Thuyết tiến hóa cho phép giải thích tại sao tính biến dị trong thiên nhiên
lại không liên tục, mà hình thành, “từ các nhóm bên trong các nhóm”. Nhưng
Darwin không chỉ đã xây dựng cơ sở lý thuyết hệ thống tự nhiên, mà còn đư
a ra
một số quy tắc thực hành rõ ràng, làm thế nào để tránh khỏi vòng luẩn quẩn trong
lý luận vốn là đặc điểm ở Linnaeus, Cuvie và các bậc tiền bối khác. Công việc cần

×